PHÁC đồ điều TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG TIM cấp

2 258 0
PHÁC đồ điều TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG TIM cấp

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ TRÀN DỊCH MÀNG TIM CẤP 1. Nguyên nhân: ­ Do bệnh lý nhiễm trùng: viêm mủ màng ngoài tim,lao màng ngoài tim ­ Do chấn thương gây tràn máu màng ngoài tim ­ Ngoài ra còn do 1 số nguyên nhân khác: ung thư di căn, hội chứng ure huyết cao 2. Triệu chứng: ❖ Lâm sàng: ❖ Mệt ❖ Khó thở ❖ Nặng ngực ❖ Tĩnh mạch cổ nổi ❖ Khám có: mạch nghịch,diện đục tim rộng, tiếng tim xa xăm ❖ Cận lâm sàng: ❖ X Quang: bóng tim to hình bầu rượu,mất các cung tim ❖ ECG: điện thế giảm ❖ Siêu âm Doppler tim: có dịch màng tim, có thể xác định mức độ chèn ép tim hay tính chất của dịch ❖ CT Scan: thấy hình ảnh tràn dịch, thấy được một số bệnh lý nguyên nhân ❖ Chọc dò: Xác định tính chất dịch và để giảm chèn ép tim 3. Xử trí: ­ Chọc hút để giảm mức độ chèn ép ­ Mở cửa sổ màng ngoài tim trong trường hợp nặng không thể mổ lớn ­ Mổ cắt màng ngoài tim ­ Mổ cắt màng ngoài tim qua nội soi lồng ngực Chú ý phối hợp điều trị nội khoa để tránh tình trang suy tim cấp sau mổ ❖ Phẫu thuật dẫn lưu màng ngoài tim: ❖ Để điều trị các trường hợp viêm màng ngoài tim.Thoát lưu các dịch máu,mủ trong khoang màng tim ra ngoài, làm tim đập lại dễ dàng ❖ Phẫu thuật tương đối đơn giản, tuy nhiên dùng trong các trường hợp bệnh nhân năng không thể mổ triệt để ❖ Đây là phẫu thuật có tính chất tạm thời. Khi bệnh nhân khỏe có thể phải mổ lần hai cắt màng ngoài tim Biến chứng: ­ Chảy máu: mổ lại ­ Suy tuần hoàn hô hấp: do tình trạng nặng của bệnh ly từ trước cuộc mổ tiến triển nặng thêm Tử vong: 10­20% ❖ Phẫu thuật cắt bỏ màng ngoài tim: Dùng trong các trường hợp: ❖ Viêm màng ngoài tim có dịch (máu,mủ) ❖ Viêm màng ngoài tim co thắt Đây là loại phẫu thuật nặng có thể xảy ra nhiều biến chứng Biến chứng: ­ Chảy máu sau mổ: cần mổ lại ­ Suy tim cấp: cần điều trị thuốc tích cực Tỷ lệ tử vong: khoảng 10 % TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Poulain H. (1991), "Plaies du coeur", Pathologie chirurgicale, Tome II, Edition Masson, pp. 485 ­ 493 2. Robert M. Bojar (1992), "Cardiac and Great Vessel Trauma, Aldult Cardiac Surgery", Blackwell Scientiýic Publication, USA, pp. 373 ­ 403 3. Vernon J. Henderson, Stephen Smith R., William R. Fry and al. (1994), "Cardiac injuries, Analysis of an unselected series of 251 cases", Journal of Trauma, Vol. 36, No 3, pp. 341 ­348 4. Lê Ngọc Thành, Đặng Hanh Sơn (1999), “Thông báo lâm sàng vết thương tim tại Bệnh viện Việt Đức (1990 ­1996)", Ngoại khoa, 1, 34, tr. 1 ­ 7 5. Moore E.E., Malangoni M.A., Cogbill T.H., et al. (1994), "Organ Injury Scaling IV, Thoracic, Vascular, Lung, Cardiac and Diaphragm", Journal Trauma,Vol. 36, pp. 229 ­ 300

Ngày đăng: 09/11/2016, 03:59

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan