1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương ôn tập lịch sử 11 kì I

6 1,3K 29

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 103 KB

Nội dung

II/ Phần tự luận: Câu 1: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 * Nguyên nhân: - Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song: + Chính phủ lâm thời tư sản + Xô viết đại biể

Trang 1

SOẠN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KÌ I – LỚP 11

MÔN: LỊCH SỬ NĂM HỌC: 2011 – 2012

I/ Phần trắc nghiệm: Bài 9; 10; 11; 12; 13.

II/ Phần tự luận:

Câu 1: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917

* Nguyên nhân:

- Sau Cách mạng tháng Hai, Nga tồn tại 2 chính quyền song song:

+ Chính phủ lâm thời (tư sản)

+ Xô viết đại biểu (vô sản)

- Trước tình hình đó Lê-nin và Đảng Bôn-sê-vích đã xác định cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng xã hội chủ nghĩa (lật đổ chính quyền tư sản lâm thời)

- Đầu tháng 10/1917 không khí cách mạng bao trùm cả nước Lê-nin đã về nước trực tiếp lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền

* Diễn biến:

- Lê-nin đã thông qua Đảng Bôn-sê-vích bản Luận cương tháng 4 chỉ ra mục tiêu đường lối tiếp theo của cách mạng Nga là chuyển từ cách mạng dân chủ tư sản sang cách mạng XHCN

- Đêm 24/10/1917 bắt đầu khởi nghĩa

- Đêm 25/10 tấn công cung điện Mùa Đông, bắt giữ các bộ trưởng của Chính phủ tư sản, trở thành ngày thắng lợi của cuộc CM tháng 10

* Kết quả: Đầu năm 1918 Cách mạng giành thắng lợi trên khắp nước Nga.

* Tính chất:Cách mạng tháng Mười mang tính chất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa

*Ý nghĩa:

- Với nước Nga: Thay đổi hoàn toàn tình hình đất nước, xã hội Nga, nhân dân lao động và các dân tộc trong đế quốc Nga được giải phòng làm chủ vận mệnh của mình

- Với thế giới:+ Làm thay đổi cục diện thế giới với sự ra đời chế độ XHCN ở Nga

+ Cổ vũ và để lại nhiều bài học kinh nghiệm cho cách mạng thế giới

Ảnh hưởng của cuộc cách mạng tháng Mười Nga với cách mạng Việt Nam.

a/ Năm 1920, sau khi đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lê-nin, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam Đó là con đường đi theo Cách mạng tháng 10 Nga, con đường Cách mạng vô sản b/ Tổ chức tiền thân của Đảng Cộng sản Việt Nam là “Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên” thành lập năm 1925 được sự huấn luyện và giảng dạy trực tiếp của Nguyễn Ái Quốc đã nâng cao ý thức chính trị cho thanh niên Việt Nam Những bài giảng của Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần tội ác của thực dân Pháp, truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin và kinh nghiệm xây dựng Đảng vô sản kiểu mới ở Nga Qua đó, Nguyễn Ái Quốc đã chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1930

c/ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng 10 đến Việt Nam thông qua con đường sách báo, lí luận

và qua các thanh niên tiến bộ giữa lớp huấn luyện tại Quảng Châu của Nguyễn Ái Quốc d/ Từ kinh nghiệm thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 10, đó là sự lãnh đạo duy nhất của

Họ và tên: Đặng Lê Văn

Lớp : 11A 1

Trang 2

Đảng Cộng sản Liên Xô; Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời vào tháng 2/1930 đã lãnh đạo Cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác:

- Cách mạng tháng 8/1945

- Kháng chiến chống Pháp năm 1945 đến năm 1954

- Kháng chiến chống Mĩ cứu nước năm 1954 đến năm 1975

- Và công cuộc đổi mới năm 1986 đến nay

e/ Trong Cách mạng, Đảng ta cũng học tập kinh nghiệm từ Cách mạng tháng 10:

- Đoàn kết công – nông – binh thành một khối thống nhất để tạo nên sức mạnh vĩ đại

- Xây dựng và củng cố chuyên chính vô sản

- Xây dựng lực lượng Cách mạng vững chắc kết hợp chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa Quốc

tế vô sản

Câu 2: Liên Xô xây dựng CNXH năm 1921 – 1941.

Chính sách kinh tế mới.

* Hoàn cảnh ra đời:

- 1921, Nga bước vào thời kì hòa bình xây dựng CNXH trong hoàn cảnh gặp nhiều khó khăn + Kinh tế: lạc hậu, bị tàn phá nghiêm trọng

+ Chính trị - xã hội: không ổn định, bạo loạn xảy ra khắp nơi

- 3/1921, Đảng Bôn-sê-vích quyết định thực hiện “Chính sách kinh tế mới” (NEP) do Lê-nin

đề xướng

* Nội dung:

- Nông nghiệp, Nhà nước thay thế chế độ trưng thu lương thưc thừa bằng thu thuế lương thưc (nộp bằng hiện vật) Khi đã nộp đủ thuế, nông dân được sử dụng số lương thực thừa

- Công nghiệp, Nhà nước khôi phục công nghiệp nặng, cho phép tư nhân thuê hoặc xây dựng những xí nghiệp loại nhỏ (dưới 20 người) có sự kiểm soát của Nhà nước; khuyến khích tư bản nước ngoài đầu tư, kinh doanh ở Nga Nhà nước nắm các nghành kinh tế chủ chốt: công nghiệp, giao thông vận tải, ngân hàng, ngoại thương; chấn chỉnh việc tổ chức, quản lí sản xuất công nghiệp Phần lớn các xí nghiệp chuyển sang chế độ tự hoạch toán kinh tế, cải tiến chế độ tiền lương nhằm nâng cao năng suất lao động

- Thương nghiệp và tiền tệ, tư nhân được tự do buôn bán, trao đổi, mở lại các chợ, khôi phục

và đẩy mạnh mối liên hệ giữa thành thị và nông thôn Năm 1924, Nhà nước phát hành đồng rúp mới thay cho các loại tiền cũ

* Kết quả - ý nghĩa:

- Kinh tế được phục hồi và phát triển

- Đưa lại sự chuyển đổi kịp thời từ nền kinh tế do nhà nước nắm độc quyền về mọi mặt sang nền kinh tế nhiều thành phần nhưng vẫn dặt dưới sự kiểm soatscuar Nhà nước

Quan hệ đối ngoại của Liên Xô.

- Sau CM tháng 10, chính quyền Xô viết đã từng bước thiết lập quan hệ ngoại giao với một

số nước ở châu Á và Âu, từng bước phá vỡ chính sách bao vây, cô lập về kinh tế và ngoại giao của các nước đế quốc

- Từ năm 1922 – 1925, các cường quốc tư bản Đức, Anh, I-ta-li-a, Pháp, Nhật đặt quan hệ ngoại giao với Liên Xô Đến năm 1925 đã có 20 quốc gia và năm 1933, Mĩ cũng đã công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô, khảng định uy tín của Liên Xô trên trường quốc tế

Câu 3: Các nước tư bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới 1918 – 1939

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933

- Nguyên nhân: Sản xuất ồ ạt chạy theo lợi nhuận không tương xứng với việc cải thiện đời

sống người lao độngkhủng hoảng trầm trọng về kinh tế, khủng hoảng thừa

- 10/1929, khủng hoảng kinh tế bùng nổ ở Mĩ, sau đó lan ra toàn bộ thế giới tư bản

Trang 3

- Cuộc khủng hoảng trầm trọng, kéo dài nhất trong lịch sử thế giới tư bản và đã gây ra những hậu quả nghiêm trọng về kinh tế, chính trị, xã hội với các nước tư bản và thuộc địa của các nước đó

- Các nước tư bản ra sức tìm lối thoát khỏi khủng hoảng và duy trì ách thống trị của giai cấp

tư sản Các nước Anh, Pháp, Mĩ tiến hành những cải cách kinh tế - xã hội để khắc phục hậu quả cuộc khủng hoảng và đổi mới quá trình quản lí, tổ chức sản xuất Còn các nước Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản tìm lối thoát bằng những hình thức thống trị mới, thiết lập các chế độ độc tài phát xít – nền chuyên chính khủng bố

Bo sung:

Cuộc khủng hoảng kinh tế 1923 - 1933 và hậu quả của nó.

*Nguyên nhân :

-Trong những năm 1924- 1929 các nước tư bản ổn định về chính trị và tăng trưởng nhanh

về kinh tế, nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cùng vượt quá xa cầu nhưng do sản xuất ồ ạt, chạy đua theo lợi nhuận dẫn đến tình trạng hàng hóa ế thừa, cùng vượt quá xa cầu

-Tháng 10/1929, cuộc khủng hoảng bùng nổ ở Mĩ sau đó lan ra các nước tư bản chủ

nghĩa và kéo dài đến năm 1933

* Hậu quả :

+ Về kinh tế: Tàn phá nặng nề nền kinh tế các nước tư bản, đẩy hàng trăm triệu người

(công nhân, nông dân và gia đình họ) vào tình trạng đói khổ

+ Về chính trị - xã hội: bất ổn định Những cuộc đấu tranh, biểu tình diễn ra liên tục

khắp cả nước, lôi kéo hàng triệu người tham gia

+ Về quan hệ quốc tế: Để đối phó lại cuộc khủng hoảng kinh tế và đàn áp phong trào

cách mạng,giai cấp tư sản cầm quyền ở các nước tư bản đã lựa chọn 2 lối thoát

-Các nước Đức, Italia, Nhật Bản không có hoặc có ít thuộc địa, thiếu vốn nguyên liệu

và thị trường nên đi theo con đường chủ nghĩa phát xít để đàn áp phong trào cách mạng

và tiến hành chiến tranh phân chia lại thế giới

- Các nước Mĩ, Anh, Pháp vì có thuộc địa, có vốn và thị trường có thể thoát ra khỏi

khủng hoảng bằng chính sách cải cách kinh tế - xã hội một cách ôn hòa Cho nên chủ

trương tiếp tục duy trì nền dân chủ đại nghị, duy trì nguyên trạng hệ thống Vec-xai -Oa-sinh -tơn

-Quan hệ giữa các cường quốc tư bản ngày càng phức tạp và dần hình thành 2 khối đế quốc đối lập Một bên là Mĩ, Anh, Pháp và một bên là Đức, Italia, Nhật Bản Cuộc chạy đua vũ trang ráo riết giữa 2 khối đế quốc này đã báo hiệu nguy cơ của một cuộc chiến

tranh thế giới mới

Quốc tế cộng sản

- Sau chiến tranh thế giới thứ nhất và thắng lợi của Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, cao trào cách mạng đã bùng nổ ở hầu khắp các nước tư bản châu Âu (1918 – 1923)

- Sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới đòi hỏi phải có một tổ chức quốc tế để tập hợp lực lượng và chỉ đạo theo một đường lối đúng đắn

- 3 – 1919, Lê-nin và một số nhà hoạt động cách mạng quốc tế thành lập Quốc tế Cộng sản (Quốc tế thứ ba) tại Mát-xcơ-va Từ 1919 đến 1943, Quốc tế Cộng sản tiến hành 7 đại hội, đề

ra đường lối cách mạng phù hợp với từng thời kì phát triển của cách mạng thế giới

- 1943, Quốc tế Cộng sản tuyên bố tự giải tán Quốc tế Cộng sản đã có những đóng góp to lớn trong phong trào cách mạng thế giới

Câu 4; Các nước Đức, Mĩ, Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới

Nước Đức

Trang 4

* Từ năm 1918 đến năm 1923: Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất, Đức bại trận nên suy

sụp về kinh tế, chính trị và quân sự Cách mạng dân chủ tư sản 11 – 1918 thành công thiết lập nền Cộng hòa Vaima 6 – 1919, Hòa ước Vécxai được kí kết, Đức phải chịu những điều kiện hết sức nặng nề Đức lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính tồi tệ chưa từng thấy, mâu thuẫn xã hội ngày càng gay gắt  phong trào cách mạng bùng nổ và dâng cao

* Từ năm 1924 đến năm 1929:

- Kinh tế: phát triển mạnh 1929, công nghiệp Đức đứng đầu châu Âu

- Chính trị: ổn định, nền Cộng hòa Vaima được củng cố

- Đối ngoại: địa vị quốc tế của Đức dần được phục hồi

* Từ năm 1929 đến năm 1939:

- Khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã tác động nghiêm trọng đến nước Đức, làm cho kinh tế, chính trị, xã hội khủng hoảng trầm trọng

+ 1932, sản xuất công nghiệp giảm 47%so với trước khủng hoảng

+ Hàng nghìn nhà máy, xí nghiệp đóng cửa

+ 5 triệu người thất nghiệp

- Chính trị khủng hoảng trầm trọng, Đảng Quốc xã ráo riết hoạt động, đẩy mạnh tuyên truyền kích động chủ nghĩa phục thù chống Đảng Cộng sản và phát xít hóa bộ máy nhà nước Do được sự ủng hộ của giới đại Tư sản và lợi dụng sự hợp tác bất thành giữa Đảng Xã hội dân chủ và Đảng Cộng sản

- 30 – 1 – 1933, Hít-le được đưa lên làm Thủ tướng

- Các chính sách của chính phủ Hít-le:

+ Chính trị: Thiết lập nền chuyên chính độc tài, công khai khủng bố các đẳng phái dân chủ tiến bộ, nhất là Đảng Cộng sản Đức Năm 1934, thủ tiêu nền Cộng hòa Vaima, tự xưng là Quốc trưởng

+ Kinh tế: quân sự hóa nền kinh tế nhằm phục vụ yêu cầu chiến tranh xâm lược 1938 tổng sản lượng công nghiệp Đức tăng 28%

+ Đối ngoại: Tăng cường các hoạt động chuẩn bị chiến tranh Ban hành lệnh tổng động viên, thành lập đội quân thường trực, triển khai các hoạt động quân sự ở châu Âu (1935)

- 1939, Đức trở thành một xưởng đúc sung, một trại lính khổng lồ Triển khai các hoạt động chiến tranh xâm lược

Nước Mĩ

* Từ năm 1918 đến năm 1929:

- Nền kinh tế đạt mức tăng trưởng cao trong suốt những năm trong và sau chiến tranh thế giới thứ nhất  nước tư bản giàu mạnh nhất Sự phát triển kinh tế chạy theo lợi nhuận, theo chủ nghĩa tự do thái quá đã đưa đến sự phát triển không đồng bộ giữa các ngành công nghiệp, công nghiệp với nông nghiệp và không có kế hoạch dài hạn cho sự cân đối giữa sản xuất và tiêu dùng

- Chính trị, xã hội: Chính phủ của Đảng Cộng hòa đề cao sự phồn vinh của nền kinh tế thi hành chính sách ngăn chặn công nhân đấu tranh, đàn áp những người có tư tưởng tiến bộ trong phong trào công nhân 5 – 1921, Đảng Cộng sản Mĩ thành lập trên cơ sở hợp nhất Đảng Cộng sản công nhân Mĩ và Đảng Cộng sản Mĩ

* Từ năm 1929 đến năm 1939:

- 10 – 1929, cuộc khủng hoảng kinh tế bùng nổ

- 29 – 10 – 1929, giá một loại cổ phiếu được coi là đảm bảo nhất sụt xuống 80%, hàng triệu người mất sạch số tiền tiết kiệm cả đời, phá hủy các ngành sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp

- Chính sách mới của Tổng thống Mĩ Ru-dơ-ven

Trang 5

+ Thực hiện hệ thống các chính sách, biện pháp trên lĩnh vực kinh tế - tài chính và chính trị

- xã hội, giải quyết một số vấn đề cơ bản của Mĩ Nhà nước tăng cường cứu trợ người thất nghiệp, tạo nhiều việc làm mới, khôi phục sản xuất, xoa dịu mâu thuẫn giai cấp và góp phần giúp Mĩ duy trì chế độ dân chủ tư sản

+ Đối ngoại, Chính phủ Ru-dơ-ven đề ra “Chính sách láng giềng thân thiện” nhằm cải thiện quan hệ với các nước Mĩ Latinh và thiết lập quan hệ ngoại giao với Liên Xô

+ Các vấn đề quốc tế, Quốc hội Mĩ thông qua hàng loạt đạo luật giữ vai trò trung lập trước các cuộc xung đột quân sự bên ngoài nước Mĩ  khuyến khích chủ nghĩa phát xít tự do hành động  chiến tranh thế giới thứ hai

Nước Nhật Bản

* Từ năm 1918 đến năm 1923:

- Là nước thứ hai sau Mĩ thu được nhiều lợi trong chiến tranh thế giới thứ nhất Tuy vậy, nền

kinh tế cũng chỉ phát triển trong một vài năm (1914 – 1919), sau đó lâm vào khủng hoảng

- Tàn dư phong kiến còn tồn tại ở nông thôn kìm hãm sự phát triển kinh tế nông nghiệp

- Phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân bùng lên mạnh mẽ những năm sau chiến tranh Năm 1919 có 2 388 cuộc bãi công của công nhân 7 – 1922 Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập

* Từ năm 1924 đến năm 1929:

- 1926, sản lượng công nghiệp mới phục hồi, vượt mức chiến tranh Mùa xuân 1927, khủng hoảng tài chính tại thủ đô Tô-ki-ô làm 30 ngân hàng phá sản Nền công nghiệp dựa vào xuất khẩu ngày càng gặp khó khăn do cạnh tranh với Mĩ và các nước Tây Âu

- Chính trị, những năm đầu thập niên 20 thế kỉ XX, Chính phủ Nhật thi hành cải cách chính trị: ban hành luật bầu cử phổ thông cho nam giới, cắt giảm ngân sách quôc phòng,… và giảm bớt căng thẳng trong quan hệ với các cường quốc khác

- Đến cuối thập niên 20, Chính phủ tướng Ta-na-ca – một phần tử quân phiệt – thực hiện chính sách đối nội và đối ngoại hiếu chiến

* Từ năm 1929 đến năm 1939:

- Năm 1929, sự sụp đổ của thị trường chứng khoáng Mĩ làm cho nền kinh tế Nhật Bản giảm sút trầm trọng, sản xuất công nghiệp đình đốn ngiêm trọng nhất là trong nông nghiệp

- Năm 1931, hậu quả: nông dân phá sản, mất mùa và đói kém, 3 triệu công nhân thất nghiệp Mâu thuẫn xã hội và các cuộc đấu tranh diễn ra quyết liệt

- Nhằm khắc phục hậu quả khủng hoảng và giải quyết các khó khăn, giớ cầm quyền Nhật Bản chủ trương quân phiệt hóa bộ máy nhà nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng

- Nhật Bản đẩy mạnh xâm lược Trung Quốc  lò lửa chiến tranh ở châu Á và trên thế giới

- Những năm 30 của thế kỉ XX, nhân dân Nhật Bản đấu tranh chống chủ nghĩa quân phiệt, lãnh đạo là Đảng Cộng sản chậm quá trình quân phiệt hóa bộ máy nhà nước ở nước này

Trang 6

Ngày đăng: 08/11/2016, 21:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w