Để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững nhằm mục tiêu CNH – HĐH, Chính quyền địa phương rất coi trọng việc huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xu
Trang 1i
LỜI MỞ ĐẦU
Con đường xây dựng đất nước giàu mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta đặt ra yêu cầu cho từng tỉnh, thành phố cần năng động, sáng tạo, khai thác lợi thế so sánh, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế Quá trình này đòi hỏi phải có sự nghiên cứu về đầu tư và phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh, thành phố Bằng cách tiếp cận cụ thể với việc nghiên cứu về đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động đầu tư trong công cuộc xây dựng đất nước
Là một tỉnh trung du, miền núi phía Bắc, với diện tích tự nhiên là 3.528 km2 và dân số là 1.350.565 người, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2001 –
2005 là 10% Để thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh và bền vững nhằm mục tiêu CNH – HĐH, Chính quyền địa phương rất coi trọng việc huy động mọi nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư phát triển sản xuất, tạo thêm công ăn việc làm cải thiện đời sống người dân Bên cạnh những kết quả đạt được của hoạt động đầu tư của tỉnh Phú Thọ, đầu tư tỉnh Phú Thọ còn tồn tại một số hạn chế: nguồn vốn huy động chưa tương xứng với khả năng của tỉnh, cơ cấu vốn đầu tư giữa các ngành cũng như huyện thị trong tỉnh còn mất cân đối, … Do đó, Phú Thọ cần có những giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư và sử dụng tốt nguồn vốn cho đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh
Đề tài "Đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ, thực trạng và giải pháp"
đã hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ vấn đề lý luận về đầu tư phát triển kinh tế Đồng thời phân tích thực trạng đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Đánh giá những mặt đạt được và những tồn tại để từ đó đưa ra những giải pháp cho đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh Tuy nhiên luận án không thể tránh khỏi những thiếu sót và còn hạn chế Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô
và những người quan tâm để có thể hoàn thiện hơn đề tài nghiên cứu của mình
Trang 2CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH 1.1 Khái niệm, đặc điểm và nội dung của hoạt động đầu tư phát triển
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Đầu tư
Đầu tư nói chung là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực
đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó
Xem xét sự tác động của hoạt động đầu tư ta có thể phân chia ba loại hình đầu tư: đầu tư phát triển, đầu tư thương mại và đầu tư tài chính: Loại đầu tư đem lại các kết quả không chỉ người đầu tư mà cả nền kinh tế - xã hội được thụ hưởng, không chỉ trực tiếp làm tăng tài sản của người chủ đầu tư mà cả của nền kinh tế chính là đầu tư phát triển
1.1.1.2 Đầu tư phát triển
Đầu tư phát triển là một bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng them hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xướng, máy móc…) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng,…) gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển
Đầu tư phát triển đòi hỏi rất nhiều nguồn lực Nguồn lực này bao gồm cả tiền vốn, đất đai, lao động, máy móc thiết bị, tài nguyên
Kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển cần được xem xét trên cả phương diện chủ đầu tư và xã hội, phải đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của chủ đầu tư và vai trò quản lý, kiểm tra của cơ quan quản lý Nhà nước các cấp
1.2 Vai trò của đầu tư phát triển đến tăng trưởng và phát triển kinh tế
1.2.1 Tác động của đầu tư phát triển đến tăng trưởng kinh tế
Đầu tư vừa tác động đến tốc độ tăng trưởng vừa tác động đến chất lượng tăng trưởng Tăng qui mô vốn đầu tư và sử dụng vốn đầu tư hợp lý là những nhân tố rất quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư, tăng năng suất nhân tố tổng hợp, tác
Trang 3động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế địa phương Do đó, nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế
1.2.2 Đầu tư phát triển tác động đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Đầu tư có tác động quan trọng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế Đầu tư góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp qui luật và chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của quốc gia trong từng thời kỳ, tạo ra sự cân đối mới trên phạm vi nền kinh tế quốc dân và giữa các ngành, vùng, phát huy nội lực kinh tế của địa phương, trong khi vẫn coi trọng yếu tố ngoại lực Đối với cơ cấu ngành, đầu tư vốn vào ngành nào, qui mô vốn đầu tư từng ngành nhiều hay ít, việc sử dụng vốn hiệu quả cao hay thấp đều ảnh hưởng đến tốc độ phát triển, khả năng tăng cường cơ sở vật chất của từng ngành, tạo tiền đề vật chất để phát triển các ngành mới Do đó, làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế ngành
1.2.3 Tác động của đầu tư phát triển đến khoa học và công nghệ
Trong mỗi thời kỳ, các nước có bước đi khác nhau để đầu tư phát triển công nghệ Trong giai đoạn đầu, các nước đang phát triển, do có nhiều lao động và nguyên liệu, thường đầu tư các loại công nghệ sử dụng nhiều lao động và nguyên liệu, sau đó, giảm dần hàm lượng lao động và nguyên liệu trong sản xuất sản phẩm
và tăng dần hàm lượng vốn thiết bị và tri thức thông qua việc đầu tư công nghệ hiện đại hơn và đầu tư đúng mức để phát triển nguồn nhân lực Đến giai đoạn phát triển,
xu hướng đầu tư mạnh vốn thiết bị và gia tăng hàm lượng tri thức chiếm ưu thế tuyệt đối Không có vốn đầu tư đủ lớn sẽ không đảm bảo sự thành công của quá trình chuyển đổi và sự phát triển của khoa học và công nghệ
1.2.4 Tác động của đầu tư phát triển đến chất lượng nguồn nhân lực
Đầu tư tác động đến chất lượng đội ngũ lao động thông qua việc đầu tư cho giáo dục đào tạo, mạng lưới y tế, chính sách tiền lương, … Trong đó, giáo dục đào tạo là yếu tố quan trọng nhất để phát triển con người Giáo dục cung cấp những hiểu biết, tri thức, kỹ năng cơ bản được học tập trong nhà trường; đào tạo cung cấp những hiểu biết, tri thức kỹ năng cụ thể về chuyên môn Ngoài ra, sức khoẻ của người lao động đảm bảo cho sự dẻo dai, sức tập trung của người lao động trong quá trình làm việc
Trang 4Để tăng năng suất lao động thì trước hết cần phải đảm bảo các điều kiện vật chất cho người lao động, tức là đảm bảo cho họ có thu nhập đáp ứng nhu cầu tái sản xuất sức lao động và nuôi sống được gia đình, thêm vào đó là các biện pháp hỗ trợ y tế, dịch
vụ bảo hiểm, và các biện pháp bảo vệ sức khoẻ người lao động
1.3 Nguồn vốn đầu tư phát triển
Nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ để chỉ các nguồn tập trung và phân phối cho đầu tư
và phát triển kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của cả nước và của xã hội Để có chính sách huy động vốn đầu tư cho phát triển kinh tế, cần phân loại nguồn vốn đầu tư và đánh giá đúng tầm quan trọng của từng nguồn vốn đầu tư phát triển Xét một cách chung nhất, nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn trong nước và nguồn vốn nước ngoài:
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả của hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh
1.4.1 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động đầu tư
1.4.1.1 Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Khối lượng vốn đầu tư thực hiện là tổng số tiền đã chi để tiến hành các hoạt động của các công cuộc đầu tư, bao gồm: các chi phí cho công tác xây dựng, chi phí cho công tác mua sắm và lắp đặt thiết bị và các chi phí khác theo quy định của thiết
kế dự toán và được duyệt trong một dự án đầu tư
1.4.1.2 Tài sản cố định huy động và năng lực sản xuất phục vụ tăng thêm
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng hoá, hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội đã được ghi trong một dự án) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử dụng, có thể đưa vào
sử dụng được ngay
Năng lực sản xuất phục vụ được thể hiện ở công suất hoặc năng lực phát huy tác dụng của các tài sản cố định được huy động như số căn hộ, số m2 nhà ở, trường học, số giường nằm ở bệnh viện, số KWh điện năng…, mức tiêu dùng nguyên vật liệu trong một đơn vị thời gian Với sự gia tăng của năng lực sản xuất phục vụ do các tài sản cố định tạo ra, hoạt đọng đầu tư phát triển đã đem lại cho các ngành địa
Trang 5v
phương sự gia tăng của năng lực sản suất phục vụ, mức tăng của giá trị tăng thêm, mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội
1.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động đầu tư
- Mức tăng của giá trị sản xuất so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HIV(GO))
- Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (HIV(GDP))
- Mức tăng của giá trị tăng thêm so với toàn bộ vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HIV(VA))
- Mức tăng của tổng sản phẩm quốc nội so với giá trị tài sản cố định huy động trong kỳ nghiên cứu (ký hiệu HF(GDP))
- Mức tăng của giá trị tăng thêm so với giá trị tài sản cố định huy động trong
kỳ nghiên cứu (ký hiệu HF(VA))
- Suất đầu tư cần thiết để làm tăng thêm một đơn vị tổng sản phẩm quốc nội
(ICOR)
1.5.2.7 Hệ số huy động tài sản cố định (HTSCĐ)
Ngoài các chỉ tiêu cơ bản trên, để đánh giá hiệu quả kinh tế đầu tư còn có thể sử dụng các chỉ tiêu hiệu quả khác như: mức tăng thu nhập quốc dân, tăng thu ngân sách, mức tăng thu ngoại tệ hay tăng kim ngạch xuất khẩu so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu; tác động của đầu tư phát triển kinh tế tới hoạt động khác:
Trang 6CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KINH TẾ TỈNH
PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2004 – 2008 2.1 Tổng quan điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh Phú Thọ
2.2 Thực trạng đầu tư phát triển kinh tế tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2004 – 2008
2.2.1 Tình hình thực hiện tổng mức vốn đầu tư phát triển
+ Kết quả huy động vốn đầu tư: Trong những năm qua, nhờ chủ trương chính
sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư của tỉnh, tổng mức vốn đầu tư huy động tăng nhanh
Bảng 2.2: Tình hình thực hiện vốn đầu tư ở Phú Thọ, giai đoạn 2004 – 2008
Chỉ tiêu ĐVT 2004 2005 2006 2007 2008 04 – 08
Tổng mức vốn đầu
tư thực hiện cả tỉnh
Tỷ
Tỷ lệ vốn đầu tư
(Nguồn: Phòng Tổng hợp – Sở kế hoạch đầu tư) Bảng số liệu cho thấy, tình hình thực hiện vốn đầu tư ở Phú Thọ hiệu quả khá cao Trong giai đoạn 2004 – 2008, tổng khối lượng vốn đầu tư thực hiện là 22.327
tỷ đồng;
2.2.2 Tình hình thực hiện vốn đầu tư phân theo nguồn vốn
Số liệu trong bảng 2.3 cho thấy cơ cấu theo nguồn vốn của tỉnh Phú Thọ khá đa dạng, bao gồm cả trong nước và ngoài nước
Trong giai đoạn 2004 – 2008, vốn dân cư và tư nhân tăng từ 824 tỷ đồng lên
2649 tỷ đồng, gấp 3 lần Đây là kết quả của Chính sách xúc tiến đầu tư của tỉnh Phú Thọ, nhiều dự án mở rộng cũng như xây mới đạt khối lượng vốn thực hiện khá lớn trong giai đoạn 2004 – 2008
Trang 7Bảng 2.3 Vốn đầu tư phát triển tỉnh Phú Thọ phân theo nguồn vốn
giai đoạn 2004 – 2008
(ĐVT: Tỷ đồng)
Tổng vốn ĐTPT 3867 4.287 4.391 4.584 5.198
(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Phú Thọ)
2.2.3 Cơ cấu vốn đầu tư theo yếu tố cấu thành
Vốn đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát triển nếu như năm 2004 tỷ trọng này là 68,31%, thì vào năm 2008 đã tăng lên 73,03% Trong giai đoạn 2004 – 2008, tỷ trọng bình quân của vốn đầu tư XDCB trên tổng vốn là 72% Tốc độ tăng trưởng của vốn đầu tư XDCB là 7,5%/năm Trong cấu thành vốn đầu tư XDCB, đầu tư cho hoạt động xây lắp chiếm tỷ trọng bình quân là 61,39% trong giai đoạn 2004 – 2008
2.2.4 Đầu tư phát triển kinh tế theo ngành
Bảng 2.11: Vốn đầu tư phân theo ba khu vực kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai đoạn
2004 – 2008
1
2
+ Công nghiệp và xây dựng 52,65 53,88 53,54 48,91 53,87
3
Tốc độ phát triển liên hoàn (%) 100,00 10,86 2,43 4,40 13,39
+ Công nghiệp và xây dựng 100,00 13,46 1,77 -4,64 24,89
(Nguồn: số liệu niên giám thống kê 2008, Phú Thọ)
Trang 8Cơ cấu đầu tư phát triển theo ngành trong giai đoạn 2004 – 2008 dịch chuyển theo hướng đầu tư mạnh cho công nghiệp, phát triển các hoạt động dịch vụ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong cuộc sống của người dân, như thể hiện trong bảng
2.2.5 Đầu tư phát triển kinh tế theo vùng
2.2.5.1 Vùng kinh tế động lực
Gồm có Việt Trì - Lâm Thao- Phú Ninh- thị xã Phú Thọ- Tam Nông: thể hiện vai
trò chủ đạo thức đẩy sự tăng trưởng nhanh, đóng góp lớn hơn vào tăng GDP của tỉnh, có tác dụng lôi kéo và hỗ trợ các vùng khác phát triển Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, điều kiện giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường sắt rất thuận lợi; có hai hạt nhân phát triển lớn nhất của cả tỉnh là thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ;
2.2.5.2 Tiểu vùng hữu ngạn sông Hồng
Bao gồm các huyện Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê, Thanh Thủy,
Hạ Hòa, Thanh Ba, Đoan Hùng: Phát huy những lợi thế của tiểu vùng để phát
triển: Trồng cây ôn đới, cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày, chăn nuôi đại gia súc; phát triển lâm nghiệp và khai thác lâm đặc sản; khai thác khoáng sản; Phát triển
du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp gắn với chế biến nông lâm sản, xây dựng và phát triển khu công nghiệp Trung Hà, các cụm công nghiệp
2.2.5.3 Tiểu vùng tả ngản sông Hồng
Gồm có các huyện còn lại Phát triển nông nghiệp đa dạng các sản phẩm nông nghiệp (sản xuất lương thực, thực phẩm, trồng cây công nghiệp dài ngày (chè), cây
ăn quả( bưởi, hồng không hạt, đặc biệt là nông nghiệp ven đô); phát triển nuôi trồng thủy sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm; phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch
lễ hội về cội nguồn và phát triển các sản phẩm công nghiệp trọng điểm (các khu công nghiệp, cụm công nghiệp)
2.3 Đánh giá tình hình thực hiện vốn đầu tư phát triển kinh tế ở tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2004 - 2008
2.3.1 Những kết quả đạt được
2.3.1.1 Tài sản cố định và năng lực sản xuất tăng thêm trên địa bàn
Trang 9- Về nông lâm nghiệp: Trong giai đoạn 2004 – 2008, hoàn thành và đưa vào sử dụng 180 công trình thuỷ lợi, kiên cố hoá 646 km kênh mương, tăng thêm 4.176 ha được tưới tiêu chủ động Cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường, bộ mặt nông thôn nhiều vùng được cải thiện, nhất là về giao thông, điện, dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống
- Về giao thông vận tải: Đã đầu tư mới và nâng cấp 737 km đường nhựa, 786
km đường bê tông và 523 km đường cấp phối; làm mới và sửa chữa phần lớn các cầu yếu trên các tuyến trục giao thông, bảo đảm giao thông thông suốt trên địa bàn, đáp ứng được nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách
- Cơ sở vật chất ngành giáo dục- đào tạo được chú trọng Trong 5 năm đã xây dựng và cải tạo trên 2 nghìn phòng học; các phòng học kiên cố và bán kiên cố đã thay thế phần lớn các phòng học tạm, tranh tre nứa lá Hệ thống trường đào tạo, dạy nghề được mở rộng và xây dựng mới như: Trường Đại học Hùng Vương, Trường Cao đẳng y tế, Trường trung cấp nghề v.v
- Cơ sở vật chất kỹ thuật ngành y tế được tăng cường, đáp ứng yêu cầu của công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân Trong 5 năm đã xây mới 136 trạm y tế xã; các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện được đầu tư, nâng cấp, bổ sung thiết bị
- Các di tích lịch sử văn hóa được trùng tu tôn tạo, gắn với phục dựng các lễ hội truyền thống, tạo điều kiện phát triển du lịch; cơ sở vật chất phục vụ thi đấu thể thao được tăng cường,
2.3.1.2 Đóng góp đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ
Giai đoạn 2004 – 2008, giá trị sản xuất và tổng sản phẩm quốc nội cũng tăng liên tục qua các năm: Nếu tổng vốn đầu tư tăng từ 2746 tỷ đồng vào năm 2004 lên
3716 tỷ đồng vào năm 2008, thì GDP cũng tăng tương ứng từ 4040,5 tỷ đồng vào năm 2004 lên 6079 tỷ đồng vào năm 2008 (theo giá so sánh năm 1994), tức là mức quân bình quân giai đoạn 2004 – 2008 của vốn đầu tư phát triển là 7,86 %/năm và mức tăng trưởng bình quân GDP là 10,6% Như vậy, ta thấy để tăng thêm 1% GDP thì cần tốc độ tăng vốn đầu tư là 0,74%
2.3.1.3 Đóng góp đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước cùng với việc xác định
Trang 10đúng đắn lợi thế so sánh của tỉnh trong tập trung đầu tư phát triển kinh tế Phú Thọ
đã đạt được những kết quả tích cực trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế Theo dõi bảng 2.16:
Bảng 2.16: Cơ cấu đóng góp vào GDP phân theo khu vực kinh tế của Phú
Thọ giai đoạn 2004 - 2008
ĐVT: %
(Nguồn: niên giám thống kê Phú Thọ, năm 2008) Kết quả cho thấy, tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp giảm từ 28,9% năm 2004 xuống 26% năm 2008, trong khi đó, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngành càng tăng Tuy nhiên, ta thấy tốc độ tăng của ngành công nghiệp khá ổn định, hiện nay ngành công nghiệp và xây dựng đạt tỷ trọng cao nhất, tỷ trọng bình quân trong giai đoạn 2004 - 2008 của ngành này là 38% cơ cấu kinh tế
Để đạt được kết quả trên, tỉnh đã đẩy mạnh phát triển sản xuất công nghiệp, bằng số liệu cơ cấu vốn đầu tư theo ngành kinh tế tại bảng ta thấy: vốn đầu tư cho công nghiệp chiếm tỷ trọng 52,58%, tiếp đó đến ngành dịch vụ với vốn đầu tư chiếm 40,42% tỷ trọng và cuối cùng là ngành nông lâm nghiệp chỉ nhận được 7% trong tổng nguồn vốn đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh
2.3.1.4 Đóng góp về mặt xã hội
Trong những năm qua, việc đẩy mạnh xúc tiến đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế ở Phú Thọ, bên cạnh đó một số chỉ tiêu về mặt xã hội đã đạt những kết quả đáng mừng:
Giải quyết việc làm cho người lao động: các dự án đầu tư ra đời thu hút thêm lao
động, đặc biệt là lao động địa phương Số lao động có việc làm mới hàng năm trên