1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Âm giai trong âm nhạc

11 1K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 2,19 MB

Nội dung

Mỗi bậc đều có tên riêng, nhưng thông thường được ký hiệu bằng chữ số La mã Hai âm giai được phân biệt bởi:  Số lượng nốt mà chúng có  Khoảng cách giữa các bậc Ví dụ, 7 âm giai khá

Trang 1

http://bomguitar.org/

I Âm giai là gì?

Theo hệ thống bình quân thì quãng 8 được chia đều thành 12 nốt nhạc Âm giai là chuỗi những nốt nhạc được tuyển chọn từ 12 nốt này

Mỗi nốt nhạc này được gọi là một bậc Mỗi bậc đều có tên riêng, nhưng thông thường được ký hiệu bằng chữ số La mã

Hai âm giai được phân biệt bởi:

Số lượng nốt mà chúng có

Khoảng cách giữa các bậc

Ví dụ, 7 âm giai khác nhau có thể được xây dựng với 7 nốt tự nhiên như trong ví

dụ sau đây:

Mỗi âm giai trên có thứ tự cung và nửa cung khác nhau Âm giai đầu tiên gọi

là âm giai trưởng, âm giai thứ hai thì thuộc điệu thức Gregorian Những tên này ám chỉ cấu trúc riêng của từng âm giai Một âm giai có thể được xây dựng bắt đầu bằng một nốt nhạc bất kỳ và sử dụng dấu hóa nhằm duy trì đúng thứ

tự của cung và nửa cung Ví dụ, để hình thành một âm giai trưởng với nốt Rê

thì nốt Fa và Ðô phải bị thay đổi thành Fa thăng và Ðô thăng

Trang 2

http://bomguitar.org/

1 Trình tự luyện tập

 Âm giai nửa cung (Chromatic Scale)  Âm giai ngũ cung

(Pentatonic Scale)  Âm giai thứ tự nhiên + âm giai trưởng

tự nhiên  Âm giai thứ hòa âm

 Còn nhiều loại âm giai nữa nhưng tập xong những loại trên là đã đủ sử dụng để solo, lead, dò giai điệu……

 Tập chậm, rõ nốt kết hợp với metronome sau đó đẩy nhanh dần tốc độ

 Tập theo trình tự không đốt cháy giai đoạn…

2 Website hướng dẫn tập scale có hình ảnh minh họa

 Link website : Học âm giai

 Cách sử dụng Website

- B1 : Chọn Key (Scale cần tập ví dụ C)

- B2 : Loại Scale (Ví dụ : Chromatic Scale, Pentatonic

Scale……)

Trang 3

http://bomguitar.org/

- B3 : Nhấn thanh < hoặc > hoặc all để xem thế âm giai

trên toàn bộ các ngăn trên cần đàn

Trang 4

http://bomguitar.org/

3 Giới thiệu các loại âm giai thường gặp

 Âm giai nửa cung (Chromatic Scale)

- Là 1 âm giai (gam) gồm 12 nốt cách đều nhau nửa cung.

- VD : C Chromatic Scale gồm : C C# D D# E F F# G G# A A# B C

- Hình minh họa C Chromatic Scale

Trang 5

http://bomguitar.org/

Các mẫu còn lại các bạn vào Website xem nhé…

Âm giai ngũ cung (Pentatonic Scale)…

- Pentatonic (Ngũ cung) cực kỳ phổ biến trong tất cả các thể loại âm nhạc, từ Đông đến Tây vì chúng hay một cách “tự nhiên” Penta trong tiến Hy lạp có nghĩa là

5, do đó pentatonic hàm ý chứa 5 nốt nhạc khác nhau

- Pentatonic được chia ra làm Thứ và Trưởng nhưng khi bạn đã hiểu rõ về nó thì không cần phân biệt làm gì, quan trọng là cách sử dụng mà thôi

- Bạn nên xem qua kỹ các bài Vòng tròn bậc 5 Circle of Fifths và Cấu tạo hợp âm

Trưởng và Thứ

- Trong phạm vi bài viết này chúng ta tìm hiểu các vị trí bấm cơ bản trước giúp bạn đánh đúng vị trí nốt nhạc, trong các bài tiếp theo sẽ nói rõ hơn tính chất từng loại

- Minor pentatonic (thứ)

- Công thức: 1 (root), b3 (minor 3rd), 4 (perfect 4th), 5 (perfect 5th) và b7 (minor 7th)

Trang 6

http://bomguitar.org/

- 1 (root): là nốt gốc mang tên của pentatonic đó Ví dụ nốc gốc là La —> A minor

pentatonic

- Với công thức này bạn có thể áp dụng thế tay cho tất cả các nốt khác để ra vị trí

tương ứng

- Vị trí nốt nhạc của G minor pentatonic trên dây 6

- Theo công thức thì các nốt ngũ cung của Sol thứ là: G Bb C D F và cứ thế xoay

vòng lại

- Từ thế bấm 1 dây này nếu bạn muốn đán A minnor pentatonic thì sao? chỉ cần di

chuyển đồng bộ các vị trí bấm từ G sang A trên dây 6 ( nốt gốc G ngăn số 3 —> nốt

gốc A ngăn số 5) Suy ra theo công thức các nốt ngũ cung của A thứ

là: A C D E G

- Cũng khá đơn giản phải không các bạn Tiếp theo chúng ta sẽ học vị trí trên tất cả

các dây của ví dụ G minor nhé

- Đây là thế bấm phổ biến nhất, bạn nên học thật kỹ vì 99% bạn sẽ dùng nó đấy

Hình ảnh minh họa Am pentatonic

Trang 7

http://bomguitar.org/

Major pentatonic (trưởng)

Công thức: 1 (root), 2 (major 2nd), 3 (major 3rd), 5 (perfect 5th) và 6 (major 6th)

 Mẫu các bạn vào Website xem nhé

Trang 8

http://bomguitar.org/

- Âm giai thứ tự nhiên gồm 7 note, A-B-C-D-E-F-G-A, ta có công thức:

I(A)-II(B)-III(C)-IV(D)-V(E)-VI(F)-VII(G)-I(A), ta thấy bậc II(B)-III(C) cách nhau NỬA CUNG và bậc V(E)-VI(F) cũng cách nhau NỬA CUNG Lưu ý vị trí số 2

và số 5 (Mẹo để nhớ)

- Nếu bạn muốn bất đầu từ một note bất kỳ nào để xây dựng âm giai thứ tự nhiên thì cứ áp dụng theo công thức sau để xây dựng âm giai:

- 2 1 2 2 1 2 2 (trong đó 1 cung = 2 ngăn trên cần đàn, nửa cung = 1 ngăn trên

cần đàn)

- Âm giai thứ tự nhiên cũng chính là Aeolian mode hoặc relative minor (thứ đối xứng)

- Mỗi hợp âm trưởng đều có một hợp âm thứ đối xứng (có nơi gọi là hợp âm song song hoặc hợp âm cùng dấu hóa – nghĩa là có cùng những note giống nhau, không dấu hóa, có thăng(#) hay có giáng(b) )

nhau: Các bạn có thể xem thêm về CIRCLE OF FIFTHS

Âm giai C (Đô trưởng): C D E F G A B (C D E F G A B C)

Âm giai Am (La thứ tự nhiên): A B C D E F G

- Các bạn sẽ thấy hai âm giai trên có những note giống nhau, chính vì thế ta có thể nói

Âm giai đối xứng của C = chính là Am (Hợp âm C cũng song song cùng dấu hóa với hợp âm Am)

Âm giai F (Fa trưởng): F G A Bb C D E (F G A Bb C D E F)

Âm giai Dm (Rê thứ tự nhiên): D E F G A Bb C

Âm giai đối xứng của F = chính là Dm (Hợp âm F cũng song song cùng dấu hóa với hợp âm Dm)

 Hình ảnh minh họa âm giai Am tự nhiên

Trang 9

http://bomguitar.org/

 Mẫu Âm giai trưởng tự nhiên các bạn vào Website xem nhé

Âm giai thứ hòa âm

Trang 10

http://bomguitar.org/

- Âm giai Thứ hòa âm là âm giai được xây dựng bằng cách nâng cao

bậc VII của âm giai Thứ tự nhiên lên 1/2 cung và giữ nguyên các bậc khác.

 H ình ảnh minh họa âm giai Am Hòa âm

Trang 11

http://bomguitar.org/

Chúc các bạn tập luyện thành công

Ngày đăng: 31/10/2016, 14:51

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w