GIỚITHIỆU MỘT SỐ PHẦNMỀMHỮU DỤNG
TRONG DẠY HỌC BỘ MÔN ÂM NHẠC
Đinh Thiên Bảo
Khoa sư phạm xã hội
I .ĐẶT VẤN ĐỀ
Nghị quyết Trung ương II khoá VIII đã đặt ra phương châm chiến lược cho
ngành giáo dục là phải: "Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối
truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp
dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học". Nhiều
trường đã được trang bị công cụ trong tay, nhưng ứng dụng nó để đạt hiệu quả cao
nhất, rèn luyện nếp tư duy khoa học, sáng tạo thì có một quá trình, trong đó vai trò tổ
chức của các trường, sự đầu tư trí tuệ, công sức của các thầy cô giáo là điều cực kỳ
quan trọng.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang dần dần được thực hiện ngày
càng nhiều trên bục giảng. Việc thiết kế giáo án và giảng dạy trên máy tính bằng
những đoạn phim minh hoạ với hình ảnh, âm thanh sống động, bài giảng sẽ thực sự
gây sự chú ý và tạo hứng thú học tập cho học sinh-sinh viên.
Trong điều kiện hiện nay tàiliệu dạy âmnhạc bằng sự hỗ trợ của CNTT ở
nước ta còn nhiều hạn chế, việc tìm ra các giải pháp ứng dụng phầnmềm CNTT vào
dạy học âmnhạc là yêu cầu cần thiết nhằm góp phần đổi mới phương pháp dạy học
cho bộ môn này.
II. SỰ CẦN THIẾT CỦA ỨNG DỤNG CNTT TRONG THỰC HIỆN ĐỔI
MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.
1.Ứng dụng CNTT trong dạy học, tích cực thực hiện đổi mới phương
pháp dạy học:
Trong những năm gần đây việc ứng dụng CNTT trong dạy học được thực hiện khá
hiệu quả cho hầu hết các môn học . Một trong những yếu tố dễ nhận thấy nhất là một
giờ học có ứng dụng CNTT thì việc truyền đạt kiến thức của giáo viên được cải
thiện, sinh viên dễ tiếp thu bài học và giờ học sinh động, lôi cuốn các em vào bài học
và chất lượng giờ học được nâng cao. Mỗi môn học đều có đặc thù khác nhau, việc
vận dụng các thiết bị công nghệ và phầnmềm tin học cũng khác nhau, nhưng nhìn
chung ứng dụng CNTT trong dạy học là một việc làm hết sức cần thiết nhằn nâng
cao chất lượng dạy học và từng bước đổi mới phương pháp dạy học. Điều đó không
những đáp ứng yêu cầu của bộ môn mà còn tạo cho sinh viên làm quen với phương
pháp học tập hiện đại, giáo viên cũng từng bước nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ của
mình để đáp ứng yêu cầu công tác trong thời đại mới.
2. Vai trò của CNTT trong dạy học âm nhạc:
Với môn Âm nhạc- môn năng khiếu, đặc thù của âmnhạc là dễ lôi cuốn sinh
viên với điều kiện giáo viên giảng dạy phải biết sáng tạo trong phương pháp truyền
giảng, luyện tập kỹ năng cho học sinh. Các môn Âmnhạc đa số đều đòi hỏi người
1
học phải có năng khiếu và sự đam mê. Chính vì thế, việc tìm tòi sáng tạo đổi mới
phương pháp dạy học luôn là nhu cầu cần thiết đối với mỗi giáo viên.
Ứng dụng CNTT trong dạy học Âmnhạc ở các trường Đại học – cao đẳng và
các trường phổ thông là việc làm tất yếu, giúp cho giảng viên, giáo viên âmnhạc chủ
động có những bài soạn mang tính hiện đại và tạo ra được những tàiliệu học tập,
tham khảo phong phú cho sinh viên mang tính trực quan sinh động, tạo được hứng
thú học tập cho học sinh.
CNTT tuy có vài trò to lớn nhưng không thể thay thế vài trò của giáo viên âm
nhạc. Bởi, âmnhạc bắt nguồn từ cảm xúc, tình cảm của con người. Như chúng ta
đều biết, âmnhạc là một thực thể sống được lưu giữ trong con người và phát triển
thông qua sự trao đổi cảm xúc của con người chứ không phải lưu giữ trong băng,
đĩa, sách vở, Internet, v.v… Vì vậy chúng ta không nên lạm dụng CNTT trong dạy
học âmnhạc mà phải biết căn cứ vào đặc trưng của môn học để lựa chọn và vận
dụng các phầnmềm ứng dụng thích hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả việc dạy học
bộ môn.
III. GIỚITHIỆU MỘT SỐ PHẦNMỀM ỨNG DỤNG TRONG DẠY HOC
BỘ MÔN ÂM NHẠC
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều phầnmềm dùng để soạn nhạc, hoà âm
,phối khí thu âm, xử lý, biên tập âm thanh, v.v… Các phầnmềm đều có lĩnh vực ứng
dụng nhất định có tính chuyên biết khá rõ nét nhưng nhìn chung khi sử dụng đều có
đặc điểm tương đối giống nhau nên việc sử dụng cũng khá dễ dàng. Các phần mềm
này không đòi hỏi máy máy tính phải có cấu hình cao nên phổ biến và thuận lợi. Đa
số phầnmềm hiện nay đều chạy được trên môi trường Windows (hệ đều hành phổ
biến ở Việt Nam) nên việc cài đặt, sử dụng rất thuận tiện. Vấn đề quan trọng là lựa
chọn phầnmềm nào cần thiết cho việc dạy học bộ môn của mình. Theo chúng tôi
việc lựa chọn sử dụng cần phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Lựa chọn những phầnmềm đáp ứng nội dung bài dạy,tiết dạy.
- Có kỹ năng sử dụng và khai thác phần mềm.
- Dễ phổ cập, phù hợp với điều kiện kỹ thuật của địa phương.
1 Các phầnmềm thường được sử dụng trong dạy học âm nhạc
1.1. Phầnmềm Encore
Địa chỉ: http://www.gvox.com
Phầnmềm Encore được biết đến như
là một Phầnmềm chép nhạc được nhiều
người sử dụng nhất tại Việt Nam, đến
nay đã có phiên bản (Demo)v5.0.1 .Đây
là chương trình có thế mạnh để viết các
văn bản âm nhạc, đặc biệt thích hợp cho
việc viết ca khúc và tương thích với các
files nhạc có định dạng MIDI. Cho đến
nay, có khá nhiều phầnmềm ứng dụng
2
vào việc chép nhạc với những tính năng rất đa dạng, nhưng nhiều người vẫn sử dụng
phần mềm Encore trong việc soạn nhạc và ghi chép ca khúc bởi do đặc tính đơn
giản, dễ dùng, dễ học, có thể xuất bài nhạc theo nhiều định dạng khác nhau. Encore
thao tác dễ dàng trong việc ẩn/ hiện các dòng nhạc chưa cần thiết trong hợp xướng
hoặc tổng phổ. Encore có lệnh dàn trang rất thuận tiện, có thể thay đổi kích thước
bài nhạc nhanh chóng. Ưu điểm của phầnmềm này là tạo một bản tập đọc nhạc, từ
thể hiện hình thức lẫn kết cấu câu nhạc, ô nhịp… và được thể hiện toàn màn hình
giúp giáo viên có thể hướng dẫn cách thực hiện các kí hiệu cao độ, trường độ dễ
dàng và học sinh dễ nắm bắt. Phầnmềm Encore khi thực hiện tập đọc nhạc sẽ có
tiếng gõ phách và được hiểm thị trên màn hình một cách chính xác, rõ ràng. Chức
năng biễu diễn theo các kí hiệu âmnhạc được soạn sẵn được
thực hiện tự động, học sinh dễ dàng theo dõi bài và nắm bắt
cao độ,trường độ, các âm hình tiết tấu. Để tạo sự chú ý một
số kí hiệu hình nốt đặc biệt hoặc khi viết tiết tấu muốn đổi
màu sắc cho toàn bộ bài TĐN ta có thể sử dụng chức năng đổ
màu cho các đối tượng trong các bản nhạc ở mục Score Color
( trình đơn View) .
Đây là một phầnmềm dễ sử dụng nhất trong các phầnmềm soạn nhạc, phần
mềm này có thể được ứng dụng không chỉ riêng môn tập đọc nhạc mà còn nhiều
phân môn khác như hoà âm, hát chỉ huy, nhạc lý cơ bản, v v v…
1.2. Phầnmềm Sony Soundforge
Địa chỉ: http://www.sony.com.mediasoftwave
Sound Forge chương trình biên tập và sản
xuất các file audio kỹ thuật số chuyên nghiệp.
Ngoài ra nó còn tương thích và chạy song hành
cùng nhiều phầnmềm audio chuyên nghiệp để hỗ
trợ và chỉnh sửa các file audio stereo và đa kênh
với tốc độ dải tần chính xác, dải mã số hóa và phục
hồi các file ghi âm cũ, thiết kế âm thanh cho
multimedia.
Phầnmềm Sound Forge có một bộ công cụ
hoàn chỉnh để ghi âm audio, có thể ghi và hiệu chỉnh các file audio đa kênh dễ dàng
như đối với các file stereo. Sử dụng các lệnh quen thuộc của Windows để cắt, chép,
dán, trộn và làm lớn hoặc nhỏ dần âm lượng các file audio. Kéo và thả để hiệu chỉnh
giữa các kênh và làm việc với một file trong khi xử lý ngầm các file khác. Với đặc
điểm xuất và nén các file âm thanh ra nhiều định dạng khác nhau, hổ trợ nhiều video
Windows định dạng chuẩn. Sound Forge mang đến rất nhiều giải pháp giúp biên tập
và chỉnh sửa với các tính năng chính như:
+ Làm EQ cho âmtrong mượt và rõ tiếng hơn,
+ Tạo tiếng vang cho âm thanh mộc.
+ Cắt dán và chỉnh sửa âm thanh.
3
Sound Forge có rất nhiều tính năng biên tập, thu âm và xử lý âm thanh… Trong
khuông khổ của bài viết này tôi giớithiệu một cách làm hiệu quả để nâng cao chất
lượng của âm thanh khi trình chiếu giảng dạy. Ngày nay, việc chia sẻ các bài hát bản
nhạc trên internet đã trở nên quen thuộc, nhưng để hạn chế dung lượng tăng tốc độ
download, đa số các bài hát chia sẻ trên mạng được biến đổi cho nhẹ đi, dẫn đến chất
lượng bản nhạc không tốt. Khi sưu tầm bài hát để đưa vào bài dạy giáo viên sử dụng
phần mềm Soud Forgre biên tập, chỉnh sửa âm thanh cho có chất lượng để tích hợp
lồng ghép vào bài giảng. Các bước làm như sau:
Đầu tiên, chúng ta cần lựa chọn bản nhạc cần nâng cấp của mình. Vào File chọn
Open.
Có 3 bước để chỉnh bản nhạc, Chọn “Process” rồi lần lược sẽ chỉnh “ BitDepth
Coverter…” ( Độ sâu của âm thanh), “ Resample…” (tầm số âm thanh),
Smooth/Enhance…” ( Cân bằng âm thanh).
Với “ BitDepth Coverter…” ta chọn “ Bit Depth” Với thông số là 16 bit hoặc 24-
32 bit nếu muốn chất lượng cao hơn. Nhấn “ Preset”, chọn “Resample to 44100Hz
with anti –alias fiter” Nhấn : “operation” trong “ smooth/Enhance…” về bằng o.
Nhờ có tính năng vượt trội trong việc xử lý và làm master cho file audio nên Sound
Forge đã được sử dụng rộng rãi và phổ biến. Đặc biệt ứng dụng vào việc cho người
học các file audio có độ chính xác cao, trong nội dung bài giảng, đôi khi chúng ta
cần trình bày cho học sinh một đoạn âm thanh tư liệu nào đó. Ví dụ như một đoạn
nhạc, đoạn âm thanh giáo khoa phục vụ nội dung giảng dạy thuộc bộ môn âm nhạc
4
Sound Forge là một phầnmềmhữu dụng giúp chúng ta chỉnh sửa và biên tập được
đều đó.
1.3. Phần mền Proshow Gold
Địa chỉ: http://www.photodex.com
Phần mềm này cho phép sử dụng tạo một
đoạn Video Clip từ những hình ảnh, đoạn
phim sưu tầm. Trong thực tế giáo viên rất
khó tìm tư liệu dạng Video để minh hoạ
cho bài dạy như các môn âm nhạc
thường thức giớithiệu các nhạc sĩ cổ
điển hoặc các loại nhạc cụ. Với phần
mềm Proshow Gold ta có thể tạo được
Video chứa các hình ảnh minh hoạ và
lồng âm thanh vào sử dụng hiệu ứng để
tạo những đoạn phim sống động. Phần
mềm này tương đối dễ sử dụng hình ảnh
và âm thanh trong đoạn phim tạo ra có
có chất lượng tốt. Khi giớithiệu các tác giả trongphầnâmnhạc thường thức, nếu sử
dụng Video Clip quay sẵn có thể gây phản tác dụng, học sinh sẽ chú ý mhiều hơn
đến các chi tiết hình ảnh, nhân vật trong đoạn phim mà quên đi nội dung chính là
cảm nhận nội dung, giai điệu bài hát. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta sưu tầm
một số hình ảnh minh hoạ sát với nội dung bài hát và sử dụng phầnmềm Proshow
Gold để tạo một đoạn Video, những hình ảnh đó sẽ giúp học sinh cảm nhận sâu hơn
nội dung- nghệ thuật tác phẩm.Tuy nhiên, để tạo được một đoạn phim có chất lượng
tốt đòi hỏi người sử dụng phải mất nhiều thời giờ cho việc tìm kiếm hình ảnh,đo
hiệu ứng của ảnh,thời gian của bài hát. Nếu khéo léo chúng ta có thể tạo được một
video có tính chuyên nghiệp phù hợp với yêu cầu bài dạy.
IV. Kết luận
Nhu cầu ứng dụng CNTT là rất cần thiết với tất cả bộ môn.Trước đây, một giờ
dạy cần nhiều tranh ảnh, âm thanh để minh hoạ, giáo viên vất vả từ khâu chuẩn bị tài
liệu, phòng học đến cả quá trình lên lớp thì nay, với các thiết bị công nghệ, việc
chuẩn bị nhẹ nhàng hơn. Vì thế đầu tư cho CNTT trong trường học cũng là đầu tư
cho việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng nói riêng, phát triển
giáo dục nói chung là vấn đề cần thiết.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học không chỉ là động tác “click
chuột” thuần túy. Tận dụng tối đa những tiện ích của công nghệ thông tin vào việc
dạy - học.Từ truyền đạt theo lối diễn giảng đến cách dạy cách học tìm kiếm và xử lý
thông tin nhằm phát huy tối đa sự tìm tòi, sáng tạo của người học là cả một nghệ
thuật. Thay vì phấn trắng bảng đen truyền thống, giáo viên chỉ click chuột, vài giây
sau trên màn hình hiện ra ngay nội dung bài giảng. Ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học đang dần dần được thực hiện ngày càng nhiều trên bục giảng.
5
Nhạc sĩ Hoàng Lân nhận xét rằng từ trước đến nay, bộ môm âmnhạc ”dạy
chay” nhiều, ít lôi cuốn được học sinh. Nếu việc ứng dụng CNTT vào trong dạy học
được thực hiện có hiệu quả trong các trường, sẽ dẫn đến sự thay đổi lớn lao về
PPDH nhằm cung cấp những tư liệuâmnhạc một cách khoa học, phong phú, toàn
diện mà còn tác động tích cực đến thẫm mỹ, đến tư duy nhận thức của học sinh…”
Trên đây là một vài ý kiến chủ quan của tôi về vấn đề ứng dụng CNTT vào
dạy học, chắc chắn nội dung của bài viết chưa đầy đủ nhưng hy vọng phần nào giới
thiệu đến quý thầy cô một số phầnmềm ứng dụng vào việc dạy học bộ môn âm
nhạc, góp phần vào việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
Quãng Ngãi, ngày 20/10/2008
TÀILIỆU THAM KHẢO
1. Trần Đại phúc, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học môn Âm nhạc.
2. Hoàng Hữu Tân, Giớithiệu một số phầnmêm ứng dụng trong dạy học bộ môn âm
nhạc.
3. Nguyễn Hạnh- Nguyễn Đình Phương, Viết Nhạc Với Sibelius.NXB Trẻ 2000.
4. Địa chỉ Website của các phầnmềm ứng dụng, Internet.
6
. các phần mềm ứng dụng thích hợp nhằm phát huy tối đa hiệu quả việc dạy học
bộ môn.
III. GIỚI THIỆU MỘT SỐ PHẦN MỀM ỨNG DỤNG TRONG DẠY HOC
BỘ MÔN ÂM NHẠC
Trên. các đối tượng trong các bản nhạc ở mục Score Color
( trình đơn View) .
Đây là một phần mềm dễ sử dụng nhất trong các phần mềm soạn nhạc, phần
mềm này có thể