1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

ÂM NHẠC VÀ MÚA TRONG LỄ XÊN LẢU NÓN docx

10 381 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 190,33 KB

Nội dung

ÂM NHẠC VÀ MÚA TRONG LỄ XÊN LẢU NÓ Người Thái đen ở Sơn La có nhiều lễ hội diễn ra trong năm. Trong bất cứ lễ hoặc hội nào, ngoài trang phục, cách tiến hành nghi lễ ra thì âm nhạc, múa luôn là những thành tố vô cùng quan trọng vừa có vai trò thông linh, vừa làm nhiệm vụ kết nối cộng đồng trong một không gian thiêng. Lễ xên lảu nó (lễ cúng rượu măng) là điểm nhấn mang những sắc thái riêng của người Thái đen ở Sơn La, mà âm nhạc, múa cũng không năm ngoài quy luật ấy. Âm nhạc trong lễ xên lảu nó Trong xên lảu nó, âm nhạc đóng vai trò chủ đạo. Cuộc hành lễ được thực hiện bằng liên khúc các bài hát mà một chủ (thầy cúng) hát có sự hợp sức bằng bè đệm của một pí (người thổi sáo hoặc đánh đàn) mô tả lại quá trình hành quân lên mường trời. Cuộc hành trình tuy trải qua bao gian nan, nhưng nhờ có tài năng xuất chúng của vị nguyên soái và đội quân âm binh bách chiến, bách thắng, nên một chủ cùng linh hồn các con nuôi lên đến được mường trời, mời được các tổ sư, thần linh xuống dự lễ. Để diễn tả rõ hành trình ấy, đòi hỏi âm nhạc phải có sức biểu hiện khá ấn tượng để người nghe hiểu được những gì mà lời khắp do một chủ mô tả trên nền nhạc đệm của pí. Từ đó, người nghe sẽ tưởng tượng và dõi theo để có một cảm xúc phù hợp với nội dung mà lời khắp đã gợi. Không gian đó làm người nghe hoàn toàn tin vào các chặng đường gian nan khác nhau vừa trải qua, cũng như tin vào tài năng xuất chúng của một chủ và phép màu của đội quân âm binh. Sự tương phản về tính chất âm nhạc trong các làn điệu thể hiện ở từng chặng đường khác nhau cũng góp phần làm tăng thêm sức biểu hiện của âm nhạc tín ngưỡng trong lễ xên lảu nó. Có thể lược qua mộ số làn điệu âm nhạc như sau: Pông một (đánh thức đội âm binh quân tướng một - tướng ở trên trời). Đây là làn điệu tả lại quãng đường một chủ lên mường trời mời các vị tổ sư và thần linh xuống dự lễ. Chặng đường đi khi thì qua đẳm, lúc lại vượt nặm Ta Khái (sông lớn) đầy rẫy gian nan nguy hiểm, nhưng một chủ và linh hồn của các con nuôi được đoàn quân âm binh bách chiến bách thắng phù trợ đã lên được đến mường trời. Theo tín ngưỡng của người Thái, ngày thường khi không có việc gì, đội âm binh phải ngủ ở mường một. Khi có việc, một sẽ đánh thức đội âm binh dậy. Nếu vô cớ mà đánh thức, thì khi thức dậy đội âm binh sẽ cắn xé chính một. Vì vậy, không bao giờ một hát đoạn này ngoài các hoạt động cúng tế cả. Giai điệu âm nhạc trong lời hát ở phần này xen giữa những chuỗi đồng âm với những bước nhẩy quãng bẩy đột ngột, tốc độ nhanh, gợi cảnh uy nghi nhưng năng động của đoàn quân âm binh. Giai điệu âm nhạc của pí một lao cũng bình ổn hơn, với những chùm âm móc kép chạy liên tục. Đôi chỗ có những bước nhảy quãng 6 ( fa - rê) làm cho giai điệu của tiếng pí mềm mại, mượt mà nhưng không làm mất đi vẻ hùng dũng, trang nghiêm của đoàn quân âm binh. Phần đệm của pí một lao (nhạc cụ họ hơi, lưỡi gà rung tự do) chuyên dùng đệm cho hát cúng xên một lao (người Thái kiêng không thổi trong nhà vào lúc bình thường). Tẻo táng luông (trảy quân theo đường lớn), kể lại đoàn quân âm binh đi tìm hồn ở khắp thế gian, khắp vũ trụ. Căn cứ vào lời ca thì đường lớn, có nghĩa là đường bằng, đường quang nên âm nhạc ở phần này giai điệu đi lên rồi đi xuống, phần lớn theo bước lần, nhịp đều đặn. Trong lúc đó, pí một lao lại thổi những chùm âm băm nhỏ, có ý giục giã, thúc đẩy đoàn âm binh hùng mạnh kéo quân đi trên đường lớn Tẻo tang nọi (trảy quân theo đường nhỏ), kể về đoàn quân âm binh tìm đường lên trời, phải qua rừng rậm, núi cao, đường rất khó đi và đầy hiểm nguy hiểm, lời ca như sau: Tốp tin khửn pu nhắư chăm chuông/ Khửn pu luông phăng ngoạng/ Khửn pu quảng phăng nộc tẳng lo/ Tắng lo họng tênh hua xương xắn/ Chắc chắn họng xong xỏi liệp tang/ Ngín to meng dông ắn pai xang/ Meng dang ắn pai tảng/ Meng ngoạng ắn chuông hao. Tạm dịch: Bước chân trèo qua núi cao/ Lên núi nghe ve sầu kêu/ Lên núi rộng nghe chim tắng lò hót/ Tắng lò hót giọng sang sảng/ Ve sầu kêu dọc theo đường/ Nghe trăm con kêu trên ngọn tre/ Con ngoằng ngoẵng kêu giữa đường/ Con ngoạn kêu trên ngọn cây to. Đây là kiểu hát đối đáp diễn tả sự đấu tranh vượt qua thử thách. Nhịp điệu chậm hẳn lại, kể cả phần đệm của pí một lao. Âm nhạc dàn trải, khúc khuỷu, nhiều quãng nhảy xa. Khửn pha bôn (lên pha bôn), kể về đoàn âm binh lên trời. Đội quân phải vượt qua con sông dữ ngăn cách với trần gian và cõi trời, phải qua pha bôn pha chăng, rừng vắt, rừng gai, đẳm, thế giới các nàng tiên không mặc áo đầy cám dỗ, đến các cửa then để xin cho hồn về: Mưa xú nặm tốc tát xi xao/ Ngựak co khao, co lai ók ỉn/ Mưa xú nặm tốk tát phi phay/ Phi cái lay cái cău mưa bôn/ Chu cốn, chu mưa mương bôn kem nhả/ Khửn mương phạ kem chuông/ Tẳu chuông cang kem mók. Tạm dịch: Đến bến thác ào ào/ Thuồng luồng cổ trắng, cổ vằn ra chơi/ Đến bãi sông ma lửa/ Ma bắc thang, bắc cầu lên trời/ Mọi người lên trời theo đường cỏ/ Lên mường trời theo rừng cây to/ Lên mường trời theo sương mù. Nặm Ta Khái là con sông lớn, có nhiều thác ghềnh, rất hiểm nguy và khó vượt. Hồn người chết muốn lên trời phải nhờ con vịt đưa qua, nên trong tục lệ đám ma, người Thái phải mổ con vịt để cúng đưa hồn người chết qua con sông này: Nặm khưng khưng mang lăng năn xăng/ Năn mang lăng năn mạ/ Năn mang nả năn lỗm/ Năn khău khôn khău khiêu nặm khái/ Phó hên nặm Ta Khái phong kho/ Nặm ta lo mương phi phong phẳn/ Phong luông to mák mặn/Phong phẳn tó mák quên. Tạm dịch: Ầm ầm phía sau là gì/ Ầm ầm phía sau là ngựa/ Ầm ầm phía sau là gió/ Ầm ầm trên núi Khôm, núi Khiêu là nước rơi/ Nhìn thấy sóng bên vực sóng tỏa/ Nhìn thấy sóng nước Ta Khái sóng cuộn/ Sóng to bằng quả mận/ Sóng cuốn như quả bồ quân. Trên là những địa danh trước khi đoàn quân sắp bước vào mường trời. Đẳm là ma nhà, họ hàng, là nơi tạm trú trước khi lên trời và xuống đất của hồn ma các dòng họ. Mường một là nơi quân của các thầy mo đi tìm kiếm hồn người ốm ở trên để đuổi ma tà, gánh vác các đồ cúng lễ và nếu cần sẽ dàn trận chiến đấu với quân địch. Âm nhạc ở đây trở lại nhịp hành quân, tính chất dứt khoát, rầm rập. Giai điệu có sự xen lẫn bước lần và các bước nhảy. Loồng Piếng (xuống đất bằng), mô tả đội quân âm binh đã tìm được và đưa hồn trở về trần gian. Đường về rất gian nan, vì qua nhiều vực sâu, rừng rậm, đường đất không bằng phẳng, thậm chí không có chỗ đặt chân. Hoặc cũng có thể có nhiều đường trở về trần gian, nhưng có đường dẫn đến chết non, có đường dẫn vào rừng không ra được. Ngược lại có đường không những về được trần gian mà còn sống lâu nữa Âm điệu âm nhạc hầu như chạy trên một âm, với các âm trầm ở cuối dãy âm làm dấu hiệu ngắt. Tốc độ nhanh, có tính chất như một lời khấn, cầu xin tổ tiên giúp đỡ. Cái khoăn sắp khợ (bắc cầu đuổi xúi quẩy), làn điệu miêu tả khi đoàn quân xuống đến trần gian thì phải tẩy uế để đuổi tất cả xúi quẩy đi. Âm nhạc ở đây có phần dõng dạc và bình ổn hơn. Tốp khoăn (đưa các hồn vía của lụk liệng trở về). Khi đã cùng ông một, bà một lên trời mời các vị thần rồi, thì một sẽ phải xua đuổi tất cả hồn vía của con nuôi về, tránh lạc hồn lạc vía trên trời (khi một hát làn điệu này thì một pí thổi liên tục không được ngừng nghỉ). Sau khi hồn các con nuôi của một đã xuống đến trần gian, một chủ sẽ mời mọi người cùng ăn uống và mừng cho mọi việc đã diễn ra tốt đẹp. Múa trong lễ xên lảu nó Trong ngôn ngữ của người Thái xe có nghĩa là múa xòe. Có các loại xe vóng (múa xòe vòng), xe vi (múa xòe quạt), xe cúp (múa xòe nón), xe khăn (múa xòe khăn), xe mák hính (múa xòe quả nhạc), xe to nặm bó (múa xòe hứng nước mó), xe lảng xe pen (múa xòe giáo xòe khiên), xe mo then (múa phong tục múa tín ngưỡng), xe xên lảu nó (múa trong lễ xên lảu nó) Theo tục lệ, sau khi ăn uống mừng mọi việc diễn ra tốt đẹp là đến phần vui chơi do một chủ chủ trì cuộc vui. So với thời gian cúng lễ thì thời gian vui chơi diễn ra lâu hơn rất nhiều. Trong lễ xên lảu nó, đi theo một chủ là một pí phụ trò và các nam nữ trẻ trung (trai thanh, gái lịch, chưa vợ, chưa chồng) được gọi là báo chậu, sao chua vừa giỗ ống (tăng bẳng) vừa nâng khăn và múa những điệu múa khăn vừa đi theo chủ lễ vòng quanh cây xặng bók. Múa khăn đai (khăn thiêng) sau một vài vòng múa, lại dừng chân cùng nhau uống rượu cần theo lời hát của người dẫn trò; vừa uống rượu cần vừa hò reo đánh trống chiêng, gõ ống tăng bẳng thôi thúc gọi thần múa làm không khí lễ hội cứ tăng lên mãi và làm cho mọi người mê say: Ý ơi! Êm ơi!/ Mừng ăn tết hoa mạ/ Mừng ăn chá mâm cao/ Ếch nhái mong mưa lớn/ Người mừng cây trồng/ Múa lên để người mường trời nhìn thấy/ Múa lên để người trần thấy vui. Điệu múa khăn không theo một bố cục, kết cấu nhất định nào cả. Thường người múa họa theo mo một nhưng cũng có thể tùy hứng sáng tạo mở rộng hoặc thu hẹp động tác và tuyến múa. Điệu múa khăn lúc múa 1, 2 người, nhưng có khi múa tập thể đồng đều hoặc múa đuổi theo nhau. Múa khăn luôn luôn được đan xen hòa cùng với múa xòe vòng. Múa khăn thiêng ở trong, múa xòe vòng ở ngoài, tùy theo nhịp điệu và cường độ của âm nhạc thỉnh thoảng mọi người lại nhảy lên, hú hét lên. Chỗ nào, tốp nào múa chệch choạc liền bị những người cầm trò té nước làm cho nhịp điệu của múa náo nhiệt, hành động không khí của lễ hội rừng rực bốc lên khó lòng kìm xuống hay dừng lại được. Trong xên lảu nó có điệu múa thiêng ở vòng trong, thường dùng khăn thiêng để múa, các điệu múa xòe ở vòng ngoài, nhưng vui nhộn và náo nhiệt nhất là xòe cô dúa. Cô dúa là một điệu xòe mang tính phồn thực, diễn tả cảnh phồn thực còn thấy ở nhiều tộc người khác như Côống, Kháng, Xinh mun, La ha Bố cục, kết cấu, động tác, đội hình tuy có khác nhau, nhưng về nội dung điệu múa thì cơ bản là giống nhau. Điệu xòe cô dúa được thể hiện ở những lễ hội khác nhau của những tộc người khác nhau, nhưng lại trùng hợp, nhất quán về ý niệm thiêng liêng, tư tưởng biểu hiện ngày mới, mùa mới: ngày đầu năm, mùa xuân - mùa sinh sôi nảy nở, cành non lá mới, hoa thơm khoe sắc, trai gái tự tình lứa đôi. Mùa măng mọc, nảy mầm người ta cúng rượu măng (xên lảu nó) để đón mừng một lứa mới, một thế hệ mới ra đời. Người Thái sử dụng điệu xòe cô dúa ở một tục lệ, một trò diễn vào hội mùa xuân. Người La ha xòe điệu nàng kẻo nàng han như một hành động lễ, một kỷ niệm tôn thờ sự sinh sôi nảy nở, sự sinh tồn của muôn loài, còn người Xinh nun diễn điệu xòe tênh hàm chứa một ý nghĩa thiêng liêng về sức mạnh của giống nòi dưới bàn tay tạo hóa đã tạo nên con người. Điệu xòe có nội dung biểu hiện đậm nét tính phồn thực. Tư tưởng hướng về tôn thờ những bộ phận sinh thực khí, những hành động của con người có thể trao cho nhau, gây nên sự khoái cảm sinh học, tạo nên sự sinh sôi nảy nở, duy trì phát triển nòi giống. Hiện tượng xòe cô dúa của người Thái đen vùng Tây Bắc đang được một số nhà nghiên cứu tranh luận nhằm xác định chủ của nó. Trong quá khứ đã tồn tại một hiện thực và một ký ức không chỉ có điệu xòe cô dúa (tộc người Thái), mà còn có xòe nàng kẻo nàng han (tộc người La ha), xòe tênh (tộc người Xinh mun) với nội dung tư tưởng, ngôn ngữ thể hiện, trang phục, lối trình diễn, người thưởng thức là nhất quán, chỉ khác biệt đôi chút ở hình thức và sự phát triển của điệu xòe. Xòe cô dúa (người Thái gọi là xe cô dúa) được cấu trúc và biểu hiện, biểu cảm như một trò diễn kịch câm mang yếu tố múa: người đàn ông kẹp vào háng một đoạn cây chuối đã chặt buồng, dài khoảng 50 phân, đường kính khoảng 7 phân, thẳng và cứng; người đàn bà bịt vào háng một bẹ chuối (cáp cuổi) dày và dai. Sau này người ta tạo chiếc dương vật bằng một đoạn tre hoặc gỗ có dây giật, và âm hộ là một ống tre kẹp vào háng người phụ nữ. Hai người đứng đối diện, mặt hướng vào nhau, xung quanh là đám đông những người thưởng thức trò diễn. Nghiêng bên phải, ngả bên trái, đi lượn vòng xung quanh nhau, lắc vai, lắc mông, đưa bụng về đàng trước, đẩy mông về đằng sau; người đàn ông đâm lõi cây chuối vào bẹ chuối người đàn bà, hoặc người đàn ông đâm đoạn tre vào ống tre người đàn bà. Các động tác đâm, lắc mông, ưỡn bụng thể hiện ý nghĩa phồn thực. Cứ như vậy hai người lùi ra, áp vào diễn kịch câm và múa ba phiên đoạn liền. Tới khi chiếc bẹ chuối rách bươm, chiếc ruột cây chuối cũng dập đầu mới thay đôi khác vào xòe. Điệu múa cuồng nhiệt, trong ý niệm của mọi người, trò diễn này vừa thiêng liêng vừa trần tục. Những người đứng xung quanh reo hò khích lệ trống, chiêng, ống dỗ cũng bị cuốn hút vào, không khí trào dâng càng làm cho trò diễn, điệu xòe trở nên thoát tục để đạt tới sự linh thiêng. Nhờ ảnh hưởng của điệu xòe mang tính phồn thực này, mà ngày hội xuân có xòe cô dúa của người Thái cũng được người La ha, người Xinh mun coi như là ngày hội của mình. Họ kéo đến dự lễ đông hơn, vui nhộn hơn và sẵn sàng bước vào vòng xòe với tâm trạng phấn khích, đầy sự tin tưởng vào các lực lượng siêu nhiên sẽ phù hộ cho mình một năm mới tràn đầy sinh khí. Múa trong lễ xên lảu nó là một hình thức nghi lễ để một chủ thể hiện năng lực thần linh của mình. Một chủ là người múa được mọi người chú ý nhiều nhất, vì không chỉ là người chủ trì cầm trịch cuộc múa mà còn có khả năng múa như có ma nhập, cuốn hút người xem và lôi cuốn mọi người tham gia một cách tự nguyện theo điệu múa của mình. Bởi thế, trong lễ xên lảu nó mọi người múa mải mê, say sưa, không biết mệt, không biết dừng trong một dạng vẻ vô thức. Một số người trong trạng thái thần múa nhập hồn và họ quan niệm rằng, càng vui chơi nhiệt tình, càng múa say sưa bao nhiêu thì càng gặt hái được nhiều điều tốt đẹp, may mắn, phúc lộc bấy nhiêu. Bởi, những điệu múa trong lễ xên lảu nó mang tính thiêng được tổ sư và các vị thần linh chứng giám. Lễ xên lảu nó là một thủ tục nghi lễ bắt buộc đối với những người làm một ở các bản Thái. Hàng năm, vào đầu mùa xuân, từ ngày 3 đến ngày 15 tháng giêng, là mùa của các lễ hội xên lảu nó được tổ chức trong các bản của người Thái đen thuộc khu vực thị xã Sơn La. Thậm chí, các ông bà một còn quan niệm rằng, thời gian tổ chức lễ tốt nhất là từ ngày mùng 10 tháng giêng trở lại. Vì sau ngày mùng 10 tháng giêng, các then ở mường trời cũng bận đi làm, khi ấy mời xuống dự lễ sẽ khó khăn hơn. Lễ xên lảu nó là là hình thức sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng dân gian, tuy chỉ tổ chức ở nhà của một chủ, song đối tượng tham gia lại rất đông, đủ mọi thành phần, không bó hẹp trong phạm vi gia đình, dòng họ mà còn thu hút cả bản cả mường cùng đến. Ngoài nhu cầu tâm linh, mọi người còn được góp vui để có dịp giao lưu, kết bạn. Như vậy, xét về khía nào đó thì lễ này còn có nghĩa là ngày hội vui, nên còn có tên gọi là lễ hội xên lảu nó. Trong sân khấu xên lảu nó, khi một chủ, một bạn, một pí thực hiện các nghi lễ, nghi thức, ta còn bắt gặp ở đó các nghệ nhân dân gian tài ba có khả năng sáng tạo và kỹ năng trình diễn nghệ thuật cao. Ở đây, một không chỉ có khả năng ma thuật để hành nghề tôn giáo thông thường, chữa bệnh cho dân mà còn là người bảo trợ tinh thần cho dân bản. Một là nghệ nhân dân gian lưu giữ và thể hiện tài ba những bài hát dân ca mang tính chất nghi lễ, đồng thời là người nghệ sĩ múa tài năng và rất sáng tạo trong các dịp lễ hội lớn của cộng đồng dân tộc Thái. Như vậy, một không chỉ là người hành nghề tôn giáo thông thường mà còn là một nhạc công, một ca sĩ, một nghệ sĩ vừa góp phần truyền bá văn nghệ dân gian trong cộng đồng, vừa góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và nâng cao các giá trị di sản văn hóa truyền thống của dân tộc Thái. . ÂM NHẠC VÀ MÚA TRONG LỄ XÊN LẢU NÓ Người Thái đen ở Sơn La có nhiều lễ hội diễn ra trong năm. Trong bất cứ lễ hoặc hội nào, ngoài trang phục, cách tiến hành nghi lễ ra thì âm nhạc, múa. uống và mừng cho mọi việc đã diễn ra tốt đẹp. Múa trong lễ xên lảu nó Trong ngôn ngữ của người Thái xe có nghĩa là múa xòe. Có các loại xe vóng (múa xòe vòng), xe vi (múa xòe quạt), xe cúp (múa. điệu múa trong lễ xên lảu nó mang tính thiêng được tổ sư và các vị thần linh chứng giám. Lễ xên lảu nó là một thủ tục nghi lễ bắt buộc đối với những người làm một ở các bản Thái. Hàng năm, vào

Ngày đăng: 08/08/2014, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w