Phát triển cao su tiểu điền làmột trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp cho các hộ nông dân nghèo cóđiều kiện ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình theo mô hình sản xuất hàn
Trang 1LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận văn tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu thật sựcủa cá nhân tôi, được thực hiện trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu khảosát thực tiễn, dưới sự hướng dẫn khoa học của thầy TS Trương Tấn Quân
Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là chưa bảo vệ một học vị nàoMột lần nữa, tôi xin khẳng định về sự trung thực của lời cam kết trên
Quảng Trị, ngày 20/10/2015Tác giả luận văn
Ngô Quang Huy
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo, TS Trương Tấn Quânngười đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này Tôi xin chânthành cảm ơn Ban giám hiệu, phòng Đào tạo Sau Đại học, các thầy cô giáo trườngĐại học Kinh tế Huế đã dày công dìu dắt và chỉ bảo cho tôi trong suốt thời gian họctập tại trường
Tôi xin chân thành cảm ơn đến Công ty TNHH MTV Cao su Quảng Trị; UBND,phòng Nông nghiệp và PTNT, phòng thống kê huyện Gio Linh; cục thống kê tỉnhQuảng Trị; UBND các xã Gio An, Hải Thái, Linh Thượng và các hộ gia đình ở ba xã
đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, cung cấp thông tin trong quả trình điều tra
Tôi xin chân thành cảm ơn Đảng ủy- Ban chỉ huy Công an huyện Gio Linh,đội cảnh sát QLHC về TTXH Công an huyện Gio Linh, bạn bè đồng nghiệp, đãgiúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và thựchiện đề tài
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của người thân,gia đình luôn ở bên cạnh tôi trong suốt thời gian qua
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn
Ngô Quang Huy
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 3TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ
Họ và tên học viên: NGÔ QUANG HUY
Chuyên ngành: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Niên khóa: 2013 - 2015
Người hướng dẫn khoa học: TS TRƯƠNG TẤN QUÂN
Tên đề tài: PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở HUYỆN GIO LINH, TỈNH QUẢNG TRỊ
1 Tính cấp thiết của đề tài
Gio Linh (Quảng Trị) là huyện thuộc địa hình trung du, có lợi thế về điều kiện
tự nhiên, thổ nhưỡng để phát triển một nền nông nghiệp toàn diện theo hướng sảnxuất hàng hóa, đặc biệt là thế mạnh phát triển cây công nghiệp và phát triển nềncông nghiệp Mô hình cao su tiểu điền đã mang lại hiệu quả kinh tế và ổn định, gópphần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Tuy nhiên, việc pháttriền mô hình cao su tiểu điền ở huyện Gio Linh có hiệu quả và tính bền vững chưacao do nhiều nguyên nhân khác nhau Vì vậy, nghiên cứu thực trạng để tìm giảipháp phát triển cao su tiểu điền giúp cho các hộ nông dân nghèo có điều kiện ổnđịnh sản xuất, phát triển kinh tế gia đình, thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèobền vững, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển là yêu cầu cấp thiết hiện nay
2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu và phân tích chủ yếu sau:Phương pháp thu thập thông tin, số liệu, phương pháp tổng hợp và phân tích,phương pháp thống kê mô tả, phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp thống kê
so sánh, phương pháp phân tích hiện giá, phương pháp chuyên gia, chuyên khảo vàphần mềm spss
3 Kết quả nghiên cứu và những đóng góp của luận văn
Góp phần làm rõ những vấn đề cơ bản ảnh hưởng đến quá trình phát triểncao su tiểu điền hiện nay Dựa vào luận cứ khoa học để đánh giá cùng với nhữngkiến nghị nhằm phát triển cao su tiểu điền, nâng cao thu nhập cho các hộ trồng cao
su, góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóanông thôn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 4ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM LƯỢC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC KINH TẾ iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC CÁC HÌNH x
MỞ ĐẦU 1
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3
5 BỐ CỤC LUẬN VĂN 5
PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ 6
PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN 6
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển cao su tiểu điền 6
1.1.1 Cao su tiểu điền 6
1.1.1.1 Khái niệm 6
1.1.1.2 Đặc điểm 6
1.1.1.3 Vai trò 7
1.1.2 Nội dung phát triển cao su tiểu điền 8
1.1.2.1 Mở rộng quy mô cao su tiểu điền: 8
1.1.2.2 Nâng cao chất lượng cao su tiểu điền 11
1.1.3 Đặc điểm sinh học và đặc điểm kinh tế của cây cao su 12
1.1.3.1 Đặc điểm sinh học 12
1.1.3.2 Điều kiện và yêu cầu để phát triển sản xuất cao su 13
1.1.3.2 Đặc điểm kinh tế 16
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 61.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cao su tiểu điền: 17
1.1.4.1 Các nhân tố tự nhiên 17
1.1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 20
1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 22
1.1.5.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh các yếu tố sản xuất chủ yếu của các hộ trồng cao su tiểu điền 22
1.1.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư của các hộ 23
1.1.5.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của các hộ 23
1.1.5.4 Các chỉ tiêu chi phí 24
1.1.5.5 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế 24
1.2 Cơ sở thực tiễn của phát triển cao su tiểu điền 26
1.2.1 Mô hình trồng cao su tiểu điền ở Tây Nguyên 26
1.2.2 Mô hình làm giàu từ trồng cao su tiểu điền ở thị trấn Nông trường Việt Trung-Quảng Bình 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH 29
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 29
2.1.1 Điều kiện tự nhiên 29
2.1.1.1 Vị trí địa lý 29
2.1.1.2 Địa hình 31
2.1.1.3 Điều kiện thời tiết, khí hậu 31
2.1.1.4 Thổ nhưỡng 32
2.1.1.5 Tài nguyên rừng 32
2.1.1.6 Thủy văn 32
2.1.1.7 Tài nguyên thiên nhiên 33
2.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội 33
2.1.2.1 Tình hình đất đai 33
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động 35
2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng 37
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 72.2 Tình hình sản xuất cao su và cao su tiểu điền tại huyện Gio Linh 39
2.2.1 Tình hình sản xuất cao su ở tỉnh Quảng Trị 39
2.2.2 Tình hình sản xuất cao su tiểu điền ở tỉnh Quảng Trị 40
2.2.3 Tình hình phát triển cao su tiểu điền ở huyện Gio Linh 41
2.3 Tình hình sản xuất cao su của các hộ điều tra 42
2.3.1 Năng lực sản xuất của các hộ điều tra 42
2.3.2 Kết quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra năm 2014 45
2.3.2.1 Kết quả sản xuất cao su của các hộ điều tra năm 2014 45
2.3.2.2 Chi phí bình quân 1 ha giai đoạn kiến thiết cơ bản 46
2.3.3 Hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra năm 2014 47
2.4 Phân tích hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền bằng phương pháp tính NPV 49
2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất cao su tiểu điền của các hộ điều tra 52
2.5.1 Ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào tới hiệu quả và kết quả sản xuất của các hộ điều tra 52
2.5.2 Phân tích các mức độ đánh giá của người dân về các dịch vụ .53
2.5.3 Một số khó khăn chính của các hộ cần được giúp đỡ .55
2.5.3.1 Vốn đầu tư 56
2.5.3.2 Sâu bệnh 56
2.5.3.3 Kỹ thuật chăm sóc, khai thác và cung cấp vật tư 56
2.5.3.4 Thiếu công cụ sản xuất 57
2.6 Phân tích chuỗi cung mủ cao su tại địa phương 57
2.6.1 Kênh tiêu thụ sản phẩm mủ cao su 57
2.6.2 Phân tích chuỗi cung sản phẩm 59
2.7 Những thuận lợi và khó khăn đối với việc phát triển cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Gio Linh .60
2.7.1 Thuận lợi 60
2.7.2 Khó khăn 61
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 8CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT CAO SU TIỂU ĐIỀN Ở HUYỆN GIO LINH,
TỈNH QUẢNG TRỊ 63
3.1 Định hướng phát triển sản xuất cao su ở huyện Gio Linh 63
3.2 Một số giải pháp phát triển cao su tiểu điền ở huyện Gio Linh 63
3.2.1 Giải pháp về quy hoạch đất đai 64
3.2.2 Giải pháp về vốn và tín dụng 66
3.2.3 Giải pháp về lao động 67
3.2.4 Giải pháp về khuyến nông 67
3.2.5 Giải pháp về xây dựng cơ sở hạ tầng 69
3.2.6 Giải pháp về giống 70
3.2.7 Giải pháp về bảo vệ thực vật 70
3.2.8 Giải pháp về thông tin 71
3.2.9 Giải pháp về tiêu thụ 72
PHẦN THỨ III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 73
I KẾT LUẬN 73
II KIẾN NGHỊ 74
TÀI LIỆU THAM KHÁO 76
PHỤ LỤC 78
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 9DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tổng hợp khí hậu và thời tiết trong vùng 31
Bảng 2.2 Hiện trạng sử dụng đất đai của huyện Gio Linh năm 2014 34
Bảng 2.3 Tình hình dân số của huyện Gio Linh qua các năm 35
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động trong các khu vực tại huyện Gio Linh 36
Bảng 2.5 Diện tích trồng cao su tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2011-2014 39
Bảng 2.6 Diện tích trồng một số cây công nghiệp lâu năm chủ yếu 40
Bảng 2.7 Sản lượng mủ cao su tiểu điền tỉnh Quảng Trị 40
Bảng 2.8: Tình hình sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Gio Linh trong giai đoạn 2011-2014 41
Bảng 2.9: Năng lực sản xuất của các hộ điều tra tại huyện Gio Linh năm 2014 43
Bảng 2.10: Một số chỉ tiêu kết quả sản xuất của các hộ điều tra năm 2014 45
Bảng 2.11: Chi phí bình quân 1 ha giai đoạn KTCB 46
Bảng 2.12: Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ điều tra năm 2015 48
Bảng 2.13: Doanh thu và chi phí hàng năm của 1 ha cao su 50
Bảng 2.14: Kết quả sản xuất cao su với các mức chiết khấu khác nhau 51
Bảng 2.15: Ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất vườn cây của các hộ điều tra 52 Bảng 2.16: Thống kê đánh giá của người dân đối với các dịch vụ được cung cấp 54 Bảng 2.17: Một số khó khăn chính của các hộ điều tra 2014 55ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 10DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Quy hoạch diện tích trồng cao su tiểu điền tới năm 2020 65
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 11MỞ ĐẦU
1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Cao su là cây công nghiệp dài ngày có giá trị kinh tế cao, sản phẩm chính là
mủ cao su – nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp, ngành vận tải
Do tính chất đặc biệt của cao su tự nhiên mà cao su nhân tạo không thể thay thế đểsản xuất một số sản phẩm kỹ thuật có giá trị kinh tế cao Hết chu kỳ kinh doanh, khithanh lý cây cao su cho một khối lượng gỗ rất lớn, đây là nguồn nguyên liệu ổn định
để sản xuất ra những sản phẩm đang được ưa chuộng trên thị trường trong nước vàthế giới
Việt Nam là một nước nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới, có diện tích đất đỏbazan rộng lớn, có điều kiện thuận lợi để phát triển cây công nghiệp dài ngày, trong
đó có cây cao su Hiện nay, chủ trương chính phủ là mở rộng diện tích trồng cao sutại các tỉnh miền Trung – Tây Nguyên, và các tỉnh ở vùng Tây Bắc Cây cao sukhông chỉ đem lại lợi ích kinh tế, tạo thêm việc làm, thu hút nhiều lao động, gópphần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống kinh tế xã hội mà con tăng cường củng
cố xây dựng cở sở hạ tầng nông thôn, giữ vững an ninh quốc phòng đặc biệt là cácvùng biên giới Tây Bắc và Tây Nguyên – nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu sốsinh sống, chấm dứt tình trạng du canh du cư và phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cảitạo môi trường sinh thái
Có thể nói, diện tích vùng đất đỏ bazan, vùng gò đồi Quảng Trị không lớnnhưng đây là vùng tiềm năng để phát triển các loại cây công nghiệp có giá trị kinh
tế cao Những năm qua, các địa phương đã tập trung đầu tư khai thác đúng thế mạnhcủa cây cao su nên trên các vùng đất bị chiến tranh hủy diệt, màu xanh đang trỗidậy, cuộc sống của người dân đang đổi thay từng ngày Phát triển cao su tiểu điền làmột trong những giải pháp quan trọng nhằm giúp cho các hộ nông dân nghèo cóđiều kiện ổn định sản xuất, phát triển kinh tế gia đình theo mô hình sản xuất hànghóa, góp phần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, làm động lực phát triển kinh
tế xã hội một cách bền vững ở khu vực miền núi của Tỉnh
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 12Gio Linh là một huyện có diện tích cao su lớn của Tỉnh, là cây được đánh giá
là thế mạnh của huyện cùng với các loại cây khác như hồ tiêu… Người dân GioLinh thực hiện được khát vọng vươn lên từ đất, từ sự đầu tư đúng hướng cho câycao su Tuy nhiên, đa số cao su tiểu điền phát triển một cách tự phát, với quy mônhỏ, thiếu vốn, thiếu khoa học kỹ thuật, việc tiếp cận với thị trường và trao đổi sảnphẩm hàng hóa, dịch vụ còn nhiều khó khăn Lao động chủ yếu là lao động giađình, nguời dân trình độ học vấn còn thấp, trình độ tay nghề và trình độ áp dụngkhoa học kỹ thuật trong sản xuất cao su còn hạn chế Vì vậy, năng suất vườn câycòn kém, hiệu quả kinh tế thấp, việc sản xuất cao su chưa thực sự bền vững so vớitiềm năng hiện có của địa phương và so với địa bàn cả nước
Sản xuất cao su tiểu điền là một trong những mô hình chủ yếu sản xuất hiệnnay mang lại cho người dân tại vùng miền núi một cuộc sống mới Vì vậy việcnghiên cứu một cách có hệ thống để đánh giá đúng đắn sự tồn tại và phát triển cao
su tiểu điền trong giai đoạn hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huyhết tiềm năng sẵn có của địa phương, tăng thu nhập ổn định cho người dân và gópphần thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo một cách bền vững là vấn đề có ýnghĩa sâu sắc với huyện Gio Linh nói riêng cũng như với tỉnh Quảng Trị nói chungCùng với chủ trương của tỉnh Quảng Trị, huyện Gio Linh xác định phát triểncây cao su là ngành kinh tế mũi nhọn, là ngành chiến lược quan trọng tạo sức bậtphát triển một số ngành nghề khác tại địa phương Do vậy việc phát triển sản xuấtcao su trên địa bàn huyện là một định hướng mang tính chiến lược và cấp thiết choquá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện, Xuất phát từ thực tế địa phương vànhận thức được tầm quan trọng trong việc phát triển cây cao su trên địa bàn, tôixin chọn đề tài nghiên cứu: “ Phát triển cao su tiểu điền ở huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị”.
2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Mục tiêu chung: Đề tài tập trung nghiên cứu và phân tích thực trạng sản xuất
và tiêu thụ cao su tiểu điền Từ đó đề xuất phương hướng, giải pháp thúc đẩy pháttriển cao su tiểu điền tại địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 13- Mục tiêu cụ thể:
+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển sản xuất cao su tiểu điền.+ Phân tích và đánh giá thực trạng phát triển sản xuất, tiêu thụ cao su tiểu điềntrên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
+ Đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển cao
su tiểu điền tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
3 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình phát triển cao sutiểu điền, đặc biệt là cao su tiểu điền trên địa bàn huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
- Phạm vi nghiên cứu
+ Phạm vi không gian: Đề tài tập trung cứu trên phạm vi huyện Gio Linh : Ba xãđược chọn có nhiều cao su tiểu điền nhiều nhất Hải Thái, Gio An, Linh Hải và cũngđược trồng lâu nhất trên toàn huyện ( từ năm 1999 đến nay) Từ đặc điểm nổi bật trên,tác giả quyết định chọn mẫu điều tra các hộ cao su tiểu điền theo ba địa điểm trên đểchọn ra các hộ cao su tiểu điền có tính chất đại diện cho từng điểm nghiên cứu
+ Phạm vi thời gian: Nguồn số liệu thứ cấp được xem xét trong giới hạn thờigian từ năm 2010 đến 2014; Nguồn số liệu sơ cấp được điều tra từ 90 hộ trồng cao
su tiểu điền được thực hiện từ tháng 2 năm 2015 đến tháng 5 năm 2015
4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp được thu thập thông qua các nguồn tài liệu củacác cơ quan chức năng địa phương, thông tin từ các nghị quyết, báo cáo của UBND các
xã điều tra, báo cáo của UBND, phòng thống kê huyện Gio Linh, các văn kiện đại hộiĐảng của huyện Gio Linh, của tỉnh Quảng Trị Các nghị định, quyết định của tỉnhQuảng Trị, của Chính phủ Ngoài ra còn thu thập từ các báo cáo tổng kết của ngành cao
su, các báo cáo khoa học, các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả công bố trên sáchbáo, tạp chí chuyên ngành, từ mạng internet như số liệu từ Hiệp Hội Cao Su Việt Nam;
Số liệu của tập đoàn nghiên cứu cao su quốc tế (IRSG) và một số trang web khác được
sử dụng làm nguồn tham khảo khi thực hiện luận văn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 14+ Số liệu sơ cấp: Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra hộtrồng cao su tiểu điền, với cách chọn điểm và xác định mẫu điều tra như sau:
Chọn điểm điều tra
Hiện nay các hộ trồng cao su ở huyện Gio Linh sử dụng mô hình cao su tiểuđiền là chủ yếu, xuất phát từ thực tế đó, trong tổng số 21 đơn vị hành chính của huyện,chúng tôi chọn ra 03 xã có diện tích và sản lượng cao su tiểu điền lớn nhất làm điểmđiều tra đó là xã Gio An, xã Hải Thái, xã Linh Hải
Chọn mẫu điều tra
Căn cứ vào tình hình thực tế về tổng số hộ trồng cao su ở từng xã, bằngphương pháp chọn ngẫu nhiên và không lặp, theo tỷ lệ và khoảng cách được xácđịnh trước trong danh sách các hộ trồng cao su ở mỗi xã, chúng tôi sẽ chọn 90 hộ ởhuyện Gio Linh để tiến hành điều tra
Để đánh giá đầy đủ những thông tin cần thiết cho việc tính toán hiệu quảkinh tế của việc sản xuất và tiêu thụ cao su và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnhiệu quả kinh tế, nội dung điều tra gồm các thông tin sau:
Một số thông tin cơ bản về mẫu điều tra như: Tuổi, giới tính, trình độ vănhóa của chủ hộ, số nhân khẩu, lao động của hộ, diện tích trồng cao su, tổng diện tíchđất canh tác, diện tích đất có khả năng chuyển sang trồng cao su, tài sản vốn bằngtiền phục vụ cho hoạt động trồng cao su
Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su của hộ gồm: thông tin về tất cả yếu tốđầu vào gồm cả số lượng và giá trị đã đầu tư cho hoạt động trồng cao su, thông tin
và kết quả sản xuất của hộ gồm cả hiện vật và giá trị thu được bằng tiền của hộ năm
2014 từ hoạt động sản xuất và tiêu thụ cao su
Thông tin về thị trường tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động sản xuất cao su của
hộ, những vấn đề khó khăn hiện nay của hộ như vốn, dịch vụ cây giống, tình hìnhdịch bệnh, cơ chế chính sách của nhà nước…
Sau khi chuẩn bị bảng hỏi điều tra, tôi sẽ tiến hành phỏng vấn thử một số hộ,sau đó chúng tôi sẽ điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế và cuối cùng làđiều tra phỏng vấn toàn bộ số mẫu đã chọn
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 15- Phương pháp phân tích các chỉ tiêu tài chính: Căn cứ vào số liệu điều tra và
số liệu thu thập được từ các bảng tính toán, báo cáo của chuyên ngành cao su, đểtính các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả của dự án trồng cao su tiểu điền, baogồm : NPV, IRR, GO/IC, VA/IC
- Phương pháp hàm sản xuất: Phương pháp này được sử dụng để phân tích
ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đến năng suất mủ tính trên 1ha cao su của các hộtrồng CSTĐ Cụ thể sử dụng hàm sản xuất Cobb – Douglas có dạng:
X4: Lượng phân NPK (kg/ha)
X5: Lượng thuốc bảo vệ thực vật (lít/ha)
X6: Công chăm sóc (công/ha)
Ui: Sai số ngẫu nhiên
i
: là các hệ số co dãn giá trị sản lượng của hộ điều tra theo các biến độc lập Xi.
A: Hằng số đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ngoài mô hình đếnnăng suất mủ thu được trên một ha cao su khai thác
5 BỐ CỤC LUẬN VĂN
Ngoài phần đặt vấn đề, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cao su tiểu điền
Chương 2:Thực trạng phát triển cao su tiểu điền tại huyện Gio Linh, tỉnh QuảngTrị.
Chương 3: Định hướng và một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 16PHẦN II : NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ
PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN
1.1 Cơ sở lý luận về phát triển cao su tiểu điền
1.1.1 Cao su tiểu điền
Cao su tiểu điền là vườn cao su thuộc sở hữu của nông dân, do nông dân tự bỏvốn ra đầu tư hoặc do các tổ chức cho nông dân vay vốn phát triển cao su nhân dân
1.1.1.2 Đặc điểm
Hộ cao su tiểu điền mang đầy đủ các đặc điểm cơ bộ bản của một nông hộ,ngoài ra cây cao su là cây công nghiệp lâu năm, sản phẩm là hàng hóa 100% nêncòn mang một số đặc trưng khác như sau:
Mục đích sản xuất của cao su tiểu điền là sản xuất hàng hóa với quy mô tươngđối lớn
Mức độ tập trung và chuyên môn hóa các điều kiện và yếu tố sản xuất cao hơn
so với các nông hộ khác, thể hiện ở quy mô đất đai, lao động, giá trị hàng hóa docao su không thể sản xuất được với quy mô quá nhỏ và phân tán
Cao su là cây kinh tế - kỹ thuật, vì vậy đòi hỏi chủ hộ phải luôn học hỏi đểnâng cao trình độ về kỹ thuật chăm sóc và khai thác cao su, sử dụng lao động có kỹthuật của gia đình và lao động kỹ thuật thuê ngoài để sản xuất
Quy mô diện tích tương đối lớn, tài sản của các hộ cao su tiểu điền chủ yếu làcác vườn cây cao su, được phân bố trên một vùng rộng lớn, bị ảnh hưởng nhiều bởi
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 17điều kiện thời tiết, khí hậu nên tính rủi ro cao Thời kì kiến thiết cơ bản (KTCB) củacây cao su kéo dài hơn so với cây trồng khác (từ 7-8 năm), vốn đầu tư ban đầu lớn
và trải dài qua nhiều năm, chu kỳ kinh doanh kéo dài 30-40 năm
Quá trình khai thác mủ cao su và cho thu nhập trải dài gần cả năm: từ tháng 4đến hết tháng 1 năm sau
Từ những đặc điểm cơ bản trên cho thấy, việc đầu tư trồng cao su của cácnông hộ phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan như: đất đai, khí hậu thời tiết,thị trường tiêu thụ,vốn đầu tư và dàn đều qua các năm Do đó, mức độ rủi ro caohơn so với các loại cây trồng khác
1.1.1.3 Vai trò
- Tạo việc làm và tăng thu nhập
Trong điều kiện hiện nay phát triển cao su tiểu điền là giải pháp hữu hiệu đểgiải quyết việc làm, mang lại thu nhập cao và ổn định cho người lao động ở nôngthôn, góp phần xóa đói giảm nghèo một cách bền vững Ở các vùng nông thôn, khidân số và lao động tăng nhanh, diện tích đất canh tác bình quân đầu người thấp vàngày càng bị thu hẹp, việc canh tác một số cây trồng ngắn ngày (như cây sắn)không đúng kỹ thuật nhất là đối với đất dốc, làm đất bạc màu và bị xói mòn, năngsuất cây trồng giảm, thu nhập của người lao động thấp, thời gian nông nhàn hay tỷ
lệ thất nghiệp cao Cao su là cây công nghiệp lâu năm, đồng thời cũng là loại câyrừng, vì vậy canh tác cao su đúng kỹ thuật sẽ góp phần cải tạo đất, cải tạo môitrường sinh thái, giải quyết việc làm và mang lại thu nhập cao, bền vững cho các hộcao su tiểu điền
- Phát triển cao su tiểu điền góp phần làm tăng lượng cao su cho tiêu dùng và xuất khẩu
Phát triển cao su tiểu điền là giải pháp quan trọng nhằm huy động tối đa cácnguồn lực sẵn có ở các vùng nông thôn, vùng sâu và vùng xa như đất đai, laođộng… nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm cao su nguyên liệu ngày càng nhiều chosản xuất trong nước và cho xuất khẩu Trước năm 1975 cao su tiểu điền chiếm tỷ lệrất nhỏ 4% so với tổng số diện tích cao su, tuy nhiên từ năm 1986 sau khi có chính
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 18sách về đất đai, khuyến khích kinh tế hộ phát triển thì cao su tiểu điền đã phát triểnnhanh chóng, đến năm 2007 đã chiếm gần 46,1% so với tổng diện tích và cho33,8% sản lượng.
- Phát triển cao su tiểu điền làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Phát triển cao su tiểu điền có vai trò quan trọng đối với quá trình dịch chuyển
cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.Đồng thời cao su tiểu điền cũng đóng vai trò tích cực trong việc thay đổi tập quán từsản xuất nhỏ, độc canh, mang tính tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hóa Phát triểncao su tiểu điền cũng là tiền đề quan trọng để hình thành và phát triển các trang trạicao su, đây là bước trung gian từ sản xuất mang tính thuần nông sang sản xuất hànghóa, thực hiện sự phân công lao động tại chỗ, là nơi sản xuất ra nguyên liệu tậptrung và ổn định giúp cho ngành công nghiệp chế biến ở nông thôn phát triển
Sau năm 1986, khi có chính sách mới của nhà nước về chủ trương giao đất,giao rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, công nhận và khuyến khích kinh
tế hộ phát triển Do đó các hộ nông dân có điều kiện về đất đai đã mạnh dạn vayvốn đầu tư để trồng cao su Ưu điểm của mô hình này là tạo điều kiện cho các chủ
hộ trồng cao su tận dụng và sử dụng có hiệu quả đất đai, lao động và nguồn vốnhiện có Từ đó giảm chi phí quản lý, giảm chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng, tạo đượcnhiều việc làm và thu nhập ổn định cho người dân, đặc biệt đối với địa bàn vùngsâu, vùng xa, trung du và miền núi Như vậy trong giai đoạn hiện nay, phát triển cao
su tiểu điền là phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, phù hợp với chính sáchchuyển dịch cơ cấu cây trồng trong nông nghiệp, đặc biệt là trung du và miền núi
1.1.2 Nội dung phát triển cao su tiểu điền
1.1.2.1 Mở rộng quy mô cao su tiểu điền:
Sự phát triển về diện tích trong sản xuất cao su thông qua khai hoang, phụchóa đất chưa sử dụng hoặc đất cằn cỗi Diện tích trồng cao su tăng lên khiến giatăng khối lượng sản phẩm cao su sản xuất, gia tăng tổng giá trị sản xuất cao su, giatăng lượng hàng hóa cao su, mở rộng thị trường tiêu thụ.v.v
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 19Nhà nước ta đang định hướng phát triển mạnh diện tích cao su tiểu điền trên cảnuớc nói chung và tại Quảng Trị nói riêng nhằm tăng sản lượng mủ cao su sản xuất.Phát triển diện tích trồng cao su là một trong những hướng đi đang được nhà nước
ta hết sức quan tâm trong những năm gần đây Từ việc đẩy mạnh phát triển diện tíchcao su khiến tăng năng suất và sản lượng mủ cao su trong nước
Hiện nay đất đai của chúng ta vẫn chưa được sử dụng hết tiềm năng: Một sốvùng đất đai khô cằn nên bị bỏ hoang, không trồng trọt; Một số loại đất đã được đưavào sản xuất nhưng do chưa lựa chọn được cây trồng phù hợp nên không mang lạinăng suất và hiệu quả tốt nhất; Một số vùng đất khác lại thuộc vùng sâu vùng xachưa được quan tâm đúng mức Nếu chúng ta có thể sử dụng được số lượng lớndiện tích đất đai này vào trồng mới cao su, đồng thời chăm sóc và bón phân hợp lýthì đây sẽ là diện tích đất đầy tiềm năng để tăng truởng và phát triển kinh tế của đấtnước cũng như với các hộ trồng cao su Bên cạnh đó, nhiều chính sách và cách thứcquản lý đất đai của địa phương vẫn chưa thực sự phù hợp, đây cũng chính là nguyênnhân khiến người dân không thực sự tin tưởng để mở rộng diện tích trồng cao su.Trong thời điểm hiện tại, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã đề rađịnh hướng phát triển cao su tại 5 vùng là : Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên HảiNam Trung Bộ, Bắc Trung bộ và Tây Bắc
Đông Nam Bộ không chỉ là vựa lúa lớn nhất cả nước mà còn là vùng có diện tíchtrồng cao su lớn nhất cả nước Hiện nay, vùng Đông Nam Bộ đang tiếp tục trồng mớithêm 25.000 ha trên đất sản xuất kém hiệu quả để ổn định 390.000 ha cao su
Tây Nguyên là cũng đang dốc hết sức mình tiếp tục trồng mới 95.000đến100.000 ha cao su để ổn định diện tích 280.000 ha
Duyên Hải Nam Trung Bộ trồng mới 10.000 đến 15.000 để ổn định diện tích40.000 ha
Bắc Trung Bộ trong đó có Quảng Trị đang ráo riết tăng diện tích trồng cao sulên 20.000 ha để ổn định diện tích 80.000 ha cao su
Tây Bắc là vùng mới được chú ý đến trong công tác đẩy mạnh diện tích trồngcao su trên cả nước, tận dụng được một diện tích lớn chưa được chú ý đúng mức
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 20Nhà nước ta đang định hướng phát triển mạnh diện tích cao su tiểu điền trên cảnuớc nói chung và tại Quảng Trị nói riêng nhằm tăng sản lượng mủ cao su sản xuất:Phát triển diện tích trồng cao su là một trong những hướng đi đang được nhànước ta hết sức quan tâm trong những năm gần đây Từ việc đẩy mạnh phát triểndiện tích cao su khiến tăng năng suất và sản lượng mủ cao su trong nước.
Hiện nay đất đai của chúng ta vẫn chưa được sử dụng hết tiềm năng: Một sốvùng đất đai khô cằn nên bị bỏ hoang, không trồng trọt; Một số loại đất đã được đưavào sản xuất nhưng do chưa lựa chọn được cây trồng phù hợp nên không mang lạinăng suất và hiệu quả tốt nhất; Một số vùng đất khác lại thuộc vùng sâu vùng xachưa được quan tâm đúng mức Nếu chúng ta có thể sử dụng được số lượng lớndiện tích đất đai này vào trồng mới cao su, đồng thời chăm sóc và bón phân hợp lýthì đây sẽ là diện tích đất đầy tiềm năng để tăng truởng và phát triển kinh tế của đấtnước cũng như với các hộ trồng cao su Bên cạnh đó, nhiều chính sách và cách thứcquản lý đất đai của địa phương vẫn chưa thực sự phù hợp, đây cũng chính là nguyênnhân khiến người dân không thực sự tin tưởng để mở rộng diện tích trồng cao su.Chính quyền địa phương cùng các cấp có thẩm quyền cần có bước đi phù hợp,không phát triển theo phong trào, phấn đấu đến năm 2020 diện tích cao su toànvùng đạt khoảng 50.000 ha
Tổng mức đầu tư cho quy hoạch phát triển cao su cả nước khoảng 30.000 tỷ.Điều này cho thấy nhà nước đã và đang quan tâm đúng mức tới việc phát triển cao
su tiểu điền
Sự phát triển sản xuất cao su về năng suất mủ khai thác là nâng cao hiệu quảcủa hoạt động sản xuất, tăng lượng mủ khai thác của từng ha Từ đó làm tăng sảnlượng sản xuất cao su, tăng tổng giá trị sản xuất cao su, đồng thời gia tăng sự đónggóp sản xuất cao su cho kinh tế xã hội của địa phương
Phát triển các khoa học công nghệ ứng dụng trong chăm sóc và khai thácvườn cao su Sử dụng các công nghệ, máy móc tiên tiến sẽ làm giảm thời gian laođộng của người dân đồng thời khả năng sinh trưởng và phát triển của vườn cây đạtmức tốt nhất, rút ngắn thời gian KTCB và vườn cây sẽ đạt mức năng suất cao Điềunày tác động trực tiếp sản lượng cao su và tổng giá trị sản xuất cao su
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 21Tăng chất lượng lao động tại vườn cây tức là đào tạo lao động chăm sóc vàkhai thác vườn cây Lao động trực tiếp có thể hiểu được tập tính sinh trưởng, pháttriển của cây cao su, nắm bắt được kỹ thuật về chăm sóc và khai thác sao cho trongquá trình làm việc luôn giúp vườn cây ở trạng thái tốt nhất Điều này sẽ làm gia tăngsản lượng mủ cao su khai thác và tăng giá trị sản xuất cao su.
1.1.2.2 Nâng cao chất lượng cao su tiểu điền
a/ Nâng cao năng suất:
Năng suất cây cao su phản ánh mức sản lượng cao su trên mỗi đơn vị diện tíchgieo trồng Năng suất cây cao su chịu ảnh hưởng từ nhiều nhân tố như chất lượngđất, thời tiết, giống và kỹ thuật canh tác chăm bón và thu hoạch
Nâng cao năng suất cây cao su là quá trình không ngừng áp dụng kỹ thuật vàcông nghệ để cây cao su có thể phát triển sinh trưởng tốt trong điều kiện tự nhiênkinh tế xã hội của vùng sản xuất và cho sản phẩm ngày càng tăng về năng suất vàbảo đảm các tiêu chuẩn sản phẩm tốt nhất đáp ứng được nhu cầu thị trường Nângcao năng suất cây cao su phải bắt đầu từ khâu giống trên cơ sở không ngừng ápdụng công nghệ sinh học để cải tạo giống cũ tạo ra những giống mói có thỏa mãnnhững tiêu chuẩn sản phẩm, chịu đựng được môi trường ngày càng biển đổi Đe câycao su có thể phát triển sinh trưởng và có năng suất cao trên không gian đã quyhoạch phát triển cây trồng này
b/ Nâng cao hiệu quả
Trên thực tế, do sự quản lý lỏng lẻo và kiểu làm ăn manh mún, người nông dântrồng cao su tiểu điền thường không đảm bảo chất lượng mủ Đó cũng là nguyênnhân mủ cao su tiểu điền không có giá bán cao trên thị trường
Chất lượng mủ cao su là yếu tố được hình thành từ khâu chọn giống, chăm sóc vàquan trọng nhất ở khâu thu hoạch và bảo quản Vì chất lượng mủ thấp nên sản lượngcao su tiểu điền chỉ có thể xuất khẩu sang Trung Quốc và một số thị trường không đòihỏi khắt khe về chất lượng Hiện nay, lượng mủ cao su tiểu điền vẫn được các doanhnghiệp nhỏ và vừa thu mua với giá thấp hơn 15% so với giá bán của cao su đại điền.70% trong số đó vẫn được xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 22Vì sản xuất nhỏ lẻ và phân tán, lại không có cơ quan nào kiểm soát, nên chấtlượng cao su xuất khẩu đã trôi nổi trong suốt thời gian qua, ảnh hưởng đến thươnghiệu của cao su Việt Nam Để xảy ra tình trạng nói trên, có phần trách nhiệm của cơquan quản lý Nhà nước, trực tiếp là Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Thời gian tới, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vàTập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam cần phối hợp chặt chẽ hơn trong khâu xúctiến thương mại và xây dựng thương hiệu vùng, thương hiệu quốc gia cho sản phẩmcao su Việt Nam
Thực hiện tốt việc quy hoạch diện tích cây cao su, giữ vững thị trường truyềnthống và tìm thị trường mới, nâng cao giá trị xuất khẩu và xây dựng thương hiệucho sản phẩm cao su vùng Đông nam bộ nói riêng, Việt Nam nói chung - đó lànhững nhiệm vụ chiến lược, đòi hỏi phải có một quá trình và sự nỗ lực từ các ngànhchức năng, chính quyền địa phương, doanh nghiệp và người nông dân
Có như vậy, cây cao su mới trở thành “vàng trắng”, mang lại cuộc sống ấm nocho người nông dân trồng cao su tiểu điền và góp phần làm giàu cho đất nước./
1.1.3 Đặc điểm sinh học và đặc điểm kinh tế của cây cao su
1.1.3.1 Đặc điểm sinh học
Cây cao su có nguồn gốc ở Nam Mỹ, mọc hoang dại tại vùng Amazon khiđược nhân trồng trong sản xuất với mật độ từ 400 -571 cây/ha và chu kỳ sống đượcgiới hạn lại từ 30 - 40 năm, chia làm 2 thời kỳ:
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản (KTCB):
Là khoảng thời gian 07 năm của cây cao su tính từ khi trồng cây Đây làkhoảng thời gian cần thiết để vanh thân cây cao su đạt 50 cm đo cách mặt đất 1m.Tuỳ điều kiện sinh thái, chăm sóc và giống, ở điều kiện sinh thái đặc thù của vùngduyên hải miền Trung, thời gian KTCB phổ biến là từ 7 - 8 năm Tuy nhiên, vớiđiều kiện chăm sóc, quản lý vườn cây đúng quy trình, chọn giống và vật liệu trồngthích hợp thì có thể rút ngắn thời gian KTCB từ 06 tháng đến 01 năm
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 23- Thời kỳ kinh doanh (TKKD):
Là khoảng thời gian khai thác mủ cao su, cây cao su được khai thác khi có trên50% tổng số cây có vành thân đạt từ 50 cm trở lên, giai đoạn kinh doanh có thể dài
từ 25 - 30 năm Trong giai đoạn này cây vẫn tiếp tục tăng trưởng nhưng ở mức thấphơn nhiều so với giai đoạn KTCB Sản lượng mủ thấp ở những năm đầu tiên, sau đócao dần ở những năm cạo thứ ba, thứ tư đến năm thứ năm, năm thứ sáu năng suấtđạt cao dần và ổn định Sau giai đoạn trung niên khi cây ở tuổi cạo từ năm thứ 18trở đi năng suất giảm nhanh do ảnh hưởng tới các yếu tố sinh lý, gãy đổ do mưabão, bệnh… làm giảm mật độ vườn cây đồng thời năng lực tái tạo mủ của cây cũnggiảm sút Các yếu tố này là nguyên nhân trực tiếp làm giảm năng suất mủ cao su
1.1.3.2 Điều kiện và yêu cầu để phát triển sản xuất cao su
Để cây Cao su phát triển tốt và cho hiệu quả cao cần chú ý đến các yêu cầu về
kỹ thuật trồng Các yêu cầu đó là:
Đất đai: cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng
nhiệt đới ẩm Cây cao su thích hợp với các vùng đất có bình độ tương đối thấp :dưới 200m Bình độ lý tưởng được khuyến cáo để trồng cao su là : vùng xích đạo,trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến 500-600m
Độ dốc: cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8% Với
độ dốc 8-30% thì vẫn trồng được nhưng chú ý đến các biện pháp chống xói mòn
Độ dốc liên quan đến độ phì nhiêu của đất Đất càng dốc thì xói mòn càng mạnh,khiến các chất dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lớp đất mặt mất đi nhanh chóng.Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất, chống xóimòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức.v.v Hơn nữa, các diện tích cao
su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mới, chăm sóc, thu
mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến
Độ sâu tầng đất: độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong
thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8-2m thì vẫn có thể trồng được, độ PH trong đấtthích hợp cho cây cao su là 4,5 – 5,5, giới hạn PH đất có thể trồng cao su là 3,5 –7,0 Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lớp đất mặt(0-30cm) tối thiểu là 20%, ở
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 24lớp đất sâu hơn(>30cm) tối thiểu là 25% Đất nơi có mùa khô kéo dài, thì thànhphần đất sét phải đạt 30-40% Ở các vùng khí hậu khô, đất có tỷ lệ sét từ 20-25%(đất cát pha sét) được xem là giới hạn cho cây cao su Đất có thành phần hạt khôchiếm trên 50% trong 0,8m lớp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su.
Các thành phần hạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnhhưởng bất lợi đến khả năng dự trữ nước của đất
Khí hậu, nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đới điển hình nên sinh trưởng
bình thường trong khoảng nhiệt độ 22-30°C và khoảng nhiệt độ tối thích là 26-28°C(Nhiệt độ 25°C là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa) Ở nhiệt độ này,môi trường sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (1 giờ đến 5 giờ), giúp cây sản xuất mủcao nhất Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậunhiệt đới, có nhiệt độ trung bình 20 -28°C
Nhiệt độ thấp hơn 18°C, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinhtrưởng của cây chậm lại Nếu nhiệt độ thấp hơn 10°C, hạt mất sức nảy mầm hoàntoàn, đối với cây ngoài vườn bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt độnày kéo dài Nhiệt độ thấp hơn 5°C, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinhtrưởng bị khô và cây chết Nếu nhiệt độ lớn hơn 30°C, sẽ gây hiện tượng mủ chảydai trong khai thác, làm giảm năng suất mủ Nhiệt độ mà cao hơn 40°C, gây ra hiệntượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến chết
Lượng mưa và ẩm độ: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có
lượng mưa 1800-2500mm/năm, số ngày thích hợp là 100-150 ngày/năm Ẩm độkhông khí bình quân thích hợp cho sự phát triển của cây cao su trên 75%, đồng thời
độ ẩm không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận với dòng chảy mủ khi khaithác Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất cơn mưa cũng rất quantrọng Việc khai thác mủ tập trung vào buổi sáng, vì thế số ngày mưa vào buổi sángnhiều thì năng suất càng giảm
Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây công
nghiệp khác như tiêu, cà phê,.v.v Tuy nhiên, cây cao su trồng mới từ 6 tháng trởxuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trong
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 25vườn ươm không thể chịu hạn quá 1 tháng Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng cóthể chịu hạn trên 4-5 tháng.
Khả năng chịu úng: cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng rất tốt Tuy
nhiên tùy thuộc vào từng giống, đối với cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bịngập sâu khoảng 30-40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăngtrưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không thể cạo mủ được
* Kỹ thuật khai thác mủ của cây cao su
- Kỹ thuật cạo mủ: Trước kia, khi khai thác cao su rừng, người ta thường rạch
hoặc chém lên vỏ để lấy mủ hoặc cạo theo kiểu xương cá, hình chữ V Ngày nay,người ta cạo theo vòng xoắn, hoặc một phần của vòng xoắn quanh thân cây; mỗi lầncạo lấy một lát cao su và một lớp cao su nút kín miệng các mạch mủ Những năm gầnđây, nhiều địa phương đang thử nghiệm phương pháp mới – chích lên vỏ một mũinhọn thành nhiều lỗ nhỏ xếp theo một đường thẳng hoặc đường cong Phương phápnày còn gọi là phương pháp “cạo chậm” Kỹ thuật cạo phải tuân theo các tiêu chuẩnnghiêm ngặt về độ nghiêng, sâu, độ dài, dày, hình dạng lát cạo, nhịp độ, thời gian…
Miệng cạo: thường nghiêng từ trái qua phải 30-35 độ hoặc 20-25 độ so với
đường nằm ngang nhằm mục đích cắt các mạch chủ theo tiết diện lớn nhất, đồngthời để mủ chảy ra dễ dàng, nhanh chóng Tuy nhiên, không nên nghiêng quá nhiều,làm miệng cạo trở nên dài hơn, cây sẽ mất sức
Lát cạo: Phải đủ sâu để cắt được các lớp ống mủ hoạt động mạnh, chỉ chừa lại
1-1,2mm gần thượng tầng, vì đây là phần sinh sản gỗ và vỏ Cạo càng gần thượngtầng càng cắt được nhiều ống mủ Tuy nhiên, nếu thượng tầng bị phạm sẽ gây nênvết thương làm rối loạn sự hoạt động của vỏ, tạo nên u, bướu
Độ dày lát cạo và độ cao mặt cạo: Mỗi lát cạo chỉ nên dày 1,2-1,5mm Nếu
quá dày sẽ tiêu thụ nhiều vỏ( còn gọi hao dăm) và cạo hết vỏ nhanh chóng Nếu mỗinăm cạo 100 lần, vòng xoắn quanh thân sẽ tiêu thụ chừng 20cm vỏ; 6-7 năm cạo hếtmột lớp vỏ trên thân dài 100-110cm( thường gọi là bề dài của mặt cạo), sau đó quaylại cạo ở chỗ cũ đã có vỏ tái sinh đủ dày Nếu cạo nửa vòng thì thời gian quay trở lại
sẽ là 12-14 năm Thường cạo từ trên xuống, trừ khi cây già đã cạo hết lớp vỏ bên
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 26dưới phải cạo ngược lên Mặt cạo ở cây ghép từ 1,25m xuống đến 10-15cm trên mốighép( 12-17cm), ở cây trồng hạt là 1,05m xuống đến 8-10cm trên gốc, vì cạo câytrồng hạt càng xuống thấp, sức sản xuất mủ càng cao, còn ở cây ghép sức sản xuất ítbiến thiên theo chiều cao.
Hình dạng và bề dài lát cạo: Người ta thường cạo theo hình chữ S, tức là theo
đường vòng xoắn, từ trái qua phải, toàn vòng( ký hiệu S/1 hoặc S), nửa vòng(S/2)hay 1/3, ¼ vòng( S3,S4) Lát cạo càng dài, mủ thu được càng nhiều, nhưng khôngtăng theo tỉ lệ thuận với chiều dài; cạo S/4 thì lượng mủ trên mỗi centimet cao hơnkhi cạo S/2 hoặc S Cạo toàn vòng sẽ cắt đứt toàn bộ mạch libe – mạch vận chuyểnnhựa luyện nuôi cây nên có ảnh hưởng xấu đến sinh lý cây
1.1.3.2 Đặc điểm kinh tế
Đây là các đặc điểm hết sức phức tạp, nó tạo ra môi trường sống cho toàn bộcộng đồng dân cư của một vùng, một địa phương; Là điều kiện, là cơ sở để tiếnhành sản xuất Cho nên nó chi phối tới quy trình kỹ thuật, phương thức sản xuất vàđến việc phân phối sản phẩm Chính vì vậy, nó ảnh hưởng đến năng suất và kết quảsản xuất Những yếu tố xã hội bao gồm:
Lao động: là một yếu tố không thể thiếu được trong các ngành sản xuất Quy
mô của ngành sản xuất phụ thuộc một phần vào số lượng lao động và trình độ laođộng Với các ngành có số lượng lao động đông, lực lượng lao động có tay nghềcao, sử dụng máy móc và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhiều thì chắc chắn ởngành đó có quy mô sản xuất lớn Tuy nhiên việc sản xuất có hiệu quả hay khôngcòn phụ thuộc vào trình độ quản lý Ở nước ta tỷ lệ lao động nông nghiệp chiếm gần80%, đa số là lao động thủ công do đó ảnh hưởng rất lớn đến việc sử dụng các yếu
tố đầu vào một cách có hiệu quả
Tập quán canh tác và phong tục từng địa phương: Đây là một yếu tố ảnh
hưởng không nhỏ đến quá trình sản xuất và ảnh hưởng đến năng suất sản lượng mủcao su Tập quán canh tác và phong tục lạc hậu sẽ hạn chế trong việc ứng dụng cáctiến bộ khoa học kỹ thuật, hạn chế hiệu quả việc đầu tư thâm canh Việc tăng cườngcông tác khuyến nông, khuyến lâm giúp người dân thấy rõ được tầm quan trọng của
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 27đầu tư thâm canh, quy trình kỹ thuật và việc áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất
để tăng năng suất, sản lượng là điều rất cần thiết
Thị trường: Đối với người nông dân sản xuất nông sản, ngoài việc họ sản xuất
ra để tiêu dùng trong gia đình thì họ còn phải bán ra thị trường một lượng nông sảncủa mình để mua các mặt hàng tiêu dùng khác và mua các yếu tố đầu vào trên thịtrường để đầu tư cho sản xuất Ở đây, các hộ nông dân sản xuất mủ cao su với mụctiêu là bán ra thị trường, chính vì thế giá cả của sản phẩm cao su cũng như giá cảcủa sản phẩm cao su cũng như giá sản phẩm đầu vào trên thị trường, quyết định rấtlớn đến hành vi người sản xuất Trên cơ sở giá cả, khả năng của mình về vốn, laođộng, đất đai…mà hộ nông dân, họ tự quyết định sản xuất cây gì, con gì với quy mô
và đầu tư cho sản xuất như thế nào để đạt được hiệu quả kinh tế cao nhất
Các chính sách kinh tế: Các chính sách kinh tế là những tác động ở tầm vĩ
mô của nhà nước đối với sản xuất kinh doanh, nó có vai trò hết sức quan trọng trongviệc phát triển hay kìm hãm nền kinh tế xã hội nói chung và trong lĩnh vực sản xuấtcao su nói riêng Chính sách đúng sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển và ngược lại.Mỗi chính sách chỉ phù hợp trong một thời gian nhất định Vì vậy các chính sáchkinh tế luôn phải được điều chỉnh cho phù hợp Đối với phát triển cao su tiểu điền,cần có những chính sách chung và chính sách riêng phù hợp với từng địa phương vàđặc điểm sản xuất của nó như : chính sách về đất đai, chính sách đầu tư, chính sáchthuế, chính sách tín dụng, khoa học kỹ thuật và công nghệ, chính sách tiêu thụ sảnphẩm để cho các hộ tiểu điền yên tâm đầu tư sản xuất
1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển cao su tiểu điền:
1.1.4.1 Các nhân tố tự nhiên
Đất đai: Cây cao su có thể sống trên hầu hết các loại đất khác nhau ở vùng
nhiệt đói ẩm, thích họp vói các vùng đất có bình độ tương đối thấp dưới 200m.Càng lên cao thì nhiệt độ càng thấp và ảnh hưởng của gió càng mạnh khôngthuận lợi cho cây cao su phát triển Bình độ lý tưởng được khuyến cáo để trồngcao su là vùng xích đạo, trong đó có Việt Nam, có thể trồng cao su ở độ cao đến
500 - 600m
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 28Độ dốc: Cây cao su thường được trồng trên nền đất có độ dốc nhỏ hơn 8%.
Vói độ dốc 8-30% thì vẫn trồng được nhưng cần chú ý đến các biện pháp chống xóimòn Độ dốc liên quan đế độ phì nhiêu của đất, đất càng dốc thì xói mòn càngmạnh, khiến các chất dinh dưỡng trong đất, nhất là trong lóp đất mặt mất đi nhanhchóng Khi trồng cao su trên đất dốc cần phải thiết lập các hệ thống bảo vệ đất,chống xói mòn rất tốn kém như đê, mương, đường đồng mức, Hơn nữa, các diệntích cao su trồng trên đất dốc sẽ gặp nhiều khó khăn trong công tác trồng mói, chămsóc, thu mủ và vận chuyển mủ về nhà máy chế biến
Độ sâu tầng đất: Độ sâu lý tưởng cho trồng cây cao su là 2m, tuy nhiên trong
thực tế nếu độ sâu tầng đất là 0,8-2m thì vẫn có thể trồng được, độ pH trong đấtthích họp cho cây cao su là 4,5-5,5, giói hạn pH đất có thể trồng cây cao su là 3,5-7,0 Đất trồng cao su phải có cấp hạt sét ở lóp đất mặt (0-30cm) tối thiểu là 20%, ởlóp đất sâu hơn (>30cm) tối thiểu là 25% Đất nơi có mùa khô kéo dài, thì thànhphần sét phải đạt 30-40% Ở các vùng khí hậu khô đất có tỉ lệ sét từ 20-25% (đất cátpha sét) được xem là giói hạn cho cây cao su Đất có thành phần hạt thô chiếm trên50% trong 0,8m lóp đất mặt là ít thích hợp cho việc trồng cao su Các thành phầnhạt thô sẽ gây trở ngại cho sự phát triển của rễ cao su và ảnh hưởng bất lợi đến khảnăng dự trữ nước của đất
Khí hậu nhiệt độ: Cây cao su là cây trồng nhiệt đói điển hình nên sinh trưởng
bình thường trong khoảng nhiệt độ 22-30°c và khoảng nhiệt độ tối thích là 26-28°C(nhiệt độ 25°c là nhiệt độ mà năng suất cây có thể đạt mức tối đa) Ở nhiệt độ này,môi trường sẽ mát dịu vào buổi sáng sớm (l giờ- 5giờ), giúp cây sản xuất mủ caonhất Các vùng đất trồng cao su hiện nay trên thế giới phần lớn ở vùng khí hậu nhiệtđới, có nhiệt độ trung bình 20-28°c
Nhiệt độ thấp hơn 18°c, sẽ ảnh hưởng đến sức nảy mầm của hạt, tốc độ sinhtrưởng của cây chậm lại Nếu nhiệt độ thấp hơn 10°c, hạt mất sức nảy mầm hoàntoàn, đối vói cây ngoài vườn thì bị rối loạn hoạt động trao đổi chất và chết nếu nhiệt
độ này kéo dài Nhiệt độ thấp hơn 5°c, cây sẽ bị nứt vỏ, chảy mủ hàng loạt, đỉnh sinh
trưởng bị khô và cây chết Nếu nhiệt độ lớn hơn 30°c, sẽ gây ra hiện tượng mủ chảy
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 29dai trong khai thác, làm giảm năng suất mủ Nhiệt độ mà cao hơn 40°c, gây ra hiệntượng khô vỏ ở gốc cây và dẫn đến cây chết.
Lượng mưa và độ ẩm: Cây cao su thường được trồng trong những vùng có
lượng mưa 1.800-2.500 mm/năm, số ngày mưa thích hợp là 100-150 ngày/năm Độ
ẩm không khí bình quân thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cao su làtrên 75%, đồng thời độ ẩm không khí cũng thể hiện tương quan tỷ lệ thuận vói dòngchảy mủ khi khai thác Bên cạnh lượng mưa thì sự phân bố mưa và tính chất conmưa cũng rất quan trọng Việc khai thác mủ tập trưng vào buổi sáng, vì thế số ngàymưa vào buổi sáng càng nhiều thì năng suất càng giảm
Gió: Gió nhẹ 1- 2m/s có lợi cho cây cao su vì gió giúp cho vườn cây thông
thoáng, hạn chế được bệnh và giúp cho vỏ cây mau khô sau khi mưa Trồng cao su
ở nơi có gió mạnh thường xuyên, gió bão, gió lốc sẽ gây hư hại cho cây cao su, làm
bị gãy cành, gãy thân, đổ cây, rễ cây cao su không phát triển sâu và rộng được
Giờ chiếu sáng, sương mù: Giờ chiếu sáng ảnh hưởng trực tiếp đến cường độ
quang họp của cây và như thế ảnh hưởng đến mức tăng trưởng và sản xuất mủ củacây Ánh sáng đầy đủ giúp cây ít bệnh, tăng trưởng nhanh và sản lượng cao Giờchiếu sáng được ghi nhận tốt cho cây cao su bình quân là 1.800- 2.800 giờ /năm vàtối thiểu khoảng 1.600- 1.700 giờ/năm
Sương mù nhiều gây một tiểu khí hậu ướt tạo cơ hội cho các loại nấm bệnhphát triển và tấn công cây cao su như trường họp bệnh phấn trắng
Khả năng chịu hạn: Cây cao su có khả năng chịu hạn cao hơn một số cây
công ngiệp khác như: tiêu, cà phê, Tuy nhiên cây cao su trồng mói từ 6 tháng trởxuống không thể chịu hạn tốt do bộ rễ chưa được phát triển đầy đủ, cao su trongvườn ươm thì không thể chịu hạn quá 1 tháng Nhưng cao su trồng mới trên 6 tháng
có thể chịu hạn trên 4-5 tháng
Khả năng chịu úng: Cây cây cao su cũng thể hiện một sức chịu đựng tốt Tuy
nhiên tuỳ thuộc vào từng giống, đối vói cây đang trong giai đoạn cạo mủ, nếu bịngập sâu khoảng 30-40 ngày, thì 75% số cây trên vườn sẽ chết, số còn lại tăngtrưởng chậm, cây khô và bong vỏ nên không cạo mủ được nữa
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 301.1.4.2 Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện kinh tế - xã hội tác động mạnh mẽ tới sự phát triển sản xuất câycao su, phát triển sản xuất cây cao su cũng không thể tách rời khỏi điều kiện kinh tế
- xã hội mà nó lại phụ thuộc rất lớn vào điều kiện kinh tế - xã hội, đó là sự tăngtrưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế Do đó, vói nền kinh tế có tốc độ tăng trưởngcao sẽ giúp các ngành công nghiệp sản xuất, đặc biệt là ngành sản xuất ô tô tăngmạnh kéo theo sự tăng trưởng của các ngành phụ thuộc, tạo điều kiện thuận lợi pháttriển sản xuất cây cao su
Ngành sản xuất cao su thiên nhiên phụ thuộc khá nhiều vào thị trường sảnxuất ô tô do phần lớn các sản phẩm được sử dụng cho việc chế tạo săm lốp ô tô Do
đó, sự phát triển hay suy thoái kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụcao su thiên nhiên Đầu năm 2009 nền kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, nhucầu tiêu thụ xe ô tô trên thế giói sụt giảm hơn 20% xuống mức thấp nhất trong vòng
27 năm kéo theo giá cao su thiên nhiên sụt giảm hơn 50% so với cùng kỳ năm 2008.Tuy nhiên, các chính sách kích cầu của chính phủ Mỹ trong chương trình “đổi xe cũlấy xe mới” và các biện pháp kích thích tiêu dùng của Trung Quốc làm cho doanh
số tiêu thụ xe hơi tăng trưởng lại vào những năm 2011-2012, tạo tác động tích cựclên giá bán cao su thiên nhiên
Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế để đẩy mạnh hơn nữa xuất khẩu củađất nước có ý nghĩa rất quan trọng trong việc khuyến khích các doanh nghiệp nângcao năng lực cạnh tranh, chủ động và tích cực hội nhập thành công vào kinh tế khuvực và thế giới
Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố cơ bản quyết định
đến hiệu quả kinh tế của các hoạt động sản xuất Do đặc điểm của việc phát triểncây cao su phải gắn liền vói cơ sở hạ tầng nên phát triển cây cao su đến đâu sẽ cócác công trình điện, đường giao thông, trường học, trạm xá đến đó, góp phần hìnhthành và mở rộng các khu thị trấn, thị tứ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân pháttriển kinh tế và dịch vụ, xóa đói, giảm nghèo
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 31Do vậy, trong sản xuất phát triển cây cao su cơ sở hạ tầng là nhân tố làm ảnhhưởng đến điều kiện sản xuất, nếu cơ sở hạ tầng yếu kém sẽ làm ảnh hưởng khá nhiềuđến việc vận chuyển vật tư, phân bón cũng như trong việc thu mua vận chuyển mủ cao
su, làm cho chi phí sản xuất tăng cao Ngược lại khi cơ sở hạ tầng tốt thì sẽ giúp chongười nông dân đỡ vất vả hơn, giao thông đi lại thuận tiện sẽ giúp cho việc vận chuyển
dễ dàng, góp phần làm tăng năng suất và giảm chi phí sản xuất
Giá cả: Trong nền kinh tế phát triển, thị trường vừa là điều kiện vừa là
phương tiện để thực hiện tái sản xuất và là khâu trung gian cần thiết giữa người sảnxuất và người tiêu dùng Xác định thị trường cho sản phẩm có tác dụng quan trọngnhằm xác định đứng mục tiêu, kế hoạch sản xuất của ngành Vì vậy nghiên cứu thịtrường luôn là vấn đề quan tâm đối với các đơn vị sản xuất kinh doanh, các nhànghiên cứu kinh tế
Song song với vấn đề lựa chọn thị trường, thì vấn đề giá cả các nguyên liệuđầu vào cũng như sản phẩm đầu ra là vấn đề có thể quyết định rất lớn đến thành bạicủa hoạt động sản xuất kinh doanh Đặc biệt hơn, cao su là cây công nghiệp lâu nămnên yếu tố biến động giá cả ảnh hưởng rất lớn Phát triển cao su tiểu điền là quátrình sản xuất hàng hóa, do vậy sẽ luôn gắn vói thị trường và giá cả cũng chư chịu
sự tác động của chúng
Nhu cầu: Nhu cầu cao su thiên nhiên là một nhân tố quan trọng, góp phần
làm ảnh hưởng đến qui mô hoạt động của cao su tiểu điền Nhu cầu tiêu thụ cao suthiên nhiên phụ thuộc khá nhiều vào chu kỳ phát triển kinh tế, doanh số tiêu thụ ô
tô, giá dầu thô
Ngành sản xuất cao su thiên nhiên phụ thuộc khá nhiều vào thị trường sảnxuất ôtô do phần lớn các sản phẩm được sử dụng cho việc chế tạo săm lốp ô tô Do
đó, sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng đến nhu cầutiêu thụ cao su thiên nhiên
Sản phẩm cao su thiên nhiên có thể được thay thế bằng cao su hỗn hợp chủyếu sản xuất bằng dầu thô Do đó, thế cân bằng trong giá cả cao su thiên nhiên vàcao su hỗn họp được thiết lập có liên quan đến giá dầu, nếu giá dầu tăng thì giá
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 32thành chế tạo cao su hốn họp trở nên đắt giá so với cao su thiên nhiên, do đó nhucầu tiêu thụ cao su thiên nhiên sẽ có xu hướng tăng dẫn đến giá cũng tăng, tạo nênmối quan hệ cùng chiều giữa giá dầu thô và giá cao su thiên nhiên.
Sự cạnh tranh: Cạnh tranh là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá, nó xuất
phát từ quy luật giá trị của sản xuất hàng hoá Trong sản xuất hàng hoá, sự tách biệttương đối giữa những người sản xuất, sự phân công lao động xã hội tất yếu dẫn đến
sự cạnh tranh để giành được những điều kiện thuận lợi hơn như gần nguồn nguyênliệu, nhân công rẻ, gần thị trường tiêu thụ, giao thông vận tải tốt, khoa học kỹ thuậtphát triển nhằm giảm mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí laođộng xã hội cần thiết để thu được nhiều lãi
Trong phát triển cao su tiểu điền không những chịu tác động cạnh tranh từyếu tố thị trường mà còn chịu tác động to lớn từ những sản phẩm thay thế, đó là cao
su tổng hợp được sản xuất từ dầu thô Khi nhu cầu cao su tăng cao, nguồn cung từcác vườn trồng cao su không đủ cung cấp, một số nước có nhiều tiến bộ về côngnghiệp hóa dầu đã sản xuất thành công cao su tổng họp từ dầu thô Ngay từ khi xuấthiện, cao su tổng họp đã cho thấy ưu điểm được sản xuất tập trung vói quy mô lớntại các nước có nhu cầu sử dụng cao như: Hoa Kỳ, Nhật, Nga và một số nước TâyÂu; chủng loại đa dạng, đồng đều, có chứng chỉ kiểm phẩm đi kèm từng lô hàng
Do những ưu điểm trên, cao su tổng hợp nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường cao suthế giới và trở thành đối thủ cạnh canh với cao su thiên nhiên, nhất là trong nhữnggiai đoạn giá dầu mỏ xuống thấp
1.1.5 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu
1.1.5.1 Các chỉ tiêu nghiên cứu phản ánh các yếu tố sản xuất chủ yếu của các hộ trồng cao su tiểu điền
- Theo năng lực của chủ hộ : tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, kinh nghiệm sản xuất
- Quy mô số hộ tham gia trồng cao su tiểu điền
-Quy mô đất đai : tổng diện tích đất/hộ; diện tích đất trồng cao su/hộ
-Quy mô lao động : số lao động bình quân/hộ
-Quy mô vốn sản xuất theo nguồn hình thành và theo tính chất vốn
-Mật độ cây cao su đưa vào khai thác
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 331.1.5.2 Các chỉ tiêu phản ánh mức đầu tư của các hộ
- Chi phí đầu tư phân bón/ha
- Chi phí công lao động/ha
- Vật tư khai thác đầu tư/ha
1.1.5.3 Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất của các hộ
Để đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của các hộ cao su tiểu điền, chúngtôi sử dụng các chỉ tiêu :
Sản lượng mủ khai thác,
Giá trị sản xuất (GO),
Giá trị gia tăng (VA),
Tổng giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ do lao độngsản xuất xã hội tạo ra trong một thời kì nhất định, thông thường là một năm
GO = Pi x Qi
Trong đó:
GO: Doanh thu thu được trên một ha diện tích cây cao su (1000đ)
Qi: Sản lượng mủ của một ha cao su (kg)
Pi: Giá bán 1 kg mủ (1000đ)
Thu nhập hỗn hợp (MI): được tính bằng tổng giá trị sản xuất (GO) trừ đi chiphí sản xuất chi trả bằng tiền của hộ và khấu hao TSCĐ (C): MI = GO – Cbt - DeChi phí sản xuất chi trả bằng tiền (Cbt): là khoản chi phí bằng tiền chi trả trựctiếp (Ctt) để tiến hành sản xuất cao su cộng (+) với chi phí trả lãi vay ngân hàng (i),được tính bằng công thức: Cbt = Ctt + i
Chi phí sản xuất trực tiếp (Ctt): là toàn bộ chi phí bằng tiền mặt của hộ để tiếnhành sản xuất cao su như mua vật tư, thuê lao động, thuê các dịch vụ khác Cáckhoản chi phí này thường được tính theo giá thị trường
Chi phí tự có (Ch): là các khoản chi phí mà hộ gia đình không phải dùng tiềnmặt để thanh toán và gia đình có khả năng cung cấp như lao động gia đình, vật tưgia đình tự sản xuất Thông thường các khoản chi phí này được tính theo "chi phí
cơ hội"
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 34Chi phí sản xuất (C): là toàn bộ chi phí bằng tiền của hộ để tiến hành sản xuấtcao su, bao gồm chi phí sản xuất chi trả bằng tiền (Cbt) cộng (+) với khấu haoTSCĐ (De) cộng (+) với chi phí tự có (Ch).
C = Cbt + De + ChLợi nhuận kinh tế ròng (NB): là phần còn lại của tổng giá trị sản xuất (GO)sau khi trừ đi chi phí sản xuất chi trả bằng tiền (Cbt); khấu hao vườn cây cao su(De); các khoản vật tư tự sản xuất và lao động gia đình (Ch) Hay lợi nhuận kinh tếròng là phần còn lại của thu nhập hỗn hợp (MI) sau khi trừ đi các khoản vật tư tựsản xuất và lao động gia đình (Ch)
Tổng chi phí sản xuất (TC): là toàn bộ các hao phí về vật chất, dịch vụ và laođộng đã đầu tư cho tất cả các hoạt động sản xuất kinh doanh trong chu kỳ sản xuất
1.1.5.5 Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
- GO/IC: Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian tính theo GO
-VA/IC: Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian tính theo VA
-GO/LĐ: Hiệu quả sử dụng lao động tính theo GO
-VA/LĐ: Hiệu quả sử dụng lao động tính theo VA
Giá trị hiện tại ròng (NPV) là tổng giá trị hiện tại của dòng tiền thu vào hàngnăm trừ đi tổng giá trị hiện tại của các khoản chi phí đầu tư Dòng tiền hàng năm làlợi nhuận ròng được tạo ra trong chu kỳ đầu tư Nếu giá trị hiện tại của các nguồnthu vượt quá giá trị hiện tại của các chi phí thì đầu tư có hiệu quả và ngược lại Do
đó, NPV là một trong những công cụ hữu dụng nhất để đánh giá giá trị đầu tư Việctính toán NPV gồm ba bước:
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 35Bước 1: Xác định chu kỳ vòng đời của đầu tư và giá trị của các dòng tiền
tương lai
Bước 2: Xác định lãi suất chiết khấu hoặc tỷ suất lợi nhuận mong đợi.
Bước 3: Tính NPV theo công thức sau:
Bt: Giá trị thu nhập của cây cao su năm thứ t
Ct: Vốn đầu tư của cây cao su năm thứ t
r: Lãi suất tính toán
Nếu NPV >0 thì việc đầu tư có hiệu quả và khả thi, NPV càng lớn thì tính sinhlời càng cao Ngược lại nếu NPV<0 về phương diện tài chính, đầu tư không có kếtquả, không nên thực hiện
IRR (Internal rate of return): Tỷ suất hoàn vốn nội bộ dùng để phân tích tàichính, được định nghĩa là lãi suất chiết khấu mà tại đó tất cả thu nhập tương lai củađầu tư bằng với chiết khấu tất cả các chi phí tương lai của đầu tư đó Đây là lãi suấtchiết khấu mà tại đó giá trị hiện tại ròng (NPV) bằng 0 Nếu IRR lớn hơn lãi suất
mà các hộ trồng cao su vay vốn thì đầu tư có hiệu quả và ngược lại nếu IRR thấphơn lãi suất các hộ vay vốn thì đầu tư không có hiệu quả Như vậy, tỷ suất hoàn vốnnội bộ càng cao thì kết quả của dự án càng cao IRR được tính theo công thức:
r1 là tỷ suất chiết khấu nhỏ hơn
r2 là tỷ suất chiết khấu lớn hơn
NPV1 là giá trị hiện tại thuần là số dương nhưng gần 0 được tính theo r1NPV2 là giá trị hiện tại thuần là số âm nhưng gần 0 được tính theo r2
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 36* Tỷ suất lợi ích trên chi phí B/C: được xác định bằng tỷ số giữa khoản thunhập với khoản chi phí trong suốt thời kỳ trồng cao su theo giá hiện tại.
1.2 Cơ sở thực tiễn của phát triển cao su tiểu điền
1.2.1 Mô hình trồng cao su tiểu điền ở Tây Nguyên
Trong những năm gần đây, việc trồng cao su thay thế dần một số loại cây trồngkhác kém hiệu quả tại các tỉnh Tây Nguyên tuy mói ở dạng thí điểm, song hứa hẹn mở
ra hướng đi mói đầy triển vọng cho việc chuyển đổi cây trồng ở khu vực này
Điển hình là xã Ea Riêng, huyện M’Drak, tỉnh Đak Lak đã triển khai thíđiểm mô hình này, bước đầu mở ra hướng đi mới mang lại triển vọng mới cho bàcon nông dân Là xã vùng III, Ea Riêng có 1.521 hộ dân, vói 446 hộ nghèo và cậnnghèo, định cư tại 20 thôn buôn Đời sống kinh tế hoàn toàn phụ thuộc vào sản xuấtnông nghiệp, cà phê, lúa nước và hoa màu các loại
Do điều kiện đất đai, khí hậu kém thuận lợi, hàng năm phải gánh chịu hậuquả nặng nề của thiên tai, lũ lụt nên năng suất cây trồng khá thấp (thấp hơn năngsuất trung bình của các loại cây trồng trong tỉnh từ 20% đến 30%) Đặc biệt là cây
cà phê, trồng từ những năm 1980 (được xem là cây trồng chủ lực của xã), với tổngdiện tích trên 1.000 ha, theo kế hoạch phấn đấu năng suất từ 1,5 tấn đến 2 tấnnhân/ha, song những năm gần đây, chỉ đạt khoảng 1 tấn nhân/ha
Bên cạnh đó, từ thực tế thành công tại Công ty quốc phòng 75 trồng cây cao
su đại điền, bà con địa phương đã bắt đầu trồng cây cao su tiểu điền dần thay thếcây cà phê từ năm 2006, đang cho thu hoạch tốt, đầu ra sản phẩm khá ổn định, vóigiá mủ trên thị trường thời gian qua ( 2011-2-14) dao động từ 10.000 đồng đến30.000 đồng/kg thì mỗi ha có thể thu lãi gần 100 triệu đồng/năm Vì vậy, đầu năm
2010, chính quyền địa phương đã quy hoạch cho người dân trồng cà phê thực hiệnphá bỏ một số diện tích cà phê già cỗi trồng cao su thay thế
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 371.2.2 Mô hình làm giàu từ trồng cao su tiểu điền ở thị trấn Nông trường Việt Trung- Quảng Bình
Cây cao su bắt đầu được trồng ở Quảng Bình kể từ năm 1960 nhưng tới năm
1993 mô hình CSTĐ mới được triển khai do lúc này người dân mới nhận thức được
hiệu quả từ cây cao su và có sự tiếp sức của nguồn vốn 327 của chương trình “Phủ xanh đất trống, đồi núi trọc” cho vay không lấy lãi Tuy nhiên, do nguồn vốn ít, chỉ
đảm bảo được 40 - 50% quy trình đầu tư, đại bộ phận dân nghèo không có vốn để
bổ sung nên vườn CSTĐ có xu hướng suy giảm và đến năm 1997 nguồn vốn 327cho trồng cao su không còn nữa nên mô hình CSTĐ bị gián đoạn Đến năm 2000nhờ có dự án đa dạng hóa nông nghiệp giai đoạn 2000-2006 nên mô hình CSTĐ bắtđầu phát triển Tuy nhiên, sự phát triển giai đoạn này chủ yếu là tự phát nên diệntích tăng nhanh nhưng năng suất và chất lượng chưa cao Nguyên nhân do kỹ thuậtcanh tác và cơ cấu giống còn chậm đổi mới, một số nơi khâu thu hoạch và chế biếnhiệu quả chưa đảm bảo Mặt khác, CSTĐ do các hộ gia đình tổ chức sản xuất kinhdoanh nên hạn chế về vốn đầu tư, thâm canh và người dân chưa chú trọng đến việcphát triển cây cao su Bên cạnh đó, các chính sách hỗ trợ phát triển CSTĐ còn nhiềubất cập; thiếu các cơ chế quản lý thống nhất giữa người nông dân và chính quyền địaphương Do vậy, năng suất thấp hơn nhiều so với diện tích cao su của các nôngtrường quốc doanh
Kể từ năm 2007 đến nay thực hiện chủ trương của tỉnh Quảng Bình, các địaphương, đơn vị đã cơ bản bám sát quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt nên môhình CSTĐ thực sự có sự tăng trưởng nhanh về diện tích, năng suất và sản lượngBên cạnh sự tăng trưởng trên, mô hình CSTĐ ở Quảng Bình cũng đã có hệ thốngdịch vụ hỗ trợ về tiêu thụ, kỹ thuật, tài chính và phòng trừ dịch bệnh Cụ thể, trênđịa bàn Quảng Bình có 2 công ty quốc doanh và nhiều doanh nghiệp tư nhân thumua mủ cao su cũng như cung cấp các dịch vụ đầu vào cần thiết khác như dao cạo,bát đựng mủ, máng, thùng, giống,… nên toàn bộ số lượng mủ CSTĐ khai thác đềuđược các công ty tiêu thụ và tạo điều kiện thuận lợi cho bà con trong việc mua cácyếu tố đầu vào, tạo tâm lý ổn định cho bà con mở rộng đầu tư sản xuất Ngoài ra,
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 38các hộ nông dân còn được các cán bộ kỹ thuật của Phòng nông Nghiệp huyện, thànhphố, tỉnh cũng như các công ty quốc doanh mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng,chăm sóc và khai thác cao su, qua đó giúp cho người dân có được kiến thức vữngvàng, cũng như trình độ, kinh nghiệm để chăm sóc và khai thác tốt vườn cây củachính họ Chính điều này đã tạo tâm lý ổn định cho các hộ gia đình trồng cao sutrong quá trình sản xuất Bên cạnh hỗ trợ về kỹ thuật, thì các hộ CSTĐ còn được hỗtrợ về mặt tài chính theo các chương trình như dự án 327 CT, dự án đa dạng hóanông thôn, từ ngân sách tỉnh về tiền mua gống, tiền khai hoang; không những thế ởQuảng Bình có nhiều cửa hàng vật tư nông nghiệp chuyên cung cấp đầy đủ các loạithuốc phòng trừ dịch bệnh, sâu bệnh hại đảm bảo đúng chất lượng nhằm giúp cho
bà con kịp thời phòng trừ khi có sâu bệnh xuất hiện và có nhiều cán bộ chuyên môncủa thị trấn được cử đi học các lớp tập huấn về biện pháp phòng trừ dịch bệnh đãphổ biến cho bà con nông dân, hướng dẫn giúp bà con biết cách phát hiện bệnh sớmkhi có dịch bệnh xảy ra và xử lý kịp thời
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 39CHƯƠNG 2:
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CAO SU TIỂU ĐIỀN TRÊN
ĐỊA BÀN HUYỆN GIO LINH
2.1 Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu
2.1.1 Điều kiện tự nhiên
2.1.1.1 Vị trí địa lý
Gio Linh nằm trên tọa độ địa lý từ 1609’ đến 170vĩ Bắc và 106052’40” đến
107010’ độ kinh Đông, được giới hạn bỡi ranh giới hành chính như sau:
Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Linh
Phía Nam giáp huyện Triệu Phong, Cam Lộ và thành phố Đông Hà
Phía Đông giáp Biển Đông
Phía Tây giap huyện Cam Lộ, ĐaKrông, Hướng Hóa
Diện tích đất tự nhiên: 47.289,56ha
Dân số 84.539 người (số liệu thống kê năm 2011)
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
Trang 40Huyện có 21 đơn vị hành chính gồm 2 thị trấn và 19 xã: Thị trấn: Gio Linh,Cửa Việt Các xã: Linh Thượng, Vĩnh Trường, Hải Thải, Gio An, Gio Bình, GioChâu, Gio Sơn, Gio Hòa, Linh Hải, Gio Phong, Gio Quang, Trung Sơn, Trung Hải,Trung Giang, Gio Mỹ, Gio Thành, Gio Mai, Gio Hải, Gio Việt.
Gio Linh có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt vàđường thủy Đi qua địa phận của huyện có các tuyến giao thông huyết mạch như:Quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc - Nam; đặc biệt là nằm cuối tuyến đường xuyên Áthông ra Biển Đông bằng cảng Cửa Việt là một nút quan trọng trong mối liên kếtcủa hành lang kinh tế Đông - Tây, cho phép huyện mở rộng giao lưu kinh tế với cácđịa phương trong tỉnh, cả nước, cũng như hội nhập khu vực và Quốc tế Mạng lướiTỉnh lộ trên địa bàn huyện có mật độ khá lớn, cùng với việc xây dựng tuyến đường
cơ động ven biển Cửa Việt - Cửa Tùng và hai cầu Cửa Tùng, Cửa Việt đã tạo điềukiện thuận lợi để mở rộng lưu thông hàng hóa, liên kết phát triển với các huyệnVĩnh Linh, Triệu Phong, Hải Lăng và các địa phương khác trong tỉnh Mặt khác GioLinh còn tiếp giáp với Thành phố Đông Hà - vùng trung tâm động lực phát triển củatỉnh ra các vùng lân cận Cùng với sự phát triển đia lên của tỉnh, trên địa bàn GioLinh đã hình thành các vùng trọng điểm kinh tế lớn của tỉnh như khu Công nghiệpQuán Ngang, khu dịch vụ - du lịch Cửa Việt đã và đang được tập trung đầu tư vềkết cấu hạ tầng và thu hút đầu tư Hệ thống các cơ sở hạ tầng khác như mạng lướiđiện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, các kết cấu hạ tầng xã hội không ngừngđược nâng đầu tư nâng cấp, mở rộng, tạo thuận lợi cho quá trình phát triển kinh tế -
xã hội của huyện
Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế hơn hẳn so với một số huyện trong tỉnh
đã và đang tạo ra cho Gio Linh một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mởrộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong tỉnh và cả nước; tăng cường liên kết, hội nhậpvới các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa tốc độ phát triển kinh tế
- xã hội trong thời gian tới
ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ