Làm thế nào để các bạn học sinh sinh ra và lớn lên ở các bản làng của núi rừng đang học tập tại trường PTDTNT Chợ Đồn có ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh?. Bên
Trang 1Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp Quốc gia dành cho học sinh trung học
năm học 2014-2015
ĐƠN VỊ DỰ THI: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẮC KẠN
Tên dự án dự thi GIẢI PHÁP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
BẰNG TRUYỆN TRANH Lĩnh vực dự thi: Khoa học xã hội và hành vi
Các tác giả: Bàn Thị Dương
Nguyễn Thị Vân
Giáo viên hướng dẫn:Bế Thành Công
Tháng 01 năm 2015
Trang 2Mục lục
1 Lời cảm ơn
2 Tóm tắt nội dung dự án
3 Giới thiệu và tổng quan về vấn đề nghiên cứu
4 Giả thuyết khoa học và phát biểu mục đích nghiên cứu
5 Phương pháp nghiên cứu (tài liệu và thực nghiệm)
6 Số liệu/ kết quả nghiên cứu
7 Phân tích số liệu/ kết quả và thảo luận
8 Kết luận
9 Tài liệu tham khảo
trang 3 trang 4 trang 5 trang 7 trang 8 trang 17 trang 18 trang 19
LỜI CẢM ƠN
Trang 3 &
Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể các thầy cô giáo của trường PTDTNT Chợ Đồn đã tạo điều kiện thuận lợi và trang bị cho em những kiến thức bổ ích cho chúng em trong thời gian chúng em hoàn thành nghiên cứu Đặc biệt là các thầy cô giáo tổ Khoa học Xã hội đã trang bị cho em những kiến thức để cho chúng em hoàn thiện đề án này Chúng em cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy Bế Thành Công đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong thời gian vừa qua và đã giúp cho em hoàn thành đề án
Chúng em xin chân thành cảm ơn đến các thầy cô của trường đã quan tâm hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi để cho em hoàn thành đề án này đúng thời gian quy định
Cuối cùng chúng em xin kính chúc quý thầy cô của Trường sức khỏe, công tác tốt, hoàn thành tốt các công việc được giao Em xin chân thành cảm ơn!
TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
Trang 4“Môi trường đang kêu cứu !” Đó là thông điệp của Trái Đất gửi tới tất cả mọi người trên hành tinh chúng ta Loài người đang đứng trước những thách thức
to lớn của môi trường do chính các hoạt động của con người gây ra Vậy, chúng ta phải chủ động làm gì hay chờ đợi một sự thay đổi may mắn nào đó ? Câu trả lời chắc chắn không phải là chờ đợi mà phải là “Hành động và hành động ngay từ bây giờ” Ở nước ta, trong các nhà trường việc giáo dục môi trường đã được quan tâm đến trong những năm gần đây Qua thực tiễn, hoạt động này đã chứng tỏ được tầm quan trọng cũng như tính hiệu quả đối với việc nâng cao nhận thức, thái độ và hành vi của cộng đồng trước các vấn đề môi trường Các công cụ và phương pháp
sử dụng trong giáo dục môi trường rất đa dạng và phong phú Tuy nhiên, phải căn
cứ vào từng trường hợp, hoàn cảnh và đối tượng để lựa chọn những phương pháp sao cho đạt hiệu quả cao nhất với chi phí thấp nhất
Trường PTDT Nội Trú Chợ Đồn là loại hình trường chuyên biệt với đối tượng tuyển sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Chợ Đồn Chính vì vậy nhiệm vụ của trường là đào tạo con em đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhằm tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương Dưới mái trường DTNT học sinh các dân tộc như Tày, Nùng, Mông, Dao….cùng về đây tụ hội, học tập và trưởng thành, có ý thức trách nhiệm đối với chính quê hương, làng bản của mình
Ở trường PTDTNT Chợ Đồn, trong việc giáo dục môi trường vẫn đang thiếu tài liệu để truyền tải kiến thức, thông tin và phương pháp tiếp cận tới các đối tượng cần giáo dục Làm thế nào để các bạn học sinh sinh ra và lớn lên ở các bản làng của núi rừng đang học tập tại trường PTDTNT Chợ Đồn có ý thức hơn trong việc giữ gìn bảo vệ môi trường xung quanh? Làm thế nào để việc tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường trở nên lí thú, sinh động, hiệu quả, thiết thực và tạo được niềm say mê, yêu thích, tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ về môi trường hơn nữa?
Với những lí do trên chúng em đã Sáng tác tập truyện tranh “Tiếng gọi rừng xanh quê em” - Tài liệu dành cho học sinh trường PTDTNT Chợ Đồn Cuốn truyện được chia làm nhiều chủ đề và các mảng kiến thức với nội dung dễ hiểu, nhiều hình ảnh minh hoạ và nhiều thông điệp gửi tới các bạn học sinh Cuốn sách này cũng rất hữu ích cho những bạn học sinh quan tâm tới vấn đề bảo vệ môi trường
và bảo tồn thiên nhiên Phần nội dung quan trọng nhất của cuốn sách là: Nhận thức của chúng em về vấn đề bảo vệ tài nguyên rừng, tài nguyên đất, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản ở quê hương Chợ Đồn chúng em Qua những câu chuyện giản dị, gần gũi, diễn ra chính trong cuộc sống hằng ngày để từ đó các bạn
học sinh sẽ có ý thức được những hậu quả của hành vi gây ô nhiễm, phá hủy môi
trường sống của chính mình Bên cạnh đó, qua cuốn truyện các bạn học sinh sẽ
đư-ợc nâng cao ý thức trong các hành vi đối xử với môi trường và sẵn sàng nhắc nhở người thân thực hiện việc bảo vệ môi trường
GIỚI THIỆU VÀ TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trang 5I Giới thiệu chung về giải pháp giáo dục bảo vệ môi trường bằng truyện tranh ở trường PTDTNT Chợ Đồn
Trường PTDT Nội Trú Chợ Đồn là loại hình trường chuyên biệt với đối tượng tuyển sinh là con em đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Chợ Đồn Chính vì vậy nhiệm vụ của trường là đào tạo con em đồng bào các dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn nhằm tạo nguồn cán bộ dân tộc thiểu số phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế xã hội của địa phương Dưới mái trường DTNT học sinh các dân tộc như Tày, Nùng, Mông, Dao….cùng về đây tụ hội, học tập và trưởng thành, có ý thức trách nhiệm đối với chính quê hương, làng bản của mình
Sáng tác truyện tranh “ Tiếng gọi rừng xanh quê em” giúp các bạn học sinh
trường PTDTNT Chợ Đồn hiểu, cảm nhận được đầy đủ và sâu sắc, từ đó có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường Các câu chuyện có đề tài về giáo dục bảo vệ môi trường có nội dung gần gũi, liên hệ trực tiếp với việc giáo dục bảo vệ môi trường ở địa phương nhằm nâng cao ý thức cho các bạn học sinh có được những cảm xúc thực sự về cảnh quan thiên nhiên, có được những liên tưởng chính xác, chân thực về những vấn đề môi trường và đó cũng chính là nơi các bạn thể hiện những hành vi thiết thực nhất
II Giới thiệu chung về quê hương Chợ Đồn
1 Chợ Đồn - Mảnh đất của các dân tộc anh em
Huyện Chợ Đồn nằm ở phía Tây của tỉnh Bắc Kạn, có diện tích tự nhiên 91.115,00 ha chiếm 18,75% diện tích tự nhiên của tỉnh Bắc Kạn Huyện Chợ Đồn
có một thị trấn (Bằng Lũng) và 21 xã Có ranh giới tiếp giáp như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Ba Bể
- Phía Nam giáp huyện Định Hoá tỉnh Thái Nguyên
- Phía Đông giáp huyện Bạch Thông, huyện Chợ Mới
- Phía Tây giáp huyện Chiêm Hoá, Yên Sơn, Na Hang tỉnh Tuyên Quang
Trải qua thời gian dài hình thành và phát triển, ngày nay, dân số của Chợ Đồn đã lên tới khoảng 50.000 người, với 5 dân tộc cùng sinh sống: Tày, Nùng, Dao, Kinh và Hoa
Chiếm số đông nhất trong huyện là dân tộc Tày (khoảng 70%) Dân tộc Nùng chỉ chiếm một bộ phận nhỏ trong dân số (khoảng 1,7%) Dân tộc Dao (chiếm 8,6%) Dân tộc Kinh (khoảng 19,4%)…
Các dân tộc ở Chợ Đồn có một nền sản xuất khá phát triển Ngoài việc trồng lúa (chủ yếu là lúa nước), đồng bào còn trồng ngô, khoai, sắn và các cây thực phẩm khác như rau, đậu… Bên cạnh nghề trồng trọt và chăn nuôi, đồng bào các dân tộc ở đây còn rất khéo tay trong nghề thủ công đan lát Cả nam lẫn nữ đều biết đan và thường xuyên đan đồ dùng các loại như: Cót, dậu, bồ, rổ rá, vung chảo, nơm, đó…được làm bằng tre, nứa, trúc, mai, vầu Ngoài ra người dân ở đây còn sinh sống chủ yếu vào việc khai thác rừng, làm nương rẫy, khai thác khoáng sản, săn bắt thú rừng để phục vụ cho cuộc sống hằng ngày
2 Các nguồn tài nguyên của huyện Chợ Đồn
a Tài nguyên nước
Trang 6Do địa hình phân cắt mạnh nên huyện Chợ Đồn có nhiều khe suối Các khe suối có nguồn nước mặt khá dồi dào Tuy nhiên, do địa hình núi đá vôi, độ dốc lớn nên vùng núi phía Bắc thường thiếu nước, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt và sản xuất của người dân Mặc dù nguồn nước khá phong phú nhưng do khả năng điều tiết của rừng kém, địa hình dốc, thảm thực vật bị suy giảm, thực bì nhỏ, diện tích đất đồi núi chưa sử dụng nhiều nên mùa mưa thường xảy ra lũ lụt, mùa khô thiếu nước, đất bị xói mòn, rửa trôi ảnh hưởng lớn đến năng suất cây trồng, vật nuôi Ngoài những nguyên nhân do địa hình, tài nguyên nước của huyện Chợ Đồn đang bị ảnh hưởng do việc khai thác khoáng sản, phá rừng, ô nhiễm từ nguồn rác thải
b Tài nguyên rừng:
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2010 của huyện có 64.731,22 ha đất lâm nghiệp, chiếm 71,04% so với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện Diện tích rừng của huyện Chợ Đồn khá nhiều, độ che phủ đạt trên 57%, phân bố trên tất cả các xã, thị trấn Tập đoàn cây rừng hiện có chủ yếu là cây gỗ tạp, tre, nứa, Keo, Mỡ và một
số loại gỗ quý hiếm
Về chất lượng, một phần diện tích rừng ở Chợ Đồn hiện nay thuộc loại rừng non tái sinh, chất lượng và trữ lượng thấp, chỉ có tác dụng phòng hộ và cung cấp chất đốt Tài nguyên rừng đang bị xuống cấp về chất lượng, phẩm chất cây cũng như tỷ lệ các cây gỗ có giá trị cao ít (rừng nguyên sinh còn rất ít, hiện tại chủ yếu
là còn rừng non, rừng tái sinh và rừng nghèo) Rừng giàu với các loại gỗ quý có giá trị kinh tế cao như lát, nghiến, táu, đinh tập trung ở một số địa bàn khu vực hiểm trở Động vật rừng trước đây rất phong phú gồm nhiều loại chim, thú quý như Voọc đen má trắng, lợn rừng, hươu xạ, cầy vằn bắc, hoẵng, vạc hoa, ô rô vảy, rùa
sa nhân và báo lửa nhưng do diện tích rừng bị giảm mạnh do nạn chặt phá rừng
và nạn săn bắn trái phép nên hầu hết các loài gỗ quý, các loài thú hiếm đang dần bị cạn kiệt
c Tài nguyên khoáng sản
Chợ Đồn là một trong hai khu vực tập trung tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bắc Kạn (Chợ Đồn và Ngân Sơn – Na Rì) Những khoáng sản có tiềm năng hơn cả
là sắt, chì, kẽm và vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn Nhóm phi kim loại theo đánh giá sơ bộ huyện có nhiều núi đá vôi, đất sét, đá hoa cương Tại vùng Bản Khắt ( xã Quảng Bạch) có khoảng 200 triệu m3 chiếm gần 70% trữ lượng đá vôi của tỉnh, thôn Phiêng Liềng ( xã Ngọc Phái) triệu 32 m3, Bản Nà Lược 21 triệu m3, đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất vật liệu xây dựng Ngoài ra, Chợ Đồn còn có các loại khoáng sản khác Tuy nhiên, những năm gần đây, do việc khai thác chưa có quy hoạch hợp lí nên nguồn tài nguyên này hiện nay trữ lượng không còn nhiều, đồng thời hoạt động khai thác, vận chuyển, chế biến khoáng sản, lâm sản trái phép cũng là tác nhân gây hủy hoại môi trường
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trong giáo dục trường học, bên cạnh những kiến thức mà học sinh có được, các bạn học sinh cần biết cách ứng xử với cộng đồng và với môi trường mà mình đang sinh sống, học tập Học sinh dân tộc thiểu số sinh sống tại các vùng sâu, xa cần phải có ý thức bảo vệ chính môi trường sống của mình Một trong những việc
Trang 7làm rất nhỏ đó chính là ý thức bảo vệ môi trường Hiện nay, tại các bản làng, thôn xóm mà chúng em đang sinh sống còn có những hiện tượng: đốt nương làm rẫy, vì giá trị kinh tế mà khai thác gỗ bừa bãi, lên rừng đào măng, vứt rác xuống các dòng suối Và tại trường PTDTNT Chợ Đồn mà chúng em đang học tập vẫn còn nhiều bạn học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường như: Vứt rác bừa bãi, chưa tích cực tham gia các hoạt động vệ sinh môi trường Vậy vấn đề ở đây là gì? Chính là việc giáo dục ý thức và cách ứng xử của các bạn học sinh với cộng đồng, với môi trường xung quanh Dự án của chúng em đề cập đến hiện trạng trên và đề xuất biện pháp giáo dục bảo vệ môi trường bằng truyện tranh nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của các bạn học sinh trong trường PTDTNT Chợ Đồn nói riêng và các bạn học sinh miền núi nói chung
Với quyển truyện tranh chúng em hi vọng sẽ giúp cho các bạn học sinh có chuyển biến về ý thức, thái độ, hành vi đối với môi trường và việc bảo vệ môi trường, từ ý thức sẽ bộc lộ qua thái độ, hành vi trong cuộc sống Khi có ý thức cao, những thái độ, hành vi của các bạn sẽ trở thành nếp sống hàng ngày
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Điều tra về nhận thức của học sinh trường PTDTNT Chợ Đồn đối với môi trường.
Khi tiến hành nghiên cứu chúng em đã tiến hành khảo sát
- Số HS tham gia khảo sát:
Trang 8Stt Dân tộc Tổng số Lớp 6 Lớp 7 Lớp 8 Lớp 9
- Nội dung khảo sát: Phát phiếu điều tra về nhận thức của học sinh về vấn đề môi trường trước và sau khi tiến hành dự án
MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA NHẬN THỨC VỀ MÔI TRƯỜNG
Tên: (nếu có thể ) ……… Tuổi…………
Chỗ ở hiện nay:……… ……
Câu
hỏi
1 Nếu xảy ra việc cháy rừng, trong trường hợp có thể
bạn có tham gia vào việc chữa cháy không?
2 Bạn có vứt rác hoặc xác con vật xuống suối làm ô
nhiễm nguồn nước không?
3 Gia đình bạn có khai thác gỗ trái phép không?
4 Bạn có hay vào rừng đào măng bán lấy tiền không?
5 Theo bạn việc khai thác quặng có ảnh đến nông
nghiệp không?
6 Bạn có nghĩ việc phân loại rác là cần thiết không?
7 Theo bạn tình trạng du canh du cư là phương thức
sinh sống tốt hay không?
8 Bạn có thường xuyên nhặt rác và bỏ vào đúng nơi
quy định không?
9 Gia đình bạn có săn bắn thú rừng không?
10 Bạn có quan tâm đến những vấn đề cấp bách về môi
trường nơi bạn sinh sống không? ( Ví dụ: ô nhiễm
nguồn nước, khai thác rừng bừa bãi, vứt rác xuống
Trang 911 Bạn có thường xuyên nhận được thông tin tuyên
truyền về bảo vệ môi trường không?
12 Theo bạn việc tuyên truyền bảo vệ môi trường bằng
truyện tranh có mang lại hiệu quả không?
13 Để góp phần bảo vệ môi trường bạn có sẵn sang
tham gia vào các hoạt động làm sạch môi trường nơi
bạn đang sinh sống không?
14 Bạn có tham gia vào các hoạt động để xây dựng
trường lớp “xanh-sạch-đẹp” không?
15 Bạn có sẵn sàng tuyên truyền, vận động gia đình phải
có ý thức bảo vệ môi trường không?
2 Thực địa ( Thời gian: Tháng 9 năm 2014)
a Thực địa tại huyện Chợ Đồn
Với đặc thù là huyện miền núi, địa hình chia cắt mạnh nên hiện tượng suy thoái đất do xói mòn, bạc màu diễn ra trên địa bàn toàn huyện Rừng là điều kiện giữ nước nhưng lại đang được khai thác như một lợi thế lớn hiện nay của huyện, nên duy trì hiện trạng của hệ môi trường sinh thái là việc khó khăn Đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phát triển của nền kinh tế, các ngành công nghiệp khai thác tài nguyên thiên nhiên như giấy, chế biến gỗ, lâm sản, khai thác các loại khoáng sản, đá vôi, đất sét v.v đang mang lại những hiệu quả trước mắt song cũng đang đẩy nhanh quá trình xuống cấp của môi trường, tác động xấu tới các hệ sinh thái của huyện Diện tích rừng chiếm tỷ lệ lớn diện tích tự nhiên nhưng tỷ lệ che phủ rừng chưa cao cùng với chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho tình trạng khô hạn ngày càng tăng, gây thiệt hại cho nền kinh tế của huyện
Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt, sản xuất chưa được hoàn chỉnh, rác thải y
tế chưa được xử lý, tỷ lệ nhà vệ sinh tự hoại thấp là những vấn đề tiềm ẩn đe dọa tới môi trường sinh thái Lượng rác thải hàng ngày trong huyện đa phần chưa được
xử lý mà xả thẳng ra môi trường tự phân huỷ
* Một số hình ảnh minh họa:
Trang 10
Gỗ nghiến tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc bị đốn hạ trái phép.
Thời gian gần đây, rừng nghiến nguyên sinh tại Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc ở huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) lại bị đốn hạ Việc quản lý bảo
vệ rừng, tìm ra thủ phạm đốn hạ gỗ nghiến gặp nhiều khó khăn
Sau một thời gian “tạm lắng”, từ đầu năm 2014 đến nay, kiểm lâm Khu bảo tồn Loài và Sinh cảnh Nam Xuân Lạc lại phát hiện thêm ba vụ đốn hạ trái phép 11 cây nghiến hàng trăm năm tuổi trên trên núi đá, chỉ tính riêng trong hai ngày 27 và 28-3, có bốn cây nghiến (hơn 13m3 gỗ) bị đốn hạ
Dân bản Cuôn phải sử dụng nguồn nước thải từ mỏ quặng.
Mỏ sắt Bản Cuôn do Công ty cổ phần Vật tư và Thiết bị toàn bộ - Matexim (thuộc Tổng công ty máy động lực và máy nông nghiệp Việt Nam) khai thác từ gần bốn năm nay Từ khi khai thác mỏ sắt Bản Cuôn ở xã Ngọc Phái (Chợ Đồn, Bắc Kạn), mỗi khi có mưa, bùn đỏ từ khu vực mỏ chảy theo dòng nước, tràn vào đất ruộng của nhân dân địa phương, làm năng suất lúa bị sụt giảm nghiêm trọng Tại bãi tập kết và vận chuyển quặng, thường xuyên có lớp đất đỏ lẫn quặng sắt trên
bề mặt, mỗi khi có mưa trôi xuống dòng suối Nà Tầu tràn vào ruộng của hơn mười
hộ dân thôn Bản Cuôn, Xã Ngọc Phái, Huyện Chợ Đồn, Bắc Kạn làm năng suất lúa bị sụt giảm sau mỗi năm
Khai thác măng tại thôn 6 xã Đại Sảo, Huyện Chợ Đồn