Thơ haiku của matsuo basho• Haiku Bài cú là loại thơ độc đáo của Nhật bản, xuất phát từ ba câu đầu hokku, phát cú của những bài renga liên ca có tính trào phúng gọi là renga no ha
Trang 10Thơ haiku của matsuo basho
• Haiku (Bài cú) là loại thơ độc
đáo của Nhật bản, xuất phát từ
ba câu đầu ( hokku, phát cú)
của những bài renga ( liên ca)
có tính trào phúng gọi là renga
no haikai mà sau gọi tắt là
haikai (bài hài).
Trang 11Sự ra đời
Thể thơ haiku được ra đời vào thế kỉ 17 và phát triển mạnh vào thời kì Edo (1603
- 1867) khi đã dần mất đi sắc thái trào phúng mà mang âm hưởng sâu thẳm của Thiền tông Thiền sư thi sĩ lỗi lạc Matsuo Basho được thừa nhận là người khai sinh ra haiku và Yosa Buson, Masaoka Shiki đã hoàn thiện nó dưới diện mạo và tên gọi như chúng ta thấy ngày nay Đây là thể thơ ngắn nhất thế giới bởi mỗi bài haiku thường chỉ vỏn vẹn 17 âm tiết trong 3 câu theo thứ tự 5+7+5 (17 âm tiết tiếng Nhật có khi chỉ vài ba từ ít ỏi, 3 câu trong cú pháp haiku cũng thường được viết thành một dòng)
Furuikeya (Phư-rư-i-kê-ia) Kawazu tobikomu (Ka-oa-dư-tô-bi-kô-mu) Mizu no oto (Mi-dư-nô-ô-tô)
Ao cũ Con ếch nhảy vào Vang tiếng nước xao
Trang 12Niêm luật cơ bản của haiku
Mỗi bài thơ haiku đều có một tứ thơ nhất
định thường ghi lại phong cảnh với vài sự
thật cụ thể Trong đó bắt buộc phải có kigo
( quý ngữ) nghĩa là từ miêu tả một mùa nào
đó trong năm Có thể trực tiếp hay gián tiếp
thông qua các hình ảnh, hoạt động hay
những cái gì đó mà mang đặc trưng của
một mùa trong năm
Trang 13
Haiku thường thể hiện con người và vạn vật nằm trong mối quan hệ khăng khít với một cái nhìn nhất thể hóa.Những hiên tượng của
tự nhiên như âm thanh , ánh sáng, mùi hương…đều có sự chuyển hóa lẫn nhau trong một quy luật lớn lao và bí ẩn của tự nhiên,Thơ không dùng nhiều tính tù và trạng
tù để cụ thể hóa sự vật mà chỉ tạo những nét chấm phá , chừa nhiều khoản trống cho trí tưởng tượng
Trang 14Với dân tộc Nhật Bản, haiku
được xem như tinh hoa của văn hóa dân tộc Dưới góc
nhìn của Thiền tông, haiku là thể thơ đặc biệt có thể hàm chứa được thực tại nhiệm
mầu trong vỏn vẹn 17 âm tiết, vừa sâu lắng uyên thâm, lại vừa đơn sơ giản dị
Trang 15Đôi nét về Basho
• Basho là một trong những nhà
thơ lớn của Nhật Bản Basho
nói về mình như sau:
Tên tôi trên đời
“một người lữ khách”
mưa mùa thu ơi
Ông là một trong ngũ trụ haiku của
Nhật Bản cùng với
Yosa Buson(1716-1784)
Kobayashi Issa(1763-1828?)
Masaoka Shiki(1867-1902)
Trang 16Matsuo Bashō ( Tùng Vĩ Ba Tiêu, 1644-1694), thiền sư thi
sĩ lỗi lạc của thời Edo Nhật Bản, tên thật là Matsuo
Munefusa, là con trai út thứ bảy của một samurai cấp thấp phục vụ cho lãnh chúa thành Ueno, một ngôi thành nằm
giữa con đường đi từ Kyoto đến Ise
Khoảng năm hai mươi tám tuổi, ông chuyển đến Êđô (Tokyô ngày nay)sinh sống và làm thơ haiku với bút hiệu
basho Mười năm cuối đời , Basho làm những cuộc du hành dài đi khắp hầu khắp đất nước, vừa đi vừa viết du kí và
sáng tác thơ haiku Ông trút hơi thở cuối cùng ở Ô-sa-ka
Tác phẩm của basho : Du kí, Phơi thân đồng nội(1685),
Đoản văn trong đãy (1688) , Cánh đồng hoang (1689), Áo tơi cho khỉ (1691) vá nổi tiếng nhất là Lối lên miền Ô-ku
(1689).
Trang 17• Một ngày mùa xuân năm 1681,
Matsuo Bashō được phong tước
hiệu Sosho (bậc thầy dạy thơ
Haikai) Năm sau ông dời đến một
túp lều bên sông Sumida và ở đây
có đệ tử mang tặng ông cây ba
tiêu (cây chuối), Ngay tức thì, nhà
thơ say mê nó và đem trồng trong
sân nhà Khách đến thăm gọi nhà
ông là "ba tiêu am"
• Matsuo yêu cây chuối vì nó có
điều gì đó giống ông trong dáng
đứng của nó Nó có lá rộng, mềm
và nhạy cảm, thường rủ xuống khi
gặp gió biển Hoa của nó nhỏ và
khiêm nhường, nó đem lại cảm
giác cô độc, tưởng như không thể
kết trái ở giữa cái lạnh của Nhật
Bản
• Năm 1682 Bashō am bị cháy, ông dời
về Koshu và từ đó lấy bút hiệu là
Bashō ( Ba Tiêu)
Nguồn gốc bút hiệu của Basho
Trang 20Đất khách mười mùa sương
về thăm quê ngoảnh lại Ê-đô là cố hương
Chim đỗ quyên hót
ở Kinh đô
mà nhớ Kinh đô
Cả hai bài thơ viết vào 2 thời điểm khác nhau, nhưng đều thể hiện
tình cảm sâu sắc với những vùng đất mà ông đã dừng chân
Basho từng ở Kinh đô Kyoto rồi
chuyển về Edo 20 năm sau mới trở
lại , nghe tiếng đỗ quyên hót mà viết
nên bài thơ này
Tiếng chim là tiếng lòng thương
tiếc thời gian , chất chứa nỗi niềm
hoài cổ
Tiếng chim dường như cũng là
tiếng lòng của người vọng về quá khứ
, ở giữa kinh đô nay mà nỗi buồn gửi
về đến tận kinh đô xưa
Quê Basho ở Mie, ông lên Edo ở được mười năm mới về thăm lại quê
Mười năm nhà thơ sống xa quê, Basho chỉ coi Edo như “đất khách”
Để rồi ngày ra đi ngoảnh lại chợt thầy Edo thân thiết như quê nhà
Kigo trong hai bài thơ là mùa sương mùa thu, chim đỗ quyên hót mùa hạ
Trang 21Tiếng vượn hú não nề
hay tiếng trẻ bị bỏ rơi than khóc ?
gió mùa thu tái tê tiếng vượn hú bi ai hoang dại gợi đến tiếng khóc não
lòng, bi thảm của những đứa trẻ bị bỏ rơi ở rừng trong những năm đói kém
thể hiện tấm lòng nhân đạo sâu sắc của Basho
Mưa đông giăng đầy trời
chú khỉ con thầm ước
có một chiếc áo tơi
dùng hình ảnh chú khỉ con yếu đuối, đơn độc để nói đến những đứa trẻ nghèo, những người nông dân Nhật Bản co ro trong mùa đông lạnh giá
thể hiện lòng từ bi với sinh vật bé nhỏ, lòng yêu thương với con người nghèo khổ của Basho
Trang 22Lệ trào nóng hổiTan trên tay, tóc mẹ Làn sương thu
Năm Basho bốn mươi tuổi, ông du hành đến vùng Kansai gần quê ông,ghé thăm nhà thì biết
mẹ đã mất Người anh đưa cho ông di vật của
mẹ là một mớ tóc bạc
nỗi xúc động và xót xa được thể hiện ở giọt nước mắt nóng hổi
mớ tóc bạc là hình ảnh cuộc đời một nắng hai sương của
mẹ, hòa quyện trong những giọt nước mắt của người con thành hình ảnh “làn sương thu” đầy gợi cảm
Trang 23Từ bốn phương trời xacánh hoa đào lả tả
gợn sóng hồ Bi-oa
Tả cảnh mùa xuân về với hoa
anh đào nở quanh hồ Biwa
Vắng lặng u trầmthấm sâu vào đátiếng ve ngâm
Ra đời khi tác giả đến thăm
chùa Riusakuji vào một buổi
chiều chưa tắt nắng, các điện
đều đóng cửa chỉ có tiếng ve
tiếng ve là thanh, đá là vật nhưng tiếng ve trong cảnh u tịch lại như thấm vào đá
liên tưởng độc đáo kì lạ
Trang 24Mùa xuân năm 1694, Bashō quyết định đi thăm phương Nam mà đích đến
là Osaka Trên đường đi tuy đã mắc bệnh nhưng "mộng vẫn vây quanh
cánh đồng cỏ khô", ông trở bệnh nặng tại một lữ quán ở Ōsaka Đệ tử của ông xin ông làm bài thơ từ thế, như truyền thống của các thiền sư Nhật
Bản, để cáo biệt cõi đời trước lúc lâm chung, ông đáp: "thơ lúc bình sinh đã
là bài từ thế rồi", và viết:
Nằm bệnh giữa cuộc lãng dumộng hồn còn phiêu bạt
những cánh đồng hoang vu
Kigo của bài thơ: cánh đồng hoang vu mùa đông
trưng cho cuộc sống còn dang dở
khát vọng sống mãnh liệt và ước mơ phiêu du khám phá của nhà thơ
Trang 25Thơ haiku nói chung và thơ haiku của Basho nói riêng là một thể
thơ độc đáo, có giá trị nội dung
và nghệ thuật, là thành tựu tiêu biểu của thơ ca Nhật Bản, thể hiện đặc trưng triết lí và nghệ thuật phương Đông.