1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án lịch sử 5 bài 6 quyết chí ra đi tìm đường cứu nước

9 775 9

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 730,5 KB

Nội dung

- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm ra con đường cứu nước mới.. - GV yêu cầu học sinh đọc thông tin trong sách giáo khoa, thảo luận nhóm đô

Trang 1

Giáo án tốt - Giờ học hay

Môn: Lịch sử lớp 5 BÀI 6: QUYẾT CHÍ RA ĐI TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC I- Mục tiêu :

- Hs biết Nguyễn Tất Thành chính là Bác Hồ kính yêu.

- Nguyễn Tất Thành đi ra nước ngoài là do lòng yêu nước, thương dân, mong muốn tìm ra con đường cứu nước mới

- HS giỏi : Biết vì sao Nguyễn Tất Thành lại quyết định ra đi tìm đường mới để cứu nước

- Giáo dục học sinh lòng kính yêu, biết ơn Bác Hồ

II- Đồ dùng dạy học :

- Các hình ảnh minh họa

- Phim tư liệu : Kí ức Nhà Rồng

III.Các hoạt động dạy học:

1- Kiểm tra bài cũ(4 phút):

- Giờ trước các em đã được học bài

lịch sử nào?

- Ai là người lãnh đạo phong trào

Đông Du?

- Phan Bội Châu tổ chức phong trào

Đông Du nhằm mục đích gì?

- Kết quả của phong trào Đông Du

như thế nào?

- Phan Bội Châu và phong trào Đông Du

- Phan Bội Châu là người lãnh đạo phong trào Đông Du

- đào tạo những người yêu nước có kiến thức về khoa học,

kĩ thuật được học ở Nhật , sau

đó đưa họ về nước để hoạt động cứu nước

- thất bại

GV: Phan Bội Châu là một nhà yêu nước tiêu biểu ở Việt Nam đầu thế kỉ XX Phong trào Đông Du do ông lãnh đạo đã có lúc phát triển rất mạnh mẽ Nhưng sau đó thực dân Pháp cấu kết với Nhật dập tắt phong trào này, cuối cùng phong trào Đông Du đã thất bại

- GV nhận xét chung cả lớp

2 Bài mới:

1 Giới thiệu bài(2 phút):

- GV đưa hình ảnh chân dung của bốn nhà yêu nước từ cuối thế kỉ XIX đầu thế Kỉ XX: Phan Bội Châu, Hoàng Hoa Thám, Phan Đình Phùng, Phan Châu Trinh

- Các em có biết đây là những nhà

yêu nước nào không?

- HS trả lời

Trang 2

Phan Đình Phùng Hoàng Hoa Thám Phan Bội Châu Phan Châu Trinh

GV: Đây chính là chân dung của các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu , Phan Châu Trinh Cả 4 cụ đều là những nhà lãnh đạo của các phong trào yêu nước ở Việt Nam từ cuối thế kỉ XIX đầu thế Kỉ XX Các phong trào này đã có lúc bùng nổ rất mạnh mẽ nhưng do các bậc tiền bối không tìm được con đường cứu nước nào có hiệu quả đích thực Cuối cùng các phong trào đó đều thất bại Đất nước lại chìm trong đêm trường dưới ách đô hộ của thực dân Pháp Vậy ai sẽ là kế tục sự nghiệp đi tìm con đường cứu nước? Người bắt đầu con đường cứu nước như thế nào?

Để trả lời cho câu hỏi này cô trò mình cùng tìm hiểu qua bài: Quyết chí ra đi tìm đường của nước

2 Hoạt động 1: Quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành (6 phút)

- GV yêu cầu đọc lướt toàn bài và

cho cô biết: Bài hôm nay chúng ta đi

tìm hiểu về nhân vật lịch sử nào?

* Nguyễn Tất Thành chính là Bác

Hồ kính yêu của chúng ta

- GV yêu cầu học sinh đọc thông tin

trong sách giáo khoa, thảo luận

nhóm đôi, chia sẻ với bạn tư liệu,

thông tin em tìm hiểu được về quê

hương và thời niên thiếu của Nguyễn

Tất Thành

- Nguyễn Tất Thành

- Hs đọc thông tin trong sách giáo khoa, thảo luận nhóm đôi, chia sẻ với bạn tư liệu, thông tin mình tìm hiểu được về quê hương và thời niên thiếu của Nguyễn Tất Thành

Đại diện các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

Trang 3

Nguyễn Tất Thành sau này là Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh

Trang 4

Làng Sen, quê nội của Bác Hồ

GV chiếu tranh minh họa về quê hương, cha mẹ và thời niên thiếu của Bác và chốt ý: Nguyễn Tất Thành sinh ra trong một gia đình trí thức yêu nước Cha của Người là

cụ Nguyễn Sinh Sắc- cũng là một nhà nho yêu nước Mẹ của Người là cụ Hoàng Thị Loan- một người phụ nữ có học, đảm đang hết mực yêu chồng thương con Miền quê Nghệ An của Nguyễn Tất Thành là một vùng đất giàu truyền thống anh dũng chống giặc ngoại xâm Chính vì vậy mà Nguyễn Tất Thành sớm có lòng yêu nước Và chỉ hơn 20 năm sau khi chào đời Nguyễn Tất Thành đã quyết chí ra đi tìm con đường cứu nước cứu dân Vậy nguyên nhân nào đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước? Thì cô trò mình sẽ đi tìm hiểu phần thứ hai của bài:

3 Hoạt động 2: Mục đích và quyết tâm ra nước ngoài của Nguyễn Tất Thành (10 phút)

- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK đoạn

từ “Trong bối cảnh nước mất nhà

tan cứu nước cứu dân “và thảo luận

nhóm 4 trong thời gian 5 phút và trả lời 3

câu hỏi trong phiếu bài tập sau:

1 Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên khi

đất nước ta trong tình cảnh như thế nào?

- Hs làm việc nhóm 4

+ đất nước ta đang bị thực dân Pháp đô hộ Người đã chứng kiến nhiều nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách

Trang 5

2 Nguyễn Tất Thành đã quyết định làm gì?

3.Tại sao Nguyễn Tất Thành không đi theo

con đường cứu nước của cụ Hoàng Hoa

Thám, Phan Đình Phùng, Phan Bội Châu ,

Phan Châu Trinh?

- GV nhận xét kết quả thảo luận của HS

thống trị của đế quốc phong kiến

+ phải tìm con đường mới

để cứu nước cứu dân + Nguyễn Tất Thành không

đi theo con đường yêu nước của các bậc tiền bối vì Người không tán thành con đường của các cụ

- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận

Vậy: Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm đường cứu nước?

- GV chốt nội dung:

Gv: + Đây là một số hình ảnh về cuộc sống của người dân khi đất nước ta bị thực dân Pháp đô hộ( GV đưa hình ảnh) Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong tình cảnh nước mất nhà tan Người đã chứng kiến và thấu hiểu nhiều nỗi thống khổ của nhân dân dưới ách thống trị của thực dân Pháp

+ Nguyễn Tất Thành rất khâm phục tấm lòng yêu nước của các bậc tiền bối Nhưng Người không tán thành và không đi theo con đường yêu nước của họ

+ Sống trong bối cảnh xã hội như vậy, với lòng yêu nước thương dân sâu sắc Nguyễn Tất Thành đã quyết định ra đi tìm con đường mới để cứu nước, cứu dân

- HS nhắc lại nội dung

- Gv: Đây chính là những nguyên nhân chính đã thôi thúc Nguyễn Tất Thành quyết định ra đi tìm Vậy ý chí và quyết tâm của Nguyễn Tất Thành được thể hiện như thế nào Cô cùng các em tìm hiểu phần 3 của bài.

4 Hoạt động 3: Ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (10 phút)

- GV đưa bản đồ Việt Nam

- GV yêu cầu HS lên bảng tìm và chỉ

vị trí thành phố Hồ Chí Minh

- Trước năm 1976, thành phố Hồ Chí

Minh có tên gọi là gì?

- HS quan sát

- HS lên bảng

Sài Gòn – Gia Định

Gv: Đầu thế kỉ XX thành phố Sài Gòn là trung tâm kinh tế, chính trị của các nước thuộc địa Pháp ở Đông Dương Nơi đây có bến cảng Nhà Rồng nằm ngay trên sông Sài Gòn Thởi đó Bến Cảng Nhà Rồng là một đầu mối giao thông quan trọng của các nước ở Đông Dương.

Nguyễn Tất Thành từ trung kì vào Sài Gòn có kết bạn với một người trước khi ra nước ngoài đó tên là Tư Lê Nguyễn Tất Thành và anh Tư Lê đã có một cuộc trò chuyện và cuộc trò chuyện đó đã đi vào lịch sử của dân tộc Việt Nam.

Để tìm hiểu cuộc trò chyện đó mời các em đọc thầm đoạn “Anh gặp Tư Lê ” đến

“ giữ lời hứa.”

Trang 6

? Cuộc trò chuyện giữa Nguyễn Tất

Thành với ai?

? Nguyễn Tất Thành đã nói với anh Tư

Lê điều gì?

- Yêu cầu học sinh đóng vai tái hiện lịch

sử

- Yêu cầu học sinh đọc SGK, thảo luận

cả lớp:

+ Nguyễn Tất Thành đã lường trước

được những khó khăn nào khi ra nước

ngoài?

+ Người đã định hướng giải quyết những

khó khăn đó như thế nào?

+ Theo em vì sao lúc đầu anh Tư Lê

đồng ý đi với anh Thành nhưng dau anh

lại không giữ lời hứa

- với anh Tư Lê

- Anh nói với Tư Lê mình muốn

ra nước ngoài và hỏi Tư Lê có muốn đi với mình không

- Hs đóng vai

- Trao đổi với các bạn về nội dung vừa thể hiện qua vai mình đóng

- HS đọc SGK, trả lời câu hỏi:

+ Có rất nhiều khó khăn: không

có tiền, ốm đau không có ai chăm sóc

+ Rủ bạn cùng đi Quyết tâm làm bất cứ việc gì để sống và để đi

+ Lúc đầu anh Tư Lê đồng ý vì anh Lê cũng yêu nước và bị lôi cuốn bởi sự hăng hái của anh Thành nhưng sau đó anh không

đủ can đảm để giữ lời hứa vì anh thấy con đường ra nước ngoài có quá nhiều khó khăn, mạo hiểm

Gv chốt: Anh Tư Lê cũng là một thanh niên có lòng yêu nước thương dân Nhưng nghĩ tới con đường ra nước ngoài có rất nhiều khó khăn và mạo hiểm nên anh Tư Lê

đã không đủ can đảm để giữ lời hứa.

*Vậy theo các em tất cả những khó

khăn mạo hiểm đó có cản bước

được Nguyễn Tất Thành không?

- Vì sao Người lại vượt qua được

những gian khổ đó?

- Không

- Vì Người có quyết tâm cao, ý chí kiên định

- Vì Người rất dũng cảm sẵn sàng đương đầu với khó khăn thử thách

- Hơn tất cả Người có một tấm lòng yêu nước, yêu đồng bào sâu sắc

GV: Nguyễn Tất Thành- một chàng trai 21 tuổi, không có tài sản trong tay, không có một người bạn đồng hành Nhưng người vẫn quyết chí ra đi tìm đường cứu nước Chính nhờ lòng yêu nướ , yêu đồng bào sâu sắc và lòng căm thù giặc đã giúp Nguyễn Tất Thành ra đi mà không sợ khó khăn gì trước mắt

Trang 7

- Bác đã làm gì công việc gì để ra

nước ngoài?

- làm phụ bếp trên con tàu Đô Đốc

La – tu – sơ Tờ- rê – vin

Ảnh: Anh Văn Ba làm phụ bếp trên con tàu Đô đốc La – tu – sơ Tờ - rê – vin

Trang 8

Ảnh: Tàu Đô đốc La – tu – sơ Tờ - rê – vin

Gv: Đây là hình ảnh người phụ bếp Văn Ba làm việc trên con tàu Đô đốc La – tu –

sơ Tờ - rê – vin Công việc phụ bếp rất nặng nhọc và nguy hiểm nhưng Nguyễn Tất Thành vẫn dành thời gian để học tiếng Pháp, khiến cho mọi người trên tàu hết sức khâm phục.

- Nguyễn Tất thành quyết chí ra đi

tìm đường cứu nước vào thời gian

nào? Từ bến cảng nào?

Gv: Ngày 5/6/1911 Nguyễn Tất

Thành đã rời bến Nhà Rồng ra đi tìm

đường cứu nước.

Từ đó Người đi những bước đầu

Lênh đênh sóng biển một con tàu

Cuộc đời sóng gió trong than bụi

Tay đốt lò, lau chải, thái rau.

Giờ phút thiêng liêng đó , tất cả

người dân Việt Nam đều ghi nhớ.

Đó cũng chính là nội dung bài học

các em cần ghi nhớ ngày hôm nay.

- GV đưa ND bài học

- HS trả lời

- 3 HS đọc

GV:Với lòng yêu nước thương dân sâu sắc, Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước từ bến cảng Nhà Rồng Nơi đây đã trở thành 1 di tích lịch sử luôn in đậm bóng hình của người Đây chính là hình ảnh Bến Cảng Nhà Rồng ngày nay đấy các em ạ!(chiếu hình ảnh)

Trang 9

- Vô cùng xúc động khi nhớ hình ảnh của Bác lúc ra đi từ bến cảng Nhà Rồng năm

ấy Bài thơ Người đi tìm hình của nước nhà thơ Chế Lan viên đã viết:

Đất nước đẹp vô cùng, nhưng Bác phải ra đi Cho tôi làm sóng dưới con tàu đưa tiễn Bác Khi bờ bãi dần lui làng xóm khuất Bốn phía nhìn không bóng một hàng tre.

Đêm xa nước đầu tiên ai nỡ ngủ Sóng vỗ dưới thân tàu đâu phải sóng quê hương

Trời từ đây chẳng xanh màu xứ sở

Xa nước rồi càng hiểu nước đau thương.

* Bây giờ cô trò mình cùng xem một đoạn phim tư liệu về: Kí ức Nhà Rồng

-Vì sao bến Cảng Nhà Rồng ngày

nay là một di tích lịch sử ?

- Vì đó là nơi Bã Hồ đã rời Tổ quốc

ra đi tìm đường cứu nước ngày 5/6/1911

III Củng cố, dặn dò(3 phút):

- Em học được điều gì ở Nguyễn Tất

Thành?

- Nếu không có Bác Hồ ra đi tìm

đường cứu nước thì nước ta sẽ như

thế nào?

- Để đền đáp công lao to lớn của Bác

Hồ chúng ta phải làm gì?

- HS nối tiếp nhắc lại nội dung của bài

- Ở lòng yêu nước thương dân sâu sắc, ở ý chí quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước

- .đất nước ta không có độc lập, nhân dân ta vẫ sống trong cảnh áp bức bóc lột của thực dân Pháp

- phải học tập tôt, xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ, phải làm theo 5 điều Bác Hồ dạy

GV: Các em ạ ! Nguyễn Tất Thành là một tấm gương sáng , một tấm gương đẹp nhất trong lịch sử Việt Nam Ngày nay các em được cắp sách tới trường , được ăn no, mặc

ấm là nhờ công ơn của Bác Vì vậy các em phải biết quý trọng sự hòa bình, tự do và phải cố gắng học thật giỏi để trở thành con ngoan trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ

- Gv nhận xét giờ học, yêu cầu hs về tìm đọc các mẩu chuyện về Bác Hồ, các tài liệu nói về sự kiện thành lập Đảng chuẩn bị bài : Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời

Ngày đăng: 08/11/2016, 14:41

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w