Bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 ở trường THPT Châu SaBồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 ở trường THPT Châu SaBồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 ở trường THPT Châu SaBồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 ở trường THPT Châu SaBồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn lớp 12 ở trường THPT Châu Sa
Trang 1HUYỆN ĐOÀN LÂM THAO
BCH ĐOÀN TRƯỜNG THPT LONG CHÂU SA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Ở TRƯỜNG THPT LONG CHÂU SA
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Đoàn viên chi đoàn giáo viên trường THPT Long Châu Sa
Năm 2016
Trang 2HUYỆN ĐOÀN LÂM THAO
BCH ĐOÀN TRƯỜNG THPT LONG CHÂU SA
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN LỚP 12
Ở TRƯỜNG THPT LONG CHÂU SA
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hải Yến
Năm 2016
Trang 4MỤC LỤC
I ĐẶT VẤN ĐỀ
1 Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 ở
trường THPT Long Châu Sa
2 Các biện pháp đã tiến hành để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh
giỏi môn Ngữ văn lớp 12 ở trường THPT Long Châu Sa
2.1 Công tác chỉ đạo:
2.2 Bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, thái độ về việc dạy và học môn Ngữ
văn đối với thầy và trò
2 3 Phát hiện, lựa chọn học sinh có năng khiếu, đam mê, yêu thích môn
Ngữ văn
2.4 Xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi
2.5 Tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi
2 Kiến nghị
2.1 Đối với nhà trường
2.2 Đối với giáo viên
Trang 5I ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong sự chuyển mình đi lên của đất nước, Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo Văn kiện Đại hội XI của Đảng xác
định: “Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước
và toàn dân Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển….Phát triển giáo dục là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài…” (Trích Nghị quyết số
29-NQ/TW)
Xuất phát từ nhu cầu đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, bên cạnh việc nâng cao chất lượng đại trà thì các nhà trường đặc biệt chú trọng tới công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Đây là một trong những thước đo đánh giá trình độ chuyên môn của mỗi người thầy đồng thời là khâu quan trọng đánh giá khả năng vận dụng kiến thức, năng lực sáng tạo của học sinh Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi nói chung và việc bồi dưỡng học sinh giỏi Ngữ văn nói riêng là cả một quá trình rất khó khăn và nhiều thử thách để tìm tòi nội dung và phương pháp hiệu quả
Kiến thức văn chương thì mênh mông, rộng lớn vô cùng, nhất là kiến thức gắn với yêu cầu đề thi của học sinh giỏi Vấn đề đặt ra với bất cứ ai khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi là làm thế nào để cho học sinh yêu thích văn chương, có hứng thú, đam mê học văn từ đó có ý thức nỗ lực học tập, rèn luyện để hoàn thiện bản thân Làm sao để các em phát huy hết năng lực của mình để đạt được kết quả tốt nhất trong các kì thi chọn học sinh giỏi, thi tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường đại học
Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ rất quan trọng, lớn lao, khó khăn nhưng rất đỗi vinh dự Học sinh giỏi thường là học sinh có tố chất đặc biệt khác các học sinh khác về kiến thức, khả năng cảm thụ, khả năng tư duy và nhất là khả năng viết Vì vậy, tiết dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đòi hỏi giáo viên phải có sự chuẩn bị và đầu tư nhiều hơn rất nhiều tiết dạy bình thường trên lớp, thậm chí phải có quá trình tích lũy kinh nghiệm qua thời gian mới có thể đạt hiệu quả và thuyết phục học sinh, làm cho các em thực sự hứng thú và tin tưởng Đây
Trang 6chính là cơ hội vàng để giáo viên có động lực bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ và kĩ năng sư phạm
Khi giảng dạy, bồi dưỡng học sinh giỏi, mỗi giáo viên có một phương pháp, cách thức riêng của mình Bản thân tôi cũng đã luôn lắng nghe, suy ngẫm và trao đổi với đồng nghiệp về công tác này Qua một số năm phụ trách đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn của trường, tôi đã tìm tòi nghiên cứu và mạnh dạn áp dụng sáng
kiến: “Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 ở trường THPT Long Châu
Sa” với mục đích tìm ra những phương pháp, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn
Trang 7II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 Thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 ở trường THPT Long Châu Sa
1.1 Thuận lợi:
- Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ có tổ chức kỳ thi học sinh giỏi các môn văn hóa nhằm phát hiện tài năng và bồi dưỡng năng lực văn chương cho học sinh Đồng thời ghi nhận sự nỗ lực cố gắng của học sinh, giáo viên, và nhà trường trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi
- Chi bộ Đảng, Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn đã có kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng, chọn học sinh giỏi ngay từ lớp 10, 11 để tạo nền móng, tạo đà cho đội tuyển lớp 12, góp phần nâng cao kết quả thi đại học Trong các dịp sơ kết, tổng kết, nhà trường đã tôn vinh, trao thưởng và trao học bổng cho những học sinh đạt giải Qua đó nêu gương tốt để giáo dục học sinh kế thừa và phát huy truyền thống nhà trường
- Đội ngũ giáo viên nhà trường lớp sau noi theo lớp trước không ngừng tiến
bộ về mọi mặt Nhiệt tình, tận tâm với học trò, tâm huyết với nghề nghiệp
- Các cấp chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh đồng thuận với nhà trường, quan tâm, tạo điều kiện để học sinh có điều kiện học tập tốt nhất
- Trong xu hướng hiện nay, nhiều trường tỉ lệ học sinh ôn thi đại học khối C,D ngày càng ít đi thậm chí còn bị coi là mất mùa thì trường THPT Long Châu Sa
số học sinh yêu thích và say mê học khối C,D (đặc biệt là môn Ngữ văn) ngày càng tăng lên Mỗi năm có đến 16/30 lớp đăng kí nguyện vọng học khối C,D Do vậy, cũng thu hút được nhiều học sinh giỏi tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn Ngữ văn Đó là động lực, là nguồn cổ vũ rất lớn để chúng tôi tiếp tục phấn đấu vươn lên cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả
1.2 Khó khăn:
- Theo xu thế hiện nay, nhiều phụ huynh và học sinh chỉ chú trọng học các môn tự nhiên để thi vào các trường kinh tế, ngân hàng, thương mại…nên nhiều em
Trang 8dù có năng khiếu văn chương, được giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi ở THCS khi lên THPT lại chuyển sang học khối A Một số em học giỏi khối C, D lại theo đội tuyển Địa, Tiếng Anh vì các em cho rằng thi các môn đó dễ đạt giải và giải thưởng cao hơn môn Ngữ văn
- Học sinh lớp 12 phải chịu áp lực lớn của việc thi đại học quyết định tương lai sau này nên các em lo học đều các môn thi đại học hơn là tập trung cao độ vào một môn Chính vì thế một số phụ huynh và học sinh có thái độ không thiết tha, mặn mà với việc tham gia đội tuyển học sinh giỏi
Từ thực tế trên, Ban giám hiệu, tổ chuyên môn, giáo viên phụ trách và các giáo viên tham gia bồi dưỡng đã thảo luận và đưa ra những giải pháp thiết thực để ngày càng nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi
Một số bài học kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi mà tôi rút ra qua thực tế của bản thân và học hỏi đồng nghiệp đó là:
2 Các biện pháp đã tiến hành để nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ văn lớp 12 ở trường THPT Long Châu Sa
2.1 Công tác chỉ đạo:
- Ban giám hiệu tổ chức biên chế lớp theo nguyện vọng từng khối thi tạo điều kiện cho học sinh có môi trường học tập phù hợp, có điều kiện phát huy khả năng,
sở trường của bản thân
- Ban giám hiệu tổ chức hoạt động dạy bồi dưỡng học sinh giỏi một cách nghiêm túc, bài bản, có kế hoạch, thời khóa biểu khoa học, đảm bảo yêu cầu đề ra
- Ban giám hiệu phân công giáo viên có đủ năng lực trực tiếp giảng dạy và tương đối ổn định trong suốt ba năm Hạn chế việc thay đổi giáo viên Cách phân công này tích cực ở chỗ: Học sinh quen với phương pháp của thầy, thầy cô hiểu rõ trò mạnh yếu như thế nào, tâm tính ra sao Đồng thời thầy cô phải chịu trách nhiêm
về kết quả bồi dưỡng của mình mà không thể đổ lỗi cho ai được
- Để phát huy trí tuệ tập thể và hỗ trợ nhau trong công việc, ban chuyên môn phân công một giáo viên phụ trách chính còn có một nhóm giáo viên có kinh
Trang 9nghiệm cùng tham gia bồi dưỡng và mỗi người chịu trách nhiệm một mảng kiến thức mà mình có thế mạnh Cách tổ chức này đã gắn được trách nhiệm của giáo viên đối với công việc chung của trường
- Bên cạnh đó, hoạt động của tổ chuyên môn cũng rất thiết thực trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi Ngoài việc thống nhất nội dung, chương trình dạy học còn có thể học tập phương pháp tốt để nhân lên trong cả tổ Câu lạc bộ Văn học của
tổ Văn – Thể dục là một sân chơi bổ ích để giáo viên và học sinh được tham gia viết bài, trao đổi chuyên môn, rèn kĩ năng tạo lập văn bản
2.2 Bồi dưỡng nhận thức tư tưởng, thái độ về việc dạy và học môn Ngữ văn đối với thầy và trò
2.2.1 Đối với thầy:
- Trước hết, giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi cần xác định rõ đây là nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường cần phải có sự đầu tư tối đa về tài năng và tâm huyết Người thầy phải nắm chắc kiến thức chương trình bộ môn như: khả năng bao quát, tổng hợp, đào sâu, nâng cao, mở rộng, sọi rọi một đối tượng, một vấn đề ở nhiều góc độ của văn học
- Đồng thời, người thầy cũng phải nắm chắc và vận dụng linh hoạt các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực để chủ động chỉ đạo, hướng dẫn học sinh chiếm lĩnh tri thức, phát triển năng lực một cách toàn diện nhất
- Để làm được điều đó, giáo viên dạy đội tuyển phải yêu nghề, ham học hỏi, đam mê với công việc Chính sự đam mê ấy giúp chúng ta khám phá ra những giá trị đặc sắc của văn học và tìm ra phương pháp có tính khả thi để dẫn dắt học sinh đến đích nhanh nhất
- Trong quá trình giảng dạy, người thầy cần bồi đắp niềm yêu thích văn chương cho các em thông qua các giờ học, các buổi ngoại khóa Đồng thời tuyên truyền, thuyết phục để phụ huynh và học sinh hiểu rõ ý nghĩa, vai trò quan trọng của bộ môn Ngữ văn với việc phát triển tư duy, nhân cách của mỗi học sinh
- Giáo viên cần xây dựng mối quan hệ thân thiện gần gũi, gắn bó giữa giáo
Trang 10viên và học sinh, giữa các thành viên trong đội tuyển với nhau Chúng ta cần lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của các em, đồng thời qua các bài học chúng ta cũng gieo vào tâm hồn các em những ước mơ, khát vọng để các em tự tin phấn đấu đạt kết quả cao trong các kì thi
2.2.2 Đối với trò:
- Môn Ngữ văn hiện nay là sự cụ thể hóa mục tiêu giáo dục nói chung, chú trọng dạy chữ, dạy người và dạy nghề Cần giúp các em hiểu rõ ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng của môn Ngữ văn: giúp các em những kĩ năng sống, kĩ năng giao tiếp, làm cho thế giới tâm hồn trở nên phong phú và nhạy cảm hơn
- Bên cạnh đó cũng tạo cho các em niềm tự hào về bản thân khi các em tham gia đội tuyển học sinh giỏi tức là các em đã làm rạng danh cho nhà trường, cho gia đình, dòng tộc
2 3 Phát hiện, lựa chọn học sinh có năng khiếu, đam mê, yêu thích môn Ngữ văn
2.3.1 Biểu hiện của học sinh có năng khiếu môn Ngữ văn
Học sinh giỏi văn là những học sinh có 5 yếu tố sau:
- Học sinh thật sự say mê văn học, yêu thích văn chương
- Học sinh có năng khiếu văn chương, biết tiếp thu vấn đề một cách nhanh nhạy, có trí nhớ tốt và khả năng giải quyết vấn đề một cách linh hoạt, sáng tạo
- Học sinh có vốn tri thức phong phú, đa dạng về văn chương
- Học sinh giàu cảm xúc, nhạy cảm, biết diễn đạt vấn đề một cách xúc động
và thấm thía
- Học sinh có vốn từ vựng dồi dào và biết sử dụng chúng có hiệu quả trong những hoàn cảnh khác nhau Đồng thời có một hệ thống các kĩ năng làm bài văn nghị luận, từ kĩ năng đặt vấn đề, kĩ năng dùng từ, đặt câu, dựng đoạn, kĩ năng lập dàn ý, viết văn…
2.3.2 Phương pháp phát hiện, lựa chọn: Để lựa chọn được học sinh giỏi vào
đội tuyển Ngữ văn, tôi căn cứ vào ba yếu tố cơ bản:
Trang 11- Thứ nhất: Căn cứ vào thành tích học tập ở lớp dưới như điểm phẩy, các giải
thưởng học sinh đã đạt được…
- Thứ hai: Lựa chọn học sinh giỏi thông qua các giờ học trên lớp Các em có
năng khiếu, ham mê học hỏi thường chú ý nghe giảng, có ý thức, thái độ học tập tốt, hăng hái phát biểu ý kiến, có hướng tiếp cận tác phẩm một cách chủ động, sáng tạo, sâu sắc
- Thứ ba: Lựa chọn học sinh giỏi qua các vòng thi như: Thi khảo sát, kiểm
tra định kì, kiểm tra đội tuyển vòng trường Bài kiểm tra khảo sát cần bao quát được
cả ba lĩnh vực: lí luận văn học, nghị luận xã hội, nghị luận về tác phẩm văn học Bài làm của học sinh giỏi thường có cách cảm, cách nghĩ, cách diễn đạt rất riêng thể hiện được vốn tri thức phong phú, khả năng vận dụng sáng tạo những gì học được và quan sát trong thực tế cuộc sống để vận dụng vào bài viết của mình Nếu một học sinh có tố chất văn học nhưng kiến thức nghèo nàn thì không thể tránh khỏi lối viết hời hợt, đại khái Bài văn của học sinh giỏi phải thể hiện được phương pháp làm bài, các thao tác viết phải linh hoạt, mềm mại, tự nhiên, giản dị, ít mắc lỗi
về diễn đạt, dung từ, đặt câu, chính tả
2.4 Xây dựng chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi
2.4.1 Cơ sở xây dựng chương trình:
Giáo viên phụ trách bồi dưỡng đội tuyển căn cứ vào khung thời gian bồi dưỡng học sinh giỏi của trường; thực tế nhận thức và năng lực của học sinh đội tuyển; yêu cầu, nội dung của từng bài dạy; cấu trúc của đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia để xây dựng chương trình bồi dưỡng và hệ thống các dạng bài luyện tập cho phù hợp
2.4.2 Phương pháp xây dựng chương trình:
Giáo viên phụ trách bồi dưỡng đội tuyển trao đổi với nhóm chuyên môn để
rà soát nội dung, chương trình bồi dưỡng hàng năm, những đúc rút kinh nghiệm, bổ sung thay đổi để xây dựng chương trình bồi dưỡng cho phù hợp Sau đó, thống nhất trong tổ nhóm chuyên môn và đề nghị ban giám hiệu kí duyệt
Trang 122.4.3 Nội dung chương trình:
- Nội dung chương trình cần đảm bảo tính hệ thống, bám sát vào chương trình học đại trà, có mở rộng, nâng cao Sắp xếp nội dung bồi dưỡng từ lý thuyết, phương pháp đến rèn kĩ năng, luyện tập, luyện đề tổng hợp, có sự đan xen hợp lí ba phân môn: đọc văn, làm văn, tiếng Việt
- Hệ thống hóa kiến thức bồi dưỡng theo chuyên đề, chủ đề như:
+ Chuyên đề nghị luận xã hội
+ Chuyên đề lí luận văn học
+ Chuyên đề về văn học sử
+ Chủ đề yêu nước
+ Chủ nghĩa nhân đạo
+ Tình yêu thiên nhiên
+ Chủ đề người lính
+ Hình tượng dòng sông Tổ quốc
+ Hình tượng người phụ nữ
2.5 Tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi
2.5.1 Soạn bài lên lớp:
* Chuẩn bị bài dạy:
- Để chuẩn bị bài dạy được tốt, trước hết thầy cô giáo phải là tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo để cho học sinh noi theo Có như vậy các em mới thực
sự tin tưởng và kính trọng thầy cô, và làm theo những điều thầy cô nói
- Giáo viên phải bám sát cấu trúc đề thi học sinh giỏi của Bộ Giáo dục, của
Sở Giáo dục và Đào tạo Phú Thọ, đề thi, đáp án và biểu điểm của một số năm gần đây để chuẩn bị kiến thức và kĩ năng phù hợp
- Giáo viên phụ trách bồi dưỡng đội tuyển tập trung trí lực của nhóm giáo viên có kinh nghiệm để liệt kê ra tất cả các dạng đề liên quan đến các tác phẩm trong chương trình thi Sau đó sắp xếp các dạng đề lại theo bài và theo chuyên đề chuyên sâu để chuẩn bị bài dạy có trọng tâm, trọng điểm, đồng thời có thể hình
Trang 13dung bao quát được toàn bộ chương trình cần phải dạy cho học sinh
- Căn cứ vào năng lực bản thân, học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp, trên cơ sở sách giáo khoa, tham khảo tài liệu từ sách, Internet …giáo viên đầu tư vào bài giảng thật chu đáo, đảm bảo nội dung yêu cầu Nội dung càng rõ ràng, mạch lạc, càng dễ hiểu càng tốt
* Cấu trúc bài soạn: 30% lí thuyết về phương pháp, 70% thực hành
Cấu trúc của bài soạn cần đảm bảo cấu trúc chung của bộ môn nhưng cần chú trọng các bước sau:
- Bước 1: Kiểm tra, nhận xét kết quả học tập ở nhà của học sinh
- Bước 2: Cung cấp lý thuyết và phương pháp làm từng dạng bài cụ thể
- Bước 3: Bài tập vận dụng phương pháp làm từng dạng bài ứng với từng chủ
đề, từng phân môn cụ thể Đây là bước quan trọng nhất quyết định đến kết quả học tập của học sinh
- Bước 4: Củng cố và giao nhiệm vụ học tập ở nhà
2.5.2 Khâu lên lớp
2.5.2.1 Đổi mới phương pháp giảng dạy:
- Trong giờ dạy, giáo viên tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy, ứng dụng công nghệ thông tin, lấy học sinh làm trung tâm Giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt, nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực như: Phương pháp nêu vấn đề, phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp dạy học theo dự án… Kết hợp với các kĩ thuật dạy học tích cực như: kĩ trình bày một phút, kĩ thuật tia chớp, khăn trải bàn, kĩ thuật 3x3x3, kĩ thuật XYZ, sử dụng sơ đồ tư duy, …để phát huy khả năng chủ động, sáng tạo của học sinh trong việc chiếm lĩnh tri thức
- Khi lên lớp, giáo viên phải tạo ra được tâm thế giờ học bằng sự nhiệt tình, tận tâm, chủ động và thân thiện để học sinh thực sự yêu thích môn học, hăng hái phát biểu xây dựng bài, kích thích khả năng sáng tạo bằng những câu hỏi có tính chất khám phá, phát hiện Thường xuyên liên hệ thực tế, vận dụng kiến thức tích hợp liên môn để nội dung bài học trở nên gần gũi, thiết thực
Trang 14- Để đạt được kết quả cao thì trước hết giáo viên và học sinh phải bắt đầu từ kiến thức cơ bản bởi “có thực mới vực được đạo, có bột mới gột nên hồ” Kiến thức này phải được truyền tải dưới hình thức ngắn gọn, rõ ràng, có hệ thống, có trọng tâm, trọng điểm giúp các em dễ nhớ, dễ hiểu và dễ vận dụng
- Trên cơ sở học sinh nắm vững kiến thức cơ bản, giáo viên tiếp tục bồi dưỡng kiến thức nâng cao bằng cách mở rộng, đào sâu bằng nhiều dạng đề, nhiều cách hỏi khác nhau trong cùng một bài để rèn năng lực tư duy cho học sinh
2.5.2.2 Rèn các kĩ năng cơ bản cho học sinh
* Kĩ năng nhận diện các dạng bài:
Dựa vào cấu trúc đề thi học sinh giỏi các cấp để nhận diện đề
Dựa vào những từ ngữ yêu cầu của đề để nhận diện các dạng bài mang đặc trưng riêng tương ứng với từng phân môn
Cấu trúc đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2015 – 2016 gồm có hai câu Câu 1: Nghị luận xã hội (8,0 điểm); Câu 2: Nghị luận văn học (12,0 điểm)
- Về nghị luận xã hội: Có ba dạng thường gặp là:
+ Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí
+ Nghị luận về một hiện tượng đời sống
+ Nghị luận về một vấn đề đặt ra trong các tác phẩm văn học
- Về nghị luận văn học: Có hai dạng thường gặp là:
+ So sánh văn học (so sánh đoạn văn, đoạn thơ, so sánh nhân vật, chi tiết, phong cách, …)
+ Nhận định văn học (nhận định lí luận văn học, nhận định nhận xét về tác giả, tác phẩm, nhân vật, chi tiết…)
* Kĩ năng giải quyết các dạng bài:
- Phương pháp chung:
Bước 1: Tìm hiểu đề, tìm ý
Bước 2: Lập dàn ý theo bố cục ba phần: Mở bài; Thân bài; Kết bài Bước 3: Viết bài