1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của nam cao

17 287 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 458,5 KB

Nội dung

Việc nghiên cứu các cách thức thể hiện ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật là một trong những hướng nghiên cứu để làm rõ phong cách tác giả, làm rõ hơn phong cách nhân vật.. Nghiên cứu

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

- -

CẤU TRÚC ĐỘC THOẠI TRONG NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN CỦA NAM CAO

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Chuyên ngành : Lí luận ngôn ngữ

Mã số : 5 04 08

Người hướng dẫn khoa học : TS Phạm Văn Tình

Người viết: Học viên Lưu Thị Oanh

Hà Nội - 2004

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã được sự hướng dẫn nhiệt tình của TS Phạm Văn Tình, Viện Ngôn ngữ học, thày đã có những định hướng ban đầu, những lời nhận xét và chỉ dẫn quý báu trong suốt quá trình tôi thực hiện luận văn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc nhất của tôi tới thày về những ý kiến quý báu và thời gian mà thày đã dành cho tôi

Tôi xin bày tỏ sự biết ơn tới các thày cô khoa Ngôn ngữ, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Tôi trân trọng cảm ơn các thày cô đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ tôi trong suốt quãng thời gian gần 10 năm tôi theo học ở khoa cũng như quá trình bắt tay vào viết và hoàn thành luận văn

Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, những bạn bè

và đồng nghiệp khác đã hết lòng động viên, khuyến khích, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tôi có kết quả cuối cùng ngày hôm nay

Hà Nội, tháng 01 năm 2005 Tác giả luận văn

Lưu Thị Oanh

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, là kết quả của lao động nghiêm túc, tìm tòi và kế thừa trong quá trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công

bố trong bất kì công trình nào khác

Tác giả luận văn LƯU THỊ OANH

Trang 4

MỤC LỤC

Trang phụ bìa

Lời cảm ơn

Lời cam đoan

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài 4

2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 6

3 Phương pháp nghiên cứu ……6

4 Ý nghĩa và đóng góp của luận văn 7

5 Bố cục của luận văn… … 7

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.Về các khái niệm độc thoại và đối thoại (theo quan điểm giao tiếp)……9

2 Các dạng độc thoại trên văn bản………11

3 Quan niệm về độc thoại nội tâm của luận văn……… 16

4 Tiểu kết……… 20

Chương 2

CẤU TRÚC CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO

1 Hình thức thể hiện các đoạn độc thoại nội tâm trong truyện ngắn

Trang 5

của Nam Cao……… 22

1.1 Các phát ngôn cấu thành các đoạn độc thoại nội tâm ……… .23

1.2 Cấu trúc hình thức của các đoạn độc thoại nội tâm……… 25

1.3 Cách thức nhập đề của các đoạn độc thoại nội tâm……… .27

1.4 Cách thức kết thúc của các đoạn độc thoại nội tâm………33

2 Tần suất xuất hiện các dạng độc thoại……… 37

2.1 Số lần xuất hiện trong truyện của các đoạn độc thoại nội tâm…… 37

2.2 Độ phân bố các đoạn độc thoại nội tâm……… 38

3 Tiểu kết 41

Chương 3 GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM

TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NAM CAO 1 Mở đầu 43

2 Khẳng định chủ đề tác phẩm 44

2.1 Trước Cách mạng 44

2.1.1 Đề tài người nông dân 45

2.1.1.1 Hệ thống chủ đề tư tưởng thứ nhất 45

2.1.1.2 Hệ thống chủ đề tư tưởng thứ hai 52

2.1.2 Đề tài người trí thức tiểu tư sản 57

2.2 Sau Cách mạng 58

2 2.1 Hệ thống chủ đề tư tưởng thứ nhất……… 61

2.2.2 Hệ thống chủ đề tư tưởng thứ hai……… 65

2.3 Tiểu kết 65

3 Khẳng định phong cách tác giả 68

Trang 6

3.1 Độc thoại nội tâm theo mạch tâm lí nhân vật……… 68

3.1.1 Độc thoại nội tâm được xây dựng dựa trên“cái hàng ngày” 69

3.1.2 Độc thoại nội tâm diễn tả mạch tâm lí của nhân vật trí thức tiểu tư sản 70

3.1.3 Độc thoại nội tâm diễn tả mạch tâm lí của nhân vật nông dân 78

3.1.4 Tiểu kết 81

3.2 Từ ngữ sử dụng, phong cách diễn giải riêng biệt ……… .82

3.2.1 Sử dụng phương ngữ nông dân đồng bằng Bắc Bộ 82

3.2.2 Sử dụng nhiều phát ngôn ngắn gọn, tỉnh lược 85

3.2.3 Sử dụng nhiều thành ngữ, tục ngữ, ……… 87

3.2.4 Sử dụng nhiều từ ngữ của văn nghị luận 88

3.2.5 Sử dụng nhiều câu hỏi nghi vấn để diễn giải tâm lí nhân vật 89

3.2.6 Tiểu kết 93

KẾT LUẬN………94

TÀI LIỆU THAM KHẢO………96

NGUỒN XUẤT XỨ TƯ LIỆU………112

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lí do lựa chọn đề tài

Văn bản nghệ thuật (truyện ngắn, truyện vừa, tiểu thuyết ) vốn là một hình thức tổ chức ngôn ngữ có giá trị đặc biệt trong việc lưu giữ, truyền đạt truyền thống văn hoá- lịch sử, tư tưởng, phong cách ngôn ngữ, phong cách nhà văn ở một thời điểm lịch sử nhất định này sang thời điểm khác Việc nghiên cứu các cách thức thể hiện ngôn ngữ trong các văn bản nghệ thuật là một trong những hướng nghiên cứu để làm rõ phong cách tác giả, làm rõ hơn phong cách nhân vật Vì thế việc nghiên cứu này là cần thiết nhất là trong thời điểm hiện nay

Nghiên cứu cách thức thể hiện của ngôn ngữ trong các văn bản nghệ

thuật có nhiều hướng khác nhau như: chủ đề, cấu tứ, ngôn ngữ, xây dựng văn

bản… Trong đó, xây dựng văn bản có những đoạn độc thoại nội tâm là một

cách thức thể hiện ngôn ngữ hết sức độc đáo Bởi đó là nét riêng, là sở trường,

là tài năng của nhà văn

Độc thoại nội tâm là một thủ pháp nghệ thuật nổi trội trong văn bản nghệ thuật của nhiều nhà văn Tuy nhiên, thủ pháp này có những đặc thù riêng về kết cấu và cách thức thể hiện nội dung ở mỗi nhà văn Trong số các nhà văn tr-ước Cách mạng, Nam Cao nổi lên như một cây bút hiện thực phê phán xuất sắc nhất, ông đã sử dụng rất nhiều đoạn độc thoại nội tâm trong các tác phẩm của mình để khai thác các khía cạnh tâm lí nhân vật, phát triển câu truyện theo mạch tâm lí nhân vật Cả cuộc đời gắn bó với sự nghiệp văn chương, mười lăm năm cầm bút (1936- 1951) nhà văn Nam Cao đã chứng kiến rất nhiều đổi thay của dân tộc Trước Cách mạng những trang viết của ông là cả tấm lòng và tình yêu thương cực độ những lớp người nghèo khổ, những cảnh đời đau khổ, bất hạnh; là nỗi căm giận xót xa đến cháy lòng trước bao ngang trái , bất công của

Trang 8

chế độ cũ; là những ước mongcháy bỏng về một cuộc sống tốt đẹp hơn, công bằng hơn Cũng khai thác đề tài người nông dân và tầng lớp trí thức tiểu tư sản như các bậc đàn anh khác như Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố nhưng Nam Cao đã thổi vào đó những nét rất riêng biệt, trong đó kiếp sống con người đau đớn phũ phàng hơn trước những cơn xoáy lốc mới của một thời kì lịch sử đen tối nặng nề Cách mạng Tháng tám thành công đã tạo ra một luồng sinh khí mới trong các tác phẩm của ông mặc dù ông vẫn trung thành với đề tài người nông dân và tầng lớp trí thức tiểu tư sản Bút pháp của ông: “Không nói những cái người ta đã nói, không tả theo lối người ta đã tả, ông đã dám bước vào làng văn với những cạnh sắc riêng của mình” Độc thoại nội tâm chính là một thủ pháp nghệ thuật nổi trội tạo nên “cạnh sắc” riêng của nhà văn Nam Cao Với độc thoại nội tâm, Nam Cao đã góp một tiếng nói riêng cách tân và hiện đại hoá nền văn xuôi quốc ngữ, khẳng định một ngòi bút đầy tài năng, sắc sảo của một nhà văn hiện thực chủ nghĩa Với độc thoại nội tâm, ông đã khắc hoạ rất rõ nét nhiều loại nhân vật đủ mọi tầng lớp trong xã hội với nhiều sự biến động mang tính thời đại Với tài năng, tâm huyết và sự say mê đầy trách nhiệm của một trái tim lớn, một người nghệ sĩ lớn luôn thức đập với những buồn, vui, đau khổ của con người, của cuộc đời, Nam cao đã tạo dựng được một sự nghiệp văn chương lớn Rất nhiều nhân vật trong các tác phẩm của ông đã để lại những ám ảnh kì lạ đối với nhiều thế hệ công chúng như: Chí Phèo, Thị Nở, Lão Hạc, Điền, Hộ, Độ Và tất cả những tâm tư, tình cảm, những diễn biến tâm lý của các nhân vật ấy thể hiện qua các đoạn độc thoại nội tâm đã để lại những ấn tượng sâu sắc trong lòng độc giả Vì thế đã có nhiều tác phẩm của ông được chọn lọc giảng dạy ở trường phổ thông

Sử dụng độc thoại nội tâm là bút pháp nghệ thuật hết sức độc đáo của nhà văn Nam Cao Đã có nhiều bài viết về thủ pháp độc đáo này của Nam Cao nhưng chưa có một công trình nào, nghiên cứu đầy đủ và hệ thống về cấu trúc hình thức và giá trị nội dung của độc thoại nội tâm trong các văn bản nghệ

Trang 9

thuật Nam Cao, giúp độc giả có thể hiểu một cách chi tiết, sâu sắc ý nghĩa đóng góp của sự nghiệp văn chương Nam Cao cho nền văn xuôi hiện thực

nư-ớc ta; giúp độc giả có thể cảm nhận đúng, sâu hơn các tác phẩm văn học Nam Cao Vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn cho mình đề tài luận văn này

Và một điều hết sức đặc biệt thôi thúc tôi tiến hành luận văn này Đó là việc tôi được may mắn sinh ra và lớn lên ở vùng chiêm trũng Hà Nam- quê hương của nhà văn Nam Cao Từ thuở còn là học sinh cắp sách tới trường, những tác phẩm văn học của Nam Cao trong chương trình học phổ thông đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu sắc Đọc các tác phẩm của ông tôi đã biết và hiểu được tư duy, tình cảm, ngôn ngữ đặc trưng của những con người đã sống trên mảnh đất quê hương tôi cách tôi gần một thế kỉ Tôi đã rất cảm ơn nhà văn Nam Cao và tự hỏi rằng: cái gì đã tạo ra sức mạnh trường tồn cho các tác phẩm văn học Nam Cao? Không cái gì khác đó chính là giá trị biểu hiện của ngôn ngữ Được may mắn học tập và rèn luyện tại khoa Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tôi hy vọng rằng

việc nghiên cứu cấu trúc độc thoại trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao sẽ

góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu giá trị đóng góp

to lớn về mặt ngôn ngữ của sự nghiệp văn học Nam Cao

2 Phạm vi, đối tượng nghiên cứu

Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn là tất cả các đoạn độc thoại nội tâm trong truyện ngắn, bút ký của Nam Cao, trong hai tập Nam Cao toàn tập (I & II), cụ thể là qua 22 truyện ngắn, bút ký, nhà xuất bản Văn học

2002 Tất cả các đoạn độc thoại nội tâm được chúng tôi xem xét trong phạm vi ngữ cảnh cần thiết trong toàn bộ văn bản

3 Phương pháp nghiên cứu

Trang 10

Luận văn sẽ sử dụng phương pháp thống kê, miêu tả, so sánh và phân tích

ngôn ngữ ở hai mặt:

- Cấu trúc hình thức của các đoạn độc thoại nội tâm

- Nội dung thể hiện các đoạn độc thoại nội tâm

Ứng dụng các kiến thức lí luận để miêu tả chuẩn xác ngôn ngữ độc thoại nội tâm trong truyện ngắn, bút ký của Nam Cao Từ đó thấy được:

- Giá trị biểu hiện của các đoạn độc thoại nội tâm (giá trị ngữ nghĩa, giá trị liên kết, tính hợp lí, chặt chẽ, mạch lạc…)

- Nét độc đáo, riêng biệt của bút pháp Nam Cao

4 Ý nghĩa và đóng góp của luận văn

Những kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ:

- Góp một cách nhìn cụ thể, chi tiết, đầy đủ và hệ thống về nghệ thuật của Nam Cao

- Giúp cho việc cảm nhận cũng như giảng dạy các tác phẩm Nam Cao tốt hơn, toàn diện hơn, sâu sắc hơn

- Góp thêm một tiếng nói trong việc đi sâu nghiên cứu phong cách Nam Cao nói chung Đó là ý nghĩa đóng góp về mặt thực tiễn của luận văn

- Về mặt lí luận: những nghiên cứu của luận văn sẽ bổ sung vào mảng lí luận đối với việc nghiên cứu văn bản và phân tích diễn ngôn

5 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương theo trình tự sắp xếp như sau:

Trang 11

Chương 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

TRONG NGÔN NGỮ KỂ TRUYỆN CỦA NAM CAO

Chương 3: GIÁ TRỊ BIỂU HIỆN CỦA CÁC ĐOẠN ĐỘC THOẠI NỘI TÂM TRONG NGÔN NGỮ KỂ CHUYỆN CỦA NAM CAO

Trang 12

TÀI LIỆU THAM KHẢO

I TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

dục, Hà Nội

47-55

Đoản ngữ), NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

Nội

động”, Ngôn ngữ (3), tr 18-33

động”, Ngôn ngữ (1), tr 12-26 (tiếp theo)

tr 14-16

học (t.1), NXB Giáo dục, Hà Nội

Việt Nam, Viện Đại học Huế

THCN, Hà Nội

THCN, Hà Nội

Trang 13

13 Lê Đông (1996), Ngữ nghĩa - ngữ dụng câu hỏi chính danh, Luận án PTS

khoa học Ngữ văn, Hà Nội

ngữ học, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

Hà Nội

NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

NXB Giáo dục, Hà Nội

Hà Nội

Nội

TP Hồ Chí Minh

(1), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

(2), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

THCN, Hà Nội

Trang 14

28 Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, NXB Khoa học

xã hội, Hà Nội

xã hội, Hà Nội

học & THCN, Hà Nội

Khoa học xã hội, Hà Nội

Giáo dục, Hà Nội

Hà Nội

13-19

cương, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

Khoa học Ngữ Văn, Hà Nội

NXB Giáo dục, Hà Nội

câu”, Ngôn ngữ (4), tr 50-56

Việt, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội

Trang 15

40 Phạm Văn Tình (1999), Ngữ cảnh lâm thời và phép tỉnh lược, Báo cáo

khoa học tại Hội thảo khoa học Việt - Nga, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội,

11-1999

41 Phạm Văn Tình (2002), “Im lặng - Một dạng tỉnh lƣợc ngữ dụng”, Ngôn

ngữ (5), tr 44-49

42 Phạm Văn Tình (2002), Phép tỉnh lược và ngữ trực thuộc tỉnh lược trong

tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

pháp tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

Hồ Chí Minh

45 Hoàng Văn Vân (2002), Ngữ pháp kinh nghiệm của cú tiếng Việt theo

quan điểm chức năng hệ thống, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội

46 Viện Ngôn ngữ học (Hoàng Phê chủ biên) (2000), Từ điển tiếng Việt, NXB

Đà Nẵng - Trung tâm từ điển học

47 Nhiều tác giả (1998), Nam Cao về tác giả và tác phẩm, NXB Văn học, Hà

Nội

48 Nhiều tác giả (2003), Nam Cao nhà văn hiện thực xuất sắc, NXB Văn hoá-

thông tin, Hà Nội

II TÀI LIỆU TIẾNG ANH

(10 vol.), Pergamon Press, Oxford - New York - Seoul - Tokyo

York

Trang 16

52 Halliday M A K (1998), An Introduction to Functional Gramar, Arnold,

London - New York - Sydney - Aucland

London

54 International Encyclopedia of Linguistics, 4 vol , (1992), Oxford

University Press

New York - Melbourne

Trang 17

NGUỒN XUẤT XỨ TƢ LIỆU

Nam Cao Toàn tập (I, II), NXB Văn học, Hà Nội, 2002

Ngày đăng: 09/11/2016, 16:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w