1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo trình sản xuất sạch hơn

499 356 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 499
Dung lượng 4,64 MB

Nội dung

Tỷ lệ phát thải các chất ô nhiễm do các phương tiện cơ giới đường bộ Nguồn trung tâm quan trắc môi trường – TCMT, 2010 Khí thải công nghiệp Khí thải công nghiệp: Phần lớn các chất g

Trang 1

1.1.1 Hiện trạng tài nguyên thiên nhiên

Nghiên cứu của nhóm nhà khoa học Stefan Giljum và đồng

nghiệp tại báo cáo “Những người bạn của Trái đất”, xuất bản tại Châu Âu năm 2009 với tiêu đề: “Tiêu thụ quá mức? Sử dụng của chúng ta đối với tài nguyên của Thế giới” cho thấy những số liệu

thống kê đáng báo động như sau:

Con người ngày nay khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên (TNTN) nhiều hơn 30 năm trước khoảng 50%, ước tính khoảng 60 tỷ tấn nguyên liệu thô được khai thác và đưa vào sử dụng mỗi năm Việc gia tăng khai thác tài nguyên dẫn đến những hậu quả về môi trường, tác động tiêu cực đến xã hội và quyền con người, nhất là ở các nước Châu Phi, Châu Mỹ Latinh, Châu Á nơi mà quy chuẩn môi trường đang còn ở mức thấp Dự báo đến năm

2030, loài người sẽ cần đến ít nhất 100 tỷ tấn vật liệu tự nhiên Dân ở những nước giàu tiêu thụ TNTN nhiều hơn dân ở những nước nghèo nhất 10 lần Tính trung bình, một người dân Bắc Mỹ tiêu thụ khoảng 90 kg vật liệu tự nhiên mỗi ngày, mỗi người dân Châu Âu tiêu thụ khoảng 45 kg, trong khi mỗi người dân Châu Phi chỉ tiêu thụ khoảng 10 kg mỗi ngày Mỗi năm bình quân một người Châu Âu phải nhập khẩu khoảng 3 tấn nguyên vật liệu tự nhiên Từ

Trang 2

24

đó, xuất phát dòng chu chuyển tài nguyên từ những nước nghèo hơn, tiêu thụ ít tài nguyên hơn sang các nước giàu hơn trong những mối quan hệ thương mại đa dạng và bất bình đẳng

Mặc dù do cải tiến công nghệ, thế giới hiện nay tiết kiệm được 30% tài nguyên cho việc làm ra mỗi đồng Euro hay USD so với 30 năm trước, nhưng tổng lượng tài nguyên được sử dụng lại liên tục gia tăng khiến cho sự thiếu hụt tài nguyên ngày càng bức xúc ở Châu Âu nói riêng và toàn cầu nói chung Không có cách gì yêu cầu các nước giàu giảm bớt việc sử dụng tài nguyên để tạo điều kiện vươn lên cho các nước nghèo, và do đó bất bình đẳng trong các dòng chu chuyển tài nguyên vẫn gia tăng

Một nghiên cứu khác của Muilerman và H.Blonk năm 2001

với tiêu đề “Tiến tới sử dụng bền vững tài nguyên” được đăng trên tạp chí “Stichting Natuur en Milieu” bổ sung thêm những số liệu

đáng quan tâm: Khoảng 20% dân số thế giới sống tại những nước giàu sử dụng đến 50% tài nguyên toàn cầu Nhu cầu sử dụng tài nguyên không ngừng tăng ở cả những nước giàu và nghèo, nhưng tăng nhanh hơn ở những nước nghèo Ví dụ, trong thập niên 1990, Trung Quốc với dân số xấp xỉ 1/5 so với dân số thế giới đã tăng tiêu thụ dầu mỏ và thịt lên hai lần Sự gia tăng nhu cầu sử dụng tài nguyên ở những nước đang phát triển là tất yếu trong việc phát triển kinh tế xã hội Nhưng sẽ nảy sinh vấn đề là mô hình tiêu thụ tài nguyên ở những nước phát triển đang được áp dụng theo tại những nước đang phát triển Giả sử đến 2050, dân cư ở các nước đang phát triển cũng tiêu thụ tài nguyên bằng dân cư ở các nước phát triển đang tiêu thụ hiện nay, thì nhu cầu tài nguyên toàn cầu khi đó sẽ cần nhiều hơn từ 2 đến 7 lần so với nhu cầu hiện nay Xu thế này đòi hỏi các nước công nghiệp phải sáng tạo các công nghệ mới ít tiêu thụ tài nguyên hơn và ít gây tác động xấu đến môi trường hơn, nhưng khả năng này sẽ khó tiếp cận đối với các nước đang phát triển

1.1.2 Tài nguyên rừng

Một hành tinh “khỏe” cần có sự che phủ của các khu rừng Sự phát triển của rừng có mối quan hệ chặt chẽ, với vòng tuần hoàn của nước và sự ổn định của đất Rừng giúp điều hòa khí hậu bằng cách hấp thụ khí CO2 Ngoài ra, rừng cung cấp hệ động thực

Trang 3

25

vật phong phú cho môi trường sống của chúng ta, tạo nên các nền văn hóa, giá trị tinh thần, giải trí, cung cấp nhiều thực phẩm, thuốc men và gỗ

Cách đây 11.000 năm, khi nền nông nghiệp bắt đầu hình thành thì diện tích rừng cũng dần bị thu hẹp (giảm đến 40% diện tích) Trong đó, ¾ diện tích rừng bị mất đi, với nguyên nhân chính là do rừng bị chặt phá để làm các trang trại, nhà ở, các công trình và cung cấp gỗ để đáp ứng nhu cầu của con người Cho đến nay diện tích rừng trên toàn thế giới ước tính còn lại khoảng 4 tỷ ha, chiếm khoảng 32% tổng diện tích đất trên toàn cầu

Trong những năm qua theo số liệu từ tổ chức Nông lương thế giới thì thế giới bị mất đi khoảng 37.000.000 ha rừng Mỗi năm, thế giới mất đi khoảng 7,3 triệu ha rừng, bằng diện tích của kênh đào Panama Năm 1990 có đến 8,9 triệu ha rừng bị mất đi, con số này đã bắt đầu có xu hướng tăng dần qua từng năm thông qua các hoạt động trồng rừng cũng như các kế hoạch bảo vệ và ngăn chặn việc khai thác rừng bừa bãi

Bảng 1.1 Độ che phủ rừng trên thế giới (1990 - 2010)

Diện tích che phủ rừng (triệu ha) Lục địa

Trang 4

26

Hình 1.1 Độ che phủ của rừng

Suy thoái rừng cũng là một vấn đề lớn Trên thế giới có 1,4 tỷ ha rừng tự nhiên không có sự tác động của con người, những thập niên gần đây có đến 6 triệu ha rừng bị mất đi Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính làm suy giảm đáng kể những tài nguyên phong phú mà rừng mang lại

Chỉ tính riêng Châu Phi mất 64 triệu ha rừng trong giai đoạn từ năm 1990 – 2005, đây là mức giảm lớn nhất so với các châu lục khác, hàng năm 80% gỗ ở khu vực sông Conggo được xuất khẩu sang Trung Quốc và liên minh Châu Âu (EU)

Nam Mỹ là khu vực đứng thứ hai trong các nước có mức giảm diện tích rừng lớn nhất, vào những năm 1990 - 2005 mất 59 triệu ha rừng, đến năm 2010 diện tích che phủ rừng đã tăng lên 32,351 triệu ha Nhờ vào các chính sách phát triển rừng bền vững mà việc khai thác và chặt phá rừng tại khu vực rừng nhiệt đới Amazon được khống chế

Từ những năm 1990 ở Châu Á mất đi khoảng 8 triệu ha rừng, nhưng cũng đã trồng lại được 5 triệu ha rừng sau những năm 1990ù Kết quả này chính là sự nỗ lực trồng lại rừng với quy mô lớn

ở Trung Quốc, theo báo cáo thì diện tích rừng được trồng mới là 20,512 triệu ha từ năm 2000 – 2010 Tuy Trung Quốc là đất nước có những biện pháp nghiêm cấm chặt phá rừng chặt chẽ, nhưng lại là

Trang 5

Hình 1.2 Hiện trạng rừng bị phá

Ngoài Trung Quốc ra, thì chỉ có các nước công nghiệp mới hưởng phần lớn lợi ích do rừng mang lại Còn các nước đang phát triển, kém phát triển thì luôn gánh chịu hậu quả từ hoạt động khai thác rừng Ở Bắc Mỹ, trong 15 năm qua đã ổn định với diện tích 675.000.000 ha, diện tích rừng bị chặt phá ở Mexicô được bù đắp với diện tích rừng được trồng ở Mỹ Trung Mỹ mất đi 5 triệu ha rừng kể từ năm 1990, thì Châu Âu lại khôi phục được 12 triệu ha rừng Các nước công nghiệp thì có thể dẫn đầu về việc bảo tồn rừng của chính họ, nhưng chính nhu cầu về nguyên liệu gỗ của họ lại là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến tình trạng khai thác rừng ở các nước đang phát triển trên thế giới luôn có xu hướng gia tăng

Trang 6

Bằng những hành động và kế hoạch thiết thực, trong những năm qua việc trồng rừng và tái tạo rừng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ Theo những số liệu thống kê được thì hằng năm diện tích rừng được trồng mới luôn đạt khoảng 2,8 triệu ha kể từ năm 2000 trở đi Đến năm 2020, dự kiến việc trồng rừng sẽ đáp ứng 44% nhu cầu cung cấp gỗ cho toàn cầu Ở các nước như: Trung Quốc, Mỹ, Nga… sẽ có diện tích trồng rừng chiếm hơn ½ diện tích rừng trồng trên toàn thế giới Trồng rừng là phương án tối ưu nhất, nó sẽ bù đắp lại diện tích đã mất và giảm bớt áp lực về nhu cầu nguồn nguyên liệu từ các loại gỗ

Giảm tiêu thụ các sản phẩm từ gỗ là một trong những biện pháp quan trọng để bảo vệ rừng tự nhiên Điều này có nghĩa là phải cắt giảm hoặc thay thế các sản phẩm từ gỗ, giấy… hoặc thay thế nguồn năng lượng từ việc đốt gỗ bằng nguồn năng lượng mới Ngoài ra, việc nỗ lực tái chế bền vững cũng góp phần không nhỏ trong việc giảm diện tích rừng bị chặt phá

Bảng 1.2 Sản lượng gỗ khai thác trên thế giới (1961 - 2009)

Đơn vị tính: triệu mét khối

Năm Gỗ công

nghiệp Củi

Tổng số gỗ xuất khẩu

Tổng sản lượng gỗ (%)

Trang 7

29

Năm Gỗ công nghiệp Củi Tổng số gỗ

xuất khẩu

Tổng sản lượng gỗ (%)

Để bảo vệ rừng: “Tổ chức bảo vệ rừng” đã ra đời, bảo vệ các

loài thực vật quý hiếm, chứng nhận các quốc gia có sự bảo vệ và quản lý rừng tốt, để duy trì lợi ích xã hội của các nước tham gia vào tổ chức Đến năm 2000, 68.000.000 ha rừng được bảo vệ, 68 nước đã được chứng nhận bảo vệ rừng bền vững Cho đến nay đã có nhiều quốc gia tham gia vào tổ chức này, tuy nhiên lượng gỗ khai thác hợp pháp vẫn là con số ít trong thị trường gỗ thực tế trên toàn cầu

Đối với người tiêu dùng, yêu cầu các sản phẩm gỗ phải có chứng nhận quản lý rừng sẽ thúc đẩy việc quản lý rừng có trách nhiệm hơn và giúp hạn chế khai thác gỗ bất hợp pháp Nếu Chính phủ các nước hoạch định các chính sách cùng với ý thức tự giác của người tiêu dùng thì sẽ là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất trong việc thực thi giám sát và bảo vệ rừng, qua đó khuyến khích hoạt động lâm nghiệp bền vững Bảo vệ thế giới là bảo vệ rừng tự nhiên, trồng lại rừng, giảm tiêu thụ, thay thế các nguồn tài nguyên từ rừng, các dịch vụ khai thác từ rừng là những bước không thể thiếu, bảo vệ lợi ích cho chúng ta là bảo vệ và phát triển rừng bền vững

1.1.3 Tài nguyên đất

Diện tích đất liền toàn cầu là 14.477 triệu ha, trong đó 12% tổng diện tích là đất canh tác (1.500 triệu ha), 24% là đồng cỏ,

Trang 8

Hiện nay, một phần diện tích đất nông nghiệp có tiềm năng chưa được đưa vào sử dụng hoặc chưa khai thác hiệu quả bởi những yếu tố hạn chế như: khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước, đất dốc, đất mặn hoặc chua phèn, đất bạc màu, Việc đưa các loại đất này vào khai thác nông nghiệp cần phải có những nghiên cứu để có những kế hoạch sử dụng đất hợp lý, nếu không sẽ cho hiệu quả kinh tế thấp hơn, đầu tư ban đầu lớn hơn và có nguy cơ gây hệ quả sinh thái môi trường sâu sắc hơn Cùng với sự gia tăng dân số, gia tăng mức sống, nhu cầu về đất nông nghiệp sẽ không ngừng tăng Trung bình mỗi năm, 95 triệu người mới sinh cần có thêm 5 triệu

ha đất nông nghiệp mới Năm 1995, bình quân đất tự nhiên thế giới là 3,23 ha/người và Châu Á 1,14 ha/người Bình quân đất nông nghiệp thế giới là 0,31 ha/người, Châu Á là 0,19 ha/người Theo các nhà khoa học, để đảm bảo nhu cầu lương thực và thực phẩm thì tối thiểu diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người phải đạt là 0,26 ha Tuy nhiên, quá trình đô thị hóa, xói mòi, thoái hóa đất đang không ngừng tiếp diễn qua đó làm cho diện tích đất bình quân đầu người trên thế giới hiện nay vẫn đang tiếp tục giảm theo từng năm

Hình 1.3 Hiện trạng sử dụng đất

Khoảng 2/3 diện tích đất nông nghiệp trên thế giới đã bị suy thoái nghiêm trọng trong 50 năm qua mà nguyên nhân của việc này là: sự xói mòn, rửa trôi, sa mạc hóa, chua hóa, mặn hóa thứ

Trang 9

ha đất nông nghiệp và đồng cỏ Thoái hóa môi trường đất có nguy

cơ làm giảm 10% - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới Tỷ trọng đóng góp gây thoái đất trên thế giới như sau: mất rừng 30%, khai thác rừng quá mức (chặt cây cối làm củi, ) 7%, chăn thả gia súc quá mức 35%, canh tác nông nghiệp không hợp lý 28%, công nghiệp hóa gây ô nhiễm 1% Nguyên nhân gây thoái hóa đất ở các châu lục không giống nhau: ở Châu Âu, Châu Á, Nam Mỹ mất rừng là nguyên nhân hàng đầu, Châu Đại Dương và Châu Phi chăn thả gia súc quá mức là nguyên nhân chính yếu nhất, Bắc và Trung Mỹ chủ yếu lại do hoạt động nông nghiệp

1.1.4 Tài nguyên nước

Trái đất có khoảng 361 triệu km2 diện tích các đại dương (chiếm 71% diện tích bề mặt trái đất) Trữ lượng tài nguyên nước có khoảng 1,5 tỉ km3, trong đó nước nội địa chỉ chiếm 91 triệu km3(6,1%), còn 93,9% là nước biển và đại dương Tài nguyên nước ngọt chiếm 28,25 triệu km3 (1,88% thủy quyển) nhưng phần lớn ở dạng đóng băng ở hai cực trái đất (hơn 70% lượng nước ngọt), lượng nước thực tế con người có thể sử dụng được là 4,2 triệu km3 (0,28% thủy quyển)

Đặc điểm của tài nguyên nước là mang tính lưu vực và phi hành chính Trên thế giới hiện có hơn 200 lưu vực sông đa quốc gia, có nơi sông là đường biên giới, có nơi dòng sông lần lượt chảy qua nhiều quốc gia khác nhau, việc cùng chia sẻ nguồn nước và các nghĩa vụ bảo vệ lưu vực là vô cùng khó khăn trong thời bình và hầu như không thể được trong thời chiến Nhiều kẻ vô nhân tâm còn dùng nước như một phương tiện trợ giúp trong các cuộc xung đột, mặc cả, Trong quá khứ cũng như hiện nay, quyền kiểm soát nguồn nước từng là nguyên nhân căn bản của nhiều cuộc chiến tranh khác nhau, đặc biệt là trong những vùng tài nguyên nước khan hiếm Sự bành trướng của Israen và các vùng đất của các quốc gia lân cận (Liban, Jordanie, Palestin, ) đều có liên quan đến nguồn nước, xung đột sắc tộc thường xuyên xảy ra trên lưu vực sông

Trang 10

32

Nin Mức độ dùng nước của con người phụ thuộc vào nhu cầu, mức sống, văn hóa, khả năng khai thác của công nghệ, tài chính và khả năng đáp ứng của tự nhiên Tổng mức tiêu thụ nước của con người nhân loại hiện đạt khoảng 35.000 km3/năm, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho nông nghiệp Nhu cầu dùng nước của con người tăng theo thời gian do sự tăng dân số và mức sống của con người ngày càng được cải thiện Về mặt sinh lý, mỗi người chỉ cần 1 - 2 lít nước/1 ngày, nhưng để đáp ứng những nhu cầu trung bình, mỗi người cần khoảng 250 lít nước/1 ngày cho sinh hoạt, 1.500 tấn nước cho hoạt động công nghiệp và 2.000 tấn cho hoạt động nông nghiệp Để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước,

Theo Tổ chức Sông ngòi Thế giới, hơn 60% các dòng sông trên thế giới đã và đang bị ngăn để xây các đập thủy lợi và thủy điện Nhìn vào bản đồ các dòng sông trên thế giới, khó có thể tìm thấy nơi nào dòng chảy tự nhiên không bị ngăn bởi các con đập Cùng với sự nâng cao mặt bằng mức sống, những cảnh quan liên quan với nước như mặt hồ, thác nước, sông ngòi tự nhiên cũng ngày càng nâng cao giá trị, làm tăng giá thành nước cấp cho tiêu thụ

Ngoài ra, còn rất nhiều loại tài nguyên được tiêu thụ ở các nước công nghiệp hiện nay đang được khai thác và sơ chế tại các nước đang phát triển vì kiểm soát môi trường tại các nước nghèo thường lỏng lẻo, chi phí lao động rẻ, nhu cầu ngoại tệ cao và cơ chế quản lý của chính quyền thường thiếu minh bạch… điều này tạo kẽ hở cho việc khai thác và xuất khẩu tài nguyên này Ngay cả khi một số nước xuất khẩu tài nguyên đã ý thức được vấn đề này thì vẫn còn các cách thức khác buộc họ tiếp tục phải cung ứng tài nguyên rẻ cho các nước công nghiệp nhờ một công cụ hữu hiệu khác

là “Sát thủ kinh tế”

Như phân tích ở trên, nguồn tài nguyên nước hiện nay đang là đối tượng của một cuộc chiến thực thụ, chỉ khác cuộc chiến thông thường ở chỗ không (hay ít) tiếng súng Có lẽ nào cho đến khi tài nguyên nước cạn kiệt, môi trường suy thoái đến mức không còn nơi ở an toàn, không còn nước sạch để uống, không có không khí sạch để thở, không còn nguyên liệu cho sản xuất thì người ta mới ngộ ra là “tiền không ăn được”

Trang 11

33

1.1.5 Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản thường xuất hiện trong các cuộc xung đột Khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản là hướng phát triển không bền vững vì đó là nguồn tài nguyên hữu hạn, nếu cứ tiếp tục khai thác thì không bao lâu sẽ không còn nguồn khoáng sản cung ứng cho nhu cầu của con người

Quá trình khai thác không tránh khỏi tác động đến môi trường Giai đoạn thăm dò mỏ thì thiệt hại về môi trường không đáng kể và xảy ra cục bộ Tuy nhiên, ở giai đoạn đi vào khai thác, công việc đào mỏ, xây dựng các cơ sở vật chất, khai thác để lại hậu quả lớn

Năm yếu tố làm nên lợi ích từ việc khai thác khoáng sản bền vững Thứ nhất, thông qua quá trình phát triển công nghệ thăm dò khoáng sản, các công ty khai thác mỏ ngày càng có nhiều nguồn khoáng sản “dự trữ” cho riêng mình Trữ lượng khoáng sản hiện tại chỉ là một phần nhỏ so với toàn bộ trữ lượng còn nằm sâu dưới lòng đất Các công nghệ thăm dò cải tiến, các mô hình dự báo làm tăng tỷ lệ phát hiện các mỏ khoáng sản và giảm chi phí thăm dò Có nhiều phương pháp thăm dò, như là dựa vào mẫu Sunfit từ núi lửa, thăm dò bằng kỹ thuật sóng âm thanh Thứ hai, công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản giúp giảm chi phí khai thác và tăng lợi nhuận kinh tế Thứ ba, việc tái chế cũng được xem là một cách khai thác khoáng sản từ chất thải, trên thực tế chúng ta tận dụng lại rất nhiều kim loại trong quá trình tái chế chất thải Thứ tư, việc nghiên cứu thay thế các nguyên liệu này bằng các nguyên vật liệu tương tự phục vụ cho nhu cầu sản xuất đã góp phần quan trọng trong việc sử dụng và khai thác nguồn khoáng sản hiệu quả hơn, ví dụ thay thế nhôm bằng đồng trong việc dẫn điện Thứ năm, ngay khi các loại khoáng sản mất đi do quá trình tự nhiên, thì giá trị của khoáng sản vẫn tồn tại, thông qua việc dùng nguồn thu từ hoạt động khai thác để đầu tư cho các chương trình phát triển bền vững khác như là: giáo dục, y tế, hoàn thiện cơ sở vật chất, bảo vệ môi trường (BVMT)

Trang 12

Bảng 1.4 Phần trăm lượng kim loại thu hồi từ phế liệu của US

Apparent Consumption of Selected Metals, từ năm 1960 - 1990

Đơn vị tính: %

Năm Kim loại

US Apparent Consumption of Selected Metals, 1991

Hình 1.4 Sự phân bố khoáng sản trên thế giới

Trang 13

35

Hình 1.5 Sự phân bố dầu mỏ, khí tự nhiên, than

1.2 PHÁT THẢI CHẤT Ô NHIỄM VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU

1.2.1 Môi trường không khí

 Hoạt động giao thông

Khí thải từ quá trình giao thông cũng là vấn đề lớn hiện nay, các phương tiện giao thông như: xe hơi, xe gắn máy, tàu lửa, máy bay, xe tải… ví dụ ở thành phố Montreal khí thải từ giao thông chiếm 75% nguyên nhân gây ô nhiễm không khí tại thành phố này (85% khí NOx, 43% hợp chất hữu cơ dễ bay hơi)

Nguyên nhân phát thải lớn xuất phát chủ yếu từ môtô, xe máy Những phương tiện này thường sử dụng nhiên liệu (xăng, dầu) kém chất lượng, máy móc thiết bị được sản xuất từ trước nên đa phần có kết cấu, công nghệ lạc hậu Đồng thời, trong quá trình hoạt động không trang bị các hệ thống kiểm soát, xử lý khí thải trên xe và quan trọng là phần lớn xe môtô, xe gắn máy hiện đang lưu thông không được bảo dưỡng định kỳ, sửa chữa tốt trong suốt quá trình sử dụng

Ở Việt Nam, báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia (2010) cho thấy, 70 – 90% ô nhiễm không khí đô thị là các hoạt động giao thông vận tải, chỉ 10 – 30% là do công nghiệp và sinh hoạt Trong tổng lượng khí phát thải từ hoạt động của xe cơ giới thì khí thải từ

xe mô tô, xe máy chiếm phần chủ yếu

Trang 14

36

Phát thải do xe môtô, xe gắn máy kết hợp với các chất ô nhiễm thứ cấp gây nguy hại đến sức khỏe của người dân thông qua một số bệnh liên quan đến hô hấp, viêm nhiễm như: ngạt thở, viêm phù phổi, lao phổi, ung thư phổi, bệnh tim mạch và bệnh thần kinh…

Hình 1.6 Tỷ lệ phát thải các chất ô nhiễm do các phương tiện

cơ giới đường bộ (Nguồn trung tâm quan trắc môi trường –

TCMT, 2010)

 Khí thải công nghiệp

Khí thải công nghiệp: Phần lớn các chất gây ô nhiễm không khí phát sinh từ các quá trình đốt nhiên liệu hóa thạch (dầu mỏ, khí đốt tự nhiên và than đá) chiếm đến 80% tổng nguồn gây ô nhiễm

Lượng khí thải CO2 phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau, trong đó 40% là từ hoạt động công nghiệp CO2 là một trong những sản phẩm của quá trình đốt cháy nguyên liệu trong các ngành công nghiệp lớn như: hóa chất, hóa dầu, sắt thép, xi măng, giấy và bột giấy, nhôm…, các ngành này đóng góp đến 75% tổng lượng phát thải Nếu muốn chiến thắng trong cuộc chiến đấu chống sự biến đổi khí hậu (BĐKH) toàn cầu, các ngành công nghiệp phải thay đổi nguồn năng lượng, nhiên liệu sạch hơn và có những biện pháp nhằm hạn chế lượng khí CO2 phát thải ra môi trường

Trang 15

Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hiện có tới 50% dân số thành thị trên thế giới sống trong môi trường không khí có mức khí SO2 vượt quá tiêu chuẩn và hơn 1 tỉ người đang sống trong môi trường có bụi than, bụi phấn vượt quá tiêu chuẩn cho phép Những năm gần đây, lượng khí thải ngày càng tăng lên (trong vòng 20 năm tới sẽ tăng gấp 15 lần so với hiện nay)

Sự ô nhiễm không khí có thể trực tiếp giết chết hoặc hủy hoại sức khỏe các sinh vật sống, gây ra “hiệu ứng nhà kính” và các trận mưa axít không biên giới làm biến dạng, suy thoái môi trường, hủy diệt hệ sinh thái Sự nóng lên toàn cầu, BĐKH là hậu quả của không khí bị ô nhiễm

1.2.2 Môi trường nước

Nước, bao gồm cả nước ngọt và nước mặn, là nhu cầu thiết yếu đối với sản xuất và cuộc sống Nước do thiên nhiên ban tặng, là nguồn tài nguyên vô tận và quốc gia nào cũng có Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế - xã hội, gia tăng dân số, ô nhiễm môi trường, BĐKH khiến nguồn nước trở thành một vấn đề báo động toàn cầu

Nhiều quốc gia, kể cả một số nước thuộc vùng nhiệt đới, thiếu nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt Trong khi đó lại có không ít nước rất khốn khổ vì quá nhiều nước, như lũ lụt, lở đất Có những lúc, tại một số nước trong khi vùng này bị khô hạn, vùng khác phải lo thoát nước đi Kinh tế, đời sống và xã hội phát triển thì nhu cầu về nước càng nhiều Trong khi, nguồn nước ngày càng

bị ô nhiễm nhiều hơn Sự BĐKH toàn cầu làm đảo lộn việc "phân phối" nguồn nước tự nhiên Nước biển dâng cao do băng tan đang

đe doạ các vùng ven biển, thậm chí có khả năng "xóa sổ" một số

Trang 16

38

quốc đảo Những tai nạn trong khai thác dầu khí, vận tải trên biển gây ô nhiễm nước biển Những cơn "hồng thủy", "thủy triều đen", "thủy triều đỏ" xuất hiện nhiều hơn và tác hại của chúng nghiêm trọng hơn Trước tình trạng đó, chính phủ nhiều nước kêu gọi tiết kiệm nước, thông qua việc sử dụng tiết kiệm và khai thác nước hợp lý, công nghệ xử lý nước thải cần được quan tâm nhiều

hơn Tổ chức FAO (Food and Agriculture Organization) cảnh báo,

trong khoảng 15 năm tới sẽ có gần hai tỷ người phải sống trong tình trạng bị thiếu nước FAO đã kêu gọi cộng đồng quốc tế sử dụng

an toàn nguồn nước thải của các đô thị cho nông nghiệp Nghiên cứu của FAO cho biết, đã có 50 nước trên thế giới sử dụng nước thải qua xử lý để phục vụ sản xuất nông nghiệp, vì nó vừa giải quyết được nạn ô nhiễm ở các đô thị, vừa giúp nông dân giảm chi phí khai thác nước ngầm, ngoài ra một lượng chất hữu cơ có trong nước thải có thể giúp giảm chi phí về phân bón, điển hình là ở Tây Ban Nha và Mêhicô

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa công bố báo cáo vấn đề: "Giữ gìn nước cho tất cả mọi người", trong đó kêu gọi cộng đồng thế giới

quản lý tốt hơn các nguồn nước trước nguy cơ khan hiếm nước trên toàn cầu Báo cáo của WB nhấn mạnh, các nguồn nước phục vụ sinh hoạt của con người và sản xuất nông nghiệp đang bị giảm nghiêm trọng Hiện có 1/6 số dân trên toàn thế giới không được tiếp cận nguồn nước sạch và 30% không được tiếp cận các điều kiện vệ sinh

cơ bản Vì vậy, các nước cần thông tin và được thông tin tốt hơn về các nguồn nước quốc gia để quản lý các nguồn nước tốt hơn trên phạm vi quốc gia và toàn cầu Nếu tình hình này không thay đổi, hơn một tỷ người trên thế giới sẽ bỏ lỡ cơ hội được hưởng các lợi ích của các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ

Sự ô nhiễm các nguồn nước đang có nguy cơ gia tăng do thiếu biện pháp xử lý cần thiết các loại rác thải sinh hoạt và công nghiệp; do các hóa chất dùng trong nông nghiệp và các nguồn nhiễm xạ, nhiễm bẩn từ các nguyên vật liệu khác dùng trong sản xuất; ô nhiễm do các loài thực vật nổi trên mặt nước sinh sôi mạnh làm động vật biển chết hàng loạt do thiếu ôxy Một vài loài thực vật nổi còn có thể sinh ra độc tố nguy hiểm cho hệ động vật và cả con người; ô nhiễm do khai thác đáy biển lấy dầu khí và các loại khoáng sản quí hiếm khác; ô nhiễm còn do các chất thải trong thiên nhiên (ước tính mỗi năm có hơn 60 vạn tấn chất thải từ

Trang 17

1.2.3 Môi trường đất

Trên toàn thế giới hiện tượng đất bị ô nhiễm có xu hướng tăng, bởi: một là, do con người quá lạm dụng hoặc do tác động phụ của việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, chất diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng khác Mỗi năm, trên thế giới có hàng nghìn hóa chất mới được đưa vào sử dụng trong khi con người vẫn chưa hiểu biết hết tác động phụ của chúng đối với hệ sinh vật Hai là, không xử lý đúng kỹ thuật các chất thải công nghiệp và sinh hoạt khác từ các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người và súc vật hoặc các xác sinh vật chết gây ra Ô nhiễm đất làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng, hủy diệt sự sống một số sinh vật trong những khu vực ô nhiễm nặng, đồng thời còn đe dọa trực tiếp cũng như gián tiếp đến sức khỏe con người thông qua môi trường sống, qua vật nuôi, qua cây trồng, thậm chí gây ra những biến dạng sinh thái và di truyền nặng nề cho hệ sinh sống

1.2.4 Vấn đề môi trường toàn cầu

Các vấn đề môi trường được quan tâm lớn nhất từ những năm gần đây:

- BĐKH toàn cầu

BĐKH toàn cầu là hiện tượng khí hậu trên toàn thế giới thay đổi gây bất lợi đối với con người và sinh vật trên trái đất

Trang 18

40

Trong đó biểu hiện rõ nhất của hiện tượng BĐKH toàn cầu là các hiện tượng như: nhiệt độ trái đất đang tăng lên, băng tan, nước biển dâng cao, thay đổi lượng mưa, hạn hán kéo dài, giảm đa dạng sinh học (ĐDSH)… Theo dự báo của các nhà khoa học, nhiệt độ trái đất vào năm 2100 có thể sẽ tăng cao hơn so với những năm 1980 -

1990 khoảng 1,1 - 6,4oC, hơi nước trong khí quyển tăng khoảng 10 - 20%, tốc độ gió tăng khoảng 5 - 10% Đến năm 2100, mực nước biển sẽ tăng khoảng 18 – 59 cm, đại dương sẽ ăn sâu vào đất liền khiến nhiều vùng đất bị ngập gây thu hẹp lãnh thổ Đồng thời lượng mưa thay đổi cũng khiến cho một số vùng ẩm hơn và một số vùng khô hơn, bão lụt hạn hán sẽ xảy ra thường xuyên hơn Đến năm 2020 sẽ có khoảng 75 - 250 triệu người ở Châu Phi thiếu nước ngọt BĐKH toàn cầu có nguyên nhân chính là do các tác nhân ô nhiễm môi trường không khí do con người thải vào không khí như

CO2, CH4,… Do vậy để giảm thiểu hiện tượng BĐKH toàn cầu con người cần có biện pháp giảm thiểu lượng khí phát thải vào không khí nhằm BVMT trên toàn trái đất

- Thủng tầng Ôzôn

Tầng Ôzôn rất quan trọng đối với sự sống trên trái đất vì nó hấp thụ phần lớn tia cực tím bức xạ từ mặt trời, không cho các tia này đến được trái đất Tầng Ôzôn bị thủng khi mà các phân tử Ôzôn bị phân ly thành các nguyên tử ôxy do rất nhiều nguyên nhân Ngày nay, tác nhân chính gây lên sự thủng tầng Ôzôn là các loại khí như CO2, CFC,… có nhiều trong khí quyển do hoạt động công nghiệp Năm 2007, lỗ thủng tầng Ôzôn bao phủ diện tích khoảng 25 triệu km2, đến năm 2008, lỗ thủng tầng Ôzôn tại Nam Cực đã có diện tích khoảng 27 triệu km2 Điều này chứng tỏ tầng Ôzôn bảo vệ trái đất đang bị tàn phá rất nhanh chóng

- Bùng nổ dân số

Dân số thế giới hiện nay đang tăng trưởng một cách chóng mặt Theo các con số thống kê hiện nay thì dân số thế giới hiện nay có khoảng 6,5 tỷ người, ước tính con số này có thể tăng thêm

76 triệu người mỗi năm, tức là khoảng 209.000 người mỗi ngày và đến khoảng năm 2020 dân số thế giới sẽ đạt khoảng 8 tỷ người Nguyên nhân của tình trạng này là do tỷ lệ sinh sản cao hơn so với tỷ lệ tử vong, đặc biệt là tại các nước đang phát triển như Châu Phi, Châu Á Dân số tăng nhanh gây sức ép vô cùng lớn đến trái

Trang 19

41

đất, làm cho trái đất không thể đáp ứng được nhu cầu của con người, đồng thời cũng kéo theo nguy cơ rất lớn đến môi trường sống trên trái đất như: cạn kiệt tài nguyên do khai thác quá độ, suy giảm ĐDSH do săn bắn,…

- Suy giảm và cạn kiệt nguồn tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản được phát sinh từ trong lòng đất và chứa trong vỏ trái đất, trên bề mặt, đáy biển và hòa tan trong nước biển Hiện nay, để giải quyết vấn đề khan hiếm tài nguyên khoáng sản, người

ta đã tiến hành khai thác khoáng sản trên biển Trữ lượng Sắt, Nhôm, Titan, Crom, Magie, Vanadi,… còn khá lớn và vẫn chưa có nguy cơ cạn kiệt Nhưng trữ lượng Bạc, Đồng, Bismut, Thủy ngân, Amian, Chì, Kẽm, Thiếc, Molipden,… còn lại không nhiều và đang có nguy cơ cạn kiệt Còn Barit, Fluoruit, Graphit, Germani, Mica,… còn lại rất ít và có nguy cơ cạn kiệt hoàn toàn

- Suy giảm ĐDSH

ĐDSH không chỉ cung cấp những phúc lợi xã hội như: lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, vật liệu xây dựng, năng lượng mà còn có giá trị đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ sinh học, lâm nghiệp, nông nghiệp,… Tuy nhiên, do hoạt động khai thác quá mức của con người đã dẫn đến nguồn ĐDSH bị suy giảm BĐKH toàn cầu và hoạt động sống của con người đang làm suy giảm ĐDSH một cách nghiêm trọng Khoảng 20 - 30% số loài được biết đến hiện nay đang lâm vào nguy cơ tuyệt chủng nếu nhiệt độ toàn cầu tăng lên khoảng 1,5 - 2,50C Rất nhiều loài sinh vật đã bị tuyệt chủng do hoạt động của con người như chặt phá rừng, săn bắt thú,…

- Nước nhiễm bẩn

Vấn đề ô nhiễm nước là một trong những thực trạng đáng ngại nhất của sự hủy hoại môi trường tự nhiên do nền văn minh đương thời Trong quá trình sản xuất công nghiệp và nông nghiệp, một lượng lớn CTNH đến môi trường đã được xả thẳng vào trong nguồn nước làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng Rất nhiều sông, hồ trên thế giới đã bị nhiễm bẩn do hoạt động của con người như sông Tamise ở Anh, hồ Erie, hồ Ontario ở Mỹ và nhiều con sông khác trên thế giới cũng có tình trạng tương tự Nguồn nước ngầm cũng bị ảnh hưởng lớn và không thể sử dụng làm nước sinh hoạt được nữa

Trang 20

42

- Ô nhiễm biển và đại dương

Đại dương có ảnh hưởng rất lớn đến sự sống của tất cả các sinh vật trên trái đất Tuy nhiên, đại dương cũng là nơi gánh chịu hậu quả rất nặng nề bởi sự phát triển của con người, 33% chất ô nhiễm ở biển là do nạn ô nhiễm không khí, 44% chất ô nhiễm ở biển là do các con sông mang đến, 30 - 50% lượng CO2 thải ra do đốt nhiên liệu hóa thạch đã bị đại dương hấp thụ, 60% các rặng san hô đang có nguy cơ ô nhiễm nặng Hoạt động sống của con người đã ảnh hưởng vô cùng nghiêm trọng đến đại dương

- Sa mạc hóa

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng sa mạc hóa là do tác động của con người trong hơn 10.000 năm Việc lạm dụng đất đai trong canh tác nông nghiệp, chăn nuôi gia súc, phá rừng, đốt đồng, khoan giếng và BĐKH toàn cầu đã góp sức làm sa mạc hóa nhiều vùng trên trái đất Sa mạc Sahara mỗi năm mở rộng thêm khoảng 100.000 ha (đây cũng chính là phần diện tích đất nông nghiệp và đồng cỏ bị suy giảm) Thoái hóa môi trường đất có nguy cơ làm giảm 10 - 20% sản lượng lương thực thế giới trong 25 năm tới Rất nhiều vùng đất trên thế giới đã bị sa mạc hóa và không có khả năng tái cải tạo.…

Hiện nay, thách thức lớn nhất với môi trường sống của con người gồm các vấn đề nổi trội sau:

 Khủng hoảng năng lượng

Việc sử dụng các nguồn tài nguyên khoáng sản lãng phí dẫn đến việc khủng hoảng năng lượng, các vấn đề liên quan đến năng lượng luôn là vấn đề nóng bỏng Chính phủ các nước trên thế giới đã khuyến khích các nhà khoa học của họ tìm ra những nguồn năng lượng mới đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội Nguồn nhiên liệu xăng dầu là vấn đề phải suy nghĩ hàng ngày đối với các quốc gia Năng lượng mặt trời là nguồn năng lượng tự nhiên có thể thay thế các nguồn năng lượng truyền thống như là dầu khí, điện năng Nghiên cứu tìm ra nguồn năng lượng mới và giải quyết vấn đề khủng hoảng năng lượng là sự cần thiết của mỗi quốc gia Sử dụng nguồn năng lượng dầu khí không đúng cách không chỉ làm giảm nguồn tài nguyên dự trữ mà còn làm phát thải các khí độc hại

Trang 21

43

như CO Khủng hoảng năng lượng là vấn đề môi trường “cháy” hiện nay

 Biến đổi khí hậu

Hậu quả của quá trình công nghiệp hóa, các quá trình sản xuất không “thông minh” dẫn đến việc phát thải các khí nhà kính như CO2, Metan… tầng Ôzôn bảo vệ trái đất khỏi các bức xạ nguy hại của mặt trời bị thủng và ngày càng mỏng hơn bởi các khí nhà kính – đây cũng chính là nguyên nhân chính gây nên hiện tượng nóng lên toàn cầu Sự thay đổi dần của khí hậu toàn cầu ngày càng hiện rõ nét, nắng, mưa, lũ lụt, sóng thần ngày càng quen thuộc với sự thích ứng con người hơn

Theo dự báo nếu không có biện pháp hữu hiệu để giảm bớt lượng khí thải nhà kính thì nhiệt độ mặt đất sẽ tăng thêm khoảng 1,1oC – 6,4oC vào năm 2100, lượng mưa sẽ tăng lên 5 - 10%, băng ở hai cực và các ngọn núi cao sẽ tan nhanh hơn, nhiều hơn, nhiệt độ nước biển ấm lên, mức nước biển sẽ tăng lên 18 – 59 cm hoặc có thể hơn nữa và tất nhiên sẽ có những biến đổi bất thường về khí hậu, thiên tai sẽ xảy ra khó lường trước hơn về cả tần số và mức độ

 Nông nghiệp thâm canh

Do mục đích lợi nhuận từ hoạt động sản xuất nông nghiệp dẫn đến việc tiêu thụ một lượng TNTN rất lớn Độc canh, chăn thả quá mức, sản xuất thịt là những khía cạnh quan trọng trong nông nghiệp thâm canh Sản xuất thịt là nguồn thứ cấp gây ra khí nhà kính hơn bất cứ nguồn nào khác Theo báo cáo Liên hợp quốc năm

2006 các khí nhà kính phát thải từ giao thông trên thế giới ít hơn cả quá trình sản xuất thịt

Hiện nay nhiều hội nghị môi trường được tổ chức hàng năm nhằm giúp con người nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo vệ tự nhiên Thông qua các hội nghị, các ý kiến được đưa ra thảo luận bởi các chuyên gia về môi trường để tìm ra những giải pháp tối ưu nhất

Trang 22

44

Bảng 1.5 Lịch các hoạt động của các tổ chức bảo vệ môi trường

Hội thảo Quốc tế về môi trường

và kỹ thuật nông nghiệp

(ICEAE 2013) Hồng Kông, Trung Quốc 6/7/2013

Hội thảo Quốc tế về địa chất và

khoa học môi trường (ICGES

2013)

Hồng Kông, Trung Quốc 6/7/2013 Hội nghị Quốc tế về kỹ thuật

môi trường và những ứng dụng

(ICEEA)

Singapore 24/8/2013

Hội nghị Quốc tế về môi trường,

sinh học và kỹ thuật sinh học

(ICEBB)

Singapore 24/8/2013

Hội thảo Quốc tế về tái tạo

năng lượng mới và môi trường

(ICREE 2013)

Phukhet, Thái

Hội nghị Quốc tế về ô nhiễm

môi trường và cách phòng chống

(ICCEPP 2013)

Malaka, Malaysia 7/10/2013

Hội nghị Quốc tế về kỹ thuật

công nghiệp và bảo vệ môi

trường

Zrenjanin, Serbia and Montenegro 30/10/2013 Hội nghị Quốc tế về đa dạng

sinh học và biến đổi khí hậu

(ICBCC 2013)

Abu Dhabi, tiểu Vương quốc Ả Rập 17/11/2013 Hội nghị Quốc tế về nước trong

khai thác mỏ 2013 Tại Brisbane, Úc 25/11/2013

1.2.5 Phát sinh chất thải rắn và chất thải nguy hại

 Chất thải rắn

Chất thải rắn (CTR) được hiểu là tất cả các chất thải phát sinh do các hoạt động của con người và động vật tồn tại ở dạng rắn,

Trang 23

45

được thải bỏ khi không còn hữu dụng hay không muốn dùng nữa CTR xuất hiện từ lúc con người xuất hiện trên trái đất Nhưng khi ấy CTR không gây ra vấn đề ô nhiễm trầm trọng bởi khi ấy mật độ dân cư còn thấp, diện tích đất còn rộng lớn nên khả năng đồng hóa các CTR cao Nhưng hiện nay, khi nền công nghiệp phát triển, dân số tăng nhanh, diện tích đất ngày càng bị thu nhỏ thì CTR thật sự trở thành mối lo ngại đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống của con người

Nguồn gốc phát sinh CTR:

+ Khu dân cư

+ Khu thương mại

+ Cơ quan, công sở

+ Khu xây dựng và phá hủy công trình xây dựng

+ Khu công cộng

+ Nhà máy xử lý chất thải

+ Công nghiệp

+ Nông nghiệp

Hiện nay, thế giới thải ra khoảng 6 tỷ tấn CTR mỗi năm Mỗi ngày, thế giới tạo ra khoảng 130 triệu tấn rác, trong số đó 1/3 đến từ Mỹ, bình quân mỗi công dân Mỹ tạo ra 3,5 triệu tấn rác mỗi năm Tốc độ phát sinh CTR không ngừng gia tăng ở tất cả các nước trên thế giới nhưng tăng nhanh hơn ở các nước đang phát triển

 Chất thải nguy hại

Chất thải nguy hại (CTNH) là chất thải chứa các chất hoặc các hợp chất có một trong số các đặc tính gây nguy hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, dễ lây nhiễm, làm ngộ độc, dễ ăn mòn và các đặc tính gây nguy hại khác) hoặc tương tác với chất khác gây nguy hại đến môi trường và sức khỏe của con người

Do tính đa dạng của các loại hình công nghiệp, các hoạt động thương mại tiêu dùng trong cuộc sống hay các hoạt động công nghiệp mà CTNH có thể phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau Việc phát thải có thể do bản chất công nghệ hay do trình độ dân trí mà việc phát sinh CTNH là vô tình hay cố ý Nhìn chung, có thể chia nguồn phát sinh CTNH thành bốn nguồn chính như sau:

Trang 24

46

+ Từ các hoạt động công nghiệp (ví dụ như: sản xuất thuốc trừ sâu sử dụng dung môi là toluene hay xylene, sản xuất thuốc kháng sinh sử dụng dung môi methyl chloride, xi mạ sử dụng cyanua …)

+ Từ các hoạt động nông nghiệp (ví dụ như: sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật độc hại …)

+ Thương mại (ví dụ như: quá trình xuất nhập hàng độc hại không đúng qui cách an toàn …)

+ Từ việc tiêu dùng trong dân dụng (ví dụ như: sử dụng các loại pin, các loại bình ắùcquy …)

Năm 2012, Tp Hồ Chí Minh phát sinh ra 79.500 tấn CTNH tăng 1,72 lần so với năm 1999 Mỗi năm cả nước sẽ phát sinh khoảng 321.000 tấn/năm CTNH Đó thật sự là những con số báo động đối với môi trường sống của nhân loại nếu tất cả các nước trên thế giới không tìm cách để giảm thiểu lượng CTNH phát sinh hàng năm

1.3 GIẢM THIỂU Ô NHIỄM

1.3 GIẢM THIỂU Ô NHIỄM

Một cách tổng quát có thể chia ra thành ba nhóm kỹ thuật chính:

- Giảm thiểu tại nguồn

- Tái sinh

- Cải tiến sản phẩm

Trong ba hoạt động trên thì hoạt động giảm thiểu tại nguồn được xem là có hiệu quả nhất vừa góp phần vào BVMT vừa là biện pháp kinh tế

Mỗi nhóm kỹ thuật trên có thể chia ra thành các tiểu nhóm và trong mỗi tiểu nhóm có thể có nhiều biện pháp kỹ thuật khác nhau

Trang 25

47

Hình 1.7 Sơ đồ các kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm

Các kỹ thuật giảm thiểu chất thải

Trao đổi hay bán

Trao đổi vật chất hay năng lượng

Đốt hủy chất thải

Chôn lấp

Tái chế

- Xử lý thu hồi nguyên vật liệu

- Chế biến như một sản phẩm phụ

Thu hồi/tái sử dụng

- Quay vòng tại quy trình sản xuất

- Dùng làm nguyên liệu cho quy trình

SX khác

Kiểm soát nguồn

- Quản lý tiến trình thực hiện

- Cải tiến phương thức bốc dỡ hàng hóa, nguyên liệu

Trang 26

48

1.3.1 Giảm thiểu chất thải tại nguồn

Thuật ngữ giảm tối thiểu chất thải tại nguồn áp dụng cho các kỹ thuật quản lý hoặc sự thay đổi quy trình mà cuối cùng là làm giảm khối lượng hoặc độc tính của chất thải đưa đến khâu xử lý hoặc thải bỏ Thuật ngữ này không bao gồm các hoạt động đơn thuần cố gắng giảm tính nguy hại của chất thải về thể tích đến việc giảm độ nguy hiểm

Một vài thuật ngữ ngăn ngừa ô nhiễm liên quan đến việc giảm thiểu chất thải tại nguồn bao gồm:

- Quản lý hóa chất để làm giảm sự cố

- Nhận ra và định lượng tất cả những chất cần thải bỏ

- Giảm tối thiểu chất thải

- Giảm thiểu tại nguồn bao gồm:

+ Cải tiến việc quản lý nội tại và vận hành sản xuất

+ Những cải tiến về điều độ sản xuất

+ Ngăn ngừa việc thất thoát và chảy tràn

+ Tách riêng các dòng chất thải

+ Đào tạo nhân sự

Các chương trình ngăn ngừa ô nhiễm có thể thay đổi từ những chương trình nhận thức về ô nhiễm đơn giản mà ở đó các nhà quản lý và các công nhân được yêu cầu xác định các cách thức làm giảm sự phát sinh chất thải, cho tới những chương trình phức tạp, đòi hỏi phải bố trí các nhân sự riêng biệt và rộng hơn nữa – các hoạt động toàn cầu Trong những trường hợp đó, các nhân công đóng một vai trò chủ chốt Một chiến dịch hiệu quả nhằm giảm thiểu lượng chất thải sinh ra đòi hỏi phải được kết hợp với một chương trình huấn luyện nhân viên có hiệu quả, đào tạo nhân viên làm thế nào để nhận biết sự rò rỉ, tràn và thất thoát tài nguyên, nguyên vật liệu Những người vận hành quá trình và các cá nhân bảo trì cần phải được tập huấn bổ sung chuyên sâu về các phương pháp ngăn ngừa ô nhiễm

Bảo toàn năng lượng: Năng lượng nhiệt có thể được bảo toàn bằng cách quan tâm đến việc ngăn ngừa các chất thoát nhiệt năng trong quá trình vận chuyển từ nguồn cung cấp đến nơi tiêu

Trang 27

49

thụ Cũng có thể phục hồi và sử dụng nhiệt được sinh ra bởi chính các quy trình sản xuất Các nhà máy sản xuất tiêu thụ một khối lượng khổng lồ nhiệt năng cho các quá trình sản xuất và cho cả các hoạt động sinh hoạt trong nhà máy

Thay đổi quá trình: Những thay đổi về quá trình liên quan với việc một sản phẩm được tạo ra như thế nào

1.3.2 Những thay đổi về nguyên liệu đầu vào

Thay đổi hẳn nguyên vật liệu có tính độc hại cao bằng những nguyên vật liệu có tính độc hại thấp hơn hoặc không độc hại Ví dụ, có thể sử dụng các tác nhân tẩy rửa có khả năng hòa tan trong nước để thay cho các dung môi độc hại

Ví dụ về biện pháp giảm thiểu tình trạng khí hậu trái đất nóng lên: Theo các nhà nghiên cứu Châu Âu, khí Carbon dioxide (CO2) từ các nhà máy công nghiệp thải ra có thể được chôn vào lòng đất thay vì được thải vào không gian Và việc này giảm thiểu đáng kể tình trạng khí hậu trái đất nóng dần lên Tại Ketzin, Đức, người

ta chôn đến độ sâu 800 m trong lòng đất, nơi có mạch nước ngầm

bị nhiễm bẩn và không tiếp xúc được với mạch nước ngầm sử dụng Dự án trên trị giá 35 triệu euro được đồng tài trợ từ EU, Đức, Pháp cùng nhiều trường đại học và các công ty châu Âu Theo Giáo sư Günter Borm thuộc Trung tâm Nghiên cứu Trái đất Potsdam (GFZ), dự án nhằm kiểm tra phương thức cất giữ khí CO2 trong lòng đất, nhằm giảm thiểu việc thải chúng vào không gian – nguyên nhân gây nên “hiệu ứng nhà kính” Trong trường hợp thành công, phương pháp này sẽ được ứng dụng cho các khu công nghiệp tập trung khí thải này như các nhà máy luyện kim, xi măng hay các trung tâm nhiệt điện

Kỹ thuật chôn CO2 cũng đang là đề tài thử nghiệm tại nhiều nơi trên thế giới, trong những điều kiện khác nhau như chôn dưới biển sâu, khu vực ngoài khơi Na Uy hay Úc, dưới đáy một mỏ dầu ở Texas (Mỹ)

Trang 28

50

1111.4 CÔNG NGHỆ S 4 CÔNG NGHỆ S 4 CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT KHÔNG THÂN THIỆN ẢN XUẤT KHÔNG THÂN THIỆN VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN VỚI MÔI TRƯỜNG VÀ CƠ HỘI SẢN XUẤT SẠCH HƠN

1.4.1 Ngành sản xuất thép

Công nghiệp sản xuất thép là ngành quan trọng trong cơ cấu phát triển kinh tế của đất nước ta Trong năm 2010, ngành thép sản xuất được 8,7 triệu tấn sản phẩm thép đáp ứng 80% tổng nhu cầu thép của cả nước, năm 2011 ngành thép xuất khẩu 2 triệu tấn thép đạt kim ngạch 1,8 tỷ USD Tuy rằng, lợi ích kinh tế hiện tại là không nhỏ nhưng với công nghệ sản xuất còn lạc hậu, tiêu tốn nhiều nguyên vật liệu, chất thải phát sinh còn lớn, khó xử lý thì nếu chúng ta thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến mà các nước trên thế giới đang sử dụng tin rằng lợi ích kinh tế và xã hội do ngành thép đem lại sẽ lớn hơn rất nhiều

Bảng 1.6 Tiêu hao nguyên liệu cho 1 tấn thép lò điện

nhiên liệu

Đơn vị tính Châu Âu Việt Nam

1 Sắt thép phế Kg/t 1.080 – 1.130 1.135 – 1.200

7 Vật liệu đầm lò Kg/t 1,9 – 25,1 17 – 30

8 Tổng năng lượng MJ/t 6.000 – 7.000 7.000 – 10.000

11 Nước làm nguội m3/t Tuần hoàn 4 – 7

Tỷ lệ thu hồi phôi % 90 - 93 86 - 88

Trang 29

51

Do những yếu tố khách quan như kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật nên phần lớn các dây chuyền công nghệ sản xuất thép mà nước ta đang sử dụng đã lỗi thời so với nhiều nước trên thế giới Điều đó dẫn đến trong quá trình sản xuất đã tốn nhiều hơn nguyên liệu đầu vào mà hiệu quả thu được lại thấp hơn Một số nguyên liệu như gang thỏi, gang lỏng vẫn còn sử dụng trong khi ở các nước phát triển đã không cần dùng đến

Bảng 1.7 Các loại chất thải phát sinh

Quá trình Khí thải Chất

thải rắn

Nước thải

Các vấn đề khác

Chuẩn bị

Xỉ, bùn, vật liệu chịu lửa

Tiếng ồn Cháy nổ

An toàn vận hành

Tinh luyện Khí thải

Xỉ, vật liệu chịu lửa

Đúc Bụi, kim loại nặng Xỉ, vẩy oxit

Có phát sinh nếu không tuần hoàn triệt để nước làm mát

Tiếng ồn

An toàn vận hành

Xử lý lọc

sạch khí –

Bụi/bùn, kim loại –

Ô nhiễm đất và nước Lượng chất thải phát sinh trong các quá trình sản xuất thép là rất lớn đồng thời đòi hỏi cần phải có các biện pháp xử lý

Trang 30

Bảng 1.9 Các thành phần chất thải rắn

TT Loại chất thải rắn Đơn vị Lượng

1 Xỉ từ lò điện kg/tấn thép lỏng 100 – 150

2 Xỉ từ lò thùng kg/tấn thép lỏng 10 – 30

4 Vật liệu chịu lửa kg/tấn thép lỏng 2 – 8

Trang 31

53

Thành phần CTR phát sinh phần lớn là các chất có tính trơ, do đó không có khả năng tái chế đồng thời đòi hỏi thời gian phân hủy hoàn toàn rất lâu do đó cần có biện pháp chôn lấp hợp lý để đảm bảo môi trường

Bảng 1.10 Các thành phần hóa học của bụi (%)

Cấu tử Bụi từ sản xuất thép

Nhìn chung, nước cung cấp cho quá trình hoạt động trong xưởng sản xuất thép, lò điện chủ yếu là từ nguồn nước mưa hoặc nước từ tháp lọc bụi ướt và nước làm mát không được tuần hoàn hết Các nguồn nước thải này có thể bị ô nhiễm dầu nên cần xử lý trước khi thu gom vào kênh thoát nước Nước làm lạnh tuần hoàn cần được lắng cặn để tách các chất rắn lơ lửng chủ yếu là gỉ sắt bong ra từ bề mặt thép đúc

Trang 32

54

Tiếng ồn phát sinh từ bãi liệu, lò điện hồ quang, thiết bị lọc bụi và thiết bị cấp nước Tiếng ồn từ lò điện phụ thuộc vào dung lượng lò, từ 118 - 133dB cho lò ≥10T, từ 108 - 115dB cho lò ≤10T

 Áp dụng sản xuất sạch hơn

Tiềm năng tiết kiệm về nguyên liệu có thể đạt 4 – 5%, điện năng 10 – 20%, điện cực grafit 10 – 20%, vật liệu chịu lửa 5 – 10%

Trong năm 2002, Nhà máy thép Thủ Đức đã đầu tư 3,46 tỷ đồng cho hai máy băm chặt thép phế liệu và một máy đóng ép nguyên liệu để xử lý 70% thép phế liệu Việc xử lý sơ bộ này đã giúp doanh nghiệp tiết kiệm điện cực 0,2 kg/tấn sản phẩm, điện 15 kwh/tấn sản phẩm, gạch chịu lửa 1,5 kg/tấn sản phẩm và giảm đáng kể lượng khí thải, ước tính 5 kg bụi/tấn sản phẩm Thiết bị đã loại bỏ chất phi kim loại 30 kg/tấn nguyên liệu Thời gian nấu luyện giảm 20 phút/mẻ Sự đầu tư này có thời gian hoàn vốn 7,5 năm

Lò thân đứng có thể tiết kiệm được đến 70 kWh/tấn Ngoài

ra còn giảm được thời gian nấu luyện, tăng năng suất thiết bị

Lò kiểu ngón tay có thể tiết kiệm được đến 100 kWh/tấn, tức là khoảng 25% tổng tiêu hao năng lượng trong lò điện hồ quang Kết hợp cùng với xử lý khí thải, công nghệ sấy liệu có vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa luyện thép lò điện không chỉ tăng năng suất mà còn giảm ô nhiễm

Người ta thường dùng kết hợp cả hai phương pháp hút khói trực tiếp với hệ thống chụp hút Việc kết hợp như vậy có thể thu gom được tới 98% phát tán sơ cấp Hơn nữa, phần lớn phát tán thứ cấp khi nạp liệu và ra thép cũng được thu gom Còn việc kết hợp thiết bị hút trực tiếp với vành hút khói quanh lò có thể thu gom được 100% lượng bụi phát tán Phương pháp thu toàn bộ nhà máy có thể thu gom 100% phát tán

1.4.2 Ngành dệt nhuộm

Công nghiệp nhẹ đóng góp một phần lớn vào tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước Trong đó ngành dệt nhuộm là ngành dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu Năm 2011, ngành dệt nhuộm đạt kim ngạch xuất khẩu từ 15,5 - 15,8 tỷ USD, đáp ứng khoảng 30%

Trang 33

55

nhu cầu trong nước Tuy nhiên, ngành dệt nhuộm hiện đang là mối

lo ngại lớn cho vấn đề môi trường của nước ta Lượng chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất đòi hỏi cần xử lý trước khi xả thải ra môi trường là rất lớn Nếu chúng ta nghiên cứu thay đổi công nghệ sản xuất hiện nay bằng các công nghệ SXSH mà nhiều nước trên thế giới đang sử dụng không những đem lại hiệu quả về kinh tế mà còn góp phần BVMT sống của chúng ta

Bảng 1.11 Nguồn thải trong quy trình sản xuất

Công

đoạn Hóa chất sử dụng

Chất ô nhiễm cần quan tâm

Nước dùng để tách chất hồ

Giũ hồ

Hồ in, chất khử bọt có trong

Nước dùng để nấu

Lượng nước thải lớn, có BOD, COD, nhiệt độ cao, kiềm tính Chất hoạt động bề mặt BOD, COD

Tác nhân chelat hóa (chất tạo

phức) chất ổn định, chất điều

Tác nhân tẩy trắng hypoclorit AOX

Nước dùng để nhuộm, giặt

Lượng nước thải lớn có màu, BOD, COD, nhiệt độ cao

Nhuộm với các thuốc nhuộm

hoạt tính, hoàn nguyên và

sunphua, kiềm bóng, nấu, tẩy

trắng

pH kiềm tính

Nhuộm với thuốc nhuộm bazơ,

phân tán, axit, hoàn tất pH tính axit

Nhuộm

Thuốc nhuộm, chất mang, tẩy AOX

Trang 34

56

Công

đoạn Hóa chất sử dụng

Chất ô nhiễm cần quan tâm

trắng bằng clo, chất bảo quản,

chất chống mối mọt, clo hóa len

Thuốc nhuộm Sunphua Sunphua

Nhuộm hoạt tính Muối trung tính

Các thuốc nhuộm phức chất

kim loại và pigment Kim loại nặng

Các chất giặt, tẩy dầu mỡ,

chất mang, tẩy trắng bằng Clo

Hydrocarbon chứa halogen

Các thuốc nhuộm hoạt tính và

In hoa Dòng thải ra từ công đoạn in

hoa

BOD, COD, TSS, đồng, nhiệt độ, pH, thể tích nước

Hoàn

tất

Dòng thải từ các công đoạn xử

lý nhằm tạo ra các tính năng

mong muốn cho thành phẩm

BOD, COD, TSS

Ngành dệt may được xem là một trong những ngành công nghiệp nhẹ đem lại hiệu quả kinh tế cao cho nền kinh tế Việt Nam Tuy nhiên, do công nghệ sản xuất còn thấp, tiêu tốn nhiều nguyên liệu đầu vào đặc biệt là các loại hóa chất tẩy, nhuộm Mặt khác, lượng chất thải cần xử lý trước khi xả thải ra môi trường cũng là rất lớn Do vậy, hiệu quả kinh tế đem lại vẫn còn thấp so với nhiều nước trên thế giới

Bảng 1.12 Nguồn phát sinh khí thải

Công đoạn Các nguồn phát

thải

Các chất ô nhiễm

Sản xuất năng

lượng Phát thải từ lò hơi

Các hạt lơ lửng, oxit nitơ (NOx), dioxit lưu huỳnh (SO2)

Trang 35

57

Công đoạn Các nguồn phát

thải

Các chất ô nhiễm

Phủ bề mặt, sấy

và xử lý nhiệt độ

cao

Phát thải từ các lò nhiệt độ cao

Các thành phần hữu

cơ bay hơi (VOCs)

Lưu giữ hóa chất

Phát thải từ các thùng chứa hàng hóa và hóa chất

VOCs

Xử lý nước thải Phát thải từ các bể

và thiết bị xử lý

VOCs, các phát thải độc hại

Lượng khí thải phát sinh ra từ các công đoạn của ngành công nghiệp dệt nhuộm là không nhiều tuy nhiên phần lớn các khí thải ra đều rất độc hại, cực kỳ nguy hiểm cho môi trường sống của con người, tốn kém chi phí rất lớn cho xử lý trước khi xả thải ra môi trường

 Áp dụng sản xuất sạch hơn

Bảo toàn hóa chất và chất trợ: Tái sử dụng các dịch nhuộm (nhuộm Polyester với thuốc nhuộm phân tán), trong đó còn chứa tới

80 – 95% lượng hóa chất phụ trợ đã được thêm vào vẫn chưa tận trích để chuẩn bị dịch nhuộm cho mẻ sau

Bảo toàn nước: Công nghiệp dệt là ngành sử dụng rất nhiều nước Tỉ lệ về lượng nước tiêu hao so với lượng vải sản xuất được rất cao, dao động trong khoảng 15 – 20 m3 cho 1000 m vải Ứng dụng các kỹ thuật SXSH sẽ giúp bảo toàn nước, tuần hoàn, tái sử dụng nước và cuối cùng là giảm đáng kể suất tiêu hao nước cho một đơn vị sản phẩm

Bảo toàn năng lượng: Việc áp dụng SXSH có thể giúp cải thiện hiệu quả hoạt động của thiết bị, do đó có thể giảm chi phí về năng lượng và giảm lượng phát thải ra môi trường

Kiểm soát ô nhiễm: Áp dụng SXSH là hướng tới mục đích đáp ứng yêu cầu đòi hỏi phải nỗ lực để giảm thiểu lãng phí các loại hóa chất, chất trợ nhằm giảm độc tính và độ phức tạp khi xử lý các dòng thải tạo điều kiện thuận lợi để quá trình xử lý chất thải ở

Trang 36

Số lượng Chi phí, USD / tấn

Hóa chất: Chất nhuộm

Chất phụ gia

kg/tấn kg/tấn

Tăng sản xuất (nhờ

giảm tỷ lệ phế phẩm,

tăng năng suất, giảm

sản phẩm loại hai, )

20 - 40 (Khả năng sinh lợi ở đây là rất khác nhau) Tình trạng sử dụng lãng phí tài nguyên, các vấn đề phát thải chất thải vào môi trường nước, không khí, đất là nguyên nhân dẫn đến hiện trạng môi trường như hiện nay:

+ Thủng tầng Ôzôn

+ BĐKH toàn cầu

+ Hiệu ứng nhà kính

+ Suy thoái sự ĐDSH

+ Nguồn nước bị nhiễm bẩn

+ Tài nguyên cạn kiệt

+ Khủng hoảng năng lượng

Giải quyết ô nhiễm môi trường và hậu quả không chỉ là vấn đề riêng của từng quốc gia nữa mà là vấn đề của nhân loại vì chúng ta cùng hít thở chung một bầu không khí Các biện pháp giảm thiểu các tác nhân gây ô nhiễm đến môi trường ngày nay đang được rất nhiều quốc gia quan tâm và không ngừng nghiên cứu những phương án nhằm hạn chế tối đa những tác nhân gây ô

Trang 37

59

nhiễm phát thải ra môi trường Ngày này, hầu hết các quốc gia đang áp dụng các công cụ quản lý, khuyến khích đầu tư và thay thế các công nghệ cũ, lạc hậu bằng những công nghệ hiện đại – thân thiện với môi trường, ban hành các tiêu chuẩn về các nguồn phát thải nhằm hướng đến một nền sản xuất xanh, sạch và thân thiện với môi trường hơn

Các tổ chức của Chính phủ và phi Chính phủ thường xuyên tổ chức những hội nghị về môi trường, các quốc gia bắt tay nhau cùng giải quyết vấn đề toàn cầu

Cấp các giấy chứng nhận khai thác hợp pháp cho các doanh nghiệp sản xuất các hàng hóa có nguồn gốc từ tự nhiên

Áp dụng SXSH cho ngành công nghiệp dệt không những đem lại hiệu quả to lớn về mặt kinh tế, nguyên liệu đầu vào ít hơn, hiệu suất tăng lên, đồng thời giảm thiểu các chi phí xử lý chất thải phát sinh trong quá trình sản xuất Mặt khác, nó còn góp phần BVMT, TKNL, TNTN

Các giải pháp kỹ thuật ngày càng hướng về giảm thiểu tại nguồn và tuần hoàn chất thải hơn, SXSH Nhằm hướng đến một mô hình sản xuất giảm thiểu tối đa các nguồn thải phát thải ra môi trường

Trang 38

60

Chương 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ

LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA SẢN XUẤT SẠCH HƠN

Trong những thập kỷ qua, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa ngày càng gia tăng, đặc biệt là các nước đang phát triển Điều này đã làm gia tăng nhu cầu khai thác TNTN và nảy sinh các vấn đề môi trường không chỉ mang tính khu vực mà còn tác động đến môi trường toàn cầu

Phát sinh chất thải là vấn đề không thể tránh khỏi trong bất kỳ quá trình sản xuất công nghiệp nào Mức độ phát thải về lượng cũng như mức độ ô nhiễm của một quá trình sản xuất phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: nguyên vật liệu, quản lý sản xuất, công nghệ, thiết bị, mức độ tận dụng – tái sử dụng và xử lý chất thải… Cách tiếp cận, ứng phó với các vấn đề ô nhiễm chất thải công nghiệp qua các giai đoạn khác nhau, pha loãng, xử lý cuối đường ống và tiếp theo là ngăn ngừa, giảm thiểu chất thải

Các công nghệ kiểm soát ô nhiễm được triển khai ở các nhà máy thực tế làm tăng chi phí sản xuất và các doanh nghiệp coi đó như một khoản đầu tư không sinh lợi, không có thời gian hoàn vốn Hơn nữa các giải pháp xử lý chất thải thực ra là chuyển từ hình thức ô nhiễm này sang hình thức ô nhiễm khác sao cho giảm về lượng cũng như mức độ nguy hại Trong vòng 10 – 15 năm trở lại đây đã có rất nhiều ý tưởng mới xuất hiện nhằm làm giảm phát sinh các nguồn chất thải vào môi trường, đồng thời đảm bảo không

Trang 39

61

làm ảnh hưởng nhiều đến chi phí sản xuất Đó là khi “Sản xuất sạch hơn” được đề cập và quan tâm Vậy SXSH là gì? Bắt đầu được biết đến khi nào?

2.1 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN Ý TƯỞNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN

SẠCH HƠN

2.1.1 Tại sao phải sản xuất sạch hơn?

Chúng ta biết rằng bất kỳ một quá trình sản xuất nào cũng không đạt hiệu suất 100% Điều đó có nghĩa là đã có cái gì đó mất

đi vào môi trường trong quá trình sản xuất và không thể chuyển hóa thành sản phẩm hữu ích được “Cái gì đó” ở đây là thất thoát nguyên, nhiên liệu… trong quá trình sản xuất

Thất thoát ở đây gọi chung là chất thải và chúng trở thành trách nhiệm pháp lý của cơ sở sản xuất

Tỷ lệ phần trăm chất thải phát sinh thường rất cao, nhưng rất ít ngành công nghiệp nhận ra điều đó

Ví dụ: Tiêu thụ nước của ngành dệt Minh Khai – Hà Nội:

Hình 2.1 Tiêu thụ nước của ngành dệt Minh Khai – Hà Nội

Ví dụ: Tiêu thụ nguyên liệu nhà máy nhiệt điện

Sản xuất vải khăn theo định mức

Sản xuất vải khăn tại nhà máy Minh Khai

Sản xuất sợi bông theo định mức

Sản xuất sợi bông nhà máy Minh Khai

Trang 40

62

Hình 2.2 Tiêu thụ nguyên liệu nhà máy nhiệt điện

Hiệu suất nhà máy nhiệt điện hiện đại chỉ đạt hiệu suất 40%, trung bình chỉ đạt khoảng 33% Như vậy, sử dụng hết ba đơn

vị năng lượng nhiệt thì chỉ có một đơn vị năng lượng biến thành điện năng, hai đơn vị còn lại sẽ trở thành nguồn ô nhiễm cho môi trường xung quanh

Ví dụ: Tiêu thụ nhiên liệu sản xuất giấy

Hình 2.3 Tiêu thụ nhiên liệu sản xuất giấy

Như vậy, ta thấy ở đây nảy sinh hai vấn đề cần được quan tâm là:

- Đối với doanh nghiệp: Bị thất thoát nguyên liệu đầu vào,

phải trả chi phí cho việc xử lý chất thải  ảnh hưởng đến vấn đề kinh tế

- Đối với xã hội: Phải tiếp nhận chất ô nhiễm  ảnh hưởng đến chất lượng môi trường sống

Trong thực tế sản xuất, việc tối ưu hóa chi phí cho quá trình sản xuất chỉ tập trung vào năng suất và thường bỏ qua khả năng phát sinh chất thải Bởi vì mục tiêu của nhà sản xuất là phải làm thế nào để tạo ra năng suất cao mặc dù có thể tiêu thụ nhiều nguyên liệu thô và nhiên liệu: điều này đã dẫn tới gia tăng chất thải và ảnh hưởng tới chất lượng môi trường sống

Nhà máy nhiệt điện

300 kg bột giấy

Ngày đăng: 09/11/2016, 10:57

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Quyết định số 1419/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký ngày 07 tháng 09 năm 2009 về việc Phê duyệt “Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược sản xuất sạch hơn trong công nghiệp đến năm 2020
1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT 1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Khác
2. Tài liệu hướng dẫn sản xuất sạch hơn của Viện Khoa học và Công nghệ Môi trường kết hợp Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam Khác
3. Sổ tay hướng dẫn thiết kế hướng tới phát triển bền vững, hướng đi thực tiễn cho các nước đang phát triển Khác
4. Ngô Thị Nga, 2005. Nâng cao hiêu quả công tác quản lý môi trường trong công nghiêp thông qua thực hiện sản xuất sạch hơn. Tạp chí Bảo vệ Môi trường Khác
5. Trần Văn Nhân và Đinh Văn Sâm, 2005. Thực tiễn và thách thức đối với triển khai Sản xuất sạch hơn ở Việt Nam. Tạp chí Bảo vệ Môi trường Khác
6. Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, 1999. Giáo trình công nghệ xử lý nước thải. NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Khác
7. Trung tâm thông tin tư liệu khoa học và công nghệ Quốc gia. 2001. Sản xuất sạch. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường Khác
8. Ngân hàng thế giới, 2003. Phát triển bền vững trong một thế giới năng động – Thay đổi thể chế, tăng trưởng và chất lượng cuộc sống. NXB Chính trị Quốc gia Khác
9. Heinz Leuenberger, 2000. Sản xuất sạch hơn - Chiến lược và phương pháp luận. Trung tâm sản xuất sạch Việt Nam Khác
10. Võ Đình Long, 2012, Nguyên lý kinh tế học môi trường, NXB Khoa học Kỹ thuật TP HCM Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w