1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sáng kiến kinh nghiệm một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2

13 2K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 92,5 KB

Nội dung

MỤC LỤC MỤC LỤC.................................................................................................. I . TÊN ĐỀ TÀI.............................................................................................. II. PHẦN MỞ ĐẦU………………………………………………………… 1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................... 1.1. Cơ sở lí luận.............................................................................................. 1.2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................... 2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................... 3. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 4. Đối tượng khảo sát, thực nghiệm................................................................. 5. Thời gian nghiên cứu................................................................................... 6. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................. III. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................. 1. Cơ sở lí luận................................................................................................. 2. Thực trạng tình hình..................................................................................... 2.1. Thuận lợi................................................................................................... 2.2. Khó khăn................................................................................................... 3. Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh............................................. 3.1. Cần tìm hiểu học sinh một cách toàn diện và sâu sắc............................. 3.2. Phải xây dựng một tập thể lớp đoàn kết................................................... 3.2.1. Tạo điều kiện cho các em tìm hiểu nhau................................................ 3.2.2. Khuyến khích động viên, lôi cuốn các em vào những hoạt động chung. 3.2.3. Tổ chức cho học sinh giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn......... 3.3. Giúp học sinh thoát khỏi tự ti, thụ động................................................... 3.4. Tạo điển hình và xây dựng truyền thống của lớp..................................... 4. Kết quả thực hiện......................................................................................... 5. Bài học kinh nghiệm.................................................................................... IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................ 1. Kết luận........................................................................................................ 2. Kiến nghị..................................................................................................... 2.1. Đối với giáo viên....................................................................................... 2.2. Đối với nhà trường.................................................................................... 2.3. Đối với học sinh........................................................................................ 1 2 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 5 5 5 5 5 6 6 6 7 7 8 8 9 10 10 11 11 11 12 I. TÊN ĐỀ TÀI: Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2. II. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: 1.1. Cơ sở lí luận. Đất nước ta hiện đang trong thời kì đổi mới. Mọi ngành nghề đều phải thực hiện đổi mới một cách triệt để, toàn diện. Trong đó ngành giáo dục phải được đặt lên vị trí hàng đầu. Trong những năm gần đây, việc đổi mới SGK được thực hiện rất tốt tuy nhiên việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa.Vì tiểu học là bậc học nền tảng, cơ bản cho các cấp bậc sau, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học phải được tất cả lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện. Song giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp được nhà trường phân công phụ trách và là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức và thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh lớp mình. Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trong của quá trình sư phạm. Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày. Có thể nói, nhân cách của học sinh thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức. Điều này thể hiện qua thái độ cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày... Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cao hơn ở các lớp trên.

Trang 1

MỤC LỤC

MỤC LỤC

I TÊN ĐỀ TÀI

II PHẦN MỞ ĐẦU………

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Cơ sở lí luận

1.2 Cơ sở thực tiễn

2 Mục đích nghiên cứu

3 Đối tượng nghiên cứu

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm

5 Thời gian nghiên cứu

6 Phương pháp nghiên cứu

III PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận

2 Thực trạng tình hình

2.1 Thuận lợi

2.2 Khó khăn

3 Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh

3.1 Cần tìm hiểu học sinh một cách toàn diện và sâu sắc

3.2 Phải xây dựng một tập thể lớp đoàn kết

3.2.1 Tạo điều kiện cho các em tìm hiểu nhau

3.2.2 Khuyến khích động viên, lôi cuốn các em vào những hoạt động chung 3.2.3 Tổ chức cho học sinh giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn

3.3 Giúp học sinh thoát khỏi tự ti, thụ động

3.4 Tạo điển hình và xây dựng truyền thống của lớp

4 Kết quả thực hiện

5 Bài học kinh nghiệm

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1 Kết luận

2 Kiến nghị

2.1 Đối với giáo viên

2.2 Đối với nhà trường

2.3 Đối với học sinh

1 2 2 2 2 2 3 3 3 3 4 4 4 5 5 5 5 5 6 6 6 7 7 8 8 9 10 10 11 11 11 12

Trang 2

I TÊN ĐỀ TÀI:

Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2.

II PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

1.1 Cơ sở lí luận.

Đất nước ta hiện đang trong thời kì đổi mới Mọi ngành nghề đều phải thực hiện đổi mới một cách triệt để, toàn diện Trong đó ngành giáo dục phải được đặt lên vị trí hàng đầu Trong những năm gần đây, việc đổi mới SGK được thực hiện rất tốt tuy nhiên việc giáo dục đạo đức cho học sinh cần phải được quan tâm nhiều hơn nữa.Vì tiểu học là bậc học nền tảng, cơ bản cho các cấp bậc sau, nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học phải được tất cả lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường thực hiện Song giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp được nhà trường phân công phụ trách và là người chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức

và thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức cho học sinh lớp mình

Giáo dục đạo đức là một bộ phận rất quan trong của quá trình sư phạm Nó nhằm hình thành những cơ sở ban đầu về mặt đạo đức cho học sinh, giúp các em ứng xử đúng đắn qua các mối quan hệ đạo đức hàng ngày Có thể nói, nhân cách của học sinh thể hiện trước hết qua bộ mặt đạo đức Điều này thể hiện qua thái độ

cư xử đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em ruột trong gia đình, với thầy cô giáo, bạn

bè qua thái độ với học tập, rèn luyện hàng ngày Đó là cơ sở quan trọng của việc hình thành những nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức cao hơn ở các lớp trên

1.2 Cơ sở thực tiễn.

Việc nghiên cứu những căn cứ trên cho ta hình dung về một em học sinh là thiếu niên, nhi đồng đang ngồi trên ghế nhà trường tiểu học, đó là những học sinh đang phát triển nhân cách, tình cảm trí tuệ, để có những tri thức và kĩ năng cơ bản trong giao tiếp Để đi tới một nghiên cứu cụ thể, trước hết cần xác định công tác

Trang 3

giáo dục đạo đức cho học sinh là một vấn đề rất quan trọng Đối với học sinh lớp 2, người giáo viên phải có tính kiên trì, tận tình Sự nhiệt tâm, chu đáo của người giáo viên là một trong những yếu tố quan trọng bảo đảm sự thành công của người giáo viên trong công tác giáo dục đạo đức Song với lứa tuổi học sinh lớp một, sự nhận thức của các em còn quá non trẻ, sự tư duy chưa đạt đến đỉnh cao, các em cần có người hướng dẫn chỉ đạo cho các em đi vào nề nếp để các em dần trở thành người sống có ích trong xã hội, đó chính là người giáo viên trực tiếp giảng dạy Chính vì

vậy mà bản thân tôi đã chọn đề tài “Một số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2.” qua quá trình công tác cũng như học hỏi kinh nghiệm quí báu về giáo

dục học sinh Mặc dù gặp nhiều khó khăn trong nghiên cứu nhưng với sự cố gắng của bản thân tôi mong sáng kiến này có hiệu quả

2 Mục đích nghiên cứu.

- Giáo dục đạo đức cho học sinh nhằm khắc phục tình trạng học sinh có những hành vi đạo đức không tốt với học sinh mới bước vào trường tiểu học

- Rèn cho học sinh có ý thức kỉ luật tốt

- Học sinh có kỹ năng ứng xử, giao tiếp lễ phép với thây cô và người lớn

- Góp phần nâng cao chất lượng học sinh trong nhà trường và giáo dục học sinh hoàn thiện nhân cách

3 Đối tượng nghiên cứu.

Đề tài được thực hiện với 41 học sinh ở lớp 2A, trường Tiểu học Hướng Phùng - Năm học 2015-2016

4 Đối tượng khảo sát, thực nghiệm.

Đề tài này được áp dụng ở lớp 2A, trong năm học 2015 - 2016, tại trường Tiểu học Hướng Phùng

5 Thời gian nghiên cứu.

- Khảo sát đầu năm học: Tháng 9/2015.

- Ứng dụng: Từ tháng 10/2015 đến tháng 4/2016

Trang 4

- Nghiệm thu: Tháng 5/2016.

6 Phương pháp nghiên cứu.

Để tiến hành đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau :

- Phương pháp theo dõi mọi hoạt động học tập cũng như đạo đức của từng học sinh để có biện pháp giáo dục thích hợp

- Phương pháp đàm thoại được vận dụng qua từng tiết dạy, sinh hoạt lớp, trao đổi với nhà trường và gia đình để phối hợp giáo dục học sinh

- Phương pháp tổng hợp kinh nghiệm là học hỏi những người đi trước, đồng nghiệp, những kiến thức đã học ở sư phạm và sự hướng dẫn của chuyên môn nhà trường nên bản thân tôi đã đúc rút một số kinh nghiệm trong việc giáo dục học sinh

- Ngoài ra còn sử dụng thêm một số phương pháp khác trong quá trình nghiên cứu

III PHẦN NỘI DUNG

1 Cơ sở lí luận.

Những năm gần đây nền giáo dục của nước ta có nhiều sự thay đổi và biến

động không ngừng, nhưng Đảng và nhà nước vẫn đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp

“trồng người” Vì vậy mỗi người giáo viên chủ nhiệm phải có nhận thức hết sức đúng đắn về vai trò của người thầy, người cô trong lớp học

Khác với các bậc học khác, người giáo viên chủ nhiệm ở bậc Tiểu học là người trực tiếp vừa “dạy” vừa “dỗ” và đảm nhiệm hầu hết các môn học, là người quản lý toàn diện một tập thể học sinh của một lớp và có nhiều thời gian gắn bó, gần gũi với học sinh Hơn nữa về trình độ hiểu biết và vốn sống của học sinh tiểu học còn nhiều hạn chế vì vậy các em rất cần có một người thường xuyên hướng dẫn, giúp đỡ, chỉ bảo, dìu dắt Để thực hiện tốt vai trò của người giáo viên chủ nhiệm lớp, trước tiên người giáo viên phải xác định đúng vị trí, nhiệm vụ, biết tổ chức giáo dục, phải là người thực hiện tốt những nhiệm vụ của một thầy cô giáo,

Trang 5

phải nắm được đường lối quan điểm lí luận giáo dục đồng thời người giáo viên chủ nhiệm phải tham gia các hoạt động chính trị xã hội tốt hơn, phải rèn luyện ở mức cao hơn Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ và cũng là vinh dự vì học sinh

2 Thực trạng tình hình.

Để hoàn thành đề tài này tôi đã tiến hành nghiên cứu về việc giáo dục đạo đức cho học sinh lớp 2A do bản thân tôi được phân công chủ nhiệm và giảng dạy

Cụ thể tình hình lớp như sau: Tổng số: 41 em

Học sinh dân tộc: 1 em

2.1 Thuận lợi:

Được sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời của lãnh đạo cấp trên, của ban giám hiệu nhà trường

Được sự hỗ trợ của hội cha mẹ học sinh, các đoàn thể trong và ngoài nhà trường

2.1 Khó khăn :

Trường tiểu học Hướng Phùng là một trường có nhều thành phần ở khắp mọi miền đến đây lập nghiệp, người dân chủ yếu làm nghề nông, nhiều em nhà ở

xa trường nên việc đi học vào mùa mưa khó khăn Do điều kiện gia đình nên một

số phụ huynh chưa quan tâm đến việc học tập của con em mình

Qua những khó khăn trên, nên việc xây dựng cho học sinh một thói quen về

nề nếp, đạo đức tốt là điều thực sự cần thiết Vì thế mà việc đưa ra giải pháp nhằm giúp các em có nề nếp, đạo đức tốt, ý thức tự giác trong học tập là rất cần thiết

3 Các biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh:

3.1 Cần tìm hiểu học sinh một cách toàn diện và sâu sắc.

Để giáo dục học sinh tốt người giáo viên phải hiểu sâu sắc, toàn diện từng em một, càng hiểu học sinh bao nhiêu thì càng giáo dục các em tốt bấy nhiêu Vì ở lứa tuổi các em việc tự ý thức hành vi chưa rõ nét, các em có thể có những suy nghĩ

Trang 6

lệch lạc mà không hề biết việc tìm hiểu học sinh còn có một ý nghĩa khác không kém phần quan trọng đó là làm cho người thầy giáo gần gũi, thương mến các em hơn và thực sự trở thành người bạn lớn, là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho các

em Và cũng chính từ tình yêu thương đó sẽ giúp cho giáo viên có trách nhiệm và sáng tạo ra những hình thức giáo dục có hiệu quả hơn Tôi thường tìm hiểu học sinh bằng các cách sau:

Xem qua lí lịch, học bạ …để nắm được phần nào gia đình và học lực của học sinh qua bạn bè, người thân hoặc người hàng xóm của các em Đặc biệt là với GVCN cũ Cách tìm hiểu này theo tôi thì đạt hiệu quả rất tốt

Một cách tìm hiểu nữa là phải thường xuyên đến thăm và trao đổi với phụ huynh để tạo sự liên hệ mật thiết giữa giáo viên, phụ huynh và học sinh có hoàn cảnh khó khăn, neo đơn …để kịp thời giúp đỡ

3.2 Phải xây được một tập thể lớp đoàn kết

Biện pháp này có tác dụng bồi dưỡng cho các em lòng yêu thương con người,

có tinh thần tập thể và đây chính là biện pháp tạo nền móng cho các biện pháp giáo dục khác Qua nhiều năm làm công tác chủ nhiệm lớp tôi thấy rằng : chỉ khi nào xây dựng được một tập thể đoàn kết thì các biện pháp giáo dục khác mới đạt hiệu quả cao.Để thực hiện được điều này cần phải :

3.2.1 Tạo điều kiện cho các em hiểu nhau :

Qua việc tìm hiểu từng học sinh tôi giới thiệu với cả lớp biết những điều đáng chú ý của các em (không nêu nhược điểm ) Đối với học sinh bị bệnh nghỉ học, tôi

tổ chức cho cả lớp đi thăm và phân công học sinh đến nhà giảng lại bài cho bạn Đối với học sinh thiếu thốn tình cảm hay e dè, rụt rè, nhút nhát tôi thường xuyên trò chuyện gợi mở cho các em, tạo không khí vui vẻ khuyến khích nhiều học sinh tham gia

3.2.2 Khuyến khích động viên, lôi cuốn các em vào những hoạt động chung của lớp:

Trang 7

Một phẩm chất của con người mới là có tinh thần tự giác, tự ý thức, có thể làm chủ tập thể, làm chủ cuộc sống Muốn có phẩm chất ấy từ khi là học sinh Tiểu học phải giáo dục cho các em nhận thức được mọi công việc của tập thể mình đều phải có trách nhiệm, những việc làm đó có thể là những công việc rất nhỏ nhưng nếu lặp đi lặp lại nhiều lần thì sẽ được khắc sâu Chẳng hạn như trong những buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt sao…tôi luôn luôn tạo cho các em một sân chơi lành mạnh, vui vẻ…Tôi kể cho các em nghe những câu chuyện về lòng nhân hậu, tình đoàn kết, nói cho các em biết về tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta…hoặc tổ chức những trò chơi mang tính tập thể Mỗi khi nhà trường có những hoạt động nào tôi đều khuyến khích các em tham gia, tuyên dương những học sinh

có đóng góp nhiều trong các hoạt động đó như : văn nghệ, ủng hộ người nghèo … đều thu được kết quả cao

3.2.3 Tổ chức cho học sinh giúp đỡ những em có hoàn cảnh khó khăn :

Trong một lớp học có nhiều thành phần học sinh khác nhau Để cho các em đoàn kết gắn bó hơn tôi đề ra một biện pháp thi đua như sau : Đối với những học sinh khó khăn về vật chất tôi đề nghị lớp làm “kế hoạch nhỏ”: Góp giấy vụn và những vật dụng mình không dùng nữa đem bán và mua thêm sách vở, bút thước, nón, dép…cho những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn Trong việc học tập, phân công học sinh khá giỏi kèm thêm ở nhà (hình thức nhóm những học sinh nhà gần nhau thì lập thành 1 nhóm) Cứ mỗi cuối tháng sẽ tổng kết một lần và tuyên dương những học sinh có tiến bộ, những nhóm học tập đạt chất lượng …

3.3 Giúp học sinh thoát khỏi tính tự ti, thụ động :

Đối với những học sinh này GVCN cần nhẹ nhàng, động viên, khích lệ các

em từ từ, tránh nóng vội sẽ làm các em hoảng sợ và càng chây ì thêm Nên kể những mẩu chuyện về gương tốt, việc tốt, những câu chuyện về tấm gương vượt khó … Sau mỗi lần kể tôi đều phân tích cặn kẽ nhằm hình thành cho các em một

Trang 8

suy nghĩ : con người sống phải có mục đích, có ước mơ, hoài bão của mình phải luôn nhiệt tình từ việc lớn đến việc nhỏ, khi gặp khó khăn phải có ý chí vươn lên

4.4 Tạo điển hình và xây dựng truyền thống của lớp:

Một phẩm chất cao quý nữa của con người mới là không ngừng vươn tới hoàn thành tốt nhiệm vụ này, đến nhiệm vụ kia mới lòng tin ở mình, ở tập thể Hầu như học sinh ở vùng bản vốn tự ti nên phần nào hạn chế khả năng phát huy tính tích cực của các em Vì vậy, tôi thường đặt ra cho lớp những nhiệm vụ khác nhau tùy thuộc vào điều kiện và thời điểm Đầu tiên tôi tổ chức cho học sinh ngày lao động xây dựng lớp: Cho học sinh tự nhận xét tình hình lớp học và tự trang trí, sửa sang lớp cho sạch sẽ, ngăn nắp để rèn cho các em tính cẩn thận và tính tổ chức

Thứ hai, tôi yêu cầu học sinh phải thực hiện đúng các nội quy, quy định của trường và xếp thứ nhất trong tuần thi đua của trường

Thứ ba, tôi xác định rõ nhiệm vụ quan trọng nhất mà các em phải đạt được là tự nâng cao kết quả học tập của chính mình

4 Kết quả thực hiện.

- Từ những kinh nghiệm trên trong năm học này lớp 2A đã có nhiều tiến bộ

về nề nếp và duy trì sĩ số trên lớp Trong lớp có nhiều học sinh đạt danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ Các em trong lớp rất ngoan ngoãn và chăm chỉ học tập Đây là kết quả thực chất do các em phấn đấu và rèn luyện đã đạt được trong học kì 1 của năm học 2015 - 2016:

- Về năng lực và phẩm chất:

+ Đạt: 41 em - 100%

- Về học tập:

Trang 9

Kết quả trên càng động viên cô trò chúng tôi phải dạy tốt và học tốt hơn nữa Giờ đây tôi càng thêm yêu nghề tha thiết và nguyện phấn đấu hơn nữa vì lớp trẻ thân yêu

5- Bài học kinh nghiệm:

Qua quá trình giáo dục đạo đức cho học sinh tôi nhận thấy học sinh có sự tiến bộ rõ rệt Cụ thể:

- Về nhận thức: Học sinh có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi

đạo đức và pháp luật phù hợp với lứa tuổi học sinh trong các mối quan hệ của các

em với những người thân trong gia đình; với bạn bè, và công việc của lớp; của trường; với dân tộc; với hàng xóm láng giềng; với thiếu nhi và khách quốc tế; với cây trồng, vật nuôi và nguồn nước; với lời nói, việc làm của bản thân

- Về kĩ năng, hành vi: Học sinh được từng bước hình thành kĩ năng bày tỏ ý

kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học; kĩ năng lựa chọn và thực hiện các hành vi ứng xử phù hợp chuẩn mực trong các tình huống đơn giản, cụ thể trong cuộc sống

- Về thái độ: Học sinh bước đầu hình thành thái độ trách nhiệm đối với lời

nói, việc làm của bản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị em và bạn bè, biết ơn Bác Hồ và các thương binh liệt sĩ; quan tâm, tôn trọng với mọi người, đoàn kết hữu nghị với thiếu nhi quốc tế; có ý thức bảo vệ nguồn nước, cây trồng và vật nuôi

Qua thời gian tìm hiểu và nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm này tôi thấy vấn

đề giáo dục đạo đức cho học sinh là rất cần thiết Đó cũng là nhiệm vụ và mục tiêu giáo giục ở bậc tiểu học Qua thời gian nghiên cứu tôi đã thu được kết quả như sau:

- Tìm hiểu được những vấn đề về đổi mới phương pháp dạy học đạo đức , từ

đó thấy được sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học đạo đức ở Tiểu học

- Nắm được các vấn đề về giáo dục đạo đức cho học sinh để vận dụng vào từng bài học cụ thể

Trang 10

- Thấy rõ thực trạng về vấn đề giáo dục đạo đức cho học sinh Từ đó có kế hoạch, biện pháp giáo dục hợp lí, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cùng giáo dục đạo đức cho học sinh Góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp các em không chỉ là trò giỏi mà còn là những người con hiếu thảo, ngoan ngoãn

IV KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:

1) Kết luận:

Qua thực tế làm công tác chủ nhiệm lớp trong những năm qua, tôi nhận thấy :

-Phẩm chất đạo đức tốt luôn luôn có trong con người các em, chúng ta phải biết cách để các em có điều kiện bộc lộ, hướng các em có suy nghĩ đúng đắn

-Hình thức giáo dục cần phong phú, nhiều vẻ tránh lý thuyết chung chung, chú trọng những hình thức sinh hoạt ngoài giờ, khi chọn biện pháp phải là biện pháp giáo dục hoặc phải có tác động đến tư tưởng, tình cảm của học sinh Đặc biệt phải kiên trì, nhẹ nhàng thuyết phục, tránh nóng vội sẽ không đạt hiệu quả giáo dục

và còn làm tổn thương đến học sinh

Trong từng biện pháp giáo dục cần tiến hành theo trình tự : Nâng cao nhận thức –hành động –giải thích –rút ra bài học

- Muốn làm tốt công tác giáo dục đạo đức, người GVCN cần phải rèn luyện nhiều mặt và có một vốn hiểu biết phong phú

- Để giáo dục đạo đức cho học sinh tốt thì trước hết đòi hỏi người giáo viên đặc biệt là giáo viên Tiểu học phải có kiến thức vững chắc, có kĩ năng sư phạm, biết giao tiếp hiểu được đặc điểm tâm sinh lí của trẻ để nhanh chóng đi vào thế giới tâm hồn của trẻ thơ một cách dễ dàng Vậy người giáo viên phải thực sự yêu nghề mến trẻ coi các em như chính con em của mình Đồng thời phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo

Ngày đăng: 08/11/2016, 23:23

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Luật giáo dục năm 2005 Khác
2. Điều lệ trường Tiểu học (ban hành kèm theo Quyết định số 51/2007/ QĐ-BGDĐT) Khác
3. Nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm lớp Khác
4. Quy định về đánh giá, xếp loại học sinh tiểu học (Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT) Khác
5. Tập san Giáo dục Tiểu học Khác
6. Tập san thế giới trong ta Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w