1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng phát triển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa tỉnh Phú Yên

75 2,3K 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 1,16 MB

Nội dung

Đến nay diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh là 700 ha với sản lượng mỗi năm đạt gần 1.400 tấn, hồ tiêu là một trong những loại câytrồng cho giá trị kinh tế cao của tỉnh.. Hơn nữa, là một

Trang 1

Đặc biệt, qua đây tôi xin gửi đến cô giáo ThS Đoàn Thị Thông, người đã đồnghành, sát cánh cùng tôi, hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để tôi hoàn thành tốt nhất đề tàicủa mình lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.

Ngoài ra, để hoàn thành đề tài này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ từ Cục thống kêtỉnh Phú Yên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, Chi cục thống

kế huyện Tây Hòa, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tây Hòa,Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Tây Hòa, UBND các thị trấn/xã trong huyện TâyHòa

Do vậy, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bác, các cô, các chú, các anh chị thuộccác cơ quan trên đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập, tổng hợp thông tin

Trang 2

DANH MỤC BẢNG

ST

1 Bảng 1.1 Thời vụ trồng và thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam 13

2 Bảng 1.2 Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2007 –

3 Bảng 1.3 Tình hình sản xuất hồ tiêu tỉnh Phú Yên phân theo các

4 Bảng 2.1 Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo

loại hình kinh tế huyện Tây Hòa giai đoạn 2010 - 2013 34

5 Bảng 2.2 Diện tích các loại cây trồng huyện Tây Hòa giai đoạn 2010

6 Bảng 2.3 Diện tích gieo trồng hồ tiêu phân theo thị trấn/xã ở huyện

7 Bảng 2.4 Diện tích thu hoạch hồ tiêu phân theo thị trấn/xã ở huyện

8 Bảng 2.5 Sản lượng hồ tiêu phân theo thị trấn/xã ở huyện Tây Hòa

9 Bảng 2.6 Năng suất hồ tiêu phân theo thị trấn/xã ở huyện Tây Hòa

Trang 3

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

1 Biểu đồ 1.1 Diễn biến diện tích thu hoạch hồ tiêu Việt Nam giai

5 Biểu đồ 2.1 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành

hoạt động huyện Tây Hòa giai đoạn 2010 - 2013 34

6 Biểu đồ 2.2 Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp phân theo ngành

hoạt động huyện Tây Hòa giai đoạn 2010 - 2013 36

7 Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên huyện Tây Hòa giai đoạn

10 Biểu đồ 2.6 Sản lượng hồ tiêu huyện Tây Hòa giai đoạn 2008 - 2013 48

11 Biểu đồ 2.7 Năng suất hồ tiêu huyện Tây Hòa giai đoạn 2008 - 2013 50

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢN ĐỒ

2 Bản đồ phân bố cây hồ tiêu huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên năm

2013

15

Trang 5

MỤC LỤC

A MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Giới hạn và đối tượng nghiên cứu 2

4 Lịch sử nghiên cứu 2

5 Quan điểm nghiên cứu 3

6 Phương pháp nghiên cứu 4

7 Cấu trúc đề tài 5

B NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU 6

1.1 Cơ sở lý luận 6

1.1.1 Tổng quan về cây hồ tiêu 6

1.1.2 Các giống hồ tiêu ở Việt Nam 7

1.1.3 Đặc điểm của cây hồ tiêu 8

1.1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của cây hồ tiêu 10

1.1.4.1 Các nhân tố tự nhiên 10

1.1.4.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội 11

1.2 Cơ sở thực tiễn 17

1.2.1 Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam 17

1.2.1.1 Diện tích hồ tiêu 17

1.2.1.2 Sản lượng, năng suất hồ tiêu 18

1.2.2 Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Phú Yên 20

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN 24

2.1 Tiềm năng phát triển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên 24

2.1.1 Tiềm năng tự nhiên 24

2.1.1.1 Vị trí địa lý 24

2.1.1.2 Diện tích tự nhiên và đơn vị hành chính 26

2.1.1.3 Địa hình, địa chất 26

2.1.1.4 Thổ nhưỡng 27

2.1.1.5 Khí hậu 29

2.1.1.6 Thủy văn 30

2.1.2 Tiềm năng kinh tế - xã hội 32

2.1.2.1 Giao thông 32

2.1.2.2 Thủy lợi 33

2.1.2.3 Kinh tế 33

Trang 6

2.1.2.4 Dân cư và nguồn lao động 37

2.1.2.5 Chính sách phát triển cây hồ tiêu của địa phương 38

2.1.2.6 Yếu tố khoa học - kỹ thuật 39

2.1.2.7 Yếu tố thị trường 40

2.2 Thực trạng phát triển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên 42

2.2.1 Diện tích gieo trồng và thu hoạch hồ tiêu 42

2.2.1.1 Diện tích gieo trồng hồ tiêu 42

2.2.1.2 Diện tích thu hoạch hồ tiêu 46

2.2.2 Sản lượng hồ tiêu 48

2.2.3 Năng suất hồ tiêu 50

2.2.4 Tình hình tiêu thụ 51

2.2.5 Những thành tựu đạt được và hạn chế trong phát triển cây hồ tiêu 53

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN 56

3.1 Định hướng phát triển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên đến năm 2020 56

3.1.1 Quan điểm phát triển 56

3.1.2 Mục tiêu và nhiệm vụ phát triển 56

3.1.2.1 Mục tiêu 56

3.1.2.2 Nhiệm vụ 57

3.2 Một số giải pháp phát triển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên .57 3.2.1 Giải pháp về đất đai 57

3.2.2 Giải pháp về vốn 58

3.2.3 Giải pháp về lao động 59

3.2.5 Giải pháp về kỹ thuật công nghệ 60

3.2.5 Giải pháp về cơ sở hạ tầng 61

3.2.6 Giải pháp về thị trường tiêu thụ 62

C KẾT LUẬN 65

1 Kết luận 65

2 Kiến nghị 66

2.1 Đối với nhà nước 66

2.2 Đối với chính quyền địa phương 66

2.3 Đối với nông hộ 67

TÀI LIỆU THAM KHẢO 68

Trang 7

A MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Cây hồ tiêu có nguồn gốc ở vùng Ghats miền Tây Ấn Độ, ở đây có nhiều giốngtiêu hoang dại, mọc rất lâu đời Sau đó, hồ tiêu được trồng nhiều ở các nước nhiệtđới như châu Phi, châu Á…Hiện nay, cây hồ tiêu được trồng ở trên 50 quốc gia trênthế giới Việt Nam cũng là một trong những nước có diện tích trồng hồ tiêu và đứnghàng đầu về sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu

Cây hồ tiêu được trồng nhiều ở nước ta từ thế kỉ XIX và nó đã dần dần khẳngđịnh được chỗ đứng của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, đặcbiệt là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta đã gia nhập WTO Diện tích, sản lượng,năng suất và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu ngày càng tăng không chỉ đem lại nguồnthu lớn cho đất nước mà còn góp phần tạo công ăn việc làm, tạo sinh kế dần dần ổnđịnh thu nhập và từng bước cải thiện đời sống cho người dân

Phú Yên là tỉnh ven biển thuộc duyên hải Nam Trung Bộ có vị trí kinh tế - xãhội chiến lược đồng thời có nhiều loại đất đa dạng kết hợp với điều kiện sinh tháikhá thuận lợi cho phát triển phong phú các loại cây trồng Trong đó, hồ tiêu là câytrồng tuy chiếm diện tích ít và phân bố một vài huyện phía Tây nhưng đang trên đàphát triển nhanh trên địa bàn tỉnh Đến nay diện tích hồ tiêu trên địa bàn tỉnh là 700

ha với sản lượng mỗi năm đạt gần 1.400 tấn, hồ tiêu là một trong những loại câytrồng cho giá trị kinh tế cao của tỉnh Tuy nhiên, do nhiều yếu tố khách quan cũngnhư chủ quan, mà hiệu quả kinh tế trong sản xuất hồ tiêu vẫn còn chưa tương xứngvới tiềm năng mà mình có Do đó, trong những năm tới cần có những giải pháp cụthể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất hồ tiêu góp phần thúc đẩy nềnkinh tế của tỉnh phát triển hơn nữa

Người dân sống trên địa bàn huyện Tây Hòa phần lớn đều sống chủ yếu dựavào nguồn thu nhập từ nông nghiệp mà cụ thể nguồn thu từ cây hồ tiêu cũng là mộttrong những cây trồng mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân Khác với cácđịa bàn khác, huyện Tây Hòa có những điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây hồtiêu, tuy nhiên do kỹ thuật canh tác còn hạn chế, công tác thu hoạch bảo quản sauthu hoạch chưa đạt tiêu chuẩn, đầu ra của sản phẩm chưa ổn định nên hiệu quả

Trang 8

mang lại chưa cao Do đó một yêu cầu được đặt ra trong việc phát triển kinh tế củahuyện đó là tìm các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất hồtiêu Hơn nữa, là một công dân của huyện Tây Hòa tôi rất mong muốn góp mộtphần nhỏ bé trong việc giải quyết vấn đề trên, vì thế tôi quyết định chọn đề tài:

“Thực trạng phát triển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên” làm đề tài

khóa luận tốt nghiệp của mình

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu thực trạng phát triển cây hồ tiêu huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên, từ đó

đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây hồ tiêu trên địa bàn huyện Tây Hòa,tỉnh Phú Yên trong thời gian tới

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây hồ tiêu

Tìm hiểu thực trạng phát triển cây hồ tiêu huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên thôngqua các số liệu thu thập từ năm 2008 đến năm 2013

Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnhPhú Yên trong thời gian tới

3 Giới hạn và đối tượng nghiên cứu

3.1 Giới hạn nghiên cứu

Thời gian: Đề tài tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn năm 2008 - 2013

Không gian: Tiến hành nghiên cứu trong phạm vi huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yênbao gồm 1 thị trấn và 10 xã

Nội dung: Thực trạng phát triển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên vàmột số giải pháp phát triển

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên giai đoạn 2008 - 2013

4 Lịch sử nghiên cứu

Trong số nghiên cứu về cây hồ tiêu đáng quan tâm cho đề tài, có nhiều nghiêncứu tập trung vào các biện pháp nâng cao trình độ kỹ thuật và áp dụng quy trình tiêntiến như: Cục trồng trọt (2009), Hội nghị “Đánh giá hiện trạng và bàn giải pháp pháttriển cây hồ tiêu các tỉnh phía Nam” tháng 6/2009 Hay Phạm Kim Đồng Phúc và

Trang 9

Nguyễn Văn A (2000), “Hỏi đáp về kinh nghiệm trồng tiêu đạt năng suất cao”,NXB Đà Nẵng 2000.

Các bài học từ kinh nghiệm thực tế luôn đáng quan tâm: Nguyễn Phi Long(1987), “Kinh nghiệm trồng tiêu ở nước ta và một số nơi”, NXB Nông Nghiệp

1987 VPA (2010), “Tài liệu Hội nghị thường niên Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam năm2009”, Thành phố Hồ Chí Minh ngày 7/5/2010

Chú trọng tới phòng chống bệnh cho cây tiêu đặc biệt quan trọng như Cục bảo

vệ thực vật (2007), “Báo cáo tình hình sản xuất hồ tiêu và ảnh hưởng của các loạidịch hại quan trọng tới sản xuất tại Việt Nam” Hay Ngô Vĩnh Viễn (2007), “Báocáo dịch hại trên cây hồ tiêu và biện pháp phòng trừ” “Hội thảo sâu bệnh hại hồtiêu và phương pháp phòng trừ tại Đắk Nông” tháng 7/2007

Tuy nhiên, những nghiên cứu về cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yênchưa có Bước đầu chỉ có các hội thảo, hội nghị giữa các hộ nông dân và các nhàquản lí nhằm nâng cao chất lượng của cây hồ tiêu Do vậy, đề tài đã sử dụng các sốliệu thu thập từ năm 2008 - 2013 để tìm hiểu thực trạng phát triển cây hồ tiêu vàđưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng nông sản và cải thiện đời sống nôngdân trên địa bàn

5 Quan điểm nghiên cứu

5.1 Quan điểm hệ thống

Theo quan điểm này thì Địa lý của một huyện bao gồm cả về tự nhiên, kinh tế,

xã hội là một hệ thống hoàn chỉnh Trong hệ thống này tồn tại những địa hệ cấpthấp hơn và giữa chúng đều có mối quan hệ tương tác lẫn nhau Khi nghiên cứu tìnhhình phát triển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên cần phải nghiên cứu tổnghợp các điều kiện ảnh hưởng đến việc phát triển cây hồ tiêu trong một hệ thốngnhất, với sự tương tác qua lại giữa các nhân tố với nhau

5.2 Quan điểm tổng hợp

Các sự vật hiện tương đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tất cả chúng đều

có quá trình hình thành, phát triển trong mối liên hệ nhiều chiều giữa bản thân cáchiện tượng đó với nhau và giữa chúng với các sự vật hiện tượng khác Vì vậy khinghiên cứu một vấn đề cần đặt nó trong mối quan hệ tương tác giữa các thành phầnnghiên cứu Do đó quan điểm này được vận dụng nhằm phân tích các thành phần để

Trang 10

đi đến phác họa một tổng thể tự nhiên của vùng cùng với các mối quan hệ tương tácgiữa chúng

5.3 Quan điểm phát triển bền vững

Đây là quan điểm có ý nghĩa đặc thù trong nghiên cứu Địa lý và ứng dụng ngàycàng nhiều trong nghiên cứu ảnh hưởng của tự nhiên, đặc biệt là giữa con người vớiviệc sử dụng, khai thác, tái tạo hệ địa lý tự nhiên Việc nghiên cứu tình hình pháttriển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên không chỉ làm rõ tầm quan trọngcủa cây hồ tiêu mà còn đưa ra các giải pháp và định hướng nhằm giúp cho việcnâng cao hiệu quả trong việc phát triển cây hồ tiêu hiện tại và tương lai

5.4 Quan điểm sinh thái

Đây là quan điểm nghiên cứu mối quan hệ giữa sinh vật, có thể là một nhómhay nhiều nhóm sinh vật với môi trường xung quanh Việc phân tích các điều kiện

tự nhiên trên địa bàn nhằm đề xuất phương hướng sử dụng tự nhiên hợp lý và lâudài cho nông nghiệp, cần tính đến tác dụng của nó đến toàn bộ hệ sinh thái của địabàn

6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp thu thập, xử lý tài liệu

Bao gồm việc thu thập tài liệu, số liệu có liên quan từ cơ sở, cơ quan và các banngành để tiến hành phân tích và xử lí số liệu Các nguồn tài liệu thu thập được rất đadạng, phong phú vì vậy phải sử dụng linh hoạt và xử lí đúng số liệu thì mới làmsáng tỏ được vấn đề cần chứng minh

6.2 Phương pháp bản đồ, biểu đồ

Từ các bảng số liệu đã thu thập được từ cơ sở, đề tài đã phân tích, xử lí số liệu,thành lập bản đồ, lựa chọn các phương thức thể hiện, so sánh đối chiếu, phân tíchcác biểu đồ, bảng số liệu để xác định sự phân bố và tình hình phát triển cây hồ tiêutheo không gian và thời gian

6.3 Phương pháp thực địa

Tiến hành khảo sát thực tiễn khu vực sản xuất cây hồ tiêu chính Mục đích củaphương pháp này nhằm thu thập nhiều nhất tư liệu, đảm bảo tính xác thực, chínhxác và khoa học của tài liệu thu thập được Đây là phương pháp không thể thiếu

Trang 11

được của ngành Địa lí giúp ta nắm chắc được những đặc trưng cần thiết và thông tinchính xác hơn.

7 Cấu trúc đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo, nội dung của đềtài được chia làm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển cây hồ tiêu

Chương 2: Thực trạng phát triển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú YênChương 3: Giải pháp phát triển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

Trang 12

B NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU 1.1 Cơ sở lý luận

1.1.1 Tổng quan về cây hồ tiêu

Cây hồ tiêu hay (còn gọi là cây tiêu) có tên khoa học là Piper nigrum L, thuộc

họ Piperaceae, bộ Piperales Họ hồ tiêu (Piperaceae) gồm những loài cây thân cỏđứng hoặc leo bò trên vách đá hay bám trên các cây thân gỗ khác nhờ rễ bám Thân

lá có mùi thơm cay, lá hình tim Các loài phổ biến được sử dụng nhiều trong đờisống hàng ngày có cây hồ tiêu, lá lốt, rau càng cua, cây trầu không, nhưng có giá trịnhất là cây hồ tiêu [14]

Cây hồ tiêu có nguồn gốc ở Ấn Độ, mọc hoang trong các rừng nhiệt đới ẩmphía Tây vùng Ghats và Assam Từ thế kỷ XIII, hồ tiêu đã được canh tác và sử dụngrộng rãi trong bữa ăn hàng ngày Trong nhiều năm, Ấn Độ là nước trồng tiêu nhiềunhất thế giới, tập trung ở bang Kerela và Mysore Sau đó, cây tiêu được trồng phổbiến sang nhiều nước khác ở Đông Nam Á và Nam Á như Indonesia, Malaysia,Thái Lan và Srilanka Ở Đông Dương, cây tiêu mọc hoang dại được tìm thấy từtrước thế kỷ XVI nhưng đến thế kỷ XIX mới được canh tác tương đối quy mô ởvùng Hà Tiên - Việt Nam và vùng Kampot - Campuchia [14] Từ cuối thế kỷ XIX,cây tiêu bắt đầu được phổ biến sang trồng ở châu Phi, châu Mỹ, Madagascar, Brazil

là các nước có diện tích và sản lượng hồ tiêu đáng kể Hiện nay, hồ tiêu được trồngnhiều ở các nước nằm trong vùng xích đạo từ 200 vĩ Bắc đến 200 vĩ Nam Ở nước ta,

hồ tiêu được trồng phổ biến từ tỉnh Quảng Trị trở vào phía Nam

Cây hồ tiêu là loại cây thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, với tổnglượng mưa hàng năm 2000 - 4000 mm, phân bố đều quanh năm Độ ẩm không khítương đối 65 - 95 % rất thích hợp với sinh trưởng và phát triển của cây hồ tiêu Cây

hồ tiêu đòi hỏi điều kiện nhiệt đới khí hậu nóng và ẩm, nhiệt độ tốt nhất là 25 - 27

0C, nếu nhiệt độ trên 40 0C hoặc dưới 10 0C thì ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng vàphát triển của cây hồ tiêu Hồ tiêu ưa đất tốt, lớp đất màu nâu, dày, đủ ẩm và thoát

Trang 13

nước tốt Trên các loại đất cát pha thịt, đất nham thạch, đất thịt nặng, đất đỏ nâu đều

có thể trồng cây hồ tiêu

Cây hồ tiêu là loại cây có giá trị kinh tế cao, là một trong những gia vị quantrọng phục vụ mục đích ăn uống của con người Cây hồ tiêu được phát triển còn gópphần thực hiện phân công lao động xã hội trong nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấusản xuất nông nghiệp ngày càng hợp lý hơn Cây hồ tiêu vì vậy không chỉ có vai tròlớn với sự phát triển kinh tế mà cả với sự phát triển xã hội Nó đã đóng góp vào việctạo ra tích lũy vốn, nâng cao kỹ thuật, tạo ra việc làm và thu nhập cho người laođộng Ngoài ra, hồ tiêu còn là nguyên liệu dùng trong nhiều ngành công nghiệp thựcphẩm như bánh, kẹo… Hiện nay, hồ tiêu là một trong những mặt hàng xuất khẩu vàđem lại nguồn thu ngoại tệ của nhiều nước trên thế giới trong đó có Việt Nam

1.1.2 Các giống hồ tiêu ở Việt Nam

Các giống hồ tiêu hiện trồng được chia làm 2 loại hình: Hồ tiêu lá lớn(Lampong hay Kawur) và hồ tiêu lá nhỏ (Muntok hay Bangka) [14] Sự phân biệt 2loại trên dựa vào một số đặc điểm chính như sau:

* Hồ tiêu lá lớn:

- Hồ tiêu lá lớn có hình thái lá to, chiều dài trung bình một lá trưởng thànhkhoảng 20 - 25 cm, chiều rộng lá khoảng 10 - 12 cm Cây mọc khỏe, cành tán rộng,tuy nhiên, thân to và rất dễ gãy làm tốn công chăm sóc và chắn gió

- Cây bắt đầu ra hoa và quả sau khi được trồng hom 3 năm trở lên Hình tháichùm hoa chụm, gié hoa dài trên 15 cm và quả nhỏ

- Cây mau cỗi làm ảnh hưởng đến thời gian thu hoạch Cây rất kén đất, chỉ chonăng suất cao trong điều kiện tập trung thâm canh và dễ nhiễm bệnh

* Hồ tiêu lá nhỏ:

- Hồ tiêu lá nhỏ có hình thái lá nhỏ, chiều dài trung bình một lá trưởng thànhkhoảng 10 - 20 cm, chiều rộng lá khoảng 5 - 10 cm Phần lớn các giống tiêu lá nhỏđều có lá màu xanh rất đậm Cây có cành phụ nhỏ và hơi rủ xuống phía dưới thấp.Thân cây nhỏ và dai hơn giống cây hồ tiêu lá to

- Cây bắt đầu ra hoa sau khi trồng hom 2 năm, sớm hơn so với giống tiêu lá lớn.Khi ra hoa, chùm hoa xòe ra, gié hoa ngắn (5 - 10 cm), quả tương đối to

Trang 14

- Cây lâu cỗi, thời gian thu hoạch dài Loại giống này ít kén đất, trong điều kiệnquảng canh vẫn cho năng suất ổn định và ít nhiễm bệnh nên đỡ công chăm sóc.Các đặc tính phân loại trên chỉ mang tính tương đối, trong quá trình trồng trọt,chúng ta đã thấy có rất nhiều giống mang đặc tính trung gian giữa hai loại hình lálớn và lá nhỏ.

Hầu hết các giống hồ tiêu trồng tại Việt Nam đều là loại hình tiêu lá nhỏ, năngsuất trung bình, thích ứng với điều kiện quảng canh địa phương

1.1.3 Đặc điểm của cây hồ tiêu

- Rễ phụ: Các rễ phụ mọc thành chùm, phát triển theo chiều ngang, rất dày đặc,phân bố nhiều nhất ở độ sâu 15 - 40 cm, làm nhiệm vụ hút nước và hút chất dinhdưỡng trong đất để nuôi cây

Rễ cây hồ tiêu thuộc loại háo khí, không chịu được ngập úng, do đó để tạo cho

rễ cái ăn sâu, cây chịu hạn tốt và rễ phụ phát triển tốt hút được nhiều chất dinhdưỡng thì phải thường xuyên có biện pháp cải tạo làm cho đất được tơi xốp, tănghàm lượng mùn [4]

Chỉ cần úng nước 12 - 24 giờ thì bộ rễ cây hồ tiêu đã bị tổn thương đáng kể và

có thể dẫn tới việc hư thối và dây hồ tiêu có thể bị chết dần

- Rễ bám: Mọc ra từ các đốt trên thân ở trên không, làm nhiệm vụ chính là giúpcây hồ tiêu bám vào choái, vách tường…để vươn lên cao Khả năng hút nước và hútchất dinh dưỡng của rễ bám rất hạn chế, gần như không đáng kể

* Thân, cành, lá

Hồ tiêu thuộc loại thân thảo mềm dẻo được phân thành nhiều đốt, tại mỗi đốt cómột lá đơn, hình trái tim, mọc cách Ở nách lá có các mầm ngủ có thể phát sinh

Trang 15

thành các cành tược, cành lươn, cành ác (cành cho trái) tùy theo từng giai đoạn pháttriển của cây hồ tiêu [4], [14].

- Cành tược (cành vượt): Thường phát sinh từ mầm nách trên các cây hồ tiêunhỏ hơn 1 tuổi Đối với cây trưởng thành, cành tược phát sinh từ các mầm nách trênkhung cành thân chính phía dưới thấp của trụ tiêu và thường là cành cấp 1 Đặcđiểm của cành tược là góc độ phân cành nhỏ (dưới 450) cành mọc tương đối thẳng.Cành tược có sức sinh trưởng mạnh, khỏe, thường được dùng để giâm cành nhângiống

- Cành lươn: Cành phát sinh từ mầm nách gần sát gốc của bộ khung thân chínhcủa cây hồ tiêu trưởng thành Đặc trưng của cành lươn là có dạng bò sát đất và cáclóng rất dài Cành lươn cũng được dùng để nhân giống, tuy vậy, tỷ lệ sống thấp vàcây thường ra hoa trái chậm hơn so với cành tược nhưng tuổi thọ lại dài và năngsuất cao

- Cành cho trái (còn gọi là cành ác hay cành ngang): Đó là cành mang trái,thường phát sinh từ mầm nách trên cây hồ tiêu lớn hơn 1 năm tuổi Đặc trưng củacành ác là góc độ phân cành lớn, mọc ngang, độ dài của cành thường ngắn hơn 1 m,cành khúc khuỷu và lóng rất ngắn, cành cho trái trên khung cây hồ tiêu đa số làcành cấp 2 trở lên Cành cho trái nếu đem giâm cành cũng ra rễ, cho trái sớm Tuyvậy, cây phát triển chậm, không leo mà mọc thành bụi vì lóng đốt không có rễ bámhoặc rất ít Cây mau cỗi và thường năng suất thấp

* Hoa, quả

Cây hồ tiêu ra hoa dưới dạng hoa tự hình gié, treo lủng lẳng, dài 7 - 12 cm tùygiống tiêu và tùy điều kiện chăm sóc Trên gié hoa có bình quân 20 - 60 hoa xếpthành hình xoắn ốc, hoa hồ tiêu lưỡng tính hay đơn tính [4]

Trái cây hồ tiêu thuộc trái hạch, không có cuống, mang hạt hình cầu Từ khi hoaxuất hiện đầy đủ cho đến khi trái chín kéo dài 7 - 10 tháng chia làm các giai đoạnsau:

- Hoa tự xuất hiện đầy đủ đến khi hoa nở thụ phấn: 1 - 1,5 tháng

- Thụ phấn, phát triển trái (4 - 5,5 tháng): Giai đoạn này hồ tiêu lớn nhanh vềkích thước và đạt độ lớn tối đa của trái Đây là giai đoạn hồ tiêu cần nước và dinhdương nhất

Trang 16

- Trái chín (2 - 3 tháng): Trong giai đoạn này hạt bắt đầu phát triển, đạt đườngkính tối đa Trái hồ tiêu thường chín tập trung vào các tháng 4 - 5 trong năm, đôikhi kéo dài đến các tháng 8 - 9 do các lứa hoa trễ và cũng tùy theo giống, tùy theođiều kiện khí hậu từng nơi.

- Hột tiêu: Cấu tạo bởi 2 lớp, bên ngoài gồm vỏ hạt và bên trong chứa phôi nhũ

Đất trồng hồ tiêu đòi hỏi các đặc tính như sau:

- Tầng mặt sâu từ 80 - 100 cm, mạch nước ngầm phải sâu Đất bị úng nước rễ tơthường bị tổn hại, do vậy lá cây có màu vàng dù được cung cấp phân bón đầy đủ

Đó là hiện tượng đói sinh lý tạm thời do hoạt động của bộ rễ bị hạn chế

- Đất trồng hồ tiêu phải là đất tơi xốp, thoát nước nhanh, pH KCl từ 5 - 6, giàumùn và chất dinh dưỡng khoáng, phải có tầng mặt đất sâu trên 70 cm, mực nướcngầm dưới 1 m Trong các loại đất dùng để trồng hồ tiêu thì đất đỏ bazan là loại đất

vĩ tuyến 200 Bắc và Nam, nơi có nhiệt độ từ 10 - 35 0C Nhiệt độ thích hợp cho cây

hồ tiêu từ 18 - 27 0C Khi nhiệt độ không khí cao hơn 40 0C và thấp hơn 10 0C đềuảnh hưởng xấu đến sinh trưởng của cây [4], [14]

- Ánh sáng:

Nguồn gốc tổ tiên của cây hồ tiêu mọc dưới tán rừng thưa, do vậy nó là loại cây

ưa bóng ở mức độ nhất định Ánh sáng tán xạ nhẹ phù hợp với yêu cầu sinh lý về

Trang 17

sinh trưởng và phát dục, ra hoa đậu quả của cây hồ tiêu và kéo dài tuổi thọ củavườn.

Trong điều kiện trồng thuần, cần che bóng nhẹ cho cây hồ tiêu Trong giai đoạncây con, cần che bóng rợp cho tiêu Giai đoạn trưởng thành, cây tiêu phát triển xumxuê có thể tự che bóng cho nhau Đối với cây nọc sống, ta cần chú ý tỉa tán cho câynọc hợp lý để cung cấp đủ ánh sáng cho vườn tiêu

- Lượng mưa và độ ẩm:

Cây hồ tiêu ưa thích điều kiện khí hậu nóng ẩm Lượng mưa trong năm cần từ

1500 - 2500 mm phân bố tương đối điều hòa Hồ tiêu cũng cần một giai đoạn hạntương đối ngắn sau vụ thu hoạch để phân hóa mầm hoa tốt và ra hoa đồng loạt vàomùa mưa năm sau Nhưng nếu mùa khô hạn kéo dài và không được tưới nước kịpthời thì cây hồ tiêu cũng không thể sinh trưởng và phát triển tốt được

Cây hồ tiêu cần độ ẩm không khí lớn từ 70 - 90%, nhất là vào thời kỳ ra hoa

Độ ẩm cao làm cho hạt phấn dễ dính vào nuốm nhụy và làm cho thời gian thụ phấnkéo dài cho nuốm nhụy trương to khi có độ ẩm Tuy vậy, cây tiêu rất kỵ mưa lớnlàm đọng nước ở rễ gây úng

- Gió:

Cây hồ tiêu ưa thích môi trường lặng gió hoặc gió nhẹ Gió nóng, gió lạnh, bãođều không hợp với cây hồ tiêu Do vậy, khi trồng hồ tiêu tại những vùng gió lớn,việc thiết lập các hệ đai rừng chắn gió cho cây là không thể thiếu được

1.1.4.2 Các nhân tố kinh tế - xã hội

a Kỹ thuật trồng cây hồ tiêu

* Kỹ thuật chọn và nhân giống

Trang 18

Hom lươn: Hom dây lươn bánh tẻ có ít nhất 3 đốt, lấy ở các vườn hồ tiêu hơn 4tuổi không có triệu chứng bệnh Hồ tiêu trồng từ dây lươn cho quả chậm hơn vàphải đôn tiêu, thường từ năm thứ 4 sau khi trồng.

- Xử lí hom:

Trước khi giâm hom tiêu được ngâm ngập phần gốc 2 - 3 cm trong dung dịchNAA 500 - 1000 mg/1 lít nước hoặc IBA 50 - 55 mg/1 lít nước nhúng nhanh trong

5 giây kích thích tốt sự ra rễ [6]

Sau đó ngâm toàn bộ hom trong dung dịch TKS - Pesudomonas, pha với nồng

độ 1% trong 30 phút để chống sự tồn tại của nấm bệnh [6]

- Ươm hom tiêu: Sau khi xử lý hom có thể ươm trồng theo các cách sau:

+ Trồng thẳng ra vườn: Hom tiêu cắt đúng tiêu chuẩn có thể đem trồng trực tiếp

ra vườn tiêu, che chắn kỹ lưỡng, bảo đảm độ ẩm đất cũng đạt tỷ lệ sống rất cao.+ Ươm trên luống cho đến khi ra rễ rồi đem trồng:

Luống có chiều dài 5 - 6 m, rộng 1 - 1,2 m; đất trên luống cần trộn đều phântheo liều lượng 25 - 30 kg phân chuồng hoai + 0,5 kg lân cho 10 m2 luống

Hom tiêu được đặt xiên 450 với mặt đất trên luống, cách nhau 5 - 7 cm, hàngcách hàng 10 cm

+ Ươm trong bầu:

Dùng bầu PE hoặc giỏ tre, bầu có kích thước dài 23 - 25 cm, rộng 15 - 17 cm,bầu PE được đục 8 - 10 lỗ để thoát nước

Đất vào bầu cần phải phơi nắng để diệt vi sinh vật gây bệnh, trộn 2 phần đất tơixốp + 1 phần phân chuồng ủ hoai, trộn đều 0,5 kg phân lân cho 200 kg hỗn hợp đất

và phân chuồng, mỗi bầu ươm 2 hom, không để cho các hom chạm nhau [6]

* Kỹ thuật trồng

- Thời vụ trồng tiêu:

Trang 19

Thời vụ trồng tiêu tùy thuộc vào khí hậu, thời tiết từng vùng, bắt đầu vào đầumùa mưa, khi đã mưa đều.

Bảng 1.1: Thời vụ trồng và thu hoạch hồ tiêu ở Việt Nam

Trụ sống như vông, keo, anh đào, lồng mức…trồng với khoảng cách 2,5 x 2,5

m, mật độ 1600 trụ/ha Cây muồn đen trồng với khoảng cách 3 x 3 m [1]

- Kỹ thuật trồng tiêu:

Đào hố sâu 60 cm x rộng 60 cm x dài 60 cm

Trộn đều đất mặt với 5 10 kg phân chuồng ủ hoai, 0,2 0,3 kg phân lân, 0,2 0,3 kg vôi bột cho hố trồng 1 bầu và lấp xuống hố

-Xử lí đất trong hố trước khi trồng bằng TKS - Pseudomonas (pha 1 lít/200 lítnước rồi đổ 4 lít/hố) hoặc TKS - Trichoderma 1 kg/50 hố [1]

Nếu trồng bằng bầu, xé bầu tiêu nhẹ nhàng tránh vỡ bầu rồi đặt vào giữa hố, đặtbầu hơi nghiêng, hướng chồi tiêu về phía trụ, mặt bầu ngang với mặt đất, khôngtrồng âm Lấp đất, dùng chân dậm chặt đất chung quanh bầu

Trồng bằng hom thì dùng hom thân 5 mắt, đặt hom xiên với mặt đất 450, đầuhom hướng về phía trụ, chôn 3 mắt vào đất, chừa trên mặt đất 2 mắt, dậm chặt đấtquanh hom

Sau 7 - 10 ngày trồng tiêu bằng bầu, 2 - 3 ngày trồng tiêu bằng hom thân nếutrời không mưa phải tưới nước cho cây hồ tiêu

b Kỹ thuật chăm sóc cây hồ tiêu

Trang 20

* Chăm sóc:

- Buộc dây:

Một tuần nên buộc dây một lần bằng ni lông mềm

Sau khi trồng hồ tiêu, từ hai bầu tiêu hom lươn chỉ để lại từ 4 - 6 dây khỏemạnh buộc vào trụ, tỉa bỏ các dây yếu ớt, 7 - 10 ngày buộc dây tiêu một lần

Khi buộc dây vào cây trụ sống, sau thời gian vài tháng rễ đã bám chắc vào trụ,chú ý cắt dây buộc để dây tiêu có thể phát triển dễ dàng, không bị siết chặt vào thâncây trụ sống đang tiếp tục tăng đường kính thân [4]

- Đôn tiêu:

Hồ tiêu trồng bằng dây lươn: Cây sẽ cho nhiều dây thân, cắt bỏ các dây yếu, chỉ

để lại 3 - 4 dây khỏe trên một gốc dây lươn

Hồ tiêu trồng bằng dây thân: Cắt các dây tiêu 3 lần, lần thứ nhất vào tháng 5 - 6,lần thứ hai vào tháng 13 - 14 và lần thứ ba vào tháng 21 - 22 sau khi trồng để kíchthích dây tiêu cho nhiều cành quả

- Làm bồn, đào rãnh:

Làm bồn tạm để tưới nước trong mùa khô, đồng thời tủ gốc có tác dụng giữ ẩmtốt trong mùa khô, tiết kiệm được chi phí tưới cho vườn hồ tiêu Có thể tủ gốc bằngrơm rạ hay lá đậu lạc, đậu tương, vỏ ngô…,vật liệu tủ cách gốc tiêu 20 - 30 cm [4].Đầu mùa mưa đào rãnh thoát nước chống ngập úng, hạn chế lây lan nấm bệnh,vun gốc tiêu không cho nước đọng ở gốc

- Tưới nước:

Tiêu trồng mới và kiến thiết cơ bản: Tưới suốt mùa khô cho đến khi có mưa.Tiêu kinh doanh: Tưới vào mùa khô khi cây đang nuôi quả, sau khi thu hoạchxong tưới 1 - 2 đợt kết hợp bón phân, sau đó ngừng tưới nước

* Bón phân

- Phân hữu cơ:

Phân chuồng được bón hàng năm với liều lượng 10 - 20 tấn/ha Vào đầu mùa

hạ, đào rãnh theo hình vành khăn, mép rãnh cách mép tán hồ tiêu 15 - 20 cm, sâu 15

- 20 cm, rộng 15 - 20 cm để bón phân chuồng đã hoai hoàn toàn, bón xong phải lấpđất lại

Không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ vi sinh TKS (bao 50 kg)bón cho vườn tiêu với liều lượng 2 - 3 kg/trụ/năm, đào 4 lỗ cách mép tán tiêu 15

cm, sâu 20 cm, bón xong phải lấp đất lại [6]

Trang 21

- Phân khoáng đơn:

Phân Urê và Kali Clorua: Năm trồng mới, năm 2, năm 3, bón 4 lần/năm, bónvào tháng 5, tháng 7, tháng 9, tháng 11 Các năm kinh doanh được bón 5 lần, sauthời kỳ thu hoạch [6]

Phân lân bón một lần vào đầu mùa mưa

- Phân hỗn hợp NPK:

Năm trồng mới, thứ 2 và thứ 3 sử dụng loại NPK 16-16-18 hoặc 20-20-15 bónvới liều lượng 400 - 500, 950 - 1.200, 1.500 - 1875 kg/ha Các năm kinh doanh sửdụng loại NPK 15-10-15 hoặc 16-8-16 với liều lượng 2.250 - 2.400 kg/ha [6]

c Phòng trừ sâu bệnh cho cây hồ tiêu

- Sâu đục thân (Lophobaris piperis): Sâu đẻ trứng vào kẻ thân và nách của cànhcây hồ tiêu Làm cho thân cây bị chết, mắt cành thân gãy ngang [6]

Phòng trừ: Phun thuốc ONCOL, PYRYNEX để phòng trừ và định kỳ hàngnăm nên xử lí thuốc DIAPHOS 10H Khi vườn hồ tiêu đã bị bệnh cần cắt bỏ nhữngcành, thân bị đục và đưa ra ngoài đốt, vệ sinh vườn hồ tiêu thường xuyên

- Tuyến trùng rễ (Meloidogyne incognita): Tuyến trùng phát triển mạnh vàomùa mưa nhưng biểu hiện trên cây vào đầu mùa khô Các tuyến trùng chui vào mô

rễ, chui một phần hay hoặc hoàn toàn nằm ngoài để chích hút dịch từ rễ, hoặc thân,gốc làm cho cây hồ tiêu suy yếu, cằn cỗi Chúng làm cho lá cây ở gần gốc bị vàngnhưng gân lá vẫn xanh, khi bị nặng sẽ rụng lá, rụng đốt và ở bộ phận rễ u sưngthành cục [6]

Phòng trừ: Làm đất, vệ sinh đồng ruộng tiêu diệt cỏ dại và tàn dư của bệnh,dùng vôi để khử chua, tránh các vết thương cơ giới cho cây Dùng các loại thuốchóa học như: FURADAN 3G, DIAPHOS 10H, với lượng 1 kg rải cho 30 hố tướinước đẫm

- Rệp sáp hại gốc rễ (Dysmicoccusmsp): Đây là loại sâu hại, trực tiếp hút nhựacây, làm cây cằn cõi và phát triển kém, làm đường lôi cuốn cho nấm bệnh xâm nhậpdẫn đến làm giảm khả năng quang hợp của cây hồ tiêu Cây bị nhiễm rệp thường còicọc, sinh trưởng và phát triển kém, vàng lá ở 1/3 trụ dưới gốc [4], [6]

Phòng trừ: Phun thuốc kỹ, xử lý kỹ rệp sáp trước khi hạ tiêu xuống đôn Dùngthuốc hóa học: Thuốc Supaside 40 EC hoặc Suprathion 40 EC, pha 20 cc/10 lítnước, đổ mỗi gốc 5 lít nước đã pha

- Bệnh chết nhanh (Phytophora tropicalis): Do nấm phytophthora gây ra và làm

Trang 22

cho thân cây và lá cây xuất hiện các nốt chấm đen, rồi héo và chết [6].

Phòng trừ: Dùng thuốc DIAPHOS 10G để phòng tuyến trùng làm môi giới gâybệnh, khi phát hiện bệnh mới chớm xuất hiện dùng thuốc Alpinc 8wp, Mexyl MZ72WB đổ mỗi gốc 5 lít thuốc đã pha và lặp lại lần 2 nếu cây bệnh nặng mỗi lần cáchnhau 7 - 10 ngày

- Bệnh thán thư (Colletotrichum gloeorioides): Bệnh do nấm gây nên, khi bịbệnh đầu tiên xuất hiện vết nâu trên lá hoặc cành, quả sau đó chuyển đen, thưởng ởchóp và mép lá, bệnh nặng gây rụng lá và thối quả [6]

Phòng trừ: Xử lí vườn tiêu Carbenzim 500 FL hoặc Ridomil 72WL phun kỹthân, cành, lá

- Bệnh “tiêu điên”: Bệnh do virit gây nên, cây bị bệnh lá nhỏ, vàng nhạt mấtdiệp lục, phiến lá cong queo, thường phần lá non, cây sinh trưởng kém, hạt lép [6].Phòng trừ: Diệt trừ các loại côn trùng hút chích, dùng thuốc hóa học như:Bassa, Pyrinex 20EC để phun

Thu bói hồ tiêu: Khi trên buồng có 10% quả chín thì tiến hành hái

Thu đại trà đạt từ buồng xanh vàng, lác đác có hạt tiêu chín trên buồng

Thu hết khi tiêu đã già hoàn toàn trên vườn, thu toàn bộ số buồng tiêu còn lạisau khi thu bói và thu đại trà chừa trên cây

- Chế biến: sau khi thu hoạch xong ngày nào thì tách hạt ra khỏi buồng ngày ấyhoặc có tách hạt sau 1 - 2 ngày sau Sau khi tách hạt xong phơi từ 3 - 4 nắng, khiphơi phải thường xuyên đảo cho khô đều Khi độ ẩm hạt tiêu phơi khô đạt từ 12 - 13

%, thu vào để sàng sảy cho sạch sẽ, bố trí địa điểm phơi phải đảm bảo vệ sinh [4],[14]

Để cho hạt hồ tiêu có màu đẹp, sau khi phơi một nắng, dồn tiêu vào bao cột chặtmiệng khi tiêu còn nóng, chất lại thành đống, để qua một đêm, ngày sau phơi tiếp

- Bảo quản: Khi phơi đủ độ ẩm làm sạch tạp chất, để tiêu thật nguội mới đượcđóng vào bao bì, nếu cất giữ lâu ngày phải đóng vào bao PP Kho cất giữ phải

Trang 23

thoáng mát, khô ráo, kê cao mặt đất 15 - 20 cm cách tường 0,5 m [4].

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam

Được trồng đầu tiên vào thế kỷ XIX, hồ tiêu là một loại cây công nghiệp lâunăm của Việt Nam, hồ tiêu Việt Nam đã vươn mình thành một người khổng lồkhông những của nông nghiệp nước nhà mà của cả thế giới Cây hồ tiêu hiện đượctrồng trên 21 tỉnh, nhưng tập trung chủ yếu ở ba vùng: Đông Nam Bộ (26.810 ha,48%), Tây Nguyên (22.860 ha, 41%) và duyên hải Miền Trung (6.410 ha, 11%) (sốliệu năm 2011)

Hồ tiêu Việt Nam hiện đã có mặt trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thếgiới, đồng thời tiếp tục giữ vững kỷ lục là quốc gia sản xuất và xuất khẩu tiêu sốmột thế giới 14 năm liền, từ năm 2001 đến 2013 [14]

Tuy nhiên, hồ tiêu Việt Nam hiện còn gặp phải một số khó khăn, thách thứcnhư diện tích cây phải tái canh lớn, nhiều vườn tiêu già cỗi sau nhiều năm khai thác,nhiễm bệnh, năng suất giảm dần, tác động của biến đổi khí hậu tới sự phát triển củacác vườn tiêu…

1.2.1.1 Diện tích hồ tiêu

Biểu đồ 1.1: Diễn biến diện tích thu hoạch hồ tiêu Việt Nam

giai đoạn 1995 - 2012

Nguồn: Tổ chức FAO

Trang 24

Nhìn chung, diện tích thu hoạch có xu hướng tăng rõ rệt qua từng năm, ngoàichính sách của nhà nước về phát triển cây hồ tiêu thì giá hồ tiêu liên tục tăng caonhững năm qua đã làm diện tích tăng lên.

- Giai đoạn 1995 - 2000, diện tích hồ tiêu đã có xu hướng tăng, tăng gấp hai lầntrong vòng 5 năm, đạt 14.900 ha năm 2000

- Giai đoạn từ năm 2000 đến nay, diện tích bắt đầu tăng mạnh hơn, đặc biệttrong giai đoạn 2001 - 2006 Do nhu cầu tiêu thụ mạnh của thị trường thế giới trongkhi chất lượng hồ tiêu của các nước có giảm do sâu bệnh và già cỗi, hơn nữa ViệtNam đang trên con đường phát triển, gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)làm cho thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng Ngày nay, hồ tiêu bắt đầuđược trồng khắp nơi trên cả nước, đặc biệt nhiều nơi hình thành các vùng tiêuchuyên canh chất lượng cao như Tây Nguyên hay Đông Nam Bộ, chưa kể là cácvùng trồng nhỏ lẻ, diện tích tăng lên rõ rệt

1.2.1.2 Sản lượng, năng suất hồ tiêu

Trang 25

khoảng 8.000 tấn/năm, phù hợp với sự tăng lên của diện tích gieo trồng và thể hiệnchất lượng của hồ tiêu Việt Nam.

- Giai đoạn 1995 - 2000, sản lượng hồ tiêu còn thấp, có xu hướng tăng nhẹ, đạt39.200 tấn năm 2000

- Giai đoạn 2001 - 2010, sản lượng hồ tiêu bắt đầu tăng nhanh hơn giai đoạntrước, vươn lên là nước đứng đầu về xuất khẩu hồ tiêu và đứng thứ 2 về sản xuất hồtiêu của thế giới, sau Ấn Độ

- Giai đoạn 2011 - 2012, những năm gần đây sản lượng hồ tiêu tiếp tục tăng, đạt152.300 tấn năm 2012 Chính quyền và người dân đã ý thức được vai trò quan trọngcủa hồ tiêu trong việc làm giàu và thay đổi bộ mặt địa phương

Trang 26

tiêu Việt Nam có sự biến động mạnh và theo hướng tích cực Điều này, càng chứng

tỏ vị thế ngày càng vững chắc của hồ tiêu Việt Nam trên thị trường thế giới, là quốcgia xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới Ngoài ra trên thế giới, một số nước có năngsuất hồ tiêu cao như: Costa Rica (65,0 tạ/ha), Cambodia (64,0 tạ/ha), Thái Lan (37,5tạ/ha), Peru (25,2 tạ/ha), Malaysia (23,5 tạ/ha), Brazil (22,3 tạ/ha)…, (số liệu năm2013) [14] Còn lại các nước khác có trồng hồ tiêu tuy nhiên với năng suất khôngcao, hầu như thấp hơn năng suất trung bình của thế giới

- Giai đoạn 1995 - 2000, năng suất hồ tiêu Việt Nam có sự biến động mạnh,tăng và giảm đột ngột Năm 1996 chỉ đạt 18,3 tạ/ha, nhưng năng suất năm 1997tăng lên tới 33,2 tạ/ha, tăng gần gấp 2 lần, sau đó lại giảm mạnh, còn 22,3 tạ/ha vàonăm 1998 Và tương tự như vậy vào năm 1999 và 2000 Trong khi diện tích thuhoạch hồ tiêu vẫn tăng đều và liên tục, năng suất có sự biến động như vậy, điều nàychứng tỏ sản lượng hồ tiêu của Việt Nam có nhiều biến động Nhiều vùng trồng hồtiêu còn chưa có sự đầu tư và công chăm sóc, dễ dịch bệnh dẫn đến phải thanh lývườn tiêu để trồng lại, năng suất thất thường

- Giai đoạn 2001 - 2006, năng suất hồ tiêu Việt Nam có giảm tương đối, trongkhi năng suất hồ tiêu thế giới vẫn giữ xu hướng tăng nhẹ

- Giai đoạn 2007 đến nay, hồ tiêu Việt Nam có năng suất ngày càng tăng, cùngvới việc hình thành nên nhiều vùng chuyên canh hồ tiêu có sự đầu tư về vật tư kỹthuật, vốn chăm sóc và đạt chất lượng cao

1.2.2 Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Phú Yên

Phú Yên là tỉnh nằm ven biển duyên hải Nam Trung Bộ, trải dài từ 12042'36"đến 13041'28" vĩ Bắc và từ 108040'40" đến 109027'47" kinh Đông, phía Bắc giáptỉnh Bình Định, phía Nam giáp Khánh Hòa, phía Tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phíaĐông giáp biển Đông Phú Yên có 1 thành phố tỉnh lỵ, 1 thị xã và 7 huyện với diệntích tự nhiên là 5.045 km²

Phú Yên là một tỉnh nông nghiệp, cây trồng chủ yếu là lúa nước Cây côngnghiệp lâu năm nói chung và cây hồ tiêu nói riêng chỉ là cây trồng thứ yếu, tậptrung chủ yếu ở các huyện miền núi phía Tây (huyện Tây Hòa và huyện SôngHinh)

Những năm gần đây diện tích trồng cây hồ tiêu tăng mạnh và được người trồngtiêu chú trọng đầu tư chăm sóc, trong đó đang triển khai một số mô hình ứng dụngquy trình sản xuất cây hồ tiêu theo tiêu chuẩn Global GAP mang lại kết quả thiết

Trang 27

thực về năng suất và chất lượng tốt.

Bảng 1.2: Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Phú Yên giai đoạn 2007 - 2014

Năm

Diện tích gieo trồng (Ha)

Diện tích thu hoạch (Ha)

Diện tích trồng mới (Ha)

Sản lượng (Tấn)

Năng suất (Tạ/ha)

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên năm 2014

Nhìn chung tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Phú Yên còn rất nhỏ lẻ, diện tíchgieo trồng và thu hoạch nhỏ, dẫn đến sản lượng ít, chưa thật sự là cây trồng chủ đạotrong nền kinh tế của tỉnh Hàng năm diện tích trồng thêm không đáng kể, đặc biệtnăm 2007 và 2008 không có diện tích trồng thêm Cây trồng chưa thật sự được quantâm trong những năm trước, diện tích nhỏ và không có xu hướng mở rộng Bắt đầunăm 2012, diện tích trồng mới của toàn tỉnh bắt đầu nhiều, trồng mới thêm 30 ha,cho thấy xu hướng bắt đầu mở rộng sản xuất hồ tiêu trên địa bàn tỉnh

Biểu đồ 1.4: Diện tích thu hoạch và năng suất hồ tiêu tỉnh Phú Yên

giai đoạn 2007 - 2014

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên năm 2014

Trang 28

Diện tích gieo trồng và thu hoạch hồ tiêu tỉnh Phú Yên tăng không đáng kể quacác năm, bắt đầu có sự biến động vào năm 2012 Diện tích gieo trồng tăng nhanhhơn diện tích thu hoạch, do một phần diện tích thu hoạch bị già cỗi phải thanh lí vàđược bổ sung thêm diện tích trồng mới qua các năm.

- Giai đoạn 2007 - 2012: Diện tích gieo trồng và thu hoạch hồ tiêu không tăng,thậm chí có năm giảm, giảm 38 ha từ 2007 - 2008 Từ 2008 - 2012, diện tích gieotrồng có tăng 80 ha, phù hợp với chủ trương phát triển cây hồ tiêu của huyện Tronggiai đoạn này, diện tích thu hoạch giữ nguyên 4 năm liền với 360 ha Nguyên nhân:Cây lương thực và cây trồng hàng năm là cây trồng chủ lực, mang lại thu nhậpchính cho người dân trên địa bàn tỉnh Cây hồ tiêu được trồng ít vì đây là cây trồnglâu năm, vốn đầu tư lớn và lâu cho thu hoạch

- Giai đoạn 2012 đến nay, diện tích gieo trồng và thu hoạch bắt đầu tăng, diệntích thu hoạch đạt 500 ha năm 2014, tăng 1,4 lần so với năm 2012 Chính quyền địaphương bắt đầu nhận thấy được vai trò quan trọng của cây hồ tiêu trong việc nângcao đời sống của người dân Hơn nữa, đời sống của người dân ngày càng được cảithiện, họ có vốn để đầu tư cho cây trồng dài ngày, nhằm đem lại hiệu quả kinh tếcao

Sản lượng và năng suất hồ tiêu tỉnh Phú Yên tăng rõ rệt qua các năm Sản lượng

hồ tiêu biến động phù hợp với diễn biến của diện tích gieo trồng và thu hoạch hồtiêu của tỉnh, trung bình tăng 120 tấn/năm giai đoạn 2008 - 2014

Năng suất hồ tiêu tỉnh Phú Yên ngày càng tăng, bắt đầu tăng nhanh hơn vàonăm 2010 Năm 2014, năng suất đạt 27,0 tạ/ha, tăng 1,4 lần so với năm 2007 Cây

hồ tiêu ngày càng được sự đầu tư chăm sóc của chính quyền địa phương và ngườidân Cho thấy hồ tiêu là cây công nghiệp dài ngày có tiềm năng phát triển cả về diệntích và năng suất trên địa bàn tỉnh

Năng suất hồ tiêu Phú Yên ngày càng rút ngắn khoảng cách so với năng suấttrung bình của hồ tiêu Việt Nam Tuy nhiên, sự chênh lệch còn lớn (năm 2012)năng suất trung bình hồ tiêu Việt Nam đạt 32,3 tạ/ha, trong khi năng suất hồ tiêuPhú Yên chỉ đạt 20,2 tạ/ha, nhỏ hơn 1,6 lần

Trang 29

Bảng 1.3: Tình hình sản xuất hồ tiêu tỉnh Phú Yên phân theo

các huyện năm 2013

Diện tích gieo trồng (Ha)

Diện tích thu hoạch (Ha)

Sản lượng (Tấn)

Năng suất (Tạ/ha)

Nguồn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên năm 2014

Tình hình sản xuất hồ tiêu ở tỉnh Phú Yên không đều giữa các huyện, có 4/9thành phố/thị xã/huyện trồng hồ tiêu Trong đó, huyện Tây Hòa chiếm 83,4 % diệntích gieo trồng hồ tiêu của toàn tỉnh, tiếp theo là huyện Sông Hinh chiếm 15,3 %,còn huyện Tuy An và Sơn Hòa không đáng kể

Tây Hòa là huyện có nhiều điều kiện thuận lợi nên đã hình thành nông trườngSơn Thành và lâm trường Tháng Tám trồng hồ tiêu, vì vậy mà diện tích, sản lượng

và năng suất hồ tiêu của huyện cao hơn hẳn các huyện khác

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÂY HỒ TIÊU Ở

HUYỆN TÂY HÒA, TỈNH PHÚ YÊN

2.1 Tiềm năng phát triển cây hồ tiêu ở huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên

2.1.1 Tiềm năng tự nhiên

2.1.1.1 Vị trí địa lý

Tây Hòa là huyện lỵ của tỉnh Phú Yên, thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ,nằm ở phía Tây Nam của tỉnh, có tọa độ địa lý từ 12047’15” đến 13003’ độ vĩ Bắc

và 109000’45” đến 109045’ độ kinh Đông Huyện có địa giới hành chính như sau:

- Phía Đông giáp huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên

- Phía Nam giáp tỉnh Khánh Hòa

- Phía Bắc giáp huyện Sơn Hòa và Phú Hòa (ranh giới là sông Ba), tỉnh PhúYên

- Phía Tây giáp huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên

Vị trị địa lí quy định huyện Tây Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới ẩm giómùa, phù hợp với điều kiện nhiệt ẩm của sự sinh trưởng cây hồ tiêu Phía Tây giáphuyện Sông Hinh, là huyện miền núi có diện tích trồng cây lâu năm nhiều nhất tỉnhPhú Yên, trong đó có cây hồ tiêu, tạo điều kiện học hỏi trao đổi kinh nghiệm và kếthợp trong việc tiêu thụ cũng như cung cấp yếu tố đầu vào cho các nông trường, lâmtrường

Trang 31

BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN TÂY HÒA,

TỈNH PHÚ YÊN

Trang 32

2.1.1.2 Diện tích tự nhiên và đơn vị hành chính

Huyện Tây Hòa có diện tích tự nhiên 609,45 km2, chiếm 12,04% diện tích tựnhiên của tỉnh Huyện bao gồm 1 thị trấn Phú Thứ và 10 xã: Hòa Bình 1, HòaPhong, Hòa Phú, Hòa Mỹ Tây, Hòa Mỹ Đông, Hòa Đồng, Hòa Thịnh, Hòa TânTây, Sơn Thành Tây, Sơn Thành Đông, trong đó có 7 xã đồng bằng và 4 xã miềnnúi [8]

Huyện được thành lập năm 2005, trên cơ sở phần phía Tây của huyện Tuy Hòa

cũ Phần còn lại phía Đông của huyện Tuy Hòa thành lập nên huyện Đông Hòa.Trung tâm huyện lỵ nằm ở thị trấn Phú Thứ, cách trung tâm thành phố Tuy Hoà

20 km về phía Tây

Huyện nằm trên Quốc lộ 29 từ huyện Đông Hòa đi các tỉnh Tây Nguyên và gầnQuốc lộ 1A từ Bắc vào Nam

Việc nằm cạnh đầu mối giao thông quan trọng của tỉnh và cả nước thuận lợi cho

việc giao lưu nhằm phát triển cây hồ tiêu của huyện Tây Hòa Dễ dàng mua bángiống hồ tiêu, các sản phẩm chăm sóc hồ tiêu như: Thuốc trừ sâu, phân bón và cáccông cụ chăm sóc hồ tiêu Thuận lợi cho vận chuyển sản phẩm hồ tiêu đến thịtrường tiêu thụ, giảm chi phí vận chuyển Tuy nhiên, Tây Hòa là huyện mới đượcthành lập, cơ cấu bộ máy chính quyền còn non trẻ gây khó khăn trong công tác quản

lý và đưa ra các chính sách phát triển cây hồ tiêu lâu dài

2.1.1.3 Địa hình, địa chất

Huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên nằm ở sườn Đông của dãy Trường Sơn, nơi tiếpgiáp giữa đồng bằng và miền núi, với nhiều dãy núi cao và đồi núi thấp Huyện TâyHoà có hai dạng địa hình:

- Vùng đồi núi: nằm về phía Nam, trải dài từ Tây sang Đông, chiếm trên 50%diện tích tự nhiên Độ cao trung bình từ 500 - 600 m so với mặt nước biển, các núi

có độ cao lớn tập trung ở xã Hoà Mỹ Tây: Hòn Giù (1.470 m), Hòn Chúa (1.310 m),Hòn Kỳ Đà (1.193 m), Hòn Ông (1.110 m) Địa hình phức tạp, độ đốc lớn và chiacắt mạnh [8]

- Vùng đồng bằng: Nằm về phía Bắc, trải dài từ Tây sang Đông, chiếm gần 50%diện tích tự nhiên Phía Tây là vùng đất đỏ bazan có độ cao trung bình từ 30 - 40 m

Trang 33

Phía Đông là vùng đất phù sa, vùng đồng bằng trồng lúa lớn của tỉnh với sự bồi lắngphù sa của sông Ba và sông Bánh Lái (Bàn Thạch) [8].

Đất đai thuộc hệ thống Pleistoxen và Holoxen có nguồn gốc trầm tích Cáctrầm tích sông Pleistoxen giữa trên phân bố dọc sông Ba, bao gồm các thành phần:sỏi, cát, cuội Các trầm tích bở rời Holoxen giữa trên phát triển khá rộng trongvùng, phân bố dọc theo các sông suối, đầm hồ Theo tài liệu điều tra địa chất do Sởcông nghiệp Phú Yên thực hiện, tại một số khu vực trên địa bàn địa tầng có đặcđiểm:

Các thành tạo của hệ tầng Nha Trang (Knt) lộ ra với diện tích khá lớn, mặt cắtchung của hệ tầng: Phần dưới: Gồm tảng cuội kết tuf, aglomelat Trong thành phầncuội tảng có các đá granodiorit, biotit, horblend phức hệ Định quán dày 20 - 50m;phần giữa: Gồm phun trào Ryolit, ryodacit có xen lớp mỏng dacít, ande sitodacitdày 200m; phần thân: Gồm ryolit, trachyryolit xen felsit cấu tạo dòng chảy, phândãi mỏng dày 200m

Các phun trào của hệ tầng Nha trang phủ không chỉnh hợp trên granitoit phức

hệ Định quán (J3 đq) và bị xuyên cắt bởi các đá granitoit phức hệ Đèo Cả (Kđc)

Có thể thấy huyện Tây Hòa nằm trên vùng địa chất ổn định tạo cơ sở thuận lợi

cho sự phát triển cây hồ tiêu Doanh nghiệp và các nông hộ yên tâm đầu tư chămsóc cây hồ tiêu lâu dài nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao, vì đây là cây công nghiệplâu cho thu hoạch và cần sự đầu tư đúng hướng Phía Tây của vùng đồng bằng làvùng đất đỏ bazan thích hợp trồng cây hồ tiêu, nhưng chính quyền và người dântrên địa bàn chưa khai thác hết tiềm năng này để sản xuất hồ tiêu nhằm nâng caochất lượng cuộc sống

2.1.1.4 Thổ nhưỡng

Thổ nhưỡng huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên gồm 6 nhóm đất chính:

- Nhóm Đất đỏ vàng, nâu vàng (Fa, Fu, Fs): Diện tích 39.500 ha Gồm các loạiđất được hình thành trên các loại đá bazan, đá macma, đá sét, đá biến chất, trungtính axit hay bazơ, đặc trưng cho đất đồi núi phân bố rất tập trung ở khu vực núiphía Tây và Tây Nam huyện, chủ yếu các xã: Sơn Thành Đông, Sơn Thành Tây,Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Thịnh [8]

Trang 34

Đất thuộc nhóm này có nhiều ưu điểm về cấu trúc cơ lý đất và hàm lượng cácyếu tố dinh dưỡng, khá thích hợp với các cây lâm nghiệp, cây lâu năm như bạchđàn, keo lá tràm, cao su, cà phê, tiêu Hạn chế chính đối với nhóm đất này làthường phân bố ở địa hình cao, khan hiếm về nguồn nước, cộng với độ dốc lớn, khíhậu khắc nghiệt nên rất dễ bị rửa trôi, xói mòn, thực tế đã xuất hiện một số đất trồngđồi trọc có đá lộ, hiện tượng đất bị sói mòn trơ sỏi đá.

- Nhóm Đất phù sa (P, Pc, Pb, Pg): Diện tích 14.300 ha Gồm có đất phù sasông Ba không được và được bồi đắp hàng năm (5.069 ha), đất phù sa Glây (8.859ha), đất phù sa có tầng đốm gỉ (372 ha) Phân bố chủ yếu ở thị trấn Phú Thứ và các

xã Hòa Bình 1, Hòa Phú, Hòa Phong, Hòa Đồng, Hòa Tân Tây, Hòa Mỹ Đông, Hòa

Mỹ Tây, Hòa Thịnh [8]

Đất giàu chất dinh dưỡng, thành phần cơ giới đất tương đối mịn, tỷ lệ sét(Clay), limom (Silt) cao Phản ứng đất ít chua (pH KCl thường trên 4,5), hàm lượngcation đạt mức trung bình và nghèo (P2O5: 0,02 - 0,07%), Kali tổng hợp khá, songKali trao đổi thấp Loại đất này rất phù hợp phát triển cây lúa, cây hoa màu và cácloại cây hàng năm khác

- Nhóm Đất đen (Ru): diện tích 3.420 ha Là đất nâu thẫm được hình thành trênsản phẩm phong hóa của đá bọt và đá bazan, phân bố chủ yếu trên địa hình đồi Đất

có tầng mỏng, địa hình chia cắt, có nhiều đá lộ đầu, nhóm đất này có nhiều ưu điểmtrong trồng trọt [8]

- Nhóm Đất sông suối núi đá: diện tích 2.013 ha, (trong đó có 1.414,89 ha mặtnước sông suối, đất bãi) Gồm mặt nước sông suối tự nhiên có nước liên tục hoặctheo mùa, các khu vực núi đá không có rừng phân bố khá tập trung ở vùng núi phíaTây, phân bố chủ yếu ở các khu vực sông, núi Phần lớn là diện tích đất sông suốikhông có khả năng sử dụng được cho canh tác, chỉ có các diện tích đất bãi bồi, cát

và cồn cát, diện tích chiếm khoảng 598 ha Đây là phần diện tích tự nhiên khó sửdụng canh tác, chỉ khai thác cát, sỏi, sạn phục vụ cho xây dựng, và có thể tận dụngluân canh trồng rau màu, trồng cỏ chăn nuôi vào các tháng mùa cạn, tuy nhiên cầntính toán thời vụ và tránh mùa mưa ngập úng, thu hoạch kịp thời [8]

- Nhóm đất xám (X, Xa): Diện tích 1.621 ha, bao gồm các loại đất xám bạc màuđược hình thành trên nền đất phù sa cổ, trên các đá macma và đá cát, phân bố tập

Trang 35

trung ở vùng gần chân núi tiếp giáp với vùng đồng bằng các xã Hòa Phú, HòaPhong, Hòa Đồng, Hòa Mỹ Đông, Hòa Mỹ Tây, Hòa Thịnh [8]

Đất thuộc nhóm này thích hợp với các cây lâm nghiệp, các cây màu, các câyhàng năm chịu được hạn, hoặc đồng cỏ chăn thả, trồng cỏ chăn nuôi, tuy nhiên cầnđầu tư thủy lợi và chăm bón cải tạo đất

- Nhóm Đất xói mòn trơ sỏi đá (E): Diện tích 91,17 ha, được phân bố rải ráctrên các địa hình dốc Đất được hình thành chủ yếu là do sự khai thác rừng bừa bãidẫn đến sự hoang hóa, rửa trôi Loại đất này hiện tại chưa được quan tâm khaithác, ít có ý nghĩa cho sử dụng nông nghiệp [8]

Như vậy thổ nhưỡng huyện Tây Hòa phong phú, tạo điều kiện đa dạng cơ cấucây trồng và vật nuôi trong nông nghiệp Đất là nhân tố quan trọng và quyết địnhđến sự sinh trưởng và phát triển của cây Nhóm Đất đỏ vàng và nâu vàng thích hợptrồng cây hồ tiêu, tuy nhiên diện tích ít (39.500 ha) và phân bố chủ yếu phía Tây vàphía Tây Nam của huyện nên việc quy hoạch mở rộng diện tích trồng hồ tiêu gặpkhó khăn Ngoài ra, các nhóm đất khác chỉ thuận lợi cho phát triển cây lúa nước,cây hoa màu và các cây lâm nghiệp đem lại giá trị kinh tế thấp

2.1.1.5 Khí hậu

Nằm trong vùng nhiệt đới ẩm gió mùa, có hai mùa mưa nắng rõ rệt: Mùa mưabắt đầu từ tháng 10 đến tháng 12 và mùa nắng kéo dài từ tháng 01 đến tháng 9 nămsau, mưa tập trung lớn nhất vào cuối tháng 10, đầu tháng 11, nhiệt độ trung bình26,5 0C, độ ẩm trung bình khoảng 80 % Huyện Tây Hòa chịu ảnh hưởng trực tiếpcủa gió Đông Nam từ tháng 2 đến tháng 4, gió Tây Nam giữa mùa hè và gió ĐôngBắc từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau [8]

- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.800 - 1.900 mm, mùa mưa

thường bất đầu từ tháng 9 và kết thúc vào đến tháng 01 năm sau, lượng mưa tậptrung vào tháng 10, 11 và 12, đây cũng chính là mùa mưa bão của tỉnh và vùng, độ

Trang 36

9.800 0C, vùng núi ở độ cao dưới 400 m giảm còn trên dưới 8.500 0C, ở độ cao1.000 m chỉ còn trên dưới 7.500 0C.

- Gió: Hằng năm có 2 mùa gió chính, gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10

đến tháng 3 năm sau, gió mùa Tây Nam thịnh hành từ tháng 5 đến tháng 8 hàngnăm Do án ngữ của dãy Trường Sơn nên gió mùa Tây Nam khi thổi vào Phú Yênthường trở nên khô, nóng thúc đẩy lượng bốc hơi nước mạnh hơn, đây cũng chính làthời gian hạn hán và nóng bức nhất của huyện cũng như của cả tỉnh

- Độ ẩm: Độ ẩm tương đối trung bình từ 81 - 82 % Tháng có độ ẩm trung bình

lớn nhất xuất hiện vào khoảng tháng 10 và tháng 11 là 86 %, tháng nhỏ nhất làtháng 6, 7 và 8

- Nắng: Tổng số giờ nắng trung bình hàng năm từ 2.300 - 2.500 giờ Trong suốt

6 tháng từ tháng 3 đến tháng 8, số giờ nắng trung bình mỗi tháng dao động từ 230

-270 giờ, mỗi ngày trung bình có 8 giờ Tháng 4 và 5 là 2 tháng có thời gian nắngnhiều nhất, trung bình hàng tháng có 250 - 270 giờ Các tháng ít nắng là nhữngtháng mùa mưa, số giờ nắng trung bình hàng tháng cũng khoảng 100 - 200 giờ,trung bình mỗi ngày 5 - 6 giờ

Có thể kết luận rằng: Các yếu tố của khí hậu như: Lượng mưa, nhiệt độ, gió, độ

ẩm thích hợp cho sự phát triển cây hồ tiêu, làm cho các nông hộ đỡ công chăm sóc,đặc biệt lúc cây hồ tiêu còn ở giai đoạn kiến thiết, cần nhiều độ ẩm và các chất dinhdưỡng Cây hồ tiêu sinh trưởng tốt, công chăm sóc ít, sản lượng ngày càng tăng,góp phần cải thiện đời sống của người dân nơi đây Tuy nhiên với khí hậu nhiệt đới

ẩm gió mùa chia thành hai mùa mưa nắng rõ rệt, mùa nắng kéo dài tới 8 tháng ảnhhưởng lớn đến sự sinh trưởng cây hồ tiêu Đòi hỏi trong thời gian này, phải cungcấp nước thường xuyên, tránh để gốc cây bị khô sẽ ảnh hưởng đến việc ra hoa kếtquả của hồ tiêu Ngoài ra, phải trồng trụ sống che bóng cho hồ tiêu, tránh bị nắnglàm cháy phần ngọn, giảm sản lượng Điều này làm tốn thêm một khoản vốn khôngnhỏ để đầu tư hệ thống tưới tiêu và trồng trụ sống cho vườn hồ tiêu đạt năng suấtcao

2.1.1.6 Thủy văn

Do cấu tạo địa hình phức tạp, độ chia cắt lớn nên huyện Tây Hòa có nhiều hệthống sông, suối dày cung cấp nước sản xuất cho các khu vực thuộc xã Hòa Mỹ

Trang 37

Tây, Hòa Mỹ Đông, và xã Hòa Thịnh Các dòng sông đều bắt nguồn từ vùngthượng lưu giáp với tỉnh Khánh Hòa nên chiều dài sông, suối ngắn (khoảng trêndưới 10 km), độ dốc lớn do đó vào mùa mưa bão, nước lũ thường lên nhanh, dòngchảy mạnh, nên thường gây ảnh hưởng cho sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp vùng hạlưu Trong vùng có các sông, suối chính sau:

- Sông Ba: Còn gọi là sông Eapa ở thượng lưu và sông Đà Rằng ở hạ lưu, sông

có lưu vực lớn nhất miền Trung, diện tích lưu vực 13.220 km2, phần thuộc tỉnh PhúYên 2.243 km2 chiếm 17 % diện tích toàn lưu vực Chiều dài sông 360 km, phầnchảy qua địa phận huyện Tây Hòa là 34 km Tổng lượng nước đổ ra biển hàng nămkhoảng 9,7 tỷ m3 [8]

- Sông Bánh Lái (Bàn Thạch): Thượng lưu sông Bàn Thạch, bắt nguồn từ khe

núi Chư Dan đến núi Mật Cật chảy theo hướng chính Bắc - Nam Trung lưu bắt đàu

từ núi Mật Cật, sông đột ngột đổi hướng Tây - Đông Bắc Đoạn từ xã Hòa Đồngđến xã Hòa Tân Tây huyện Tây Hòa, sông lại chuyển hướng Tây Nam - Đông Bắc

Hạ lưu từ núi Trai đổ xuống đến giáp biển Đông, sông chảy theo hướng Tây Bắc Đông Nam, tại núi Bãi Gốc dòng sông đột ngột một lần nũa chuyển hướng Bắc –Nam [8]

-Sông Bánh Lái có diện tích không lớn nhưng sông nằm cạnh dãy núi cao đóngió mùa Đông Bắc, thuộc vùng có lượng mưa dồi dào và hay xảy ra những trận lũriêng biệt ngay trong mùa khô

Tài nguyên mặt nước khá dồi dào là nguồn cung cấp nước phục vụ sản xuất vàsinh hoạt của người dân Tuy nhiên, diện tích rừng trong lưu vực đang bị giảm sút

do các hoạt động của con người, khả năng điều tiết giữa các mùa suy giảm kết hợpvới địa hình dốc gây lũ lụt Ngược lại trong mùa khô khả năng giữ nước kém sôngsuối thường bị cạn kiệt Những điều này đều gây khó khăn không nhỏ cho đời sốngngười dân nói chung và cho sản xuất nông nghiệp nói riêng

Hệ thống thủy văn dày đặc nhưng phân bố tập trung ở một số xã trồng nhiều lúanước và cây hoa màu Các xã phía Tây của huyện có điều kiện thích hợp trồng hồtiêu nhưng thường xuyên phải sử dụng nước ngầm phục vụ mục đích tưới tiêu.Nhìn chung điều kiện tự nhiên huyện Tây Hòa khá thuận lợi cho sự sinh trưởng

và phát triển của cây hồ tiêu Hồ tiêu là một loại cây rất kén chọn đất đai, khí hậu và

Ngày đăng: 31/10/2016, 18:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w