LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vấn đề thừa kế được biết đến không chỉ với vai trò là một trong những chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia,mà còn là việc duy trì tài sản giữa các thế hệ trong mỗi gia đình và là hình thức pháp lý giúp Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Với ý nghĩa như vậy thế nên trong bất kỳ xã hội có giai cấp nào thì vấn đề thừa kế cũng chiếm vị trí quan trọng và góp phần phản ánh chế độ của quốc gia đó. Việt Nam ta không nằm ngoài xu hướng đó, trong tiến trình hộ nhập nền kinh tế ngày càng sâu rộng, các quan hệ dân sự ngày càng phức tạp hơn, đồng thời các chế định để điều chỉnh các quan hệ này cũng trở lên cụ thể và đa dạng hơn không chỉ có một quốc gia tham gia vào một mới quan hệ nào đó, mà còn nhiều sự quan tâm và tham gia của các quốc gia khác. Do vậy, quan hệ về thừa kế ngày càng tỏ ra không đơn giản, các quan hệ này không chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật của một quốc gia mà còn liên quian đến pháp luật của nhiều quốc gia khác. Đó là những quan hệ có yếu tố nước ngoài. Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến nay pháp luật về thừa kế được xây dựng và hoàn thiện phù hợp với các quan hệ xã hội Xã hội chủ Nghĩa (XHCN), theo đó quyền và lợi ích về tài sản của công dân được chú ý bảo vệ phù hợp với tình hình kinh tế xã hội của đất nước. quyền thừa kế nói chung và quyền thừa kế theo pháp luật nói riêng của công dân Việt Nam có sự biến đổi theo hương ngày càng mở rộng và có sự phụ thuộc vào thành quả phát triển kinh tế xã hội qua các thời kỳ và được mở rộng tương ứng với quan điểm, cách nhìn nhận đúng dắn hơn đối với mối quan hệ giữa người có tài sản và người thừa kế. Song song đó, các hình thức sở hữu cũng được thừa nhận như một quy luật tất yếu trong nến kinh tế nhiều thành phần định hướng Xã hội Chủ Nghĩa ở nước ta, hình thức sở hữu tư nhân cũng chiếm vị trí quan trọng, tạo thêm cho sự phát triển quyền thừa kế của công dân Việt Nam. Và để phù hợp với thông lệ quốc tế, hội nhập nề kinh tế quốc tế, pháp luật Việt Nam cũng cụ thể hóa vần đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài. Cũng với những thuận lợi đạt được thì việc áp dụng những quy định về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài trong thực tiễn cũng như việc giải quyết các tranh chấp còn nhiều khó khăn, vướng mắc, các quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề này vẫn chưa thật sự đồng bộ và thống nhất. Chính vì thế mà người viết quyết định chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của mình. Qua đó người viết mong có thể tìm hiểu sâu hơn các kiến thức về thừa kế, góp phần hoàn thiện các chế định về thừa kế, cụ thế là thừa kế theo pháp luật để chúng phù hợp với thực tiền đời sống xà hội và thông lệ quốc tế.
Trang 1LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Vấn đề thừa kế được biết đến không chỉ với vai trò là một trong những chế địnhquan trọng trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia,mà còn là việc duy trì tài sản giữa cácthế hệ trong mỗi gia đình và là hình thức pháp lý giúp Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợppháp của công dân Với ý nghĩa như vậy thế nên trong bất kỳ xã hội có giai cấp nào thì vấn
đề thừa kế cũng chiếm vị trí quan trọng và góp phần phản ánh chế độ của quốc gia đó
Việt Nam ta không nằm ngoài xu hướng đó, trong tiến trình hộ nhập nền kinh tếngày càng sâu rộng, các quan hệ dân sự ngày càng phức tạp hơn, đồng thời các chế định đểđiều chỉnh các quan hệ này cũng trở lên cụ thể và đa dạng hơn không chỉ có một quốc giatham gia vào một mới quan hệ nào đó, mà còn nhiều sự quan tâm và tham gia của các quốcgia khác Do vậy, quan hệ về thừa kế ngày càng tỏ ra không đơn giản, các quan hệ nàykhông chỉ được điều chỉnh bởi pháp luật của một quốc gia mà còn liên quian đến pháp luậtcủa nhiều quốc gia khác Đó là những quan hệ có yếu tố nước ngoài
Ở Việt Nam, từ năm 1945 đến nay pháp luật về thừa kế được xây dựng và hoànthiện phù hợp với các quan hệ xã hội Xã hội chủ Nghĩa (XHCN), theo đó quyền và lợi ích vềtài sản của công dân được chú ý bảo vệ phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước.quyền thừa kế nói chung và quyền thừa kế theo pháp luật nói riêng của công dân Việt Nam
có sự biến đổi theo hương ngày càng mở rộng và có sự phụ thuộc vào thành quả phát triểnkinh tế - xã hội qua các thời kỳ và được mở rộng tương ứng với quan điểm, cách nhìn nhậnđúng dắn hơn đối với mối quan hệ giữa người có tài sản và người thừa kế Song song đó, cáchình thức sở hữu cũng được thừa nhận như một quy luật tất yếu trong nến kinh tế nhiềuthành phần định hướng Xã hội Chủ Nghĩa ở nước ta, hình thức sở hữu tư nhân cũng chiếm vịtrí quan trọng, tạo thêm cho sự phát triển quyền thừa kế của công dân Việt Nam
Và để phù hợp với thông lệ quốc tế, hội nhập nề kinh tế quốc tế, pháp luật ViệtNam cũng cụ thể hóa vần đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài Cũng với nhữngthuận lợi đạt được thì việc áp dụng những quy định về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nướcngoài trong thực tiễn cũng như việc giải quyết các tranh chấp còn nhiều khó khăn, vướngmắc, các quy định của pháp luật xoay quanh vấn đề này vẫn chưa thật sự đồng bộ và thống
Trang 2nhất Chính vì thế mà người viết quyết định chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về vấn đề
thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài” để nghiên cứu làm luận văn tốt nghiệp của
mình Qua đó người viết mong có thể tìm hiểu sâu hơn các kiến thức về thừa kế, góp phầnhoàn thiện các chế định về thừa kế, cụ thế là thừa kế theo pháp luật để chúng phù hợp vớithực tiền đời sống xà hội và thông lệ quốc tế
2 Phạm vi nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài “Pháp luật Việt Nam về vấn đề thừa kế theo pháp luật có
yếu tố nước ngoài, người viết đi vào tìm hiểu những lý luận chung về quan hệ thừa kế theo
pháp luật có yếu tố nước ngoài Song song đó, người viết cũng tìm hiểu, phân tích nhữngquy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nướcngoài Qua đó người viết đề cập đến một số thực trạng còn tồn tại trong quy định của phápluật Việt Nam về vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài để từ đó đề xuất một sốgiải pháp hoàn thiện hơn của pháp luật nước ta về quan hệ thừa kế này, giúp những quy định
đó phù hợp hơn với thông lệ quốc tế nói chung cũng như khả thi hơn trong đời sống xã hộiViệt Nam nói riêng
3 Mục đích nghiên cứu
Qua việc nghiên cứu đề tài này người viết muốn làm rõ các khái niệm và đặc điểmcủa quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, phân tích các quy định của phápluật Việt Nam về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, tìm hiểu nhữngvướng mắc của pháp luật hiện hành về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài qua đóđưa ra một số giải pháp, kiến nghị của bản thân để góp phần hoàn thiện pháp luật Việt Nam
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên những phương pháp chủ yếu như: phương phápphân tích câu chữ của luật viết, phương pháp phân tích, diễn dịch, tổng hợp, so sánh tríchdẫn các quy định của pháp luật, ví dụ cụ thể….để làm sáng tỏ vấn đề
5 Bố cục luận văn
Ngoài lời nói đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, bố cục luận văngồm có 3 chương như sau:
Trang 3Chương 1: Lý luận chung về vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoàiChương 2: Pháp luật Việt Nam về vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nướcngoài
Chương 3: Thực trạng và giải pháp về vấn đề thừa kế theo pháp luật có yếu tố nướcngoài
Trang 4CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ VẤN ĐỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CÓ YẾU TỐ
NƯỚC NGOÀI 1.1 Khái niệm về thừa kế theo pháp luật và quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
1.1.1 Khái niệm về thừa kế theo pháp luật
Trong thời kỳ cộng sản nguyên thủy, từ khi xã hội loài người xuất hiện nền sản xuấtđơn giản với lao động thô sơ, chủ yếu là hái lượm và săn bắn thì các quan hệ về sở hữu cũngbắt đầu xuất hiện Trong quầtiên để làm xuất hiện quan hệ thừa kế Ngay trong thời kỳ này,các bộ lạc, các thị tộc theo chế độ mẫu quyền, khi một người phụ nữ chết thì tài sản củangười đó sẽ được trao lại cho những người bà con thân thích nhất, nghĩa là trao cho nhữngngười cùng huyết tộc với người mẹ1 Ở thời kỳ này, việc thừa kế nhằm di chuyển tài sản củangười chết cho những người còn sống được tiến hành dựa theo quan hệ huyết thống và dophong tục tập quán riêng của từng bộ lạc, thị tộc quyết định Như vậy có thế thấy, thừa kếvới ý nghĩa là một phạm trù kinh tế, nó có mầm mống và xuất hiện từ xa xưa, khi xã hội loàingười bắt đầu xuất hiện chiếm hữu vật chất
Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào, vấn đề thừa kế cũng có vị trí quan trọngtrong các chế định pháp luật, là hình thức pháp lý bảo vệ quyền của công dân
Theo quan điểm của Ăng-ghen: “thừa kế là sự chuyển dịch tài sản của người chết cho ngườicòn sống” còn theo quan điểm của Mác: “thừa kế không sinh ra cái quyền chiếm dụng thànhquả lao động từ túi của một kẻ khác – mà nó biển đổi chính con người có cái quyền ấy…”Hầu hết các quốc gia đều có cách hiểu về thừa kế gần giống nhau, thông qua các quy định về
thừa kế, ta có thể định nghĩa thừa kế như sau: thừa kế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh sự dịch chuyển tài sản của người đã chết cho người khác theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật.
Giả sử một người chết mà không đẻ lại di chúc hoặc di chúc bị vô hiệu Câu hỏiđược đặt ra là trong trường hợp này ai sẽ là người được hưởng di sản thừa kế? Di sản thừa kế
1 Giáo trình luạt dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, 2004, tr 463
Trang 5được phân chia như thế nào? Trong trường hợp này hầu hết các quốc gia trên thế giới đềuquy định đây là trường hợp thừa kế theo pháp luật và trình tự giải quyết thừa kế như thế nàothì còn tùy thuộc vào tùng quốc gia Như vậy, có thể hiểu một cách đơn giản “thừa kế theopháp luật là sự dịch chuyển tài sản và quyền sở hữu tài sản của cá nhân người chết cho người
có quyền được hưởng thừa kế theo quy định của pháp luật
Như vậy, thừa kế theo pháp luật là loại hình thừa kế tuân theo quy tắc, điều kiện,trình tự thủ tục do pháp luật quy định, mà không phụ thuộc vào ý chí của người đẻ lại di sản
1.1.2 Khái niệm về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Về nguyên tắc các quan hệ thừa kế phát sinh trong phạm vi quốc gia nào thì dopháp luật về thừa kế của quốc gia đó điều chỉnh Mỗi quốc gia đều có quyền ban hành cácquy tắc giải quyết các vấn đề liên quan đến thừa kế trong phạm vi lãnh thổ của mình Tuynhiên trong điều kiên giao lưu và hợp tác quốc tế, một số quan hệ về thừa kế vượt qua phạm
vi điều chỉnh của hệ thống pháp luật một quóc gia, đó là những quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài
Theo quy định tại Điều 758 Bộ luật dân sự 2005: “Quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài là quan hệ dân sự có ít nhất một trong các bên tham gia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan
hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan
hệ đó ở nước ngoài” Như vậy, một quan hệ thừa kế theo pháp luật chỉ được xem là có yếu
tố nước ngoài và thuộc phạm vi điều chỉnh của tư pháp quốc tế khi có một trong các yếu tốsau:
- Chủ thể: có ít nhất một trong các bên tham gia quan hệ là cơ quan, tổ chức, cánhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Khách thể: tài sản liên quan đến quan hệ đó nằm ở nước ngoài
- Sự kiện pháp lý: căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo phápluật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài
Trang 6Dựa vào điều 758 Bộ luật dân sự 2005 và khái niệm thừa kế theo pháp luật, ta có
thể định nghĩa về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài như sau: “Quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là quan hệ thừa kế theo pháp luật mà trong đó
có ít nhất một bên tham gia vào quan hệ đó là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc là các quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoài hoặc tài sản (di sản thừa kế) liên quan đến quan
hệ đó ở nước ngoài” Vậy quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài là tổng hợp
các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc dịch chuyển tài sản của người chết cho người sốngtheo pháp luật khi có một trong các yếu tố sau xuất hiện: có ít nhất một trong các bên thamgia là cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoặc làcác quan hệ dân sự giữa các bên tham gia là công dân, tổ chức Việt Nam nhưng căn cứ đểxác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài, phát sinh tại nước ngoàihoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển các chế định về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Cũng như các lĩnh vực khác trong ngành luật Việt Nam, pháp luật về thừa kế nóichung và thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài nói riêng cũng có quá trình hình thành
và phát triển thông qua các giai đoạn lịch sử
1.2.1 Giai đoạn trước ngày Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực
Trong giai đoạn nhà nước phong kiến, chế định về thừa kế có yếu tố nước ngoàikhông được đề cập đến và luật dân sự Việt Nam không được tách ra một bộ luật riêng màđược tìm thấy trong các điều khoản của các bộ luật Phong kiến như: Lê Triều hình luật (luậtHồng Đức), Nguyễn Triều hình luật (Hoàng Việt luật lệ) Chế định và những quy định vềthừa kế có yếu tố nước ngoài thời kỳ phong kiến chưa được nhắc đến
Thời kỳ Pháp thuộc, Việt Nam là một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến nên hệthống pháp luật trong giai đoạn này là công cụ hỗ trợ đắc lực cho thực dân Pháp nhằm thựchiện triệt để chính sách khai thác thuộc địa Vì vậy, pháp luật dân sự ở nước ta thời kỳ nàychứa đựng bản chất thực dân - phong kiến khá rõ nét Thực dân Pháp đã chia nước ta làm ba
Trang 7kỳ để dễ cai trị và nhằm chia rẽ dân tộc Khi đó các bộ luật dân sự cũng lần lượt xuất hiện vàđược áp dụng chia rẽ ở ba kỳ: ở Nam Kỳ có bộ luật dân sự Nam kỳ giản yếu ra đời năm
1883, Bắc Kỳ có bộ dân luật Bắc Kỳ năm 1931, Trung Kỳ có bộ luật dân sự Trung Kỳ haycòn gọi là Hoàng Việt Trung Kỳ bộ luật năm 1936 Tuy nhiên các bộ luật dân sự thời kỳ nàycòn bộc lộ khá nhiều hạn chế, cụ thể trong chế định thừa kế như tư tưởng trọng nam khinh
nữ vẫn được quy định trong điều khoản pháp luật, quyền bình đẳng về thừa kế không đượcđảm bảo, quyền thừa kế của người vợ bị hạn chế Người vợ không có quyền lập di chúc đểđịnh đoạt tài sản của riêng mình, nếu không được chồng cho phép.2
Nhìn chung, các quy định về quan thừa kế trong giai đoạn này mang đậm nét tưtưởng phong kiến, riêng về quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài không được đề cập đến
Cách mạng tháng Tám thành công đã mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc ta - kỷnguyên độc lập, tự do, hạnh phúc và tiến lên chủ nghĩa xã hội Cùng với sự ra đời của nhànước non trẻ, pháp luật của chế độ mới cũng được hình thành và phát triển, trong đó quyềnthừa kế của công dân cũng được coi trọng Pháp luật về thừa kế của Nhà nước ta đã xóa bỏnhững tàn tích của chế độ phong kiến trong quan hệ thừa kế và thiết lập mối quan hệ bìnhđẳng giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình Loại bỏ tư tưởng giatrưởng trọng nam khinh nữ, bảo vệ quyền thừa kế của người vợ góa và người con gái đã kếthôn, người vợ góa dù đã kết hôn với người khác vẫn được thừa kế di sản của người chồng.3
Trong giai đoạn này, nước ta đã ban hành ra sắc lệnh, Thông tư quy định về thừa kế điểnhình như là: Sắc lệnh ngày 10/10/1945 cho phép áp dụng luật lệ của chế độ cũ về thừa kếngoại trừ những điều khoản trái với nền độc lập dân tộc và dân chủ của nước ta đến khi có
bộ luật thống nhất cả nước Sắc lệnh 97 ngày 22/05/1950 đã sửa đổi một số điều trong các
bộ luật dân sự cũ Theo đó, Điều 10 Sắc lệnh 97 quy định về quyền bình đẳng của vợ chồng
trong gia đình: “Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau; con trai, con gái đều có quyền hưởng di sản thừa kế của cha mẹ; chồng hoặc vợ và các con đã thành niên có quyền xin chia tài sản thuộc sở hữu chung, quyền nhận hay không nhận di sản thừa kế của con cháu hoặc vợ chồng của người chết được đưa vào quy định, các chủ nợ của người chết không được đòi nợ quá số di sản để lại.” Đặc biệt, Sắc lệnh 97 đã cụ thể hóa Điều 9 Hiến
2 Phùng Quang Tập, Sách chuyên khảo Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, năm 2008, tr.296
3 Phùng Quang Tập, Sách chuyên khảo Luật thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, năm 2008, tr.298
Trang 8pháp 1946 “Đàn bà ngang quyền đàn ông về mọi phưomg diện” Ngày 18/9/1956, Thông tư
1742 do Bộ tư pháp ban hành hướng dẫn giải quyết thống nhất tranh chấp về thừa kế căn cứvào quy định của Hiến pháp 1946 và tinh thần Sắc lệnh 97 Thông tư 1742 quy định diệnnhững người thừa kế theo pháp luật bao gồm: vợ (chồng), các con đẻ, các con nuôi, cháu,chắc, cha mẹ của người để lại di sản và những người thừa kế khác Nhưng Thông tư lạikhông xác định rõ những người thừa kế khác là ai nên trong thời kỳ này anh, chị, ông, bàkhông thuộc diện thừa kế Thông tư 594 xác định diện thừa kế bao gồm: Vợ góa (cả vợ và
vợ lẽ); con đẻ và con nuôi; bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, ông bà nội, ông bà ngoại; anh chị
em ruột và anh chị em nuôi Thông tư này đã đưa được anh chị em và ông bà vào diện thừa
kế nhưng lại loại bỏ cháu, chắt ra khỏi diện thừa kế Ngoài ra, trong giai đoạn này còn banhành Thông tư 81 xác định cơ sở pháp lý của việc thừa kế theo pháp luật là ba mối quan hệhôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng Tuy nhiên, pháp luật nước ta thời kỳ này chỉ đề cập trênnguyên tắc chung nhất, còn thiếu những quy định chi tiết, đặc biệt là các quy phạm xung đột
để làm cơ sở giải quyết đối với những vụ việc cụ thể về quan hệ thừa kế có yếu tố nướcngoài
Pháp lệnh về thừa kế do Hội đồng nhà nước ban hành vào ngày 30/8/1990 là vănbản pháp lý đầu tiên quy định tương đối đầy đủ về thừa kế ở nước ta.4 Nội dung của pháplệnh thừa kế đã mở rộng thêm phạm vi những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật vàđược xếp theo thứ tự ba hàng thừa kế Đối với những người có quan hệ huyết thống với
người để lại di sản theo bàng hệ đã được mở rộng sang hai đời (bác ruột, chú ruột, cô ruột,
dì ruột, cậu ruột) của người chết là cháu và ngược lại Điểm mới của pháp lệnh thừa kế năm
1990 so với các văn bản trước là quy định về quyền thừa kế của một người đang là con nuôicủa người khác được thừa kế theo pháp luật của cha, mẹ nuôi và được thừa kế theo pháp luậtcủa cha, mẹ đẻ mà thông tư số 81- Tòa án nhân dân tối cao đã tước quyền này của họ.5 Tuynhiên, đó chỉ là những quy định chung về thừa kế chứ chưa hề có những quy định chi tiết đểgiải quyết các mối quan hệ phát sinh trong lĩnh vực thừa kế có yếu tố nước ngoài
1.2.2 Giai đoạn Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực đến trước ngày Bộ luật dân sự
Trang 9Bộ luật dân sự 1995 được thông qua ngày 28/10/1995 quy định cụ thể về thừa kế tạiphần thứ tư, phần này gồm 56 Điều từ Điều 634 đến Điều 689 Bộ luật dân sự 1995 có bướctiến vượt bậc so với các văn bản pháp luật trước đây khi một loạt các quan hệ dân sự có yếu
tố nước ngoài được điều chỉnh bởi các quy phạm xung đột nhưng chế định về “thừa kế có yếu tố nước ngoài” còn để trống Bộ luật dân sự 1995 không quy định trực tiếp diện thừa kế
nhưng dựa vào hàng thừa kế theo pháp luật và những người thừa kế vị có thể xác định diệnthừa kế Quyền sở hữu tài sản và quyền thừa kế của công dân Việt Nam được cụ thể hóatrong bộ luật dân sự 1995 khẳng định quyền thừa kế của công dân được nhà nước bảo hộ vàkhông ngừng được đổi mới để phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước qua từng giai
đoạn Theo điều 830 bộ luật dân sự năm 1995 quy định: “Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam, trừ trường hợp bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác” Như vậy, có thể thấy nhà
nước Việt Nam áp dụng chế độ đãi ngộ như công dân Việt Nam để quy định về năng lựcpháp luật dân sự của người nước ngoài Khoản 2 Điều 17 Bộ luật dân sự năm 1995 quy định
nội dung năng lực pháp luật dân sự của cá nhân thì cá nhân có “Quyền sở hữu, quyền thừa
kế và các quyền khác đối với tài sản”.
Qua những quy định trên, có thể khẳng định quyền thừa kế của người nước ngoài làmột trong những nội dung quan trọng của năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoàiđược pháp luật Việt Nam thừa nhận và bảo hộ
Nhìn chung, sau mười năm thi hành Bộ luật dân sự 1995 đã bộc lộ nhiều hạn chếnhư: Một số quy định không phù hợp với chuyển biến nhanh chóng của nền kinh tế thịtrường, quy định không rõ ràng và còn mang tính chất hành chính, chưa tương thích vớinhững điều ước quốc tế hay thông lệ quốc tế
Về nguyên tắc chung thì trong Bộ luật dân sự năm 1995 không có quy định nào vềquan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, Bộ luật dân sựnăm 1995 tuy không quy định cụ thể nhưng từ các quy định có tính chất nguyên tắc tronghiến pháp 1992 cũng như các văn bản pháp luật liên quan thì quan hệ thừa kế có yếu tố nướcngoài vẫn được pháp luật Việt Nam bảo hộ
1.2.3 Giai đoạn Bộ luật dân sự 2005 có hiệu lực đến nay
Trang 10Trước những hạn chế của bộ luật dân sự 1995, Quốc hội đã thông qua Bộ luật dân
sự 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 Lần đầu tiên quan hệ thừa kế theo phápluật có yếu tố nước ngoài được quy định trong Điều 767 quy định về thừa kế theo pháp luật
có yếu tố nước ngoài
Quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài được quy định tại Điều 767 Bộluật dân sự năm 2005 quy định như sau:
“Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết; Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó; Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc
về Nhà nước nơi có bất động sản đó; Di sản không có người thừa kế là động sản thuộc về Nhà nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.” 6
Quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài lần đầu tiên được pháp luật quy định Tuyvẫn có không ít mâu thuẫn giữa luật nội dung và luật hình thức khiến việc trực tiếp áp dụngpháp luật gặp những khó khăn nhất định trong việc xác định quan hệ dân sự có yếu tố nướcngoài Thấy được những điểm thiếu sót đó, Quốc hội đã thông qua Bộ luật dân sự 2015 cóhiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017, có những điểm mới, đột phá trong các quy định, để bổsung và khắc phục kịp thời những thiếu xót của pháp luật thời điểm này, đó được coi là mộtbước tiến quan trọng trong tiến trình hội nhập quốc tế của nước ta
1.2 Đặc trưng về quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
1.2.1 Đặc trưng về chủ thể
Chủ thể là một trong những yếu tố cơ bản để góp phần vào việc xác định một quan
hệ thừa kế theo pháp luật đó là quan hệ thừa kế theo pháp luật đơn thuần hay là quan hệ thừa
kế có yếu tố nước ngoài Pháp luật Việt Nam xác định chủ thể của trong quan hệ thừa kếtheo pháp luật chỉ có thể là cá nhân, chứ không phải là pháp nhân hay cơ quan, tổ chức Mộtcông dân Việt Nam khi muốn tham gia vào quan hệ dân sự phải có năng lực chủ thể (nănglực pháp luật và năng lực hành vi), tuy nhiên quan hệ thừa kế là một trường hợp đặc biệt,người thừa kế không phụ thuộc vào mức độ năng lực hành vi, dù cho người đó có hạn chế về
6 Điều 767 Bộ luật hình sự năm 2005
Trang 11năng lực hành vi hay mất năng lực hành vi dân sự thì người đó vẫn có quyền thừa kế Nhằmđảm bảo quyền bình đẳng của công dân về quyền được hường thừa kế.
Theo pháp luật Việt Nam, chủ thể của quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tốnước ngoài bao gồm các chủ thể sau:
- Công dân Việt Nam: Điều 17 Hiến pháp năm 2013 quy định “”Công dân Việt
Nam là nước có quốc tịch Việt Nam” Pháp luật các nước trên thế giới nói chung và phápluật Việt Nam nói riêng, cơ bản đều quy định việc xác định quốc tịch của một cá nhân dựatrên ba nguyên tắc sau đây:
+ Nguyên tắc huyết thống: quy tắc này quy định trẻ em sinh ra có cha me, có chahoặc mẹ là công nhân nước nào thì được công nhận có quốc tịch nước đó Trường hợp cóxung đột về quốc tịch do cha và mẹ là công dân hai nước khác nhau thì pháp luật quy địnhlựa chọn quốc tịch cho con
+ Nguyên tắc lãnh thổ: Nguyên tắc này quy định trẻ em sinh ra trên lãnh thổ nướcnào thì mang quốc tịch của nước đó nếu có cha là mẹ là công dân nước đó hoặc không xácđịnh được cha mẹ là ai
+ Nguyên tắc thỏa thuận quốc tế: Các quốc gia có thỏa thuận đa phương hoặc songphương về quốc tịch, nhũng thỏa thuận này sẽ là cơ sở để xác định một bộ phận dân cư nhấtđịnh thuộc quốc tịch nước nào
- Người nước ngoài: Trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, có một nétđặc trưng chung nhất là lấy dấu hiệu quốc tịch để định nghĩa người nước ngoài Theo phápluật Việt Nam, “Người nước ngoài là người không có quốc tịch Việt Nam, bao gồm người
có quốc tịch nước ngoài và người không quốc tịch7” Vấn đề xác định năng lực pháp luật dân
sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài, luật pháp các nước thường quy địnhngười nước ngoài có năng lực pháp luật ngang hàng với nước sở tại theo nguyên tắc đã ngộnhư công dân, còn về năng lực hành vi thì đã số luật pháp các nước áp dụng nguyên tắc luậtquốc tịch (tức là năng lực hành vi được xác định theo luật của quốc gia mà đương sự đócông dân, bất kể người đó cư trú tại đâu) Riêng những nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ(Common Law) lại áp dụng luật nơi cư trú để xác định năng lực hành vi cho người nước
7 Khoản 2 Điều 3 Nghị Định 138/2006 hướng dẫn Bộ luật dân sự về quan hệ có yếu tố nước ngoài
Trang 12ngoài Hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay quy định tại Điều 7618 và Điều 7629 Bộ luậtdân sự năm 2005, tuy nhiên khi người nước ngoài tham gia vào quan hệ thừa kế có yếu tốnước ngoài thì không đòi hỏi người đó có năng lực chủ thế đầy đủ, tức là không đòi hỏi đầy
đủ bề năng lực chủ thể và năng lực hành vi
1.2.2 Đặc trưng về khách thể
Về khách thể trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài là di sản thừa kế đang tồn
tại ở nước ngoài Tại Điều 634 Bộ luật dân sự 2005 quy định Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác Trong đó
tài sản bao gồm hiện vật, tiền, giấy tờ trị giá được thành tiền, quyền tài sản thuộc sở hữu củangười để lại di sản Vậy di sản là toàn bộ tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của người để lại disản, quyền về tài sản của người đó Di sản thừa kế có mối quan hệ chặt chẽ với quyền sởhữu Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền cơ bản của công dân và là yết tố xácđịnh di sản thừa kế dựa trên các chế định về sở hữu khác nhau, chế định về quyền sở hữu tàisản của mỗi hệ thống pháp luật cũng khác nhau Để giải quyết xung đột pháp luật về sở hữutài sản tì hầu hết các nước trên thế giới áp dụng nguyên tắc chung đó là áp dụng luật củanước nơi có tài sản
Hệ thống pháp luật Việt Nam, theo khoản 1 Điều 766 bộ luật dân sự năm 2005 quyđịnh: “Việc xác lập, thực hiện, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản, nội dung quyền sởhữu đối với tài sản được xác định theo pháp luật của nước nơi có tài sản đó”, như vậy phápluật Việt Nam áp dụng theo nguyên tắc chung là chọn nơi có tài sản Đồng thời để phân biệt
là động sản hay bất động sản pháp luật Việt nam quy định tại khoản 3, Điều 766 Bộ luật dân
sự năm 2005 “Việc phân biệt tài sản là động sản hoặc bất động sản được xác định theo phápluật của nước nơi có tài sản”
8 Điều 761 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài
1 Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch.
2 Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trườnghợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác
9 Điều 762 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài
1 Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
2 Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác định theo pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Trang 131.2.3 Đặc trưng về sự kiện pháp lý
Sự kiện pháp lý trong quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài có thểxảy ra ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài và sự kiện hành vi phải phù hợp với pháp luật ViệtNam hoặc pháp luật nước ngoài Sự kiện pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệthừa kế theo pháp luật xảy ra ở nước ngoài: công dân Việt Nam chết ở nước ngoài, khi chếtcòn có tài sản ở trong nước Quan hệ thừa kế giữa người thân (vợ, con, cha, mẹ…) của người
đó với đối với tài sản trên phát sinh dựa trên cơ sở pháp lý là cái chết của công dân ViệtNam ở nước ngoài
1.3 Nguyên tắc chung giải quyết vấn đề về thừa kế theo pháp luật có yếu tố
nước ngoài
1.3.1 Nguyên tắc bảo đảm quyền bình đẳng của công dân về thừa kế
Sự bình đẳng nam, nữ trong thừa kế không chỉ chịu sự phụ thuộc vào định kiến xãhội mà còn phụ thuộc rất nhiều vào quan điểm của nhà làm luật dưới mỗi chế độ xã hội.Thực tiễn pháp lý đã chứng minh, không phải pháp luật của Nhà nước nào cũng công nhận
và bảo hộ sự bình đẳng giữa nam và nữ về thừa kế
Pháp luật Việt Nam về thừa kế trải qua các giai đoạn phát triển của đất nứơc đã cónhững minh chứng rất rõ nét về vấn đề bình đẳng giới trong thừa kế:
+ Pháp luật dưới chế độ cũ luôn có những quy định bảo vệ quyền lợi của người đànông trong các quan hệ xã hội và quan hệ gia đình
+ Pháp luật của Nhà nước ta hiện nay quy định về thừa kế dựa trên nguyên tắc bìnhđẳng không phân biệt đối xử giữa những người thừa kế, trong đó chú trọng bảo vệ quyền vàlợi ích hợp pháp, chính đáng của những người yếu thế hoặc những người có quan hệ gắn bóchặt chẽ, gần gũi về dòng máu, quan hệ tình cảm và đạo đức
Pháp luật Việt Nam cũng công nhận “Mỗi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tàisản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” (Điều
632 BLDS năm 2005) Điều đó có nghĩa là : Phụ nữ và nam giới đều hưởng thừa kế ngangnhau theo quy định của pháp luật Ông bà nội, ngoại đều được hưởng thừa kế của cháu nội,hoặc cháu ngoại Các con trong gia đình được hưởng di sản theo pháp luật là ngang nhau,
Trang 14không phân biệt nam, nữ, độ tuổi, giới tính, tình trạng trí tuệ, có năng lực hành vi dân sự haykhông có năng lực hành vi dân sự, con trong giá thú, con ngoài giá thú đều được thừa kếnhững phần ngang nhau, nếu được hưởng thừa kế theo pháp luật Pháp luật còn quy định connuôi có các quyền và nghĩa vụ như con đẻ trong việc nhận di sản thừa kế - Người thừa kế cóquyền hưởng di sản không phân biệt độ tuổi Các con và vợ chồng được hưởng thừa kế bằngnhau (quan hệ huyết thống được đặt ngang hàng với quan hệ hôn nhân) Quyền bình đẳng vềthừa kế của cá nhân được quy định ở Điều 5, BLDS năm 2005: “Trong quan hệ dân sự, cácbên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội,hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bìnhđẳng với nhau” Đó là sự bình đẳng giữa các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự khi xáclập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự Theo quy định của pháp luật thì mọi cá nhân với tưcách là chủ sở hữu đều có quyền định đoạt tài sản theo ý chí của mình Vì vậy, mọi cá nhân,không phân biệt giới tính, dân tộc, trình độ học vấn, nghề nghiệp, tôn giáo đều có quyềnlập di chúc để chỉ định người thừa kế của mình sau khi mình chết hoặc để lại tài sản củamình cho người khác theo quy định của pháp luật đồng thời đều bình đẳng về quyền hưởng
di sản thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật
1.3.2 Nguyên tắc cá nhân người thừa kế phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế.
Pháp luật nước ta công nhận quyền thừa kế của người không có năng lực pháp luậtnhư trường hợp đã thành thai nhưng chưa được sinh ra Bởi pháp luật Việt Nam quy định:
“Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân có từ khi người đó được sinh ra và chấm dứt khingười đó chết10”, và theo Điều 635 Bộ luật dân sự năm 2005 về người thừa kế có quy định
như sau: “Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết” Như vậy, khi phân chia di sản nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai
nhưng chưa được sinh ra thì phải dành một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khácđược hưởng, để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra sẽ được hưởng, còn nếu chếttrước khi sinh ra thì người khác được hưởng
10 Theo Khoản 3 Điều 14 Bộ luật dân sự năm 2005
Trang 151.3.3 Nguyên tắc người thừa kế có quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết
để lại
Những người thừa kế có các quyền và nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại kể từthời điểm mở thừa kế11, “người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ về tài sản dongười chết để lại”12 Theo quy định này thì việc thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết
để lại thuộc về người hưởng di sản thừa kế Nghĩa vụ này được hiểu là người thừa kế tài sảnđồng thời thực hiện nghĩa vụ về tài sản do người chết để lại bằng chính tài sản của ngườichết đó và chỉ thực hiện trong phạm vi giá trị tài sản mình được nhận chứ người thừa kếkhông phải là người thứ ba đứng ra thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại Do
đó nếu là người thứ ba đứng ra thực hiện nghĩa vụ thì không chỉ thực hiện bằng tài sản vàcông sức của mình mà còn phải thực hiện đầy đủ cho bên có quyền Nguyên tắc thực hiệnnghĩa vụ tài sản do người chết để lại mà người thừa kế tiến hành chỉ thuộc phạm vi tài sản vàquyền về tài sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác giữa hai bên màviệc thực hiện nghĩa vu tài sản này có thể thực hiện vượt quá phạm vi di sản do người chết
1.3.4 Nguyên tắc củng cố, giữ vững tình thương yêu và đoàn kết trong gia đình
Nguyên tắc này xuất phát từ nguyên tắc chung trong quan hệ dân sự, đó là: việc xáclập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng vàphát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp, tinh thần đoàn kết tương thân, tương ái,mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức tốt đẹp của các dântộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam
11 Theo Điều 685 bộ luật dân sự năm 2005
12 Theo Khoản 1 Điều 637 Bộ luật dân sự năm 2005
13 Thoe Khoản 3 Điều 637 Bộ luật dân sự năm 2005
Trang 16Từ truyền thống đoàn kết trong gia đình, từ mục đích của chế độ hôn nhân và giađình nước ta nhằm "xây dựng những gia đình dân chủ hoà thuận, hạnh phúc trong đó mọingười đoàn kết, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ".Tinh thần đoàn kết tương trợ giữa nhữngngười trong gia đình cần được giữ vững ngay cả khi những người trong gia đình chết và vấn
đề thừa kế được đặt ra Nguyên tắc này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định diện vàhàng thừa kế theo pháp luật dựa trên cơ sở huyết thống gần gũi, quan hệ hôn nhân trong việcbảo vệ quyền lợi của người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động Bằng cácnguyên tắc cơ bản được ghi nhận trong BLDS, pháp luật thừa kế ở nước ta đã bảo vệ lợi íchhợp pháp của mọi người lao động trên cơ sở bảo vệ lợi ích chung của toàn xã hội, xoá bỏ tàntích mà chế độ thừa kế của thực dân phong kiến đã để lại hàng bao đời nay, nâng cao ý thứcpháp luật cho mọi người dân trong lĩnh vực thừa kế nói riêng cũng như trong đời sống xã hộinói chung
1.4 Hệ thuộc giải quyết xung đột về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài
1.4.1 Hệ thuộc về luật quốc tịch
Xét về nguyên tắc thì mỗi cá nhân đều có cho mình mối quan hệ mật thiết với mộtquốc gia nào đó, được hưởng quyền và sự bảo hộ của quốc gia đó cũng như phải thực hiệnmột số nghĩa vụ pháp lý mà quốc gia này quy định Trong mối quan hệ thừa kế theo phápluật có yếu tố nước ngoài thì nguyên tắc luật quốc tịch đuocư áp dụng rất phổ biến donguyên tắc này áp dụng dựa vào dấu hiệu quốc tịch của cá nhân, cá nhân mang quốc tịch củaquốc gia nào thì chịu sự điều chính pháp luật của quôc gia đó
Theo đó, khi xảy ra xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nướcngoài thì pháp luật được áp dụng để giải quyết xung đột chính là pháp luật của quốc gia nơi
mà người đẻ lại di sản là công dân Luật quốc tịch là luật của nước mà người để lại di sản làcông dân nó chỉ áp dụng trong trường hợp xác định được quốc tịch của người để lại di sản
Pháp luật Việt Nam, theo Khoản 1 Điều 767 BLDS năm 2005 quy định: “Thừa kếtheo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịchtrước khi chết” Như vậy, pháp luật Việt Nam, cũng sử dụng nguyên tắc luật quốc tịch đểgiải quyết xung đột trong quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Trang 171.4.2 Hệ thuộc về luật nơi cư trú
Trên thế giới có nhiều quốc gia coi trọng quy chế lãnh thổ, các quốc gia này thường
áp dụng hệ thuộc luật nơi cư trú để giải quyết xung đột pháp luật, theo đó việc giải quyếtxung đột về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài sẽ tuân theo pháp luật của nước màđương sự cư trú Thế nhưng, khi xét về nội dung thì khái niệm về cư trú của các nước lạikhác nhau về cách hiểu Nơi cư trú được hiểu có thể là nơi cư trú cuối cùng cũng có thể lànơi thường trú cuối cùng của đương sự, tùy theo quy định của tùng quốc gia Nếu vấn đề ápdụng pháp luật của nguyên tác này trở nên phức tạp hơn trong các trường hợp không cácđịnh được nơi cư trú của đương sự hoặc đương sự có nhiều nơi cư trú thì thông thường cácnước sẽ áp dụng thêm nguyên tắc phụ để giải quyết như mối quan hệ mật thiết với nơi cư trúnào hơn hoặc áp dụng luật tòa án để giải quyết Nói đến nguyên tắc này không thể nhắc tớinhững quốc gia ưu ái thừa nhận và áp dụng nó như: Ac-hen-tin-na, Braxin, Chilê, ĐanMạch14…
Điều 760, Bộ luật dân sự năm 2005 căn cứ áp dụng pháp luật đối với người khôngquốc tịch, người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài
1 Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người không quốc tịch là pháp luật của nước nơi người đó cư trú; nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2 Trong trường hợp Bộ luật này hoặc các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam dẫn chiếu đến việc áp dụng pháp luật của nước mà người nước ngoài là công dân thì pháp luật áp dụng đối với người nước ngoài có hai hay nhiều quốc tịch nước ngoài là pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và cư trú vào thời điểm phát sinh quan hệ dân sự; nếu người đó không cư trú tại một trong các nước mà người đó
có quốc tịch thì áp dụng pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch và có quan hệ gắn bó nhất về quyền và nghĩa vụ công dân
14 Đại học luật thành phố Hồ Chí minh, giải quyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật trong tư pháp quốc tế Việt Nam, Đỗ Văn Đại,
http://www.hcmulaw.edu.vn/hcmulaw/index.php?
option=com_content&view=article&catid=92:ctc20032&id=220:tc2003so2gqxdvtkpl&Itemid=106
Trang 18Tại Việt Nam, nguyên tắc luật nơi cư trú không mặc nhiên được áp dụng trongtrường hợp không xác định được quốc tịch của người để lại di sản khi chết Nói cách khácnếu người để lại di sản không có quốc tịch thì pháp luật được áp dụng sẽ là luật nước người
đó có nơi thường xuyên cư trú, nếu người đó có hai hay nhiều quốc tịch thì áp dụng theo luậtcủa nước người đó cư trú trước khi chết Như vậy, hệ thuộc luật nơi cư trú được đem ra để
áp dụng cho các trường hợp ngoại lệ để phù hợp với thực tiễn xã hội có thể xảy ra nên phápluật cũng cần đưa ra cách giải quyết phù hợp và thỏa đáng
1.4.3 Hệ thuộc về luật nơi có tài sản
Nguyên tắc luật nơi có tài sản hay còn gọi là luật nơi có vật là một nguyên tắc đượcvận hành dựa vào yếu tố tài sản mà cụ thể ở đây là nơi có di sản thừa kế - khách thể củaquan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài Nguyên tắc này được hiểu là tài sảnnằm ở đâu thì áp dụng pháp luật nơi có tài sản đó để giải quyết Luật nơi có vật thường được
áp dụng để giải quyết xung đột theo pháp luật về thừa kế theo pháp luật đối với tài sản là bấtđộng sản hoặc các vấn đề liên quan đến định danh tài sản Trong quan hệ thừa kế theo phápluật có yếu tố nước ngoài, luật nơi có vật thường được áp dụng đồng thời cùng với hainguyên tắc luật quốc tịch và luật nơi cư trú Như vậy, việc áp dụng trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp thứ nhất: pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế cóquốc tịch sẽ điều chỉnh thừa kế đối với di sản là bất động sản
- Trường hợp thứ hai: pháp luật của nước nơi người để lại di sản thừa kế có nơi
cư trú cuối cùng sẽ điều chỉnh di sản là bất động sản
Theo Khoản 2 Điều 767 Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005 quy định “Quyền thừa
kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó” Như
vậy pháp luật Việt Nam đã áp dụng nguyên tắc luạt nơi có vật để điều chỉnh vấn đề thừa kếtheo pháp luật có yếu tố nước ngoài đối với di sản là bất động sản
Việc áp dụng hệ thuộc nơi có vật có ý nghĩa như sau:
- Thứ nhất: dối với nhà nước nơi có tài sản đang tồn tại, hệ thuộc này thể hiện sự tôntrọng pháp luật và lợi ích của quốc gia nơi có tài sản đang tồn tại
Trang 19- Thứ hai: đối với cơ quan giải quyết tranh chấp áp dụng hệ thuộc nơi có vật giúp cho cơquan có thẩm quyền trong trường hợp thụ ý giải quyết các vấn đề quyền sở hữu có yếu tốnước ngoài khi ccas bên tranh chấp có quốc tịch khác nhau sẽ dễ dàng hơn trong việc chọnluật.
1.4.4 Hệ thuộc về luật Tòa án
Hệ thuộc này được hiểu là luật của nước nơi có Tòa án đó sẽ được áp dụng để giảiquyết xung đột pháp luật về thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài Hơn nữa, hệ thuộcluật Tòa án được áp dụng dựa vào nơi có Tòa án và cơ quan có thẩm quyền giải quyết vụviệc: Tòa án của quốc gia nào sẽ áp dụng luật của quốc gia đó để giải quyết vấn đề, khi đóluật nội dung và hình thức của quốc gia đó sẽ được áp dụng để giải quyết
Trong tư pháp quốc tế của các nước, khi chọn một hệ thống pháp luật để điều chỉnhmột quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, các nhà làm luật đều đưa ra mộttiêu chí mà theo đó pháp luật của Tòa án là pháp luạt được thường xuyên áp dụng để giảiquyết trong thực tế Có hai lý do cho vấn đề này:
- Thứ nhất: Tòa án biết rõ pháp luật nước mình hơn pháp luật nước ngoài về thừa kế, do
đó việc áp dụng thường xuyên pháp luật của tòa án sẽ làm giảm khó khăn trong công tác xétxử
- Thứ hai: nếu cho phép áp dụng pháp luật nước ngoài để giải quyết vấn đề về tòa án theopháp luật, tòa án cũng như các bên trong quan hệ thừa kế phải biết nội dung của pháp luậtnước ngoài Để biết nội dung của pháp luật nước ngoài, Tòa án và các bên tham gia phải tìmhiểu hoặc thuê chuyên gia vè luật nước ngoài đây là một việc khó khăn và tốn kém
Nguyên tắc luật tòa án được ắp dụng phổ biến trong quan hệ thừa kế theo pháp luật
có yếu tố nước ngoài như là một nguyên tắc phụ, thay thế Khi các nguyên tắc khác để xácđịnh hệ thống pháp luật cho quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngài không ápdụng thì nguyên tắc luật tòa án sẽ được áp dụng
1.5 Phương pháp điều chỉnh và nguồn luật điều chỉnh về quan hệ thừa kế
theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Trang 201.5.1 Phương pháp điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
Phương pháp điều chỉnh của quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài làtổng hợp các biện pháp, cách thức mà Nhà nước sử dụng để áp dụng lên các quan hệ thừa kếtheo pháp luật có yếu tố nước ngoài, làm cho quan hệ này phát triển theo hương có lợi chogiai cấp thống trị trong xã hội
Trong quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được quy định trong pháp luật ViệtNam, khoản 3 khoản 4 Điều 767 Bộ luật dân sự 2005 là những quy phạm thực chất điềuchỉnh quan hệ này: :Di sản không có người thừa kế là bất động sản thuộc về Nhà nước nơi
có bất động sản đó; Di sản không có người thừa kế là động sản thược về Nhà nước mà người
để lại di sản có quốc tịch trước khi chết”
Tuy nhiên thực tiễn của Việt Nam và các nước cho thấy rằng, không phải các vấn
đề phát sinh từ quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài dều có thể được điều chỉnh bằng quyphạm thực chất được Đố cũng chính là nhược điểm của phương pháp này
1.5.1.2 Phương pháp xung đột
“Là phương pháp sử dụng các quy phạm xung đột nhằm lựa chọn hệ thống pháp luật thích hợp để diều chỉnh một quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài cụ thể” 16 , “Quy phạm
15 Lê Thị Nam Giang, giáo trình tư pháp quốc tế - Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010 tr 67
16 Lê Thị Nam Giang, giáo trình tư pháp quốc tế - Trường Đại học luật thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010 tr 72
Trang 21pháp luật xung đột là quy phạm pháp luật xác định hệ thống pháp luạt cụ thể nào có thể áp dụng để điều chình quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài” Bộ luật dân sự năm 1995 đã dành
một phần (phần thứ bảy) để điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm cảquan hệ thừa kế bằng phương pháp xung đột
Hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam với các nước cũng có những quy phạmđiều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài bằng phương pháp xung đột Trong Bộ luậtdân sự năm 2005, các quy phạm xung đột điều chỉnh quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài
được quy định tại Điều 767: “Thừa kế theo pháp luật phải tuân theo pháp luật của nước mà người để lại di sản thừa kế có quốc tịch trước khi chết.; Quyền thừa kế đối với bất động sản phải tuân theo pháp luật của nước nơi có bất động sản đó”
Như vậy, sơ lược qua các văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà ViệtNam ký kết cho thấy, quan hệ thừa kế có yếu tố nước ngoài được điều chỉnh bằng phươngpháp thực chất và phương pháp xung đột tại Việt Nam ngày càng nhiều Phương pháp xungđột chỉ tỏ ra có hiệu quả nếu pháp luật được dẫn chiếu đến đủ hoàn thiện để Tòa án có thể ápdụng
1.5.2 Nguồn điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài
1.5.2.1 Pháp luật quốc gia
Pháp luât quốc gia được coi là nguồn luật điều chỉnh của quan hệ thừa kế theo phápluật có yếu tố nước ngoài và được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia.Khoản 1 Điều 759 BLDS 2005 quy định: “Các quy định của pháp luật dân sự Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác”
Pháp luật quốc gia là toàn bộ hệ thống pháp luật của quốc gia, bao gồm tất cả cáchình thức nguồn có thể chứa đựng bên trong hệ thống: văn bản, tập quán, án lệ Ở Việt Nam,các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoàikhông nằm trong cùng một văn bản mà nằm rải rác ở các văn bản quy phạm pháp luật khácnhau như: Hiến Pháp năm 2013, Bộ luật dân sự năm 2005… Trong đó Hiến Pháp năm 2013
là nguồn quan trọng nhất trong tư pháp quốc tế nói chung và quan hệ thừa kế theo pháp luậtnói riêng, bởi vì nó quy định những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng
Trang 22có yếu tố nước ngoài Những nguyên tắc điều chỉnh quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu
tố nước ngoài trong Hiến Pháp được cụ thể hóa trong các văn bản luật như: BLDS đdịnhtrong các văn bản dưới luật khác như: Nghị định 138/2006NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm
2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật dân sự về quan hệ dân sự có yếu tốnước ngoài…
Pháp luật quốc gia là loại nguồn phổ biến và được áp dụng rất rộng rãi trong tư pháp quốc tế
1.5.2.2 Điều ước quốc tế
Điều ước quốc tế là sự thỏa thuận giữa các quốc gia và một số chủ thể khác củaLuật quốc tế, trên cơ sở tự nguyện bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi và chám dứt các quyền
và nghĩa vụ đối với nhau trong bao giao quốc tế Điều ước quốc tế là một nguồn quan trọngđiều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài, gồm hai loại: điều ước songphương và điều ước đa phương Điều ước quốc tế không chỉ điều chỉnh quan hệ phát sinh
mà còn được chủ thể tham gia thỏa thuận Khi một quan hệ pháp luật phát sinh giữa cácquốc gia với nhau thì điều ước quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng
Hiện nay, Việt Nam đã ký kết và tham gia nhiều điều ước quốc tế cả song phương
và đa phương nhằm điều chỉnh các mối quan hệ đa dạng của nước ta với nước ngoài Tronglĩnh vực thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài việt Nam đã cũng đã ký kết một số diềuước quốc tế như: Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về các vấn đề dân sự và hình sựgiữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga năm 1998; Hiệp định tương trợ
tư pháp về dân sự và hình sự giữa Việt Nam – Lào năm 1998; Hiệp định tương trợ tư pháp
về dân sự và hình sự giữa Việt Nam – Trung Hoa năm 1998; Hiệp định tương trợ tư pháp vềdân sự và hình sự giữa Việt Nam – Pháp năm 1999….Qua đó điều ước quốc tế cũng đã trởthành nguồn luật điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài quan trọngtrong hệ thồng pháp luật của Việt Nam nói riêng và các nước trên thế giới nói chung
1.5.2.3 Tập quán quốc tế
Tập quán quốc tế là những quy tắc xử sự được hình thành trong một thời gian dài,được áp dụng khá liên tục một cách có hệ thống, đồng thời được thừa nhận của đông đảoquốc gia17 Hầu hết các quan điểm đều cho rằng sự khác biệt cơ bản giữa tập quán và luật
17 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trình tư pháp quốc tế, Nxb Tư Pháp, năm 2004, tr 25
Trang 23pháp là ở quá trình hình thành, tập quán được thừa nhận rộng rãi nhưng không được ghinhận
Trên thế giới tập quán được chia thành ba loại:
- Tập quán mang tính chất nguyên tắc: là nền tảng cơ bản, có tính chất bao trùm, là cơ
sở của chủ quyền và bình đẳng giữa các quốc gia và nó có giá trị bắt buộc chung đối với cácquốc gia
- Tập quán mang tính chất khu vực: là tập quán được sử dụng ở tùng khu vực, từngnước, thậm chí từng cảng biển, cảng hàng không riêng biệt
- Tập quán mang tính chất chung là: tập quán được nhiều quốc gia thừa nhận và ápdụng rộng rãi mọi nơi trên thế giới, được nhiều quốc gia thừa nhận và áp dụng trong thươngmại
Tuy nhiên, không phải trong quan hệ nào khi phát sinh cũng áp dụng tập quán quốc
tế Điều 759 BLDS năm 2005 quy định: “Trong trường hợp quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài không được Bộ luật này, các văn bản pháp luật khác của Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc hợp đồng dân sự giữa các bên điều chỉnh thì áp dụng tập quán quốc tế, nếu việc áp dụng hoặc hậu quả của việc áp dụng không trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam”
Trang 24CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ VẤN ĐỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT CÓYẾU TỐ NƯỚC NGOÀI
2.1 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật, diện và hàng thừa kế theo pháp luật
2.1.1 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
Theo điều 674 BLDS 2005 quy định thừa kế theo pháp luật là “thừa kế theo pháp luật là thừa
kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định” Trong thừa kếtheo pháp luật, không phải bất kì trường hợp nào di sản thừa kế cũng phải chia theo phápluật, vì có những trường hợp người chết để lại di sản thừa kế theo di chúc, nhưng do một số
lý do khách quan hay chủ quan dẫn đến di chúc chỉ có hiệu lực một phần Vĩ lẽ đó nên cónhững trường hợp di sản vừa được phân theo di chúc vừa được phân theo pháp luật
Theo Điều 675 Bộ luật dân sự năm 200518 pháp luật Việt Nam phân ra các trường hợp thừa
kế theo pháp luật như sau:
Trường hợp không có di chúc: không có di chúc được xác định trong hầu hết trường hợpngười để lại di sản không lập di chúc và một số trường hợp khác người để lại di sản đã lập dichúc nhưng được xem như không lập di chúc khi rơi vào khoản 1 Điều 666 Bộ luật dân sựnăm 2005 “Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mứckhông thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nàochứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và
áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật” Hơn nữa, nếu toàn bộ nội dung di chúckhông rõ ràng và những người thừa kế không nhất trí về nội dung của di chúc thì xem nhưkhông có di chúc19
18 Điều 675 Những trường hợp thừa kế theo pháp luật
1 Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
2 Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn vào thời điểm mở thừa kế.
19 Theo Điều 673 Bộ luật dân sự năm 2005
Trang 25Trương hợp, di chúc không hợp pháp: di chúc được xem là không hợp pháp nếu vi phạmmột trong những điều kiện quy định tại Điều 652 Bộ luật dân sự năm 200520 Theo đó, dichúc được xem là hợp pháp khi đáp ứng đầy đủ các căn cứ về: ý chí của người lập di chúc,năng lực chủ thể của người lập di chúc, nội dung và hình thức của di chúc Di chúc bị coi là
vộ hiệu toàn bộ nếu di chúc do người không minh mẫn, sáng suốt lập ra, di chúc không phải
là ý nguyện của lập, di chúc do người đủ 15 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi lập ra mà không có
sự đồng ý của cha mẹ hoặc người giám hộ, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác dẫn đếnkhông làm chủ được hành vi, nhận thức của mình, nội dung của di chúc trái với quy định củapháp luật, đạo đức xã hội Di chúc chỉ coi là vô hiệu một phần nếu nội dung của nó chỉ cómột phần không hợp pháp đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại Trong trườnghợp này phần di sản liên quan đến phần di chúc có hiệu lực thì sẽ được thừa kế theo di chúc,còn phần di sản liên quan đến nhưng rơi vào phần di chúc không có hiệu lực thì di sản đượctiến hành chia theo pháp luật
Trường hợp, những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm vớingười lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thờiđiểm mở thừa kế: trong trường hợp này di chúc được lập ra là hợp pháp, tuy nhiên vào thờiđiểm mở thừa kế đối tượng được hưởng di sản không còn tồn tại vào thời điểm đó thì di sảnthừa kế sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật
Trường hợp, những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyềnhưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản:
20 Điều 652 Di chúc hợp pháp
1 Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;
b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.
2 Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
3 Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
4 Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.
5 Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.
Trang 26+ Thứ nhất: không có người được hưởng di sản được quy định tại khoản 1 Điều 643 Bộ luậtdân sự năm 200521 những trường hợp này sẽ không được hưởng di sản thừa kế, theo đó phần
di sản của người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản sẽ được dịch chuyển chongười thừa kế theo pháp luật
+ Thứ hai: Trường hợp từ chối nhận di sản thừa kế thì phần di sản mà người được thừa kếtheo di chúc từ chối nhận di sản sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật Nếu ngườithừa kế này đã từ bỏ quyền thừa kế của mình hợp pháp theo quy định của pháp luật, thì phầntài sản bị từ chối đó sẽ được đem chia theo pháp luật cho những đồng thừa kế còn lại Cầnlưu ý rằng, nếu đã từ chối nhận di sản thì đồng nghĩa với việc người từ chối sẽ không cònđược hưởng di sản trong cả hai hình thức thừa kế là theo di chúc và theo pháp luật (lưu ýrằng người từ chối nhận di sản có quyền từ chối toàn bộ hay một phần tài sản mà mình đáng
Trường hợp, phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không
có quyền hưởng di sản, từ chối quyền nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với
21 Điều 643 Người không được quyền hưởng di sản
1 Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, huỷ di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
Trang 27người lập di chúc; Liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưngkhông còn vào thời điểm mở thừa kế: trường hợp này người để lại di sản lập di chúc để lại disản cho nhiều đối tượng Tuy nhiên, một hoặc một số đối tượng được nhận di sản theo dichúc lại không nhận phần di sản mình được hưởng theo di chúc Do đó, phần di sản đốitượng này được hưởng sẽ được chia theo quy định của pháp luật.
Nhứng quy định về trường hợp được tiến hành thừa kế theo pháp luật vẫn được giữ nguyêntại Điều 650 Bộ luật dân sự năm 2015, có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2017
2.1.2 Diện thừa kế theo pháp luật
“Diện những người thừa kế là phạm vi những người hưởng di sản thừa kế của người chếttheo qui định của pháp luật”22 Diện những người thừa kế được pháp luật dựa trên ba mốiquan hệ chính với người để lại di sản:
- Quan hệ hôn nhân: Xuất phát từ việc kết hôn giữa vợ và chồng Quan hệ đó phải là hợppháp, tức là quan hệ hôn nhân đó tuân thủ đúng theo pháp luật về các điều kiện kết hôn23
cũng như tổng thể các quy định về hôn nhân
- Quan hệ huyết thống: Quan hệ giữa những người cùng dòng máu (Cụ với ông, bà; Ông, bàvới cha mẹ; Cha mẹ với các con; Anh chị em ruột ) Việc xác định mối quan hệ huyết thốngnày rất quan trọng, trong những trường hợp cần thiết nó sẽ là cơ sổ cốt yếu nhằm xác địnhtrách nhiệm giữ những người cùng huyết thống với nhau cũng như nghĩa vụ giám hộ chonhau, đại diện cho nhau trong các quan hệ xã hội nói chung và các quan hệ dân sự khác nóiriêng Điều đặc biệt hơn nữa là việc xác định quan hệ theo huyết thống sé giúp xác địnhquyền thừa kế theo pháp luật giữa những người cùng huyết thống với nhau
-Quan hệ nuôi dưỡng: Xuất phát từ sự quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau giữa nhữngngười không cùng huyết thống hay không có quan hệ hôn nhân (Cha mẹ nhận nuôi con nuôi)
Ở Việt Nam thời phong kiến, dựa theo khuôn mẫu gia đình "tam, tứ đại đồng đường" là kiểugia đình mở rộng, nơi ba bốn thế hệ chung sống dưới cùng một mái nhà Nên diện thừa kếtheo pháp luật được xác định hết sức rộng rãi , bao gồm toàn bộ những người thích thuộccủa người chết mà không theo mức độ gần gũi Theo sự ghi nhận của các bộ dân luật thờiphong kiến thì tất cả người thân thuộc của người chết dù xa hay gần , dù thân hay sơ đềuthuộc diện thừa kế theo luật của người đó Khi không còn ai bên nội tộc còn sống thì di sản
22 Trường Đại học luật Hà Nội, Giáo trính luật dân sự, NXb Công an nhân dân, năm 2004, tr 134
23 Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014