Việc chọn lọc và đưa vào sản xuất những giống cây, cỏ mới năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với sinh thái từng vùng và nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đồng th
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NÔNG VĂN TRUNG
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG
CỎ TRONG CHĂN NUÔI BÒ TẠI SƠN LA
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Chuyên ngành: CHĂN NUÔI
THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NÔNG VĂN TRUNG
ĐÁNH GIÁ NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG CỦA MỘT SỐ GIỐNG
CỎ TRONG CHĂN NUÔI BÒ TẠI SƠN LA
Chuyên ngành: Chăn Nuôi
Mã số: 60.62.01.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Hưng Quang
TS Hồ Thị Bích Ngọc
THÁI NGUYÊN, NĂM 2015
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng cá nhân tôi Các
số liệu công bố trong luận văn là trung thực, chính xác và có trích dẫn rõ ràng Tác giả chịu trách nhiệm hoàn toàn về nội dung và các số liệu đã công bố trong luận văn này
Mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn tôi xin cam đoan đều đã được cảm ơn đầy đủ
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Học viên
Nông Văn Trung
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập và thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tâm, chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, đồng nghiệp, bạn bè; sự động viên khích lệ của gia đình để tôi hoàn thành luận văn
Nhân dịp này tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Hưng Quang và TS Hồ Thị Bích Ngọc với cương vị giáo viên hướng dẫn khoa học, đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận văn
Cảm ơn Phòng Đào tạo sau Đại học - Đại học Thái Nguyên; Bộ phận quản lý sau Đại học; Khoa Chăn nuôi Thú y - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên; Viện chăn nuôi đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn
Nhân dịp này tác giả chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp, các em sinh viên đã giúp đỡ, động viên để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình
Xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2015
Học viên
Nông Văn Trung
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT v
DANH MỤC CÁC BẢNG vi
DANH MỤC CÁC HÌNH vii
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục tiêu của đề tài 2
3 Ý nghĩa của đề tài 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1 Đặc tính sinh trưởng của cỏ hòa thảo 4
1.1.1 Khái quát chung về cỏ hòa thảo 4
1.1.2 Đặc tính sinh trưởng của thân và lá 6
1.1.3 Đặc tính sinh trưởng của rễ 11
1.2 Năng suất và sản lượng chất xanh của cỏ hòa thảo 13
1.3 Đặc điểm các giống cỏ hòa thảo dùng trong nghiên cứu 15
1.3.1 Cỏ VA06 15
1.3.2 Cỏ Guatemala 16
1.3.3 Cỏ Mulato 2 17
1.3.4 Cỏ Ghinê 17
1.4 Nguyên lý của phương pháp sinh khí invitro gasproduction 18
1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 21
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước 21
1.5.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới 23
Trang 6Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 27
2.1 Đối tượng nghiên cứu 27
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 27
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu 27
2.2.2 Thời gian nghiên cứu 27
2.3 Nội dung nghiên cứu 27
2.4 Phương pháp nghiên cứu 28
2.4.1 Nội dung 1 28
2.4.2 Nội dung 2 28
2.4.3 Nội dung 3 31
2.4.4 Nội dung 4 32
2.5 Chỉ tiêu nghiên cứu 33
2.6 Phương pháp xử lý số liệu 33
Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 35
3.1 Đặc điểm tình hình thời tiết khu vực nghiên cứu 35
3.2 Thành phần dinh dưỡng đất tại khu vực nghiên cứu 36
3.3 Tỷ lệ sống của các giống cỏ thí nghiệm 37
3.4 Khả năng sinh trưởng và tái sinh của cỏ thí nghiệm 38
3.4.1 Khả năng sinh trưởng và tốc độ sinh trưởng của cỏ thí nghiệm 38
3.4.2 Khả năng tái sinh của các giống cỏ 41
3.5 Kết quả theo dõi năng suất của các giống cỏ thí nghiệm 45
3.6 Thành phần dinh dưỡng các giống cỏ thí nghiệm 48
3.7 Động thái sinh khí invitro của các giống cỏ thí nghiệm 51
3.7.1 Thể tích khí tích lũy ở các thời điểm khác nhau của các giống cỏ qua các giai đoạn cắt 51
3.7.2 Đặc điểm sinh khí của các giống cỏ qua các giai đoạn tuổi thu hoạch 56
3.8 Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và năng lượng trao đổi của các giống cỏ 58
3.9 Đánh giá khả năng thu nhận các giống cỏ của bò 60
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 63
TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ CÁC GIỐNG CỎ THÍ NGHIỆM
Trang 7DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
ADF : Xơ sau thủy phân axit
CIAT : Center of International Tropical Agriculture
ME : Năng lượng trao đổi
NDF : Xơ sau thủy phân trung tính
Trang 8DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 Diễn biến thời tiết khí hậu tại tỉnh Sơn La 2013, 2014 35
Bảng 3.2 Thành phần dinh dưỡng đất tại khu vực thí nghiệm 36
Bảng 3.3 Tỷ lệ sống của các giống cỏ thí nghiệm sau trồng 30 ngày 37
Bảng 3.4 Chiều cao và tốc độ sinh trưởng của 4 giống cỏ thí nghiệm ở giai đoạn 60 ngày tuổi 39
Bảng 3.5 Chiều cao tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm qua 2 mùa thu hoạch 41
Bảng 3.6 Tốc độ tái sinh của các giống cỏ thí nghiệm ở 2 mùa thu hoạch (cm/ngày) 43
Bảng 3.7 Năng suất của các giống cỏ cắt năm thứ nhất (tạ/ha/lứa) 45
Bảng 3.8 Năng suất của các giống cỏ cắt năm thứ hai (tạ/ha/lứa) 46
Bảng 3.9 Thành phần dinh dưỡng các giống cỏ thân đứng 48
Bảng 3.10 Thành phần dinh dưỡng các giống cỏ thân bụi 50
Bảng 3.11 Lượng khí tích lũy khi lên men invitro gasproduction các giống cỏ thân đứng cắt tại các thời điểm khác nhau (ml) 52
Bảng 3.12 Lượng khí tích lũy khi lên men invitro gasproduction các giống cỏ thân bụi cắt tại các thời điểm khác nhau 54
Bảng 3.13 Đặc điểm sinh khí khi lên men invitro gasproduction các giống cỏ thân đứng cắt tại các thời điểm khác nhau 56
Bảng 3.14 Đặc điểm sinh khí khi lên men invitro gasproduction các giống cỏ thân bụi cắt tại các thời điểm khác nhau 57
Bảng 3.15 Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và năng lượng trao đổi của giống cỏ thân đứng 59
Bảng 3.16 Tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và năng lượng trao đổi của giống cỏ thân bụi 60
Bảng 3.17 Khối lượng cỏ bò ăn được ở các tuổi cỏ khác nhau (kg/con/ngày) 61
Trang 9DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1 Chiều cao sinh trưởng của cỏ thí nghiệm giai đoạn 60
ngày tuổi 40
Hình 3.2 Chiều cao tái sinh qua các mùa của cỏ thí nghiệm 42
Hình 3.3 Tốc độ tái sinh của cỏ thí nghiệm (cm/ngày) 44
Hình 3.4 Năng suất của các giống cỏ cắt năm thứ nhất (tạ/ha/lứa) 46
Hình 3.5 Năng suất của các giống cỏ cắt năm thứ 2 (tạ/ha/lứa) 47
Hình 3.6 Lượng khí sinh ra của các giống cỏ ở các thời điểm khác nhau 56
Trang 10MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, chăn nuôi bò ở nước ta đang phát triển mạnh cả về số lượng
và chất lượng, từ chỗ chăn thả quảng canh là chủ yếu, đang chuyển dần sang hình thức nuôi bán thâm canh và thâm canh (Cục chăn nuôi, 2011) [6] Vì vậy, việc đảm bảo nhu cầu thức ăn xanh chất lượng cao cho chúng đã trở thành vấn đề thời sự Trong những năm qua, bằng nhiều con đường khác nhau, nước ta đã nhập hàng trăm giống cây cỏ làm thức ăn cho vật nuôi Việc chọn lọc và đưa vào sản xuất những giống cây, cỏ mới năng suất cao, chất lượng tốt, phù hợp với sinh thái từng vùng và nghiên cứu các biện pháp
kỹ thuật nhằm tăng năng suất, đồng thời xác định được thành phần hóa học cũng như giá trị dinh dưỡng của chúng là hết sức cần thiết (Nguyễn Văn Lợi
và cs, 2004) [25]
Khu vực Tây Bắc được biết tới là vùng miền núi phía tây của miền Bắc Việt Nam Đây là một khu vực rộng lớn bao gồm 6 tỉnh (Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái, Lai Châu, Lào Cai), với diện tích trên 5,64 triệu ha và dân số 3,5 triệu người Nơi đây có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho phát triển chăn nuôi đại gia súc (Từ Quang Hiển và cs, 2002) [16] Theo Nghiêm Văn Cường, (2008) [10] thì tập đoàn cây trồng làm thức ăn gia súc tỉnh Sơn La rất phong phú có tới 29 loài khác nhau Tuy nhiên ở đây nguồn thức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc chưa được trú trọng và phát triển rộng rãi, nhiều giống cỏ/cây thức ăn gia súc có năng
suất, chất lượng cao như giống B Decumbens, B Brizantha, B Mutica, B
Ruziziensis, P Purpureum, P.M TD 58, Stylosanthes, L Leucosephala…
Nguyễn Ngọc Hà và cs, (1995) [13]; Phan Thị Phần và cs, (1999) [31]; Trương Tấn Khanh, (1999) [19]; Vũ Thị Kim Thoa và cs, (2001) [36]; Nguyễn Thị Mùi và cs, (2008) [27] đã được phát triển và góp phần quan
Trang 11trọng trong việc tăng năng suất ngành chăn nuôi ở các vùng khác thì vẫn chưa được trồng phổ biến tại đây Kết quả điều tra năm 2011 - 2012, tại các
xã trong khuôn khổ dự án “Khắc phục trở ngại về kỹ thuật và thị trường để
chăn nuôi bò có lãi tại vùng Tây Bắc Việt Nam” cho thấy, trâu bò nuôi ở
Sơn La, Điện Biên thiếu thức ăn thô xanh nghiêm trọng trong vụ Đông - Xuân (Nguyen Q H và cs, 2014) [68] Nguồn thức ăn thô xanh chính cung cấp cho đàn bò chủ yếu là dựa vào cây cỏ tự nhiên trên các bãi chăn thả trong rừng, nên bò không chỉ tăng trọng thấp (3 - 6 kg/tháng), mà còn có trường hợp giảm khối lượng (Nguyen Hung Quang và cs, 2014) [69]
Ngành chăn nuôi trâu bò của khu vực Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng, mặc dù đứng trước cơ hội phát triển rất to lớn nhưng nó cũng đã
và đang gặp phải những khó khăn không nhỏ trong quá trình phát triển Một trong những khó khăn đó là việc cung cấp nguồn thức ăn có chất lượng cho trâu bò đặc biệt là về mùa đông Để đáp ứng nhu cầu, cần đa dạng hóa cơ cấu cây thức ăn, đồng thời, chọn lọc và đưa vào sản xuất những giống có năng suất, phẩm chất cao thích nghi tốt với khu vực Tây Bắc, cụ thể là cho tỉnh Sơn La góp phần cung cấp nguồn thức ăn thô xanh cho trâu bò trong giai đoạn mùa đông là điều cần thiết và cấp bách Xuất
phát từ lý do trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá năng suất, chất lượng và khả năng sử dụng một số giống cỏ trong chăn nuôi
bò tại Sơn La”
2 Mục tiêu của đề tài
- Lựa chọn ra các giống cỏ phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu của khu vực vùng núi cao Tây Bắc nói chung và Sơn La nói riêng
- Xác định thành phần dinh dưỡng của một số giống cỏ khảo sát ở các giai đoạn tuổi thu hoạch
- Đánh giá khả năng sinh khí invitro gasproduction và khả năng thu
nhận cỏ khi sử dụng để nuôi bò trong điều kiện chăn nuôi nông hộ
Trang 123 Ý nghĩa của đề tài
3.1 Ý nghĩa khoa học
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài góp phần xác định cơ sở lý luận và thực tiễn để phát triển các giống cỏ phục vụ chăn nuôi tại khu vực vùng núi cao Tây Bắc (tạo nguồn thức ăn ổn định trong mùa khô kéo dài)
Khẳng định giá trị dinh dưỡng của cỏ và hiệu quả sử dụng chúng trong chăn nuôi bò ở khu vực vùng núi Tây Bắc
3.2 Ý nghĩa thực tiễn
Từ kết quả nghiên cứu của đề tài chọn ra được những giống cỏ có năng suất chất xanh, vật chất khô, giá trị dinh dưỡng cao, thích ứng với đất đai, khí hậu của khu vực vùng núi cao Tây Bắc
Tạo nguồn thức ăn ổn định có chất lượng cao trong giai đoạn khan hiếm thức ăn, phục vụ phát triển chăn nuôi đại gia súc cho khu vực
Trang 13Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Đặc tính sinh trưởng của cỏ hòa thảo
1.1.1 Khái quát chung về cỏ hòa thảo
Cỏ hòa thảo chỉ có một họ duy nhất là họ hòa thảo (Graminea) và có 28
họ phụ, 563 giống, 6802 loài Ở nước ta, cỏ hòa thảo chiếm vị trí quan trọng trong nguồn thức ăn xanh của gia súc ăn cỏ, vì nó chiếm 95 - 98% trong thảm
cỏ (Từ Quang Hiển và cs, 2002) [16] Cỏ hòa thảo trồng nói chung, là những loại cỏ đã được nghiên cứu lai tạo hay tuyển chọn từ tự nhiên, với mục đích tạo ra các giống cho năng suất cao, chất lượng tốt, thích nghi với điều kiện tự nhiên và điều kiện canh tác ở một vùng hay khu vực nào đó
Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học đã cho thấy, hiệu quả của cỏ
là biến đổi năng lượng mặt trời thành lá xanh để động vật có khả năng thu nhận năng lượng này Tuy nhiên, sử dụng năng lượng từ lá lại phụ thuộc vào chu kỳ phát triển của cây Các cỏ nói chung và cỏ hòa thảo nói riêng, sinh trưởng và tái sinh đều trải qua ba giai đoạn, mỗi giai đoạn lại có đặc điểm riêng như sau:
Giai đoạn I (sinh trưởng chậm): xảy ra sau khi cây cỏ mới bị chăn thả, thu cắt hay mới gieo trồng Sau khi thu cắt, lá mất đi nên cây không có khả năng thu nhận ánh sáng mặt trời Trong khi đó, cây đòi hỏi nhiều năng lượng
để phát triển Vì vậy, để bù lại sự thiếu hụt đó, năng lượng được huy động từ
rễ Rễ trở nên nhỏ đi và yếu hơn, vì năng lượng được sử dụng để phát triển lá Chính vì điều này, khi cây ngập úng vào giai đoạn này, cỏ rất dễ chết, do không có lá để thoát hơi nước, còn rễ dẫn tới dễ bị tổn thương gây thối rễ Cây cỏ ở trong giai đoạn I sinh trưởng rất chậm, năng suất thấp nhưng lá ngon, mềm, độ ngon miệng cao và có giá trị dinh dưỡng cao
Trang 14Giai đoạn II (sinh trưởng nhanh): là giai đoạn từ sau khi gieo trồng hoặc sau khi thu cắt hay sau chăn thả từ 10 - 15 ngày trở đi Khi tái sinh đạt tới 1/4 hay 1/3 kích thước của cây trưởng thành, năng lượng được hấp thu đủ qua quá trình quang hợp để cung cấp cho sự phát triển và bắt đầu bổ sung cho rễ Đây là thời gian cỏ phát triển nhanh nhất Trong giai đoạn này, lá chứa đủ protein và năng lượng thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cho gia súc và
cỏ có chất lượng dinh dưỡng cao
Giai đoạn III (sinh trưởng chậm hoặc ngừng hẳn): là giai đoạn từ sau khi gieo trồng hoặc sau khi chăn thả, sau khi cắt cỏ khoảng 40 - 70 ngày (Đoàn
Ẩn và Võ Văn Trị, 1976) [1] Cây tiếp tục phát triển, nhưng lá ngày càng trở
nên nhạt dần, lá ở phần gốc chết đi và bị phân hủy, lá sử dụng nhiều năng lượng để hô hấp hơn là chúng có thể tạo ra năng lượng từ quang hợp Ở giai
đoạn 3, cỏ có phần thân chiếm đa số và nhiều xơ Năng suất và hàm lượng các
chất dinh dưỡng trong cỏ cao Tuy nhiên, tỷ lệ cỏ được sử dụng (gia súc ăn)
và khả năng tiêu hóa của gia súc đối với là và thân cây giai đoạn này thấp dần Căn cứ vào đặc điểm sinh trưởng của từng giống theo từng giai đoạn để chúng ta định ra thời gian chăm sóc và thu cắt hợp lý Giai đoạn I và đầu giai đoạn II, cần chăm sóc, xới xáo, diệt cỏ dại và bón thúc phân cho cỏ Cuối giai đoạn II, đầu giai đoạn III, cần nhanh chóng thu cắt hoặc chăn thả
Vì lúc này năng lượng thu được từ đồng cỏ là cao nhất Nếu không thu hoạch ngay, cỏ sẽ già, lá mất mầu dần, hiệu suất quang hợp kém nên giá trị dinh dưỡng giảm dần, ảnh hưởng đến khả năng tái sinh lần sau, và giảm số lứa cắt hay số lần chăn thả trên năm Còn nếu thu hoạch non, năng suất sẽ thấp, đồng thời nếu thu hoạch quá nhiều lứa trên năm, thì dự trữ các chất dinh dưỡng và khoáng ở phần gốc và rễ để phát triển cành lá sẽ bị cạn kiệt,
đồng thời cỏ chóng bị tàn lụi
Trang 15Vì vậy, cần có thời gian nghỉ (khoảng cách cắt hoặc chăn thả) hợp lý để duy trì việc sử dụng cỏ lâu dài Không cho động vật gặm hay cắt cỏ quá thấp
để tránh cỏ bị quay lại giai đoạn I và tồn tại ở giai đoạn này lâu Do đó tái
sinh sẽ rất chậm và làm giảm sản lượng cỏ trên năm
1.1.2 Đặc tính sinh trưởng của thân và lá
Sau khi nảy mầm, khối lượng vật chất khô (VCK) của hạt sẽ giảm dần,
do chất dự trữ ở hạt được sử dụng cho quá trình nảy mầm nên sinh trưởng lúc này chậm Khi lá xanh xuất hiện, cây non bắt đầu hoạt động quang hợp,
sự sinh trưởng bắt đầu tăng dần, đến gần giai đoạn trưởng thành thì sinh trưởng giảm dần và ngừng hẳn, cũng có khi ở giai đoạn này khối lượng VCK của cây bị giảm đi
Lá non của cỏ non phát triển từ lá chồi mầm tạo ra ở đỉnh mô phân sinh, hầu hết các tế bào của lá được cấu tạo trong khi lá còn rất nhỏ trong chồi Kết quả sinh trưởng của lá là sự mở rộng của kích cỡ tế bào và tăng khối lượng
Lá mới sinh lấy cacborhydrate từ rễ, thân hay từ lá già cho tới khi chúng hoàn thiện Do sự đòi hỏi của sinh trưởng nên chúng đồng hóa các sản phẩm dự trữ
được từ rễ, lá, gốc để hình thành lá mới
1.1.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của thân, lá
Có rất nhiều yếu tố khác nhau ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cỏ như giá trị của phẩm giống hay các yếu tố khí hậu, thời tiết, đất đai Trong các yếu tố đó, thì ánh sáng, nhiệt độ, nước và chất dinh dưỡng có trong đất là các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới đời sống của cỏ
Sức nảy mầm của cỏ (hạt, hom): Sự sinh trưởng của cỏ phụ thuộc vào
sức nảy mầm của hạt, hạt có sức nảy mầm cao sẽ tạo điều kiện tốt cho sinh trưởng sau này Sức nảy mầm của giống không những phụ thuộc vào bản thân hạt mà còn phụ thuộc vào sự chuẩn bị giống của con người, điều kiện đất đai
và khí hậu Đối với các giống cỏ dùng hom cũng vậy, những đoạn hom đầu có
tỷ lệ nảy mầm cao nhất, khi tăng số đốt của hom sẽ tăng tỷ lệ nảy mầm, tuy
nhiên từ đốt thứ 3 trở đi thì tỷ lệ nảy mầm giảm xuống đột ngột
Trang 16Trong thời kỳ nảy mầm của hạt giống thì phạm vi nhiệt độ của đất và không khí từ 15 - 350C là thuận lợi cho cỏ sinh trưởng và phát dục Nhìn chung, khi nhiệt độ tăng lên làm rút ngắn rất nhiều thời gian từ khi gieo hạt tới khi mọc mầm Tuy nhiên khi nhiệt độ tăng hoặc giảm quá ngưỡng chịu
đựng của cây, có thể làm cho cây non thiếu chất tạm thời và ảnh hưởng tới
khả năng sinh trưởng về sau
Nhiệt độ: Tất cả quá trình sinh lý thực vật đều bị ảnh hưởng bởi nhiệt
độ Nhiệt độ có ảnh hưởng trực tiếp tới sinh trưởng của cây, nhiệt độ tăng
(nằm trong nhiệt độ tới hạn) thì sinh trưởng tăng và khi nhiệt độ giảm thì sinh trưởng chậm lại Nếu tăng nhiệt độ tới giới hạn nhất định có tác dụng thúc đẩy quá trình hấp thu chất khoáng của rễ (Trịnh Xuân Vũ và Lê Doãn Diên, 1976) [48] Nhiệt độ thấp nhất để cỏ nhiệt đới nảy mầm là 15 - 200C và tối ưu là 25 -
350C Nhiệt độ tối ưu cho cỏ ôn đới quang hợp là 15 - 200C và cỏ nhiệt đới là
30 - 400C Sự hình thành diệp lục bắt đầu khi nhiệt độ lớn hơn 10 - 150C
Cây thức ăn gia súc sinh trưởng tốt nhất trong biên độ nhiệt độ ban ngày hẹp từ 7,2 - 350C Nhiệt độ thích hợp cho đẻ nhánh con của cỏ nhiệt đới thường nhỏ hơn nhiệt độ thích hợp cho nhánh sinh trưởng Ở nhiệt độ thấp dưới 100C cây cỏ nhiệt đới có hiện tượng úa vàng, sau đó chết, do diệp lục bị phá hủy Chính vì vậy, ở các vùng núi cao và xa xích đạo thì giá lạnh và sương muối là yếu tố giới hạn đối với các giống cây thức ăn có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới
Giới hạn về nhiệt độ của các loài thực vật khác nhau là khác nhau Trong khoảng nhiệt độ từ 0 - 350C, nhiệt độ không khí cứ tăng lên 100C có thể làm cho quá trình sống của thực vật tăng 1 - 2 lần Khi nhiệt độ tăng quá 350C, quá trình sống giảm đi hoặc ngừng hẳn, còn khi nhiệt độ từ 40 - 500C, quá trình sống ngừng hoàn toàn Dưới ảnh hưởng lâu dài của nhiệt độ cao (chưa vượt qua ngưỡng cao nhất) thực vật phát dục rất nhanh và phát dục này là không bình thường Nếu ảnh hưởng đúng vào thời kỳ sinh trưởng thì thực vật còi cọc, cơ quan dinh dưỡng phát triển không tốt, hoa nở sớm, sản lượng thấp
Trang 17Nhìn chung, khi nhiệt độ giảm xuống hay tăng lên quá nhiều thì thực vật bắt
đầu chết từng bộ phận hay chết hoàn toàn Ở nhiệt độ thích hợp nhất, thực vật
sinh trưởng vừa nhanh lại vừa tốt
Nước: Nước là yếu tố cần thiết không thể thay thế cho sự sinh trưởng
của cây Cây sinh trưởng mạnh nhất khi tế bào bão hòa nước Giảm mức độ bão hòa thì tốc độ sinh trưởng chậm lại Vì vậy, mùa mưa lượng nước được
đảm bảo nên cỏ sinh trưởng mạnh, còn mùa khô thì ngược lại Vì vậy cần
phải tưới nước cho cỏ vào mùa khô Ẩm độ hay lượng nước trong đất có ý nghĩa đặc biệt đối với đời sống cây trồng Đây là yếu tố cần thiết, căn bản, không thể thay thế trong đời sống cây trồng Lượng nước trong đất ít hay nhiều đều ảnh hưởng tới độ thoáng khí của đất và việc cung cấp dinh dưỡng, chế độ quang hợp, chế độ thoát hơi nước để thực vật không bị quá nóng Điều
đó ảnh hưởng tới năng suất, sinh trưởng và chất lượng cây trồng, (Nguyễn Đức Quý và Nguyễn Văn Dũng, 2006) [34] Nước còn quy định sự điều hòa
nhiệt độ từ đất và thực vật thông qua hiện tượng bốc hơi và phát tán Nước cũng liên quan chặt chẽ tới các tính chất cơ lý tính của đất như độ rắn, tính dính, tính dẻo…vv Sự di chuyển nước trên mặt đất có ảnh hưởng xấu tới độ phì của đất vì nó làm rửa trôi các chất dinh dưỡng của đất hay làm xói mòn mặt đất Do đó trong thời kỳ cỏ sinh trưởng, phải đảm bảo sao cho đất có độ
ẩm thích hợp, nhất là phải có biện pháp kỹ thuật tưới, tiêu thích hợp để cỏ có
năng suất cao và ổn định
Ánh sáng: Ánh sáng là nguồn cung cấp năng lượng cho cây tiến hành
quang hợp, thoát hơi nước, hình thành chất diệp lục Có ánh sáng cây mới sinh thân, cành, lá, ra hoa, kết quả bình thường Nhiệt độ từ mặt trời quyết
định mọi hoạt động sống của thực vật, còn ánh sáng mặt trời là nhân tốt cần
thiết để thực vật tạo ra chất hữu cơ do quá trình quang hợp
Người ta đã nhận thấy rằng, lá của cây cỏ họ đậu và cây hòa thảo mùa
đông bão hòa ánh sáng ở cường độ ánh sáng yếu hơn là cỏ hòa thảo nhiệt đới
Bão hòa ánh sáng của cây hòa thảo mùa lạnh xảy ra xung quanh khoảng
Trang 1820.000 - 30.000 lux Trong khi cỏ hòa thảo nhiệt đới sẽ bão hòa ánh sáng ở 60.000 lux Sự chuyển hóa của năng lượng ánh sáng khoảng 5 - 6% ở cỏ hòa thảo nhiệt đới nhưng cỏ hòa thảo ôn đới là dưới 3% Vì vậy, cỏ hòa thảo nhiệt
đới có tiềm năng lớn trong sử dụng ánh sáng cho quang hợp Khi cường độ
ánh sáng cao trên mức bão hòa thì lá cỏ có chiều hướng nhỏ đi, lông ngắn lại, tổng chiều cao cũng giảm đi và rễ lớn hơn so với cỏ sinh trưởng trong điều kiện cường độ ánh sáng yếu Cụ thể là sinh trưởng của các loài cỏ dưới tán che của cây cao thì vấn đề cạnh tranh cơ bản không phải là dinh dưỡng, độ ẩm
mà là ánh sáng Hầu hết cỏ đều là cây ưa sáng hơn là cây ưa bóng Ngoài ra, ánh sáng còn là nguyên nhân chủ yếu khiến cây ra hoa, kết hạt (Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị, 1976) [1]
Dinh dưỡng trong đất: Hầu hết chất dinh dưỡng cần thiết cho cây sinh
trưởng nằm trong đất Mười sáu nguyên tố thiết yếu được biết đến là rất cần thiết cho cây sinh trưởng như cacbon, hydro, oxy trong đất - không khí, nitơ
trong không khí - đất, photpho, kali, canxi, kẽm….đều có trong đất
Đất có hạt sét quá nhiều thì thường dí chặt, yếm khí, hoạt động của rễ
thực vật bị hạn chế Những loại đất này thường khiến cho rễ thực vật tiết ra nhiều độc tố Những cây thức ăn dùng cho gia súc thường không thích hợp trồng ở đất này (Từ Quang Hiển và cs, 2002) [16] Tính chất vật lý, cấu tượng của các loại đất khác nhau sẽ ảnh hưởng tới độ ẩm của đất, sự hấp thu các chất dinh dưỡng, sự phát triển của hệ vi sinh vật trong đất Đất là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây Nếu đất thiếu các chất dinh dưỡng nào thì cây
sẽ thiếu chính các chất dinh dưỡng đó Kết cấu đất ảnh hưởng tới năng suất cũng như chất lượng cây trồng Tỷ lệ mùn, đất, đá, cát, sét, sỏi khác nhau sẽ tạo cho đất có kết cấu khác nhau, đất giàu mùn thường có tỷ lệ cát, sét, sỏi thấp Nếu được thường xuyên canh tác, đất sẽ có kết cấu tốt và tơi xốp, rễ cây phát triển nhanh và mạnh, vi sinh vật hoạt động tốt (Từ Quang Hiển và Nguyễn Khánh Quắc, 1995) [15] Để cải tạo đất, ta cần thường xuyên bón phân hữu cơ
và kết hợp với xới xáo, diệt cỏ dại và cung cấp nước thường xuyên
Trang 191.1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới khả năng tái sinh của thân và lá
Cây cỏ đã được thu hoạch bằng dạng này hay dạng khác chỉ có khả năng tái sinh khi trong rễ và thân còn lại có chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho quá trình tái sinh Vì vậy, khả năng tái sinh phụ thuộc vào các yếu tố như: tuổi thiết lập, thu hoạch, độ cao cắt
Tuổi thiết lập: Tuổi thiết lập là tuổi kể từ khi trồng cỏ cho đến khi có
thể đưa vào sử dụng lần đầu tiên Tuổi này rất quan trọng vì nó tạo điều kiện
để các bộ phận dưới đất (rễ, thân ngầm ) phát triển làm cơ sở cho việc dự trữ
các chất dinh dưỡng sau này để có thể tái sinh Vì chỉ khi các bộ phận này phát triển và dự trữ các chất dinh dưỡng đầy đủ mới cho phép quá trình tái sinh mạnh Từ hiểu biết này, người ta đợi cho quá trình sinh trưởng của cây ở thời điểm chất dự trữ nhiều nhất mới thu hoạch, để vừa cung cấp dinh dưỡng nhiều cho gia súc, đồng thời không gây hại cho cây trồng, vì lúc này điều kiện tái sinh là tối ưu Nếu tuổi thiết lập không được xác định đúng đắn, thì có thể
cỏ trồng sẽ thu hoạch quá sớm gây ảnh hưởng xấu đến tái sinh sau này
Ngược lại nếu thu hoạch quá muộn thì cỏ sẽ giảm giá trị dinh dưỡng
Tuổi thu hoạch hay khoảng cách cắt: Kể từ lứa cắt cỏ lần thứ nhất trở
đi, thời gian giữa các lần thu hoạch gọi là tuổi thu hoạch hay khoảng cách
cắt Khi cây dự trữ đủ dinh dưỡng thì ta bắt đầu thu hoạch Một cây cỏ nếu
bị cắt trước khi rễ và những phần còn lại của lứa cắt chưa dự trữ đủ dinh dưỡng thì sự tái sinh sẽ gặp khó khăn và có thể không tái sinh được Nếu tuổi thu hoạch chỉ bằng 1/2 tuổi thu hoạch thích hợp thì năng suất chỉ còn 1/3 Nếu tăng hơn tuổi thích hợp nhất 50% thì chỉ tăng năng suất lên 20%
nhưng chất lượng giảm và tỷ lệ xơ tăng Nếu cắt cỏ quá ít lần trên năm thì cỏ
sẽ già, chất lượng sẽ kém đồng thời ảnh hưởng tơi tái sinh sau, ảnh hưởng
tới sản lượng cỏ trên năm Nếu cắt cỏ quá nhiều lần trên năm, cỏ chưa đủ
thời gian tích lũy các chất dinh dưỡng nuôi cây, bộ rễ phát triển kém hoặc bị teo đi ít nhiều, đất trồng dễ bị xói mòn, rửa trôi các chất dinh dưỡng trên bề
mặt nên đồng cỏ chóng bị thoái hóa, năng suất và chất lượng giảm Vì vậy
Trang 20việc xác định được tuổi thu hoạch hợp lý không chỉ nâng cao năng suất, chất lượng mà còn nâng cao tỷ lệ tiêu hóa cỏ, đồng thời tạo điều kiện cho cỏ tái
sinh tốt hơn và kéo dài tuổi thọ của đồng cỏ
Chiều cao cỏ khi cắt: Khi cắt cỏ quá cao sẽ làm giảm sản lượng cỏ vì
một phần sản lượng nằm ở phần để lại, khi cắt cỏ quá thấp sẽ ảnh hưởng tới các lần tái sinh sau đó, làm mất đi phần thân gần gốc là cơ quan dự trữ chất
dinh dưỡng cơ bản để nuôi rễ và toàn bộ lá và dùng cho việc tái sinh Nếu cỏ
có thể phát triển không ngừng và thu hoạch một lần ở cuối mùa phát triển như ngũ cốc thì tổng sản lượng sẽ thấp và chất lượng cũng thấp hơn là được cắt vài lần trong suốt giai đoạn của mùa sinh trưởng Thu hoạch là biện pháp kỹ thuật để đồng cỏ luôn được duy trì trong giai đoạn sinh trưởng Nếu cứ để cỏ trưởng thành một cách tự nhiên, thì thời kỳ chồi sẽ dài hơn Ngay sau khi cây cứng cáp và các điểm sinh trưởng chủ yếu hoạt động, năng suất đồng cỏ có thể tiếp tục tăng nhưng năng suất sẽ giữ nguyên khi cây gần rơi vào tình trạng ngủ Thông thường, mục tiêu của quản lý chăn thả hay thu cắt là giữ cây ở trạng thái sinh trưởng thuận lợi nhất và kéo dài nhất có thể và sau đó có đủ
dinh dưỡng cung cấp cho tái nảy chồi và dự trữ cacbohydrate
Tuy theo từng loại cỏ khác nhau mà chiều cao khi cắt để lại khác nhau
Đối với cỏ thân đứng cắt cách mặt đất 4 - 5 cm, thân khóm cắt cách mặt đất
10 - 15 cm, thân bò cắt cách mặt đất 7 - 10 cm là thích hợp và năng suất các lứa sau vẫn ổn định
1.1.3 Đặc tính sinh trưởng của rễ
1.1.3.1 Động thái sinh trưởng của rễ
Sinh trưởng của rễ cũng mang tính chất mùa vụ rõ rệt như các bộ phận trên mặt đất Phần lớn bộ rễ sinh trưởng mạnh vào mùa xuân, đạt tới mức cao nhất trước khi bộ phận trên mặt đất đạt được tối đa và ngừng khi cây ra hoa Khi cây cỏ đã qua thời kỳ sinh trưởng và bước sang giai đoạn già thì sự ra rễ ngừng và một số rễ bắt đầu chết Sinh trưởng của rễ phụ thuộc vào nhiệt độ,
ẩm độ, ánh sáng và tuổi của rễ
Trang 21Khi sinh trưởng, cỏ đòi hỏi có đầy đủ diện tích lá để sử dụng cho quá trình quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho các lá sinh trưởng tiếp theo Toàn bộ cacbohydrate phi cấu trúc của cỏ giảm thấp trong suốt giai đoạn hô hấp của cây trong mùa đông, cacbohydrate dự trữ chủ yếu ở rễ và thân cây để cung cấp cho rễ và lá phát triển trong đầu mùa xuân Khả năng tích tụ cacbohydrate thấp sẽ không đáp ứng đủ cho toàn bộ nhu cầu để rễ và lá sinh trưởng Vì vậy, cây cần đủ diện tích lá để quang hợp và cung cấp dinh dưỡng cho cây sinh trưởng và các quá trình trao đổi khác
Bình thường cây không có khả năng cung cấp đủ dinh dưỡng cho sự phát triển nhanh ở chồi và rễ cùng một lúc Nếu đồng cỏ trồng bị chăn thả, thu cắt quá nhiều lần, rễ ngừng phát triển và có thể chết Do bị khai thác quá mức, cỏ sẽ có ít
diện tích lá để quang hợp Vì vậy cây sẽ có ít năng lượng, cacbohydrate trước
tiên được huy động cho phát triển lá để phục vụ cho quá trình quang hợp nên chúng không vận chuyển cacbohydrate xuống cho rễ phát triển Điều đó khiến cho rễ yếu dần và chết nên cây chỉ có đủ năng lượng cho phát triển hệ thống rễ nông dưới đất Kết quả là đồng cỏ trồng sẽ bị tổn thương khi gặp điều kiện stress như nhiệt độ khô hạn và sự xâm lấn của cỏ dại
1.1.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng tới sinh trưởng của rễ
Nhiệt độ: Rễ cần nhiệt độ thấp hơn so với thân và lá để sinh trưởng và
phát triển Vì vậy ở nhiệt độ cao rễ sinh trưởng chậm hơn so với thân và lá
Cây non có nhiệt độ thích hợp thấp hơn so với giai đoạn trưởng thành Trong
thời kỳ sinh trưởng, gốc của thực vật và đất xung quanh đều ảnh hưởng lẫn nhau Vì vậy, nhiệt độ của đất ảnh hưởng rất lớn đến sự phát dục của rễ Thông thường sau khi mọc mầm, nhiệt độ đất không cao lắm thì rễ phát dục thuận lợi Chùm rễ thường bắt đầu hoạt động vào lúc nhiệt độ thấp hơn nhiệt
độ thích hợp cho sự sinh trưởng của lá Người ta cũng chứng minh rằng, chỉ
khi đất có đầy đủ nhiệt lượng, thực vật mới có thể hấp thu tốt nước và các chất dinh dưỡng hòa tan trong nước Nếu nhiệt độ đất giảm xuống một mức
độ nhất định, thì hoạt động của rễ giảm yếu đi Khi nhiệt độ đất ở mức độ rất
lạnh thì rễ hoàn toàn ngừng hoạt động Khi đó thực vật không thể hút được
các chất dinh dưỡng trong đất, thực vật bắt đầu héo và chết
Trang 22Ẩm độ đất: Độ sâu của rễ phụ thuộc vào mực nước ngầm, nước ngầm
cao thì độ sâu của rễ giảm và phát triển ngang (trừ cỏ chịu nước) Nếu mực nước ngầm thấp thì phát triển cả về độ sâu lẫn bề ngang của rễ Điều này là cơ
sở để chọn lọc cỏ chịu hạn hay ngập úng
Ánh sáng: Nếu chiếu sáng đầy đủ thì bộ rễ phát triển mạnh mẽ hơn và
ngược lại Độ dài ngày và dự trữ dinh dưỡng trong rễ có tỷ lệ thuận với nhau Tăng cường độ chiếu sáng sẽ tăng phát triển rễ và dẫn đến tăng sinh trưởng
thân và lá Cường độ ánh sáng yếu đồng nghĩa với năng suất VCK thấp và
giảm sinh trưởng của rễ Khi lá cỏ phát triển hoàn thiện thì cây che bóng mới phát huy hiệu quả, lúc này nếu không có các yếu tố giới hạn thì năng suất cũng không tăng lên nữa Chính vì vậy khi tán lá phát triển đầy đủ là lúc cây
cỏ cho năng suất VCK cao nhất
Dinh dưỡng trong đất: Phân bón, đặc biệt là phân đạm có ảnh hưởng
tới kiểu và độ sâu của rễ Với lượng đạm ít sẽ làm cho bộ rễ phát triển và hàm lượng cacbohydrate ở rễ cao Ngược lại nếu lượng đạm nhiều sẽ tăng sự phát triển của các bộ phận trên mặt đất và giảm hàm lượng cacbohydrate trong rễ
Đạm thấp thì rễ nhiều và chia nhiều nhánh còn đạm cao thì rễ mập và ngắn
Các nghiên cứu trước đây chỉ ra rằng, cả cỏ hòa thảo và bộ đầu đều thích nghi với nguồn cung cấp dinh dưỡng thấp bằng cách chia cắt thành nhiều phần
tăng trưởng vật chất khô ở rễ trong thời gian lá và chồi cây phát triển
1.2 Năng suất và sản lượng chất xanh của cỏ hòa thảo
Sản lượng cỏ hòa thảo thay đổi nhiều tùy thuộc vào loài, vùng khí hậu và
kỹ thuật canh tác Có rất nhiều kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của các yếu
tố này tới năng suất cỏ hòa thảo
Giống cỏ khác nhau cho năng suất, sản lượng khác nhau
Cỏ B.brizantha cho sản lượng vật chất khô có thể rất khác nhau tùy theo
điều kiện thâm canh, từ 8 - 20 tấn/ha/năm (Schultze - Kraft, 1992) [78] Theo
Trần Tấn Khanh, (2003) [20] thì cỏ Brachiaria humidicola là cỏ chủ yếu sử
dụng để chăn thả trên đồng cỏ lâu năm và để chống xói mòn đất, sản lượng vật chất khô đạt từ 7 - 33 tấn/ha/năm tùy theo điều kiện khí hậu và đất đai
Trang 23Cỏ B.zuziziensis có thể sinh trưởng trên nhiều loại đất, nhưng đòi hỏi
lượng phân bón cao Sản lượng vật chất khô có thể đạt từ 10 - 20 tấn/ha/năm,
tỷ lệ protein thô trong VCK từ 9 - 15% (Schultze - Kraft, 1992) [78] Các kết quả nghiên cứu trong nước của Nguyễn Ngọc Hà và cs, (1985) [12] cho biết các giống cỏ hòa thảo trồng tại các vùng ở nước ta có sản lượng biến động rất lớn, lệ thuộc vào các yếu tố như đất đai, chăm sóc, chế độ phân bón và độ dài
của mùa khô Sản lượng của giống cỏ Brachiaria spp có thể biến động từ 5 -
30 tấn VCK/ha/năm Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy giống cỏ Brachiaria
decumbens có thể đạt sản lượng chất khô trên 4.000 kg/ha/năm với thí nghiệm
không có bón đạm, nhưng bón đủ lân và nó là giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm thấp
Kết quả nghiên cứu của CIAT, (1978) [54] tại Quilichao, Colombia, thì
giống cỏ Brachiaria decumbens có thể đạt sản lượng chất khô trên 4.000
kg/ha/năm với thí nghiệm không có bón đạm, nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm thấp
Tại Samford, Queensland, sản lượng hàng năm của giống P.dilatatum là
15.000 kg VCK (Davies, 1970) [56] Tại Fiji sản lượng trung bình là 5.313 kg VCK/ha/năm với mức protein thô trong VCK là 9,9% trong thời gian theo dõi
3 năm (Roberts, 1970) [75], tại Mỹ sản lượng cỏ này đạt từ 1.230 - 12.000 kg VCK/ha/năm (Bennett, 1973) [50]
Như vậy, các giống cỏ khác nhau có sản lượng chất xanh và vật chất khô khác nhau Cùng một giống cỏ nhưng trồng ở các vịt trí địa lý khác nhau cũng cho năng suất khác nhau
Ảnh hưởng của mùa vụ đến sản lượng cỏ
Khi cỏ sống ở các điều kiện khác nhau thì yếu tố khí hậu là nhân tố thường hạn chế tới sản lượng của cỏ Đối với các vùng lạnh và vùng khan hiếm nước, thì yếu tố hạn chế về năng suất chính là nước Do vậy, đã không ít những nghiên cứu về mùa vụ và nước tưới ảnh hưởng tới sản lượng cỏ
Trang 24Sản lượng trung bình của cỏ Nadi blue ở Sigatoka, Fiji là 22.725
kg/ha/năm (Roberts, 1970) [75] Sản lượng vật chất khô trung bình của cỏ
Nadi là 11.500 kg/ha/năm trong năm 1972 - 1972 và trong đó 31% đạt được ở
trong mùa khô năm 1972 (Partridge, 1979) [71]
Cỏ Pangola ở nam Queensland, với tổng lượng mưa hàng năm là 1.075
mm, cỏ có sản lượng trung bình là 10.565 kg/ha/năm Khi cỏ được bón đầy đủ phân (Evans, 1967) [57] đã đạt năng suất 113 kg VCK/ha/ngày vào mùa hè, nhưng chỉ đạt 2,25 kg VCK/ha/ngày vào mùa đông mặc dù cùng một điều kiện bón phân Ở phía bắc Queensland với lượng mưa lớn hơn và được bón
220 kg N, 22 kg P2O5 và 55 kg K2O/ha/năm thì sản lượng của giống cỏ này đã
đạt 28.282 kg VCK/ha/năm
Cỏ Echinochloa scabra đạt sản lượng 4.000 kg VCK/ha ở cỏ non sinh
trưởng, 13.000 kg VCK/ha ở cỏ đã thành thục, 150 kg VCK/ha trong 30 tái sinh ở trong mùa khô, nhưng năng suất tăng nhanh khi được tưới nước đầy
đủ, đạt 2.500 kg VCK/ha sau 30 ngày tái sinh (Boudet, 1975) [53]
Tại Cuba, Pérez Infante, (1970) [72]; Bogdan, (1977) [52] thu được sản
lượng cỏ Amphilophis pertusa trung bình hàng năm là 15.000 kg VCK/ha,
trong đó 40% được sản xuất trong mùa khô dưới điều kiện tưới bằng hệ thống phun mưa Như vậy, cùng một giống cỏ, sản lượng của chúng cũng thay đổi theo mùa vụ và sản lượng trong mùa khô là thấp hơn rõ rệt, đồng thời đòi hỏi phải tưới nước trong thời gian này thì cỏ mới cho sản lượng cao
1.3 Đặc điểm các giống cỏ hòa thảo dùng trong nghiên cứu
1.3.1 Cỏ VA06
Cỏ VA06 được mệnh danh là “Vua của các loài cỏ” về cả năng suất và chất lượng Cỏ VA06 sinh trưởng mạnh quanh năm, chiều cao cây trung bình
đạt tới 4,5 m; một cây có thể đẻ từ 20 - 35 nhánh/năm, cho thu hoạch liên tục
6 - 7 lứa cắt/năm đạt năng suất trung bình đạt 84 tấn/ha/lứa cắt, trong khi đó
cỏ voi chỉ đạt 35 tấn/ha/lứa cắt
Trang 25Là giống cỏ có nguồn gốc từ Nam Mỹ, được nhập vào nước ta từ những năm 2000, cho đến nay giống cỏ này đã được trồng phổ biến ở nhiều nơi nhưng khả năng cho năng suất tối đa vẫn chưa hoàn toàn được như ý muốn Cỏ VA06 yêu cầu điều kiện môi trường như: số ngày nắng trong một năm trên 100 ngày, độ cao so với mực nước biển dưới 1500 m, nhiệt
độ bình quân năm trên 15o
C, lượng mưa/năm trên 800 mm, số ngày không sương muối/năm trên 300 ngày
Theo kết quả nghiên cứu của Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam, cỏ VA06 là giống cỏ được lai tạo giữa giống cỏ Voi và cỏ đuôi sói của châu Mỹ, năng suất 450 - 600 tấn/ha/năm Chất lượng tốt, trong cỏ có 17 loại axit amin và nhiều loại vitamin, trong cỏ khô hàm lượng protein 18,46%, protein tinh 16,86%, đường tổng số 8,3%, tỷ lệ lá cao, lá màu xanh, ít nhám
và mềm hơn cỏ Voi Thu hoạch lứa đầu sau khi trồng 70 - 80 ngày, lứa tiếp theo 35 - 40 ngày Ở miền Bắc trồng vào vụ xuân khi bắt đầu có mưa và nhiệt
độ >100
C, ở miền Nam có thể trồng vào bất kì vụ nào trong năm
1.3.2 Cỏ Guatemala
Cỏ Guatemala có nguồn gốc Trung và Nam Mỹ, hiện nay phân bố rộng
khắp các vung nhiệt đới những nơi có lượng mưa hàng năm khoảng 700 mm Cỏ
Guatemala được nhập vào trồng ở Việt Nam từ những năm 60 của thế kỷ 20
Hiện nay giống cỏ này đang được trồng ở một số vùng, đặc biệt phát triển tốt ở vùng núi cao phía Bắc nước ta Đây là giống cỏ hòa thảo lâu năm, thân đứng,
cao tới 2 - 3 m, có thân ngầm ngắn, thân cỏ Guatemala dẹt, rất nhiều lá nên tỷ lệ
lá/ thân rất cao, lá dài tới 1 m Chùm hoa ra từ nách lá, mỗi nách 1 chùm hòa cách gốc 1,5 m trở lên Hoa cái thường nở nhưng hoa đực lại không phát triển,
không nở nên Guatemala mất khả năng sinh sản hữu tính Rễ cỏ Guatemala
ngắn và ăn rộng, phát triển thành thế chân kiềng với các thân ngầm ngắn
Cỏ thích ứng ở độ cao ≥ 1.800 m, nhiệt độ 15 - 400C Cho năng suất cao
ở đất màu mỡ, đủ ẩm tơi xốp, có khả năng chịu rét và khô hạn, giữ được màu
xanh trong suốt mùa khô Ở Việt Nam thấy rằng cỏ này phản ứng với mùa
Trang 26đông không rõ rệt, năng suất 2 mùa chênh lệch ít và ở nhiều nơi cỏ
Guatemala có sức sống ở đất cằn mà những loài khác ít chịu được Năng suất
chất xanh đạt từ 80 - 90 tấn/ha/năm Thời gian khai thác tới 6 năm
1.3.3 Cỏ Mulato 2
Cỏ Mulato 2 là giống cỏ lai (B brizantha x B decumbens), được nhập
nội từ Thái Lan, thuộc loại cây lâu năm, có thể khai thác 6 - 7 năm mới phải trồng lại Cây thân bụi, rễ chùm nên khả năng chịu hạn rất tốt Cây cao 80-
100 cm, thân mềm, lá mềm, rất thích hợp với khẩu vị của gia súc, đặc biệt là
bò sữa Đây là giống cỏ không kén đất, chịu hạn tốt, thích hợp với hầu hết các vùng sinh thái của nước ta
Nhờ có ưu thế lai nên cỏ Mulato 2 đẻ nhánh và tạo thảm cỏ rất nhanh từ
các đốt thân sát mặt đất, cho sản lượng cao có thể đạt 200 - 250 tấn/ha/năm, hàm lượng VCK (từ 19 - 22%) và protein (14 - 16%) Khi cho bò sữa ăn sẽ cho sản lượng và chất lượng sữa cao hơn các giống cỏ khác như cỏ voi, kể cả
cỏ VA06 mới được nhập nội gần đây Nhờ những ưu điểm nổi trội đó
mà giống cỏ Mulato 2 hiện đang được nhiều địa phương quan tâm mở rộng diện tích với qui mô lớn phục vụ chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi bò sữa
1.3.4 Cỏ Ghinê
Cỏ Ghinê còn được gọi là cỏ Sả hay cỏ Tây Nghệ An Cỏ Ghinê có nguồn gốc ở châu Phi và được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới, cận nhiệt đới Cỏ Ghinê được đưa vào Việt Nam từ năm 1875 Hiện nay giống cỏ nảy được trồng nhiều và phổ biến ở khắp nơi trong cả nước Là loại cỏ có thân bụi cao, trông lưu niên với chiều cao cây từ 60 - 200 cm, phiến là rộng 35 mm, dài 12 - 40 cm, bẹ
lá mọc quanh gốc thường có màu tím, bẹ lá và lá có lông nhỏ màu trắng Những
lá phía trên có bẹ lá dài nên không che nắng những lá phía dưới Lá cỏ Ghinê có khả năng xoay theo chiều nắng nên có thể trồng ghép, trồng dưới tán cây trồng khác mà cây vẫn đảm bảo năng suất Cỏ Ghinê phát triển tạo thành từng cụm như hình một chiếc phễu có thể hứng nước mưa nên khả năng chịu hạn của cỏ là khá cao, có thể chịu đựng được 6 - 7 tháng mùa khô, dễ trồng và sống được trên
Trang 27nhiều loại đất khác nhau, phát triển tốt cả trên vùng đồi núi cao 2.500 m so với mực nước biển Song đất tốt nhất cho cỏ Ghinê phát triển là đất màu mỡ, phù sa, giàu canxi, oxit sắt và pH từ 5,5 - 6
Đây là giống cỏ có bộ rễ khỏe, ăn sâu nên có khả năng chịu hạn tốt hơn
cỏ Voi, vì vậy giống cỏ này thích hợp cho những vùng có lượng mưa khoảng
890 mm trở lên Cũng giống như cỏ Voi, cỏ Ghinê có khả năng chịu úng kém
Vì vậy nó thích hợp với những vùng có khả năng thoát nước tốt và có khả năng thích hợp với nhiều loại đất nhưng cỏ phát triển tốt nhất ở những vùng
đất có độ màu mỡ từ trung bình trở lên Cỏ có thể mọc ở những vùng đất dốc,
nhiều đá nhưng cho năng suất không cao Đây là giống cỏ có khả năng cạnh tranh mạnh với cỏ dại và khả năng chịu giẫm đạp tốt hơn cỏ Voi Năng suất
cỏ đạt từ 50 - 100 tấn cỏ tươi/ha/năm, có thể lên tới 130 tấn/ha/năm Ở miền Nam, cỏ Ghinê cho năng suất cao hơn từ 80 - 150 tấn/ha/năm
1.4 Nguyên lý của phương pháp sinh khí invitro gasproduction
Phương pháp sinh khí invitro gasproduction là phương pháp đánh giá khả
năng tiêu hóa thức ăn trong dạ cỏ Để đánh giá khả năng phân giải thức ăn đối với gia súc ăn cỏ, người ta sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, trong đó có
phương pháp in situ và in vitro đã được đề xuất và sử dụng phổ biến
Độ chính xác của phương pháp trên khá biến động và phụ thuộc vào
nhiều yếu tố như loài gia súc, loại gia súc, vị trí đặt cannula, các chất đánh dấu để xác định tỷ lệ tiêu hóa, cũng như các chất đánh dấu protein vi sinh vật (Stern và cs, 1997) [81], các dung môi sử dụng nghiên cứu cũng như bản chất các khẩu phần cơ sở (Loerch và cs, 1983) [64] Do vậy, không có một kỹ thuật riêng lẻ nào cho một ước tính chính xác trên các khẩu phần ăn và với các điều kiện nuôi dưỡng khác nhau Chính vì thế việc đánh giá tỷ lệ tiêu hóa các của các khẩu phần ở dạ cỏ chỉ là một ước tính gần đúng Để có kết quả chính xác
hơn về tỷ lệ tiêu hóa thức ăn cần tiến hành thí nghiệm in vivo trên gia súc Tuy nhiên, phương pháp in vivo thường tốn kém, mất nhiều công sức, thời gian tiến
hành lâu và nhất là không thể tiến hành cùng một lúc với số lượng mẫu lớn
Trang 28Phương pháp được sử dụng để đánh giá tỷ lệ tiêu hóa thức ăn ở dạ cỏ của gia súc nhai lại trong nghiên cứu này được chúng tôi đề cập và sử dụng là
phương pháp sinh khí invitro gasproduction do Menke và Steingass, (1988)
[66], đề xuất và đang được áp dụng rộng rãi trên thế giới Nguyên tắc của
phương pháp sinh khí invitro gasproduction là khi lên men yếm khí
carbonhydrate và thức ăn trong dạ cỏ bởi vi sinh vật sẽ tạo ra axít béo bay hơi
(ABBH), khí CO2, CH4 và một lượng nhỏ H2 Axít béo bay hơi trong sẽ phản
ứng với đệm bircarbonate để giải phóng khí CO2 trong cả hai điều kiện in
vivo và in vitro Như vậy quá trình sinh khí xảy ra đồng thời song song với
quá trình phân giải chất xơ Lượng khí sinh ra khi ủ thức ăn với dịch dạ cỏ trong điều kiện in vitro có quan hệ chặt chẽ với tỷ lệ tiêu hóa và giá trị năng lượng của thức ăn (Menke và Steingass, 1988) [66] Do vậy đo lượng khí sinh
ra không chỉ xác định được tốc độ và tỷ lệ tiêu hóa mà ta còn có thể dùng để xác định mối tương tác giữa các thành phần thức ăn trong khẩu phần
Phương pháp invitro gasproduction bao gồm việc ủ một lượng mẫu thức
ăn hoặc một lượng mẫu nhất định của khẩu phần trong các xilanh chuyên
dụng đã có hỗn hợp dung dịch đệm và dịch dạ cỏ, sau đó đo thể tích lượng khí sinh ra của các công thức khác nhau Có một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến lượng khí sinh ra như: khẩu phần của gia súc cấp dịch dạ cỏ, kỹ thuật chuẩn bị mẫu, khối lượng các mẫu, phương pháp lấy mẫu, cách xử lý và bảo quản dịch
dạ cỏ Khẩu phần cho gia súc cấp dịch dạ cỏ có ảnh hưởng lớn đến thể tích khí
đo được Thể tích khí sinh ra khi sử dụng dịch dạ cỏ của cừu chỉ cho ăn rơm
thấp hơn 25% lượng khí sinh ra khi sử dụng dịch dạ cỏ của cừu được cho ăn cả rơm và thức ăn tinh, bởi khả năng hoạt động của vi sinh vật trong dịch dạ cỏ của cừu chỉ cho ăn rơm yếu hơn Chính vì vậy, khẩu phần thức ăn của gia súc cho dịch dạ cỏ nên bao gồm cả thức ăn thô và thức ăn tinh được tiêu chuẩn hóa trước khi bắt đầu tiến hành thí nghiệm (Trương La và cs, 2009) [23]
Trang 29Công tác chuẩn bị mẫu và khối lượng các mẫu dùng để thí nghiệm đóng
một vai trò quan trọng trong phương pháp sinh khí in vitro Thể tích của các
xilanh thông dụng hiện nay đang được dùng cho phương pháp này là 100 ml,
do vậy khối lượng mẫu thức ăn chỉ nên giới hạn trong khoảng 200 - 300 mg tùy thuộc các loại thức ăn nghiên cứu Với các loại thức ăn dễ tiêu hóa, khối lượng mẫu nên là 200 mg để đảm bảo lượng thể tích khí sinh ra không vượt quá 100 ml Đối với các loại thức ăn lên men chậm, khó tiêu hóa khối lượng mẫu cho mỗi xilanh nêm là 300 mg Độ nghiền mẫu thức ăn cũng có ảnh hưởng đáng kể đến lượng khí sinh ra Các mẫu thức ăn tốt nhất được nghiền nhỏ với kích thước hạt không lớn hơn 1 mm [66]
Thời điểm lấy dịch dạ cỏ cũng ảnh hưởng đến kết quả của phương pháp in
vitro Các nghiên cứu cho thấy hoạt lực enzyme của dịch dạ cỏ lấy sau bữa ăn
sáng mạnh hơn hoạt lực enzyme của dịch dạ cỏ lấy trước bữa ăn sáng Tuy nhiên thành phần và hoạt lực enzyme của dịch dạ cỏ trước bữa ăn sáng lại ổn định hơn
Để chuẩn hóa dịch dạ cỏ, ta nên lấy vào buổi sáng trước khi cho gia súc ăn [66]
Dung dịch đệm bổ sung vào dịch dạ cỏ cũng có ảnh hưởng đến lượng khí sinh ra Khi dung dịch đệm là glutamate natri và acid béo bay hơi hoặc casein
và glycerin không tạo ra sự sai khác có ý nghĩa về lượng khí sinh ra Tuy nhiên nếu dung dịch đệm thêm nitơ thì sẽ làm tăng tốc độ sinh khí (Wood và Manyuchi, 1997) [85]
Tuy kết quả thể tích khí tạo ra theo phương pháp in vitro phụ thuộc vào
một số yếu tố khi tiến hành thí nghiệm, nhưng sử dụng phương pháp này để nghiên cứu tiêu hóa thức ăn có một số lợi thế so với các phương pháp in vivo truyền thống khác Thể tích khí sinh ra do lên men cả phần chất nền hòa tan
và không hòa tan trong mẫu thức ăn Tương quan giữa lượng khí sinh ra và hàm lượng NDF (R2 = 0,99) và lượng khí sinh ra với chất khô mất đi trong kỹ
thuật in sacco là rất cao (R2 = 0,90) Theo Prasah và cs, (1994) [74], đã chứng
tỏ phương pháp sinh khí invitro gasproduction có thể thay thế cho các phương pháp in vivo khác trong đánh giá nhanh tỷ lệ tiêu hóa thức ăn cho loài
nhai lại Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, so với các phương pháp
Trang 30in vitro khác và phương pháp sử dụng thành phần hóa học của thức ăn thì
phương pháp sinh khí invitro gasproduction là một công cụ tốt hơn để chẩn
đoán lượng thức ăn ăn vào và ước tính tỷ lệ tiêu hóa thức ăn (Blumel và
Orskov, 1993) [51]; (Khazaal và cs, 1995) [62] Phương pháp invitro
gasproduction không đòi hỏi nhiều lao động, yêu cầu trang thiết bị đơn giản
và chi phí nghiên cứu thấp, do vậy rất phù hợp với các nước đang phát triển
1.5 Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
1.5.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Trước nhu cầu cấp thiết cần phát triển đồng cỏ cho chăn nuôi gia súc,
Đảng và nhà nước ta đã có rất nhiều cố gắng để phát triển đồng cỏ, nhằm đảm bảo cung cấp thực phẩm từ chăn nuôi cho người và đảm bảo thức ăn
cho gia súc Từ 1960 chúng ta đã có chủ trương phát triển đồng cỏ ở những nơi có khả năng trồng cỏ Nếu năm 1960 chỉ có 96 ha cỏ trồng thì năm 1961
và 1962 diện tích này đã tăng lên tương ứng là 323 và 687 ha, năm 1976 đã
có 5.000 - 6.000 ha Để phát triển đồng cỏ năm 1976 Bộ Nông nghiệp đã phát hành quy phạm, xây dựng, dự trữ và quản lý đồng cỏ, từ đó đến nay cả nước đã phát triển được hàng nghìn ha đồng cỏ, cụ thể trong mấy năm trở lại
đây như sau: 2003 là 10897 ha, năm 2004 là 17292 ha, năm 2005 là 27563
ha (Cục chăn nuôi, 2006) [6], trên cơ sở đó mà hàng trăm giống cỏ đã được nhập và bước đầu nghiên cứu ở nước ta
Nguyễn Tuấn Hảo, (1999) [14] đã trồng thử nghiệm một số loài cây thức ăn gia súc nhập nội và cải tạo đất, trong đó tác giả đã đưa vào nghiên cứu 24 loại cây họ đậu và 18 loại cỏ hòa thảo nhằm mục đích tìm ra một số cây vừa làm thức ăn gia súc, vừa có tác dụng chống sói mòn và cải tạo đất, phù hợp với khí hậu đất đai vùng trung du Bắc Bộ Trong các loại thử
nghiệm tác giả đã kết luận ưu điểm của các giống cỏ Brachiaria brizantha CIAT - 16835 và cỏ Brachiaria Zuiensis ex Thái Lan là hai loại cỏ mọc
khỏe nhất, cho sinh khối cao (năng suất khoảng 30 - 40 tấn/ha) và có khả năng chịu được hạn Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến hai giống cỏ triển vọng
là Paspalum Atratum Bra - 9610 và Paspalum guenoarum BRA - 3824
Trang 31Nguyễn Văn Lợi và cs, ( 2004) [25] đã nghiên cứu xây dựng mô hình thử nghiệm thâm canh, xen cỏ hòa thảo, họ đậu làm thức ăn cho gia súc tại Thái Nguyên Các tác giả cho biết các giống hoàn toàn thích ứng với điều kiện nông hộ tại Thái Nguyên, năng suất các giống cỏ đạt từ 90 -
179 tấn/ha trong điều kiện trồng thuần; 93 - 138,5 tấn/ha trong điều kiện xen với cây ăn quả; 17,1 - 18,9 tấn/ha trong điều kiện trồng theo băng; 28,5 - 36,9 tấn/ha trong điều kiện trồng theo đường đi
Theo các tác giả Hoàng Thị Lảng, Lê Hoà Bình, (2004) [24] đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng và năng suất một số giống cỏ hoà thảo nhằm chọn
ra một số giống phù hợp cho chăn nuôi khu vực Các tác giả đã theo dõi tốc
độ sinh trưởng, năng suất chất xanh và phân tích thành phần hoá học của cỏ
Về năng suất chất xanh cỏ B.decumbens 1937 đạt 69,04 tấn/ha/năm, cỏ
B.brizantha 6387 đạt 96,41 tấn/ha/năm
Tác giả Nguyễn Văn Quang, (2002) [33] đã nghiên cứu khả năng sản xuất chất xanh và ảnh hưởng của phân bón đến năng suất của một số giống cỏ trong mô hình trồng xen với cây ăn quả trên đất đồi Bá Vân - Thái Nguyên
Kết quả 3 giống cỏ Brachiaria decumbens, Setaria splendida, Panicum
maximum TD58 đạt 60,1 - 79,3 tấn/ha/năm; năng suất VCK 10,2 - 12,2
tấn/ha/năm; năng suất protein 1 - 1,3 tấn/ha
Trần Tấn Khanh, (2003) [20] đã đánh giá hiện trạng đồng cỏ tự nhiên
và nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm cải thiện nguồn thức ăn xanh cho gia súc tại Đắc Lắc Vũ Thị Kim Thoa, Khổng Văn Đĩnh, ( 2001) [36] nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất của một số giống cỏ sả trên vùng đất xám Bình Dương
Theo Hà Đình Tuấn, (2002) [46] để tăng năng suất và cải thiện những vùng đất bị nén chặt hay vùng đất bạc màu, đất chua, nhiễm độc nhôm, người
ta đã khuyến cáo trồng cỏ Brachiaria ruziziensis vào đầu tháng 3,4 trước khi
trồng lúa nương, loại cỏ này có thể cải tạo 15 tấn chất xanh/ha trong 3 tháng
Nó sẽ lụi vào cuối tháng 5 và đầu tháng 7, lúc này diệt cỏ Brachiaria
ruziziensis trước 7 - 10 ngày gieo lúa nương
Trang 32Tác giả, Quang Ngọ và Sinh Tặng, (1976) [30], đã nghiên cứu tập đoàn cây thức ăn gia súc miền núi và trung du phía bắc Việt Nam, nghiên cứu xen canh cỏ hoà thảo, họ đậu trong hệ thống canh tác phục vụ sản xuất thức ăn thô xanh cho gia súc Các tác giả đã nghiên cứu trồng thuần và
trồng xen với cây ăn quả của giống cỏ Paspalum atratum, Panicum
maximum TD58, cỏ voi
Lê Hòa Bình và cs, (1983) [4] nghiên cứu mật độ trồng, mức phân bón
đạm đến cỏ voi cho thấy: Kết quả trồng cỏ Voi ở khoảng cách 80 cm trong điều kiện chế độ phân bón cao N:P:K = 250 : 80 : 80 kg/ha/năm và chu kỳ
thu hoạch bình quân 6 tuần tuổi đạt kết quả tốt Đầu tư bón phân hữu cơ cao
40 tấn/ha năng suất cỏ Voi thu cắt đạt 200 tấn/ha
Một số tác giả như: Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị, (1976) [1]; Ngô Văn Mận, (1977) [26] đã nghiên cứu về thành phần hoá học, tỷ lệ tiêu hoá và giá trị dinh
dưỡng của các cỏ như: cỏ Voi, Ghinê, Guatemala, Panicum maxximum…
Trong thời gian qua có rất nhiều những nghiên cứu của các tác giả đã giải quyết được phần nào nhu cầu trồng cỏ cung cấp thức ăn thô xanh cho chăn nuôi gia súc Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn vì tình trạng thiếu thức ăn thô xanh vẫn khá phổ biến trong khi tiềm năng trồng cỏ ở nước ta là rất lớn do nước ta có khí hậu nhiệt đới và đất đai phì nhiêu nên khả năng trồng các giống cỏ mới năng suất cao là rất khả quan, vì vậy cần có nhiều hơn nữa những nghiên cứu về cây cỏ nói riêng và cây thức ăn cho gia súc nói chung để cung cấp thức ăn thô xanh cho ngành chăn nuôi phát triển mạnh nhằm đem lại nguồn thực phẩm có giá trị cho con người
1.5.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Trên thế giới hiện nay việc tuyển chọn, lai tạo, di nhập các giống cỏ tốt
từ vùng này sang vùng khác là rất phổ biến Ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn đề thức ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như: Hà Lan, Úc, Mỹ, Brazin, Anh… và có rất nhiều tác giả trên thế giới đã tiến hành nghiên cứu về cây thức ăn cho gia súc Các tác giả Kanno và
Trang 33Macedo [61] đã tiến hành gieo hạt của các giống cỏ Branchiaria decumbens,
B brizantha, B.dictyoneura, B humidicola, Andropogon gayanus, Setaria anceps và Paspalum atratum vào đầu mùa mưa ở khu vực đất lầy, các tác giả
cho thấy không có loài nào có thể sống sót tại mùa mưa ở khu vực đất lầy Còn khi gieo ở giữa mùa mưa, thì chỉ có một lượng nhỏ cây giống con còn tồn tại vào cuối mùa mưa tuy nhiên sau đó chúng cũng chết
Theo John WW Miles 2004 [59] giống Brachiaria là giống được sử
dụng làm thức ăn cho vật nuôi ở vùng nhiệt đới châu Mỹ Cây trồng thương phẩm tồn tại được lựa chọn trực tiếp từ loài cỏ có nguồn gốc châu Phi, chúng
được chấp nhận ở thể lưỡng bội hữu tính như cỏ B.ruziziensis; sự tồn tại của
cỏ Brachiaria (B.brizantha, B Decumbens và B humidicola) ở thể đa bội có
kiểu sinh sản vô tính Những cỏ này được phát triển từ đầu thập niên 1970 nhưng do sự lai tạo chưa đầy đủ nên đến giữa thập niên 1980, thể tứ bội kiểu
sinh học hữu tính của B.ruziziensis mới được phát triển tiếp ở Bỉ Sau đó thí
nghiệm đầu tiên về dòng lai đã được kiểm tra ở Colombia vào năm 1989, nhưng không được phát triển tiếp Sau này Công ty sản xuất giống cỏ của Mexico đã nhân giống cơ bản và thương mại hóa cỏ trồng Brachiaria lai đầu tiên bằng sinh sản vô tính dưới cái tên “Mulato 2” Thuộc tính đầu tiên chúng
có sản lượng cao và chất lượng tốt Cỏ lai thứ hai, được gọi là "Mulaoto” tại thời điểm trước khi đưa ra chính thức Mulato 2 có khả năng kháng rệp và thích nghi tốt với điều kiện khô hạn Tuy nhiên, đến năm 2005 người ta phát hiện thấy hiệu quả của Mulato 2 là rất giới hạn vì vậy người ta tiếp tục lai tạo, chọn lựa tìm kiếm sản phấm cây lai mới với mục đích làm tăng khả năng đề kháng với rệp, tăng sản lượng chất lượng cỏ và sản lượng hạt
Theo Plazas H [73] cỏ lai Brachiaria cv Mulato 2 (CIAT 36061) tại
Easter Plains, Colombia cho sản lượng cao, chất lượng dinh dưỡng tốt, sức
đề kháng tốt và có thể sử dụng phân bón với liều lượng cao ở hệ thống đồng
cỏ cắt Từ năm 2002 chương trình đồng cỏ nhiệt đới của CIAT và công ty
Trang 34giống cỏ thương phẩm Mexican, Papalotla với sự cộng tác của một vài nhà sản xuất ở khu vực, đã đánh giá tiềm năng của cỏ lai trong vụ mùa Kết hợp
cỏ lai mới với ngô để phục hồi lại đồng cỏ Brachiaria đã suy thoái Hạt cỏ thương phẩm trộn lẫn với 250 kg/ha phân hỗn hợp của hãng Calfos (4% P, 37% Ca) được gieo với khoảng cách luống 50 cm với mật độ 4,3 kg cỏ/ha Sau 45 ngày, nảy mầm của hạt là 80% với mật độ trung bình là 6 cây/m2 Sản lượng VCK thu được sau 95 ngày trồng là 5,3 tấn/ha, trong khi những loại khác chỉ đạt 3,6 tấn/ha, tỷ lệ protein thô là 12% và VCK tiêu hóa là 65,1% Ở các trang trại khác cùng khu vực, cỏ Mulato 2 phối hợp với ngô, năng suất tương đương với ngô
Sau cuộc “cách mạng về thức ăn gia súc” ở Tây âu, mà đặc biệt là ở Anh
đã tạo điều kiện thuận lợi cho chăn nuôi phát triển, đồng cỏ ngày càng được
chú ý và được sử dụng đúng với vai trò của nó Theo Điền Văn Hưng, (1974) [18], ở Pháp năm 1942 chỉ có 4 triệu ha trồng cỏ và 15 triệu ha ngũ cốc thì
đến năm 1974 đã thay đổi: 12 triệu ha cỏ và 8 triệu ha ngũ cốc
Ở Thái Lan: Chính phủ có chủ trương tăng thu nhập cho người nông dân
bằng cách: Giảm trồng lúa, sắn, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại Nông dân nuôi bò trong dự án được cấp hạt giống cỏ để trồng Thái Lan đã sản suất được 418 tấn hạt cỏ (1991) và 1.336.600 tấn hạt cỏ (1994) Ở Trung Quốc: Cây thức ăn gia súc được chú ý phát triển ở khu vực
phía Nam, và đã xác định được các giống cỏ Stylo, Brachiaria, Pennisetum,
Panicum sử dụng có hiệu quả cho gia súc Hàng năm còn sản suất 20,5 tấn hạt
cỏ cung cấp cho trong và ngoài nước (Lê Thành Trung, tạp chí thông tin KHKT chăn nuôi, 1994) [45]
Cùng với sự phát triển của nghề chăn nuôi động vật nhai lại thì diện tích trồng cỏ không những tăng lên mà việc đầu tư cho nghiên cứu chọn lọc những giống cỏ có năng suất và giá trị dinh dưỡng cao đã rất được xem trọng và có
vị trí như là sự sống còn của ngành chăn nuôi đại gia súc
Trang 35Về nghiên cứu invitro gasproduction, theo Ryrmer và cs (2005) [77],
nguyên tắc xác định khả năng dạ cỏ tiêu hóa /lên men của thức ăn dựa trên nguyên lý đo khí được sản xuất quá trình lên men thức ăn lần đầu tiên được phát triển bởi McBee từ năm 1953 Trải qua nhiều nghiên cứu trên gia súc nhai lại, bằng nhiều cách thức tiến hành thí nghiệm khác nhau, Menke và Steingass, (1988) [66] đã đưa ra phương pháp tiến hành theo dõi khả năng
sinh khí invitro gasproduction phổ biến và áp dụng rộng rãi
Nghiên cứu của Muck và cs, (2007) [67], tiến hành thí nghiệm với cỏ
Alfalfa thu cắt các thời điểm khác nhau đem ủ chua ở nhiệt độ phòng, sau đó
so sánh khả năng sinh khí in vitro với các chủng vi khẩn dạ cỏ khác nhau, kết quả cho thấy khả năng sinh khí của cỏ theo vật chất khô tăng dần theo thời gian, nhưng tốc độ sinh khí mạnh nhất trong khoảng thời gian 3 - 9h, sau đó giảm dần Tác giả Rowghani và cs, (2008) [76] đã theo dõi thành phần hóa học, tỷ lệ tiêu hóa và khả năng sinh khí của bánh oliu ủ với các phụ gia sử dụng cho gia súc nhai lại cho biết ủ chua bánh oliu với 8% rỉ mật đường, 0,4% axit formic và 0,5% urê cho gia súc nhai lại cho tỷ lệ tiêu hóa cao nhất
và khả năng sinh khí cao nhất
Trang 36Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu cho nội dung đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của các giống cỏ bao gồm 4 giống cỏ:
2.2 Địa điểm và thời gian nghiên cứu
2.2.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu được tiến hành tại khu vực thí nghiệm trong nông hộ tại xã Tà Hộc - huyện Mai Sơn - tỉnh Sơn La
2.2.2 Thời gian nghiên cứu
Từ 04/2013 đến 10/2015
2.3 Nội dung nghiên cứu
- Theo dõi thời tiết khí hậu và phân tích thành phần dinh dưỡng của đất tại khu vực thí nghiệm
- Theo dõi và đánh giá khả năng sinh trưởng của 4 giống cỏ hòa thảo
được nghiên cứu
- Nghiên cứu và đánh giá khả năng sinh khí invitro gasproduction của
các giống cỏ thí nghiệm
- Đánh giá khả năng sử dụng các giống cỏ của bò thịt trong điều kiện chăn nuôi nông hộ
Trang 372.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Nội dung 1
- Thời tiết khu vực thí nghiệm năm 2013 - 2014
+ Thu thập số liệu từ Trạm quan trắc khí tượng thủy văn tỉnh Sơn La
- Phân tích thành phần dinh dưỡng đất
+ Lấy mẫu đất ở lớp đất mặt 0 - 20 cm tại khu vực thí nghiệm theo phương pháp hình chéo tại 5 điểm
+ Mẫu đất được phân tích tại Phòng thí nghiệm sinh hóa - Trường Đại học Tây Bắc
1 Cỏ VA06 Cỏ Guatemala Cỏ Mulato 2 Cỏ Ghinê
2 Cỏ VA06 Cỏ Guatemala Cỏ Mulato 2 Cỏ Ghinê
3 Cỏ VA06 Cỏ Guatemala Cỏ Mulato 2 Cỏ Ghinê
4 Cỏ VA06 Cỏ Guatemala Cỏ Mulato 2 Cỏ Ghinê
- Diện tích mỗi ô thí nghiệm là: 6,3 m x 4 m = 25 m2
- Khoảng cách giữa các hàng biên: 1 m
Trang 38+ Bón thúc: Đạm urê, bón sau trồng 20 ngày: 40 kg N/ha; Đạm, bón sau mỗi lứa cắt: 40 kg N/ha
- Bón năm thứ hai:
+ Bón đầu năm (tháng 2,3): Phân chuồng: 5 tấn/ha; Phân lân supe: 40
kg P2O5 /ha; Kali clorua 50 kg K2O /ha; Đạm urê 40 kg N/ha
+ Bón thúc: Đạm urê, bón sau mỗi lứa cắt: 40 kg N/ha
- Tỷ lệ sống của các giống cỏ được tính bằng tỷ lệ phần trăm giữa số khóm
cỏ sống trên số khóm cỏ trồng Thời gian theo dõi sau khi trồng 30 ngày
- Phương pháp theo dõi độ cao của cây:
Cố định 5 khóm cỏ/1ô theo phương pháp đường chéo bằng cọc gỗ hay cọc tre trên mặt phẳng ngang với mặt đất theo trục đường chéo như trong hình
vẽ dưới Đo cỏ thường đo vào buổi sáng khi trời chưa có ánh nắng nhiều và trời đã tan sương
Dụng cụ đo: Bằng thước gậy và thước dây
Trang 39Khi đo vuốt lá cỏ lên, đo từ mặt cọc đến đầu mút của 3/4 số lá cỏ/1 khóm Lứa đầu đo sau trồng 15 ngày/1lần tới 60 ngày, lứa sau đo 15 ngày/1lần tới 45 ngày (mùa mưa) và 60 ngày (mùa khô)
- Tốc độ sinh trưởng (cm/ngày):
Tốc độ sinh trưởng của cỏ là mức độ tăng trưởng biểu hiện ở chiều cao của cỏ từ khi trồng đến khi thu hoạch lứa đầu tiên
Cách xác định tốc độ sinh trưởng: Cứ 15 ngày đo 1 lần bằng thước dây
từ lúc gieo trồng cho tới khi thu cắt lần 1 Sử dụng phương pháp đo theo
đường chéo hình chữ nhật, mỗi ô đo 5 khóm và tính tốc độ sinh trưởng bình
quân của 4 lần nhắc lại
Tốc độ sinh trưởng =
t
L
Trong đó: L1: Chiều cao cỏ đo lần trước (cm)
L2: Chiều cao cỏ đo lần sau (cm)
t : Khoảng cách giữa 2 lần đo (ngày)
- Tốc độ tái sinh (cm/ngày):
Tốc độ tái sinh của cỏ là khả năng mọc lại của cỏ từ lứa cắt trước cho tới lứa cắt sau, tốc độ tái sinh được tính tương tự như tốc độ sinh trưởng
- Năng suất chất xanh (kg/m2/lứa hoặc tạ/ha/lứa): là khối lượng chất xanh tính trên một đơn vị diện tích là m2 hoặc ha
Phương pháp: Theo dõi năng suất của 2 giống cỏ thí nghiệm bằng cách cắt toàn bộ cỏ trên mỗi ô và cân vào buổi sáng từ đó tính năng suất/m2 Năng suất trung bình được tính từ 3 lần nhắc lại
Trang 40- Lấy mẫu các giống cỏ thí nghiệm để phân tích thành phần dinh dưỡng Phương pháp lấy mẫu theo TCVN 4325-2007 [39]
+ Vật chất khô của các mẫu được xác định theo TCVN: 4326-2001 [37] + Hàm lượng protein thô được xác định theo TCVN: 4328-2007 [41]
+ Hàm lượng xơ tổng số được tiến hành theo TCVN: 4329-2007 [42] + Hàm lượng lipit được tiến hành theo TCVN: 4331-2001 [38]
+ Hàm lượng khoáng tổng số được tiến hành theo TCVN: 4327-2007) [40]
- Công thức tính tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ và năng lượng trao đổi theo
Từ Quang Hiển, (2002) [17]
ME = 1752 - (22* GP24) + (24,9*DM) - (133*EE) + (51*Ash)
Trong đó ME (Kcal/kg DM): là năng lượng trao đổi; GP24 (ml): khí tích lũy sinh ra khi lên men thời điểm 24h; DM: là tỷ lệ vật chất khô; EE: là tỷ lệ lipit; Ash: là tỷ lệ khoáng
OMD = 56,8 - 0,219*GP24 + 0,236*DM - 3,71*EE - 0,399*CF + 2,61*Ash
Trong đó OMD (%): là tỷ lệ tiêu hóa chất hữu cơ; G24 (ml): khí tích lũy sinh ra khi lên men thời điểm 24h; DM: là tỷ lệ vật chất khô; EE: là tỷ lệ lipit; CF: là tỷ lệ xơ; Ash: là tỷ lệ khoáng
2.4.3 Nội dung 3
- Thí nghiệm invitro gasproduction để xác định động thái sinh khí, tỷ lệ
tiêu hóa và giá trị dinh dưỡng của hỗn hợp thức ăn được tiến hành theo phương pháp của Menke và Steingass, (1988) [66]
- Các mẫu thức ăn sau khi nghiền nhỏ được cân vào các xylanh (khối lượng 200 ± 5 mg/mẫu), đặt vào tủ ấm ở 390C trước khi được trộn với hỗn hợp dịch dạ cỏ và dung dịch đệm
- Dịch dạ cỏ được lấy vào buổi sáng trước khi cho ăn và bảo quản trong phích bảo ôn trước khi lọc bỏ các mảnh thức ăn và trộn với dung dịch đệm Dung dịch đệm được chuẩn bị từ ngày trước để sáng hôm sau đặt vào bể nước
ấm 390
C trước khi pha chế với dịch dạ cỏ