DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTAT : An toàn ATLĐ : An toàn lao động ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động ATVSV : An toàn vệ sinh viên BHLĐ : Bảo hộ lao động BNN : Bệnh nghề nghiệp CNH-HĐH : Công nghi
Trang 1KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-o0o -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ
LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
PHƯỚC HIỆP THÀNH
Giảng viên hướng dẫn:
ThS BÙI VĂN CHIÊM
Sinh viên thực hiện:
TRẦN THỊ PHỤNG Lớp: K46-QTNL Niên khóa: 2012-2016
Huế, 05/2016
Trang 2Trong suốt quá trình thực tập, tôi đã nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các cơquan, tổ chức và cá nhân Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắcđến tất cả các cá nhân và cơ quan đã tạo điều kiện giúp đỡ để hoàn thành tốt khóa luậnnày.
Trước hết, tôi xin gửi tới các Thầy Cô khoa Quản trị kinh doanh trường Đại họcKinh tế Huế lời chào trân trọng, lời chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc Với sự quan tâm,dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu đáo của thầy cô đã cho tôi những kiến thức và kỹ năng cần thiết
để hoàn thành luận văn với đề tài: “Tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại
Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành”.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn thầy giáo – ThS Bùi Văn Chiêm đã quan tâm, hướngdẫn tận tình, tỉ mỉ Những kiến thức, kinh nghiệm và góp ý của thầy là định hướngquan trọng giúp tôi hoàn thành tốt luận văn
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo trường Đại học Kinh tế Huế, PhòngCông tác sinh viên, các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡtôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài
Việc hoàn thành khóa luận còn nhờ sự chỉ đạo của Ban lãnh đạo Công ty, sựgiúp đỡ nhiệt tình của anh Trần Viết Triều – Trưởng phòng kế toán Công ty, chị LêThị Thùy Trang – nhân viên nhân sự tại công ty, cùng sự giúp đỡ nhiệt tình của cácanh chị Phòng Hành chính Công ty đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thờigian thực tập tại Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành
Cuối cùng, với kinh nghiệm và kiến thức còn hạn chế, luận văn này không thểtránh được những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến củacác Thầy Cô để bổ sung, hoàn thiện luận văn; những góp ý là kinh nghiệm quý báucho quá trình làm việc, công tác sau này
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2016
Sinh viên thực hiện
Trần Thị Phụng
Trang 3MỤC LỤC
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
4.1.1 Số liệu thứ cấp 3
4.1.2 Số liệu sơ cấp 3
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 5
1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp 5
1.2 Nội dung của công tác ATVSLĐ 14
Hình 2.1 Mô hình hệ thống các văn bản pháp luật về ATVSLĐ 17
Hình 2.2 Các nội dung quy định về công tác ATVSLĐ 18
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo hộ lao động 19
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp 24
1.5 Các nghiên cứu về lĩnh vực bảo hộ lao động trong doanh nghiệp trong nước trước đây 26
1.5.1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của sinh viên Lương Thị Dung trường Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Công tác bảo hộ lao động đối với người lao động ở xí nghiệp Môi trường đô thị Huyện Thanh Trì” 26
1.5.2 Luận văn Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long 29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH 34
2.1 Khái quát về công ty cổ phần Phước Hiệp Thành 34
Bảng 2.3 Bảng báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành giai đoạn 2013-2015 42
2.2 Phân tích tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần Phước Hiệp Thành 43
Hình 2.4 Bộ máy bảo hộ lao động tại công ty 45
Trang 42.3 Đánh giá của cán bộ, công nhân công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành về tình hình thực
hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty 64
2.4 Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần Phước Hiệp Thành 72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 75
PHƯỚC HIỆP THÀNH 75
3.1 Định hướng của công ty trong thời gian từ 2016-2020 75
3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần Phước Hiệp Thành 76
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
3.1 Kết luận 79
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành 83
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AT : An toàn
ATLĐ : An toàn lao động
ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động
ATVSV : An toàn vệ sinh viên
BHLĐ : Bảo hộ lao động
BNN : Bệnh nghề nghiệp
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa- hiện đại hóa
ĐKLĐ : Điều kiện lao động
ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế
KHKT : Khoa học kỹ thuật
KT-XH : Kinh tế xã hội
KTA : Kỹ thuật an toàn
LĐTB&XH : Lao động – Thương binh và Xã hội
MTLĐ : Môi trường lao động
NSDLĐ : Người sử dụng lao động
NLĐ : Người lao động
PTBVCN : Phương tiện bảo vệ cá nhân
PCCN : Phòng chống cháy nổ
QCKT : Quy chuẩn kĩ thuật
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TNLĐ : Tai nạn lao động
TCCS : Tiêu chuẩn cơ sở
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TLĐLĐVN : Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Trang 6DANH MỤC HÌNH
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 3
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4 Phương pháp nghiên cứu 3
4.1 Phương pháp thu thập số liệu 3
4.1.1 Số liệu thứ cấp 3
4.1.2 Số liệu sơ cấp 3
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu 4
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU 5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 5
1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp 5
1.2 Nội dung của công tác ATVSLĐ 14
Hình 2.1 Mô hình hệ thống các văn bản pháp luật về ATVSLĐ 17
Hình 2.2 Các nội dung quy định về công tác ATVSLĐ 18
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo hộ lao động 19
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp 24
1.5 Các nghiên cứu về lĩnh vực bảo hộ lao động trong doanh nghiệp trong nước trước đây 26
1.5.1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của sinh viên Lương Thị Dung trường Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Công tác bảo hộ lao động đối với người lao động ở xí nghiệp Môi trường đô thị Huyện Thanh Trì” 26
1.5.2 Luận văn Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long 29
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHƯỚC HIỆP THÀNH 34
2.1 Khái quát về công ty cổ phần Phước Hiệp Thành 34
Bảng 2.3 Bảng báo cáo kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành giai đoạn 2013-2015 42
2.2 Phân tích tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần Phước Hiệp Thành 43
Hình 2.4 Bộ máy bảo hộ lao động tại công ty 45
2.3 Đánh giá của cán bộ, công nhân công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành về tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty 64
Trang 72.4 Đánh giá chung về tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần
Phước Hiệp Thành 72
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN 75
PHƯỚC HIỆP THÀNH 75
3.1 Định hướng của công ty trong thời gian từ 2016-2020 75
3.2 Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại công ty cổ phần Phước Hiệp Thành 76
PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79
3.1 Kết luận 79
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành 83
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Bảng quy mô tài sản- nguồn vốn của công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành qua 3 năm 2013-2015 39 Bảng 1.2 Tình hình lao động của công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành giai đoạn 2013-2015 40 Bảng 2.2 Tình hình thực hiện kế hoạch chi phí bảo hộ lao động của công ty giai đoạn 2013- 2015 50 Bảng 2.5 Tiến độ thực hiện kế hoạch bảo hộ lao động của công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành giai đoạn 2013-2015 50 ( ĐVT: Tháng) 50 Bảng 2.7 Tình hình trang bị trang thiết bị BHLĐ tại công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành giai đoạn 2013-2015 62 Bảng 2.8 Thông tin chung về đối tượng điều tra 65 Bảng 2.9 Đánh giá của cán bộ, công nhân về việc tuân thủ pháp luật về công tác BHLĐ tại công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành 68 Bảng 2.10 Đánh giá của CB, CN về việc tình hình thực hiện công tác BHLĐ 69 Bảng 2.11 Đánh giá của CB, CN về kết quả đạt được trong công tác BHLĐ 70 Bảng 2.12 Đánh giá của cán bộ, công nhân về nhận xét chung trong công tác BHLĐ tại công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành 71
Trang 9PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Lý do chọn đề tài
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, nó tạo ra của cải vật chất
và các giá trị tinh thần của xã hội Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao
là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước, xã hội, gia đình và bản thân mỗingười lao động Bất cứ một chế độ xã hội nào, lao động của con người cũng là mộttrong những yếu tố quyết định nhất, năng động nhất trong sản xuất Chủ tịch Hồ ChíMinh đã nói: "Xã hội có cơm ăn, áo mặc, nhà ở là nhờ người lao động Xây dựng giàu
có, tự do dân chủ cũng là nhờ người lao động Tri thức mở mang, cũng nhờ lao động
Vì vậy lao động là sức chính của sự tiến bộ xã hội loài người"
Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phảitiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường Đây là một quá trìnhhoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguyhiểm và rủi ro làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp,
vì vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để hạn chế được tai nạn lao động đến mức thấpnhất Một trong những biện pháp tích cực nhất đó là giáo dục ý thức bảo hộ lao độngcho mọi người và làm cho mọi người hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác bảo hộlao động Công tác bảo hộ lao động làm tốt là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sứckhỏe, tính mạng và đời sống người lao động, biểu hiện quan điểm quần chúng, quanđiểm quý trọng con người của Đảng và Nhà nước, vai trò của con người trong xã hộiđược tôn trọng Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coiđây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích Thứ nhất,đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không đểxảy ra tai nạn trong lao động Thứ hai, đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không
bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gâynên Thứ ba, bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động chongười lao động
Đồng thời, với nền sản xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa, người lao động phải
có kiến thức chuyên môn kỹ thuật để sản xuất, muốn sản xuất có hiệu quả và bảo vệđược tính mạng, sức khỏe, an toàn cho bản thân, thì phải hiểu biết kỹ về công tác bảo
Trang 10hộ lao động Như vậy công tác bảo hộ lao động phải đi trước một bước Đặc biệt, trong
xu thế hội nhập quốc tế, các khách hàng đòi hỏi các sản phẩm mà họ sử dụng khôngchỉ đạt chất lượng mà còn được mà còn phải được sản xuất trong môi trường an toàn,hợp vệ sinh, đảm bảo các quyền lợi xã hội của người lao động làm ra sản phẩm đó.Nhưng mà hiện nay tình hình an toàn lao động dường như nhiều doanh nghiệp khôngmấy chú trọng đến Được nói đến như hiện nay, tình hình tai nạn lao động ở Việt Namnổi lên như một thách thức, với tính nghiêm trọng về số thương tật, tử vong ảnh hưởngnghiêm trọng tới sự phát triển kinh tế - xã hội Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội, trong 6 tháng đầu năm 2014 cả nước xảy ra 3.454 vụ tai nạnlao động (TNLĐ), làm 3.505 người bị nạn và riêng trong lĩnh vực công nghiệp mỗinăm có 5000 vụ tai nạn lao động khiến 500 đến 600 người chết và con số đó còn giatăng qua các năm Đúng là con số đáng báo động
Vì vậy, với các doanh nghiệp sản xuất như công ty cổ phần Phước Hiệp Thànhthì quá trình lao động của công nhân tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại.Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gâychấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặcgây tử vong Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc
an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăngnăng suất lao động Thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động sẽ đem lại lợi ích kinh tế rõrệt Trong lao động sản xuất nếu người lao động được bảo vệ tốt, điều kiện lao độngthoải mái, thì sẽ an tâm, phấn khởi sản xuất, phấn đấu để có ngày công, giờ công cao,phấn đấu tăng năng suất lao động và nâng cao chất lượng sản phẩm, góp phần hoànthành tốt kế hoạch sản xuất Tóm lại an toàn là để sản xuất, an toàn là hạnh phúc củangười lao động, là điều kiện đảm bảo cho sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả kinh
tế cao Vì vậy việc bảo hộ lao động là công việc cấp bách và cần thiết cho tất cả các tổ
chức và đó cũng là lý do mà em chọn đề tài “ Phân tích tình hình thực hiện công tác
bảo hộ lao động tại Công ty Cổ Phần Phước Hiệp Thành” làm đề tài cho khóa luận
tốt nghiệp cuối khóa của mình Với mục tiêu giúp bản thân nâng cao kỹ năng cũng như
có nhận thức đúng đắn về công tác bảo hộ lao động tại một doanh nghiệp và cách hoàn
Trang 11thiện công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp nói chung và công ty Phước HiệpThành nói riêng.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về bảo hộ lao động trong các doanhnghiệp
- Phân tích và đánh giá tình hình thực hiện công tác bảo hộ lao động tại công ty
- Phạm vi không gian: Công ty Cổ phần Phước Hiệp Thành
- Phạm vi nội dung: Nghiên cứu, giải quyết các vấn đề lý luận và thực tiễn vềcông tác bảo hộ lao động, thực trạng bảo hộ lao động tại Công ty Cổ phần Phước HiệpThành và các giải pháp nâng cao công tác bảo hộ lao động tại Công ty
- Phạm vi thời gian: Phân tích tình hình về công tác bảo hộ lao động tại Công ty
Cổ phần Phước Hiệp Thành trong 3 năm từ 2013-2015 và đề xuất giải pháp đến năm
2020 Các số liệu sơ cấp được thu thập trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4năm 2016
4 Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp thu thập số liệu
4.1.1 Số liệu thứ cấp
Được thu thập từ bộ phận hành chính văn phòng Công ty Cổ phần Phước HiệpThành các nguồn tài liệu và thông tin số liệu liên quan dùng cho việc phân tích, đánh giátình hình Bảo hộ lao động tại Công ty được đăng tải, công bố, lưu trữ trên Internet vàSách báo, tạp chí chuyên ngành liên quan đến đề tài, các công trình đã được công bố
4.1.2 Số liệu sơ cấp
Trang 12- Được thu thập trên cơ sở tiến hành điều tra , phỏng vấn người lao động đanglàm việc tại Công ty.
- Dùng phiếu điều tra với những câu hỏi đã chuẩn bị trước nhằm thu thập ý kiếncủa người lao động trong Công ty về những nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó (ngườiđược phỏng vấn trả lời trên phiếu điều tra) Ngoài ra, tác giả còn sử dụng phương phápchuyên gia đối với các lao động bộ phận trong Công ty để thu thập các thông tin về dữliệu liên quan
4.2 Phương pháp phân tích và xử lý số liệu
4.2.1 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
- Sử dụng phương pháp phân tổ để tổng hợp và hệ thống hóa tài liệu điều tratheo các tiêu thức khác nhau phù hợp với mục đích nghiên cứu
- Việc xử lý và tính toán số liệu điều tra được thực hiện bằng phần mềm thống
kê thông dụng như SPSS
4.2.2 Phương pháp phân tích
• Phương pháp thống kê: Dựa trên các tài liệu đã tổng hợp, thu thập để phântích kết quả được dùng để đánh giá chất lượng nhân lực, cùng với việc bố trí nhân sự
và mối liên hệ về các yếu tố của bảo hộ lao động
• Phương pháp phân tích đánh giá
• Phương pháp so sánh
Trang 13PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CÚU CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC BẢO HỘ LAO ĐỘNG TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1.1 An toàn lao động, vệ sinh lao động và Bảo hộ lao động ( BHLĐ)
An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa sự cố tai nạn xảy ra trong quá trình laođộng, gây thương tích đối với cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động
Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật do những chất độc hại tiếp xúctrong quá trình lao động gây ra đối với nội tạng hoặc gây tử vong cho người lao động
An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động baogồm những quy phạm pháp luật quy định việc đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh laođộng nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, đồng thời duy trì tốt khảnăng làm việc lâu dài của người lao động
Theo tài liệu huấn luyện về An toàn - Vệ sinh lao động của nhà xuất bản Laođộng – Xã hội thì Bảo hộ lao động là hệ thống các giải pháp về pháp luật, khoa học-kĩthuật, tổ chức, kinh tế, xã hội nhằm đảm bảo an toàn và sức khỏe người lao động trongquá trình lao động sản xuất Nội dung bao gồm :
- Xây dựng ban hành hệ thống các văn bản pháp luật bảo đảm ATVSLĐ, hệthống các tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố điều kiện lao động, hệ thống cácquy chuẩn an toàn trong lao động sản xuất và các chính sách, chế độ bồi dưỡng sứckhỏe, chăm sóc y tế cho những người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Giám sát việc thực hiện và bảo đảm tính đồng bộ và tuân thủ nghiêm ngặt cácyêu cầu ATVSLĐ trong quá trình thiết kế, sản xuất, vận chuyển, lắp đặt, vận hành vàbảo quản nhà xưởng, quy trình công nghệ, máy, thiết bị, vật tư, nhiên liệu, năng lượng
sử dụng trong quá trình lao động
- Không ngừng nâng cao hiểu biết và ý thức của người sử dụng lao động(NSDLĐ) và người lao động (NLĐ) và ATVSLĐ bằng cách tuyển chọn, tuyên truyền,
Trang 14giáo dục, hướng dẫn đào tạo thường xuyên, luyện tập các phương án phòng chống các
sự cố trong sản xuất
1.1.1.2 Điều kiện lao động (ĐKLĐ)
Theo tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác an toàn vệ sinh lao động cho cán
bộ Quận, Huyện, Phường, Xã thì Điều kiện lao động được hiểu là tổng thể các yếu tố
về tự nhiên , xã hội, kinh tế, kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ và làphương tiện lao động , đối tượng lao động, đối tượng lao động quá trình công nghệ,môi trường lao động và sự sắp xếp, bố trí chúng trong không gian và thời gian, sự tácđộng qua lại của chúng trong mối quan hệ với NLĐ tại chỗ làm việc, tạo nên một điềukiện nhất định cho con người trong quá trình lao động
Yếu tố tâm lý và sức khỏe của người lao động tại nơi sản xuất gắn liền với điềukiện lao động nếu không được quan tâm đúng mức thì đây cũng là nguyên nhân dẫntới tai nạn lao động (TNLĐ) và bệnh nghề nghiệp (BNN)
* Phân loại điều kiện lao động:
- Theo tính chất các yếu tố
• Các nhóm yếu tố thuộc về vệ sinh môi trường bao gồm nhóm yếu tố về vật lý(bụi, tiếng ồn, rung động ), hóa học (hơi, khí độc, bụi độc ), sinh học( virut, vikhuẩn, kí sinh trùng )
• Các yếu tố về tâm – sinh lí bao gồm: các yếu tố làm căng thẳng tâm lý ngườilao động trong quá tình thực hiện nhiệm vụ, công việc Từ đó, ảnh hưởng đến năngsuất cũng như hiệu quả làm việc
• Các yếu tố về thẩm mỹ, nhân trắc học (ergonomi)
Yếu tố thẩm mỹ cũng là một trong những yếu tố góp phần tạo nên sự hưng phấn,
sự say mê cũng như sự yên tâm làm việc cho người lao động Nó bao gồm các yếu tốnhư Điều kiện cơ sở vật chất: nhà xưởng, kho tàng có khang trang, rộng rãi haykhông; sự bố trí, sắp xếp máy, thiết bị, dụng cụ khoa học và hợp lý, tạo nơi làm việcgọn gàng và ngăn nắp cũng như tạo không gian làm việc tối ưu; một số yếu tố khácnhư: hình dáng, kích thước và màu sắc của các máy, thiết bị, vấn đề vệ sinh côngnghiệp
• Các nhóm yếu tố về kinh tế- xã hội
Trang 15Sự đầu tư cho dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, kho bãi
Tình hình sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp
Nguồn lực hiện có của doanh nghiệp: lực lượng lao động và quản lí, tuổi đời, tuổinghề, trình độ khoa học – công nghệ
- Theo mức độ liên quan đến lao động
• Yếu tố lao động: Máy, thiết bị, công cụ; nhà xưởng; năng lượng, nguyên,nhiên vật liệu; đối tượng lao động; người lao động
• Yếu tố liên quan đến lao động: Các yếu tố tự nhiên có liên quan đến nơi làmviệc; các yếu tố kinh tế, xã hội; quan hệ, đời sống hoàn cảnh gia đình liên quan đếntâm lí người lao động
- Theo tác động đến người lao động
Điều kiện lao động thuận lợi: bảo vệ sức khỏe người lao động, ngăn ngừa tainạn lao động và bệnh tật liên quan đến nghề nghiệp
Điều kiện lao động không thuận lợi gây bệnh tật, gây tai nạn cho NLĐ
1.1.1.3 Tai nạn lao động
Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kì bộ phận, chức năng nàocủa cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động; Xảy ra trong quá trình lao động gắnliền với việc thực hiện công việc; Xảy ra trong quá trình thực hiện nhiệm vụ khác theo
sự phân công của NSDLĐ; Xảy ra đối với người lao động khi đang thực hiện các nhucầu sinh hoạt cần thiết theo quy định của Bộ luật lao động và cơ sở cho phép như: nghỉgiải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú,
đi vệ sinh, thời gian chuẩn bị, kết thúc công việc tại nơi làm việc
Ngoài ra , những trường hợp sau bản chất không phải là TNLĐ, nhưng được coi
là tai nạn lao động: tai nạn xảy ra đối với người lao động khi đi từ nơi ở đến nơi làmviệc, từ nơi làm việc về nơi ở vào thời gian và tại địa điểm hợp lí (trên tuyến đường đi
và về thường xuyên hàng ngày) hoặc tai nạn do những nguyên nhân khách quan như:thiên tai, hỏa hoạn và các trường hợp rủi ro khác gắn liền với việc thực hiện các côngviệc, nhiệm vụ lao động
Theo tình trạng chấn thương, tai nạn lao động được phân ra là tai nạn lao độngchết người, tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động nhẹ Việc phân loại tai nạn lao
Trang 16động nặng, nhẹ là căn cứ tình trạng thương tích được ban hành theo Thông tư liên tịch
số 12/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 21/5/2012 của Liên tịch Bộ Lao Động –Thương binh và Xã hội, Bộ y tế hướng dẫn việc khai báo, điều tra, thống kê và báo cáolao động
Để đánh giá tình hình tai nạn lao động, người ta sử dụng hệ số “tần suất tai nạnlao động K” tính trên 1000 lao động
K: Là hệ số tần suất tai nạn lao động chết người, nếu n là số người bị chết do tainạn lao động
Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thểđánh giá được tình hình tai nạn lao động ở một doanh nghiệp, đơn vị, địa phương hoặcmột ngành hoặc một quốc gia, cao hay thấp, tăng hay giảm Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO) tính tần suất TNLĐ K cho một quốc gia được tính trên 100.000 lao động Một sốquốc gia lại tính trên 1.000.000 giờ lao động Hiện nay có một số nước trên thế giới đang
đề ra chiến lược “K=0”, nghĩa là phấn đấu tiến đến không để xảy ra tai nạn lao động
1.1.1.4 Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là bệnh phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghềnghiệp tác động đối với người lao động Danh mục các bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tếchủ trì phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành sau khi lấy ýkiến của Tổng LĐLĐ Việt Nam và Tổ chức đại diện người sử dụng lao động
Từ khi tham gia lao động, con người cũng bắt đầu phải chịu ảnh hưởng tác hạicủa nghề nghiệp và do đó có thể bị bệnh nghề nghiệp Các nhà khoa học đều cho rằng,người lao động bị bệnh nghề nghiệp được hưởng các chế độ bù đắp về vật chất, để có
Trang 17thể bù lại phần nào sự thiệt hại của họ về thu nhập từ tiền công lao động do bị bệnhnghề nghiệp đã làm mất đi một phần sức lao động Do đó phải giúp khôi phục lại sứckhỏe và phục hồi chức năng y học cho người lao động.
Các quốc gia đều công bố danh mục các BNN được bảo hiểm và an hành cácchế độ đền bù hoặc bảo hiểm Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đã xếp BNN thành 29nhóm gồm hàng trăm BNN khác nhau
Việt Nam bắt đầu từ năm 1976, Nhà nước đã công nhận 8 bệnh nghề nghiệpđược bảo hiểm, năm 1991 bổ sung thêm 8 bệnh, năm 1997 bổ sung thêm 5 bệnh, năm
2006 bổ sung thêm 4 bệnh, năm 2011 bổ sung thêm 03 bệnh, năm 2013 bổ sung thêm
01 bệnh, nâng tổng số lên 29 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm, đó là:
- Bệnh bụi phổi – TALC nghề nghiệp; Bệnh bụi phổi do Silic; Bệnh bụi phổi doAmiăng; Bệnh bụi phổi bông
- Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì; Bệnh nhiễm độc Benzen và cácđồng đẳng của Benzen; Bệnh nhiễm độc thủy ngân và các hợp chất của thủy ngân;Bệnh nhiễm độc Mănggan và các hợp chất của Mănggan; Bệnh nhiễm độc TNT(Trinitrotoluen); Bệnh nhiễm các tia phóng xạ và tia X
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
- Bệnh rung chuyển nghề nghiệp
- Bệnh sạm da nghề nghiệp; Bệnh loét da, loét vách ngăn mũi, viêm da, chàmtiếp xúc
- Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp; Bệnh hen phế quản nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc cacbonmonooxit nghề nghiệp
Trang 18- Bệnh nốt dầu nghề nghiệp; Bệnh viêm loét da, viêm móng và xung quanhmóng nghề nghiệp
- Bệnh Cadimi nghề nghiệp
- - Bệnh nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp
1.1.2 Mục đích và ý nghĩa của công tác ATVSLĐ
+ Đảm bảo an toàn cho người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất hoặc không
để xảy ra tai nạn, chấn thương hoặc tử vong trong lao động
+ Đảm bảo người lao động khỏe mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặccác bệnh tật khác do điều kiện lao động xấu gây ra
+ Duy trì, phục hồi sức khỏe và kéo dài thời gian làm việc cho người lao động
1.1.2.2 Ý nghĩa
ATVSLĐ là một phạm trù của sản xuất, gắn liền với sản xuất nhằm bảo vệ yếu
tố quan trọng nhất của lực lượng sản xuất đó là người lao động Mặt khác, nhờ chăm lobảo vệ sức khỏe cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho bản thân và gia đình họ
mà công tác ATVSLĐ mang ý nghĩa chính trị, kinh tế và xã hội – nhân văn to lớn
• Ý nghĩa chính trị
ATVSLĐ là một chính sách kinh tế - xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta.Đảng và Nhà nước ta luôn coi trọng người lao động, vì đó là vốn quý, là lực lượng cầnđược bảo vệ Họ chính là những người hàng ngày, hàng giờ tạo ra các sản phẩm cho xãhội, góp phần thực hiện tốt công cuộc CNH, HĐH đất nước Vì thế, công tácATVSLĐ thể hiện tính ưu việt của chế độ Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thể hiện sựquan tâm của Đảng, Nhà nước và các cơ quan, đoàn thể trong việc bảo vệ người laođộng khi thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao
Trang 19Được làm việc trong điều kiện an toàn – vệ sinh, sức khỏe và khả năng sáng tạocủa người lao động ngày càng được đảm bảo Từ đó, họ luôn yên tâm và hăng say laođộng, làm ra nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần xây dựng đất nước ngày càng pháttriển thịnh vượng.
• Ý nghĩa kinh tế
Thực hiện tốt công tác ATVSLĐ là một nôi dung quan trọng để các doanhnghiệp đẩy mạnh sản xuất, hoàn thành các hợp đồng kinh tế, tăng doanh thu và tạo nênthương hiệu riêng cho mình trong tình hình hiện nay
Hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của doanh nghiệp có diễn ra bìnhthường và thông suốt hay không điều này phụ thuộc rất nhiều vào nhận thức về côngtác ATVSLĐ của NSDLĐ, NLĐ trong chính doanh nghiệp đó
Nếu hoạt động của doanh nghiệp diễn ra bình thường, không để xảy ra sự cố haytai nạn lao động thì sản phẩm được tạo ra liên tục, là điều kiện tốt để doanh nghiệp hoànthành các hợp đồng kinh tế Từ đó, doanh thu ngày càng tăng và là cơ sở để rất nhiềudoanh nghiệp có điều kiện đầu tư trở lại cho sản xuất hoặc mở mang doanh nghiệp
Về phía người lao động, khi được làm việc trong điều kiện lao động an toàn và
vệ sinh, không xuất hiện và tồn tại các yếu tố các yếu tố có nguy cơ gây tai nạn laođộng hay bệnh nghề nghiệp thì họ luôn có đủ sức khỏe để tham gia sản xuất Do đó, sốngày nghỉ việc do tai nạn lao dộng hay khám chữa bệnh không có, năng suất lao độngkhông ngừng được nâng cao và tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt nhất cho xãhội Hàng tháng, người lao động có thu nhập ổn định, là cơ sở để đảm bảo cuộc sốngcũng như chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân và của gia đình như: học tập nâng cao trình
độ, tham gia thể dục thể thao, tham quan, du lịch
Ngược lại, khi doanh nghiệp để xảy ra tai nạn lao động hay các sự cố khác thìnhững lợi ích về kinh tế của cả người lao động và doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng.Doanh nghiệp sẽ phải tốn kém nhiều tiền của và thời gian cho việc sơ, cấp cứu nạnnhân cũng như sửa chữa, khắc phục những hậu quả khác
Về phía người lao động, họ sẽ bị nghỉ việc hoặc làm việc cầm chừng do sảnxuất bị ảnh hưởng Dẫn tới thu nhập cuối kì mất ổn định, bấp bênh trong khi cuộc sống có
vô vàn thứ phải lo toan Bên cạnh đó, còn gây cho người lao động những tâm lí lo lắng,
Trang 20hoang mang, không biết nơi mình làm việc liệu có nguy cơ tai nạn lao động nào đang rìnhrập hay không? Vì thế, sẽ ảnh hưởng rất nhiều vào sự tập trung và tính sáng tạo của ngườilao động trong khi thực hiện nhiệm vụ, công việc được giao Điều này lại có ảnh hưởngtới tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh và dịch vụ của cả doanh nghiệp.
Tóm lại, thực hiện tốt công tác ATVSLĐ không chỉ mang lại lợi ích về kinh tếcho người lao động, cho doanh nghiệp mà nó còn là nền tảng vững chắc để đất nướcngày càng phát triển hơn về mọi mặt
• Ý nghĩa xã hội – nhân văn
Bên cạnh ý nghĩa về chính trị và kinh tế Thực hiện tốt công tác ATVSLĐ cònmang lại ý nghĩa về xã hội và nhân văn sâu sắc
Trong điều kiện sản xuất được an tàn, vệ sinh, người lao động có đủ sức khỏe
để tham gia sản xuất liên tục, năng suất lao động không ngừng được cải thiện và thunhập của họ ngày càng được nâng cao Vì thế, cuộc sống gia đình của họ được đảmbảo, mức sống được cải thiện, góp phần củng cố và bảo vệ hạnh phúc gia đình ngườilao động
Thực hiện tốt công tác ATVSLĐ còn góp phần xây dựng một xã hội văn minh
và lành mạnh Một xã hội văn minh là một xã hội mà quyền và nghĩa vụ của con ngườiđược tôn trọng; người lao động trong xã hội đó có sức khỏe, có tri thức, được làm việctrong điều kiện an toàn, vệ sinh Họ là những người công dân luôn sống và làm việctheo pháp luật Đồng thời họ cũng nắm vững các qui tắc về ATVSLĐ, các nguyên tắclàm việc an toàn Tại nơi làm việc, họ là những người lao động gương mẫu Trong giađình họ cũng là người cha, người mẹ gương mẫu, nuôi dạy con cái ngoan hiền Vì thế,gia đình người lao động sẽ là một thành trì vững chắc mà không tệ nạn nào có thể phá
vỡ được Nếu một gia đình, hai gia đình và nhiều gia đình như vậy, sẽ góp phần tạonên một xã hội lành mạnh, không có tệ nạn xã hội
Lực lượng lao động sẽ được bảo toàn và phát triển khi người lao động được bảo
vệ sức khỏe, họ không bị tai nạn lao động hay bị bệnh tật hay bệnh nghề nghiệp Nhưvậy, hàng tháng, lực lượng lao động này sẽ góp phần bảo toàn và làm cho quỹ BHXHkhông ngừng được phát triển Mặt khác, Nhà nước sẽ có điều kiện đầu tư xây dựngnhiều hơn các công trình phúc lợi, phục vụ nhân dân
Trang 21Nhưng, hiện nay đang tồn tại một thực trạng chung tại các doanh nghiệp là: môitrường lao động đang bị ô nhiễm bởi nồng đọ hơi khí độc, bụi vượt tiêu chuẩn vệsinh cho phép Nguyên nhân là các doanh nghiệp hiện nay chưa coi trọng vấn đề bảo
vệ môi trường lao động nói riêng cũng như môi trường nói chung Vì vậy, các doanhnghiệp cần phải lắp đặt hệ thống xử lí các chất thải, đảm bảo sau khi chúng được xử lí
sẽ không gây ô nhiễm môi trường bên ngoài Vì thế, khi chúng ta thực hiện tốt côngtác ATVSLĐ cũng chính là chúng ta đã quan tâm đến nội dung bảo vệ môi trường
Một vấn đề nữa là hiểm họa ô nhiễm từ chính môi trường lao động cũng lànguyên nhân cơ bản làm gia tăng các biểu hiện sinh lí đối với người lao động, gây cácbệnh như: vô sinh, đẻ non, quái thai làm ảnh hưởng tới các thế hệ tương lai, lực lượnglao động sau này
Vì thế, thực hiện tốt công tác ATVSLĐ sẽ mang lại nhiều ý nghĩa không nhữngđói với mỗi người lao động, với mỗi doanh nghiệp mà còn mang lại những lợi ích kinh
tế cao cho cả toàn xã hội
1.1.3 Tính chất của công tác ATVSLĐ
Để đạt được mục đích và ý nghĩa như trên, công tác ATVSLĐ có 3 tính chất sau:
1.1.3.1 Tính chất pháp lí
Công tác ATVSLĐ mang tính chất pháp lí ở chỗ, muốn cho các giải pháp khoahọc-công nghệ, các biện pháp tổ chức-hành chính có liên quan đến công tác ATVSLĐđược thực hiện thì phải thể chế hóa chúng thành những luật, chế độ chính sách, tiêuchuẩn, qui chuẩn KTAT để mọi cấp quản lí, mọi tổ chức, người sử dụng lao động vàngười lao động nghiêm chỉnh thực hiện Đồng thời, cũng cần xây dựng những chế tài
có nội dung tăng cười công tác thanh tra, kiểm tra công tác ATVSLĐ một cách thườngxuyên, có khen thưởng và xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp vi phạm Nhưvậy, công tác ATVSLĐ mới thực hiện có hiệu quả
1.1.3.2 Tính chất khoa học – công nghệ
Công tác ATVSLĐ mang tính chất khoa học – công nghệ bởi vì mọi hoạt động
để ngăn ngừa và loại bỏ các yếu tố nguy hiểm, độc hại, phòng ngừa các sự cố phát sinhtrong sản xuất đều xuất phát từ các cơ sở khoa học và được xử lí bằng các giải phápkhoa học – công nghệ
Trang 22Bên cạnh đó, các giải pháp khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá cáctác động của điều kiện lao động xấu tới sức khỏe người lao đọng cho đến các giải pháp
xử lí ô nhiễm môi trường lao động, cải thiện điều kiên lao động đều là những hoạtđộng mang tính chất khoa học – công nghệ và đều do đội ngũ cán bộ khoa học – côngnghệ đảm nhiệm
1.1.3.3 Tính chất quần chúng
Công tác ATVSLĐ mang tính chất quần chúng rộng rãi vì tất cả các đói tượngtham gia quan hệ lao động, không phân biệt người lao động hay người sử dụng laođộng đều cần được bảo vệ Đặc biệt, người lao động là người hàng ngày trực tiếp vậnhành máy, thiết bị nên dễ có nguy cơ bị tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp
Vì thế, chính họ là những người nhanh chóng phát hiện ra những sự cố, các vấn đèmất an toàn có nguy cơ xảy ra để đề xuất với người sử dụng lao động giải quyết kịp thời
Mặt khác, tính chất quần chúng của công tác ATVSLĐ còn thể hiện ở chỗ: đã lànhững người tham gia quan hệ lao động thì không phân biệt đó là người lao động hayngười sử dụng lao động Mỗi phía đều có nghĩa vụ và quyền riêng biệt về công tácATVSLĐ, nhưng đều có nhiệm vụ chung là góp phần nâng cao hiệu quả công tácATVSLĐ trong doanh nghiệp
Tóm lại, công tác ATVSLĐ chỉ được thực hiện có hiệu quả khi mọi doanhnghiệp, người sử dụng lao động hay người lao động đều có những nhận thức đầy đủ vềtầm quan trọng của công tác này
1.2 Nội dung của công tác ATVSLĐ
1.2.1 Tổng quan chung về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về ATVSLĐ
Các văn bản chính có quy định hoặc có liên quan đến công tác bảo hộ lao động,
an toàn – vệ sinh lao động gồm:
1.2.1.1 Hiến pháp và hệ thống các Luật
• Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sửa đổi mới nhất năm2013:
• Bộ luật lao động ban hành ngày 18/06/2012 gồm 17 chương, 242 điều Trong
bộ luật lao động có chương IX gồm 14 điều nói về an toàn lao động, vệ sinh lao động.Ngoài ra, trong các chương khác cũng có một số điều liên quan đến ATVSLĐ như
Trang 23Chương VII nói về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Chương X về những quyđịnh riêng đối với lao động nữ; Chương XII về bảo hiểm xã hội; Chương XVI vềthanh tra nhà nước về lao động, xử phạm vi phạm pháp luật về lao động Đây là vănbản pháp luật chủ yếu về BHLĐ ở nước ta
• Luật Bảo hiểm xã hội ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2014
- Quy định chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
- Quy định chế độ thai sản, ốm đau, hưu trí, với quy định riêng cho người làmnghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm
- Quy định chế độ tử tuất
• Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kĩ thuật ngày 29 tháng 6 năm 2006 quy định
về tiêu chuẩn và quy chuẩn kĩ thuật trong việc đảm bảo an toàn, vệ sinh và sức khỏengười lao động
• Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Namban hành 1989 quy định trách nhiệm của con người sử dụng lao động trực tiếp chăm
lo, bảo vệ, tăng cường sức khỏe cho người lao động
• Luật Bảo vệ môi trường nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hànhnăm 2005 quy định về đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường
• Luật Phòng cháy và chữa cháy sửa đổi ngày 22 tháng 11 năm 2013 quy địnhtrách nhiệm phòng cháy và chữa cháy của người đứng đầu cơ quan, tổ chức
1.2.1.2 Hệ thống các văn bản của Chính phủ và các Bộ, ngành chức năng
Căn cứ vào Bộ luật lao động, một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về
an toàn và vệ sinh lao động được ban hành, gồm các văn bản chính như:
• Nghị định số 05/CP của Chính phủ ngày 12/01/2015, quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động
• Nghị định số 06/CP của Chính phủ ngày 20/01/1995, quy định chi tiết một sốđiều của Bộ luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động
• Nghị định số 110/2002/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/12/2002 về việc sửađổi bổ sung một số điều của Nghị định số )/CP
Trang 24• Nghị định số 47/CP ngày 6/5/2010 của Chính phủ quy định xử phạt hànhchính về hành vi vi phạm pháp luật lao động.
• Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 01/8/2007 của Chính phủ quy định chitiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
• Nghị định số 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chitiết một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa
• Các Thông tư liên tịch, các Quyết định, Thông tư của các Bộ, các ngành chứcnăng như TCVN 3153 -79, ban hành kèm theo Quyết định số 858/TC-QĐ ngày 27tháng 12 năm 1979
Các nội dung cơ bản được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật về
an toàn và vệ sinh lao dộng gồm có:
• Các chế độ, chính sách về bảo hộ lao động, bảo đảm an toàn – vệ sinh laođộng, chăm sóc sức khỏe người lao động;
+ Chế độ trang bị phương tiên bảo vệ cá nhân; bồi dưỡng chống độc hại bằnghiện vật; bồi dưỡng, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Quản lý và chăm sóc sức khỏe người lao động tại nơi làm việc: khám sứckhỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp, chế độ nghỉ dưỡng
+ Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
+ Các chế độ đặc thù cho người làm nghề nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:
+ Các chế độ bảo hộ lao động đặc thù cho lao động nữ, lao động chưa thànhniên, người lao động cao tuổi, lao dộng là người tàn tật,
Trang 25Hình 2.1 Mô hình hệ thống các văn bản pháp luật về ATVSLĐ
(Nguồn: Tài liệu huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động, NXB Lao động – Xã hội) 1.2.1.3 Các nội dung cơ bản về công tác an toàn – vệ sinh lao động
• Các quy định về kỹ thuật về ATVSLĐ:
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn về vệ sinh môi trường lao động; tiêu chuẩn vệ sinh đốivới từng yếu tố trong môi trường lao động như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm,
+ Tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn lao động
+ Quy trình kiểm định; quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm
Trang 26(Nguồn: Tài liệu huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động, NXB Lao động – Xã hội)
Hình 2.2 Các nội dung quy định về công tác ATVSLĐ
- Các quy định nhằm đảm bảo và thúc đẩy thực hiện công tác ATVSLĐ:
+ Phân công trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ;
QUY ĐỊNH VỀ ATVSLĐ
Trách nhiệm quản lí
nhà nước
Tổ chức thực hiện tại
doanh nghiệp, cơ sở
Thanh tra, kiểm tra
Điều tra thống kê, báo
cáoTuyên truyền, huấn
luyệnKhen thưởng, kỉ luật
Kĩ thuật ATVSLĐChế độ, chính sách cho NLĐ
Kỹ thuật an toàn máy , thiết bị, điện, hóa chất
Trang 27+ Hướng dẫn việc tổ chức thực hiên công tác ATVSLĐ cấp cơ sở (bao gồm cảtrách nhiệm và quyền hạn của NSDLĐ, NLĐ);
+ Khai báo điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;+ Thông tin về an toàn – vệ sinh lao động;
+ Xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về an toàn – vệ sinh lao động;
+ Khen thưởng việc thực hiên tốt công tác an toàn – vệ sinh lao động
1.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác bảo hộ lao động
1.3.1 Các yếu tố có hại ảnh hường đến an toàn lao động
1.3.1.1 Các yếu tố vệ sinh môi trường lao động
• Vi khí hậu xấu
Vi khí hậu là trạng thái lý học của không khí trong khoảng không gian thu hẹpcủa nơi làm việc bao gồm các yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt và tốc độ vậnchuyển của không khí Các yếu tố này phải đảm bảo ở giới hạn nhất định, phù hợp vớisinh lý của con người
- Nhiệt độ cao hơn hoặc thấp hơn tiêu chuẩn cho phép làm suy nhược cơ thể,làm tê liệt sự vận động, do đó làm tăng mức độ nguy hiểm khi sử dụng máy móc thiếtbị Nhiệt độ quá cao sẽ gây bệnh thần kinh, tim mạch, bệnh ngoài da, say nóng, saynắng, đục nhãn mắt nghề nghiệp Nhiệt độ quá thấp sẽ gây ra các bệnh về hô hấp, bệnhthấp khớp, khô niêm mạc, cảm lạnh
- Độ ẩm cao có thể dẫn đến tăng độ dẫn điện của vật cách điện, tăng nguy cơ nổ
do bụi khí, cơ thể khó bài tiết qua mồ hôi
- Các yếu tố tốc độ gió, bức xạ nhiệt nếu cao hoặc thấp hơn tiêu chuẩn vệ sinhcho phép đều ảnh hưởng đến sức khoẻ, gây bệnh tật và giảm khả năng lao động củacon người
Biện pháp phòng ngừa vi khí hậu xấu: Áp dụng các tiến bộ KHKT, cơ khí hóa
tự động hóa sản xuất nhằm cải thiện môi trường làm việc như kĩ thuật thông gió, điềuhòa khí hậu; có những quy định, chế độ lao động thích hợp, khám sức khỏe định kì; tổchức lao động, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, trang bị đầy đủ đồ dùng BHLĐ; cập nhật dựbáo thời tiết để có biện pháp chủ động phòng ngừa
• Tiếng ồn, rung, bức xạ và phóng xạ
Trang 28- Rung:
Rung từng bộ phận có ảnh hưởng cục bộ xuất hiện ở tay, ngón tay khi làm việcvới cưa máy, búa máy, máy đánh bóng Rung gây ra chứng bợt tay, mất cảm giác,ngoài ra gây thương tổn huyết quản, thần kinh, khớp xương, cơ bắp, xúc giác và lanrộng, thâm nhập vào hệ thống thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn nội tiết Rung toànthân thường xảy ra đối với những người làm việc trên phương tiện giao thông, máy hơinước, máy nghiền Chấn động làm co hệ thống huyết mạch, tăng huyết áp và nhịpđập tim Tuỳ theo đặc tính chấn động tạo ra thay đổi ở từng vùng, từng bộ phận trên cơthể người
- Bức xạ và Phóng xạ:
Nguồn bức xạ:
Mặt trời phát ra bức xạ hồng ngoại, tử ngoại, hồ quang, hàn cắt kim loại, nắnđúc thép phát ra bức xạ tử ngoại, người ta có thể bị say nắng, giảm thị lực (do bức xạhồng ngoại), đau đầu, chóng mặt, giảm thị lực, bỏng (do bức xạ tử ngoại) và dẫn đếntai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp
Trang 29Biện pháp: Trang bị đồ dùng BHLĐ như tai nghe chống ồn, đồ dùng bảo vệthân thể, môi trường làm việc chống tia bức xạ và phóng xạ
• Các hóa chất độc hại
Hóa chất ngày càng được dùng nhiều trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp,xây dựng cơ bản như: Asen, Crom, Benzen, rượu, các khí bụi, các dung dịch axít,bazơ, kiềm, muối, các phế liệu, phế thải khó phân hủy Hóa chất độc có thể ở trongtrạng thái rắn, lỏng, khí, bụi tùy theo điều kiện nhiệt độ và áp suất, hóa chất độc cóthể gây ảnh hưởng tới người lao động dưới dạng nhiễm độc cấp tính, nhiễm độc mạntính Hoá chất độc thường được phân loại thành các nhóm sau:
- Nhóm 1: Chất gây bỏng kích thích da như Axít đặc, Kiềm
- Nhóm 2: Chất kích thích đường hô hấp như Clo, amoniắc, SO3,
- Nhóm 3: Chất gây ngạt như các oxít các bon (CO2, CO), mê tan (CH4)
- Nhóm 4: Tác dụng lên hệ thần kinh trung ương như H2S (mùi trứng thối) ,xăng
- Nhóm 5: Chất gây độc cho hệ thống cơ thể như hyđrôcacbon các loại (gâyđộc cho nhiều cơ quan), benzen, phênol, chỡ, asen Khi tiếp xúc với hóa chất độc,người lao động có thể bị nhiễm độc qua đường tiêu hóa, đường hô hấp hoặc qua da.Trong đó, theo đường hô hấp là nguy hiểm nhất và chiếm tới 95% trường hợp nhiễmđộc Chất độc thâm nhập vào cơ thể và tham gia cỏc quá trình sinh hoá có thể đổithành chất không độc, nhưng cũng có thể biến thành chất độc hơn Một số chất độcxâm nhập vào cơ thể và tích tụ lại Chất độc cũng có thể được thải ra khỏi cơ thể qua
da, hơi thở, nước tiểu, mồ hôi, qua sữa tùy theo tính chất của mỗi loại hóa chất
Biện pháp phòng ngừa: Tập huấn cho người lao động hiểu biết về tác hại củacác chất độc có trong sản xuất, biện pháp an toàn, kỹ năng kiểm soát, thay thế côngnghệ lạc hậu bằng công nghệ tiên tiến, tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người laođộng trực tiếp phải tiếp xúc với chất độc hại, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân
• Các yếu tố vi sinh vật có hại
Một số nghề người lao động phải tiếp xúc với vi sinh vật gây bệnh, vi khuẩn,siêu vi khuẩn, ký sinh trựng, cụn trựng, nấm mốc như các nghề: chăn nuôi, sát sinh,chế biến thực phẩm, người làm vệ sinh đô thị, người làm lâm nghiệp, nông nghiệp,
Trang 30người phục vụ tại các bệnh viện, khu điều trị, điều dưỡng phục hồi chức năng, cácnghĩa trang
1.3.1.2 Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động
• Tư thế làm việc gò bó, không gian làm việc chật hẹp
Trong quá trình làm việc người lao động phải giữ mãi một tư thế để khỏi ảnhhưởng đến sản xuất là tư thế bắt buộc Hoặc do môi trường làm việc trong không gianchật hẹp buộc người lao động phải giữ yên vị trí lam việc
Biện pháp phòng ngừa: Môi trường làm việc thoáng mát, có đủ không giân đilại cũng như không gian thoải mái cho người lao động làm việc; huấn luyện cho ngườilao động nâng cao nhận thức về tư thế làm việc sao cho tự bảo vệ bản thân, tổ chứckhám định kì sớm cho người lao động
• Di chuyển nhiều trong khi làm việc
Trong quá trình làm việc có nhiều người lao động do đặc thù công việc phải dichuyển nhiều trong khi làm việc Trong không gian làm việc chật hẹp làm người laođộng có thể di chuyển khó khăn
Biện pháp phòng ngừa: Thiết kế, bố trí nới làm việc sao cho khoảng cách dichuyển của người lao động là ngắn nhất, không gian làm việc đủ rộng để người laođộng dễ dàng di chuyển
• Làm việc trên cao hay làm việc dưới nước nên khó thao tác
Với đặc thù công việc thì có nhiều người làm việc trong môi trường tren caohay dưới nước đòi hỏi họ phải có kĩ năng cũng như những kiến thưc cơ bản phục vụcho công việc
Biện pháp phòng ngừa: Kiểm tra sức khỏe thường xuyên, huấn luyện kĩ năngđặc trưng cho từng ngành nghề phù hợp với công việc
1.3.1.3 Các yếu tố bất lợi về tổ chức, bố trí nơi làm việc
• Bố trí, sắp xếp máy, thiết bị không khoa học
Cách bố trí, sắp xếp máy, thiết bị không khoa học dẫn tới môi trường làm việckhông khoa học từ đó phát sinh nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả lao động củangười lao động
Trang 31Biện pháp: Bố trí nơi làm việc sao cho hợp lí, thoáng mát, bố trí máy móc, thiết
bị phù hợp với quy trình sản xuất cũng như tiện lợi cho người lao động làm việc
• Bố trí, sắp xếp người lao động không đúng chuyên môn nghiệp vụ
Mỗi người lao động điều có kĩ năng cũng như trình độ chuyên môn nghiệp vụcủa bản thân, vì vậy việc bố trí công việc phù hợp với chuyên môn nghiệp vụ củanguời lao động giúp nâng cao hiệu quả cũng như tạo hứng thú trong công việc củangười lao động
1.3.1.4 Các yếu tố bất lợi về tâm, sinh lí lao động
• Căng thẳng thần kinh tâm lí và mệt mỏi hệ thần kinh trung ương
Để tạo ra năng suất lao động tốt nhất thì người lao động phải luôn luôn đượcthoải mái trong công việc, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý
• Căng thẳng thị giác trong khi làm việc
Việc sử dụng thị giác quá sức dẫn đến căng thẳng làm cho người lao động cảmthấy mệt mỏi, đau nhứt rồi ảnh hưởng đến chất lượng cũng như năng suất lao động
1.3.2 Các yếu tố nguy hiểm ảnh hường đến an toàn lao động
1.3.2.1 Các bộ phận truyền động
• Truyền động bằng dây cu roa, bánh răng xe răng, ma sát có nguy cơ làmmột bộ phận cơ thể người, thậm chí cả cơ thể người bị cuốn vào
1.3.2.2 Các bộ phận chuyển động của máy
• Chuyển động quay, chuyển động thẳng có nguy cơ làm một bộ phận cơ thểngười bị va đập hay cuốn vào
1.3.2.3 Vật văng bắn
• Vật gia công bị văng bắn, mảnh đá mài của máy mài bị vỡ, răng cưa đĩa bịmẻ có nguy cơ làm cho một bộ phận của người lao động đang làm việc hoặc ngườikhác đang hoạt động trong vùng nguy hiểm có thể bị chấn thương
1.3.2.4 Vật rơi, vật đổ, vật sập
• Đứt dây khi đang cẩu vật liệu, cấu kiệu; vật liệu, cấu kiệu rơi khi chằng, buộckhông chặt, xếp quá đầy; vật liệu, dụng cụ, rơi trong khi đang làm việc ở trên cao; có
Trang 32nguy cơ làm cho một bộ phận cơ thể người, thậm chí cả cơ thể người bị chấn thương,
1.3.2.6 Các nguồn nhiệt và sự phát sinh nhiệt
• Hậu quả của cháy, hậu quả của nổ hóa chất, hậu quả của châm đốt, vỡ văng,bắn vào người, có nguy cơ làm cho một bộ phận hoặc một phần lớn cơ thể có thể bịcháy, bỏng nóng, bỏng lạnh, cảm nóng, cảm lạnh, say nóng
1.3.2.7 Nổ hóa học
• Bảo quản không phù hợp, vận chuyển không phù hợp, pha trộn hóa chất ởthể lỏng sai qui trình có nguy cơ làm cho cơ thể hoặc một phần cơ thể bị cháy donhiệt, bị hủy hoại do sức ép, nhà xưởng, tài sản bị cháy, bị phá hủy
1.3.2.8 Nổ vật liệu (nổ bởi các chất nổ)
• Do con người điều khiển chủ động cho nổ theo ý muốn, do sai sót trong vậnchuyển, do sai sót trong bảo quản, do sai sót trong sử dụng có nguy cơ làm cho cơ thểngười bị cháy bởi nhiệt, bị hủy hoại bởi áp lực, tài sả công trình bị phá hủy
1.3.2.9 Nổ vật lý
• Vỏ thiết bị bị rạn nứt, phồng, móp, bị mòn trong quá trình sử dụng mà khôngkịp thời phát hiện, bị đốt nóng quá mức, áp suất bên trong bị tăng quá mức do sai sóttrong vận hành có nguy cơ làm cho cơ thể người có thể bị cháy bởi nhiệt của sự nổ,
bị phá hủy bởi áp lực các sự nổ, nhà xưởng, công trình bị phá hủy
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại doanh nghiệp.
• Dựa vào năng suất lao động
Mỗi công việc đòi hỏi người lao động phải dùng khả năng của bản thân để hoàn ườithành công việc một cách tốt nhất Trong quá trinh lao động mỗi bản thân người laođộng phải chịu sự chi phối bởi nhiều yếu tố và yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến năngsuất lao động đó là công tác bảo hộ lao động, ATVSLĐ cho các ngành công việc đặc
Trang 33thù Công tác bảo hộ lao động, ATVSLĐ có thể là cải thiện điều kiện lao động, trang
bị những đồ dùng thiết yếu để chăm sóc cá nhân người lao động, chú trọng đến môitrường làm việc của người lao động từ đó không ngừng nâng cao năng suất lao động
• Dựa vào hệ số “tần suất tai nạn lao động K” tính trên 1000 lao động Ta có:
K=
Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thểđánh giá được tình hình tai nạn lao động ở một doanh nghiệp, đơn vị, địa phương hoặcmột ngành hoặc một quốc gia, cao hay thấp, tăng hay giảm Tổ chức Lao động Quốc tế(ILO) tính tần suất TNLĐ K cho một quốc gia được tính trên 100.000 lao động Một
số quốc gia lại tính trên 1.000.000 giờ lao động Hiện nay có một số nước trên thế giớiđang đề ra chiến lược “K=0”, nghĩa là phấn đấu tiến đến không để xảy ra tai nạn laođộng Nếu như k=0 tức việc bảo hộ lao động của công ty, doanh nghiệp đang thực hiệnhiệu quả Nếu k>0 thì doanh nghiệp phải không ngừng hoàn thiện cũng như tìm kiếmbiện pháp giúp giảm thiểu tối đa tai nạn lao động
• Dựa vào việc chăm sóc sức khỏe cho người lao động: Trong quá trình làmviệc tại doanh nghiệp người lao động thường xuyên được kiểm tra sức khỏe định kì.Trong thời gian đó, khi người lao động có sức khỏe yếu hơn có thể là do bên trong bảnthân người lao động và cũng có thể là do môi trường làm việc ảnh hưởng đến sức khỏecủa họ Vì vậy, việc đảm bảo môi trường làm việc tốt, và hơn hết là công tác bảo hộlao động được thực hiện một cách có hiệu quả sẽ giúp cho họ yên tam hơn để lao độngsao cho có hiệu quả nhất
• Dựa vào sự phát triển, tiến bộ khoa học kĩ thuật tại doanh nghiệp: Việc thamgia vào quá trình lao động ngoài người lao động thì còn có máy móc, việc giảm thiểutai nạn lao động cũng một phần lớn nhờ đóng góp của việc phát triển khoa học kĩthuật, việc người loa động hiểu rõ và sử dụng công cụ loa động hiệu qảu cũng gópphần nâng cao năng suất lao động và giảm thiểu tối đa tai nạn lao động
Trang 341.5 Các nghiên cứu về lĩnh vực bảo hộ lao động trong doanh nghiệp trong nước trước đây
1.5.1 Chuyên đề thực tập tốt nghiệp của sinh viên Lương Thị Dung trường Đại học Kinh tế Quốc dân với đề tài “Công tác bảo hộ lao động đối với người lao động
ở xí nghiệp Môi trường đô thị Huyện Thanh Trì”
Về việc đánh giá thực trạng công tác BHLĐ tại xí nghiệp Môi trường đô thịHuyện Thanh Trì theo nghiên cứu của sinh viên Lương Thị Dung thì có những ưuđiểm và hạn chế sau:
- Hoàn thiện đồng bộ các quy chế hoạt động của các tổ sản xuất trong xí nghiệp,
xí nghiệp đã coi trọng công tác đào tạo và dào tạo lại nguồn nhân lực để phục vụ chohoạt động sản xuất của đơn vị mình
- Tổ chức các cuộc hội thảo học ngắn, cử cán bộ đi học các lớp nâng cao nghiệp
vụ và bổ sung các kiến thức, thông tin mới cho các cán bộ quản lí, bổ sung kiện toàn
bộ máy lãnh đạo, các tổ sản xuất Bồi dưỡng nâng cao tay nghề cho công nhân từ đócác tổ phối hợp với nhau nhịp nhàng đồng bộ cho hiệu quả và năng suất chất lượngcao
- Tổ chức các lớp luyện tay nghề thi thợ giỏi và tổ chức thi nâng bậc hằng nămcho cán bộ công nhân viên toàn công ty
- Giám đốc, người lao động, công đoàn đã ý thức được trách nhiệm của mìnhcùng nỗ lực hợp tác trong công việc của mình
- Được phổ biến thường xuyên nên việc vi phạm kỉ luật tương đối ít, số vụ viphạm không đáng kể, chủ yếu là các lỗi kỹ thuật với các hình thức kỉ luật là khiểntrách và hạ loại Tuy nhiên ngay cả những lỗi này cũng không đáng kể và được giảiquyết nhanh gọn Như vậy bên cạnh việc duy trì chế độ và phương pháp kỹ thuật như
Trang 35hiện nay, xí nghiệp cùng ban lãnh đạo cần có biện pháp tích cực trong việc đôn đốcđộng viên và có chính sách khuyến khích thỏa đáng để người lao động tích cực làmviệc Bên cạnh việc tạo ra bầu không khí tích cực trong lao động ban giám đốc cũngnhư toàn thể cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp thường xuyên phát động phongtrào thực hiện tác phong lao động công nghiệp trong lao động sản xuất, rèn luyện ýthức tự giác trong hoạt động sản xuất của mình vì mục tiêu và lợi ích chung của xínghiệp Thực hiện được điều này đồng nghĩa với việc xóa bỏ triệt để tình trạng lãngphí thời gian làm việc riêng.
- Tóm lại, xí nghiệp cần quan tâm hơn nữa trong việc xây dựng một đội ngũ laođộng, một tập thể lao động gắn kết, hoạt động vì mục tiêu chung của xí nghiệp, tăngcường hơn nữa chế đọ kiểm tra kiểm soát và giáo dục người lao động về tinh thầntrách nhiệm đối với công việc
- Công tác PCCN luôn được xí nghiệp quan tâm và thực hiện tốt
- Hàng năm xí nghiệp thường xuyên tổ chức các cuộc tham quan du lịch chocông nhân toàn xí nghiệp để cải thiện tinh thần cho công nhân Công đoàn xí nghiệpthường xuyên tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao nhằm nâng cao sứckhỏe, đời sống tinh thần cho công nhân
- Hàng năm xí nghiệp tổ chức huấn luyện công tác BHLĐ, tuyên truyền vềBHLĐ đảm bảo chất lượng Có khen thưởng và kỷ luật về những thành tích vi phạmtrong công tác BHLĐ
Trang 36- Xí nghiệp đã đưa vào sử dụng các máy móc thiết bị mới để đảm bảo vệ sinhcông nghiệp Khi làm việc giảm cường độ lao động cho công nhân, giảm ô nhiễm môitrường Xí nghiệp đã mạnh dạn loại bỏ các máy móc thiết bị cũ kỹ hoạt động gây ônhiễm môi trường Xí nghiệp đã mạnh dạn loại bỏ các máy móc thiết bị sử dụng điệnđều được lắp đặt hệ thống cầu dao.
- Công tác vệ sinh môi trường trên toàn xí nghiệp luôn được dọn dẹp sạch sẽ,công tác vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện cũng được tiến hành thu gom một cáchquy cũ, đảm bảo vệ sinh công nghiệp Môi trường xí nghiệp luôn được
- Giám đốc và người lao động, công đoàn đã ý thức được trách nhiệm của mìnhcùng nỗ lực hợp tác trong việc phòng ngừa, khắc phục các nguyu cơ gây ra TNLĐ,BNN, cải thiện điều kiện lao động ngày một tốt hơn Do nhận thức được tầm quantrọng của công tác BHLĐ trong sản xuất, ban lãnh đạo của xí nghiệp cụ thể là giámđốc luôn quan tâm chú trọng và chỉ đạo công tác này Sự quan tâm đó được thể hiệnbằng những hành động cụ thể:
- Xí nghiệp đã lập thành ban BHLĐ do giám đốc là chủ tịch hội đồng, có hệ thống
từ giám đốc đến tổ sản xuất Bộ máy BHLĐ của xí nghiệp hoạt động là sự kết hợp giữa tổlãnh đạo, công đoàn xí nghiệp tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, có hiệu quả
- Toàn bộ công nhân của xí nghiệp được cấp trang bị BHLĐ theo đúng yêu cầucủa công việc, đầu tư trang thiết bị mới
- Các chế độ chính sách về BHLĐ do nhà nước qu yddinhj được ban lãnh đạoquan tâm và thực hiện sâu rộng đến toàn bộ cán bộ công nhân viên
- Xí nghiệp thực hiện tốt công tác khám chữa bệnh thương xuyên và định kỳcho công nhân, có sổ theo dõi bệnh nghề nghiệp và điều trị các tai nạn lao động
- Tinh thần trách nhiệm đối với công việc
- Áp dụng các chính sách khuyến khích vật chất
- Lợi ích là mức độ thỏa mãn nhu cầu của con người trong một điều kiện cụ thểnhất định Lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế thể hiện rõ những mối quan hệ giữanhững người lao động với nhau, giữa người sử dụng lao động với người lao động trongquá trình sản xuất Lợi ích cá nhân có tác động trực tiếp tới người lao động và tạo ra sựquan tâm nhiều hơn ở người lao động
Trang 37- Lợi ích là mức độ thoỏa mãn nhu cầu của con người, do đó lợi ích tạo ra độnglực thúc đẩy người lao động làm việc hăng say hơn, có hiệu quả hơn Mức độ thỏamãn càng lớn thì động lực tạo ra càng lớn và ngược lại mức độ thỏa mãn càng nhỏ thìđộng lực tạo ra càng yếu
1.5.2 Luận văn Đề tài Nâng cao hiệu quả công tác Bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc
và huấn luyện về kỹ thuật an toàn vệ sinh lao động-phòng chống cháy nổ Các chế độchính sách bảo hộ lao động được nhà máy thực hiện nghiêm túc và có sự giám sat thựchiện pháp luật lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động đã quán triệtđược vị trí, vai trò, nọi dung của công tác bảo hộ lao động
Hội đồng bảo hộ lao động của nhà máy đã thường xuyên kiểm tra, chỉ đạo, đônđốc các đơn vị và bố trí cán bộ kỹ thuật chuyên trách làm công tác an toàn theo thông
tư liên tịch số 14 của Bộ lao động TBXH-BYT-TLĐLĐ Việt Nam, xây dựng chỉ tiêuthi đua, có quy định thưởng phạt rõ ràng
Công đoàn nhà máy cũng tích cực tham gia với chuyên môn thực hiện đày đủchính sách với người lao động, kiểm tra giám sát đối với việc thực hiện công tácATVSLĐ- PCCN và duy trì đẩy mạnh hoạt đọng của công đoàn và ban an toàn laođộng vệ sinh công nghiệp
Công tác bảo hộ lao động đã được Đảng ủy Nhà máy, Ban giám đốc, công đoànnhà máy luôn quan tâm tạo mọi điều kiện, để dảm bảo cho mọi thiết bị sản xuất và conngười Thường xuyên giáo dục, nâng cao ý thức và trách nhiệm cho người lao động,coi công tác bảo hộ lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu , gắn liền với nhiệm vụsản xuất kinh doanh, chấp hành và thực hiện tiêu chuẩn quy trình kỹ thuật an toàn-phòng chống cháy nổ, đầu tư thêm và đổi mới công nghệ sản xuất, do đó cải thiện điềukiện lao động và góp phần giảm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong sản xuất,
Trang 38tăng năng suất lao động Đặc biệt, trong nhưng năm qua đời sống của công nhân laođộng ngày càng được nâng cao lẫn vật chất với tinh thần nhà máy ngày càng một pháttriển.
* Tồn tại
Trong nhưng năm qua nhà máy đã đạt được nhiều thành tích vẽ vang, mang lại
uy tín cho nhà máy, tuy nhiên trong nhà máy vẫn còn một số điểm cần phải khắc phục:
- Nhà máy vẫn còn nhiều thiết bị công nghệ cũ, năng suất lao động không caogây ra một số yếu tố không tốt ảnh hưởng đến sưc khỏe của người lao động
- Hầu hết các phân xưởng đều có điều kiện vi khí hậu tốt nhưng riêng khu vực
lò hơi có nhiệt đọ cao hơn tiêu chuẩn cho phép
- Tại một số công đoạn còn phát sinh nhiều bụi như:
+ Khu vực máy mài của phân xưởng bao mền
+ Khu vực máy cuốn điếu
* Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác bảo hộ lao động tại nhà máy thuốc lá Thăng Long.
Vì sức hỏe và tính mạng của người lao động trong quá trình sản xuất mà nhàmáy luôn phải quán triệt, thực hiện đầy đủ về công tác BHLD-ATVSLA-PCCN Mụctiêu của nhà máy đặt ra là: hằng năm giảm tỉ lệ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp,Tuy nhiên, trước nhũng yêu cầu ngày càng đa dạng của thị trường tiêu thụ, không có
gì là tuyệt đối hoàn hỏa Do vậy, việc không ngừng tăng cường, hoàn thiện công tácbảo hộ lao đọng là hết sức cần thiết Các giải pháp hoàn thiện phải dựa trên cơ sở tôntrọng cơ thể, quy định của Nhà nước nhưng cũng phải phù hợp với đặt điểm của nhàmáy với hiệu quả cao nhất
Từ những kiến thức học tâp và nghiên cứu trên cơ sở yêu cầu đặt ra cộng vớikết quả tìm tòi, học hỏi tại đơn vị thực tập, em xin mạnh dạng đề xuất một ssos biệnpháp về nâng cao công tác bảo hộ lao động tại nhà máy
- Tăng cường tổ chức công đoàn chỉ đạo quản lý nhà máy về công tác bảo hộlao động
- Công tác bảo hộ lao động là công tác hàng đầu, đặc biệt quan tâm, nó phục vụtrực tiếp cho sản xuất và không thể tách rời sản xuất Chính vì vậy, công tác bảo hộ
Trang 39nhà máy quan tâm và thực hiện theo chủ trương “ An toàn để sản xuất, sản xuất phải
an toàn ”
- Nghiên cứu công tác bảo hộ lao động là công việc phức tạp , khó khăn đòi hỏi
sự nổ lực của toàn thể cán bộ quản lý của nhà máy Để làm tốt công tác bảo hộ laođộng thì nhà máy cần thành lập một biện pháp chuyên trách về công tác bảo hộ laođộng để thường xuyên nghiên cứu kiểm tra, thống kê về quá trình thực hiện công tácbảo hộ lao động Những cán bộ nghiên cứu công tác bảo hộ lao động là những người
có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và có nhiều kinh nghiệm, có kiến thức và có hiểubiết sâu sắc về công tác bảo hộ lao động và có nhiệm vụ:
+ Thu nhập, phân tích và xử lý thông tin về tình hình tai nạn, bệnh nghề nghiệpcủa cán bộ nhân viên trong nhà máy
+ Căn cứ vào tình hình biến động về công tác bảo hộ lao động để đưa ra nhữngbiện pháp hợp lý, giúp người lao động luôn đảm bảo sức khỏe và an toàn
Tổ chức Công đoàn và bộ phận cán bộ quản lý nhà máy là người trực tiếp đưa
ra các biện pháp phòng ngừa, hạn chế các vụ tai nạn lao và bệnh nghề nghiệp, và cũng
là người trực tiếp chỉ đạo thực hiện công tác bảo hộ lao động xuống các đơn vị, các cơ
sở nên cần luôn tăng cường công tác lãnh đạo, cán bộ quản lý nhà máy Hiện nay nhàmáy đã thành lập được Hội đồng về công tác bảo hộ lao động nên việc thực hiện côngtác bảo hộ nhà máy luôn đầy đủ, kịp thời
- Biện pháp thường xuyên thực hiện tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo hộlao động:
Tuyên truyền và giáo dục bảo hộ lao động là một yêu cầu thường xuyên đối vớicác doanh nghiệp Với nhà máy thuốc lá Thăng Long thì công tác này phải được thựchiện thường xuyên đối với các doanh nghiệp Với nhà máy thuốc lá Thăng Long thìcông tác này được thực hiện thường xuyên và ngày càng phải đi vào chiều sâu Hằngnăm cần phải đào tạo, huấn luyện cho những công nhân mới được tuyển vào làm việc
về kỹ thuật an toàn bảo hộ lao động Đối với công nhân công thay đổi nghề làm việc,khi làm nghề mới phải được huấn luyện và đào tạo lại Đối với công nhân làm nghềnguy hiểm: điện, hàn điện, hàn hơi, vận hành nồi hơi, thiết bị chịu áp lực… cần phảiđược huấn kỹ càng, có sát hạch kiểm tra cấp theo quy định của nhà nước Hăng năm
Trang 40nhà máy cần mở các lớp huấn luyện về công tác an toàn lao động cho toàn thể cán bộcông nhân viên.
Để có thể thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về công tác bảo hộ laođộng nhà máy cần:
+ Trang bị cho cán bộ công nhân viên ở bộ phận công đoàn, nhất là nhân viênphụ trách về công tác tuyên truyền, giáo dục những kiến thức nhất định về lý thuyếttuyên truyền giáo dục
+ Quán triệt môt cách sâu sắc về những kiến thức tuyên truyền, giáo dục chocán bộ công nhân viên nhà máy
+ Tổ chức các buổi nói chuyện, giao lưu, tìm hiểu mở các cuộc thi hiểu biết vềcông tác tuyên truyền, huấn luyện trong nhà máy
+ Phối hợp một cách đồng bộ các chính sách của công tác bảo hộ lao động, đưa
ra một hệ thống biện pháp cụ thể về tuyên truyền, giáo dục đi liền với các chính sách,chế độ của công tác bảo hộ lao động
+ Kết hợp với các cơ quan chuyên ngành về tuyên truyền huấn luyện ngoài nhàmáy , mời về giản dạy cho cán bộ công nhân viên nhà máy
+ Tổ chức công đoàn triển khai nhiều đợt về tuyên truyền nghiên cứu bộ luậtlao động về an toàn, vệ sinh lao động cho công nhân nhà máy Tổ chức các cuộc thi về
an toàn vệ sinh giỏi trong nhà máy
- Cải thiện điều kiện làm việc, ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.Điều kiện làm việc là các yếu tố rất cần thiết cho quá trình sản xuất Nó vừađảm bảo chất lượng sản phẩm của nhà máy, đồng thời bảo đảm an toàn, sức khỏe chodoanh nghiệp lao động Để bảo vệ cho người lao động khỏi bị tác động bởi các yếu tốnguy hiểm nảy sinh trong lao động thì nhà máy cần thực hiện một số biện pháp về kỹthuật an toàn vệ sinh lao động như sau:
+ Trang bị thiết bị che chắn, thiết bị bảo hiểm phân xưởng, phòng ngừa và cách
ly người lao động đối với vùng nguy hiểm, ngăn chặn tác động xấu do sự cố gây ra củaquá trình sản xuất như: quá tải, bộ phận chuyển động đã chuyển động quá giới hạn,nhiệt độ cao quá, thấp quá, cường độ dòng điện cao quá…