Việc lai tạo giữa các giống lợn này hy vọng tạo ra được con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản, chịu kham khổ tốt, thịt thơm ngon, đáp ứng nhu cầu củ
Trang 1PHẦN 1 MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Chăn nuôi là một nghề truyền thống của nhân dân ta, là ngành sản xuất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp Trong đó, chăn nuôi lợn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chăn nuôi nước ta Trong sản xuất nông nghiệp chăn nuôi giữ một vị trí quan trọng vì nó cung cấp các loại thực phẩm (thịt,trứng,sữa,…) có giá trị dinh dưỡng cho con người Ngoài ra còn là ngành tạo ra nhiều công ăn việc làm, giải quyết nguồn lao động, tận dụng các nguồn phụ phế phẩm nông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người nông dân Đặc biệt, từ khi đất nước đổi mới và đang khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của con người được nâng lên thì nhu cầu thực phẩm cũng gia tăng cả về số lượng và chất lượng Đòi hỏi các nhà chăn nuôi phải tạo ra các vật nuôi có chất lượng ngày càng cao, nên việc tạo ra tổ hợp gene mới để đáp ứng nhu cầu là rất cần thiết Việc sử dụng nguồn gene hợp lý đã và đang được nhiều tổ chức và nhà nghiên cứu quan tâm, đặc biệt là sử dụng hợp lý những con giống địa phương Các con giống địa phương có những ưu điểm là chịu kham khổ, dễ nuôi dưỡng, tận dụng tốt nguồn thức ăn tái chế, mắn đẻ, nuôi con khéo,
đề kháng cao với bệnh tật và đặc biệt thích nghi với môi trường khí hậu Nhưng ở mỗi một giống cũng có những hạn chế nhất định như tỷ lệ đẻ, tỷ lệ sống thấp (lợn rừng A Lưới), thịt nhiều mỡ (lợn Móng Cái) Việc sử dụng nguồn gene hiệu quả, là cần khắc phục những tồn tại và phát huy những ưu điểm của giống sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân Một trong những biện pháp để giải quyết vấn đề trên là sử dụng phương pháp lai tạo giữa các giống Lai tạo vừa có tác dụng bổ trợ vừa tạo nên ưu thế lai
Lợn rừng hoang dã ở vùng A Lưới, Thừa Thiên Huế có thịt thơm ngon rất đặc trưng, da mỏng và giòn, nhiều nạc, ít mỡ, hàm lượng cholesterol thấp người tiêu dùng rất ưa chuộng nên bán được giá cao gấp 3-4 lần lợn bình thường Vì vậy, lợn rừng hoang dã thường bị người dân săn bắn nên số lượng ngày càng suy giảm nghiêm trọng (Nguyễn Quang Linh và cs, 2005) Trong lúc đó việc thuần hóa và nuôi lợn rừng thuần chủng lại cho năng suất không cao do khó thuần dưỡng và tỷ lệ sống thấp Trong khi đó lợn cỏ A Lưới (được người dân địa phương gọi là Alíc), có đặc điểm lông đen, dài và dầy, ở con trưởng thành có lông bờm cao kéo dài từ trán đến giữa lưng, lông mọc thành cụm: cứ 3 lông hình thành một cụm lông, trong khi đó các giống lợn khác chỉ từ 1– 2 lông làm thành
1 cụm (Phạm Khánh Từ và ctv, 2010) Lợn Alíc được nuôi bán hoang dã, quanh
Trang 2nhà và vườn rừng Nguồn thức ăn chủ yếu là củ, quả và cỏ trong tự nhiên Lợn Alíc được nuôi tại đây có đặc điểm nổi trội hơn các giống lợn khác là khả năng thích nghi cao, thịt thơm ngon khả năng sinh con và chăm con của giống lợn này
là tương đối tốt (Phạm Khánh Từ và ctv, 2010) Mặt khác, lợn Móng Cái rất mắn đẻ (2 lứa/năm), đẻ nhiều con (10-16 con/lứa), khéo nuôi con, lợn cái có 12-
14 vú Lợn phàm ăn, chịu đựng kham khổ tốt (Nguyễn Bá Mùi và ctv, 2011) Lai tạo giữa lợn rừng và lợn Móng Cái, lợn ALíc sẽ kết hợp bổ sung những đặc tính mong muốn của cả hai giống Việc lai tạo giữa các giống lợn này hy vọng tạo ra được con lai có tầm vóc cải thiện, tăng trọng cao và giữ được năng suất sinh sản, chịu kham khổ tốt, thịt thơm ngon, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng và nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nuôi Khi tạo ra được sản phẩm có chất lượng tương đương với lợn rừng đáp ứng được nhu cầu của thị trường sẽ giảm thiểu việc săn bắt trái phép lợn rừng tự nhiên đồng thời khuyến khích được người dân duy trì chăn nuôi lợn địa phương
Do vậy, việc tạo ra những tổ hợp lai trên cơ sở kết hợp các đặc điểm tốt của mỗi giống, mỗi dòng và đặc biệt là sử dụng ưu thế lai trong chăn nuôi lợn để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng là rất cần thiết trong chăn nuôi hiện nay Do thời gian không cho phép chúng tôi đi sâu vào các phần khác như đánh giá về năng suất và chất lượng thịt của con lai Xuất phát từ tình hình thực tế này chúng
tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá khả năng sinh trưởng, một số bệnh thường gặp và cách điều trị của con lai F1 (lợn Rừng x Alíc), F1(lợn Rừng x Móng Cái) và lợn Alíc” Với mục đích là tìm hiểu và khai thác hiệu quả những
tính trạng tốt của giống lợn địa phương và lợn rừng, góp phần nâng cao thu nhập
và đời sống cho người dân
Trang 3PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình chăn nuôi ở Việt Nam
2.1.1 Tình hình chăn nuôi lợn ở nói chung
Ở Việt Nam, trong những năm qua chăn nuôi lợn vẫn chiếm vị trí số một trong ngành chăn nuôi và duy trì mức tăng trưởng hằng năm cao Từ năm 2000 –
2005 do sự phát triển của hình thức chăn nuôi trang trại cùng chính sách khuyến khích phát triển nghành chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp nước ta, số đầu lợn tăng từ 20,2 triệu con (năm 2000) lên tới 27,4 triệu con (năm 2005), tốc độ tăng trưởng cao, trung bình là 5,98% Từ năm 2006 – 2010 số đầu lợn giảm đáng kể
do sự bùng phát dịch tai xanh và lở mồm long móng trên diện tích rộng Từ đầu năm 2006 chỉ còn 26,9 triệu con, giảm xuống 2,1% so với năm 2005 và giảm xuống còn 26,6 triệu con ở năm 2007 Năm 2008 bắt đầu có dấu hiệu tăng nhẹ lên 26,7 triệu con, tăng 0,5% so với năm 2007 Đến năm 2009, số đầu lợn ở nước ta đạt 27,6 triệu con và đứng thứ tư trên thế giới về đầu lợn
Theo số liệu thống kê tại thời điểm 04/2010, cả nước có 27,3 triệu con, tăng 3,06% so với cùng kỳ năm 2009 Các vùng có số đầu lợn nhiều là vùng Đồng Bằng Sông Hồng (ĐBSH) có 7,2 triệu con, chiếm 27,1% tổng đàn lợn trong cả nước; Đông Bắc (ĐB) 4,6 triệu con, chiếm 17,3%; Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có 3,6 triệu con, chiếm 13,6%; Bắc Trung Bộ (BTB) có 3,4 triệu con, chiếm 12,9%; Đông Nam Bộ (ĐNB) có 2,5 triệu con, chiếm 9,3%; Duyên Hải Nam Trung Bộ (DHNTB) có 2,4 triệu con, chiếm 9,0%
Các tỉnh có số đầu lợn lớn trên 1 triệu con tại thời điểm 04/2010 là Hà Nội, Đồng Nai, Nghệ An, Thái Bình, Bắc Giang Đến giữa năm 2012, tổng đàn lợn khoảng 27,6 triệu con, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2011 Đàn lợn nái khoảng 4,15 triệu con, tăng 8,7% so với cùng kỳ
2.1.2 Phương thức chăn nuôi lợn
Đặc điểm nổi bật nhất trong thời gian qua của ngành chăn nuôi lợn nước ta
là bên cạnh phương thức chăn nuôi truyền thống, chăn nuôi trang trại tập trung hình thành và có xu hướng ngày càng phát triển, nhất là từ khi có nghị quyết 03/2000/NQ-CP ngày 02/02/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại Đây là xu thế phổ biến trên toàn thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan trọng trong sản xuất chăn nuôi nói chung và chăn nuôi lợn nói riêng ở nước
ta nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm thịt lợn đáp ứng nhu cầu
Trang 4ngày càng tăng của người tiêu dùng Việc sử dụng các phương thức chăn nuôi khác nhau tùy vào điều kiện kinh tế và trình độ chăn nuôi của từng hộ gia đình, từng đặc điểm kinh tế xã hội của mỗi vùng Hiện nay, ở nước ta đang tồn tại cả
ba phương thức chăn nuôi lợn, gồm:
* Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ
Đây là phương thức chăn nuôi phổ biến trong cả nước, chiếm khoảng 75 - 80% về đầu con, nhưng sản lượng chỉ chiếm khoảng 65 - 70% tổng sản lượng thịt lợn sản xuất cả nước; quy mô chăn nuôi dao động từ 1-10 con/hộ; thức ăn đầu tư chủ yếu là tận dụng sản phẩm nông nghiệp sản xuất và khai thác tại chỗ các sản phẩm trồng trọt và sản phẩm ngành nghề phụ (làm đậu, nấu rượu, làm mì) do đó giảm chi phí đầu tư thức ăn; con giống chủ yếu là giống địa phương hoặc giống có tỉ lệ máu nội cao (F1: nội x ngoại) Phương thức này có năng suất chăn nuôi thấp, khả năng tham gia thị trường của sản phẩm thấp do lợi nhuận chia cho thương lái (chi phí thu gom, vận chuyển, kiểm dịch và chất lượng) Đặc biệt với phương thức chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ, các cơ quan chức năng cũng như người chăn nuôi không thể kiểm soát được đầu vào (giống, thức ăn) và đầu ra (lợn giống, lợn thịt) trong chăn nuôi lợn, do đó gây nên những rủi ro tiềm tàng
về con giống, về dịch bệnh, về vệ sinh an toàn thực phẩm… nên có thể nói rằng chăn nuôi lợn Việt Nam chưa có tính bền vững cao Phương thức chăn nuôi lợn nông hộ nhỏ lẻ đang có xu hướng giảm dần và trong tương lai sẽ không tồn tại hoặc được cải tiến dần thành chăn nuôi gia trại
* Chăn nuôi gia trại
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp những kinh nghiệm chăn nuôi truyền thống và kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến Mục đích chăn nuôi đã mang đậm tính hàng hóa Đặc trưng của phương thức này là: quy mô đàn lợn từ 10 - 30 nái, hoặc từ 10 - 50 lợn thịt/ gia trại có mặt thường xuyên; ngoài các phụ phẩm nông nghiệp thì có khoảng 40% thức ăn công nghiệp được sử dụng nuôi lợn; con giống chủ yếu là con lai có từ 50-75% máu lợn ngoại trở lên; công tác thú y và chuồng trại đã được chú trọng Phương thức chăn nuôi nuôi này phổ biến ở các tỉnh Đồng bằng Sông Hồng (Thái Bình, Nam Định, Hải Dương, Hà Tây, Hưng Yên,
Hà Nam) và phát triển mạnh hầu khắp trong những năm gần đây Năng suất chăn nuôi theo phương thức gia trại tiến bộ hơn nhiều so với phương thức chăn nuôi nông hộ, tuy nhiên năng suất vẫn chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường nhất là nhu cầu về chất lượng thịt
Trang 5* Chăn nuôi trang trại
Phương thức chăn nuôi này được phát triển mạnh trong những năm gần đây, tính đến năm 2006, cả nước có 7.475 trang trại (TT) chăn nuôi lợn (trong đó 2.990 TT lợn nái và 4.485 TT lợn thịt chiếm 42,2% tổng số trang trại chăn nuôi Trong đó, miền Bắc có 3.069 TT, chiếm 41,1%, miền Nam có 4.406 TT, chiếm 58,9% Vùng có nhiều TT chăn nuôi lợn là ĐNB: 2.604 TT, chiếm 34,8%; tiếp đến là ĐBSH: 1.927 TT, chiếm 25,8%; ĐBSCL: 1.029 TT, chiếm 13,8%; ĐB:
534 TT, chiếm 7,1%; BTB: 495 TT, chiếm 6,6%; Tây Nguyên (TN) 422 TT, chiếm 5,7% Các vùng ít phát triển là Trung Bộ, chỉ có 113 TT, chiếm 1,5% tổng
số trang trại chăn nuôi lợn trên toàn quốc Phương thức chăn nuôi này chiếm khoảng 10-15% về đầu con, 20-25% về sản lượng thịt; quy mô từ trên 20 nái hoặc trên 100 lợn thịt có mặt thường xuyên (có trường hợp 11 ngàn lợn nái bố mẹ/1 trại) Yêu cầu kỹ thuật trong chăn nuôi lợn công nghiệp rất khắt khe, chỉ có thể sử dụng thức ăn công nghiệp, con giống chủ yếu là lợn ngoại 2 máu hoặc 3 máu, áp dụng công nghệ chuồng trại tiên tiến như: chuồng lồng, chuồng sàn, chuồng có hệ thống làm mát và sưởi ấm cho lợn con, hệ thống máng ăn, núm uống tự động… Nhờ vào đó mà năng suất chăn nuôi được nâng cao, khối lượng xuất chuồng bình quân 90 kg/ con Chăn nuôi công nghiệp bằng các giống cao sản nhập ngoại là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho các thành phố lớn hiện nay và người tiêu dùng cả nước cũng như xuất khẩu trong tương lai Tuy nhiên, so với các nước trong khu vực và trên thế giới thì chăn nuôi lợn theo phương thức công nghiệp ở nước ta vẫn còn trong tình trạng thấp kém cả về trình độ công nghệ và năng suất chăn nuôi, khả năng cạnh tranh sản phẩm thịt lợn còn thấp do việc thiếu quản lý hàm lượng các hoạt chất sinh học trong thức ăn công nghiệp, kỹ thuật giết mổ và
chế biến thịt lợn còn nhiều hạn chế
2.1.3 Tình hình chăn nuôi lợn Rừng và lợn địa phương ở Việt Nam
Chăn nuôi lợn địa phương ở nước ta có từ lâu đời, với mỗi vùng miền thì có các giống lợn đặc trưng được nuôi nhỏ lẻ theo kiểu hộ gia đình Hiện nay việc nuôi lợn rừng và các giống lợn địa phương đang được ưa chuộng và đang phát triển Ngoài các giống lợn địa phương có từ lâu đời của mỗi vùng thì lợn rừng cũng đang được nuôi rộng rãi Kết quả điều tra trên 77 cơ sở chăn nuôi lợn rừng trên cả nước của Viện Chăn Nuôi cho thấy, 61,1% cơ sở nuôi lợn rừng Thái Lan thuần, 38,9% cơ sở nuôi nhiều loại, gồm lợn rừng Thái Lan, Việt Nam, lợn bản địa và các loại lai Có 6 cơ sở nuôi lợn rừng Việt Nam thuần
Về quy mô thì chỉ có một vài trang trại có quy mô lớn nuôi 1000 con, còn lại dưới 100 con lợn thuần, chăn nuôi nông hộ từ 3-5 con (Võ Văn Sự, 2009)
Trang 62.2 Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của lợn thịt
2.2 1 Đặc điểm sinh trưởng lợn thịt
Lợn con có tốc độ sinh trưởng nhanh và không đồng đều qua các giai đoạn Nhanh nhất là ở 21 ngày tuổi đầu, sau đó tốc độ có phần giảm xuống do lượng sữa của lợn mẹ bắt đầu giảm và hàm lượng hemogobin trong máu lợn con giảm (Phạm Xuân Hùng)
Trong quá trình sinh trưởng của con vật xương phát triển đầu tiên rồi đến
cơ và cuối cùng là mỡ Từ sơ sinh đến trưởng thành thì lợn tăng trọng nhanh, sau đó trưởng thành thì tăng khối lượng rất chậm rồi ngừng hẳn Khi con vật lớn lên khối lượng kích thước các cơ quan, các bộ phận của chúng không tăng lên một cách đều đặn, trái lại tăng với các mức độ khác nhau (Vũ Duy Giảng)
Và quy luật sinh trưởng phát triển của gia súc nói chung cũng như của lợn nói riêng đều tuân theo quy luật tự nhiên của sinh vật: Quy luật sinh trưởng không đồng đều, quy luật phát triển theo giai đoạn và chu kỳ
Cường độ sinh trưởng thay đổi theo tuổi, tốc độ tăng khối lượng cũng vậy, các cơ quan bộ phận khác nhau trong cơ thể cũng sinh trưởng phát triển khác nhau Ví dụ: Cơ thể lợn còn non tốc độ sinh trưởng của các cơ bắp phát triển mạnh hơn do đó cần tác động thức ăn sao cho lợn phát triển đạt khối lượng nhanh, tăng tỉ lệ nạc ở giai đoạn đầu Dưới đây là một số đặc điểm của lợn con
có liên quan đến sự sinh trưởng
* Đặc điểm của cơ quan tiêu hoá
Lợn con sơ sinh sống nhờ sữa của lợn mẹ, chức năng cơ quan tiêu hoá chưa hoàn thiện nhưng phát triển rất nhanh về kích thước và dung tích
Dung tích dạ dày của lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi gấp 60 lần lúc sơ sinh (lúc sơ sinh dung tích dạ dày khoảng 0,03 lít) Dung tích ruột non lợn con lúc 10 ngày tuổi gấp 3 lần lúc sơ sinh, lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,11 lít)
Và dung tích ruột già của lợn con cũng tăng lên so với lúc sơ sinh, 10 ngày tuổi tăng gấp 1,5 lần, và lúc 60 ngày tuổi tăng gấp 50 lần (lúc sơ sinh khoảng 0,04 lít)
Khả năng tiêu hoá thức ăn của lợn con rất kém, nguyên nhân là do một số men tiêu hoá thức ăn (men pepsin; men Amilaza và Mamltaza; men Tripsin; men Catepsin; men Lactaza; men Saccaraza) chưa có hoạt tính mạnh, nhất là giai đoạn 3 đến 4 tuần tuổi đầu
Trang 7* Đặc điểm về cơ năng điều tiết nhiệt
Cơ năng điều tiết nhiệt ở lợn con là chưa hoàn chỉnh, và thân nhiệt chưa được ổn định Để có khả năng điều tiết nhiệt tốt cần có 3 yếu tố: Thần kinh, mỡ
* Đặc điểm về khả năng miễn dịch ở lợn con
Khả năng miễn dịch của lợn con ở 3 tuần tuổi đầu hoàn toàn phụ thuộc vào lượng kháng thể hấp thu được từ sữa lợn mẹ Trong sữa của lợn mẹ có chứa hàm lượng -globulin cao Thành phần sữa đầu biến đổi rất nhanh, protein 18-19% giảm còn 7% trong vòng 24 giờ, tỷ lệ - globulin trong sữa đầu cũng giảm
từ 50% xuống còn 27%
Sự thành thục về khả năng miễn dịch của lợn con có được sau một tháng tuổi Do đó, lợn con bú sữa đầu là rất quan trọng để tăng sức đề kháng cho lợn con Nếu lợn con không được bú sữa đầu thì sau 24 - 25 ngày tuổi mới có khả năng tự tổng hợp được kháng thể, vì vậy những lợn con không được bú sữa đầu thì sức đề kháng kém, tỷ lệ mắc bệnh, tỷ lệ chết cao
2.2.2 Sự phát triển các hệ thống trong cơ thể
Trong quá trình sinh trưởng phát triển của lợn các tổ chức khác nhau được
ưu tiên tích luỹ khác nhau Các hệ thống chức năng như hệ thần kinh, hệ tiêu hoá, tuyến nội tiết được ưu tiên phát triển trước hết Sau đó là bộ xương, hệ
thống cơ bắp và cuối cùng là mô mỡ
Mối quan hệ giữa tỉ lệ tốc độ sinh trưởng của các tổ chức nạc, mỡ, xương trong cơ thể lợn rất được quan tâm trong việc cung cấp thịt làm thực phẩm cho con người Tỉ lệ nạc và mỡ thể hiện giá trị của thân thịt trong khi đó hàm lượng
mỡ trong thịt là chỉ thị quan trọng đối với chất lượng sản phẩm, bởi ảnh hưởng
Trang 8của nó tới quá trình chế biến thịt cũng như việc bán sản phẩm thịt tươi, tất nhiên, nhu cầu của người tiêu dùng ở các nước khác nhau sẽ dẫn đến sự khác nhau về yêu cầu tỉ lệ mỡ: nạc trong thân thịt Đây cũng là một trong những lý do đưa người chăn nuôi đi đến quyết định giết thịt lợn ở tuổi và khối lượng phù hợp với
sở thích của người tiêu dùng
Cùng với sự phát triển của cơ thể thì các tổ chức nạc, mỡ, xương cũng phát triển nhưng tốc độ phát triển hoàn toàn khác nhau Trong đó, cơ bắp thành phần quan trọng tạo nên sản phẩm thịt lợn Số lượng và kích thước các sợi cơ là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng của lợn thịt cũng như liên quan mật thiết tới đặc tính chất lượng thịt (Dwyer và cs)
2.3 Các chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất
Các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn
Theo Clutter Brascamp (1998), các chỉ tiêu quan trọng đánh giá khả năng sinh trưởng của lợn thịt bao gồm: tăng trọng hằng ngày, lượng thức ăn ăn vào
hằng ngày, tiêu tốn thức ăn, tuổi đạt khối lượng giết thịt
Tăng trọng hằng ngày: là khối lượng cơ thể tăng tính trung bình cho một ngày trong một giai đoạn nuôi nhất định, đây là chỉ tiêu rất quan trọng để đánh giá khả năng sinh trưởng của vật nuôi Tăng trọng hằng ngày cao thể hiện tốc độ sinh trưởng của con vật nhanh, và là chìa khóa thành công trong chăn nuôi lợn thịt Tốc độ tăng trọng càng nhanh thì càng giảm thời gian sử dụng chuồng trại, lao động và các chi phí khác, như vậy, người chăn nuôi có thêm điều kiện để tăng đầu lợn hằng năm mà không cần đầu tư thêm phần vốn cố định trong kinh doanh Hơn thế nữa, việc lợn tăng trọng nhanh cũng có nghĩa là tiết kiệm đáng kể lượng thức ăn ngày vì những con lợn tăng trọng nhanh sẽ có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt (Schinckel và cs,1994; Seller, 1998)
Lượng ăn vào hằng ngày là lượng thức ăn mà con vật ăn được tính trong một ngày, trong nghiên cứu, chỉ tiêu này phản ánh giai đoạn sinh trưởng, tình trạng sức khỏe và chất lượng thức ăn của lợn thịt Trong giai đoạn nuôi thịt, lượng ăn vào hằng ngày tăng tuyến tính cùng với sự tăng lên về tuổi và khối lượng cơ (biểu đồ 2.1), tuy nhiên khả năng tiếp nhận thức ăn phụ thuộc vào cách cho ăn và chất lượng các loại thức ăn Lợn được cho ăn tự do với chất lượng thức ăn tốt thì khả năng ăn vào của lợn sẽ đạt mức tối đa trong giới hạn sinh lý tiêu hóa của nó Giữa lượng thức ăn ăn vào hằng ngày và tăng trọng có mối tương quan di truyền dương trung bình, r = 0,28 – 0,38 (Seller, 1998)
Trang 9Nguồn: DeLange, Donald và Petracek (1993)
Biểu đồ 2.1: Lượng thức ăn hằng ngày của lợn thịt ở theo khối lượng cơ thể
Trong quá trình sinh trưởng và phát triển của con vật, dinh dưỡng trong thức ăn được cung cấp từ ngoài vào sẽ tham gia vào các quá trình chuyển hóa trong cơ thể, một phần được sử dụng để phục vụ cho các hoạt động sống cơ bản nhất như hô hấp, tuần hoàn Phần còn lại được dùng để tích lũy ở các mô trong
cơ thể mà chủ yếu là mô cơ và mô mỡ Trong chăn nuôi, chúng ta lợi dụng được phần tích lũy làm thực phẩm cho con người Do vậy, chỉ tiêu tiêu tốn thức ăn được dùng để lượng hóa phần thức ăn mà con lợn dùng để tạo nên sản phẩm thịt Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất trong chăn nuôi lợn bởi vì thức ăn chiếm 60 – 70% tổng giá thành sản phẩm, do vậy tiêu tốn thức ăn càng cao sẽ dẫn đến chi phí cho chăn nuôi lợn cao, làm giảm hiệu quả kinh tế của chăn nuôi lợn Lợn ở giai đoạn còn non có khả năng tiêu tốn thức ăn thấp hơn lợn trưởng thành do khi khối lượng cơ thể lớn yêu cầu nhu cầu duy trì cao, bên cạnh đó, sự phát triển mô
mỡ ở giai đoạn cuối của quá trình sinh trưởng đòi hỏi tiêu tốn gấp ba lần năng lượng trong thức ăn so với sự phát triển của mô nạc (Whitemore, 2003) Cũng vì vậy mà lợn hướng mỡ tiêu tốn thức ăn cao hơn lợn hướng nạc Trong điều kiện sức khỏe tốt, sinh lý bình thường, môi trường thuận lợi, tiêu tốn thức ăn có thể đạt tới mức thấp tối đa, nhưng nếu con vật bị bệnh, môi trường bất lợi thì tiêu tốn thức ăn sẽ cao do dinh dưỡng trong thức ăn phải chi trả cho các quá trình điều chỉnh sinh lý trong cơ thể Giữa tăng trọng hằng ngày và tiêu tốn thức ăn có mối tương quan di truyền âm chặt chẽ, r = - 0,69 đến - 0,99 (Seller, 1998)
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của lợn
2.4.1 Cơ sở di truyền học các tính trạng số lượng
Các tính trạng thuộc về sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt đều là các
Trang 10tính trạng số lượng Con người dựa trên những hiểu biết về sự di truyền của các tính trạng xem xét mà có thể tác động vào bản chất bên trong của mỗi tính trạng
để đạt được mục đích mong muốn
*Mô hình cơ bản của các tính trạng số lượng
Mô hình di truyền cơ bản của các tính trạng số lượng có thể được biểu diễn
theo dạng phương trình sau đây:
P = + G + E + G x E Trong đó:
- P là giá trị kiểu hình (phenotype value),
- là giá trị trung bình của kiểu hình của quần thể,
- E là giá trị ảnh hưởng của yếu tố ngoại cảnh,
- G là giá trị kiểu gene,
- G x E là tương tác giữa kiểu gene và ngoại cảnh
2.4.2 Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
* Giống
Trong chăn nuôi, giống là tiền đề quyết định đến sự thành công “Giống có giá trị kinh tế, giá trị gây giống tương đối ổn định có thể di truyền các đặc tính cho đời sau” (Trương Lăng)
Các giống khác nhau thì có sức sản xuất khác nhau, có khả năng thích nghi với môi trường sống khác nhau
Trong cùng một giống (lợn) cùng một đàn cùng nuôi tại một thời điểm nhưng có những con mang kiểu gene tốt thì khả năng sinh trưởng vượt trội Tóm lại: Giống là tiền đề, nếu không có giống tốt thì các yếu tố khác có tốt đến mấy người chăn nuôi cũng không thể đạt được năng suất chất lượng cao
- Ảnh hưởng của giống đến sức chống chịu bệnh Ở nước ta, tăng trọng trung bình hằng ngày của lợn bản địa như Ỉ, Móng Cái khoảng 300 – 350 g/ ngày, trong khi con lai ngoại x nội có thể đạt 550 – 650 g/ ngày, lợn ngoại nuôi trong điều kiện chăn nuôi công nghiệp có thể đạt 700 – 750 g/ ngày Ngoài khả năng sinh trưởng kém, các giống lợn nội có khối lượng móc hàm, khối lượng thịt xẻ thấp, trong khi đó tỉ lệ mỡ trong thân thịt cao hơn so với các giống lai
Trang 11ngoại hay ngoại thuần (Nguyễn Quang Linh và cs, 2005)
2.4.3 Thức ăn và dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố quan trọng nhất trong các yếu tố ngoại cảnh chi phối đến khả năng sinh trưởng của lợn Lợn cũng như những loài gia súc khác phải cho ăn thi mới phát triển được Cho nên lượng thức ăn cho ăn cũng như thành phần dinh dưỡng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tăng trọng của lợn (Lê Đức
Ngoan, 2002)
*Năng lượng
Năng lượng thức ăn trước tiên cần để đáp ứng nhu cầu duy trì cho cơ thể, nhờ đó ngăn ngừa quá trình phân hủy các mô làm giảm khối lượng gia súc Khi năng lượng trong khẩu phần cao hơn năng lượng duy trì, thì năng lượng còn lại
sẽ được sử dụng tạo thành sản phẩm Nhu cầu năng lượng được tính như sau:
E = Edt + Ett Trong đó: E là nhu cầu năng lượng
Edt là nhu cầu cho năng lượng duy trì
Ett là nhu cầu cho tăng trọng
Ett = Etích lủy nạc + Etích lủy mỡ
Etích lủy nạc = 15MJDE/ kg nạc
Etích lủy mỡ = 50MJDE/ kg mỡ
Mật độ năng lượng trong khẩu phần nó ảnh hưởng đến khả năng ăn vào Trong từng giai đoạn phát triển thì lợn có nhu cầu khác nhau
Giai đoạn đầu (20 – 60kg): Trong giai đoạn do có sự ưu tiên tích lũy nạc nên nhu cầu năng lượng chỉ cần cho năng lượng sống khác của cơ thể
Tuy nhiên, tiềm năng sinh trưởng của heo trong giai đoạn này rất cao nên chúng ta dùng khẩu phần có mật độ năng lượng cao và cân đối protein sẽ làm cho heo tăng trọng nhanh
Trang 12Bảng 2.1: Ảnh hưởng của mức năng lượng ăn vào đến khả năng
tăng trọng của lợn
Chỉ Tiêu
Mức năng lượng ăn vào (MJDE/ ngày) ăn
vào tự do 16,00 18,30 20,10 24,00 29,30 Tăng trọng (g/ ngày) 388 426 564 903 909 Tiêu tốn thức ăn (kg/TĂ/kg
Lượng ăn vào (kg VCK/ ngày) 1,1 1,12 1,4 1,6 2,13 Tích lũy protein (g/ ngày) 70 81 90 109 138 Tích lũy mỡ (g/ ngày) 57 107 126 157 205
(Nguồn: Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thanh Hằng (2005),
giáo trình thức ăn gia súc Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005)
Giai đoạn sau (60-100 kg): Trong giai đoạn này lợn bắt đầu quá trình tích lũy mỡ, do vậy nếu tiếp tục cho lợn ăn tự do với mật độ năng lượng trong khẩu phần cao sẽ dẫn đến tình trạng tích lũy nhiều mỡ, giảm phẩm chất thịt tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng trọng cao Do đó sẽ giảm hiệu quả kinh tế chăn nuôi
Như vậy khi tăng mức năng lượng ăn vào thì làm lợn tăng nhanh, giảm lượng thức ăn tiêu tốn trên 1 kg tăng trọng Chính vì thế, trong từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của lợn cần khẩu phần có mức năng lượng phù hợp giúp tối ưu hóa năng suất và phẩm chất thịt trong chăn nuôi lợn
Bảng 2.2: Ảnh hưởng của mức năng lượng ăn vào đến khả năng tăng trọng của lợn
Chỉ Tiêu
Mức năng lượng ăn vào (MJDE/ ngày) ăn
vào tự do 23,5 27,5 33,00 37,5 41,5 Tăng trọng (g/ ngày) 418 576 793 842 884 Tiêu tốn thức ăn (kg/TĂ/kg
Tích lũy protein (g/ ngày) 69,4 48,0 129,5 130,0 132,0
(Nguồn: Lê Đức Ngoan, Nguyễn Thị Hoa Lý, Dư Thanh Hằng (2005),
giáo trình thức ăn gia súc Nhà xuất bản Nông Nghiệp, 2005)
Trang 13*Protein và Acid amin (a.a):
Protein được cơ thể ăn vào nhằm đáp ứng nhu cầu duy trì và sản xuất Nhu cầu protein duy trì tăng lên theo trọng lượng cơ thể Khi gia súc còn non thì nhu cầu protein của nó cao hơn so với lúc trưởng thành, do trong giai đoạn này hệ cơ quan phát triển mạnh Sự thiếu hay thừa protein trong khẩu phần đều ảnh hưởng
đến năng suất và chất lượng thịt
Do đó, khi thiết lập khẩu phần ăn cho lợn thì phải cung cấp đầy đủ nhu cầu protein và cân đối các thành phần acid amin phù hợp cho từng giai đoạn sinh trưởng
Trong các chất dinh dưỡng cần thiết cho gia súc, protein có vai trò rất quan trọng, protein là cơ sở của sự sống và thành phần cấu tạo của tế bào, cơ quan, là chất xúc tác sinh học, các enzyme tham gia việc điều khiển các phản ứng hóa học xảy ra trong cơ thể Ngoài ra protein còn tham gia vào hệ thống bảo vệ cơ thể (kháng thể) và vận tải dể vận chuyển các chất dinh dưỡng từ máu lên các
mô, cơ quan trong cơ thể
Giá trị sinh học của protein phụ thuộc hàm lượng các acid amin không thay thế của protein đó, thức ăn giàu acid amin nâng cao tỷ lệ tiêu hóa, giảm các phản ứng strees Việc cung cấp đầy đủ các acid amin không thay thế cho lợn rất có ý nghĩa như histidinin, tryptophan có lợi cho sức khỏe
Protein đóng vai trò quyết định cho sự sinh trưởng và phát triển của lợn Tuy nhiên, người chăn nuôi cần thiết phải biết tính toán nhu cầu protein của lợn thịt trong từng giai đoạn nuôi khác nhau, để cung cấp protein khẩu phần thích hợp
*Acid amin (a.a)
Nhu cầu protein của động vật chính là nhu cầu acid amin Sự tổng hợp protein đòi hỏi có mặt của 20 acid amin khác nhau Trong thành phàn protein thịt nạc của lợn có khoảng 30acid amin, trong đó có 10 acid amin thiết yếu mà lợn không tự tổng hợp ở mức thấp so với nhu cầu, đòi hỏi phải qua cung cấp thức ăn
Agrinine, Threonine, Valine, Leonine, Isoleucine, Methionine, Lysine, Phenylaine, Histidne và Trytopine Nếu thiếu một trong mười acid amin đó thì gia súc kém ăn chậm lớn, tỷ lệ sử dụng thức ăn thấp (Trương Lăng) Hiện nay, người ta sử dụng rộng rải acid amin tổng hợp hóa học như: D,L Methionine trong chăn nuôi Nhiều nghiên cứu đã chứng minh được vai trò của acid amin
Trang 14trong tổng hợp D,L Methionie trong việc cân bằng acid amin cho một khẩu phần Ở lợn ăn khẩu phần ngô, bột sắn, đậu tương thì Methionine có vai trò quan trọng là nguồn cung cấp lưu huỳnh trong việc khử độc HCN ở gia súc (Heu và
cs 1972)
Mặt khác, Methyonie có tác động lên hoạt động của hệ thần kinh cũng như quá trình chuyển hóa amin hóa và oxy hoá khử và các mô cơ thể Khi thiếu Methyonie trong khẩu phần , cơ thể bị tích lũy mở ở gan, làm giảm hoạt động của tuyến tụy trong động vật Methyonie còn liên quan chặt chẽ tới sự tạo thành
và trao đổi colin , vitamin B12 và acid folic Cùng với những chất này Methyonie làm tăng khả năng sử dụng chất béo trong khẩu phần sử dụng thức ăn động vật
Tóm lại, trong nuôi dưỡng để đạt tốc độ nuôi dưỡng để đạt tốc độ sinh trưởng cao cùng với cải tiến chất lượng con giống, người chăn nuôi lợn cần cung cấp khẩu phần cân đối về nhu cầu các chất dinh dưỡng đặc biết chú ý đến cân bằng acid amin
* Phương thức cho ăn
Căn cứ vào các đặc điểm của lợn và điều kiện chăn nuôi mà có hai phương thức cho ăn:
- Phương thức cho ăn tự do: Cho lợn ăn tự do theo nhu cầu từ cai sữa đến xuất chuồng Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
Ưu điểm: Heo mau lớn nên thời gian nuôi ngắn, quay vòng vốn nhanh Khuyết điểm: Không tiết kiệm được thức ăn, có tỷ lệ mỡ cao
- Phương thức cho ăn định lượng:
Heo dưới 60 kg: ở giai đoạn này cho ăn tự do theo nhu cầu của heo ( ở giai đoạn dưới 30 kg nên cho heo ăn nhiều bữa trong ngày)
Từ 61kg đến lúc xuất chuồng: Ở giai đoạn này nếu cho ăn nhiều sẽ mập
do tích lũy mỡ, nên cho ăn hạn chế khoảng 2,3 – 2,7 kg/ con/ ngày và sử dụng đúng loại thức ăn Phương thức này có ưu và khuyết điểm như sau:
Ưu điểm: Tiết kiệm được thức ăn, heo có tỷ lệ nạc cao hơn so với phương thức cho ăn tự do
Khuyết điểm: Thời gian nuôi kéo dài
Ngoài các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển của lợn đã nêu trên còn có các yếu tố khác như: Phương thức nuôi dưỡng, chuồng trại, tiểu khí
Trang 15hậu chuồng nuôi…Nếu chúng ta cung cấp đủ theo yêu cầu của từng loại lợn sẽ giúp cho lợn sinh trưởng một cách tối đa
* Dinh dưỡng nước
Nước thực hiện một số chức năng sinh lý cần thiết cho sự sống như tạo hình trong cơ thể, điều hòa nhiệt độ cơ thể Nước cần cho quá trình vận chuyển các chất dinh dưỡng tới tế bào cơ thể và làm sạch các chất cặn bã, thải ra từ các
tế bào này Nước có khả năng hòa tan rất nhiều chất dinh dưỡng và vận chuyển chúng đến khắp cơ thể thông qua hệ thống tuần hoàn Để đảm bảo tốt nhu cầu về nước cho lợn nên có các hệ thống cung cấp nước tại chuồng nuôi để lợn có thể
tự uống
* Dinh dưỡng khoáng
Dựa vào hàm lượng các nguyên tố khoáng trong cơ thể vật nuôi, hoặc dựa vào từng loại chất khoáng mà vật nuôi đòi hỏi cần được cung cấp trong thức ăn hằng ngày, người ta chia chất khoáng thành hai nhóm chính:
Khoáng đa lượng: Ca, P, K, Na, S, Mg…
Khoáng vi lượng: Fe, Zn, Cu, Mo, Se, I, Mn…
Trong cơ thể gia súc chất khoáng chiếm một tỷ lệ rất thấp so với các chất hữu cơ nhưng đóng một vai trò quan trọng đối với vật nuôi Chất khoáng chiếm khoảng 3% trong cơ thể lợn, Tập trung chủ yếu ở xương Trong xương có khoảng 75% là Ca và P
Theo Hoàng Văn Tín (1987): Sự thiếu Ca và P trong thời kỳ tăng trưởng
có thể làm xương bị biến dạng Đối với gia súc non, sự hấp thu và sử dụng chất khoáng Ca và P tốt hơn gia súc trưởng thành và già Vì vậy, khi cân đối khẩu phần ăn cần phải chú ý đến hai nguyên tố này Tỷ lệ cân đối giữa Ca/P đối với gia súc nhỏ là 1,5 – 1,2/1; Ở gia súc lớn là 1,2/1 (Lê Đức Ngoan, 2002)
Ngoài ra các yếu tố K, Na, Cl, Fe, Mn, Cu, Zn và Vitamin cần được chú ý trong khẩu phần Đặc biệt, khi bổ sung nguyên tố vi lượng Zn vào khẩu phần ăn của lợn, nâng cao sức khỏe cho lợn Kẽm là thành phần cần thiết của hơn 200 enzyme trong các phản ứng sinh hóa của lợn Ngoài ra Zn đóng vai trò quan trọng trong hệ thống miễn dịch, với lượng 3000 ppm bổ sung vào khẩu phần ăn của lợn con mới cai sữa đã cải thiện tốt cho sinh trưởng và sức đề kháng tiêu chảy của lợn Bên cạnh đó, thiếu Zn có thể gây ra bệnh rụng lông, tổn thương da
và kế phát các bệnh nhiễm trùng Hiện nay, trong chăn nuôi lợn người chăn nuôi
Trang 16đã bổ sung Zn vào khẩu phần từ 3000 – 4000 ppm để cải thiện sức khỏe cho lợn, nhất là lợn con sau cai sữa (Hahn và cs, 1993)
Mặt khác, muối ăn NaCl là nguồn khoáng cần thiết cho lợn, hàm lượng muối trong khẩu phần cho lợn là 0,2 – 0,5%
Vì vậy, sự đầy đủ và cân đối các chất khoáng trong khẩu phần của gia súc, gia cầm là rất cần thiết và sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi
Bảng2 3: Hàm lượng một số nguyên tố khoáng trong cơ thể vật nuôi
(Nguồn: Lê Đức Ngoan, 2002).
*Dinh dưỡng Vitamin
Vitamin là nhóm chất dinh dưỡng thiết yếu trong thức ăn được phát hiện trong những năm đầu của thế kỷ XX Hằng ngày, vật nuôi đòi hỏi một lượng Vitamin rất nhỏ so với các chất dinh dưỡng khác, vitamin rất dể bị phân hủy do quá trình oxy hóa hoặc do nhiệt độ cao, ánh sáng…Do đó, thức ăn của gia súc cần được bảo quản trong nhiệt độ thích hợp để hạn chế sự phân hủy vitamin Nếu thiếu vitamin trong khẩu phần sẽ làm giảm tính ngon miệng, giảm khả năng
ăn vào, gia súc bị còi cọc, chậm lớn và có thể dẫn đến tình trạng bệnh tật…Ngược lại, nếu thừa vitamin trong khẩu phần sẽ gây lãng phí và dẫn đến ngộ độc cho gia súc gia cầm Do vậy, trong chăn nuôi cần phải quan tâm đến vấn đề cung cấp vitamin đầy đủ trong khẩu phần cho từng đối tượng nuôi
Trang 17Bảng 2.4: Nhu cầu của một số Vitamin trong cơ thể
và phát triển, con đực có khả năng ăn vào lớn hơn, tăng trọng cao hơn nhưng tiêu tốn thức ăn cao hơn so với con cái (Latorre, 2004)
2.4.5 Nhiệt độ và độ ẩm môi trường
Nhiệt độ và ẩm độ môi trường là hai yếu tố chính thường xuyên tác động tới vật nuôi Lợn chỉ có thể sống và phát triển trong ngưỡng nhiệt độ cho phép, lợn thịt sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 18 – 200C (NRC, 1987) Nhiệt độ chuồng nuôi cao hơn hay thấp hơn nhiệt độ tới hạn đều là yếu tố bất lợi đối với sinh trưởng của lợn thịt Ở nhiệt độ cao, lợn phải tăng cường quá trình thải nhiệt thông qua tăng cường hô hấp để cân bằng thân nhiệt Lê Văn Phước và cs (2008) cho biết, tần số hô hấp và nhịp tim của lợn có tương quan chặt chẽ với nhiệt độ không khí với hệ số tương quan tương ứng là r2 > 0,8 và r2 = 0,61 – 0,78 Đặc biệt, các giống lợn nhập nội cao sản dễ mẫn cảm với nhiệt độ môi trường cao
Trang 18hơn so với các giống nội Ngoài ra khi nhiệt độ cao sẽ làm cho khả năng thu nhận thức ăn hằng ngày của lợn giảm, do đó tăng trọng bị ảnh hưởng cũng như khả năng chuyển hóa thức ăn kém ( Lopez và cs, 1991) Nhiệt độ và ẩm độ ở nước ta chính là rào cản lớn nhất để nuôi các giống lợn ngoại có năng suất cao khi hệ thống chuồng trại còn khá thô sơ
Ngược lại, khi nuôi lợn ở nhiệt độ thấp dưới nhiệt độ tới hạn thì phải cung cấp thêm cho lợn năng lượng chống rét từ thức ăn Cứ 1oC dưới giới hạn thấp thì
bổ sung thêm một lượng nhiệt năng là 0,017 MJ DE/1kg trọng lượng trao đổi, do vậy, tiêu tốn thức ăn sẽ cao hơn so với nhiệt độ trung hòa (Richard Cofey, 1995)
Nguồn: Richard Coffey và cs (1995)
Biều đồ2.2: Ảnh hưởng nhiệt độ tới khả năng ăn vào, tăng trọng và hiệu quả
chuyển hóa thức ăn ở lợn thịt ( 0 F)
2.5 Công tác giống trong việc nâng cao khả năng sản xuất của lợn thịt
2.5.1 Chọn lọc
Chọn lọc là quá trình mà qua đó một số cá thể được giữ lại và cho phép sinh sản Chọn lọc là biện pháp đầu tiên để cải tiến di truyền giống vật nuôi Chọn lọc không tạo ra các kiểu gene nhưng nó cho phép kiểu gene nào được tồn tại nhiều ở con cái, điều đó cũng có nghĩa thay đổi tần số các gen hay kiểu gen của quần thể theo hướng có lợi cho con người Đối với lợn thịt, chúng được chọn lọc theo hướng tăng trọng nhanh, tiêu tốn thức ăn thấp, tỉ lệ nạc cao, chất lượng thịt tốt (mỡ dắt, độ mềm, độ mọng, hương vị) và kháng bệnh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho người chăn nuôi
Trang 19Công tác giống trên thế giới đã gặt hái rất nhiều thành công, quá trình chọn lọc khắt khe và lâu dài ở các hệ thống giống đã tạo ra nhiều giống lợn có năng suất sinh trưởng và khả năng sản xuất thịt ưu việt và được sử dụng rộng rãi trong
hệ thống nhân giống của thế giới, điển hình là các giống lợn Yorkshire,
Landrace, Duroc, Pietrain
* Giống Lợn Rừng
Xuất xứ: Lợn rừng có tên khoa học là Sus Scrofa, còn có tên khác là lợn
lòi, kun bíu Lợn rừng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới Nó chính là tổ tiên của các giống lợn nhà, có 21 loại phụ sống trên phạm vi rất rộng bao gồm nhiều khu vực ở châu Âu và bắc châu Á, cũng như miền Nam và miền Bắc châu Phi
Phân bố: Ngày nay lợn rừng đã được nuôi phổ biến ở nhiều nước trên thế giới như Pháp (hiện có 800 trang trại chuyên môn lợn rừng), Ba Lan, Thái Lan, Canada, Anh, Trung Quốc, Đức, Ấn Độ, Braxin, Mexico, Tây Ban Nha, Italia, Đan Mạch, Nhật Bản, Nga, Nepan, Angeri, Indonesia, và Việt Nam
Đặc điểm ngoại hình: Lợn rừng có dáng thon, cao khoảng 65 - 70 cm, một
số giống lợn rừng châu Âu có thể cao tới eo người (90 - 120 cm) Thân hình chắc khỏe, mình mỏng Phần vai trước thường cao hơn chân sau làm cho hình dạng của lợn rừng vai cao mông thấp Mông, bụng gọn, đuôi dài không bao giờ cong uốn lại như lợn nhà và luôn ve vẩy Hai vai và bên trên của 2 chân phía trước đều có u hoặc tấm mỡ sụn lồi ra thành chai cứng Độ lớn và dày của u chai cứng hoặc tấm mỡ sụn này tăng theo tuổi (3 - 5 cm) Mặt lợn rừng dài, mõm nhọn, tai nhỏ dựng đứng ép sát đầu Mắt to, lồi, màu đen, híp phần cuối đuôi mắt, tia nhìn dữ tợn Mũi lợn rừng mềm nhưng mạnh khỏe phù hợp với phương thức kiếm ăn trong cuộc sống hoang dã của chúng là đào bới đất, dũi mô đất mới
để đào củ, gốc cây, các côn trùng Lợn rừng là động vật ăn tạp nên ngoài đặc điểm răng nanh phát triển đặc biệt thì lợn rừng cũng giống như các động vật nuôi con bằng sữa khác về sự không phát triển lắm của hệ thống răng, lợn rừng
có 44 răng Răng cửa phía hàm dưới dài, hẹp và chìa thẳng ra phía trước để làm nhiệm vụ như cái xẻng Răng hàm trong, răng cấm mọc trong cùng có cỡ rất lớn bằng với răng hàm cái thứ nhất và thứ 2 cộng lại Cấu tạo của xương mặt và xương hộp sọ làm lợn rừng có hàm mõm dài, phần này thường chiếm 75% đầu lâu sọ Lông của lợn rừng là kiểu lông nhám, cứng Lỗ chân lông ở trên lớp da tạo thành búi, mỗi búi có 3 lỗ, mỗi lỗ có 1 sợi lông dài Riêng lợn rừng con trong
4 tháng đầu tiên có bộ lông sọc dưa rất đẹp được tạo bởi những đường vằn màu nâu vàng lẫn trắng chạy dài theo thân mình hoặc màu nâu nhạt hoặc đỏ
Trang 20nhạt chạy trên nền lông đen tùy giống Bộ lông này giúp lợn con ngụy trang
để giấu mình và đánh lạc hướng kẻ thù trong môi trường tranh tối tranh sáng trong rừng.Trong khoảng 2 - 6 tháng, các sọc dưa nhạt màu dần và ở 1 năm tuổi, chúng có bộ lông chính thức mang màu đặc trưng của giống ổn định cho đến khi chết
Khả năng sản xuất: Lợn rừng sinh trưởng chậm và đạt kích thước tối đa tùy theo từng giống, môi trường và tuổi Lợn rừng châu Âu thường có tầm vóc
to lớn hơn nhiều so với lợn rừng châu Á Trong khi lợn rừng châu Á chỉ có thể cao 65 - 70 cm, dài 120 - 140 cm, nặng 70 - 150 kg thì lợn rừng châu Âu có thể cao tới 90 - 100 cm, dài 150 - 160 cm, nặng tới 200 -350 kg Con đực thường to lớn hơn con cái khoảng từ 20 - 30 kg Lợn sơ sinh rất bé nhỏ, nặng 0,2 - 0,5 kg, dài 15 - 21 cm Tuổi cai sữa: 55 - 60 ngày; Trọng lượng lợn con khi cai sữa là
4 - 5 kg/ con: Tuổi giết thịt có thể tính từ 6 tháng tuổi Trọng lượng xuất chuồng thường dao động từ 25 - 50 kg tùy theo nhu cầu của thị trường Tốc độ sinh trưởng (đối với lợn rừng đã và đang nuôi tại Thái Lan và Việt Nam) chậm ( trung bình chỉ khoảng 0,13 - 0,2 kg/ ngày) Tuổi thọ sinh lý của lợn rừng kéo dài từ 15 - 25 năm
Bảng 2.5: Các đặc điểm về khả năng sinh sản
6 Thời gian động dục 2-3 ngày (đối với nái tơ)
3-4 ngày (đối với nại rạ)
( Nguyễn Quang Linh, Hoàng Nghĩa Duyệt, Phùng Thăng Long,2005).
* Giống lợn Móng Cái
Trang 21Xuất sứ: Lơn Móng Cái thuộc lớp động vật có vú (Mammalia), bộ guốc chẵn (Airitiodactila), họ Suidae, chủng Sus, loài Sus Domesticus, giống Móng Cái Lợn Móng Cái là giống lợn nội được hình thành và phát triển lâu đời ở vùng Đông Bắc Việt Nam
Phân bố: Trước đây Móng Cái và Ỉ là hai giống lợn nội chính được nuôi và phát triển rộng rãi trong ngành chăn nuôi của Miền Bắc và Miền Trung của nước
ta Có thể xem các vùng Hà Cối (Huyện Đầm Hà) Tiên Yên ( Đông Triều) tỉnh Quảng Ninh là nguồn cội của giống lợn Móng Cái Do đặc điểm sinh sản tốt nên
từ những năm 60 – 70 trở đi lợn Móng Cái đã lan nhanh ra khắp vùng Đông Bằng Bắc Bộ làm cho vùng nuôi lợn Ỉ bị thu hẹp dần Từ sau 1975 giống lợn này được lan nhanh ra các tỉnh Miền Trung, kể cả phía Nam
Đặc điểm ngoại hình: Có đầu đen giữa trán, có điểm trắng hình tam giác, giữa tai và cổ có khi rộng đến vây có một dải trắng vắt ngang kéo dài đến bụng
và bốn chân Lưng và mông có mảng đen kéo dài đến khấu đuôi và đùi, có khi trông giống hình yên ngựa nhưng cũng có khi chỉ là những mảng đen bình thương có đường biên không cố định Đầu to, miệng chỏ dài, tai nhỏ và nhọn, có nếp nhăn to và ngăn ở miệng Cổ to và ngắn, ngực nở và sâu, lưng dài và hơi võng, bụng hơi xệ, mông rộng và xuôi Bốn chân tương đối cao khỏe, móng xòe Khả năng sản xuất: Về khả năng sinh trưởng, do quá trình chọn lọc trong sản xuất, ngày nay đa số nòi lợn xương nhỏ đã được cải tạo với đực nòi xương
to, và trong nông hộ hiện tại nuôi đa số là nòi xương nhỡ hoặc xương nhỏ được cải tạo, vì vậy tầm vóc đàn lợn hiện nay gần với nói xương nhỡ
Khả năng sinh sản: Lợn đực 3 tháng tuổi biết nhảy cái và trong tinh dịch đã
có tinh trùng, lượng tinh dịch 80 – 1000 mm Lợn cái 3 tháng tuổi đã bắt đầu động dục nhưng chưa có khả năng thụ thai Thường thì lợn cái từ 7 -8 tháng tuổi trở đi mới có đủ điều kiện tốt nhất để phối giống và có chữa, thời điểm đó lợn đã đạt khối lượng khoảng 40 – 50 kg hoặc lớn hơn
Hướng sử dụng: Hiện nay, lợn Móng Cái chủ yếu được sử dụng để làm nái nền để lai các giống ngoại để tạo ra các con lai có đặc tính tốt và phù hợp với
điều kiện chăn nuôi ở nước ta (Theo Nguyễn Quang Linh và cs, 2005 )
Trang 22Phân bố: Qua điều tra khảo sát trên địa bàn toàn tỉnh Thừa Thiên Huế, thì đàn lợn Cỏ chỉ được nuôi giữ ở các nông hộ là dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao huyện A Lưới và huyện Phú Lộc Cụ thể là các xã A Đớt, A Roàng và Hồng Thuỷ huyện A Lưới, bản Vân kiều, xã Xuân Lộc, huyện Phú Lộc (Phạm Khánh
Từ và cs, 2010)
Đặc điểm ngoại hình: Lợn Alíc có tầm vóc nhỏ, nhỏ hơn so với các giống lợn nội như lợn Móng Cái, lợn Ỉ Lợn Cỏ A Lưới có màu lông đen, dài và dầy Ở con trưởng thành có lông bờm cao kéo dài từ trán đến giữa lưng, lông mọc thành cụm: cứ 3 lông hình thành một cụm lông, trong khi đó các giống lợn khác chỉ từ 1– 2 lông làm thành 1 cụm Da của lợn màu đen bạc
Khả năng sản xuất: Thể trạng của lợn trưởng thành trung bình vào khoảng 30 – 35 kg Lợn nái mỗi năm đẻ 1,2 - 1,3 lứa, mỗi lứa từ 7 - 10 con
Hướng sử dụng: hiện nay được sử dụng để phục vụ mục đích nghiên cứu
và bảo tồn gene đồng thời cũng là nguồn cung cấp thực phẩm có giá trị cao cho người dân ở địa phương
2.5.2 Lai tạo
Là hiện tượng khi lai giữa bố mẹ khác nhau về di truyền (Khác giống, dòng…) Con lai F1 tỏ ra ưu việt hơn bố mẹ của chúng về mặt sinh trưởng, sức chống chịu và năng suất…Thuật ngữ “ưu thế lai” được Shull đưa ra vào đầu năm 1914, mặc dù hiện tượng sức mạnh con lai đã được biết và mô tả từ trước
đó khá lâu (Nguyễn Đức Hưng và cs, 2006)
a Khái niệm và biểu hiện của ưu thế lai
Ưu thế lai là hiện tượng con lai giữa các cá thể không cùng nguồn gốc huyết thống có sức sống, sức chống chịu bệnh tật và sức sản xuất cao hơn mức trung bình của thế hệ bố mẹ Ưu thế lai được tính bằng % năng suất tăng lên của con lai so với bố mẹ của chúng Trong thực tế ưu thế lai cũng có thể chỉ biểu hiện theo từng mặt, từng tính trạng một, có khi chỉ một vài tính trạng biểu hiện
ưu thế lai còn các tính trạng khác vẫn giữ nguyên như khi chưa lai tạo, thậm chí
có tính trạng còn giảm đi Ưu thế lai cao nhất ở con lai F1 và giảm đi khi lai tổ
hợp trở lại hoặc lai luân hồi (Nguyễn Văn Đức và cs, 2006)
Phần lớn việc phối 2 cá thể khác dòng, khác giống, lai giữa hai dòng, hai giống thuần chủng nói chung đã xác nhận hiện tượng ưu thế lai và đời con sinh
ra phần lớn khỏe hơn, chịu đựng bệnh tật tốt hơn, mức sản lượng cao hơn bình quân của giống gốc
Trang 23b.Lai kinh tế
Lai kinh tế là phương pháp cho giao phối giữa những con đực và con cái khác giống, hoặc khác dòng, con lai được sử dụng vào mục đích thương phẩm (nghĩa là để thu các sản phẩm như thịt, trứng, sữa ) mà không vào mục đích giống
*Các phương pháp lai kinh tế
Trong chăn nuôi lợn chúng ta có thể sử dụng các phương pháp lai tạo khác nhau như sau:
- Lai kinh tế (tạo F 1 ): Là phương pháp cho giao phối giữa những con đực
và con cái khác giống, hoặc khác dòng tạo ra con lai được sử dụng vào mục đích thương phẩm mà không dung vào đúng mục đích giống
+ Lai kinh tế đơn giản ( Lai giữa 2 giống hoặc 2 dòng):
Sơ đồ lai 2.1: Lai kinh tế đơn giản
Giá trị kiểu hình của F1 giữa mẹ A và bố B là:
PF1(AB) = 1/2aA + 1/2 aB + MA + BB + HI + E
Giá trị kiểu hình giữa mẹ B và bố A là:
PF1(BA) = 1/2aA + 1/2 aB + MB + BA + HI + E
Trong đó: HI: ưu thế lai của con lai
aA, aB: giá trị cộng gộp giống A, B
MA, BB: ảnh hưởng ngoại cảnh mẹ của giống A, B
BA, BB: ảnh hưởng ngoại cảnh bố của giống A, B
Cho hai giống khác nhau kết hợp với nhau, các con sinh ra được đem nuôi thương phẩm, không giữ lại làm giống Đây là phép lai đơn giản nhất, phổ biến nhất, đem lại hiệu quả kinh tế nhanh nhất Công thức phổ biến nhất là cho một