1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BẰNG BÓ BỘT TRONG GÃY XƯƠNG NĂM 2016

37 1,6K 19

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 712,49 KB

Nội dung

Nghiên cứu hiệu quả điều trị bằng phương pháp điều trị bảo tồn bằng bó bột trong trường hợp gãy xương chi trên và chi dưới tại bệnh viện đa khoa tịnh biên năm 2016. nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thành công khi điều trị bảo tồn, các biến chứng, mối liên quan.

Trang 1

SỞ Y TẾ AN GIANG BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TỊNH BIÊN

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BẰNG BỘT TRONG GÃY XƯƠNG CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA

KHOA HUYỆN TỊNH BIÊN NĂM 2016

Chủ nhiệm đề tài: BS.CKI Ngô Sơn Tùng

NĂM 2016

Trang 2

SỞ Y TẾ AN GIANG BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TỊNH BIÊN

Tên đề tài:

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BẰNG BỘT TRONG GÃY XƯƠNG CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA

KHOA HUYỆN TỊNH BIÊN NĂM 2016

CNĐD Nguyễn Thành Dững

YS Lê Thành An

NĂM 2016

Trang 3

SỞ Y TẾ AN GIANG BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TỊNH BIÊN

NĂM 2016

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1 3

1.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ GÃY XƯƠNG 3

1.2.TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU TRONG GÃY XƯƠNG: 4

1.3.CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH: 7

1.4.CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ HIỆU ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BẰNG BỘT TRONG GÃY XƯƠNG CHI: 7

CHƯƠNG 2 9

2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 9

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 9

2.3.XỬ LÝ SỐ LIỆU: 12

2.4.THỜI GIAN NGHIÊN CỨU: 12

2.5.ĐẠO ĐỨC Y HỌC: 12

CHƯƠNG 3 14

3.1.ĐẶC ĐIỄM CHUNG CỦA ĐỐI TƯƠNG NGHIÊN CỨU: 14

3.2.TỶ LỆ THÀNH CÔNG TRONG ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BẰNG BỘT ĐỐI VỚI GÃYXƯƠNG: 16

3.3 YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ: 21

CHƯƠNG 4 23

4.1.ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 23

4.2.TỶ LỆ THÀNH CÔNG TRONG ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BẰNG BỘT ĐỐI VỚI GÃYXƯƠNG: 24

4.3 YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ: 27

KẾT LUẬN 28

KIẾN NGHỊ 29

TÀI LIỆU THAM KHẢO 30

Trang 6

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ CÁI VIẾT TẮT

BN: Bệnh nhân

BS: Bác sĩ

BVĐK: Bệnh viện đa khoa

WHO: World Health Organization

Trang 7

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3 1 Đặc điểm nhóm tuổi 14

Bảng 3 2 Đặc điểm giới tính 14

Bảng 3 3 Cơ chế chấn thương 15

Bảng 3 4 Nguyên nhân gãy xương 15

Bảng 3 5 Loại gãy xương 16

Bảng 3 6 Đường gãy xương 16

Bảng 3 7 Loại di lệch xương trước khi bó bột 17

Bảng 3 8 Trục chi gãy trước khi bó bột 17

Bảng 3 9 Biến chứng sau bó bột 18

Bảng 3 10 Trục chi gãy sau khi bó bột 18

Bảng 3 11 Loại di lệch xương sau khi bó bột 19

Bảng 3 12 Di lệch thứ phát 19

Bảng 3 13 Trục chi gãy sau khi tháo bó bột 19

Bảng 3 14 Biên độ vận động 20

Bảng 3 15 Biến chứng muộn sau khi bó bột 20

Bảng 3 16 Tỷ lệ thành công khi điều trị bảo tồn bằng phương pháp bó bột 20

Bảng 3 17 Mối tương quan giữa hiệu quả điều trị với nhóm tuổi 21

Bảng 3 18 Mối liên quan giữa hiệu quả điều trị với loại xương gãy 21

Bảng 3 19 Mối liên quan giữa hiệu quả với loại di lệch 22

Trang 8

1

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BẰNG BỘT TRONG GÃY XƯƠNG CHI TẠI BỆNH VIỆN ĐA

KHOA HUYỆN TỊNH BIÊN NĂM 2016

Chủ nhiệm đề tài: Ngô Sơn Tùng Cán bộ thực hiện: Mohamach Amin

và tình trạng chung của bệnh nhân mà bác sĩ lâm sàng sẽ quyết định phương thức nào điều trị tốt nhất cho người bệnh [1]

Phương pháp bảo tồn xương gãy bằng bột là một phương pháp điều trị gãy xương thì xa xưa trong lịch sử ngoại khoa và nó cho thấy hiệu quả đáng kể trong việc phục hồi chức năng của người bệnh Ngày nay khoa kỹ thuật càng phát triển thì kỹ thuật bó bột cũng được cải tiến mang lại cho người bệnh những lợi ích đáng kể như sớm phục hồi vận động tốt, giảm chi phí điều trị, giảm số ngày nằm viện Tuy nhiên, việc bó bột cũng dẫn đến những biến chứng ngoài ý muốn như chèn ép khoang, khớp giả, cal lệch, khớp xơ cứng mất chức năng Vì vậy, việc chẩn đoán ban đầu lựa chọn phương pháp điều trị ảnh hưởng rất lớn đến kết quả điều trị, chất lượng cuộc sống và sinh hoạt của bệnh nhân sau khi phục hổi [1], [2], [7]

Tại bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên những năm qua thường xuyên tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân gãy xương Phương pháp điều trị bảo tồn

Trang 9

2

bằng bó bột cũng được áp dụng rộng rãi và phổ biến Tuy nhiên, chưa có một báo cáo hay nghiên cứu nào cho thấy hiệu quả của phương pháp bó bột trong điều trị gãy xương cũng như kết quả phục hổi vận động của bệnh nhân như thế

nào Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : “ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BẰNG BỘT TRONG GÃY XƯƠNG TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA HUYỆN TỊNH BIÊN NĂM 2016” với những mục tiêu như

Trang 10

3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1.ĐẠI CƯƠNG VỀ GÃY XƯƠNG

- Định nghĩa: Gãy xương là tình trạng thương tổn làm mất tính liên tục của xương do nguyên nhân có thể do chấn thương hoặc do bệnh lý Mất tính liên tục hoàn toàn gọi là gãy xương hoàn toàn , mất tính liên tục không hoàn toàn gọi là gãy xương không hoàn toàn

- Nguyên nhân:

o Gãy xương do chấn thương : gãy xương xảy ra sau tác động của 1 lực chấn thương.Có thể do tai nạn giao thông , tai nạn lao động tai nạn sinh hoạt hoặc vết thương hoả khí

o Gãy xương do bệnh lý : một số bênh lí gây phá huỷ xương và làm gãy xương Các bệnh hay gặp : u xương ác tính , viêm xương tuỷ xương , lao xương

- Cơ chế gãy xương:

o Gãy xương do lực chấn thương tác động có thể theo 2 cơ chế : chấn thương trực tiếp : gãy xương xảy ra tại vị trí lực chấn thương tác động vào Xương thường bị gãy ngang hoặc gãy nhiều mảnh , lực chấn thương còn gây nên các thương tổn taịo tổ chức phần mềm

o Lực chấn thương gián tiếp : gãy xương xảy ra ở vị trí xa nơi lực chấn thương tác động Các lực tac động vào xương có thể dưới các dạng :

 Lực giằng dật , co kéo : thường gây bong đứt các mấu , các mỏm xương nơi bám của các gân hoặc dây chằng

 Lực gập góc : làm tăng độ cong của xương , xương gãy ở điểm yếu với mảnh gãy chéo vát , có thể có mảnh rời hình cánh bướm

 Lực xoay : xảy ra khi bệnh nhân bị ngã chân tỳ giữ trên mặt đất trong khi người bị xoay Xương thường bị gãy chéo vát hoặc xoắn vặn

Trang 11

4

 Lực đè ép : Thường gây gãy lún ở các vùng xương xốp Điển hình là ngã từ cao đập gót xuống đất gây sập đồi gót , lún mâm chày , gãy

cổ xương , gãy xẹp thân đốt sống [1], [2], [3]

1.2.TỔN THƯƠNG GIẢI PHẪU TRONG GÃY XƯƠNG:

1.2.1.Theo tính chất gãy:

- Gãy xương không hoàn toàn: Xương chỉ bị tổn thương 1 phần không mất hoàn toàn tính liên tục Các loại gãy không hoàn toàn bao gồm :

o Gãy dưới cốt mạc : đường gãy nằm dưới cốt mạc , cốt mạc không

bị rách ổ gãy thường không di lệch Loại gãy này thường xảy ra ở trẻ em do lớp cốt mạc dày dai khó bị rách

o Gãy rạn hoặc nứt xương : vết nứtchỉ ở 1 phía của vỏ xương

o Gãy cành xanh : là kiểu gãy toác giống như bẻ 1 cành cây xanh , ở loại gãy này 1 bên vo xương bị gãy toác còn bên kia bị cong lõm vào gây ra di lệch gập góc

o Gãy lún : là loại gãy xảy ra ở các vùng xương xốp , các bè xương xốp bị lún ép lại dưới tác động của 1 lực nén ép Ví dụ : gãy lún thân đốt sống, gãy lún mâm chày

- Gãy xương hoàn toàn: Gãy xương hoàn toàn với đường gãy đơn giản : xương bị gãy hoàn toàn đường gãy có thể là gãy ngang , gãy chéo , gãy xoắn nhưng không có mảnh rời Gãy xương có mảnh rời : xương bị gãy kèm theo có mảnh vỡ rời Gãy xương thành nhiều đoạn : xương có thể bị gãy thành 2 hoặc 3 đoạn [1], [2]

1.2.2.Theo vị trí gãy:

- Gãy đầu xương : vị trí gãy ở vùng đầu xương.Đây là vùng xương xốp , xương thường dễ liền Nếu đường gãy thông vào khớp thì gọi là gãy xương phạm khớp.Nếu đưỡng gãy không thông vào khớp thì gọi là gãy xương không phạm khớp Loại gãy này nắn chỉnh bảo tồn khó đạt kết quả và thường để lại di

Trang 12

5

chứng hạn chế vận động khớp do bất động quá lâu , thường phải chỉ định phẫu thuật để khôi phục hình thể mặt khớp , cố định vững chắc ổ gãy và cho bệnh nhân bận động sớm để phục hồi chức năng khớp kế cận

- Gãy ở chỗ tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương :

o Đầu gãy thân xương cứng có thể cắm gắn vào đầu xương xốp , do

đó thường dễ liền xương Tuy nhiên loại gãy này cũng thường ảnh hưởng tới biên độ vận động khớp nếu bệnh nhân không tập vận động tích cực

o Ở trẻ em còn sun tiếp hợp thì gãy xương có thể xảy ra ở vùng sụn tiếp hợp còn được gọi là bong sụn tiếp hợp Loại gãy này xương rất nhanh liền , đòi hỏi phải được nắn chỉnh sớm

- Gãy vùng thân xương: đây là vùng xương cứng có ống tuỷ , thường được chia ra gãy 1/3 trên; 1/3 giữa; 1/3 dưới.Trong trường hợp xương gãy hoàn toàn thường có di lệch điển hình tuỳ theo vị trí gãy do các cơ co kéo [1], [2]

1.2.3.Theo đặc điểm của đường gãy:

- Gãy ngang : là các gãy xương với đường gãy nằm ngang , tạo với trục của thân xương 1 góc 90° Loại gãy này thường gặ do lực chấn thương tác động trực tiếp vào xương tạo nên 1 lực bẻ hoặc gặp trong các gãy xương bệnh lý.Đặc điểm của loại gãy naỳ là gãy vững , khó nắn chỉnh , nhưng khi nắn chỉnh được thì ít bị di lệch thứ phát

- Gãy chéo : Đường gãy xưong nằm chếch , tạo với trục thân xương 1 góc nhọn Loại gãy này thường gặp do cơ chế gián tiếp với lực xoay Đặc điểm gãy không vững , các đầu gãy có xu hướng bị trượt đi Nắn chỉnh dễ nhưng khó giữ

cố định , dễ di lệch thứ phát

- Gãy xoắn : đường gãy xoắn vặn như vỏ đỗ thường gặp do cơ chế gián tiếp với lực xoắn vặn Đặc điểm : các đầu gãy thường sắc nhọn ,dài rất khó nắn chỉnh , khó giữ được cố định , dễ di lệch thứ phát [1], [2]

Trang 13

6

- Gãy cắm gắn : là loại gãy xương ở vị trí tiếp giáp giữa đầu xương và thân xương , do lực chấn thương gián tiếp Đầu xương cứng cắm vào xương xốp.Gãy xương vững liền xương nhanh

- Gãy bong dứt điểm bám : do các co kéo đột ngột của các cơ làm bong đứt

1 mẩu xương tại chỗ bám của gân cơ và dây chằng Ví dụ bong mấu đông lớn xương cánh tau , bong lồi củ trước xương chày , bong gai chày

1.2.4.Theo di lệch của các đầu xương gãy:

- Gãy xương không di lệch: Xương bị gãy nhưng các đầu gãy không bị di lệch Thường gặp trong các loại gãy xương không hoàn toàn

- Gãy xương có di lệch:

o Di lệch sang bên : đầu xương gãy ngoại vi có thể ra trước , ra sau , vào trong hoặc ra ngoài so với đầu xương gãy trung tâm.Mức độ di lệch sang bên được đánh giá theo các mức : 1 vỏ xương , nửa thân xương , 1 thân xương hoặc trên 1 thân xương

o Di lệch chồng hoặc di lệch gây ngắn chi : là loại di lệch làm các đầu xương gãy di lệch chồng lên nhau Làm cho chiều dài chi bị ngắn đi so với bình thường.Mức độ di lệch được tính bằng cm

o Di lệch gập góc : trục của đoạn gãy trung tâm và đoạn gãy ngoại vi

di lệch tạo thành góc.Có 2 cách tính góc : góc di lệch là góc tạo bởivị trí bị lệch

đi của đoạn ngoại ví với vị trí ban đầu của nó , góc mở là góc tạo bởi trục của đoạn gãy ngoại vi so với trục đoạn gãy trung tâm

o Di lệch xoay : đoạn ngoại vi di lệch xoay quanh trục.Di lệch này có thể nhận biết trên phim x quang bằng cách so sánh tư thế của đầu gãy trung tâm

cà đàu xương ngoại vi [1], [2]

1.2.5.Theo đặc điểm tổn thương tổ chức phẩn mềm:

- Gãy xương kín : là loại gãy xương không kèm theo vết thương ở tổ chức phần mềm làm thông ổ gãy với môi trường bên ngoài

Trang 14

- Triệu chứng thực thể:

o Nhìn: Vết thương ở da, dấu hiệu bầm tím muộn (sau tai nạn 24 đến 48 giờ): rất có ý nghĩa gợi ý chẩn đoán Ví dụ: gãy trên lồi cầu xương cánh tay có bầm tím ở khuỷu, gãy xương gót có bầm tím ở gan chân

o Sờ: đầu xương gãy gồ lên ở dưới da, dấu hiệu cử động bất thường, tiếng lạo xạo xương, điểm đau chói trên chi bị tổn thương

o Đo: tìm các dấu hiệu biến dạng chi điển hình: lệch trục chi, gấp góc, ngắn chi đây là dấu hiệu chắc chắn của gãy xương cần phải tìm

- Triệu chứng cận lâm sàng: khi có các khe sáng làm gián đoạn thành xương gây mất sự liên tục của thành xương: đó là hình ảnh gãy xương [1], [2]

1.4.CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY VỀ HIỆU ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN BẰNG BỘT TRONG GÃY XƯƠNG CHI:

Điều trị gãy xương bằng phương pháp bất động xương gãy được sử dụng

từ rất sớm khi văn minh nhân loại khởi đầu Khi nền y học trong giai đoạn bắt đầu phát triển, Hippocrate đã đề xướng phương pháp bất động xương gãy bằng nẹp tre, điều đó cho thấy hiệu quả lành xương bất ngờ Từ đó phương pháp bất động xương gãy được phổ biến rộng rãi đến tận châu Á Đến thế kỷ XVI, một bác sĩ người Pháp có tên Ambroise Paré lần đầu tiên đề xuất sử dụng thạch cao

để thay thế nẹp tre trong bất động xương gãy Tuy nhiên lại xuất hiện nhiều biến chứng đế tính mạng người bệnh, từ đó phương pháp này không được ứng dụng trong điều trị lâm sàng Đến tận thế kỷ XVIII thì phương pháp bó bột trong điều trị bảo tồn mới bắt đầu được nghiên cứu một cách nghiêm túc và từ đó phương

Trang 15

8

pháp này được ứng dụng một cách thành công trong điều trị gãy kín các trường hợp gãy xương Cho đến ngày nay, bó bột vẫn được sử dụng và được cải tiến giúp ích nhiều trong việc điều trị bảo tồn các trường hợp gãy xương mang lại hiệu quả điều trị cao và giảm chi phí điều trị đáng kể so với phải phẫu thuật kết hợp xương

Trên thế giới đã có những công trình nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp bó bột trong điều trị gãy xương Tuy nhiên nổi bật nhất chính là nghiên cứu của L.Boehler trong những năm 1983 – 1988 đã cho thấy hiệu quả của bó bột trong điều trị gãy xương cẳng tay ở trẻ em Nghiên cứu của L.Boehler là nền tảng của những nghiên cứu về hiệu quả điều trị bằng bó bột sau này

Tại Việt Nam, những năm gần đây đáng chú nhất là hai nghiên cứu của Bệnh viện đa khoa Bến tre năm 2013, “Đánh giá hiệu quả điều trị bảo tồn bằng bột trong gãy 2 xương cẳng tay ở khoa ngoại năm 2013” và nghiên cứu của Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam, “Đánh giá kết quả nắm bột nắm bột gãy kín hai thân xương cẳng tay ở trẻ em tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam nằm 2014” Cả hai nghiên cứu trên cho thấy kết quả điều trị thành công lần lượt

là 93% và 80% Với tỷ lệ thành công cao tuy nhiên cũng có những biến chứng kèm theo khi bó bột trong đó điển hình nhất là viêm da do bó bột trong cả hai nghiên cứu đều tương đồng nhau [8], [9]

Trang 16

9

CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:

Đối tượng nghiên cứu là tất cả những bệnh nhân phù hợp tiêu chuẩn chọn mẫu được bó bột tại tại phòng bó bột thuộc khoa ngoại tổng quát bệnh viện đa khoa huyện Tịnh Biên trong khoảng thời gian từ tháng 01/2016 đến tháng 08/2016

2.1.1.Tiêu chuẩn lựa chọn:

Bệnh nhân có chẩn đoán gãy xương được chỉ định điều trị bằng phương

2.2.PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2.1.Thiết kế nghiên cứu:

Nghiên cứu mô tả - tiền cứu

2.2.2.Cỡ mẫu:

Cỡ mẫu: n

Công thức tính:

Trang 17

10

p: tỷ lệ bó bột thành công 93% dựa trên nghiên cứu của Trịnh Văn Minh, Đánh giá hiệu quả điều trị bảo tồn bằng bột trong gãy 2 xương cẳng tay ở Bệnh viện đa khoa huyện Ba Tri tỉnh Bến Tre năm 2013 Nên chọn giá trị p là 0,93%

d: là sai số tuyệt đối, chọn d=0,06

Với α=0,05

Do đó: n= 70

Vậy tổng số lượng mẫu cần thu thập là 70 bệnh nhân

2.2.3.Phương tiện nghiên cứu

Nắn chỉnh trên khung nắn chỉnh xương gãy có tạ treo

Bó bột bằng bột Orthopaedic padding Natural

Túi treo tay

Cận lâm sàng: xquang chi gãy phải đủ 2 tư thế thẳng – nghiêng

Giải thích bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân về phương pháp điều trị để

cơ thể Kéo chi gãy trên khung thời gian 30 – 45 phút

Bó bột: bột bó được chọn là bột Orthopaedic padding Natural, bột bó phải qua hai khớp, bất động vững, không dấu chèn ép, đảm bảo các khuyết sinh lý trên bột

Trang 18

11

2.2.4.3.Phương pháp theo dõi và đánh giá:

Bệnh nhân sau khi được chỉ định nắn chỉnh – bó bột sẽ được thu thập thông tin trong suốt quá trình điều trị từ lúc thực hiện bó bột đến khi cắt bỏ bột

 Đánh giá trước thủ thuật: đường gãy, loại di lệch

 Đánh giá kết quả tức thì sau thủ thuật: mức độ di lệch: dựa trên xquang

 Đánh giá kết quả tuần đầu sau thủ thuật: biến chứng: Chèn ép khoang, viêm da, loạn dưỡng chi bó bột, loét do chèn ép bột

 Đánh giá kết quả trước khi tháo bột: trục chi gãy, biên độ vận động

2.2.5.Các biến số nghiên cứu:

2.2.5.1.Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

Nhóm tuổi: tính theo năm dương lịch và ghi nhận tuổi theo năm Gồm có

04 nhóm sau: thanh niên (từ 18 – 35 tuổi), trung niên ( từ 36 – 59 tuổi), tuổi già (từ 60 tuổi trở lên)

Giới tính: gồm có nam và nữ

Cơ chế chấn thương: bao gồm trực tiếp và gián tiếp

Nguyên nhân gãy xương: bao gồm tai nạn giao thông, tai nan sinh hoạt hay lao động, đả thương

Loại xương gãy bao gồm các loại xương gãy được mô tả

2.2.5.2.Đánh giá kết quả tức thì sau thủ thuật:

Đường gãy bao gồm: Ngang, chéo, có mảnh rời

Loại di lệch bao gồm: sang bên, xoay, chồng ngắn, cành tươi

2.2.5.3.Đánh giá kết quả tuần đầu sau thủ thuật:

Biến chứng bao gồm: Chèn ép khoang, viêm da, loạn dưỡng chi bó bột, loét do chèn ép bột

Di lệch thứ phát: bao gồm có hay không

Ngày đăng: 01/11/2016, 15:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1.Trần Văn Bé (2009), “Chấn thương chỉnh hình tập 1: Chi trên” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấn thương chỉnh hình tập 1: Chi trên
Tác giả: Trần Văn Bé
Năm: 2009
2.Trần Văn Bé (2009), “Chấn thương chỉnh hình tập 2: Chi dưới” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chấn thương chỉnh hình tập 2: Chi dưới
Tác giả: Trần Văn Bé
Năm: 2009
3.Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam (2014), “Đánh giá kết quả nắm bột gãy kín hai xương cẳng tay ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam năm 2014” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá kết quả nắm bột gãy kín hai xương cẳng tay ở trẻ em tại bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam năm 2014
Tác giả: Bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Nam
Năm: 2014
4.Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre (2013), “Đánh giá hiệu quả điều trị bảo tồn bằng bột trong gãy xương cẳng tay ở khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre năm 2013” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đánh giá hiệu quả điều trị bảo tồn bằng bột trong gãy xương cẳng tay ở khoa ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre năm 2013
Tác giả: Bệnh viện đa khoa tỉnh Bến Tre
Năm: 2013
6.Adkins, Lisa M (July–August 1997). "Cast changes: synthetic versus plaster". Pediatric Nursing 23 (4): 422. PMID 9282058 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cast changes: synthetic versus plaster
7.L.F. Peltier (1990). "Fractures: A History and Iconography of their Treatment". Norman Publishing Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fractures: A History and Iconography of their Treatment
Tác giả: L.F. Peltier
Năm: 1990
8.Stryker, Homer H., "Plaster cast cutter", published 2 April 1945, issued 16 September 1947 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Plaster cast cutter
5.Trịnh Văn Minh (2004), Giải phẫu người, nxb Giáo dục, tập I tr.63 – tr. 197. Tiếng Anh Khác
9.Smith and Nephew (2013), "The History and Function of Plaster of Paris in Surgery&#34 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w