1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tạo hứng thú học môn tin học 11 bằng các ví dụ gắn liền lý thuyết với thực tiễn, trực quan, sinh động

19 744 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Sáng kiến dạy các bài tin học 11 hay, tích cực, biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS đó là tác động vào nội dung dạy học bằng cách gắn liền lý thuyết với thực tiễn bằng các bài toán đặt vấn đề, các ví dụ rất đời thường hết sức trực quan và dễ hiểu, giúp HS dễ dàng hiểu được bản chất của vấn đề là rất qần gủi chứ không phải là lý thuyết hàn lâm.

Trang 1

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 2

1.2 Điểm mới của đề tài 3

2 PHẦN NỘI DUNG 4

2.1 Thực trạng của vấn đề mà đề tài cần giải quyết 4

2.1.1 Điều kiện ban đầu 4

2.1.2 Thực trạng hứng thú học tập môn Tin học của HS ở trường THPT Lệ Thủy 4 2.2 Nội dung giải pháp 6

2.2.1 Các biện pháp đã thực hiện 6

2.2.2 Biện pháp quan trọng - mấu chốt để thành công 7

Bài 1: Cấu trúc chương trình; lệnh vào/ra đơn giản 7

Bài 2: Một số kiểu dữ liệu chuẩn 8

Bài 3: Khai báo biến 8

Bài 4: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán 9

Bài 5: Cấu trúc rẽ nhánh 10

Bài 6: Cấu trúc lặp 11

Bài 7: Lệnh lặp For - Nêu nhiệm vụ khi hướng dẫn câu lệnh For 12

Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước, câu lệnh While Do 12

Bài 9: Kiểu mảng 14

Bài 10: Kiểu xâu 14

Bài 11: Kiểu dữ liệu tệp 14

2.2.3 Hiệu quả của các biện pháp sau khi áp dụng 15

3 PHẦN KẾT LUẬN 17

3.1 Những kết luận 17

3.2 Những kiến nghị, đề xuất 18

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 19

Trang 2

Gv: Nguyễn Lê Hiếu Trang 2

T¹O HøNG THó HäC M¤N TIN HäC 11 B»NG C¸C VÝ Dô G¾N LIÒN Lý THUYÕT VíI THùC TIÔN,

TRùC QUAN, SINH §éNG

1 PHẦN MỞ ĐẦU

1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Là một giáo viên (GV) dạy môn Tin học, tôi luôn trăn trở làm sao cho học sinh (HS) có niềm yêu thích, đam mê môn Tin học Qua nghiên cứu một số tài

liệu tôi biết rằng: “Hứng thú là một thuộc tính tâm lí - nhân cách của con người

Hứng thú có vai trò rất quan trọng trong học tập và làm việc, không có việc gì người ta không làm được dưới ảnh hưởng của hứng thú M.Gorki từng nói: Thiên tài nảy nở từ tình yêu đối với công việc Cùng với tự giác, hứng thú làm nên tính tích cực nhận thức, giúp học sinh học tập đạt kết quả cao, có khả năng khơi dậy mạch nguồn của sự sáng tạo” Trong khi đó, qua quan sát và trò chuyện tôi nhận

thấy hơn một nữa số HS ở các lớp 11 ở môn tôi dạy không có hứng thú, tinh thần rất uể oải, mất tập trung, việc học chủ yếu chỉ để đối phó, chỉ cần đạt mức trung bình là được Chính điều này vừa được xem như là một biểu hiện vừa được xem như một nguyên nhân cơ bản dẫn đến chất lượng thấp cho việc dạy học môn Tin học 11

Qua nghiên cứu một số tài liệu tôi thấy rằng: những biện pháp tạo hứng thú

trong bài viết này xuất phát từ 3 luận điểm cơ bản: Một là, hiệu quả thực sự của

việc dạy học là HS biết tự học; tự hoàn thiện kiến thức và tự rèn luyện kỹ năng,

hai là: Nhiệm vụ khó khăn và quan trọng nhất của GV là làm sao cho HS thích

học, mê học, ba là: Dạy học phải làm cho HS cảm thấy biết thêm kiến thức của

mỗi bài học ở mỗi môn học là có thêm những điều bổ ích, lý thú từ một góc nhìn cuộc sống

Với ba luận điểm này, tôi quan niệm rằng thực chất của việc dạy học là truyền cảm hứng và đánh thức khả năng tự học của người học Còn nếu quan niệm người dạy truyền thụ, người học tiếp nhận thì người dạy dù có hứng thú và

nỗ lực đến mấy mà chưa truyền được cảm hứng cho HS, chưa làm cho người học thấy cái hay, cái thú vị, giá trị chân thực mà tri thức đem lại thì giờ dạy vẫn không có hiệu quả

Như ngạn ngữ có câu: “Bạn có thể đưa con ngựa ra tới tận bờ sông nhưng

không thể bắt nó uống nước” Khi được làm việc phù hợp với hứng thú dù phải

khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao

Trang 3

Gv: Nguyễn Lê Hiếu Trang 3

Trong hoạt động học tập, hứng thú có vai trò hết sức quan trọng, nếu không có hứng thú thì hoạt động khó đạt hiệu quả cao Người học chỉ tự giác, tích cực học tập khi họ thấy hứng thú Hứng thú không có tính tự thân, không phải là thiên bẩm Hứng thú không tự nhiên nảy sinh và khi đã nảy sinh nếu không duy trì, nuôi dưỡng cũng có thể bị mất đi Hứng thú được hình thành, duy trì và phát triển nhờ môi trường giáo dục với vai trò dẫn dắt, hướng dẫn, tổ chức của GV GV là người có vai trò quyết định trong việc phát hiện, hình thành, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS

Tâm lý lứa tuổi HS lớp 11, là lứa tuổi nhạy cảm, hiếu động Nếu GV gây được hứng thú trong giờ dạy sẽ tạo cho HS sự phấn chấn, hào hứng để tiếp thu bài học một cách có hiệu quả

Từ thực tiễn giảng dạy tin học cũng như việc học của HS trong các năm qua, đặc biệt là tình hình và kết quả trong năm học vừa qua tôi nhận thấy rằng việc tạo cho HS hứng thú trong học tập là một điều hết sức cần thiết, bản thân tôi nhận thấy việc gây hứng thú cho HS trong học tập môn Tin học là một trong những giải pháp hết sức quan trọng góp phần nâng cao chất lượng dạy và học, nếu GV tạo được hứng thú trong giờ dạy sẽ giúp cho HS say sưa hơn trong quá trình học tập Đây chính là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này

Có rất nhiều biện pháp để tạo hứng thú cho HS, tuy nhiên trong phạm vi của

đề tài này tôi chỉ tập trung sâu vào biện pháp tạo hứng thú học tập cho HS đó là

tác động vào nội dung dạy học bằng cách gắn liền lý thuyết với thực tiễn bằng các bài toán đặt vấn đề, các ví dụ rất đời thường hết sức trực quan và dễ hiểu, giúp HS dễ dàng hiểu được bản chất của vấn đề là rất qần gủi chứ không phải

là lý thuyết hàn lâm Vì thực tế rất nhiều thế hệ HS đã đặt câu hỏi: Học cái đó để

làm được cái gì? Tức là HS vẫn biết cái đã học nhưng để áp dụng vào thực tiễn thì HS chưa biết Đây chính là động lực giúp tôi đi sâu nghiên cứu đề tài này

1.2 Điểm mới của đề tài

Hiện tại có khá nhiều biện pháp đã được các nhà nghiên cứu, các đồng nghiệp nên lên, tuy nhiên trong đề tài này điểm mới nổi bật đó là tác giả đã truyền hứng thú cho HS bằng cách chuyển hầu hết các bài toán mang tính chất lý thuyết hàn lâm thành các bài toán đặt vấn đề, các ví dụ gắn liền với thực tiễn, trực quan, dễ hiểu Giúp HS có hứng thú ngay từ khi bắt đầu môn học cho đên giây phút cuối cùng Đến thời điểm này chưa có một đề tài nào mang ý nghĩa tương

tự

Trang 4

Gv: Nguyễn Lê Hiếu Trang 4

2 PHẦN NỘI DUNG

2.1 Thực trạng của vấn đề mà đề tài cần giải quyết

2.1.1 Điều kiện ban đầu

Trường THPT Lệ Thủy là một trường thuộc khu vực nông thôn, nên còn gặp một số khó khăn về cơ sở vật chất phục vụ quá trình dạy và học, đặc biệt là môn Tin học Năm học 2015 – 2016 toàn trường có 30 lớp, trong đó có 2 phòng máy

vi tính, mỗi phòng chỉ có 24 máy Hiện tại máy chiếu đã hỏng và chưa có điều kiện để mua mới

Vào năm học 2014 – 2015 tôi được phân công dạy môn tin học cho 3 lớp 11, trong đó có hai lớp mà tôi thử nghiệm để nghiên cứu cho đề tài này là lớp 11A6 và lớp 11A9 Nhìn chung các em đều ngoan và có thái độ kính trọng thầy cô giáo, cả hai lớp đề thuộc nhóm lớp cơ bản tự nhiên Số tiết dạy học kỳ I là 1 tiết/lớp/tuần, học kỳ II còn 2 tiết/ tuần/ lớp

Khảo sát chất lượng đầu năm: Trong tổng số 83 HS của hai lớp 11A6 và 11A9 thì số điểm từ trung bình là 60% , điểm khá chiếm 10%, điểm dưới trung bình là 30% Không có học sinh nào được điểm giỏi

Sau khoảng tháng đầu giảng dạy, trong các giờ học trên mỗi lớp trung bình

có khoảng 02 HS vắng mặt, 02 học sinh ngủ gật, 05 - 10 học sinh không chú ý hoặc giả vờ chú ý, các em không chịu phát biếu ý kiến để xây dựng bài, nhiều học sinh không chuẩn bị bài ở nhà Các học sinh khi gọi lên kiểm tra bài cũ thì số lượng thuộc bài rất ít Sau đó tôi tiến hành tìm hiểu nguyên nhân của sự suy giảm chất lượng môn Tin học 11

2.1.2 Thực trạng hứng thú học tập môn Tin học của HS ở trường THPT Lệ Thủy

a.Thái độ của học sinh:

Rất nhiều HS chưa nhận thức được Tin học là một công cụ quan trọng và sẽ theo sát mỗi người từ trên học đường cho đến khi đi làm Dù muốn hay không thì công nghệ thông tin đã len lõi vào mọi ngành nghề trong xã hội, các em muốn thăng tiến trên con đường học tập hay trên con đường riêng sau này thì Tin học sẽ đóng góp một phần không nhỏ Rất nhiều HS còn xem môn tin học là một môn phụ, các em chỉ quan tâm đến môn học mà các em đã định hướng cho nghề nghiệp tương lai sau này nên các em chưa thực sự hứng thú với môn học, tạo nên

Trang 5

Gv: Nguyễn Lê Hiếu Trang 5

tâm lý coi thường trong môn học Nhiều em còn tỏ ra chán, lười học môn Tin học

b Nguyên nhân chủ yếu của sự chán, lười học môn Tin học:

Qua tìm hiểu tôi nhận thấy nguyên nhân chủ yếu của sự chán, lười học môn Tin học 11 của HS là vì các lí do sau đây:

+ Do vốn tiếng Anh hạn chế

+ Do do cảm thấy môn học khó và không có khả năng đối với môn học + Khó tập trung học tập do nhiều yếu tố bên ngoài tác động, không giữ được

ý chí quyết tâm học tập

+ Do môn học không đủ sức hấp dẫn với HS…

+ Do GV chưa thực sự nhiệt huyết, chưa truyền đủ cảm hứng cho HS

+ Do nhận thức sai lệch, cho rằng chương trình Tin học 11 không cần thiết sau này, học không để làm gì

+ Do học lệch, chỉ tập trung học các môn thi tốt nghiệp, đại học

Tóm lại, sau khi tìm hiểu được những nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng chán, lười học và mức độ ảnh hưởng ít hay nhiều của các nguyên do thúc đẩy việc học tập mà ta có thể đề ra được những biện pháp phù hợp hơn nhằm khuyến khích HS học tập tốt hơn

Trang 6

Gv: Nguyễn Lê Hiếu Trang 6

2.2 Nội dung giải pháp

2.2.1 Các biện pháp đã thực hiện

Từ những nguyên nhân trên, tôi nhận thấy rằng phần lớn các nguyên nhân trên đều có thể khắc phục được nếu người GV đầy đủ nhiệt huyết với tinh thần trách nhiệm cao Tôi xin đề xuất các biện pháp đã làm đó là:

1 Đổi mới nhận thức của người thầy và HS Tạo hứng thú học tập bằng cách làm cho HS nhận thức được mục tiêu, lợi ích của bài học bằng cách gắn liền với thực tiễn, thông qua các bài toán đặt vấn đề, ví dụ trực quan, dễ hiễu (tác động vào nội dung dạy học) Nhằm thay đổi quan điểm HS cho rằng môn học khó

2 Đổi mới phương pháp dạy học để tạo hứng thú học tập bằng cách tác động vào hình thức dạy học như: dạy học theo chủ đề, sử dụng các công cụ dạy học trực quan như sử dụng máy chiếu, bảng thông minh Sử dụng linh động các phương pháp dạy học tích cực

3 Tạo hứng thú học tập bằng việc xây dựng môi trường thân thiện, công bằng giữa thầy và trò, trò và trò, tăng hiệu quả hoạt động nhóm

4 Tạo hứng thú học tập bằng việc đổi mới quan niệm và cách thức kiểm tra, đánh giá

5 Biện pháp cuối cùng đó là GV dạy nghiêm túc và HS học nghiêm túc GV phải thực hiện đầy đủ các bước lên lớp như: kiểm tra sĩ số, kiểm tra bài cũ, kiểm tra thì HS nghiêm túc làm bài Bên cạch đó cũng không quên động viên khích lệ các em để các em hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình

Trang 7

Gv: Nguyễn Lê Hiếu Trang 7

2.2.2 Biện pháp quan trọng - mấu chốt để thành công

Trong số 5 biện pháp đã thực hiện nêu ở trên, trong phạm vi của đề tài này

tôi chỉ xin trình bày kĩ biện pháp thứ nhất đó là tạo hứng thú học môn Tin học

11 bằng các ví dụ gắn liền lý thuyết với thực tiễn, trực quan, sinh động Bởi vì,

tôi nhận thấy để đưa ra một ví dụ, bài toán đặt vấn đề hay, hấp dẫn, cuốn hút thì bản thân người GV mất rất nhiều thời gian để sáng tạo và cân nhắc Bản thân tôi mặc dù nhận thấy mặc dù cũng đã cố gắng nhiều nhưng sẽ còn nhiều thiếu sót, cần được bổ sung thường xuyên để được hoàn thiện hơn

Như đã biết, việc chuyển tải các nội dung trừu tượng thành các ví dụ dễ hiểu gắn liền với thực tiễn, đời thường thì đó là một sự thành công tuyệt vời Bởi nó giúp HS cảm thấy nội dung học rất đơn giản, gần gủi, chứ không phải đang nghiên cứu một lý thuyết hàn lâm cao xa, từ đó gạt bỏ tâm lý sợ môn học Hơn nữa thông qua các ví dụ đời thường, gần gủi giúp cho HS có tâm lý thoải mái, học mà chơi, hứng thú ngay từ phần mở đầu bài học

Sau đây là liệt kê các nội dung bài học trong chương trình Tin học 11, tôi cố gắng chuyển tải một số phần lý thuyết thành các bài toán nêu vấn đề giúp HS có thể giải quyết một cách nhẹ nhàng, hay các ví dụ gần gủi thực tế để HS dễ hình dung và khắc sâu kiến thức Đồng thời đó cũng là các gợi ý, sân chơi để các bạn

bè đồng nghiệp góp ý, hoàn thiện thêm

Bài 1: Cấu trúc chương trình; lệnh vào/ra đơn giản

Trong phần

giới thiệu

chương trình đơn

giản, lệnh vào/ra

đơn giản, GV có

thể khéo léo

lồng ghép ví dụ

sau để HS dễ

hình dung

GV: Các em

hãy hình dung

chương trình của

chúng ta như một

cái máy, ta hãy lấy cái máy xát lúa để làm minh họa: Lúa được đưa vào ngăn đựng lúa và hệ thống máng dẫn lúa vào bộ phận tách vỏ lúa, sau khi tách xong, gạo được chuyển ra ngoài nhờ hệ thống máng dẫn ra Như vậy, đầu vào là: lúa,

Trang 8

Gv: Nguyễn Lê Hiếu Trang 8

đầu ra là: gạo Vậy em hãy quan sát chương trình sau và hãy chỉ ra đâu là đầu vào, đâu là đầu ra, đâu là máng dẫn để đưa đầu vào và máng dẫn để đưa đầu ra,

bộ phận xử lý?

HS sẽ trả lời đầu vào (Input) là: a,b; đầu ra(output) là tổng; máng dẫn(lệnh)

để đưa Input vào là: Readln(a,b); và đưa output ra là: Write(‘Tong la: ‘, tong);

Bộ phận xử lý: Tong:=a+b;

GV giới thiệu thêm:

Như vậy chúng ta đã nghiên cứu chương trình đơn giản, chương trình như một cái máy cần có nguyên liệu đầu vào, nó chế biến để có được nguyên liệu đầu

ra Các em đã học được lệnh read(readln) để đưa nguyên liệu vào máy nói chính xác là nó đọc (read-tiếng Anh) giá trị mà người sử dụng nhập từ bàn phím và gán tương ứng cho các biến trong danh sách biến vào Câu lệnh tính tổng đóng vai trò

là quá trình xử lý số liệu, kết quả được máng dẫn đưa ra ngoài chính là lệnh Write (writeln), chính xác hơn nó viết (write-tiếng Anh) kết quả ra màn hình

Mục đích: giúp HS có cái nhìn tổng thể, toàn diện; phân biệt rạch ròi

read-write mà nhiều HS mắc phải

Bài 2: Một số kiểu dữ liệu chuẩn

Mục đích: Đặt một số câu hỏi nhằm giải tỏa thắc mắc giữa kiểm dữ liệu

trong Tin học và Toán học:

1 Tại sao trong toán học kiểu số nguyên, thực là vô hạn trong khi đó trong các NNLT lại có giới hạn nhất định?

HS: Tại dung lượng lưu trữ, tốc độ xử lí, bộ nhớ trong … đều có giới hạn

2 Tại sao phải chia nhiều kiểu dữ liệu với phạm vi lưu trữ khác nhau, chẳng hạn byte, integer, word của kiểu nguyên?

HS: Tiết kiệm bộ nhớ, ta nên sử dụng kiểu dữ liệu phù hợp với phạm vi lưu trữ của biến nên sử dụng kiểu dữ liệu quá lớn sẽ tốn bộ nhớ, máy xử lý chậm…

Bài 3: Khai báo biến

Mục đích: Đặt một số câu hỏi nhằm giải thích rộng hơn cách thực hiện một

chương trình trên máy tính, liên hệ với thực tiễn khi máy tính chạy chậm, treo máy:

GV: Tại sao phải khai báo biến?

GV: Khi chạy một chương trình, các lệnh (mã nhị phân) của nó được hệ điều hành đưa vào bộ nhớ trong (RAM) để thực hiện tuần tự Khi đó hệ điều hành cần biết chương trình đó cần bao nhiêu dung lượng bộ nhớ để cho biết có đủ bộ

Trang 9

Gv: Nguyễn Lê Hiếu Trang 9

nhớ để thực hiện chương trình hay không để có kế hoạch thực bởi hệ điều hành

đa nhiệm và nó cho phép chạy nhiều chương trình cùng lúc

Một số trường hợp khi chạy chương trình nào đó máy báo: “Your conputer

is low on memory” là do thiếu bộ nhớ trong khi thực hiện chương trình, khi đó

chương trình của ta không thực hiện được Điều đó có thể do chương trình lớn (đồ họa: photoshop; video: adobe premiere) hoặc do virus chiếm hết bộ nhớ máy tính Như vậy cần làm là:… GV giải thích thêm

Bài 4: Phép toán, biểu thức, câu lệnh gán

Ngoài sử dụng kiến thức toán học đơn thuần, GV dẫn dắt NNLT cần có thêm quy định riêng để phù hợp với tài nguyên của máy tính là hữu hạn Sau khi dạy xong GV cần tóm tắt bằng bản đồ tư duy (mindmap) giúp các em có thể có cái nhìn tổng quan hơn:

Trang 10

Gv: Nguyễn Lê Hiếu Trang 10

Bài 5: Cấu trúc rẽ nhánh

1 Dẫn dắt vào bài học bằng tình huống:

2 Tình huống gắn vào thực tiễn:

GV: Có bạn nào không biết cách giải phương trình bậc

2 trên máy tính Casio ko? Chắc là ai cũng biết rồi …

Vậy có bao giờ các em tự tại sao MT casio có thể giải

đc mọi giá trị của hệ số a,b,c ko? Liệu các em có thể viết

được một chương trình như vậy được hay ko?

HS: Em có thể… nhưng chưa biết cách viết một

chương trình như thế

 Vậy bây giờ thầy sẽ hướng dẫn cho các em cách

viết một chương trình giải phương trình bậc hai ngang

ngửa với chương trình của tập đoàn Casio nhé!

Trước tiên yêu cầu HS viết thuật toán, GV sử dụng Crocodile IBT để minh họa cách thực hiện:

Yêu cầu: HS chuyển

các thao tác từ thuật toán

sang NNLT Pascal

HS: tất cả đều được

trừ phần cấu trúc rẽ

nhánh…

GV: Pascal đã cung

cấp công cụ để thực hiện

cấu trúc này đó là câu

lệnh If – then, mời các

em nghiên cứu

Ngày đăng: 10/11/2016, 20:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w