1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH kiểm toán An Phát

112 831 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 1,09 MB

Nội dung

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁNKHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT Sinh viên thực hiện: Giáo vi

Trang 1

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

Trang 2

KHOA KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH

KIỂM TOÁN AN PHÁT

Sinh viên thực hiện: Giáo viên hướng dẫn:

Nguyễn Thị Thùy Chung Th.S Lê Thị Hoài Anh

Lớp: K46A Kế toán – Kiểm toán

Niên khóa: 2012 – 2016

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 3

Để có thể hoàn thành tốt bài Khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy giáo, cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế nói chung và các thầy giáo, cô giáo Khoa Kế toán – Kiểm toán nói riêng đã tận tình chỉ dạy tôi trong suốt các năm học qua.

Đặc biêt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo Lê Thị Hoài Anh, người

đã trực tiếp chỉ bảo và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình hoàn thành bài Khóa luận tốt nghiệp.

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể Ban giám đốc và các anh chị nhân viên trong Công ty TNHH Kiểm toán An Phát đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tìm hiểu và thu thập thông tin để tôi có thể hoàn thành tốt bài Khóa luận tốt nghiệp này.

Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình và những người bạn đã luôn bên cạnh quan tâm, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện bài Khóa luận tốt nghiệp của mình.

Tuy nhiên, do còn hạn chế về kiến thức cũng như kinh nghiệm thực tiễn nên bài Khóa luận tốt nghiệp của tôi không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong nhận được sự thông cảm và ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn để bài Khóa luận tốt nghiệp của tôi được hoàn thiện hơn.

Huế, ngày 16 tháng 05 năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Thị Thùy Chung

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ………1

1.1 Lý do chọn đề tài 1

1.2 Đối tượng nghiên cứu 2

1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

1.6 Kết cấu đề tài 3

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 4

1.1.Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính 4

1.1.1 Khái niệm 4

1.1.2 Mục tiêu 4

1.1.3 Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính 4

1.2.Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản cố định 5

1.2.1.Khái niệm 5

1.2.2.Đặc điểm 6

1.2.3.Phân loại 6

1.3 Khái niệm và các phương pháp khấu hao tài sản cố định 8

1.3.1 Khái niệm 8

1.3.2.Các phương pháp khấu hao tài sản cố định 8

1.3.2.1 Nguyên tắc khấu hao 8

1.3.2.2 Các phương pháp khấu hao 8

1.4 Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định 10

1.4.1 Những gian lận, sai sót thường gặp đối với tài sản cố định 10

1.4.1.1 Gian lận 10

1.4.1.2 Sai sót 11

1.4.2 Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định 12

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 5

1.4.2.2 Kế hoạch và dự toán về tài sản cố định 13

1.4.2.3 Các công cụ kiểm soát khác 13

1.5 Mục tiêu kiểm toán của tài sản cố định 15

1.5.1 Đối với tài sản cố định 15

1.5.2 Đối với chi phí khấu hao TSCĐ 15

1.6 Quy trình kiểm toán tài sản cố định 16

1.6.1 Nghiên cứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ 16

1.6.1.1.Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ 16

1.6.1.2.Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát 17

1.6.1.3.Thiết kế và thực hiện các thử nghiểm kiểm soát 17

1.6.1.4.Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản 18

1.6.2 Thử nghiệm cơ bản 18

1.6.2.1.Kiểm toán tài sản cố định hữu hình 18

1.6.2.2.Kiểm toán tài sản cố định thuê tài chính 25

1.6.2.3 Kiểm toán tài sản cố định vô hình 25

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT 27

2.1.Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán An Phát 27

2.1.1.Giới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán An Phát 27

2.1.2.Lịch sử hình thành và tổ chức bộ máy quản lý của công ty 27

2.1.3 Mục tiêu, phương châm hoạt động và các dịch vụ mà công ty cung cấp 30

2.1.3.1 Mục tiêu hoạt động của công ty 30

2.1.3.2.Phương châm hoạt động 30

2.1.3.3 Các dịch vụ mà công ty cung cấp 30

2.2.Quy trình kiểm toán tài sản cố định cho khách hàng do Công ty TNHH Kiểm toán An Phát thực hiện tại Công ty cổ phần ABC 32

2.2.1.Giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán 32

2.2.1.1 Chấp nhận khách hàng và đánh giá rủi ro hợp đồng 32

2.2.1.2 Lập hợp đồng kiểm toán và lựa chọn đội ngũ kiểm toán viên 36

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 6

2.2.1.3 Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động 42

2.2.1.4 Đánh giá chung về HTKSNB 49

2.2.1.5 Tìm hiểu chu trình tài sản cố định và xây dựng cơ bản 53

2.2.1.6 Phân tích sơ bộ BCTC 57

2.2.1.7 Xác định mức trọng yếu 60

2.2.1.8 Danh mục tài liệu cần cung cấp 62

2.2.1.9 Tổng hợp kế hoạch kiểm toán và xây dựng chương trình kiểm toán 63

2.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán 66

2.2.2.1.Thử nghiệm kiểm soát 66

2.2.2.2 Thủ tục chung 69

2.2.2.3.Thủ tục phân tích 71

2.2.2.4.Thử nghiệm chi tiết 72

2.2.3 Kết thúc kiểm toán 79

CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT 81

3.1 Nhận xét quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phát 81

3.1.1 Ưu điểm 81

3.1.2.Nhược điểm 82

3.2 Một số giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kiểm toán tài sản cố định tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phát 84

3.2.1 Hoàn thiện việc đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp 84

3.2.2 Hoàn thiện thủ tục phân tích khi kiểm toán TSCĐ 84

3.2.3 Bổ sung nguồn nhân lực 86

3.2.4 Khắc phục hạn chế trong chứng kiến kiểm kê cuối kỳ của KTV 86

PHẦN III: KẾT LUẬN 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO 89

PHỤ LỤC THAM KHẢO 90

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 7

TNHH

TSCĐ HHTSCĐ VH

Kiểm toán viên

Báo cáo tài chính

Xây dựng cơ bản

Giá trị gia tăng

Hệ thống kiểm soát nội bộ

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Sản xuất kinh doanh

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty 29

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 9

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1: Giấy làm việc A120-“Duy trì khách hàng cũ” 33

Bảng 2.2: Giấy làm việc A210- “Hợp đồng kiểm toán” 37

Bảng 2.3: Giấy làm việc A230 – Thư gửi khách hàng về kế hoạch kiểm toán 40

Bảng 2.4: Giấy làm việc A310 – Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động.42 Bảng 2.5: Giấy làm việc A610 – Đánh giá HTKSNB ở cấp độ doanh nghiệp 49

Bảng 2.6: Giấy làm việc A450 – Tìm hiểu chu trình TSCD và XDCB 53

Bảng 2.7: Phân tích sơ bộ BCTC – A510 57

Bảng 2.8: Giấy tờ làm việc A710 - Xác định mức trọng yếu 61

Bảng 2.9: Trích giấy làm việc A240 - “Danh mục tài liệu cần cung cấp” 62

Bảng 2.10: Giấy làm việc A910 - Tổng hợp kế hoạch kiểm toán 63

Bảng 2.11: Kiểm tra kiểm soát chu trình TSCĐ và XDCB 67

Bảng 2.12: Bảng số liệu tổng hợp tài sản cố định và xây dựng cơ bản 70

Bảng 2.13: Kiểm tra khung khấu hao được Công ty ABC áp dụng 71

Bảng 2.14: Một số nghiệp vụ tăng TSCĐ 72

Bảng 2.15: Kiểm tra chi tiết về tăng TSCĐ 74

Bảng 2.16: Kiểm tra thanh lý, nhượng bán tài sản cố định hữu hình 74

Bảng 2.17: Quan sát thực tế tài sản cố định 75

Bảng 2.18: Trích một số TSCĐ đã khấu hao hết vẫn còn sử dụng 76

Bảng 2.19: Tổng hợp công trình xây dựng cơ bản 78

Bảng 2.20: Báo cáo kiểm toán 80

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 10

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

Đề tài “ Quy trình ki ểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

t ại Công ty TNHH kiểm toán An Phát” tập trung nghiên cứu quy trình kiểm toán báo

cáo tài chính tại Công ty An Phát, cụ thể hơn là công tác thực hiện kiểm toán TSCĐ tạimột đơn vị cụ thể Qua nghiên cứu thực trạng về công tác thực hiện kiểm toán TSCĐ,

đề tài đưa ra một số ưu nhược điểm cũng như một số giải pháp nhằm góp phần hoàn

thiện công tác kiểm toán TSCĐ tại công ty An Phát Kết cấu đề tài gồm 3 phần:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về kiểm toán TSCĐ

Chương này cung cấp nền tảng lý thuyết về TSCĐ và chi phí khấu hao Đồngthời chỉ ra một số sai sót kế toán thường gặp phải cũng như các thủ tục kiểm soát ápdụng và các nội dung liên quan đến thực hiện kiểm toán TSCĐ và khấu hao

- Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tài

chính do Công ty An Phát thực hiện

Thứ nhất: Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Kiểm toán An Phát

Thứ hai: Tìm hiểu quy trình thực tế kiểm toán TSCĐ trong kiểm toán báo cáo tàichính do Công ty An Phát thực hiện

- Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cốđịnh tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phát thực hiện

Chương này đưa ra một số ý kiến về quy trình kiểm toán tài sản cố định mà Công

ty An Phát đã thực hiện, đồng thời đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện

hơn quy trình kiểm toán khoản mục này

Phần III: kết luận và kiến nghị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 11

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam đang bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng với nhiềuhiệp định kinh tế được ký kết Trên cơ sở đó, số lượng doanh nghiệp được thành lậpmới ngày càng tăng với nhiều quy mô và hình thức hoạt động khác nhau Tài sản cố

định là cơ sở vật chất không thể thiếu đối với một doanh nghiệp, là cơ sở để tiến hành

các hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong các doanh nghiệp sản xuất Với sựphát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, tài sản cố định ngày càng

đóng một vai trò quan trọng trong việc góp phần thúc đẩy khả năng tăng trưởng bền

vững, tăng năng suất lao động từ đó tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp

Tài sản cố định luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị tài sản của đơn vị Cácnghiệp vụ tài sản cố định phát sinh không nhiều nhưng thường có giá trị lớn và ảnh

hưởng trọng yếu đối với báo cáo tài chính Điều này khiến cho khoản mục tài sản cốđịnh trở thành một khoản mục quan trọng khi kiểm toán báo cáo tài chính Bên cạnh

đó, chi phí hình thành tài sản cố định rất lớn và khả năng quay vòng vốn chậm nên

việc kiểm toán khoản mục tài sản cố định sẽ giúp cho kiểm toán viên đánh giá đượctính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tư tài sản cố định Kiểm toán khoản mục tàisản cố định cũng sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót trong việc xác định chi phí cấuthành nguyên giá tài sản cố định, chi phí sữa chữa và chí phí khấu hao tài sản Việcphát hiện ra các sai phạm liên quan đến tài sản cố định, cùng những bất cập trong quản

lý và sử dụng tài sản cố định sẽ giúp kiểm toán viên đưa ra được ý kiến chính xác cungcấp tới các đối đượng có liên quan

Nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng của khoản mục tài sản cố định trongkiểm toán báo cáo tài chính, tôi đã lựa chọn đề tài: “Quy trình kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phát ” làm

đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 12

1.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài

sản cố định do Công ty TNHH Kiểm toán An Phát thực hiện

1.3 Mục tiêu nghiên cứu

Thứ nhất: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến kiểm toán khoảnmục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính

Thứ hai: Nghiên cứu thực tế về quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố địnhtrong kiểm toán BCTC tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phát

Thứ ba: Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toánkhoản mục tài sản cố định trong kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán AnPhát

1.5 Phương pháp nghiên cứu

 Phương pháp thu thập tài liệu

Phương pháp này sử dụng để thu thập tất cả những tài liệu cần thiết để thực hiện

đề tài Nội dung nghiên cứu được thể hiện đều dựa trên những tài liệu liên quan thu

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 13

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Người viết cần nghiên cứu kỹ càng các tài liệu thu thập được để hình thành được

cơ sở lý luận và hiểu rõ đề tài mà mình nghiên cứu Từ hiểu biết sau khi nghiên cứu

các tài liệu liên quan, người viết thể hiện trên bài viết của mình, giúp người đọc hiểu

về vấn đề được đề cập Việc nghiên cứu tài liệu được người viết thực hiện bao gồm:

- Nghiên cứu các tài liệu, giáo trình, bài giảng có liên quan đến kiểm toán khoảnmục tài sản cố định để hình thành cơ sở lý luận

- Nghiên cứu các tài liệu thu thập được trong quá trình thực tập tại Công ty TNHHKiểm toán An Phát để tìm hiểu quy trình kiểm toán thực tế tại đơn vị

+ Chương 1: Cơ sở lý luận chung về kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán

báo cáo tài chính

+ Chương 2: Thực trạng quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong

kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán An phát

+ Chương 3: Một số giải pháp góp phần hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản

mục tài sản cố định tại Công ty TNHH Kiểm toán An Phát thực hiện

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 14

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TOÁN KHOẢN MỤC TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1.1.Tổng quan về kiểm toán báo cáo tài chính

- Kiểm toán viên phải cung cấp thông tin về các phát hiện của mình cho Ban Giám

đốc, Ban quản trị của đơn vị được kiểm toán

1.1.3 Quy trình ki ểm toán báo cáo tài chính

Quy trình kiểm toán báo cáo tài chính của kiểm toán viên bao gồm ba giai đoạnchính là chuẩn bị, thực hiện và hoàn thành kiểm toán

 Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán

Tiền kế hoạch là quá trình kiểm toán viên tiếp cận khách hàng để thu thập nhữngthông tin cần thiết nhằm giúp cho họ hiểu về các nhu cầu của khách hàng, đánh giákhả năng phục vụ khách hàng… Trên cơ sở đó, hai bên sẽ ký hợp đồng kiểm toán hoặc

thư hẹn kiểm toán

Lập kế hoạch bao gồm việc thu thập thông tin về đặc điểm hoạt động kinh doanh,tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ, xác lập mức trọng yếu, đánh giá rủi ro có sai sóttrọng yếu trên báo cáo tài chính để lập chiến lược và kế hoạch kiểm toán, nhờ đó sẽnâng cao tính hữu hiệu và hiệu quả của cuộc kiểm toán

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 15

Là thực hiện kế hoạch kiểm toán để thu thập những bằng chứng kiểm toán đầy đủ

và thích hợp nhằm làm cơ sở cho ý kiến nhận xét của kiểm toán viên

Trong giai đoạn này, kiểm toán viên sẽ thực hiện thủ tục đánh giá rủi ro và các

thủ tục kiểm toán tiếp theo Thủ tục kiểm toán tiếp theo bao gồm:

- Thử nghiệm kiểm soát (kiểm tra hệ thống kiểm soát nội bộ) là loại thử nghiệm đểthu thập bằng chứng về tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ Kết quả củathử nghiệm là bằng chứng để kiểm toán viên điều chỉnh những thử nghiệm cơ bản

- Thử nghiệm cơ bản bao gồm các thủ tục để thu thập bằng chứng nhằm phát hiệncác sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính Có hai loại thủ nghiệm cơ bản là thủtục phân tích và thử nghiệm chi tiết

+ Trong thủ tục phân tích cơ bản, kiểm toán viên so sánh các thông tin và nghiên

cứu các xu hướng để phát hiện các biến động bất thường

+ Thử nghiệm chi tiết (kiểm tra chi tiết), kiểm toán viên đi sâu vào việc kiểm tra

các số dư hoặc nghiệp vụ bằng các phương pháp thích hợp, chẳng hạn gửi thưxác nhận các khoản phải thu, chứng kiến kiểm kê hàng tồn kho, kiểm tra tàiliệu…

 Hoàn thành kiểm toán

Là giai đoạn tổng hợp và rà soát lại về những bằng chứng đã thu thập được để

kiểm toán viên hình thành ý kiến nhận xét trên báo cáo kiểm toán

Tùy theo sự đánh giá về mức độ trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính màkiểm toán viên sẽ phát hành loại báo cáo tương ứng

(Nội dung được trích từ “Giáo trình Kiểm toán”, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

1.2.Khái niệm, đặc điểm và phân loại tài sản cố định

1.2.1.Khái ni ệm

Tài sản cố định: là những tài sản có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài TheoChuẩn mực kế toán số 03 và 04 do Bộ tài chính ban hành, các tài sản được ghi nhận làtài sản cố định phải thỏa mãn đồng thời tất cả bốn (4) tiêu chuẩn ghi nhận sau:

- Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 16

- Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy

- Thời gian sủ dụng ước tính trên một năm

- Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành

1.2.2.Đặc điểm

Một đặc điểm nổi bật của tài sản cố định là trong quá trình sản xuất kinh doanh,tài sản cố định vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu nhưng giá trị của nó giảmdần sau mỗi chu kỳ sản xuất kinh doanh

Quá trình giảm dần giá trị của tài sản cố định được gọi là quá trình hao mòn củatài sản cố định Giá trị hao mòn được chuyển dịch dần vào chi phí hoạt động Với hoạt

động kinh doanh, giá trị này sẽ được thu hồi sau khi bán hàng hóa, dịch vụ

1.2.3.Phân lo ại

Về nguyên tắc, tài sản cố định được phân loại theo nhiều cách Căn cứ vào nhữngtiêu thức nhất định người ta chia tài sản cố định ra thành nhiều nhóm để quản lý tài sản

cố định một cách hiệu quả

 Theo công dụng kinh tế, tài sản cố định bao gồm 4 loại:

- Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh

và có biện pháp giải quyết đối với tài sản cố định chờ xử lý

 Theo nguồn hình thành, tài sản cố định được chia thành 4 loại:

- Tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn Nhà nước cấp

- Tài sản cố định được mua sắm, xây dựng bằng nguồn vốn vay

- Tài sản cố định được mua săm, xây dựng bằng nguồn vốn tự bổ sung

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 17

Theo cách phân loại này, người quản lý xác định được chính xác nguồn hìnhthành và thu hồi vốn về tài sản cố định trong đơn vị, đồng thời có biện pháp huy động

và sử dụng có hiệu quả vốn về tài sản cố định

 Theo tính chất sở hữu, tài sản cố định được chia thành hai loại:

- Tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của đơn vị

- Tài sản cố định thuê ngoài

Cách phân loại này giúp cho người sử dụng phân biệt quyền và nghĩa vụ của đơn

vị trong quản lý tài sản cố định

Trong tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của đơn vị, phân loại theo tính chất và

đặc trưng kỹ thuật của tài sản là cách phân loại được sử dụng phổ biến hiện nay trong

công tác hạch toán và quản lý tài sản cố định ở các doanh nghiệp Theo cách phân loạinày, tài sản cố định được phân thành ba loại:

+ Tài sản cố định hữu hình: là những tài sản có hình thái vật chất cụ thể do doanh

nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù hợp vớitiêu chuẩn ghi nhận tài sản cố định hữu hình Theo Chuẩn mực kế toán số 03,

+ Tài sản cố định vô hình: là những tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể

hiện một lượng chi phí mà doanh nghiệp đã đầu tư hoặc một giá trị lâu dài và

được hưởng quyền lợi kinh tế lâu dài về nó

+ Tài sản cố định thuê tài chính: là những tài sản cố định doanh nghiệp thuê của

các đơn vị, các công ty tài chính thỏa mãn các điều kiện về thuê tài chính

(Trích “Giáo trình Kiểm toán tài chính”, Đại học Kinh tế Quốc dân )

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 18

1.3 Khái niệm và các phương pháp khấu hao tài sản cố định

1.3.1 Khái ni ệm

Theo thông tư 45/2013/TT-BTC: Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và

phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của tài sản cố định vào chi phí sản xuất, kinhdoanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định

1.3.2.Các phương pháp khấu hao tài sản cố định

1.3.2.1 Nguyên tắc khấu hao

Theo Thông tư 45/2013/TT-BTC, tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều

phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:

- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt động sản xuất

kinh doanh

- TSCĐ khấu hao chưa hết bị mất

- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở hữu của doanh

nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính)

- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán

- TSCĐ sử dụng trong các hoạt động phúc lợi của doanh nghiệp (trừ các TSCĐ

phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như: nhà nghỉ giữa ca, nhà

ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, bể chứa nước sạch, nhà để xe, phòng

hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, xe đưa đón người lao động, cơ sở đào tạo, dạynghề, nhà ở cho người lao động do doanh nghiệp đầu tư xây dựng)

- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có thẩm quyền bàn

giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học

- TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất hoặc nhận

chuyển nhượng quyền sử dụng đất lâu dài hợp pháp

1.3.2.2 Các phương pháp khấu hao

Theo thông tư 45/2013/TT-BTC, có ba phương pháp trích khấu hao:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 19

- Phương pháp khấu hao đường thẳng: là phương pháp trích khấu hao theo mức tính

ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cốđịnh tham gia vào hoạt động kinh doanh

- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh: phương pháp này được

áp dụng đối với các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải

thay đổi, phát triển nhanh Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanhđược trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều chỉnh phải thỏa

mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Là tài sản cố định đầu tư mới ( chưa qua sử dụng)

+ Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm

- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm: tài sản cố định tham

gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao theo phương pháp này là cácloại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

+ Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm

+ Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất

thiết kế của tài sản cố định

+ Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không thấp hơn

100% công suất thiết kế

Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu

hao TSCĐ theo quy định, thông báo với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi bắtđầu thực hiện và phải được thực hiện nhất quán trong suốt quá trình sử dụng TSCĐ.Trường hợp đặc biệt cần thay đổi phương pháp trích khấu hao, doanh nghiệp phải giải

trình rõ sự thay đổi về cách thức sử dụng TSCĐ để đem lại lợi ích kinh tế cho doanhnghiệp Mỗi tài sản cố định chỉ được phép thay đổi một lần phương pháp trích khấuhao trong quá trình sử dụng và phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế quản lýtrực tiếp

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 20

1.4 Kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định

1.4.1 Nh ững gian lận, sai sót thường gặp đối với tài sản cố định

1.4.1.1 Gian lận

Những gian lận thường gặp về tài sản cố định có thể là:

- Làm tài liệu giả, thay đổi ghi chép chứng từ, sửa chữa chứng từ, bịt đầu mối thôngtin nhằm tham ô, biển thủ công quỹ Trong lĩnh vực kiểm toán tài sản cố định, gianlận loại này thường là lập hóa đơn giả, ghi tăng giá mua tài sản cố định so với thực

tế, sửa chữa chứng từ, làm chứng từ giả liên quan tới chi phí thu mua làm tăngnguyên giá tài sản cố định để biển thủ công quỹ Kế toán ghi chi phí sửa chữa tàisản cố định cao hơn so với thực tế để khi hạch toán vào chi phí kinh doanh sẽ làm

tăng chi phí, đồng thời chiếm đoạt phần chênh lệch so với thực tế

- Cố tình giấu diếm hồ sơ tài liệu, bỏ sót kết quả các nghiệp vụ nhằm đạt lợi íchriêng cho doanh nghiệp hoặc cho bản thân Chẳng hạn, người ghi chép nghiệp vụ

cố tình bỏ sót các nghiệp vụ doanh thu nhằm giảm thuế phải nộp cho Nhà nước vàcác khoản phải nộp cho cấp trên của doanh nghiệp Trong quan hệ đó, kế toán tàisản cố định cố tình không ghi số tiền thu được do thanh lý tài sản cố định đã khấuhao hết để chiếm đoạt phần thu này

- Ghi chép các nghiệp vụ không có thật Đây là trường hợp rất hay xảy ra Ví dụ: Cốtình ghi chép các nghiệp vụ không có thật liên quan đến chi phí mua sắm TSCĐ đểbiển thủ công quỹ Đặc biệt, doanh nghiệp có thể dễ dàng ghi chép các nghiệp vụkhông có thật liên quan đến TSCĐ vô hình – một đối tượng rất khó kiểm tra và

đánh giá

- Áp dụng sai chế độ kế toán và các văn bản khác của Nhà nước Chẳng hạn, mộtcông ty nhận TSCĐ của một doanh nghiệp khác cũng hạch toán phụ thuộc trongtổng công ty Chi phí liên quan đến việc điều chuyển TSCĐ theo chế độ lẽ ra phảihạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ thì doanh nghiệp lại cố tình hạch toán

tăng nguyên giá TSCĐ TSCĐ mua về đợi lắp đặt đưa vào sử dụng nhưng doanh

nghiệp đã ghi tăng nguyên giá TSCĐ Ngoài ra, một vấn đề nữa cần phải quan tâm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 21

phải nộp cho ngân sách, cố tình tiếp tục trích khấu hao tài sản cố định đã khấu haohết.

1.4.1.2 Sai sót

Các sai sót thường gặp về tài sản cố định:

- Sai sót do quên không ghi một nghiệp vụ kế toán mà đáng lẽ phải ghi vào sổ.Chẳng hạn, doanh nghiệp mua một TSCĐ bằng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơbản, kế toán chỉ ghi tăng TSCĐ như trường hợp mua bằng nguồn vốn kinh doanh

mà không ghi nghiệp vụ kết chuyển nguồn vốn Doanh nghiệp mua một thiết bịcông nghệ tiên tiến gồm có một phần là máy móc thiết bị, một phần là chuyển giaocông nghệ Kế toán lẽ ra phải ghi tăng TSCĐ hữu hình phần máy móc thiết bị và

ghi tăng TSCĐ vô hình phần giá trị công nghệ, song kế toán chỉ ghi tổng số tiền

mua vào nguyên giá tài sản cố định hữu hình

- Định khoản sai trong trường hợp lẽ ra phải ghi Nợ hoặc ghi Có một tài khoảnnhưng lại ghi vào tài khoản khác hoàn toàn không phù hợp với nghiệp vụ phát

sinh Trong khi kiểm toán TSCĐ, kiểm toán viên phải chú ý các trường hợp sửachữa TSCĐ Khi doanh nghiệp tiến hành sửa chữa nhỏ TSCĐ, chi phí sữa chửa lẽ

ra phải hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ qua ghi Nợ tài khoản Chi phísản xuất chung ( TK 627), Chi phí bán hàng ( TK641), Chi phí quản lý doanhnghiệp ( TK 642)… thì kế toán lại ghi vào bên Nợ tài khoản tài sản cố định (TK

211) làm tăng giá trị khoản mục TSCĐ trên bảng cân đối kế toán

- Sai sót trong quá trình ghi sổ và chuyển sổ Đây là dạng sai sót phổ biển của kếtoán mà kiểm toán tài sản cố định phải quan tâm Trong việc ghi sổ kế toán có thể

sơ ý ghi số tiền sai lệch, lộn số so với số tiền ghi trong chứng từ; kế toán cũng có

thể nhầm lẫn trong khi chuyển số liệu từ Nhật ký sang Sổ cái

- Sai sót do trùng lặp Sai sót này xảy ra do ghi nhiều lần một nghiệp vụ phát sinh

do tổ chức sổ chưa tốt nên đã ghi một nghiệp vụ phát sinh vào các sổ khác nhau.Chẳng hạn, doanh nghiệp sử dụng hình thức kế toán Nhật ký chung để hạch toáncác nghiệp vụ trong kỳ Khi có nghiệp vụ thanh lý TSCĐ phát sinh, kế toán vừa

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 22

ghi sổ nhật ký thu tiền vừa ghi sổ nhật ký chung số tiền thu được trong quá trìnhthanh lý.

- Sai sót do trình độ yếu kém của nhân viên kế toán dẫn tới ghi sai các nghiệp vụphát sinh vào sổ hoặc khi có chế độ mới ban hành kế toán chưa nắm hết được nộidung hoặc chưa hiểu hết nghiệp vụ nên dẫn tới những sai sót trong quá trình hạchtoán

(Trích “Giáo trình Kiểm toán tài chính”, Đại học Kinh tế quốc dân)

1.4.2 Ki ểm soát nội bộ đối với tài sản cố định

Mục tiêu chính của kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định và chi phí khấu hao

là nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư vào tài sản cố định thông qua việc đầu tư

đúng mục đích, không lãng phí, cũng như quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cốđịnh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ngoài ra, kiểm soátnội bộ còn phải giúp hạch toán đúng các chi phí cấu thành nguyên giá tài sản cố định,chi phí sửa chữa, nâng cấp và chi phí khấu hao tài sản cố định Các chi phí này đềuquan trọng và thường có giá trị lớn nên nếu có gian lận, sai sót có thể dẫn đến sai lệchtrọng yếu trên BCTC

Để quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản cố định cũng như nâng cao hiệu quả sửdụng vốn, tránh lãng phí, mỗi doanh nghiệp đều phải xây dựng các quy định, nguyêntắc và thủ tục kiểm soát đối với tài sản cố định và chi phí khấu hao Các doanh nghiệpcần áp dụng các thủ tục kiểm soát dựa trên những nguyên tắc sau:

1.4.2.1 Áp dụng nguyên tắc phân chia trách nhiệm giữa các chức năng

Theo nguyên tắc này thì các chức năng như: bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và việcthực hiện việc mua, thanh lý, nhượng bán TSCĐ cần có sự phân chia trách nhiệm rõràng Việc phê chuẩn các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến đầu tư xây dựng hay mua

sắm mới, điều chuyển qua đơn vị khác, thanh lý, nhượng bán, sửa chữa lớn TSCĐ

cũng cần quy định rõ thẩm quyền của từng cấp quản lý Thực hiện nguyên tắc bất kiêmnhiệm giữa các chức năng này sẽ hạn chế được tình trạng gian lận vì mục đích tư lợitrong quản lý TSCĐ

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 23

1.4.2.2 Kế hoạch và dự toán về tài sản cố định

Hàng năm, doanh nghiệp cần thiết lập kế hoạch và dự toán ngân sách cho tài sản

cố định Kế hoạch thường bao gồm những nội dung về mua sắm, thanh lý, nhượng bántài sản cố định và nguồn tài trợ cho kế hoạch này Nhìn chung, kế hoạch và dự toán làcông cụ quan trọng để kiểm soát đối với tài sản cố định Chính nhờ lập kế hoạch và dự

toán mà doanh nghiệp sẽ phải rà soát lại toàn bộ tình trạng tài sản cố định hiện có và

mức độ sử dụng chúng, đối chiếu với kế hoạch sản xuất của năm kế hoạch Quá trìnhcân đối giữa các phương án khác nhau (mua sắm, tự xây dựng, sửa chữa ) với nguồntài trợ cũng là quá trình đơn vị tự rà soát lại các nguồn lực và xem xét chi tiết để đánhgiá từng phương án.Từ đó xây dựng được kế hoạch và dự toán sát với thực tế và hiệu

quả nhất

1.4.2.3 Các công cụ kiểm soát khác

a) Hệ thống sổ chi tiết tài sản cố định

Đơn vị cần mở sổ chi tiết cho từng loại TSCĐ, bao gồm sổ chi tiết, thẻ chi tiết,

hồ sơ chi tiết (Biên bản giao nhận TSCĐ, hợp đồng, hóa đơn mua và các chứng từ liênquan khác) TSCĐ cần được phân loại, thống kê, đánh số và có thẻ riêng, cần theo dõi

chi tiết đối với từng đối tượng ghi tài sản cố định và phản ánh trong sổ theo dõi tài sản

cố định Một hệ thống sổ chi tiết đầy đủ sẽ giúp phân tích, quản lý dễ dàng các tài sản

cố định tăng, giảm trong năm Từ đó, giúp bảo vệ hữu hiệu tài sản, phát hiện kịp thời

những mất mát, thiếu hụt đối với tài sản để sử dụng tài sản hữu hiệu và hiệu quả

Ngoài ra, nhờ hệ thống sổ chi tiết, có thể so sánh giữa chi phí thực tế phát sinhcủa từng loại tài sản cố định với kế hoạch hay dự toán đã được duyệt để phát hiện cáctrường hợp chi phí vượt dự toán hay kế hoạch

b) Thủ tục mua sắm tài sản cố định và đầu tư xây dựng cơ bản

Mỗi doanh nghiệp cần thiết lập một quy trình riêng các thủ tục cần thiết khi muasắm, đầu tư mới tài sản cố định để đảm bảo việc đầu tư đạt hiệu quả cao nhất Chẳnghạn, mọi trường hợp mua sắm phải được người có thẩm quyền xét duyệt, phù hợp với

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 24

kế hoạch và dự toán, phải tổ chức đấu thầu (TSCĐ có giá trị lớn), tuân theo các tiêuchuẩn chung về bàn giao, nghiệm thu tài sản cố định, chi trả tiền….

c) Thủ tục thanh lý hay nhượng bán tài sản cố định

Doanh nghiệp cần xây dựng các quy định về thanh lý TSCĐ Chẳng hạn mọitrường hợp thanh lý, nhượng bán TSCĐ đều phải được sự đồng ý của các bộ phận liênquan, phải thành lập hội đồng thanh lý tài sản gồm các thành viên theo quy định

d) Các quy định về phân biệt giữa các khoản chi được tính vào nguyên giá của tài

sản cố định hay phải tính vào chi phí của niên độ

Doanh nghiệp cần thiết lập tiêu chuẩn để phân biệt hai khoản này để thuận lợicho quá trình hạch toán các nghiệp vụ phát sinh liên quan Các tiêu chuẩn này cầnđược thành lập dựa trên chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành và cụ thể hóa theo đặcthù của từng đơn vị

e) Chế độ kiểm kê định kì tài sản cố định

Định kỳ, đơn vị cần tiến hành kiểm kê TSCĐ để kiểm tra về sự hiện hữu, địađiểm đặt tài sản, tình trạng sử dụng cũng như phát hiện các tài sản nằm ngoài sổ sách,

hoặc bị thiếu hụt mất mát…

Hàng năm, doanh nghiệp nên tiến hành kiểm kê tất cả tài sản cố định, đối chiếu

số lượng kiểm kê thực tế với Bản đăng ký tài sản cố định Việc kiểm kê và đối chiếu

cũng có thể phát hiện tài sản cố định không sử dụng, hư hỏng hay đã khấu hao hết mà

vẫn còn tiếp tục tính khấu hao

f) Các quy định bảo vệ vật chất đối với tài sản cố định

Thiết kế và áp dụng các biện pháp bảo vệ tài sản, chống trộm cắp, hỏa hoạn, muabảo hiểm cho tài sản Doanh nghiệp cũng cần xây dựng hệ thống bảo quản tài sản

như kho bãi, hàng rào chắn và phân định trách nhiệm rõ ràng trong việc bảo vệ tài sảncũng như đưa các quy định về việc bồi thường khi làm mất tài sản cố định Ngoài ra,doanh nghiệp cũng cần quy định thủ tục chặt chẽ về việc đưa tài sản cố định ra khỏiđơn vị

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 25

g) Các quy định về tính khấu hao tài sản cố định

Thông thường thời gian tính khấu hao cho từng loại tài sản cố định phải được bangiám đốc phê chuẩn trước khi áp dụng và được xác định theo khung khấu hao đượcquy định trong thông tư hướng dẫn sử dụng và quản lý tài sản cố định của Bộ Tàichính (Thông tư 45/2013/TT-BTC)

(Trích “Giáo trình Kiểm toán”, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh)

1.5 Mục tiêu kiểm toán của tài sản cố định

1.5.1 Đối với tài sản cố định

Đối với tài sản cố định, mục tiêu kiểm toán bao gồm:

- Các sản cố định được ghi chép là có thật và đơn vị có quyền đối với chúng (Hiệnhữu, quyền và nghĩa vụ)

- Mọi tài sản cố định của đơn vị đều được ghi nhận (Đầy đủ)

- Các tài sản cố định phản ánh trên sổ chi tiết được ghi chép đúng, tổng cộng đúng

và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái (Ghi chép chính xác)

- Các tài sản cố định được đánh giá phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiệnhành (Đánh giá)

- Sự trình bày và khai báo tài sản cố định – gồm cả việc công bố phương pháp khấu

hao - là đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (Trình bày

và công bố)

1.5.2 Đối với chi phí khấu hao TSCĐ

Đối với chi phí khấu hao, mục tiêu kiểm toán chủ yếu là xem xét sự đúng đắntrong việc xác định mức khấu hao và phân bổ cho các đối tượng liên quan Điều nàyphụ thuộc vào phương pháp khấu hao, cũng như các dữ liệu làm cơ sở cho việc tínhtoán và tiêu thức phân bổ chi phí khấu hao

Đối với giá trị hao mòn lũy kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy

đủ và đúng đắn giá trị hao mòn lũy kế tăng lên do khấu hao.Giá trị hao mòn lũy kếgiảm do thanh lý, nhượng bán tài sản cố định được phản ánh chính xác vào từng đốitượng tài sản cố định cụ thể

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 26

1.6 Quy trình kiểm toán tài sản cố định

1.6.1 Nghiên c ứu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ

1.6.1.1.Tìm hiểu về hệ thống kiểm soát nội bộ

Để tìm hiểu hệ thống KSNB của đơn vị, kiểm toán viên cần lập bảng tường thuật,

vẽ lưu đồ hoặc bảng hỏi để mô tả cơ cấu kiểm soát nội bộ hiện hành tại đơn vị, thôngqua phỏng vấn, quan sát và sử dụng bảng hỏi về kiểm soát nội bộ (Bảng 1.1)

Bảng 1.1: Bảng câu hỏi về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định

Câu hỏi

Trả lời

Ghi chú Không

áp dụng Có Không

Yếu kém Quan trọng

Thứ yếu

1 Người phê duyệt việc mua sắm, thanh ký tài sản

cố định có khác với người ghi sổ hay không?

2 Doanh nghiệp có lập kế hoạch và dự toán ngân

sách cho việc mua sắm tài sản cố định hay

không?

3 Doanh nghiệp có thường xuyên đối chiếu sổ chi

tiết với sổ Cái hay không?

4 Có kiểm kê định kỳ tài sản cố định và đối chiếu

với sổ kế toán hay không?

5 Các chênh lệch giữa giá dự toán và giá thực tế

có được xét duyệt và phê chuẩn hay không?

6 Khi thanh lý hay nhượng bán tài sản cố định, có

thành lập Hội đồng thanh lý gồm các thành

viên theo quy định hay không?

7 Có chính sách phân biệt giữa khoản chi phí ghi

tăng nguyên giá tài sản cố định hay tính vào chi

phí của niên độ hay không?

8 Có lập Báo cáo định kỳ về tài sản cố định không

được sử dụng hay không?

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 27

1.6.1.2.Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát

Dựa trên những hiểu biết ban đầu về hệ thống KSNB, kiểm toán viên sẽ tiến

hành đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát Cần lưu ý rằng, kiểm toán viên chỉ có thể đánh

giá rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệu nào đó thấp hơn mức tối đa khi đã có cơ

sở để kết luận rằng các thủ tục kiểm soát liên quan đến cơ sở dẫn liệu đó được thiết kếhữu hiệu và áp dụng nhất quán trong thực tế Trong trường hợp này, kiểm toán viênthực hiện các thử nghiệm kiểm soát để cung cấp bằng chứng cho kết luận của mình

Ngược lại, nếu rủi ro kiểm soát được đánh giá ở mức tối đa hoặc kiểm toán viên cho

rằng phạm vi của các thử nghiệm cơ bản không thể giảm được trong thực tế, kiểm toánviên sẽ không thực hiện các thử nghiệm kiểm soát mà chuyển sang thực hiện ngay cácthử nghiệm cơ bản

1.6.1.3.Thiết kế và thực hiện các thử nghiểm kiểm soát

Thử nghiệm kiểm soát dùng để đánh giá xem hệ thống KSNB được thiết lập vàvận hành hữu hiệu trong thực tế hay không, có khả năng ngăn ngừa được các rủi ro saisót, gian lận hay không Kiểm toán viên có thể thực hiện các thử nghiệm kiểm soátsau:

- Quan sát sự tách biệt các chức năng: bảo quản, ghi sổ, phê chuẩn và thực hiện

- Phỏng vấn những người có liên quan đến việc phê chuẩn các nghiệp vụ tăng, giảmtài sản, kiểm tra quá trình luân chuyển chứng từ hoặc kiểm tra dấu hiệu của việcphê chuẩn mà cụ thể là chữ ký của những người có thẩm quyền

- Kiểm tra tính đầy đủ và hợp lý của các chứng từ có liên quan trong hồ sơ xem

chúng có được hạch toán đầy đủ vào sổ chưa

- Kết hợp giữa việc tham gia kiểm kê vật chất với việc kiểm tra chứng từ, hồ sơpháp lý về quyền sở hữu tài sản Đồng thời phỏng vấn những người bảo quản tàisản để xem tài sản không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp có được bảo quản,theo dõi riêng hay có ký hiệu để nhận biết không

- Phỏng vấn những người có liên quan về vấn đề trích khấu hao tài sản cố định hàng

năm, có nhất quán hay không

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 28

1.6.1.4.Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản

Kết quả của các thử nghiệm kiểm soát sẽ giúp kiểm toán viên nhận diện được

tương đối đầy đủ về những điểm mạnh, điểm yếu của kiểm soát nội bộ liên quan đếncác cơ sở dẫn liệu của tài sản cố định và chi phí khấu hao Lúc này, kiểm toán viên sẽđánh giá lại rủi ro kiểm soát cho từng cơ sở dẫn liệu liên quan và thiết kế lại những thử

nghiệm cơ bản cho phù hợp

1.6.2 Th ử nghiệm cơ bản

1.6.2.1.Kiểm toán tài sản cố định hữu hình

a) Kiểm toán nguyên giá tài sản cố định hữu hình

- Tỷ số giữa doanh thu với tổng giá trị tài sản cố định: tỷ số này phản ánh khả năngtạo ra doanh thu của tài sản cố định hiện có tại đơn vị

- Tỷ số giữa tổng giá trị tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu: tỷ số này liên quanđến mức độ đầu tư vào tài sản cố định so với vốn chủ sở hữu

- Tỷ số hoàn vốn của tài sản cố định: tỷ số này được tính bằng cách chia lợi nhuậnthuần cho tổng giá trị tài sản cố định, qua đó cho thấy khả năng thu hồi của số vốn

đã đầu tư vào tài sản cố định

Ngoài ra, kiểm toán viên có thể thực hiện thêm một số thủ tục phân tích khác sau:

- So sánh giữa chi phí sửa chữa, bảo trì so với doanh thu thuần

- So sánh giữa chi phí sửa chữa, bảo trì của từng kỳ với cùng kỳ năm trước

- So sánh giá trị của các tài sản cố định mua trong năm với năm trước

- So sánh giá trị của các tài sản cố định giảm trong năm với năm trước

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 29

Nếu các tỷ số tính toán và kết quả so sánh nằm trong mức hợp lý, chúng sẽ cungcấp bằng chứng để thỏa mãn các mục tiêu kiểm toán như hiện hữu, đầy đủ, đánh giá,ghi chép chính xác Ngược lại, các biến động và quan hệ bất thường sẽ là những chỉdẫn cho việc điều tra sâu hơn Tuy việc mua sắm và thanh lý tài sản cố định có thể có

sự thay đổi rất lớn giữa các năm, nhưng các thủ tục trên vẫn giúp kiểm toán viên nhậnthức về xu hướng thay đổi và xem xét tính hợp lý chung của khoản mục tài sản cốđịnh

 Thử nghiệm chi tiết

 Thu thập hay tự lập bảng phân tích tổng quát về các thay đổi của tài sản cố

định và đối chiếu với sổ Cái

Hồ sơ kiểm toán chủ yếu về tài sản cố định là Bảng phân tích tổng quát các thayđổi của tài sản cố định Hồ sơ này đặt trọng tâm về sự thay đổi của tài sản cố địnhtrong năm Số dư đầu kỳ của từng loại tài sản cố định phải khớp với số dư cuối kỳ củanăm trước và khớp với hồ sơ kiểm toán năm trước Số tăng và giảm trong năm là sốliệu quan trọng nhất và cần tập trung kiểm tra Cuối cùng là số dư cuối kỳ, cột nàyphải bằng số dư đầu kỳ cộng phát sinh tăng trừ phát sinh giảm, cột này được dùng đểđối chiếu với số trên sổ sách Các chỉ tiêu trong bảng cũng được sử dụng để phân tíchđối với khoản mục Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định

Ngoài ra, còn cần một số hồ sơ kiểm toán khác, như bảng phân tích các khoảntăng và giảm tài sản cố định trong năm, bảng phân tích các chi phí sửa chữa và bảo trì,các thử nghiệm về khấu hao

 Kiểm tra chứng từ gốc các nghiệp vụ tăng tài sản cố định

Đây là thử nghiệm cơ bản quan trọng nhất về tài sản cố định Phạm vi kiểm traphụ thuộc vào sự đánh giá về rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát của kiểm toán viên.Các công việc thường thực hiện khi kiểm toán nghiệp vụ này như sau:

- Xem xét sự phê chuẩn việc ghi nhận đối với mọi tài sản cố định tăng trong kỳ,gồm cả tài sản cố định mua và tự xây dựng

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 30

- Chọn mẫu từ các nghiệp vụ mua tài sản cố định để lần theo đến các chứng từ liên

quan như hợp đồng, hóa đơn và các tài liệu khác Đồng thời cần kiểm tra số tổng

cộng và việc hạch toán các khoản được chiết khấu hoặc giảm giá nhằm phát hiệncác khoản chi cần phải được vốn hóa nhưng lại không hạch toán vào nguyên giáhoặc những khoản tuy không được phép nhưng vẫn ghi tăng nguyên giá tài sản cố

định

- Điều tra các trường hợp có giá mua hoặc quyết toán xây dựng cơ bản cao hơn dựtoán Xác định xem các trường hợp này có được xét duyệt của người có thẩm

quyền hay không

- Xem xét việc xác định nguyên giá của tài sản cố định Kiểm tra các chi phí cấuthành nguyên giá của tài sản cố định để phát hiện các chi phí không hợp lý, không

đủ điều kiện để tính vào nguyên giá của tài sản cố định Một chi phí cần chú ý làchi phí đi vay được vốn hóa vào nguyên giá Doanh nghiệp chỉ được vốn hóa chiphí đi vay khi chắc chắn thu được lợi ích kinh tế tương lai do sử dụng tài sản cốđịnh đó và chi phí này có thể được xác định một cách đáng tin cậy

- Điều tra mọi khoản ghi Nợ tài khoản tài sản cố định hữu hình nhưng chỉ tăng về

giá trị mà không tăng về hiện vật Để phát hiện được các trường hợp ghi tăng

nguyên giá đối với các chi phí không đủ tiêu chuẩn, kiểm toán viên cần xem xét cụ

thể những chứng từ, phỏng vấn các nhân viên liên quan về từng trường hợp cụ thể

- Rà soát lại tất cả các hợp đồng thi công và chi phí liên quan đến XDCB dở dang đã

phát sinh và hoàn thành trong năm Đối với các công trình XDCB vẫn chưa hoàn

thành tính đến thời điểm cuối niên độ, kiểm toán viên cần chọn mẫu từ sổ chi tiếtchi phí XDCB dở dang để kiểm tra đến chứng từ gốc nhằm đảm bảo các chi phí

này đã thực sự phát sinh trong kỳ

- Lần theo những kết chuyển từ tài khoản Chi phí XDCB dở dang đến tài khoản Tàisản cố định hữu hình

- Xem xét việc đánh giá các tài sản cố định do doanh nghiệp tự xây dựng hoặc tựchế Kiểm toán viên cần áp dụng các thử nghiệm kiểm toán bổ sung để so sánhgiữa tổng chi phí xây dựng thực tế phát sinh với giá ước tính do bên ngoài cung

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 31

cấp Cần lưu ý đặc biệt đến các tài sản cố định có chi phí xây dựng thực tế cao hơngiá thi công của thị trường.

 Chứng kiến kiểm kê các tài sản cố định tăng trong kỳ

Thay vì chứng kiến kiểm kê toàn bộ TSCĐ hiện có của doanh nghiệp, thôngthường kiểm toán viên chỉ chứng kiến kiểm kê các TSCĐ tăng trong năm Điều nàygiúp kiểm toán viên hiểu được đặc điểm kinh doanh của đơn vị và bổ sung cho thủ tụckiểm tra các bút toán ghi tăng tăng TSCĐ trong kỳ Đối với các doanh nghiệp có hệthống kiểm soát nội bộ yếu kém, việc chứng kiến kiểm kê đóng vai trò hết sức quantrọng trong quá trình kiểm toán

Khi chứng kiếm kiểm kê, kiểm toán viên có thể chọn một trong hai hướng sau:

- Bắt đầu kiểm tra từ sổ sách kế toán: giúp kiểm toán viên xác định được rằng các

TSCĐ ghi trên sổ sách kế toán là có thật và đang được sử dụng

- Bắt đầu kiểm tra từ các tài sản cố định: chọn một số TSCĐ trong thực tế và lần

lượt xem việc ghi nhận trên sổ chi tiết Việc này giúp kiểm toán viên xác địnhđược rằng tất cả các TSCĐ hiện có tại doanh nghiệp đều được ghi nhận

Đối với một số trường hợp doanh nghiệp có hệ thống kiểm soát nội bộ yếu kém,

kiểm toán viên có thể yêu cầu chứng kiến kiểm kê toàn bộ TSCĐ hiện có tại doanhnghiệp

 Kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với tài sản cố định

Để kiểm tra quyền sở hữu hợp pháp đối với TSCĐ, kiểm toán viên cần thu thập

các bằng chứng có liên quan như văn bản pháp lý về quyền sở hữu TSCĐ, các hóa đơn

đóng bảo hiểm, hóa đơn nộp thuế, biên nhận chi trả tiền cho các tài sản đã thế

chấp,…Ngoài ra, kiểm toán viên cần kiểm tra các hợp đồng mua tài sản để xác định sốtiền mà đơn vị còn thiếu người bán Trong một số trường hợp, kiểm toán viên có thểcần sử dụng ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn

 Kiểm tra việc ghi nhận đầy đủ tài sản cố định

Lập bảng phân tích các chi phí sửa chữa, bảo trì phát sinh hàng tháng để đốichiếu với số phát sinh của năm trước để phát hiện các biến động bất thường, từ đó tìm

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 32

kiếm những khoản chi phí có số tiền lớn để kiểm tra đến chứng từ gốc và các tài liệuliên quan Bên cạnh đó, kiểm tra các chi phí sửa chữa, bảo dưỡng lớn được phân bổhoặc trích lập từng phần vào chi phí thông qua các tài khoản Chi phí trả trước và Chiphí phải trả.

Kiểm toán viên cần lưu ý các công trình xây dựng XDCB đã hoàn thành và đưavào sử dụng trước ngày kết thúc niên độ (căn cứ vào biên bản hoàn thành, bàn giao

đưa vào sử dụng tài sản cố định) nhưng chưa được ghi nhận là TSCĐ

Xem xét các TSCĐ được mua bằng hình thức trả góp có được ghi tăng TSCĐ

hay không và phần chưa trả có được ghi tăng Nợ phải trả hay không Kiểm toán viêncũng cần chú ý xem xét việc tính toán nguyên giá tài sản cố định mua trả góp để đảmbảo phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành

 Kiểm tra các nhiệp vụ ghi giảm tài sản cố định trong kỳ

Thông thường, để kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ, kiểm toán viên thực

hiện các bước công việc sau:

- Nếu có mua TSCĐ mới trong năm, xem xét có TSCĐ cũ nào được mang đi trao

đổi hay thanh lý hay không

- Phân tích tài khoản Thu nhập khác để xem có bất kỳ khoản thu nhập phát sinh từthanh lý, nhượng bán TSCĐ hay không

- Nếu có sản phẩm bị ngưng sản xuất trong năm, cần kiểm tra việc sử dụng các thiết

bị chuyên dùng để sản xuất sản phẩm này

- Phỏng vấn các nhân viên, quản đốc để xem có TSCĐ nào được mang đi trao đổi,thanh lý hay nhượng bán không

- Đối chiếu số liệu trên sổ sách và số liệu kiểm kê để phát hiện TSCĐ mất mát, thiếu

hụt

 Xem xét việc trình bày và công bố trên báo cáo tài chính

Trên Bảng cân đối kế toán, số dư của TSCĐ và giá trị hao mòn lũy kế được trìnhbày riêng theo từng loại: TSCĐ hữu hình, vô hình, TSCĐ thuê tài chính, bất động sản

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 33

- Chính sách kế toán đối với TSCĐ hữu hình gồm: nguyên tắc xác định nguyên giá,

phương pháp khấu hao, thời gian sử dụng hữu ích hoặc tỷ lệ khấu hao

- Tình hình tăng giảm TSCĐ theo từng loại và từng nhóm TSCĐ (đất đai, nhà cửa,vật kiến trúc,…) về :

+ Nguyên giá TSCĐ gồm: số dư đầu kỳ, tăng giảm trong kỳ và số dư cuối kỳ.

+ Giá trị hao mòn lũy kế.

+ Giá trị còn lại - Giá trị còn lại của tài sản cố định đang dùng để cầm cố, thế

chấp, tài sản cố định tạm ngừng sử dụng, tài sản cố định chờ thanh lý,…

b) Kiểm toán chi phí khấu hao

 Thủ tục phân tích

Kiểm toán viên thường tính tỷ lệ khấu hao bình quân cho từng loại tài sản cố

định (nhà cửa, máy móc thiết bị,…) Tỷ lệ khấu hao bình quân bằng tỷ số giữa chi phí

khấu hao và tổng nguyên giá tài sản cố định Sự thay đổi đột ngột trong tỷ lệ này giúpkiểm toán viên lưu ý đến những thay đổi trong chính sách khấu hao, trong cơ cấu tàisản cố định hoặc khả năng sai sót trong tính toán chi phí khấu hao

Ngoài ra, kiểm toán viên so sánh chi phí khấu hao của năm này so với năm trước,chi phí khấu hao so với giá thành sản phẩm nhập kho… những biến động bất thường

đều cần được tìm hiểu và giải thích nguyên nhân

 Thử nghiệm chi tiết

 Thu thập hay tự soạn một Bảng phân tích tổng quát về khấu hao và giá trị khấu

hao lũy kế

Bảng phân tích tổng quát về khấu hao cần ghi rõ giá trị khấu hao lũy kế đầu kỳ,

số khấu hao trích trong năm, giá trị hao mòn lũy kế giảm do thanh lý, nhượng bán tàisản cố định và số dư cuối kỳ Trên cơ sở bảng phân tích này, kiểm toán viên tiến hànhcác công việc sau:

- So sánh số dư đầu kỳ với số liệu kiểm toán năm trước

- So sánh tổng số khấu hao tăng, giảm ở số liệu chi tiết với tổng số ghi trên sổ cái

- So sánh tổng số dư cuối kì trên các sổ chi tiết với số dư cuối kỳ trên sổ cái

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 34

 Xem xét lại các chính sách khấu hao của đơn vị

Đối với chính sách khấu hao, kiểm toán viên cần xem xét những vấn đề sau:

- Phương pháp khấu hao sử dụng có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện

hành hay không? Theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành, tùy theo đặc điểmcủa mình, các doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong các phương pháp khấu haosau: khấu hao đường thẳng, khấu hao theo số dư giảm dần và khấu hao theo số

lượng sản phẩm

- Phương pháp khấu hao có phù hợp với lợi ích mà tài sản cố định mang lại cho

doanh nghiệp hay không

- Thời gian sử dụng hữu ích có được ước tính phù hợp hay không?

- Sự cần thiết thay đổi chính sách khấu hao Trong mọi trường hợp thay đổi chínhsách khấu hao, gồm cả thời gian sử dụng hữu ích và phương pháp khấu hao, kiểmtoán viên cần lưu ý đơn vị công bố sự thay đổi này trên Bản thuyết minh báo cáotài chính

 Kiểm tra mức khấu hao

- So sánh tỷ lệ khấu hao năm nay so với năm trước, điều tra các chênh lệch nếu có

- Tính toán lại mức khấu hao cho một tài sản cố định và lần theo số liệu của nó trên

sổ Cái Chú ý các trường hợp tài sản cố định đã khấu hao hết nhưng vẫn còn đượctrích khấu hao

- So sánh số phát sinh Có trên tài khoản Hao mòn tài sản cố định với chi phí khấuhao trên các tài khoản chi phí có liên quan

 Kiểm tra các khoản ghi giảm giá trị hao mòn lũy kế do thanh lý, nhượng bán tài

Trang 35

1.6.2.2.Kiểm toán tài sản cố định thuê tài chính

Khi kiểm toán các đơn vị có TSCĐ thuê tài chính, kiểm toán viên cần chú ý cácvấn đề sau:

- Phân biệt giữa thuê tài chính và thuê hoạt động Hai hình thức thuê tài sản này cókhác biệt lớn trong hạch toán và trình bày Báo cáo tài chính Cơ sở để phân loại làmức độ chuyển giao lợi ích và rủi ro gắn với quyền của tài sản Những nhân tố

thường được sử dụng để đánh giá mức độ chuyển giao nêu trên là thời gian thuê

(so với tổng thời gian sử dụng hữu ích của tài sản), các giới hạn về quyền hủyngang hợp đồng đối với bên thuê, những thỏa thuận về vấn đề đền bù tổn thất dohủy hợp đồng, các cam kết về chuyển giao quyền sở hữu khi hết thời hạn thuêhoặc mua ưu đãi…

- Xác định nguyên giá của tài sản cố định thuê tài chính VAS 06 – Thuê tài sản –quy định nguyên giá được ghi nhận theo số tiền thấp hơn giữa giá trị hợp lý và giá

trị hiện tại của khoản thanh toán tiền thuê tối thiểu Do đó, kiểm toán viên cần xemxét các dữ liệu và phương pháp mà đơn vị sử dụng để xác định giá trị hiện tại củakhoản thanh toán tiền thuê tối thiểu có hợp lý hay không

- Kiểm tra chi phí tài chính và chi phí khấu hao của các TSCĐ thuê tài chính Việckiểm tra này nhằm mục đích xem xét sự phù hợp của các khoản chi phí với yêucầu của chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành Trường hợp không chắc chắn bênthuê có quyền sở hữu tài sản khi hết thời hạn thuê, lúc này TSCĐ thuê tài chính

được khấu hao theo thời gian ngắn hơn thời hạn thuê hoặc thời giản sử dụng hữu

ích của nó

1.6.2.3 Kiểm toán tài sản cố định vô hình

Việc xác minh sự hiện hữu của TSCĐ vô hình phức tạp hơn nhiều so với TSCĐhữu hình vì đặc điểm của nó là không có hình thái vật chất Thông thường, các thủ tụckiểm toán tập trung vào việc xem xét các chi phí đã được vốn hóa có thực sự phát sinh

và thỏa mãn các tiêu chuẩn và điều kiện ghi nhận theo quy định hay không, chẳng hạn:

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 36

- Đối với các tài sản cố định vô hình tạo ra từ nội bộ, kiểm toán viên cần chú ý xemđơn vị có phân chia quá trình hình thành giai đoạn nghiên cứu và triển khai hay

không Nếu đơn vị không thể phân biệt hai giai đoạn này, các chi phí liên quan bắtbuộc phải hạch toán toàn bộ vào chi phí trong kỳ Còn đối với tài sản được tạo ratrong giai đoạn triển khai thì chỉ được ghi nhận là tài sản cố định vô hình nếu thỏamãn các điều kiện trong chuẩn mực hiện hành

- Đối với TSCĐ vô hình được hình thành do sáp nhập, kiểm toán viên xem xét việc

các tiêu chuẩn của TSCĐ vô hình Theo VAS 04, những trường hợp đơn vị khôngthể xác định được nguyên giá một cách đáng tin cậy thì TSCĐ được hình thànhtrong sáp nhập phải hạch toán vào lợi thế thương mại

Ngoài các vấn đề trên, nhìn chung chương trình kiểm toán TSCĐ vô hình tương

tự như đối với TSCĐ hữu hình Việc kiểm toán có thể được bắt đầu bằng việc phântích chi tiết các tài khoản tăng, giảm của từng loại Sau đó, đối với các trường hợp ghi

tăng cần thu thập các bằng chứng liên quan như hóa đơn, phiếu chi… nhằm mục đích

chứng minh rằng các chi phí thực sự phát sinh Tiếp đến, cần xem các khoản vốn hóa

có thỏa mãn các điều kiện để tính vào nguyên giá của TSCĐ vô hình hay không Ngoài

ra, kiểm toán viên cần thu thập các bằng chứng có liên quan đến việc ghi giảm các

TSCĐ vô hình Theo VAS 04, TSCĐ vô hình cần phải thanh lý khi không còn khảnăng mang lại lợi ích kinh tế nữa Cuối cùng là vấn đề trình bày và công bố TSCĐ vô

hình trên BCTC

(Trích “Giáo trình Kiểm toán tài chính”, Đại học Kinh tế quốc dân)

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 37

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN

CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH TẠI

CÔNG TY TNHH KIỂM TOÁN AN PHÁT

2.1.Tổng quan về Công ty TNHH Kiểm toán An Phát

2.1.1.Gi ới thiệu về Công ty TNHH Kiểm toán An Phát

Công ty TNHH Kiểm toán An Phát (APS) – Một trong những doanh nghiệp kiểm

toán đầu tiên được thành lập theo Nghị định số 105/NĐ-CP ngày 30 tháng 03 năm

2004 của Chính phủ ban hành quy chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân

- Tên tiếng anh: Anphat Auditing and Accounting Consultancy Co.Ltd

- Trụ sở chính: 245 Bạch Đằng, Thượng Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng

- Chi nhánh tại Hà Nội: Ngõ 10 Thái Thịnh II, Đống Đa, Hà Nội

- Chi nhánh Thái Bình: 456 Lý Bôn, khách sạn Việt Đức, Thái Bình

- Chi nhánh tại Đà Nẵng: 167 Phan Châu Trinh, Hải Châu, Đà Nẵng

- Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: 232 Nguyễn Tất Thành, P13, Q4, Tp Hồ ChíMinh

2004 của Chính phủ ban hành qui chế kiểm toán độc lập trong nền kinh tế quốc dân

Công ty có đội ngũ trên 60 nhân viên chuyên nghiệp tốt nghiệp Đại học và Cao họctrong và ngoài nước Đội ngũ kiểm toán viên và nhân viên lành nghề của công ty đã có

thời gian làm việc tại các công ty kiểm toán lớn trong nước và các hãng kiểm toánquốc tế tại Việt Nam, với bề dày kinh nghiệm trong các lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tư

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 38

vấn tài chính, thuế …đã và đang khẳng định vị trí và uy tín của chúng tôi trên thị

trường

Công ty có mạng lưới khách hàng rộng khắp cả nước, điểm mạnh trong dịch vụcủa công ty là kiểm toán báo cáo tài chính, Kiểm toán dự án đầu tư, Kiểm toán Báocáo quyết toán công trình XDCB hoàn thành, tư vấn xác định giá trị tài sản, tư vấnthiết lập bộ máy kế toán, tư vấn thuế, lập quyết toán thuế và xây dựng hệ thống quảntrị doanh nghiệp…

 Chiến lược kinh doanh

Chúng tôi cam kết dành nguồn lực to lớn để đầu tư vào huấn luyện con người của

chúng tôi để đảm bảo dịch vụ chúng tôi cung cấp đạt được tiêu chuẩn quốc tế kết hợp

với sự hiểu biết sâu sắc môi trường Việt Nam nhằm mục tiêu đáp ứng tốt nhất yêu cầucủa khách hàng

 Tầm nhìn

Nỗ lực để trở thành một trong những Công ty cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp

hàng đầu Việt Nam nhằm giải quyết những vấn đề kinh doanh phức tạp của khách

hàng và cung cấp những cơ hội nghề nghiệp xuất sắc cho nhân viên của chúng tôi

Trong thời gian tới công ty còn phải nỗ lực hơn nữa trong việc nâng cao chất

lượng dịch vụ, phát triển nguồn nhân lực, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho nhân viên đa dạng hóa dịch vụ, để có thể cung cấp dịch vụ cho số lượngkhách hàng lớn hơn với chất lượng dịch vụ tốt hơn, từng bước khẳng định vị trí và têntuổi của mình trên thị trường kiểm toán và tư vấn tài chính tại Việt Nam Công ty camkết luôn chia sẻ sự thành công của mình với khách hàng và nhân viên trong Công ty,

cùng nhau song hành hướng tương lai

b) Tổ chức bộ máy quản lý

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 39

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý công ty

- Tổng Giám Đốc: Là người đứng đầu công ty, chịu trách nhiệm điều hành các hoạt

động chung của công ty và các chi nhánh

- Phó Tổng giám đốc chi nhánh: Là người đứng đầu các chi nhánh, điều hành mọihoạt động của chi nhánh, đưa ra các quyết định liên quan đến hợp đồng kiểm toán.Phó Tổng giám đốc chi nhánh là người chịu trách nhiệm kí các báo cáo kiểm toán

trước khi gửi cho khách hàng, mở rộng quan hệ giao thiệp với các khách hàng cũ

cũng như các khách hàng mới

- Phòng kiểm toán BCTC: Chịu trách nhiệm quản lý các KTV có kinh nghiệm vềkiểm toán BCTC, phân công các công việc cụ thể cho từng kiểm toán viên, soátxét lại công việc kiểm toán viên đã thực hiện

- Phòng kế toán – hành chính: Quản lý công việc văn thư của công ty, cung cấp cáctài liệu khách hàng cho phòng kiểm toán Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ, hệthống tài khoản kế toán đúng theo đặc điểm kinh doanh của công ty, lập các kếhoạch về tài chính và dự trù ngân sách, thực hiện công tác kế toán

- Phòng kiểm toán XDCB: quản lý các KTV có kinh nghiệm về XDCB, kiểm toán

dự toán và quyết toán XDCB của chủ đầu tư theo quy trình do công ty quy định

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC CHI NHÁNH

KHỐI KIỂM

TOÁN BCTC

PHÒNG KẾ TOÁN HÀNH CHÍNH

PHÒNG TƯ

VẤN ĐÀO TẠO

KHỐI KIỂM TOÁN XDCB

Trường Đại học Kinh tế Huế

Trang 40

- Phòng tư vấn đào tạo: Tổ chức các khóa học bồi dưỡng nghiệp vụ kế toán, kiểmtoán nội bộ, quản trị doanh nghiệp Tư vấn quản lý về tài chính và đầu tư cho cácdoanh nghiệp.

2.1.3 M ục tiêu, phương châm hoạt động và các dịch vụ mà công ty cung cấp

2.1.3.1 Mục tiêu hoạt động của công ty

Mục tiêu hoạt động của công ty là nhằm cung cấp các dịch vụ tư vấn kế toán, tưvấn lập Báo cáo thuế và Kiểm toán BCTC, Kiểm toán XDCB với uy tín và chất lượng,

đảm bảo quyền lợi hợp pháp của khách hàng, cung cấp những thông tin với độ tin cậy

cao cho công tác quản lý tài chính và điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh, manglại hiệu quả cao nhất Hơn thế nữa, với kinh nghiệm thực tiễn về tư vấn tài chính kếtoán, gần gũi với khách hàng, tận tình, thông thạo nghiệp vụ và hiểu biết kinh nghiệmthực tế tại Việt Nam, công ty luôn hiểu rõ được các yêu cầu trong quản lý, các khó

khăn có thể gặp phải trong hoạt động và sẽ hỗ trợ khách hàng giải quyết tốt các vấn đề

mà ít có một tổ chức dịch vụ tư vấn tài chính kế toán nào có thể thực hiện được

2.1.3.2.Phương châm hoạt động

- Mọi thành viên đều trở thành người sáng tạo

- Mọi hành động đều trở thành lòng nhiệt huyết

- Mọi dịch vụ đều đạt đến sự hoàn thiện

- Mọi ý kiến đều đảm bảo khách quan

Công ty luôn đảm bảo chất lượng dịch vụ tốt nhất trong mọi lĩnh vực Các nhân

viên của APS luôn tuân thủ phương châm hoạt động của mình, làm việc độc lập, trungthực, khách quan và bảo mật, tuân thủ các quy định của nhà nước Việt Nam, luôn nhậnthức được lợi ích hợp pháp của khách hàng và cố gắng giúp khách hàng thực hiện vàbảo vệ lợi ích chính đáng của mình

2.1.3.3 Các dịch vụ mà công ty cung cấp

Dịch vụ kiểm toán

- Kiểm toán báo cáo tài chính

Trường Đại học Kinh tế Huế

Ngày đăng: 09/11/2016, 22:47

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w