1 Phần 1 – Chương 1 – Bài13 Nguyễn Quốc Việt Tuần 5 Ngày soạn 10/9/2008 Tiết 10 Ngày dạy 18/9/2008 I.Mục tiêu bài học II.Chuẩn bị 1.Giáo viên Nội dung bài học và kiến thức bổ sung có liên quan đến bài học Phóng to hình 21,22,23.SGK Sưu tầm một số tranh ảnh về thiên địch. 2.Học sinh Học thuộc bài 12 Nghiên cứu trước bài 13 III.Các hoạt động dạy - học 1. Ổn định lớp (1’) 2. Kiểm tra bài cũ (6’) a. Nêu tác hại của sâu bệnh hại cây trồng? Cho ví dụ cụ thể? b. Trình bày khái niệm về côn trùng? c. Vẽ 2 sơ đồ biến thái của côn trùng? d. Bệnh cây là gì? Nêu những dấu hiệu nhận biết khi cây trồng bị sâu bệnh phá hại? Qua bài này, học sinh phải: Nêu ra được nguyên tắc chung về phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng, giải thích được cơ sở của việc phòng là chính. Nêu được các biện pháp phòng trừ. Trình bày được nội dung các biện pháp và nêu được ưu nhược điểm của mỗi biện pháp. Chỉ ra được những biện pháp cần ưu tiên trong phòng trừ sâu bệnh. Hình thành ý thức bảo vệ cây trồng, đồng thời bảo vệ môi trường sống. Bài 13 PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI Bài 13 PHÒNG TRỪ SÂU BỆNH HẠI 1 Phần 1 – Chương 1 – Bài13 Nguyễn Quốc Việt 3. Giới thiệu bài mới (3’) Chúng ta đã cùng tìm hiểu một số dấu hiệu nhận biết khi cây trồng bị sâu bệnh tấn công. Vậy chúng ta nên làm gì khi cây bị sâu bệnh và khi chưa bị sâu bệnh. Bài hôm nay chúng ta sẽ cùng nghiên cứu rõ vấn đề này. 4. Các hoạt động dạy - học TG NỘI DUNG KIẾN THỨC HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 10’ I.Nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh -Phòng là chính -Trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng và triệt để -Sử dụng tổng hợp các biện pháp phòng trừ. HĐ1. Tìm hiểu về các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh Đặt vấn đề: trong khi trồng một loại cây ăn quả hay một loại hoa màu nào đó.Chúng ta nên chủ động phòng trừ sâu bệnh hay là đợi đến khi sâu bệnh phát sinh thì chúng ta mới phòng trừ? Phòng trừ như thế nào mới có hiệu quả cao nhất? Em hãy cho ý kiến của mình? Gợi ý hướng dẫn HS hoàn thành nội dung thảo thảo luận từ đó rút ra nội dung các nguyên tắc phòng trừ sâu bệnh hại. Thảo luận theo nhóm nhỏ trong 5 phút. TL được các nội dung sau: Cần chủ động phòng trừ sâu bệnh trước khi sâu bệnh xuất hiện và gây hại. Có như thế sẽ ít gây tổn thất cho cây trồng, đạt hiệu quả cao trong trồng trọt. Nếu sâu bệnh xuất hiện cần trừ sớm, kịp thời, nhanh chóng, triệt để. Nếu không sẽ gây thiệt hại đáng kể, thậm chí mất trắng trong cả vụ trồng đó. Cần tiến hành phòng trừ bằng nhiều phương pháp khác nhau mới có hiệu quả cao nhất. Có thể diệt sâu bệnh một cách triệt để. II.Các biện pháp HĐ2. Tìm hiểu về các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại 20’ Giới thiệu 5 biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại và viết lên bảng. Yêu cầu HS thảo luận làm rõ các vấn đề sau: 1. Nêu cách tiến hành từng biện pháp Mỗi nhóm HS tự hoàn thành nội dung thảo luận trong 10 phút. Phải nêu được những vấn đề sau: 1.Biện pháp canh tác: vệ sinh đồng ruộng, làm đất, gieo trồng đúng thời vụ, chăm sóc tốt, luân canh; tạo và sử dụng giống cây trồng có khả 1 Phần 1 – Chương 1 – Bài13 Nguyễn Quốc Việt phòng trừ sâu bệnh hại -Biện pháp canh tác và sử dụng giống chống sâu bệnh hại. -Biện pháp thủ công. -Biện pháp hoá học -Biện pháp sinh học -Biện pháp kiểm dịch thực vật. 2. Mỗi biện pháp có những ưu, nhược điểm gì? Chia HS ra làm 5 nhóm, mỗi nhóm thảo luận làm rõ 1 biện pháp. Treo hình 21,22,23.SGK Một số hình thiên địch. năng chống được sâu bệnh hại. Ưu điểm:Phòng được sâu bệnh tấn công khi mới bắt đầu gieo trồng. Nhược điểm:không thể phòng bệnh cho cây trồng trong thời gian sinh trưởng phát triển của cây. 2.Biện pháp thủ công: chủ ýeu dùng tay để bắt, loại bỏ sâu bệnh, dùng vợt, bẫy đèn, bã độc… để loại bỏ một phần sâu bệnh hại. Ưu điểm: ít tốn chi phí, không gây ô nhiễm môi trường. Nhược điểm: tốn công, không diệt triệt để sâu bệnh hại. 3.Biện pháp hoá học: chủ yếu dùng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu bệnh hại. Ưu điểm: diệt sâu bệnh nhanh chóng, ít tốn công. Nhược điểm: dễ gây độc cho người và vật nuôi, có thể giết chết nhiều sinh vật có lợi khác, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. 4.Biện pháp sinh học: sử dụng một số loại sinh vật như nấm, ong mắt đỏ, bọ rùa, chim, ếch hoặc các chế phẩm sinh học để phòng trừ sâu bệnh hại. Ưu điểm: có hiệu quả cao và không gây ô nhiễm môi trường. Nhược điểm: các chế phẩm sinh học giá thành còn cao nên chưa thể áp dụng rộng rãi. 5.Biện pháp kiểm dịch thực vật: tiến hành kiểm tra, xử lý sản phẩm nông, lâm trước khi xuất, nhập Ưu điểm: kịp thời ngăn chặn sự lây lan sâu bênh hại từ vùng này sang vùng khác. Nhược điểm: cần nhiều người có trình độ chuyên môn cao. 1 Phần 1 – Chương 1 – Bài13 Nguyễn Quốc Việt Câu hỏi mở rộng: trong những biện pháp trên, biện pháp nào tốt nhất. Chúng ta nên sử dụng các biện pháp như thế nào mới có hiệu quả? CH:Em hãy giải thích tại sao phải lấy biện pháp canh tác làm nền tảng? Giới thiệu biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM. Tiểu kết: yêu cầu HS nêu lại các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại Mỗi biện pháp đều có những ưu nhược điểm riêng, để có hiệu quả cao trong phòng trừ, cần phối hợp các biện pháp phòn trừ lại với nhau, cần lấy biện pháp canh tác làm nền tảng. TL:Cần lấy biện pháp canh tác làm nền tảng vì phòng ngừa sâu bệnh hại từ lúc mới gieo trồng sẽ ít tốtn chi phí phòng trừ về sau. IV.Tổng kết bài học – Đánh giá – Dặn dò (5’) A.Tổng kết bài học Hoàn thành các yêu cầu sau 1. Học sinh đọc “Ghi nhớ” 2. Đọc “Có thể em chưa biết” 3. Trả lời các câu hỏi sau a. Vì sao biện pháp canh tác lại được xem là biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại? b. Vì sao biện pháp sinh học có hiệu quả cao lại không gây ô nhiễm môi trường? c. Thực hiện nguyên tắc phòng trừ dịch hại tổng hợp cần sử dụng các biện pháp nào? 4. Đúng hay Sai a. Phơi đất ải là biện pháp phòng trừ sâu bệnh b. Tháo nước cho ngập cây trồng là biện pháp phòng trừ sâu bệnh. c. Dùng thuốc độc phun liên tục là biện pháp tốt nhất để phòng trừ sâu bệnh có hại trên cây trồng. d. Phát triển những sinh vật ăn thịt hay kí sinh trên trứng hay trên sâu non của sâu hại là biện pháp phòng trừ sâu hại an toàn và có hiệu quả. e. Dùng phương pháp IPM là phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng có hiệu quả nhất. 1 Phần 1 – Chương 1 – Bài13 Nguyễn Quốc Việt B.Đánh giá C.Công việc về nhà 1. Làm đầy đủ các bài tập trong vở bài tập 2. Học bài 13 3. Nghiên cứu trước bài 8 và 14 4. Chuẩn bị: cả lớp chuẩn bị 100g phân ure, 100g lân, 100g kali, 100g vôi bón cho cây trồng. HS nào có điều kiện, chuẩn bị các vỏ thuốc trừ sâu, bệnh. Rút kinh nghiệm