1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Sự thích hợp của chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng tại Việt Nam

241 1,1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 241
Dung lượng 3,18 MB

Nội dung

1 Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Cơ sở hình thành nghiên cứu 1.1.1 Tầm quan trọng của SMEs và IFRS for SMEs SMEs là thành phần kinh tế nhiều tiềm năng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia. Theo Ecorys (2012), Châu Âu có khoảng 20,7 triệu SMEs, chiếm 98% tổng số DN và sử dụng khoảng 67% tổng số lao động. Đối với các quốc gia ASEAN, SMEs là xương sống cho sự phát triển kinh tế bền vững của ASEAN, hơn 96% tổng số DN là SMEs, chiếm 50-85% số việc làm trong nước, đóng góp từ 30-53% GDP (ASEAN, 2013). Ở Mỹ, SMEs chiếm gần 99,7% trong tổng số DN, tạo ra khoảng 60% công việc tăng thêm hàng năm (trong khoảng từ năm 2009 đến giữa năm 2013) và cung cấp hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội phi nông nghiệp (SBEC, 2014). Toàn cầu hóa đã dẫn đến việc mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh và giảm những cản trở cho các DN khi tham gia vào thị trường quốc tế, do đó SMEs cũng phải đối mặt với các vấn đề phức tạp như các công ty niêm yết lớn (Ricci & ctg, 2010). Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho SMEs phát triển, cùng với mục tiêu nỗ lực hài hòa những quy định BCTC cho SMEs, IASB đã phát triển dự án xây dựng IFRS for SMEs để đáp ứng nhu cầu của SMEs cần có CMBCTC thích hợp trong môi trường kinh doanh quốc tế. Tháng 7/2009, IASB đã ban hành IFRS for SMEs. Bộ chuẩn mực này được xây dựng dựa trên IFRS nhưng hoàn toàn là một bộ chuẩn mực độc lập và đơn giản hơn so với IFRS về nguyên tắc ghi nhận, đo lường và yêu cầu công bố. IASB xác định việc ban hành IFRS for SMEs với mục tiêu cung cấp một bộ chuẩn mực có chất lượng cao và thích hợp đối với tất cả các DN có quy mô nhỏ, các DN chưa niêm yết ở tất cả các quốc gia dù đã áp dụng IFRS hay chưa.Việc quyết định áp dụng IFRS for SMEs là tự nguyện, tuy nhiên, IASB mong muốn bộ chuẩn mực này sẽ được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới (Blaskova & Bohusova, 2013). Theo Pacter (2011), từ khi ban hành đến năm 2011, 74 quốc gia đã tiếp nhận và đang xây dựng lộ trình áp dụng trong 3 năm tiếp theo. Bohusova & Blaskova (2012) đánh giá trong thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã chấp nhận và thực thi IFRS for SMEs và đa số các quốc gia này là quốc gia đang phát triển (xem phụ lục A1). 1.1.2 SMEs và VAS áp dụng cho SMEs ở Việt Nam Tại Việt Nam, SMEs đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp cho ngân sách NN. Vì thế, thông tin kế toán được cung cấp bởi các DN này là đặc biệt quan trọng (Perera & Chand, 2015). Do đó, SMEs cần phải có các quy định kế toán được chuẩn hóa một cách phù hợp để áp dụng hiệu quả trong thực tế. Cho đến nay, BTC đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán và nhiều thông tư hướng dẫn để từng bước đưa kế toán Việt Nam hòa nhập với kế toán quốc tế. BTC cũng ban hành Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về Chế độ kế toán áp dụng cho SMEs. Theo quy định này, 26 VAS áp dụng cho SMEs được chia thành 3 nhóm, nhóm các VAS áp dụng đầy đủ, áp dụng không đầy đủ và nhóm các VAS không áp dụng đối với SMEs. Thông tư 133/2016/TT-BTC vừa ban hành dù chỉ quy định các VAS mà SMEs không áp dụng, nhưng các hướng dẫn trong thông tư cũng vẫn giới hạn một số nội dung các chuẩn mực không áp dụng đầy đủ cho SMEs như QĐ 48/2006/QĐ-BTC. Tuy nhiên, đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu thông tin kế toán đối với SMEs mang tính đặc thù không giống các DN niêm yết, DN có quy mô lớn. Do đó, áp dụng chung VAS với những quy định giảm trừ dẫn đến thông tin kế toán dàn trải, không đáp ứng tập trung nhu cầu thông tin cho nhóm đối tượng này (Nguyễn Vũ Việt & Mai Ngọc Anh, 2010; Mai Ngọc Anh, 2011). Một số VAS không áp dụng hoặc áp dụng không đầy đủ đã gây tình trạng thiếu quy định hướng dẫn để tham chiếu khi xử lý công việc kế toán nhưng mặt khác vẫn tồn tại một số nội dung không cần thiết. Hơn nữa, những VAS đầu tiên của VN được ban hành từ năm 2001 và mặc dù VAS được xây dựng trên cơ sở của IFRS nhưng đã lạc hậu do không được cập nhật, sửa đổi trong một thời gian dài nên không thể đảm bảo cung cấp thông tin có thể so sánh với các DN khác trên thế giới. Trong xu thế hội nhập kế toán ngày càng mạnh mẽ, “Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo QĐ 480/2013/QĐ-TTg VN đã xác định chủ trương nỗ lực để hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán nói riêng của VN, thể hiện trong các quan điểm là “hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hệ thống chuẩn mực”, “hòa nhập với thông lệ quốc tế”. Chủ trương này đã được thực hiện bởi hàng loạt các đổi mới trong thời gian vừa qua như Luật Kế toán sửa đổi đã được Quốc hội thông qua 11/2015 và chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017, Dự thảo chỉnh sửa, bổ sung các nội dung liên quan đến 8 chuẩn mực kế toán đã ban hành lấy ý kiến. TT 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán cho DN đã có các quy định phù hợp hơn với IFRS. Và gần đây nhất, ngày 26/8/2016, thông tư 133/2016/TT-BTC về Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, có hiệu lực từ 1/1/2017 thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC cũng vừa ban hành. Tuy nhiên, TT 133/2016/TT-BTC cũng chỉ như là một phiên bản thu nhỏ của TT 200/2014/TT-BTC, chưa thực sự dựa trên nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin SMEs để có các quy định phù hợp, chưa có điểm gì đột phá đáng kể để có thể gỡ bỏ khó khăn cho SMEs trong việc tuân thủ VAS cũng như cải thiện chất lượng thông tin BCTC. Điều này dẫn đến vẫn tồn tại tình trạng khó khăn do thiếu quy định tham chiếu cho các DN có quy mô vừa nhưng lại quá khó, quá phức tạp đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ. Do đó, bộ phận DN này có thể vẫn sẽ gặp trở ngại, và vì thế sẽ gây ra sự bàng quan của nhiều DN đối với quy định mới này như thời gian vừa qua đã từng xảy ra đối với QĐ 48/2006/QĐ-BTC. Mặt khác, BTC cũng chỉ mới dừng lại ở thông tư hướng dẫn chế độ kế toán, chưa có sự đổi mới toàn diện liên quan đến hệ thống chuẩn mực kế toán. Đồng thời, sự khác biệt giữa VAS và IFRS/IFRS for SMEs còn khá xa và tốc độ hội tụ vẫn còn chậm.

Trang 1

HỒ XUÂN THỦY

SỰ THÍCH HỢP CỦA CHUẨN MỰC BÁO CÁO TÀI CHÍNH QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Tp Hồ Chí Minh - NĂM 2016

Trang 2

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

LỜI CÁM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

DANH MỤC PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU i

1 Tính cấp thiết của đề tài i

1.1 Cơ sở hình thành nghiên cứu i

1.1.1 Tầm quan trọng của SMEs và IFRS for SMEs i

1.1.2 SMEs và VAS áp dụng cho SMEs ở Việt Nam ii

1.2 Vấn đề nghiên cứu iv

2 Mục tiêu nghiên cứu vi

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu viii

3.1 Đối tượng nghiên cứu viii

3.2 Phạm vi nghiên cứu viii

4 Phương pháp nghiên cứu ix

5 Ý nghĩa của nghiên cứu x

5.1 Ý nghĩa khoa học x

5.2 Ý nghĩa thực tiễn xi

6 Kết cấu của đề tài xi

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1

1.1 Giới thiệu 1

1.2 Các nghiên cứu trên thế giới 1

1.2.1 Nghiên cứu về nhu cầu cần có IFRS for SMEs 2

1.2.2 Nghiên cứu về sự thích hợp của các chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường theo quy định của IFRS for SMEs 9

Trang 3

1.2.3 Nghiên cứu về nhân tố đặc điểm của DN ảnh hưởng đến nhu cầu và sự thích hợp của các chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường theo quy định của

IFRS for SMEs 14

1.2.3.1 Quy mô 15

1.2.3.2 Cơ cấu tổ chức và hoạt động liên quan quốc tế 18

1.2.3.3 Lĩnh vực kinh doanh, hình thức pháp lý, số lượng chủ sở hữu 19

1.2.4 Các nghiên cứu khác về những lợi ích, trở ngại có thể gây ảnh hưởng đến khả năng áp dụng thích hợp IFRS for SMEs 20

1.3 Các nghiên cứu trong nước 25

1.4 Kết quả đạt được từ các nghiên cứu đã thực hiện và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 26

1.4.1 Kết quả đạt được 26

1.4.2 Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 27

1.5 Kết luận 29

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CMBCTC QUỐC TẾ CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA 30

2.1 Giới thiệu 30

2.2 SMEs và chuẩn mực BCTC khác biệt 30

2.2.1 Khái niệm SMEs 30

2.2.2 CMBCTC khác biệt 33

2.2.2.1 Khái quát về CMBCTC khác biệt 33

2.2.2.2 Các cách thức áp dụng CMBCTC khác biệt 34

2.2.3 Mối liên hệ giữa nhân tố đặc điểm SMEs và CMBCTC khác biệt thích hợp với nhu cầu BCTC của SMEs 35

2.2.3.1 Một số đặc điểm chính của SMEs 35

2.2.3.2 Mối liên hệ giữa nhân tố đặc điểm SMEs và CMBCTC khác biệt 36

2.3 Cơ sở lý thuyết về CMBCTC quốc tế cho SMEs 40

2.3.1 Quá trình nghiên cứu và xây dựng IFRS for SMEs 40

2.3.2 Phạm vi và mục tiêu của IFRS for SMEs 42

2.3.3 Một số đặc điểm của IFRS for SMEs 44

Trang 4

2.3.4 Sự thích hợp của IFRS for SMEs với nhu cầu BCTC của SMEs 46

2.3.5 Áp dụng IFRS for SMEs của các quốc gia trên thế giới 47

2.3.5.1 Anh 49

2.3.5.2 Úc 50

2.3.5.3 Mỹ 51

2.3.5.4 Hồng Kông 52

2.3.5.5 Malaysia 53

2.3.5.6 Thái Lan 54

2.3.5.7 Philippines 56

2.3.5.8 Đánh giá chung và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 56

2.4 Các lý thuyết nền về việc áp dụng chuẩn mực kế toán quốc tế 60

2.4.1 Lý thuyết thể chế xã hội học hiện đại (new institutional sociology theory) 60

2.4.2 Lý thuyết ủy nhiệm (agency theory) 64

2.4.3 Lý thuyết thông tin hữu ích (decision usefulness theory) 66

2.5 Cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu lý thuyết 67

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 71

3.1 Giới thiệu 71

3.2 Phương pháp nghiên cứu 71

3.2.1 Xác định phương pháp 71

3.2.2 Thiết kế nghiên cứu 72

3.3 Nghiên cứu định tính 76

3.3.1 Quy trình nghiên cứu 76

3.3.2 Bảng câu hỏi phỏng vấn (dàn bài thảo luận) 77

3.3.3 Chọn mẫu 78

3.3.3.1 Phương pháp chọn mẫu 78

3.3.3.2 Đặc điểm mẫu phỏng vấn 78

3.3.3.3 Kích cỡ mẫu 80

3.3.4 Thu thập dữ liệu 81

3.3.5 Phân tích dữ liệu 82

3.3.5.1 Phương pháp phân tích dữ liệu 82

Trang 5

3.3.5.2 Quy trình phân tích dữ liệu 82

3.4 Nghiên cứu định lượng 84

3.4.1 Quy trình nghiên cứu định lượng 84

3.4.2 Cấu trúc bảng câu hỏi khảo sát 85

3.4.3 Chọn mẫu 86

3.4.4 Thu thập dữ liệu 89

3.4.5 Phương pháp xử lý dữ liệu thu thập 90

3.4.5.1 Thống kê mô tả 90

3.4.5.2 Kiểm định thống kê 90

3.4.5.3 Mô hình Logistic 91

3.5 Giả thuyết nghiên cứu và mô tả các biến 92

3.5.1 Xây dựng giả thuyết 92

3.5.1.1 Các giả thuyết liên quan nhu cầu của SMEs cần áp dụng IFRS for SMEs 92

3.5.1.2 Các giả thuyết liên quan đến sự thích hợp của các chuẩn mực, chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường theo quy định của IFRS for SMEs 93

3.5.2 Mô tả các biến 96

3.6 Kết luận chương 3 98

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 100

4.1 Giới thiệu 100

4.2 Phân tích và bàn luận kết quả nghiên cứu định tính 100

4.2.1 VAS hiện hành áp dụng cho SMEs 100

4.2.1.1 Vai trò của chuẩn mực kế toán (theo chủ đề 1.1, phụ lục D3) 100

4.2.1.2 Quan điểm về chuẩn mực kế toán giảm trừ hiện hành áp dụng cho SMEs (theo chủ đề 1.2, phụ lục D3) 101

4.2.1.3 Đối tượng sử dụng thông tin BCTC và mục đích sử dụng thông tin BCTC (theo chủ đề 2.1, 2.2, phụ lục D3) 102

4.2.1.4 Mức độ tuân thủ chuẩn mực và chất lượng thông tin BCTC (theo chủ đề 1.3, 1.4, 2.4, phụ lục D3) 104

4.2.2 CMBCTC khác biệt 107

Trang 6

4.2.2.1 Sự cần thiết và các nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng CMBCTC khác biệt

(theo chủ đề 3.2, phụ lục D3) 107

4.2.2.2 Tiêu chí phân loại SMEs (theo chủ đề 3.1, phụ lục D3) 109

4.2.2.3 Mục tiêu và quan điểm xây dựng CMBCTC khác biệt (theo chủ đề 3.3, 3.4, phụ lục D3) 111

4.2.3 Sự thích hợp của IFRS for SMEs 112

4.2.3.1 Đặc điểm SMEs và nhu cầu áp dụng IFRS for SMEs (theo chủ đề 4.1, 4.2, phụ lục D3) 112 4.2.3.2 Quan điểm về các chuẩn mực, chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường thích hợp với SMEs ( theo chủ đề 4.3, 4.4, phụ lục D3) 113

4.2.3.3 Những nhận định về lợi ích, khó khăn khi áp dụng IFRS for SMEs và hướng áp dụng thích hợp (theo chủ đề 4.5, 4.6, 4.7, phụ lục D3) 120

4.2.4 Kết luận từ kết quả của nghiên cứu định tính 123

4.3 Phân tích và bàn luận kết quả nghiên cứu định lượng 127

4.3.1 Thống kê đặc điểm của DN khảo sát 127

4.3.1.1 Hình thức pháp lý, hình thức sở hữu, lĩnh vực kinh doanh, kiểm toán BCTC

127

4.3.1.2 Quy mô và cấu trúc sở hữu 128

4.3.1.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động liên quan quốc tế 129

4.3.1.4 Kiến thức của đối tượng khảo sát về VAS và IFRS for SMEs 131

4.3.2 Đánh giá VAS hiện hành áp dụng cho SMEs Việt Nam 132

4.3.2.1 Đối tượng sử dụng thông tin BCTC của SMEs và mục đích sử dụng thông tin của SMEs 132

4.3.2.2 Mức độ tuân thủ chuẩn mực và chất lượng thông tin BCTC SMEs 135

4.3.3 Sự cần thiết của CMBCTC riêng cho SMEs và IFRS for SMEs 139

4.3.3.1 Thống kê mô tả 139

4.3.3.2 Kiểm định các giả thuyết liên quan nhu cầu của SMEs cần áp dụng IFRS for SMEs 140 4.3.3.3 Kết quả phân tích mô hình hồi quy Logistic 143

Trang 7

4.3.4 Sự phù hợp của chuẩn mực và chính sách, phương pháp kế toán của IFRS for

SMEs đối với SMEs Việt Nam 148

4.3.4.1 Sự phù hợp của các chuẩn mực 148

4.3.4.2 Đánh giá chi phí- lợi ích của các chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường 152

4.3.5 Nhận thức về lợi ích, khó khăn khi áp dụng IFRS for SMEs và hướng áp dụng IFRS for SMEs 165

4.3.6 Kết luận 166

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN TỔNG HỢP TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH, ĐỊNH LƯỢNG VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 169

5.1 Giới thiệu 169

5.2 Kết luận tổng hợp và bàn luận từ kết quả nghiên cứu định tính, định lượng 169 5.2.1 Nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs và các nhân tố đặc điểm SMEs ảnh hưởng đến nhu cầu này (mục tiêu 1& 3) 169

5.2.2 Sự thích hợp của các chuẩn mực, chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường của IFRS for SMEs và các nhân tố đặc điểm SMEs ảnh hưởng đến sự thích hợp này (mục tiêu 2&3) 171

5.2.3 Những lợi ích, khó khăn ảnh hưởng đến khả năng áp dụng và định hướng áp dụng IFRS for SMEs (mục tiêu 4) 174

5.3 Một số gợi ý chính sách 177

5.3.1 Định hướng áp dụng IFRS for SMEs 177

5.3.1.1 Sự cần thiết và tính khả thi khi áp dụng IFRS for SMEs 177

5.3.1.2 Tiêu chí SMEs 178

5.3.1.3 Hướng áp dụng IFRS for SMEs 179

5.3.2 Đề xuất các chuẩn mực, chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường thích hợp cho SMEs 181

5.3.3 Các giải pháp hỗ trợ của NN và các tổ chức nghề nghiệp 187

5.4 Hạn chế của nghiên cứu và hướng nghiên cứu tương lai 190 KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO- PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Hiệp hội kế toán Mỹ

Hiệp hội kế toán công chứng Anh quốc

Tổ chức nghiên cứu kế toán Úc

Hội đồng chuẩn mực kế toán Úc

Viện kế toán công chứng Mỹ

Hội đồng chuẩn mực kế toán Anh

Ủy ban Châu Âu

Liên minh Châu Âu

Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ

Hội đồng BCTC

CMBCTC cho DN nhỏ

Chuẩn mực báo cáo tài chính cho doanh nghiệp có quy mô vừa

Viện kế toán viên hành nghề Hồng Kông

Hiệp hội chứng khoán Hồng Kông

Trang 9

IAS International Accounting Standards

Chuẩn mực kế toán quốc tế

Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế

Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế IFRS for SMEs International Financial Reporting Standards for small-medium

sized entities Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế cho các DN nhỏ và vừa

Hội đồng chuẩn mực kế toán Malaysia

Chuẩn mực báo cáo tài chính cho các công ty tư nhân

Small- medium sized entities

Chuẩn mực báo cáo tài chính Thái Lan TFRS for NPAEs Thai Financial Reporting Standards for Non- publicly Accountable

Entities Chuẩn mực báo cáo tài chính cho doanh nghiệp không có trách nhiệm giải trình công khai Thái Lan

Diễn đàn thương mại và phát triển Liên hiệp quốc

Ngân hàng thế giới

Trang 10

DANH MỤC CÁC BẢNG

gia

32

Bảng 3.1 Mối liên hệ giữa mục tiêu, câu hỏi nghiên cứu và phương pháp

nghiên cứu

75

Bảng 4.1 Phân tích tương quan giữa quy mô và việc thực hiện kiểm toán

Bảng 4.3 Phân tích tương quan giữa quy mô và cơ cấu tố chức, hoạt động

liên quan quốc tế

các đối tượng sử dụng thông tin

133

Bảng 4.9 Phân tích tương quan giữa quy mô và nhận thức về mục đích sử

dụng thông tin BCTC

135

độ tin cậy của thông tin BCTC SMEs

136

Bảng 4.14 Phân tích tương quan giữa quy mô và nhận thức về lý do VAS

không phù hợp với nhu cầu BCTC của SMEs

138

Bảng 4.17 Kiểm định tương quan giữa các biến thuộc đặc điểm của SMEs

và nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs

141

Bảng 4.18 Phân tích tương quan giữa hình thức pháp lý và nhu cầu cần áp

dụng IFRS for SMEs

Trang 11

Bảng 4.24 Nhận thức của SMEs về tầm quan trọng của các chuẩn mực về

các yếu tố của báo cáo về tình hình tài chính

150

về các yếu tố của báo cáo kết quả kinh doanh

150

Bảng 4.28 Tổng hợp các chuẩn mực quan trọng và không quan trọng đối

với SMEs

151

Bảng 4.29 Đánh giá của SMEs về chi phí-lợi ích khi bắt buộc ghi nhận

thuế hoãn lại

153

Bảng 4.30 Phân tích tương quan giữa quy mô và nhận thức về chi phí-lợi

ích đối với SMEs khi bắt buộc ghi nhận thuế hoãn lại

153

Bảng 4.31 Đánh giá của SMEs về chi phí-lợi ích khi áp dụng hồi tố với

thay đổi chính sách kế toán

Bảng 4.34 Phân tích tương quan giữa biến vay nợ nước ngoài và nhận thức

về chi phí- lợi ích đối với SMEs khi lựa chọn giữa hai mô hình đánh giá TSCĐ hữu hình

157

Bảng 4.35 Phân tích tương quan giữa quy mô và nhận thức về chi phí- lợi

ích đối với SMEs lựa chọn giữa hai mô hình đánh giá TSCĐ hữu hình

158

Bảng 4.36 Đánh giá của SMEs về mô hình giá gốc có đánh giá tổn thất so

với không đánh giá tổn thất đối với TSCĐ hữu hình

159

Bảng 4.37 Đánh giá của SMEs về mô hình giá gốc có đánh giá tổn thất so

với không đánh giá tổn thất đối với TSCĐ vô hình

159

Bảng 4.38 Phân tích tương quan giữa quy mô và nhận thức về chi phí- lợi

ích đối với SMEs lựa chọn giữa hai mô hình đánh giá TSCĐ vô hình

160

Bảng 4.39 Đánh giá của SMEs về chi phí-lợi ích giữa nguyên tắc đánh giá

BĐS đầu tư theo giá trị hợp lý và theo giá gốc

161

vốn hóa và không vốn hóa chi phí triển khai

162

Bảng 4.41 Phân tích tương quan giữa tổ chức kiểm toán và nhận thức về

chi phí- lợi ích đối với SMEs lựa chọn giữa phương pháp kế toán vốn hóa và không vốn hóa chi phí triển khai

162

Bảng 4.42 Đánh giá của SMEs về sự lựa chọn giữa ghi nhận doanh thu, chi

phí HĐXD theo tiến độ kế hoạch và ghi nhận khi công trình hoàn thành

163

Bảng 4.43 Phân tích tương quan giữa quy mô và nhận thức về chi phí- lợi

ích đối với SMEs lựa chọn giữa ghi nhận DT-CP HĐXD theo

163

Trang 12

tiến độ KH và ghi nhận khi công trình hoàn thành Bảng 4.44 Nhận thức của SMEs về những lợi ích khi áp dụng IFRS for

SMEs

165

Bảng 4.45 Nhận thức của SMEs về những nhân tố gây khó khăn khi áp

dụng IFRS for SMEs

166

Bảng 5.1 Các đề xuất bổ sung, hoàn thiện đối với VAS hiện hành áp dụng

Trang 13

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ

Trang 14

DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục A IFRS for SMEs

A1 Danh sách một số quốc gia áp dụng IFRS for SMEs trên thế giới

Phụ lục B Tổng quan các nghiên cứu trước

B2 Tổng hợp các nghiên cứu đã thực hiện về sự thích hợp của các chuẩn

mực, chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường theo IFRS for SMEs

B3 Các nhân tố thuộc đặc điểm DN ảnh hưởng đến sự thích hợp của IFRS

for SMEs tổng hợp từ các nghiên cứu

3/2016

Phụ lục C Bảng câu hỏi phỏng vấn, khảo sát và bảng thang đo của các biến

C1 Bảng câu hỏi phỏng vấn chuyên gia là đại diện nhà ban hành các quy

định kế toán và các giám đốc kiểm toán

cứu về chuẩn mực kế toán

Phụ lục D Kết quả nghiên cứu định tính

cho SMEs VN D2 Tổng hợp ý kiến của chuyên gia (trừ KTT SMEs) về các chính sách kế

toán phù hợp với SMEs VN D3 Các khái niệm nghiên cứu từ phân tích dữ liệu định tính

Phụ lục E Kết quả nghiên cứu định lượng

E2 Phân tích tương quan các nhân tố đặc điểm của DN ảnh hưởng đến sự

phù hợp của các chuẩn mực IFRS for SMEs (3 bảng)

phí- lợi ích của các chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường

theo quy định IFRS for SMEs (4 bảng)

Phụ lục F Danh sách chuyên gia phỏng vấn và khảo sát

F1 Danh sách chuyên gia hiệu chỉnh dàn bài thảo luận và phỏng vấn thử F2 Danh sách chuyên gia phỏng vấn định tính chính thức

F3 Danh sách chuyên gia pretest bảng câu hỏi khảo sát

Trang 15

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

1.1 Cơ sở hình thành nghiên cứu

1.1.1 Tầm quan trọng của SMEs và IFRS for SMEs

SMEs là thành phần kinh tế nhiều tiềm năng và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của các quốc gia Theo Ecorys (2012), Châu Âu có khoảng 20,7 triệu SMEs, chiếm 98% tổng số DN và sử dụng khoảng 67% tổng số lao động Đối với các quốc gia ASEAN, SMEs là xương sống cho sự phát triển kinh tế bền vững của ASEAN, hơn 96% tổng số DN là SMEs, chiếm 50-85% số việc làm trong nước, đóng góp từ 30-53% GDP (ASEAN, 2013) Ở Mỹ, SMEs chiếm gần 99,7% trong tổng số DN, tạo ra khoảng 60% công việc tăng thêm hàng năm (trong khoảng từ năm 2009 đến giữa năm 2013) và cung cấp hơn một nửa tổng sản phẩm quốc nội phi nông nghiệp (SBEC, 2014)

Toàn cầu hóa đã dẫn đến việc mở rộng thị trường, tăng cường cạnh tranh và giảm những cản trở cho các DN khi tham gia vào thị trường quốc tế, do đó SMEs cũng phải đối mặt với các vấn đề phức tạp như các công ty niêm yết lớn (Ricci & ctg, 2010) Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho SMEs phát triển, cùng với mục tiêu nỗ lực hài hòa những quy định BCTC cho SMEs, IASB đã phát triển dự án xây dựng IFRS for SMEs

để đáp ứng nhu cầu của SMEs cần có CMBCTC thích hợp trong môi trường kinh doanh quốc tế Tháng 7/2009, IASB đã ban hành IFRS for SMEs Bộ chuẩn mực này được xây dựng dựa trên IFRS nhưng hoàn toàn là một bộ chuẩn mực độc lập và đơn giản hơn so với IFRS về nguyên tắc ghi nhận, đo lường và yêu cầu công bố IASB xác định việc ban hành IFRS for SMEs với mục tiêu cung cấp một bộ chuẩn mực có chất lượng cao và thích hợp đối với tất cả các DN có quy mô nhỏ, các DN chưa niêm yết ở tất cả các quốc gia dù đã áp dụng IFRS hay chưa.Việc quyết định áp dụng IFRS for SMEs là tự nguyện, tuy nhiên, IASB mong muốn bộ chuẩn mực này sẽ được chấp nhận rộng rãi trên toàn thế giới (Blaskova & Bohusova, 2013) Theo Pacter (2011), từ

Trang 16

khi ban hành đến năm 2011, 74 quốc gia đã tiếp nhận và đang xây dựng lộ trình áp dụng trong 3 năm tiếp theo Bohusova & Blaskova (2012) đánh giá trong thời gian gần đây, nhiều quốc gia đã chấp nhận và thực thi IFRS for SMEs và đa số các quốc gia này

là quốc gia đang phát triển (xem phụ lục A1)

1.1.2 SMEs và VAS áp dụng cho SMEs ở Việt Nam

Tại Việt Nam, SMEs đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động và đóng góp cho ngân sách NN Vì thế, thông tin kế toán được cung cấp bởi các DN này là đặc biệt quan trọng (Perera & Chand, 2015) Do đó, SMEs cần phải có các quy định kế toán được chuẩn hóa một cách phù hợp để áp dụng hiệu quả trong thực tế

Cho đến nay, BTC đã ban hành 26 chuẩn mực kế toán và nhiều thông tư hướng dẫn để từng bước đưa kế toán Việt Nam hòa nhập với kế toán quốc tế BTC cũng ban hành Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 về Chế độ kế toán áp dụng cho SMEs Theo quy định này, 26 VAS áp dụng cho SMEs được chia thành 3 nhóm, nhóm các VAS áp dụng đầy đủ, áp dụng không đầy đủ và nhóm các VAS không áp dụng đối với SMEs Thông tư 133/2016/TT-BTC vừa ban hành dù chỉ quy định các VAS mà SMEs không áp dụng, nhưng các hướng dẫn trong thông tư cũng vẫn giới hạn một số nội dung các chuẩn mực không áp dụng đầy đủ cho SMEs như QĐ 48/2006/QĐ-BTC Tuy nhiên, đối tượng sử dụng thông tin và nhu cầu thông tin kế toán đối với SMEs mang tính đặc thù không giống các DN niêm yết, DN có quy mô lớn Do đó, áp dụng chung VAS với những quy định giảm trừ dẫn đến thông tin kế toán dàn trải, không đáp ứng tập trung nhu cầu thông tin cho nhóm đối tượng này (Nguyễn Vũ Việt & Mai Ngọc Anh, 2010; Mai Ngọc Anh, 2011) Một số VAS không áp dụng hoặc áp dụng không đầy đủ đã gây tình trạng thiếu quy định hướng dẫn để tham chiếu khi xử lý công việc kế toán nhưng mặt khác vẫn tồn tại một số nội dung không cần thiết Hơn nữa, những VAS đầu tiên của VN được ban hành từ năm 2001 và mặc dù VAS được xây dựng trên cơ sở của IFRS nhưng đã lạc hậu do không được cập nhật, sửa đổi trong một thời gian dài nên không thể đảm bảo cung cấp thông tin có thể so sánh với các DN khác trên thế giới Trong xu thế hội nhập kế toán ngày càng mạnh mẽ, “Chiến lược kế

Trang 17

toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo QĐ 480/2013/QĐ-TTg VN đã xác định chủ trương nỗ lực để hoàn thiện hệ thống kế toán nói chung và chuẩn mực kế toán nói riêng của VN, thể hiện trong các quan điểm là “hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hệ thống chuẩn mực”, “hòa nhập với thông lệ quốc tế” Chủ trương này đã được thực hiện bởi hàng loạt các đổi mới trong thời gian vừa qua như Luật Kế toán sửa đổi đã được Quốc hội thông qua 11/2015 và chính thức có hiệu lực thi hành từ 1/1/2017, Dự thảo chỉnh sửa, bổ sung các nội dung liên quan đến 8 chuẩn mực kế toán đã ban hành lấy ý kiến TT 200/2014/TT-BTC về chế độ kế toán cho DN đã có các quy định phù hợp hơn với IFRS Và gần đây nhất, ngày 26/8/2016, thông tư 133/2016/TT-BTC về Chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa, có hiệu lực từ 1/1/2017 thay thế Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC cũng vừa ban hành Tuy nhiên, TT 133/2016/TT-BTC cũng chỉ như là một phiên bản thu nhỏ của TT 200/2014/TT-BTC, chưa thực sự dựa trên nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin SMEs để có các quy định phù hợp, chưa có điểm gì đột phá đáng kể để có thể gỡ bỏ khó khăn cho SMEs trong việc tuân thủ VAS cũng như cải thiện chất lượng thông tin BCTC Điều này dẫn đến vẫn tồn tại tình trạng khó khăn do thiếu quy định tham chiếu cho các DN có quy mô vừa nhưng lại quá khó, quá phức tạp đối với doanh nghiệp có quy mô nhỏ và siêu nhỏ Do đó, bộ phận DN này có thể vẫn sẽ gặp trở ngại, và vì thế

sẽ gây ra sự bàng quan của nhiều DN đối với quy định mới này như thời gian vừa qua

đã từng xảy ra đối với QĐ 48/2006/QĐ-BTC Mặt khác, BTC cũng chỉ mới dừng lại ở thông tư hướng dẫn chế độ kế toán, chưa có sự đổi mới toàn diện liên quan đến hệ thống chuẩn mực kế toán Đồng thời, sự khác biệt giữa VAS và IFRS/IFRS for SMEs còn khá xa và tốc độ hội tụ vẫn còn chậm

Ngoài ra, SMEs Việt Nam ngày càng tăng cường tham gia vào các hoạt động quốc tế, hơn nữa cũng cần thu hút vốn trong và ngoài nước để phát triển nên yêu cầu thông tin tài chính minh bạch trở nên bức thiết Chuẩn mực kế toán thích hợp sẽ giúp

DN lập BCTC có chất lượng đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin đáng tin cậy và hữu ích cho các đối tượng sử dụng thông tin Như vậy, tương tự các quốc gia khác, VN cũng đang có những áp lực về hài hòa với IFRS/IFRS for SMEs Tuy nhiên, những thay đổi đáng kể trong hệ thống chuẩn mực kế toán VN, đặc biệt là liên quan đến

Trang 18

SMEs để đáp ứng xu hướng hội nhập vẫn chưa được giải quyết một cách toàn diện trong thời gian vừa qua

1.2 Vấn đề nghiên cứu

Áp dụng IFRS thể hiện một bước hướng đến hài hòa và hội tụ kế toán quốc tế và được khuyến khích bởi vì chuẩn mực này giúp cải thiện chất lượng và khả năng so sánh quốc tế của BCTC (Brown & Tarca, 2005; Navarro-García & Bastida, 2010) Thuật ngữ “áp dụng IFRS” được sử dụng để chỉ cách thức lựa chọn áp dụng IFRS (chấp nhận hoàn toàn IFRS thay thế chuẩn mực kế toán quốc gia, phê chuẩn từng chuẩn mực hay hội tụ…) của các quốc gia (Zeff & Nobes, 2010) Albu & ctg (2013) cũng khẳng định áp dụng IFRS for SMEs là giải pháp làm tăng tính so sánh của BCTC SMEs Pactor, người chịu trách nhiệm chính về IFRS for SMEs cũng khẳng định

“IFRS for SMEs sẽ cung cấp cho các DN một giấy thông hành để tăng thu hút vốn ở thị trường trong nước và quốc tế” (IASB, 2009c) Nói cách khác, việc quyết định áp dụng IFRS/IFRS for SMEs là vấn đề quan trọng của các quốc gia, trong đó có Việt Nam

Xuất phát từ mục tiêu xây dựng IFRS for SMEs của IASB, các quốc gia trên thế giới đã cân nhắc việc áp dụng bộ chuẩn mực này IFRS for SMEs là bộ chuẩn mực có chất lượng cao được xây dựng dựa trên nhu cầu của đối tượng sử dụng thông tin, chi phí và khả năng của SMEs nhưng sự thích hợp, tính khả thi và việc chấp nhận bộ chuẩn mực này khác nhau ở các quốc gia do những điều kiện khác biệt về kinh tế xã hội, luật pháp, yêu cầu cung cấp thông tin và nội lực của SMEs… Các vấn đề này vẫn còn là những câu hỏi gây nhiều tranh luận

Từ những vấn đề đó, một số các nhà nghiên cứu trên thế giới đã thực hiện các nghiên cứu mang tính dự báo trước để đánh giá, phân tích sự thích hợp của IFRS for SMEs đối với nhu cầu BCTC của SMEs ở một số quốc gia, làm cơ sở cho quyết định

áp dụng IFRS for SMEs Tuy nhiên, các nghiên cứu này vẫn còn tồn tại một số hạn chế Thứ nhất, về bối cảnh và số lượng nghiên cứu, theo Albu & ctg (2013), Blaskova

& Bohusova (2013), các nghiên cứu về IFRS for SMEs còn khá khiêm tốn và chỉ giới hạn ở bối cảnh của mỗi quốc gia với những đặc trưng riêng về môi trường hoạt động,

Trang 19

về tiêu chí phân loại SMEs, chưa thể kết luận chung cho tất cả các quốc gia, chủ yếu tập trung ở Nam Phi (Stainbank, 2008; Wyk & Rossouw, 2009; Schutte & Buys,

2010, Stainbank & Tafuh, 2011), Thổ Nhĩ Kỳ (Atik, 2010), Ghana (Otchere & Agbeibor, 2012); Fiji (Chand & ctg, 2015) và một số quốc gia thuộc châu Âu như Đức, Romania, Thụy Điển, Hà Lan …(Eierle & Haller, 2009; Albu & ctg, 2010; Aamir & Farooq, 2010; Quali & Paoloni, 2012; Litjens & ctg, 2012) Thứ hai, kết luận từ các nghiên cứu về những vấn đề gây tranh luận khi áp dụng IFRS for SMEs như: nhu cầu của SMEs đối với bộ chuẩn mực này, các chuẩn mực, chính sách kế toán theo quy định của IFRS for SMEs đáp ứng yêu cầu BCTC của SMEs…ở một số quốc gia nghiên cứu không hoàn toàn như nhau Thứ ba, mô hình các nhân tố thuộc đặc điểm của DN có thể ảnh hưởng đến sự thích hợp của IFRS for SMEs không những chỉ được kiểm định với một số ít các nhân tố mà sự tác động của các nhân tố này còn mâu thuẫn chưa thống nhất Điều này dẫn đến tiêu chí định tính, định lượng nhằm phân loại SMEs để áp dụng IFRS for SMEs vẫn chưa được giải quyết Cuối cùng, các nghiên cứu trước thực hiện chủ yếu dựa trên dự thảo hoặc IFRS for SMEs phiên bản 2009, ít nghiên cứu dựa trên phiên bản IFRS for SMEs sau khi được IASB điều chỉnh hoàn tất vào đầu năm 2015

Tại Việt Nam, theo Trần Đình Khôi Nguyên (2011), các nghiên cứu trong nước thời gian qua chủ yếu bàn về tổ chức công tác kế toán hay chế độ kế toán cho SMEs Các nghiên cứu về IFRS for SMEs chỉ là các bài viết cung cấp thông tin về việc ban hành IFRS for SMEs của IASB, một vài nội dung quy định của IFRS for SMEs so sánh với IFRS và đề nghị Việt Nam nên áp dụng, nhưng không có cơ sở lý thuyết hay khảo sát thực nghiệm mang tính thuyết phục Một vài nghiên cứu mới sau này về IFRS for SMEs có thực hiện khảo sát thu thập dữ liệu như nghiên cứu của Trần Thị Trang (2013) Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ mới dừng ở đánh giá thực trạng áp dụng VAS đối với SMEs ở một vài khía cạnh và xác định quan điểm về xây dựng CMBCTC riêng cho SMEs, chưa đề xuất tiêu chí SMEs áp dụng cũng như chưa có bất kỳ sự đánh giá nào về sự thích hợp của IFRS for SMEs Hay, nghiên cứu của Trần Thị Thanh Hải (2015) nêu ra một phạm vi khá rộng liên quan đến khung pháp lý về kế toán cho SMEs, nên các vấn đề về IFRS for SMEs chưa được đánh giá sâu và toàn diện Do đó,

Trang 20

có thể khẳng định chưa có một nghiên cứu nào mang tính học thuật được công bố liên quan đến sự thích hợp của IFRS for SMEs ở VN

Mặt khác, ngoài số lượng nghiên cứu về IFRS for SMEs trên thế giới cũng như Việt Nam còn khan hiếm, quan điểm hội tụ với IFRS for SMEs của các quốc gia cũng khác biệt nhau Một số quốc gia đã tiếp nhận hoặc xây dựng lộ trình tiếp nhận (Anh, Singapore, Hồng Kông, Malaysia, Thái Lan…), trong khi đó một số quốc gia khác chỉ trích sự cần thiết của IFRS for SMEs và không chấp nhận áp dụng (Đức, Thụy Điển…) Vì thế, nhu cầu nghiên cứu bổ sung cho các nghiên cứu trước đây về sự thích hợp IFRS for SMEs vẫn rất cần thiết do giới hạn về số lượng nghiên cứu, kết luận nghiên cứu, bối cảnh cụ thể, môi trường hoạt động kinh doanh của SMEs, đặc điểm đa dạng của SMEs… Hơn nữa, phần lớn các nghiên cứu thực hiện ở các nước phát triển hoặc các nước đang phát triển nhưng đã áp dụng đầy đủ IFRS, thiếu nghiên cứu về IFRS for SMEs ở các nước có nền kinh tế mới nổi và việc áp dụng IFRS còn khá hạn chế như Việt Nam

Như vậy, dựa trên bối cảnh của thế giới và điều kiện Việt Nam, để khắc phục

khe hổng nghiên cứu đã phân tích ở trên, nghiên cứu về “Sự thích hợp của Chuẩn

mực báo cáo tài chính quốc tế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa áp dụng tại Việt Nam” là cần thiết Kết quả của nghiên cứu có thể trả lời cho câu hỏi liệu VN có nên

áp dụng IFRS for SMEs, áp dụng theo hướng nào, xây dựng một bộ chuẩn mực riêng phù hợp cho SMEs dựa trên nội dung quy định của IFRS for SMEs hay chấp nhận hoàn toàn IFRS for SMEs thay thế cho VAS hiện hành, hoặc không chấp nhận áp dụng IFRS for SMEs Đồng thời, nghiên cứu cũng cho phép xác định tiêu chí SMEs

để áp dụng hiệu quả Từ nền tảng đó, thiết lập các giải pháp mang tính định hướng phát triển CMBCTC phù hợp với SMEs VN nhằm hỗ trợ SMEs có sự chuẩn bị tốt hơn cho tiến trình hội tụ kế toán quốc tế

2 Mục tiêu nghiên cứu

IFRS for SMEs là chuẩn mực kế toán có chất lượng được khuyến khích áp dụng

để cải thiện khả năng so sánh của BCTC SMEs ở cả phạm vi quốc gia và quốc tế, giúp SMEs dễ dàng tham gia vào thị trường thế giới (IASB, 2009b, c) Tuy nhiên, do sự đa dạng về môi trường hoạt động, điều kiện kinh tế xã hội, nội lực… của SMEs, nhu cầu

Trang 21

và sự hữu ích của IFRS for SMEs có thể khác nhau ở các quốc gia và dẫn đến mỗi quốc gia có những cách thức tiếp cận khác nhau SMEs VN ngày càng tham gia vào các hoạt động quốc tế nên yêu cầu hội tụ kế toán quốc tế là vấn đề không cần bàn cãi

Để có chiến lược và cách thức áp dụng hiệu quả IFRS for SMEs, cần các nghiên cứu đánh giá và phân tích một cách toàn diện về sự thích hợp của bộ chuẩn mực này đối với yêu cầu BCTC của SMEs Tuy nhiên, vấn đề này hầu như chưa có một nghiên cứu nào thực hiện ở VN

Vì thế, mục tiêu chính của luận án là nghiên cứu sự thích hợp của IFRS for SMEs và khám phá, kiểm định các nhân tố thuộc đặc điểm của DN ảnh hưởng đến sự thích hợp của IFRS for SMEs đối với yêu cầu BCTC của SMEs VN Nghiên cứu cũng đánh giá và phân tích khó khăn của SMEs khi áp dụng VAS hiện hành, những lợi ích mong đợi, những trở ngại có thể gây ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng IFRS for SMEs cũng như định hướng áp dụng IFRS for SMEs cho SMEs ở VN

Để đạt được mục tiêu tổng thể này, cần thiết phải chia thành nhiều mục tiêu cụ thể:

1 Xác định nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs của SMEs VN

2 Đánh giá sự thích hợp của các chuẩn mực, chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường của IFRS for SMEs đối với SMEs VN

3 Xác định những nhân tố đặc điểm SMEs ảnh hưởng đến:

 Nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs;

 Sự thích hợp của các chuẩn mực, chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường của IFRS for SMEs

4 Nhận diện những thuận lợi, trở ngại ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS for SMEs và phân tích định hướng áp dụng IFRS for SMEs

Để giải quyết các mục tiêu nghiên cứu cụ thể trên, hay nói cách khác là trả lời cho câu hỏi chính của luận án là liệu áp dụng IFRS for SMEs có thật sự cần thiết và thích hợp với SMEs VN hay không, nội dung luận án cần trả lời các câu hỏi nghiên cứu như sau:

Trang 22

1 Thực trạng áp dụng VAS đối với SMEs trong thời gian qua như thế nào?

2 SMEs Việt Nam có nhu cầu áp dụng đối với IFRS for SMEs không?

3 Các chuẩn mực, chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường nào theo quy định của IFRS for SMEs thích hợp với SMEs Việt Nam?

4 Có mối liên hệ gì giữa các nhân tố đặc điểm SMEs với nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs? Có mối liên hệ gì giữa các nhân tố đặc điểm SMEs với sự thích hợp của các chuẩn mực, chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận, đo lường theo quy định của IFRS for SMEs?

5 Những thuận lợi, trở ngại nào có thể ảnh hưởng đến khả năng áp dụng IFRS for SMEs? Định hướng áp dụng thích hợp IFRS for SMEs đối với SMEs VN là như thế nào?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

 IFRS for SMEs do IASB ban hành; CMBCTC cho SMEs của một số quốc gia trên thế giới; VAS và các văn bản pháp quy đã ban hành và đang áp dụng cho SMEs Việt Nam

 Các nhân tố thuộc đặc điểm của doanh nghiệp ảnh hưởng đến sự thích hợp của IFRS for SMEs áp dụng cho SMEs VN

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Luận án chỉ tập trung nghiên cứu CMBCTC áp dụng cho SMEs theo định nghĩa SMEs của IASB, không đề cập đến chuẩn mực kế toán cho các đối tượng khác Mặt khác, luận án đánh giá nhận thức của SMEs, các đối tượng liên quan đến BCTC của SMEs về sự thích hợp của các chuẩn mực, chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và

đo lường theo quy định của IFRS for SMEs dựa trên sự khác biệt cơ bản của IFRS for SMEs và VAS hiện hành áp dụng cho SMEs VN Nội dung luận án không tập trung trực tiếp vào sự khác biệt về yêu cầu công bố thông tin Tuy nhiên, các đánh giá, phân tích quan điểm của các đối tượng có liên quan đến BCTC của SMEs về các chính sách

kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường theo IFRS for SMEs đã được đặt trên cơ sở xem xét chi phí-lợi ích gắn kết với nhu cầu cung cấp thông tin hữu ích cho các đối

Trang 23

tượng sử dụng thông tin BCTC của SMEs khi lựa chọn áp dụng các chính sách kế toán này theo đúng mục tiêu xây dựng IFRS for SMEs của IASB

Theo khái niệm của IASB, SMEs bao gồm những DN không có trách nhiệm giải trình công khai và phát hành BCTC theo mục đích chung cho các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài IASB không xác định tiêu chí định lượng cho SMEs vì sẽ không khả thi khi thiết lập tiêu chí định lượng có thể áp dụng cho hơn 100 quốc gia trên thế giới trong một thời gian dài Theo quan điểm của IASB, tiêu chí định tính phải được tuân thủ và các quốc gia có thể sẽ tự quyết định tiêu chí định lượng phù hợp Trong luận án này, thống nhất với IASB, tác giả sử dụng thuật ngữ SMEs theo khái niệm của IASB, tức là đề cập đến các công ty chưa niêm yết nói chung (không kể các công ty đại chúng) với những quy mô khác nhau (tiêu chí về quy mô được xác định theo quy định của VN-NĐ 56/2009/NĐ-CP) Do đó, các DN được nghiên cứu là các công ty chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán chính thức, không bao gồm các công ty đại chúng, ngân hàng, công ty bảo hiểm, chứng khoán, các tổ chức tương tự có nhận vốn

từ công chúng

Có nhiều nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự thích hợp của IFRS for SMEs, trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả chủ yếu đề cập đến các nhân tố thuộc đặc điểm của SMEs vì đây chính là những nhân tố quan trọng thể hiện sự đa dạng về môi trường kinh doanh, cơ cấu vốn, nội lực của SMEs dẫn đến quyết định ban hành các quy định

kế toán phù hợp cho SMEs của IASB mà bất cứ quốc gia nào khi quyết định áp dụng các bộ CMBCTC khác biệt1cũng đều phải quan tâm

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn hợp với thiết kế hỗn hợp song hành hội tụ (hỗn hợp đa phương pháp) Phương pháp này được áp dụng theo cách thức kết hợp phương pháp định tính và định lượng tiến hành đồng thời nhưng riêng biệt, có vai trò như nhau trong thu thập và phân tích dữ liệu, chỉ hợp nhất kết quả

1 Thuật ngữ các bộ CMBCTC khác biệt trong luận án này xuất phát từ thuật ngữ tiếng Anh “differential reporting standards”

sử dụng để chỉ các bộ CMBCTC có những quy định khác biệt nhau cho các doanh nghiệp khác nhau về một số tiêu chí định tính, định lượng như quy mô, hình thức pháp lý, tình trạng niêm yết… được khái quát ở mục 2.2, chương 2 Trong luận án này, thuật ngữ các bộ CMBCTC khác biệt hay gọi tắt là CMBCTC khác biệt được sử dụng với ý nghĩa tương đương nhau

Trang 24

trong phần phân tích kết quả nghiên cứu chung để thực hiện tất cả các mục tiêu nghiên cứu đã nêu ở trên:

 Nghiên cứu định tính thực hiện bằng phương pháp GT với công cụ thảo luận tay đôi Các chuyên gia phỏng vấn là đại điện cho cơ quan ban hành chuẩn mực kế toán, giám đốc kiểm toán, giám đốc ngân hàng, giảng viên có kinh nghiệm giảng dạy, nghiên cứu về VAS, IFRS/IFRS for SMEs và GĐTC, KTT SMEs

 Nghiên cứu định lượng, thực hiện thông qua khảo sát bằng bảng câu hỏi với các đối tượng là GĐTC, KTT, KTTH của SMEs Công cụ thu thập dữ liệu gồm phỏng vấn trực diện và email Sử dụng phân tích thống kê để xử lý dữ liệu

5 Ý nghĩa của nghiên cứu

5.1 Ý nghĩa khoa học

 Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về CMBCTC khác biệt của IASB cũng như một

số quốc gia Khái quát khuynh hướng hội tụ với IFRS for SMEs của các quốc gia trên thế giới và các nghiên cứu liên quan đến sự thích hợp của IFRS for SMEs

 Tổng hợp các quan điểm về tiêu chí phân loại SMEs Đặc biệt, đóng góp quan trọng nhất trong nghiên cứu này là xác lập tiêu chí SMEs phù hợp để áp dụng IFRS for SMEs trên cơ sở kết hợp tiêu chí định tính và định lượng

 Bổ sung vào khe hổng các nghiên cứu liên quan đến sự thích hợp của IFRS for SMEs đối với SMEs có những đặc điểm khác nhau ở VN nói riêng và các quốc gia đang phát triển nói chung

 Cung cấp thêm một bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của các nhân tố thuộc đặc điểm SMEs đến nhu cầu và sự thích hợp của các chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường của IFRS for SMEs, qua việc thực hiện kiểm định 9 nhân tố thể hiện môi trường hoạt động đa dạng, cơ cấu tổ chức, nguồn lực của SMEs Trong đó, có 3 nhân tố mới được phát hiện từ kết quả của nghiên cứu định tính

Trang 25

 Xác lập định hướng phát triển CMBCTC phù hợp với SMEs VN

5.2 Ý nghĩa thực tiễn

 Là nguồn thông tin cần thiết cho các cơ quan quan NN, cụ thể là BTC nhận định rõ về thực trạng áp dụng VAS đối với SMEs trong thời gian vừa qua và đánh giá nhu cầu của SMEs đối với IFRS for SMEs

 Là tài liệu tổng hợp quan điểm đánh giá của SMEs, các chuyên gia trong lĩnh vực kiểm toán, giảng dạy, nghiên cứu về sự khác biệt giữa IFRS for SMEs và VAS, bộ chuẩn mực nào thích hợp hơn đối với yêu cầu BCTC của SMEs, tiêu chí SMEs áp dụng, những thuận lợi và khó khăn gây cản trở cho hiệu quả áp dụng IFRS for SMEs Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu đó, có thể đánh giá mức độ thích hợp của IFRS for SMEs đối với nhu cầu BCTC của SMEs Việt Nam để BTC có những chính sách đổi mới các quy định kế toán và xây dựng kế hoạch hội tụ thích hợp cho bộ phận SMEs

 Là tài liệu tham khảo hữu ích cho các nhà nghiên cứu, SMEs và các đối tượng khác quan tâm đến BCTC SMEs, IFRS for SMEs và CMBCTC khác biệt

6 Kết cấu của đề tài

Luận án có kết cấu bao gồm 5 chương và được trình bày theo bố cục và nội dung chính như sau:

Phần mở đầu giới thiệu về vấn đề nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu Đồng thời mô tả

sơ lược về phương pháp nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học

và thực tiễn của luận án

Chương 1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu: lược khảo các nghiên cứu liên quan đến

sự thích hợp của IFRS for SMEs Từ đó, xác định khe hổng nghiên cứu mà luận án cần

thực hiện nghiên cứu

Chương 2 Cơ sở lý thuyết về CMBCTC quốc tế cho SMEs: trình bày những vấn đề

liên quan đến SMEs và CMBCTC khác biệt thích hợp với nhu cầu BCTC của SMEs Đồng thời, hệ thống hóa cơ sở lý thuyết về IFRS for SMEs và trình bày lý thuyết nền của nghiên cứu

Trang 26

Chương 3 Phương pháp nghiên cứu: thảo luận về phương pháp nghiên cứu sử dụng

trong đề tài Chương này trình bày chi tiết về quy trình thực hiện nghiên cứu, chọn mẫu, phương pháp thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu cho từng phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và bàn luận: trình bày và bàn luận kết quả nghiên

cứu định tính từ phân tích dữ liệu thu thập qua phỏng vấn sâu các chuyên gia là đại diện cơ quan ban hành các quy định kế toán, giám đốc kiểm toán, giám đốc ngân hàng, giảng viên, KTT SMEs Song song đó, phân tích và bàn luận kết quả nghiên cứu định lượng thông qua dữ liệu thu thập từ bảng câu hỏi khảo sát GĐTC, KTT, KTTH SMEs nhằm đánh giá sự thích hợp của IFRS for SMEs ở VN Đồng thời, xác định SMEs với những đặc tính gì có nhu cầu và thích hợp để áp dụng IFRS for SMEs

Chương 5 Kết luận tổng hợp từ kết quả nghiên cứu định tính, định lượng và gợi ý chính sách: trình bày kết luận rút ra từ kết quả tích hợp của nghiên cứu định tính và

định lượng Từ nền tảng đó, đề xuất một số gợi ý chính sách Ngoài ra, những hạn chế của nghiên cứu cũng được phân tích làm cơ sở cho việc xác định phương hướng nghiên cứu trong tương lai

Trang 27

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Giới thiệu

Mục đích của chương này là hệ thống hóa, phân tích các nghiên cứu trước, xác định khe hổng nghiên cứu làm cơ sở thực hiện nghiên cứu Bắt đầu là trình bày và bàn luận các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới, các nghiên cứu thực hiện ở VN Sau đó, phân tích những kết quả đạt được và những vấn đề cần tiếp tục thực hiện nghiên cứu

1.2 Các nghiên cứu trên thế giới

Trong hơn hai thập kỷ qua, IFRS luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Tuy nhiên, đối với IFRS for SMEs, số lượng và mức độ đa dạng của các nghiên cứu còn hạn chế vì vấn đề còn khá mới, đồng thời các quốc gia áp dụng IFRS for SMEs trong thời gian chưa dài Mkasiwa (2014) tổng kết 100 nghiên cứu trong khoảng năm 1985-2014 về BCTC của SMEs và CMBCTC khác biệt đã kết luận trước năm 2006, mỗi năm trung bình có không quá 3 nghiên cứu Từ sau năm 2006, sau khi bản dự thảo về IFRS for SMEs được ban hành, số lượng nghiên cứu đã tăng vọt, trung bình 10 nghiên cứu trong một năm Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu, các nghiên cứu này có thể chia thành 2 giai đoạn trước và sau khi IASB ban hành IFRS for SMEs

Các nghiên cứu trong giai đoạn trước khi IFRS for SMEs ban hành chủ yếu đề cập đến sự cần thiết của CMBCTC riêng cho SMEs, sự hài hòa BCTC cho SMEs, đánh giá sự thích hợp của IFRS áp dụng cho SMEs và những ý kiến phân tích, tranh luận về dự án xây dựng IFRS for SMEs của IASB

Các nghiên cứu về IFRS for SMEs sau khi bộ chuẩn mực này được ban hành tập trung vào các hướng:

 Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định áp dụng IFRS for SMEs Các nghiên cứu này thường thực hiện phạm vi khảo sát rộng ở nhiều quốc gia đã áp dụng và chưa áp dụng IFRS for SMEs;

 Đánh giá tác động của IFRS for SMEs đối với SMEs, đánh giá chất lượng BCTC trước và sau khi áp dụng IFRS for SMEs Các nghiên cứu này dựa

Trang 28

trên dữ liệu là BCTC của SMEs để phân tích và chỉ được thực hiện ở các quốc gia đã áp dụng IFRS for SMEs;

 Đánh giá, phân tích IFRS for SMEs thông qua nhận thức của các đối tượng liên quan đến BCTC của SMEs Các nghiên cứu này thực hiện nhiều ở các quốc gia chưa áp dụng chuẩn mực Cụ thể tranh luận về: (1) đối tượng và nhu cầu sử dụng thông tin BCTC SMEs (2) nhu cầu cần IFRS for SMEs, (3) tiêu chí SMEs áp dụng phù hợp, (4) các chuẩn mực, chính sách kế toán của IFRS for SMEs thích hợp với SMEs (5) những thuận lợi, khó khăn gây cản trở SMEs trong quá trình hài hòa, hội tụ kế toán quốc tế

Trong luận án này, chúng tôi tập trung lược khảo các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đánh giá, phân tích IFRS for SMEs để làm rõ sự thích hợp của IFRS for SMEs Vấn đề này bao trùm nhiều nội dung nên có thể cung cấp một lượng lớn các quan điểm từ các nghiên cứu đã thực hiện về IFRS for SMEs

1.2.1 Nghiên cứu về nhu cầu cần có IFRS for SMEs

IASB cho rằng cần phải xây dựng CMBCTC quốc tế riêng cho SME vì thông tin BCTC của SMEs cần so sánh được trên phạm vi toàn cầu do SMEs cũng phải có trách nhiệm về chất lượng thông tin BCTC đối với các tổ chức tài chính, nhà cung cấp, các công ty đầu tư mạo hiểm, các tổ chức xếp hạng tín dụng và những nhà đầu tư ở bên ngoài quốc gia của SMEs (IASB, 2009c, BC36, 37) Cũng đồng quan điểm, Atik (2010) cho rằng hiện nay SMEs có các hoạt động đầu tư, kinh doanh, vay nước ngoài… nên cũng cần chứng minh nguồn lực tài chính hoặc cũng cần đánh giá các đối tác cùng tham gia hoạt động kinh doanh Áp dụng IFRS là một giải pháp đối với DN

để tăng độ tin cậy và tính so sánh của thông tin BCTC Tuy nhiên, IFRS lại quá phức tạp sẽ đặt ra gánh nặng đáng kể cho SMEs do chi phí tuân thủ có thể vượt quá lợi ích đạt được Mặt khác, IFRS được thiết lập cho nhu cầu thông tin của các đối tượng liên quan đến các công ty lớn, công ty đa quốc gia hoạt động trong thị trường tài chính toàn cầu nên có thể không thể đáp ứng nhu cầu BCTC của SMEs (Nerudova & Bohusova, 2008; Jermakowicz & Epstein, 2010)

Trang 29

Như vậy, theo IASB, sự cần thiết của việc xây dựng CMBCTC quốc tế cho SMEs phát sinh từ cơ cấu tổ chức liên quan quốc tế, hoạt động quốc tế, đối tượng và nhu cầu của người sử dụng thông tin BCTC của SMEs (Otchere & Agbeibor, 2012) Dựa vào lập luận này, hàng loạt các nghiên cứu đã được tiến hành khảo sát thực nghiệm ở các nước để đánh giá nhu cầu của SMEs về IFRS for SMEs Căn cứ vào kết quả nghiên cứu có thể chia các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này thành 3 nhóm: các nghiên cứu khẳng định SMEs cần có CMBCTC quốc tế (Mazars, 2008; Ikahaimo & ctg, 2008; Atik, 2010; Schutte & Buys, 2010; Stainbank, 2010; Eierle & Haller, 2010; Otchere & Agbeibor, 2012), các nghiên cứu không ủng hộ (Sian & Roberts, 2008; Aamir & Farooq, 2010) và nghiên cứu có quan điểm trung dung về nhu cầu cần có CMBCTC riêng cho SMEs (Chand & ctg, 2006; Quagli & Paoloni, 2012; Albu & ctg, 2013) (xem phụ lục B1)

Mazars (2008) khảo sát nhận thức của 1593 SMEs ở 6 quốc gia thuộc EU gồm Pháp, Đức, Ý, Hà Lan, Tây Ban Nha và Anh về quá trình hội tụ chuẩn mực kế toán quốc gia với IFRS for SMEs Kết quả thống kê mô tả dữ liệu khảo sát cho thấy hầu hết SMEs đều tán thành cần có IFRS for SMEs, trong đó Tây Ban Nha và Hà Lan là hai quốc gia có tỷ lệ SMEs ủng hộ mạnh mẽ nhất (hơn 90%) Lý do SMEs ủng hộ IFRS for SMEs vì họ cho rằng việc áp dụng sẽ tạo ra một bộ chuẩn mực chung cho toàn Châu Âu, BCTC sẽ tăng khả năng so sánh, khả năng cung cấp thông tin hữu ích và thuận lợi hơn cho quản lý SMEs của Ý còn cho rằng thuận lợi này có tác dụng xuyên quốc gia và làm gia tăng nguồn khách hàng tiềm năng SMEs Tây Ban Nha khẳng định mặc dù có những khó khăn phải đương đầu khi áp dụng IFRS for SMEs nhưng lợi ích đạt được sẽ cao hơn khó khăn và thách thức

Ikahaimo & ctg (2008) thực hiện nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi về nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs của SMEs Phần Lan Phương pháp nghiên cứu định tính thực hiện bằng cách phỏng vấn các chuyên gia IFRS, kế toán viên, KTV về thuận lợi, khó khăn cũng như quan điểm đánh giá chi phí và lợi ích khi áp dụng IFRS for SMEs

Kế toán viên nhận định họ sẽ phải tốn nhiều chi phí cho việc đào tạo kiến thức về IFRS for SMEs, chi phí cũng tăng thêm cho quá trình xử lý thông tin Tuy nhiên, công

Trang 30

ty sẽ có nhiều cơ hội tham gia vào thị trường tài chính quốc tế KTV cho rằng lợi ích

họ thu được sẽ nhiều hơn vì tăng khối lượng công việc về tư vấn và đào tạo với nhiều khách hàng nhưng đồng thời các công ty kiểm toán cũng phải nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin và huấn luyện nhân viên để đáp ứng yêu cầu của CMBCTC quốc tế Từ kết quả phỏng vấn, nghiên cứu kết luận việc bắt buộc áp dụng IFRS for SMEs ngay hiện tại sẽ dẫn đến tăng chi phí cho cả DN áp dụng lẫn các công ty kiểm toán Nhưng

về lâu dài trong tương lai xa, áp dụng IFRS for SMEs sẽ giúp nâng chất lượng thông tin BCTC và mang lại nhiều lợi ích cho các đối tượng này Một khám phá quan trọng trong nghiên cứu là các tác giả khẳng định mức độ quốc tế hóa của DN là một trong những nhân tố tác động đến lợi ích khi áp dụng IFRS for SMEs Nghiên cứu khẳng định những hoạt động liên quan đến quốc tế sẽ thúc đẩy SMEs có nhu cầu áp dụng IFRS for SMEs Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề nghị nên có một số DN “được hình thành cho thị trường toàn cầu” để hoạt động trong thị trường toàn cầu và các DN này

dù không nhiều nhưng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Phần Lan Nghiên cứu ủng hộ việc tự nguyện áp dụng IFRS for SMEs đối với các công ty có nhiều hoạt động kinh doanh liên quan đến thị trường quốc tế Các công ty này là các DN có nhu cầu áp dụng IFRS for SMEs

Nghiên cứu của Atik (2010) thực hiện đánh giá quan điểm của SMEs Thổ Nhĩ

Kỳ về việc chấp nhận IFRS for SMEs và những nhân tố ảnh hưởng đến quan điểm này Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu thuận tiện để khảo sát bằng bảng câu hỏi khoảng 2.700 SMEs 216 chủ DN, nhà quản lý và kế toán viên SMEs phản hồi chiếm

tỷ lệ 8% Kết quả phân tích mẫu của nghiên cứu cho thấy đa số SMEs khảo sát đều thuộc loại nhỏ theo tiêu chuẩn phân loại SMEs của Thổ Nhĩ Kỳ (doanh thu < 5 triệu Liras- đơn vị tiền tệ của Thổ Nhĩ Kỳ và lao động ít hơn 10 người) Hầu hết SMEs đều thuê kế toán bên ngoài để lập BCTC và BCTC chủ yếu cho mục đích thuế (74,7%) 19% SMEs tham gia khảo sát có VĐTNN và hơn 35% SMEs có hoạt động XK và NK

Dù hạn chế trong các hoạt động liên quan quốc tế nhưng tỷ lệ SMEs ủng hộ áp dụng IFRS for SMEs khá cao (94,41%) 72,67% SMEs mong muốn được tự nguyện áp dụng Kết quả kiểm định Chi-square và Mann Whitney U khẳng định SMEs không phân biệt quy mô, lĩnh vực kinh doanh, có hay không hoạt động liên quan đến quốc tế,

Trang 31

có chủ DN là nước ngoài hay không đều ủng hộ cho việc chấp nhận và áp dụng IFRS for SMEs nhưng SMEs có hoạt động quốc tế thì có nhu cầu cao hơn Mặc dù, tiêu chí phân loại SMEs phổ biến ở Thổ Nhĩ Kỳ dựa trên lao động, doanh thu hay tổng tài sản, nhưng phần lớn SMEs đề nghị Hội đồng chuẩn mực kế toán của Thổ Nhĩ Kỳ (TASB) nên chọn tiêu chí như IASB

Tương tự như Atik (2010), Schutte & Buys (2010) cũng khẳng định dù không có nhiều hoạt động liên quan quốc tế nhưng SMEs của các quốc gia đang phát triển, điển hình là Nam Phi cũng có nhu cầu về IFRS for SMEs Schutte & Buys (2010) khảo sát

kế toán viên của SMEs (157 kế toán viên đã phản hồi) nhằm đánh giá sự đáp ứng của IFRS for SMEs đối với nhu cầu BCTC cho SMEs Nam Phi Kết quả thống kê mô tả phản ánh thực tế SMEs Nam Phi ít tham gia vào các hoạt động quốc tế, ít thực hiện các giao dịch quốc tế, hầu như không có hoạt động đầu tư quốc tế và chủ yếu hoạt động ở thị trường trong nước Tuy nhiên, SMEs Nam Phi khẳng định vẫn có nhu cầu

áp dụng IFRS for SMEs và các đối tượng khảo sát cho rằng IFRS for SMEs thích hợp với họ dù việc áp dụng sẽ phức tạp vì sự hạn chế trong các hoạt động quốc tế của SMEs Nam Phi Một nghiên cứu khác của Stainbank (2010) cũng hỗ trợ thêm quan điểm ủng hộ IFRS for SMEs của SMEs Nam Phi Trên cơ sở đánh giá các nghiên cứu

đã thực hiện của các quốc gia trên giới về chuẩn mực BCTC khác biệt và quá trình xây dựng IFRS for SMEs của IASB cũng như các nghiên cứu về CMBCTC khác biệt trong môi trường đặc trưng của Nam Phi, tác giả cho rằng IFRS for SMEs là sự lựa chọn tốt nhất cho các công ty chưa niêm yết Nam Phi vì có thể giảm chi phí do bắt buộc phải tuân thủ IFRS

Eierle & Haller (2010) thực hiện một nghiên cứu khảo sát SMEs ở Đức nhằm đánh giá nhu cầu, mức độ quan tâm của SMEs Đức đối với IFRS for SMEs và nhận thức của SMEs về mối quan hệ giữa chi phí- lợi ích liên quan đến một số phương pháp

kế toán theo quy định của IFRS for SMEs khi so sánh với yêu cầu của Luật thương mại Đức (HGB) 4.000 SMEs thỏa tiêu chí “không có trách nhiệm giải trình công khai

và phát hành BCTC theo mục đích chung cho các đối tượng bên ngoài” theo quy định của IFRS for SMEs, thuộc các hình thức pháp lý khác nhau như công ty hợp danh,

Trang 32

công ty TNHH, công ty cổ phần có doanh thu hàng năm cao hơn 10 triệu EUR (SMEs

có quy mô < 10 triệu EUR được xem là nhỏ theo quy định của HGB và chỉ thị số IV của EC) được khảo sát theo cách chọn mẫu phân tầng 322 bảng trả lời của SMEs đủ điều kiện để phân tích chiếm tỷ lệ khoảng 8,05% Kết quả thống kê mô tả kết luận SMEs của Đức có khá nhiều hoạt động kinh doanh quốc tế, chủ yếu là XK và NK, 88% SMEs không có vốn đầu tư nước ngoài và 91% SMEs không có các khoản vay nước ngoài, khoảng 40% SMEs có công ty con ở nước ngoài Hơn 55% SMEs có nhu cầu cung cấp thông tin BCTC có thể so sánh được toàn cầu, trong đó 23% có nhu cầu rất cao SMEs xác định nhu cầu cần CMBCTC quốc tế vì mong muốn có thông tin tài chính minh bạch và cạnh tranh tốt hơn (82%) So với nghiên cứu tương tự đã thực hiện vào năm 2007, Eierle & Haller (2010) cho rằng mặc dù nhu cầu cần CMBCTC quốc tế của SMEs Đức không cao nhưng tỷ lệ này đã tăng dần lên từ môi trường kinh doanh của SMEs Nghiên cứu cũng khẳng định với kết quả khả quan này, việc áp dụng IFRS for SMEs sẽ thuận lợi hơn trong tương lai gần khi môi trường quốc tế thay đổi và quy định của Đức hỗ trợ cho việc áp dụng

Otchere & Agbeibor (2012) thực hiện nghiên cứu tương tự như nghiên cứu của Eierle & Haller (2009) để đánh giá nhu cầu của SMEs Ghana đối với IFRS for SMEs

và chuẩn mực nào theo quy định của IFRS for SMEs áp dụng thích hợp với SMEs của quốc gia này Nghiên cứu đã tiến hành điều tra khảo sát 305 SMEs ở Ghana có doanh thu trong khoảng từ 23.700$ đến 2.370.000$ (nhận được 194 phản hồi, chiếm tỷ lệ 64%) Giống như SMEs Đức, hoạt động liên quan quốc tế của SMEs Ghana chủ yếu là

XK, NK và cạnh tranh với các DN ở nước ngoài Kết quả phân tích hệ số tương quan hạng Spearman’s cho thấy hoạt động XK, NK, cạnh tranh với DN ở nước ngoài không dẫn đến nhu cầu cần có các quy định về BCTC mang tính so sánh quốc tế vì các nhà cung cấp, khách hàng và đối thủ cạnh tranh đều không phải là người sử dụng thông tin BCTC quan trọng nhất Mặc dù vậy, 25% SMEs có quy mô siêu nhỏ và 50% SMEs còn lại có nhu cầu cung cấp thông tin BCTC mang tính so sánh toàn cầu và các đối tượng khảo sát đều nhận thấy sự ích lợi của IFRS for SMEs

Trang 33

Các nghiên cứu trên đã cung cấp thêm bằng chứng về sự tham gia của SMEs ngày càng nhiều vào các hoạt động quốc tế Mặc dù, kết quả phân tích thống kê khẳng định cơ cấu tổ chức, hoạt động liên quan quốc tế không dẫn đến nhu cầu cần IFRS for SMEs, nhưng quan điểm của SMEs dù có tham gia nhiều hoạt động quốc tế hay không đều hướng đến ủng hộ CMBCTC quốc tế riêng cho SMEs

Bên cạnh đó, nghiên cứu của Sian & Roberts (2008) đã có kết luận trái ngược với các nghiên cứu trên Sian & Roberts (2008) thực hiện nghiên cứu định tính bằng cách thảo luận nhóm với chủ DN, ngân hàng và kế toán viên của 5 quốc gia gồm Anh, Kenya, Ý, Ba Lan và Uruquay về sự thích hợp của IFRS for SMEs đối với các DN quy

mô nhỏ có ít hơn 10 lao động Kết quả khảo sát cho thấy Anh không có nhu cầu về CMBCTC cho SMEs nhưng kết quả ngược lại ở Kenya, SMEs ở Kenya rất tán thành việc áp dụng IFRS for SMEs, mặc dù các SMEs ở Anh có các hoạt động quốc tế nhiều hơn Kenya Có thể nhận thấy, môi trường kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội ở Anh và Kenya hoàn toàn khác nhau Anh đã áp dụng IFRS đối với các công ty niêm yết, đồng thời cũng xây dựng CMBCTC cho các DN có quy mô nhỏ (FRSSE) từ năm 1997 vì thế các đối tượng được phỏng vấn ở Anh nhận thấy những điểm mới của IFRS for SMEs có thể sử dụng để cải tiến FRSSE nhưng việc tiếp nhận IFRS for SMEs là không cần thiết Ngược lại, Kenya quy định IFRS được áp dụng cho tất cả các loại hình DN, bao gồm cả niêm yết và chưa niêm yết từ năm 1999 và không có bất kỳ quy định giảm trừ nào về việc áp dụng cho các DN có quy mô nhỏ hơn vì thế SMEs ở Kenya có nhu cầu áp dụng IFRS for SMEs Đối với Ý và Ba Lan, kết quả phỏng vấn cho thấy họ thích áp dụng chuẩn mực kế toán quốc gia hơn Như vậy, theo Sian & Roberts (2008), các quốc gia đang phát triển cần IFRS for SMEs hơn các quốc gia phát triển bất kể quy mô và hoạt động quốc tế của SMEs có hay không

Thêm một minh chứng khác ủng hộ quan điểm của Sian & Roberts (2008), SMEs

ở Thụy Điển theo nghiên cứu của Aamir & Farooq (2010) cũng không có nhu cầu đối với IFRS for SMEs Aamir & Farooq (2010) đánh giá sự thích hợp và những khó khăn

mà SMEs Thụy Điển phải đối mặt khi áp dụng IFRS for SMEs Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính với công cụ thu thập dữ liệu là phỏng vấn bán cấu trúc 11 chuyên

Trang 34

gia là KTV của Big 4, GĐTC SMEs và các giáo sư ở trường đại học Umea Dựa trên kết quả phân tích định tính, nghiên cứu cho thấy SMEs Thụy Điển không quan tâm đến IFRS for SMEs và cũng không có bất kỳ sự chuẩn bị gì cho việc áp dụng chuẩn mực này Chuẩn mực kế toán của Thụy Điển đã được xây dựng nhiều năm qua và tất

cả SMEs đã rất quen thuộc với các quy định và nguyên tắc áp dụng Vì vậy, nghiên cứu này nhận định SMEs Thụy Điển hầu như không quan tâm đến sự hiện diện của IFRS for SMEs, không có bất cứ động thái gì cho việc áp dụng, cũng như không sẵn sàng áp dụng IFRS for SMEs

Nghiên cứu của Quagli & Paoloni (2012), Albu & ctg (2013) cùng cho kết luận tương tự về nhu cầu cần áp dụng IFRS for SMEs khác nhau giữa đối tượng lập và sử dụng thông tin BCTC cũng như mức độ ủng hộ IFRS for SMEs khác nhau giữa các quốc gia Quagli & Paoloni (2012) phân tích quan điểm của cả người lập BCTC và các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài dựa trên các bảng trả lời khảo sát của EC về IFRS for SMEs Sử dụng thống kê mô tả và kiểm định Chi-square để thực hiện phân tích dữ liệu Nghiên cứu cho thấy các đối tượng sử dụng thông tin rất ủng hộ IFRS for SMEs trong khi người lập BCTC lại phản đối mạnh mẽ Các quốc gia thuộc trường phái Châu Âu lục địa cũng ít ủng hộ áp dụng IFRS for SMEs Tương tự, nghiên cứu của Albu & ctg (2013) thực hiện phỏng vấn sâu 23 chuyên gia là kế toán, KTV, các tổ chức nghề nghiệp, nhà ban hành chuẩn mực và đối tượng sử dụng thông tin BCTC của

4 quốc gia có nền kinh tế mới nổi gồm Cộng hòa Séc, Hungary, Romania và Thổ Nhĩ

Kỳ cũng cho kết luận như vậy Các đối tượng lập BCTC thích hội tụ với IFRS for SMEs, trong khi đó, các đối tượng sử dụng thông tin lại thích bắt buộc áp dụng hoàn toàn IFRS for SMEs

Ngoài ra, một nghiên cứu của Chand & ctg (2006) lại có quan điểm trung dung

về nhu cầu cần có CMBCTC quốc tế cho SMEs Chand & ctg (2006) thực hiện lược khảo tài liệu về SMEs ở 4 nước phát triển và mới nổi thuộc khu vực Nam Thái Bình Dương gồm Úc, New Zealand (các nước có nền kinh tế phát triển), Fiji và Papua New Guinea (các nước có nền kinh tế mới nổi) Nghiên cứu cho rằng hoạt động kinh doanh của SMEs chủ yếu dựa vào thị trường trong nước, do đó ít có nhu cầu về CMBCTC

Trang 35

quốc tế Tuy nhiên, nghiên cứu khẳng định CMBCTC quốc tế cho SMEs cần thiết hơn xây dựng chuẩn mực kế toán quốc gia xuất phát từ nhu cầu hội tụ kế toán của SMEs SMEs dù ít tiếp xúc với thị trường nước ngoài nhưng cũng đang hoạt động trong môi trường kinh doanh quốc tế toàn cầu và SMEs ngày càng giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia nên thông tin BCTC có thể so sánh toàn cầu đối với SMEs cũng quan trọng Qua so sánh, đánh giá tiêu chí phân loại SMEs, nhu cầu BCTC của SMEs… ở 4 quốc gia, nghiên cứu đề nghị xây dựng hai bộ CMBCTC quốc tế cho SMEs riêng từng nhóm nước vì một bộ chuẩn mực không thể thích hợp với tất cả các nước Một bộ chuẩn mực phù hợp với các đặc điểm đặc biệt của SMEs trong nền kinh

tế mới nổi và một bộ chuẩn mực phù hợp với đặc điểm SMEs ở các nước có nền kinh

tế phát triển vì SMEs các nước phát triển và các nước có nền kinh tế mới nổi có quy

mô, cấu trúc vốn và nhu cầu thông tin BCTC hoàn toàn khác nhau

1.2.2 Nghiên cứu về sự thích hợp của các chính sách kế toán, nguyên tắc ghi

nhận và đo lường theo quy định của IFRS for SMEs

IFRS for SMEs được ban hành để đáp ứng nhu cầu BCTC của SMEs IASB cho rằng IFRS for SMEs thích hợp đối với SMEs ở tất cả các quốc gia trên thế giới cho dù

đã áp dụng IFRS hay chưa IASB nhấn mạnh thêm IFRS for SMEs thích hợp với cả

DN có quy mô siêu nhỏ vì cách trình bày đơn giản giúp DN quy mô nhỏ có những hướng dẫn áp dụng dễ dàng (IASB, 2009b, BC75, 76) Tuy nhiên, SMEs ở các quốc gia khác nhau có môi trường và đặc điểm hoạt động kinh doanh hoàn toàn không giống nhau, điều này đã thúc đẩy các nghiên cứu đánh giá sự thích hợp của IFRS for SMEs về nội dung chuẩn mực quy định, sự lựa chọn chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận, đo lường và cả yêu cầu công bố thông tin vẫn tiếp tục được thực hiện

Nghiên cứu của Wyk & Rossouw (2009) thực hiện đánh giá sự thích hợp của IFRS for SMEs đối với SMEs Nam Phi, IFRS for SMEs có giảm trở ngại cho SMEs khi lập BCTC, những chuẩn mực nào theo quy định của IFRS for SMEs không nên áp dụng và nguyên tắc ghi nhận, đo lường nào nên đơn giản hơn Khảo sát nhận được 242 phản hồi từ những người lập BCTC của SMEs chủ yếu có quy mô nhỏ, lao động dưới

50 người Kết quả phân tích thống kê cho thấy mặc dù IFRS for SMEs với những quy

Trang 36

định và nguyên tắc ghi nhận, đo lường đơn giản là một sự lựa chọn hợp lý cho SMEs Tuy nhiên, chỉ có 45% đối tượng khảo sát khẳng định áp dụng IFRS for SMEs sẽ làm giảm những trở ngại cho SMEs khi lập BCTC IFRS for SMEs vẫn còn quá phức tạp, chưa thật sự thích hợp với DN có quy mô nhỏ và siêu nhỏ có dưới 50 lao động ở Nam Phi Các chuẩn mực doanh thu, hàng tồn kho, nhà xưởng, máy móc và thiết bị, trình bày BCTC, thuế thu nhập DN, thuê tài chính, BCLCTT, bất động sản đầu tư, các sự kiện sau ngày kết thúc niên độ, chính sách kế toán, ước tính kế toán và sai sót, chi phí

đi vay, các khoản dự phòng và các yếu tố tiềm tàng là các chuẩn mực theo quan điểm của SMEs khảo sát nên áp dụng hoàn toàn (tỷ lệ tán thành cho từng chuẩn mực > 50%) Các chuẩn mực không cần thiết áp dụng hoặc nên đơn giản hơn cho DN có quy

mô nhỏ Nam Phi như BCTC hợp nhất và BCTC riêng, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh, hợp nhất kinh doanh, tổn thất tài sản, công bố về các bên liên quan, tài sản vô hình, tài trợ Chính phủ, lợi ích nhân viên, tài sản dài hạn nắm giữ cho việc bán

và ảnh hưởng của việc thay đổi tỷ giá hối đoái

Schutte & Buys (2010) cũng tiếp tục thực hiện nghiên cứu đánh giá sự thích hợp của các chuẩn mực theo quy định của IFRS for SMES áp dụng ở Nam Phi dựa trên yêu cầu của người sử dụng thông tin Nghiên cứu thực hiện khảo sát và thu được 157 phản hồi từ kế toán viên và người đào tạo kế toán viên ở khóa học chuẩn bị cho kỳ thi của Viện nghề nghiệp kế toán của Nam Phi (SAIPA) Thang đo Likert được sử dụng để đánh giá nhận thức của các đối tượng khảo sát về IFRS for SMEs theo từng nhóm chuẩn mực quan trọng nhất cho đến kém quan trọng nhất Kết quả phân tích dữ liệu bằng thống kê mô tả và kiểm định T-test đã kết luận các chuẩn mực Báo cáo tình hình tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo về sự thay đổi vốn, BCLCTT, thuyết minh BCTC theo quy định của IFRS for SMEs đều cần thiết cho SMEs Các chuẩn mực ít phù hợp với SMEs Nam Phi là thay đổi tỷ giá hối đoái, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, các hoạt động đặc thù và BCTC trong nền kinh tế siêu lạm phát Trong số các chuẩn mực theo quy định của IFRS for SMEs, 70% chuẩn mực thích hợp ở mức cao

và trung bình đối với SMEs, chỉ có 30% là không đáp ứng yêu cầu về BCTC của SMEs Với kết quả khảo sát đó, nghiên cứu cho rằng IFRS for SMEs đáp ứng nhu cầu

Trang 37

của SMEs Nam Phi, nhưng việc vận dụng sẽ khá phức tạp vì SMEs còn rất giới hạn trong các hoạt động quốc tế

Nghiên cứu của Eierle & Haller (2009) thực hiện đánh giá sự thích hợp của IFRS for SMEs đối với SMEs Đức có quy mô khác nhau và nhận thức của SMEs về chi phí

và lợi ích gắn liền với việc lựa chọn các chính sách kế toán Hai tác giả đã thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi gồm 34 câu được gửi bằng email đến 4.000 KTT SMEs theo tiêu chuẩn quy định của IASB Áp dụng kỹ thuật chọn mẫu phân tầng không cân xứng ngẫu nhiên với các biến được sử dụng phân tầng là quy mô và hình thức pháp lý của DN SMEs được chọn có doanh thu hàng năm ít nhất trên 8 triệu EUR chia thành 4 nhóm theo quy mô (từ 8-32 triệu EUR, 33-50 triệu EUR, 51-100 EUR và > 100 EUR)

và có hình thức pháp lý khác nhau gồm công ty CP, công ty TNHH, công ty tư nhân… Khảo sát nhận được 410 bảng trả lời, chiếm tỷ lệ 10,3% Sử dụng thống kê mô tả và kiểm định Chi-square để phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy khoảng ¾ SMEs của Đức hiếm khi có các giao dịch về bán DN và ngừng hoạt động, hợp đồng xây dựng, phòng ngừa tỷ giá, thanh toán trên cơ sở cổ phiếu, bán và thuê lại dưới hình thức là thuê tài chính (92,2% SMEs chưa bao giờ có nghiệp vụ này hoặc rất hiếm khi) Đồng thời, nghiên cứu cũng kết luận các giao dịch liên quan đến chi phí nghiên cứu và phát triển, đầu tư vào công ty con, công ty liên kết là một trong những vấn đề kế toán thường gặp đối với SMEs, đặc biệt SMEs có quy mô lớn Về các chính sách kế toán, việc áp dụng mô hình đánh giá lại nhà xưởng, máy móc và thiết bị không thích hợp đối với SMEs nếu giá trị hợp lý cần được ước tính Trái lại, phần lớn SMEs đều cho rằng các chính sách kế toán như đánh giá lại nhà xưởng, máy móc và thiết bị, tài sản vô hình nếu có giá thị trường tham chiếu, vốn hóa chi phí đi vay, ghi nhận thuế hoãn lại, ghi nhận doanh thu và chi phí của hợp đồng xây dựng theo tiến độ kế hoạch hữu ích hơn đối với việc cung cấp thông tin cho bên ngoài vả cả quyết định quản lý trong nội

bộ Tuy nhiên, 62,1% SMEs dự đoán chi phí để thực hiện các chính sách kế toán này

sẽ cao Ngược lại, Sian & Robert (2009) thực hiện khảo sát ở Anh bằng bảng câu hỏi với 2 đối tượng là chủ sở hữu-nhà quản lý và kế toán viên của 2.070 SMEs chọn mẫu theo kỹ thuật ngẫu nhiên Sian & Robert (2009) đã tìm thấy phần lớn đối tượng khảo sát thích mô hình đánh giá lại nhà xưởng, máy móc và thiết bị dựa trên giá trị hợp lý

Trang 38

hơn là sử dụng mô hình giá gốc, đặc biệt trong trường hợp giá trị của nhà xưởng, máy móc và thiết bị tăng đáng kể

Sau một năm, Eierle & Haller (2010) lại thực hiện một nghiên cứu tương tự Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá nhận thức của SMEs về chi phí và lợi ích liên quan đến một số chính sách kế toán khác biệt giữa IFRS for SMEs và HGB, đồng thời xác định mức độ quan tâm của SMEs Đức đối với IFRS for SMEs Kết quả thống kê đã chỉ ra các chuẩn mực không thích hợp với SMEs Đức là bất động sản đầu tư, hợp đồng xây dựng, đầu tư vào công ty liên kết Theo quan điểm của SMEs khảo sát, các chính sách

kế toán theo quy định của IFRS for SMEs cung cấp thông tin hữu ích hơn so với quy định của Đức, nhưng chi phí để thực hiện cũng cao hơn như sử dụng giá trị hợp lý đánh giá bất động sản đầu tư hay các khoản đầu tư vào công ty liên kết, ghi nhận doanh thu và chi phí hợp đồng xây dựng theo tiến độ kế hoạch.Việc bắt buộc ghi nhận thuế thu nhập hoãn lại và không vốn hóa chi phí triển khai theo quy định của IFRS for SMEs không nhận được sự ủng hộ của SMEs Đức Tuy nhiên, một kết quả khá khả quan là mặc dù Đức không yêu cầu nhưng có đến 78% SMEs đã lập BCLCTT và SMEs khẳng định BCLCTT mang lại nhiều lợi ích cho SMEs cũng như các đối tượng

sử dụng thông tin Về mức độ quan tâm của SMEs Đức đối với IFRS for SMEs, nghiên cứu đã tổng kết khoảng 83% SMEs thích áp dụng chuẩn mực kế toán của Đức hơn IFRS for SMEs Mặc dù chỉ có 14% SMEs ủng hộ áp dụng IFRS for SMEs, nhưng tổng quát từ kết quả khảo sát, các tác giả khẳng định tỷ lệ SMEs Đức sẵn sàng chuyển đổi sang IFRS for SMEs sẽ cao hơn nếu môi trường kế toán thay đổi đáp ứng những điều kiện nhất định như cơ quan thuế và ngân hàng chấp nhận IFRS for SMEs, SMEs được miễn lập BCTC theo chuẩn mực kế toán Đức nếu BCTC được lập theo IFRS for SMEs … Đánh giá này là cơ sở cho việc sửa đổi chuẩn mực kế toán Đức trong tương lai dựa vào IFRS for SMEs Cũng giống như các nước khác ở Châu Âu, đây là một tín hiệu cho thấy việc áp dụng IFRS for SMEs sẽ thuận lợi hơn trong tương lai gần khi môi trường quốc tế đặt yêu cầu SMEs cần phải thay đổi mạnh mẽ và quy định của các quốc gia hỗ trợ cho việc áp dụng

Trang 39

Dựa trên nghiên cứu của Eierle & Haller (2009), Otchere & Agbeibor (2012) cũng thực hiện một nghiên cứu đánh giá sự thích hợp của IFRS for SMEs đối với SMEs ở Ghana Các tác giả khảo sát nhận thức của SMEs liên quan đến 27 chuẩn mực theo quy định của IFRS for SMEs Sử dụng phương pháp thống kê mô tả, kiểm định tương quan bằng hệ số Spearman rs để phân tích dữ liệu Nghiên cứu đã tìm ra IFRS for SMEs chỉ áp dụng thích hợp với một nhóm SMEs theo các tiêu chí về quy mô, hình thức pháp lý, số lượng chủ sở hữu… Chỉ có 7/27 chuẩn mực của IFRS for SMEs phù hợp với đại đa số SMEs Một số chuẩn mực hoàn toàn không phù hợp với SMEs của Ghana như bán và cho thuê lại tài sản, hợp nhất kinh doanh, bất động sản đầu tư… Nghiên cứu đã kết luận IFRS for SMEs hiện hành không phải là sự chọn lựa của SMEs

ở Ghana Điều này có thể xuất phát từ sự khác nhau về văn hóa, hệ thống luật pháp, giai đoạn phát triển kinh tế và cả sự giới hạn trong các hoạt động quốc tế của SMEs Ghana

Tương tự, các kế toán viên Romania cũng thể hiện quan điểm không ủng hộ IFRS for SMEs theo nghiên cứu của Bunea & ctg (2012) Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá quan điểm của các nhà chuyên môn kế toán về BCTC cho SMEs Dữ liệu của nghiên cứu được thu thập qua bảng câu hỏi khảo sát được gửi đến 550 thành viên của

Tổ chức Kế toán công chứng Romania (CECCAR) theo phương pháp chọn mẫu xác suất Kết quả phân tích dữ liệu bằng thống kê trên 198 bảng trả lời cho thấy hơn một nửa đối tượng khảo sát đều tán thành là quy định kế toán hiện hành của Romania không đáp ứng yêu cầu đơn giản về BCTC cho SMEs nhưng tỷ lệ không nhiều kế toán viên thừa nhận IFRS for SMEs đáp ứng yêu cầu BCTC của SMEs Romania

Một nghiên cứu thực hiện năm 2015 cũng kết luận về một số khó khăn liên quan đến chính sách kế toán của IFRS for SMEs Chand & ctg (2015) thực hiện nghiên cứu

để đánh giá quá trình hội tụ với IFRS for SMEs ở Fiji Đồng thời, cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm về những vấn đề khó khăn nảy sinh khi SMEs chuyển đổi từ chuẩn mực kế toán quốc gia sang áp dụng IFRS for SMEs Nghiên cứu thực hiện khảo sát

155 kế toán viên bằng bảng câu hỏi gồm 30 câu theo thang đo Likert 7 điểm về chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận, đo lường, yêu cầu công bố thông tin theo quy định

Trang 40

của IFRS for SMEs và chi phí-lợi ích khi tuân thủ bộ chuẩn mực này Bảng câu hỏi này được xây dựng dựa trên những bình luận của các nhà nghiên cứu trong suốt quá trình IASB xem xét lại IFRS for SMEs Nghiên cứu cho thấy các quy định về giá trị hợp lý, thuế hoãn lại, thay đổi tỷ giá hối đoái, đánh giá lại nhà xưởng, máy móc và thiết bị, ghi nhận và đo lường tài sản vô hình, công bố thông tin về các bên liên quan gây khó khăn cho SMEs Fiji khi áp dụng Những khó khăn này do chuẩn mực còn nhiều quy định phức tạp và thiếu các hướng dẫn phù hợp Các tác giả khuyến nghị cần thực hiện đánh giá chi phí và lợi ích liên quan đến áp dụng IFRS for SMEs trước khi đưa ra quyết định chấp nhận bộ chuẩn mực này

Như vậy, các kết quả nghiên cứu trên đã khẳng định không phải tất cả các chuẩn mực, chính sách kế toán của IFRS for SMEs đều thích hợp với bất kỳ quốc gia nào Đồng thời, kết luận từ các nghiên cứu cũng khác biệt, không thể khái quát chung cho tất cả các quốc gia (phụ lục B2)

1.2.3 Nghiên cứu về nhân tố đặc điểm của DN ảnh hưởng đến nhu cầu và sự

thích hợp của các chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường theo quy định của IFRS for SMEs

IASB khẳng định IFRS for SMEs là một bộ chuẩn mực thích hợp đối với tất cả

DN chưa niêm yết, bất kể quy mô, lập BCTC theo mục đích chung cho các các đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài (IASB, 2009b) Tuy nhiên, một số các nghiên cứu

đã thực hiện kiểm chứng để khẳng định không phải tất cả các DN chưa niêm yết đều thích hợp để áp dụng Các nghiên cứu này đã khám phá mối liên quan giữa các nhân tố đặc điểm của DN và nhu cầu cũng như sự thích hợp về chuẩn mực, chính sách kế toán, nguyên tắc ghi nhận và đo lường theo quy định của IFRS for SMEs đối với mục tiêu BCTC của họ Dù vậy, số lượng các nghiên cứu về vấn đề này còn khá khiêm tốn (Collis & Jarvis, 2000; Ikahaimo, 2008; Mazars, 2008; Nerudova & Bohusova, 2008; Sian & Robert, 2006, 2008;Wyk & Rossouw, 2009, Eierle & Haller, 2009, Albu & ctg, 2010; Atik, 2010; Pascu & Vasiliu, 2011; Stanbank & Tafuh, 2011, Neag & ctg, 2011; Otchere & Agbeibor, 2012; Quagli & Paoloni, 2012; Albu, 2013) và các nhân tố được

Ngày đăng: 02/11/2016, 16:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Chính Phủ, 2009. Về trợ giúp phát triển DN nhỏ và vừa. Nghị định 56/2009/NĐ- CP ngày 30/06/2009, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009
2. Chính Phủ, 2012. Quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 29/2012/QH13 về ban hành một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân. Nghị định 60/2012/NĐ-CP ngày 30/07/2012, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định 60/2012/NĐ-CP ngày 30/07/2012
3. BTC, 2016. Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa. Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016, BTC, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư 133/2016/TT-BTC ngày 26/08/2016
4. BTC, 2014. Chế độ kế toán DN. Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014, BTC, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014
5. BTC, 2006. Chế độ kế toán DN nhỏ và vừa. Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006, BTC, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006
6. Chúc Anh Tú, 2010. Chuẩn mực kế toán cho DN nhỏ và vừa. Tạp chí kế toán. Số 86, tháng 10/2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí kế toán
7. Deloitte, 2016. Kinh nghiệm triển khai IFES tại các nước đang phát triển. Tài liệu hội thảo do Deloitte và Bộ Tài Chính phối hợp tổ chức, tháng 3/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài liệu hội thảo do Deloitte và Bộ Tài Chính phối hợp tổ chức
8. Hoàng Trọng &amp; Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2010. Thống kê ứng dụng trong kinh tế- xã hội. Nhà xuất bản Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thống kê ứng dụng trong kinh tế- xã hội
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
9. Mai Ngọc Anh, 2011. Chuẩn mực kế toán áp dụng cho các DN nhỏ và vừa theo thông lệ quốc tế và định hướng vận dụng ở Việt Nam. Tạp chí kiểm toán, số 2, năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí kiểm toán
10. Nguyễn Đình Thọ, 2011. Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh. Nhà xuất bản Lao động xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp nghiên cứu khoa học trong kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản Lao động xã hội
11. Nguyễn Vũ Việt &amp; Mai Ngọc Anh, 2010. Chuẩn mực kế toán áp dụng cho DN nhỏ và vừa: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng ở Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp học viện. Học viện tài chính- Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuẩn mực kế toán áp dụng cho DN nhỏ và vừa: Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng ở Việt Nam
12. Phạm Quang Huy, 2011. Chuẩn mực lập và trình bày BCTC quốc tế đối với DN nhỏ và vừa: Những hướng dẫn mới năm 2010. Tạp chí kế toán, Số 90, tháng 3/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí kế toán
13. Quốc hội, 2015. Luật Kế toán. Luật số 88/2015/QH.13 ban hành ngày 20/11/2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật số 88/2015/QH.13
14. Trần Đình Khôi Nguyên, 2011. Các nhân tố ảnh hưởng vận dụng chuẩn mực kế toán trong các DN nhỏ và vừa tại Đà Nẵng. Tạp chí Phát triển kinh tế. Số 252, tháng 10/2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Phát triển kinh tế
15. Trần Thị Kim Anh &amp; Trần Thị Phương Thảo, 2013. Xây dựng chuẩn mực kế toán áp dụng cho DN nhỏ và vừa- kinh nghiệm quốc tế và định hướng phát triển cho Việt Nam. Tạp chí Kinh tế đối ngoại, số 60, năm 2013 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Kinh tế đối ngoại
16. Trần Quốc Thịnh, 2013. Định hướng xây dựng chuẩn mực BCTC Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng xây dựng chuẩn mực BCTC Việt Nam đáp ứng xu thế hội tụ kế toán quốc tế
17. Trần Thị Thanh Hải, 2015. Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DN nhỏ và vừa ở Việt Nam. Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng xác lập và áp dụng khung pháp lý về kế toán cho DN nhỏ và vừa ở Việt Nam
18. Trần Thị Trang, 2013. Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực cho DN nhỏ và vừa ở Việt Nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DN nhỏ và vừa.Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Định hướng xây dựng hệ thống chuẩn mực cho DN nhỏ và vừa ở Việt Nam hòa hợp với chuẩn mực kế toán quốc tế dành cho DN nhỏ và vừa
19. Thủ tướng Chính Phủ, 2013. Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, theo Quyết định số 480/2013/QĐ-TTg ngày 18/03/2013, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược kế toán- kiểm toán đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w