Thần thoại nguồn gốc loài người ờ một số nước Đông Nam Á Gồm có khái niệm về thần thoại, motif quả bầu, những câu chuyện về motif quả bầu của các nước Đông Nam Á, ý nghĩa của những câu chuyện về motif quả bầu, lí giải các nguyên nhân vì sao một đất nước lại có nhiều motif khác nhau, so sánh hình tượng quả bầu trong các nước Đông Nam Á, huyền thoại lụt, văn minh văn hóa dân tộc qua nguồn gốc loài người, liên hệ thần thoại thế giới về nguồn gốc loài người ở phương tây và phương đông.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BÀI LUẬN - -
KHOA NGỮ VĂN
Trang 2MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
I. KHÁI QUÁT CHUNG 1. Khái niệm về thần thoại 5
2. Cơ sở hình thành thần thoại 5
1. Thần thoại về nguồn gốc con người 7
II. NỘI DUNG CHÍNH 1. Thần thoại nguồn gốc loài người các nước Đông Nam Á 8
1.1 Motif quả bầu 8
1.1.1. Những câu chuyện về motif quả bầu ở một số nước Đông Nam Á 8
1.1.1.1. Lào – “Quả bầu” 8
1.1.1.2. Việt Nam 9
1.1.1.2.1. Dân tộc Kh-mú –“Quả bầu mẹ” 9
1.1.1.2.2. Dân tộc Kinh – “Bọc trăm trứng” 11
1.1.1.3. Indonesia – “Cây nấm” 16
1.1.1.4. Myanmar – “Thần cây” 18
1.1.1.5. Philippin – “Cá thần ghép đôi” 19
1.1.2. Ý nghĩa những câu chuyện thần thoại nguồn gốc con người qua motif “Quả bầu” 21
1.1.2.1. Lí giải nguyên nhân một đất nước lại có nhiều tích khác nhau 21
1.1.2.2. So sánh motif hình tượng quả bầu trong thần thoại nguồn gốc loài người ở một số nước Đông Nam Á 22
1.1.2.2.1. Điểm riêng 22
1.1.2.2.2. Điểm tương đồng 26
1.2. Huyền thoại lụt 27
1.2.1. Một số thần thoại về huyền thoại lụt 27
1.2.1.1. Trong thần thoại của các dân tộc Việt Nam 27
1.2.1.2. Trong thần thoại của Lào 29
1.2.1.3. Thần thoại hồng thủy Kammu Bắc Thái Lan 30
1.2.1.4. Thầ thoại Ấn Độ 31
1.2.2. Những vấn đề lí giải về motif 32
2. Văn hóa, văn minh dân tộc qua thần thoại nguồn gốc loài người ở một số nước Đông Nam Á 36
Đề tài: Thần thoại nguồn gốc loài người ở một số nước Đông Nam Á
VĂN HỌC ĐÔNG NAM Á
GVHD:
SVTH:
Phạm Thái Vân Anh K40.601.003 Lương Phát Đạt K40.601.023 Cao Thị Hồng Hạnh K40.601.035 Nguyễn Thị Hương K40.601.046
Lê Thị Ly Khơ K40.601.054 Nguyễn Thị Quỳnh Như K40.601.104 Đặng Thị Thanh Trúc K40.601.139 Đặng Thị Yến K40.601.156
Trang 3III. LIÊN HỆ VỚI THẦN THOẠI THẾ GIỚI VỀ NGUỒN GỐC LOÀI
NGƯỜI
1. Phương Tây
1.1. Huyền sử Châu Âu: Giê Hô Va sáng tạo ra
con người 38
1.2. Huyền sử Hy Lạp: Thần Prô-mê-tê sáng tạo ra con người 39
2. Phương Đông 2.1. Huyền sử Trung Quốc: Nữ Oa tạo ra con người 41
2.2. Huyền thoại sáng tạo Ba Tư: Huyền thoại Zoroaster 44
3. Kết luận 44
LỜI KẾT 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48
LỜI MỞ ĐẦU
Đông Nam Á dược ví như một tấm vải đa màu sắc được dệt nên bởi sự đa dạng phong phú của các nền văn minh lớn, của lịch sử phát triển lâu dài, của những yếu tố khí hậu – địa hình tự nhiên.Do vị trí đặc biệt như thế nên Đông Nam Á có ý nghĩa quan trọng cả về kinh tế lẫn quân sự, là một bộ phận của hệ thống thương mại thế giới, nối liền hai thế giới Đông – Tây, đồng thời nó cũng được tiếp nhận những nền vãn hóa lớn của thế giới góp phần làm đa dạng thêm sắc màu và sức hấp dẫn của “tấm vải Đông Nam Á” Người Trung Quốc xưa kia thường dùng từ “Nam Dương” để chỉ những nước nằm trong vùng biển phía Nam Người Nhật gọi vùng này là “Nanyo” Người Arập xưa gọi vùng này là
“Qumr”, rồi lại gọi là “Waq – Waq” và sau này chỉ gọi là “Zabag” Còn người
Ấn Độ từ xưa vẫn gọi vùng này là “Suvamabhumi” (Đất vàng) hay
“Suvarnadvipa” (Đảo vàng) Tuy nhiên đối với các lái buôn thời bấy giờ, Đông Nam Á được nhìn nhận là một vùng thần bí, nơi sản xuất hương liệu gia vị và
Trang 4những sản phẩm kì lạ khác, còn sinh sông ớ đây là những con người thành thạo
Văn học Đông Nam Á là một đề tài nghiên cứu rất rộng, gồm nhiều lĩnh vực và khía cạnh cần khai thác Ở tiểu luận này, nhóm chỉ tập trung nghiên cứu một phương diện nhỏ của đề tài mang tên: THẦN THOẠI NGUỒN GỐC LOÀI NGƯỜI Ở MỘT SỐ NƯỚC NƯỚC ĐÔNG NAM Á Một bộ phận của nền văn học các nước Đông Nam Á là vốn truyện thần thoại Thần thoại không chỉ là thể loại đầu thên trong các loại hình folklore, mà nó còn giữ vị trí nền tảng trong đời sống văn hóa của mỗi tộc người qua thăng trầm lịch sử Quan hệ giữa các mảng thần thoại của Việt Nam với các nước khác trong khối ASEAN đương đại còn đang đặt ra những lý giải khoa học về cội nguồn văn hóa bản địa Từ việc từng bước nhận chân cội nguồn văn hóa bản địa bằng một thể loại văn học sơ khởi, chúng ta có cơ sở để xác lập cách nhìn “đến hiện đại từ truyền thống” góp thêm một dữ kiện cùng nhau xâu dựng một Đông Nam Á hòa bình, ổn định, hữu nghị và hợp tác Thần thoại thường gắn với địa bàn cư trú nên sức sống lâu bền của nó bám sâu vào lễ hội, phong tục lễ nghi, nếp sống thường nhật của mỗi cư dân Như vậy cho đến nay, thần thoại vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống văn hóa của Việt Nam và các nước ASEAN Tất cả mọi xu hướng tín ngưỡng tô giáo đều sử dụng cốt lõi truyện thần thoại để tô điểm, tôn linh thần tượng nhằm giáo dục truyền thống tự hào dân tộc với bản sắc độc đáo Dựa trên
cơ sở lý luận và thực tiễn văn học, tiểu luận tập trung tìm hiểu một số câu chuyện thần thoại về quá trình hình thành loài người trong văn học các nước
Trang 5Đông Nam Á qua các motif cơ bản, từ đó có những nhận xét, đánh giá về màu sắc văn hóa, văn minh của khu vực này
Không có tham vọng giải quyết tất cả những vấn đề xoay quanh thần thoại giải thích nguồn gốc hình thành loài người của cư dân Đông Nam Á, chúng tôi chỉ cố gắng cung cấp những tư liệu phổ thông nhất, rút ra những nhận xét khách quan, trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu nghiên cứu uy tín Với phần nghiên cứu còn hạn hẹp này, chúng tôi mong muốn được khám phá và học hỏi thêm, cũng như đóng góp một phần hiểu biết và cảm nhận của mình về thần thoại Đông Nam Á nói chung và thần thoại giải thích hình thành loài người nói riêng
ở Đông Nam Á
1. Khái niệm về thần thoại
Thần thoại theo Mác nói đó là vẻ đẹp “một đi không trở lại” của loài người khi xã hội nguyên thủy kết thúc Sự thật thì trên thế giới, bất cứ dân tộc nào cũng có thần thoại
Thần thoại là hình thức sáng tác của con người thời đại xa xưa, nó thể hiện
ý thức muốn tìm hiểu vũ trụ, lí giải vũ trụ và chinh phục thế giới tự nhiên của con người Luôn tiếp xúc với thiên nhiên kì vĩ, con người đã hình dung, lí giải thiên nhiên bằng trí tưởng tượng của mình, tạo ra cho các hiện tượng xung quanh mình những hình ảnh sáng tạo, những câu chuyện phong phú, hình dung
ra các vị thần lớn lao, những lực lượng siêu nhiên hữu linh Bằng cách đó, con người đã làm ra thần thoại
Trang 62. Cơ sở hình thành thần thoại
Theo quan điểm của Mác thì thần thoại gắn liền với thời kì ấu thơ của nhân loại “trong những điều kiện xã hội vĩnh viễn không bao giờ trở lại”, nó là thứ “nghệ thuật vô ý thức” Cũng theo Mác thì “Thần thoại nào cũng chinh phục, chi phối và nhào nặn những sức mạnh tự nhiên ở trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” Nghĩa là không thể nào hiểu và lí giải đúng thần thoại nên tách nó ra ngoài xã hội nguyên thủy, thế giới quan thần linh và nhu cầu lý giải, chinh phục tự nhiên, xã hội của con người thời cổ đại Dùng trí tưởng tượng để hình dung, giải thích và chinh phục thế giới, người nguyên thủy đã tạo
ra thần thoại và thần thoại là một hình thái ý thức nguyên hợp đa chức năng (là khoa học và nghệ thuật vô ý thức, đồng thời còn là tín ngưỡng, tôn giáo của người nguyên thủy)
Con người thời kì nguyên thủy trong khi tiếp xúc với thiên nhiên, tiếp xúc với các hiện tượng vũ trụ kì bí, họ đã muốn cố gắng tìm hiểu, xuyên qua cái bề ngoài để nhận thức thế giới, nhận thức tự nhiên
Sự nhận thức thế giới của con người lúc đó là hoang đường và ấu trĩ Con người tưởng tượng ra và đặt niềm tin vào sự tưởng tượng ấy, rằng thế giới là do các vị thần linh tạo ra Thế giới đó luôn bí ẩn và to lớn, nó chế ngự con người
và luôn luôn đe dọa đời sống của họ
Trong quá trình lao động, sản xuất con người nguyên thủy đã vận dụng lý trí non nớt, sự nhận biết thô sơ của mình về thiên nhiên, vũ trụ để tìm câu trả lời cho những gì xảy ra xung quanh như: Tại sao lại có ngày? Tại sao lại có ban đêm? Tại sao lại có bầu trời? Tại sao lại có mặt đất? Tại sao lại có mặt trời, mặt trăng và các vì sao? Tại sao lại có sự sống, sự chết? Con người từ đâu sinh ra? Tại sao lại có mưa gió, bão lụt, hạn hán? Và còn rất nhiều câu hỏi khác Chính
vì thế, họ đã làm ra thần thoại Và Mác đã gọi thần thoại là thứ nghệ thuật được người xưa sáng tạo ra một cách không tự giác
Trang 7Có thể nói, mỗi dân tộc thời cổ đều có một kho thần thoại riêng Ở những dân tộc sớm có điều kiện phát triển thì nền văn hóa của họ cũng được xây dựng sớm hơn những dân tộc chậm phát triển, chữ viết được hình thành đã là phương tiện giúp các dân tộc ghi lại được sớm và có hệ thống những thần thoại truyền tụng đương thời Ngược lại, ở các dân tộc chậm tiến, thần thoại của họ trong quá trình lâu dài được lưu truyền bằng miệng Nhiều nguyên nhân như chế độ
xã hội thay đổi, thần thoại bị biến tưởng hoặc do văn hóa bên ngoài xâm lược, thần thoại bị pha trộn, hay do không có chữ viết, thần thoại không được ghi giữ lại nên chỉ còn từng mảnh rời, thiếu hụt
3. Thần thoại về nguồn gốc con người
Từ trong bộ phận thần thoại nói về sự hình thành vũ trụ, về thiên nhiên, núi sông, cây cỏ với những vị thần sáng tạo có tầm vóc lớn lao kì vĩ, ta dần dần xuất hiện cả bóng dáng von người với sự tưởng tượng, với những nét chấm phá ngày càng rõ nét, ngày càng đậm đà
Phản ánh nhận thức con người tách biệt ra khỏi thiên nhiên đó là bộ phận thần thoại hình dung ra con người có nguồn gốc từ đâu, do ai mà sinh ra Con người khiếp sợ trước thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ, nhưng con người cũng đã nhận thức được mình là một bộ phận của thiên nhiên và hơn nữa còn muốn khẳng định mình là bộ phận tinh túy nhất của thiên nhiên
Thần thoại kể về nguồn gốc con người, nguồn gốc dân tộc mang tính phổ biến toàn nhân loại, nhưng cũng mang nét đặc sắc riêng, phản ánh tâm thức và trình độ phát triển xã hội của từng dân tộc
Trang 8II. NỘI DUNG CHÍNH
1. Thần thoại nguồn gốc loài người các nước Đông Nam Á
1.1 Motif quả bầu
1.1.1 Những câu chuyện về motif quả bầu ở một số nước Đông Nam Á
1.1.1.1 Lào – “Quả bầu”
Nói về cây bầu, người Lào thường lấy Truyện Quả bầu để giải thích nguồn gốc xa xưa của mình Căn cứ vào những cách kể phổ biến ở Lào có thể qui thành nhiều dạng, nhưng phổ biến nhất vẫn là: Xưa kia, mặt đất còn hoang vắng Có dây bầu mọc lên, rồi trổ ra một quả bầu khổng lồ; khi quả bầu già, đem chọc thủng thì người trong ruột bầu chui ra Ở từng vùng và từng khu vực khác nhau, có thể sẽ có nhiều sự khác nhau về chi tiết và cách kể, nhưng dạng trên có thể nói là chi tiết nhất không theo một dị bản riêng biệt nào mà chỉ giữ lại phần cốt
Theo huyền thoại Lào thì Trời và Đất như có sự liên hệ với nhau, trên trời
có Phya Thêng (Đấng thượng đế) trị vì, trái đất thì có ba vị chúa tể là Khun Khêt, Khun Kan và Khun Pu Lan Song Phya Thêng Sau trận đại hồng thủy ba
vị Khun về ở Na Noi (Muong Thêng) và dùng con trâu để cày ruộng, được ba năm thì con trâu đó chết, nhưng ở hai lỗ mũi con trâu mọc ra một dây có ba trái,
ba trái bầu mau lớn một cách kinh khủng, đến ngày chín, người ta nghe thấy trong những trái bầu có tiếng động rất lớn Khun Pu Lan Song bèn lấy một thanh sắt nung đỏ chọc thủng ba trái bầu, thế là từ lỗ thủng, người ở trong ba trái bầu lũ lượt kéo ra mãi không hết, Khun Pu Lan Song bèn lấy một cái kéo cắt thêm ba lỗ nữa để người ra cho chóng Đó là nguồn gốc hai chủng tộc Lào, dân Kha là dân ra bởi lỗ dùi do thanh sắt nung đỏ chọc thủng, dân Thai là dân ra khỏi bởi những lỗ cắt bằng cái kéo, người Kha thì da đen, tóc búi, người Thai thì da trắng, tóc ngắn Sau đó Khun Pun Lan Song bắt đầu dạy dỗ những người
Trang 9con xuất thân từ quả bầu cách xây cất nhà cửa, luật lệ cưới xin, may chay, lễ lạt,
sự kính trọng cha mẹ và thờ phụng tổ tiên
Theo trích đoạn lịch sử nước Lạng Xạng: “ rạch những quả bầu và sinh
ra người Thái ”.Theo con lăm về lịch sử truyền thuyết: "Từ quả bầu chui ra vô
số đàn ông đàn bà, ngựa, vàng, bạc, đá quý, hạt cây, vải lụa, bò trâu ” Theo truyền thuyết về lịch sử Luông Phabang: “Những người từ lỗ que sắt đâm thủng chui ra họp thành 2 nhóm là người Thay Lom và Thay Vi Những người từ lỗ do mũi dao chọc thủng hợp thành 3 nhóm là người Thay Lơng, Thay Lo và Thay Khoảng” Theo cách kể của người Loven: “ Vô số đàn ông đàn bà từ trong ruột quả bầu tuôn ra Người Lào, người Cao Miên, người Trung Quốc, người Việt Nam, người Miến Điện, người Khọm cũng sinh ra từ đó, có tất cả 32 giống người.” Theo cách kể của người Thao Khămman: “Trổ ra 3 quả bầu khổng lồ Từ quả thứ nhất sinh ra người Khơ-mú, từ quả thứ 2 sinh ra người Lào Từ quả thứ 3 sinh ra các ông quan và người da trắng” Theo cách kể tương đối phổ biến ngày nay thì : chọc thủng quả bầu, những người ra trước sẽ là người Lào Thưng, thứ 2 là người Lào Lùm và thứ 3 là người Lào Xủng Cách
kể này rất phù hợp với tình hình xã hội hiện nay Lào là 1 quốc gia gồm 3 nhóm dân tộc Tượng trưng cho quan hệ gắn bó của 3 nhóm dân tộc thành quốc gia dân tộc Lào Như vậy, có rất nhiều cách kể, nhưng yếu tố "bầu" là yếu tố rất ổn định trong các dị bản truyện Quả bầu Lào
Ở Lào, chúng ta gặp được những dạng thuần tuý nhất của huyền thoại quả bầu Đây là phần đóng góp có giá trị nhất của những truyện quả bầu Lào
1.1.1.2 Việt Nam
1.1.1.2.1 Dân tộc Kh-mú – “Quả bầu mẹ”
Giải thích nguồn gốc dân tộc, con người của người Vn-kh-mú thần thoại “quả bầu mẹ”:
Trang 10Xưa trời đất rất gần nhau, vì hay bị vướng trời nên loài người không làm
ăn được, con người đói quá nên phải ăn đất, thần đất sợ ăn hết đất bèn lên trời kiện xin trời làm mưa cho con người chết hết
Có hai anh em nhà kia, một hôm bắt được một con dúi, dúi xin tha và cho hai anh em biết âm mưu của thần đất và khuyên hai anh em chui vào hốc cây trên núi cao, lấp sáp ong bịt lại sau ba ngày khi nước ngập hai anh em lấy kim châm sáp ong không còn thấy nước chảy vào thì chui ra, hai anh em ghi nhớ lời của dúi Nước ngập menh mông con người chết hết, mặt đất tiêu điều duy chỉ còn đàn kiến đỏ bám vào bè, tức giận trời đã làm lũ lụt kiến đỏ đốt trời, trời đau quá nên càng chạy xa mặt đất từ ấy trời và đất cách xa nhau Trên trần gian chỉ còn hai anh em sống sót, họ chia ra hai ngã đường để đi tìm có ai còn sống sót, sau mấy ngày tìm kiếm họ gặp nhau và không tìm thấy một ai Lần kia, họ gặp chm sáo chim của trời, sáo khuyên hai anh em họ lấy nhau “người chết hết rổi,
dù là phre hay mọc cũng phải lấy nhau”
Lúc này mặt đất hoang vu không có gì để ăn sáo bèn chỉ họ đến chỗ cùng trời cuối đất mà lấy thóc trời Đến nơi họ không vượt qua được vì gió thổi ù ù may sao họ gặp được vắt giúp đỡ Vắt qua cửa 5 7 lần mới quắp được hạt thóc vào miệng, vắt bảo hai anh em “ chặt vụn tao ra mà lấy thóc” thóc to bằng quả bầu, khở nỗi hai anh em vì chặt vắt làm thóc vỡ vụn ra, ngày nay muốn trồng lúa phải gieo nhiều hạt muốn có gạo phải đâm, giã…
Khi có gạo để ăn người em có mang ba năm ba tháng ba ngày người em mới sinh ra một quả bầu, ba năm sau khi đi làm nương về người anh nghe thấy tiếng hát, cồng chiêng người anh liền mang dùi đục ra một cặp nam nữ nhọ nhem họ là người xá, người em khoét rộng lỗ ra người Thái, người Lự, người Lào cuối cùng là người Knh chui ra Con cái nhiều quá nên họ phân chia ra các ngã để kiếm sống, cặp con cả ở lại là tổ tiên người Xá còn cặp con út đi xuống đồng bằng là tổ tiên người Kinh ngày nay
Trang 11Câu chuyện phản ánh nguyên nhân trời và đất xa cách nhau và một quả bầu to thể hiện nguồn gốc hình thành các dân tộc như người kinh, xá, lào… đồng thời nhờ chặt vụn vắt ra vô tình làm vỡ hạt thóc ra thành nhều hạt nhỏ từ
đó cây lúa nước được hình thành và phát triển và ngày nay khi con người gieo hạt cũng phải gieo nhiều hạt
Từ đó, ta thấy quả bầu là yếu tố quan trọng, thậm chí là yếu tố quan trọng thứ nhất, vì bầu là yếu tố thứ nhất, là nguồn gốc ban đầu sinh sôi ra loài người
Vì vậy, ở đây quả bầu làm chức năng bà mẹ đầu tiên của loài người nên nó được gọi là Quả bầu – mẹ Vậy nếu xét về mặt chức năng, quả bầu - mẹ ở vào
vị trí thứ nhất trong chuỗi dây liên hệ các yếu tố
1.1.1.2.1 Dân tộc Kinh – “Bọc trăm trứng”
TÓM TẮT 1: Truyện Con Rồng cháu Tiên (Lạc Long Quân và Âu Cơ)
Ngày xửa ngày xưa, trên vùng đất Lạc Việt, có một vị thần tên là Lạc Long Quân con trai của thần Long Nữ Lạc Long Quân sống nơi thủy cung, đôi khi lên cạn đi chơi đó đây Thần nòi rồng, rất tuấn tú, sức khỏe vô địch, lắm phép lạ Thần đã diệt trừ Ngư Tinh, Hồ Tinh, Mộc Tinh, những yêu quái ghê gớm
Thần đã dạy dân trổng trọt, chăn nuôi, đánh cá, săn bắn và cách ẩn ở.Thuở
ấy, ở vùng núi cao phương Bắc có nàng Âu Cơ thuộc dòng họ Thần Nông, xinh đẹp tuyệt trần Nàng du ngoạn đến Lạc Việt, miền đất lắm hoa thơm cỏ lạ Âu
Cơ gặp Lạc Long Quân, kẻ mến sắc, người mến tài, mà nên vợ nên chồng, chung sống ở cùng điện Long Trang, thuộc đất Phong Châu ngày nay
Hơn một năm sau, Âu Cơ có mang đẻ ra một cái bọc, có 100 trứng, nở ra
100 đứa con trai, khôi ngôi, khỏe mạnh như thần Lạc Long Quân lại trở về thùy cung Năm tháng trôi đi… Một hôm bỗng nghe tiếng vợ con gọi, Lạc Lọng Quân bỗng trở về Âu Cơ than thở: "… chàng bỏ thiếp mà đi không cùng thiếp
Trang 12nuôi con, khiến cho kể vô phu vô phụ nầy chỉ biết thương cho thân phận mình’… Lạc Long Quân nói:
"Nàng là dòng tiên ở non cao, ta là nòi rồng ở miền nước thẳm, tập quán khác nhau Nay ta mang 50 con xuống biển, nàng đưa 50 con lên núi, chia nhàu
đi trấn giữ các phương Hễ có đại sự thì giúp đỡ lẫn nhau đừng quên lời hẹn ước…" Rồi vợ chồng, anh em giã biệt Âu Cơ đưa 50 đứa con lên húi Người con trưởng được tôn lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương đóng độ ở Phong Châu Con cháu nối truyền ngôi mười mấy đời làm rạng rỡ nước Văn Lang.Do
sự tích trên, nên dân Việt ta coi mình là dòng giống Tiên Rồng (Con Rồng- Cháu Tiên)
ra bọc lạ, cho là xưa nay chưa có, việc lạ trong nước, bèn triệu văn võ bách quan trong triều vào chầu chính điện Lúc ấy, giờ Ngọ, bỗng thấy trong thành giữa trời có ba tiếng hiệu lệnh làm chuyển động trời đất, sông núi, cỏ cây, vạn vật kinh sợ Mây lành ngũ sắc sáng đầy khắp ba nghìn thế giới Trên thượng điện, vạn chim bay; ngư, lân tụ hội theo gió mưa cống triều Vua thấy quốc gia
có điềm lạ khác thường, xuống chiếu cho các quan văn võ chỉnh đốn ý mạo, chay khiết lòng thành, tề tựu tại điện Kính Thiên, thắp hương đèn phùng chầu triều bái Hoàng thiên Thượng đế đến Tứ phủ vạn linh Tới giờ Thân hôm ấy,
Trang 13bỗng thấy một áng mây xanh từ hướng Tây kéo đến, tụ tại thềm rồng của điện Kính Thiên, tự nhiên có bốn vị tướng xuất hiện kỳ lạ, cao hơn trượng rưỡi, đầu đội mũ hoa, thân mặc bào xanh gấm vóc, eo thắt đai ngọc, chân đi hài sắt, miệng cười như hào quang sáng rực, mây tuôn cuồn cuộn, tay cầm một chiếc long bài (sắc) của Ngọc Hoàng thượng đế: Ban cho Hiền Vương của Nam Miên một bọc trăm trứng, sinh nơi ngọc khuyết, thành trăm người con trai trị nước Nay sai bốn vị Đại Thiên vương giúp đỡ, che chở cho nước Vậy ban sắc! Hiền Vương chiếu theo long bài, truyền các quan văn võ ngẩng mặt bái tạ trời, bái tạ Thiên vương Thiên vương nói: - Trăm trứng ngọc bào do điềm rồng giáng sinh, thiên sứ báo cho Hiền Vương biết, hãy đặt vào bàn vàng, mang đến chùa Cổ Viễn Sơn, tên là Từ Sơn Thiên Quang Hòa Thượng Thiền Thứu Lĩnh (về sau đổi là Thiên Quang Thiền tự) đặt ở trong chùa, chọn lấy vị quan trai giới chầu trực, thắp hương không dứt Bọc đó vỡ ra, Hiền Vương bèn đỡ lấy thì bốn vị Đại Thiên Vương tự nhiên biến hóa, Hiền Vương càng thành tâm cầu đảo Đến giờ Ngọ, ngày rằm 15 tháng Giêng, trăm trứng vỡ ra đều thành trăm người con trai; rồng thành năm sắc, điềm ứng sáng ngời, hương trời giáng xuống, đầy khắp núi sông Được khoảng một tháng, không phải bú mớm mà tự trưởng thành Tất cả các con đều có hình dáng đẹp lạ, tướng mạo phương phi, anh hùng nổi tiếng ở đời, cao lớn ba thước bảy tấc Hiền Vương triệu 6 nàng cung phi, giao phát gấm lĩnh, cắt may thành trăm bộ áo mũ cấp cho trăm người con trai
Cả ngày trăm con vui cười, thường lấy lá hoa ao sen đùa nghịch Sau 100 ngày, các con khôn lớn, không nói mà hay cười Qua 200 ngày, đến giờ Thìn ngày 20 tháng 7, cả trăm người con trai đều cười to, nói rằng: - Trời sinh Thánh vương trị nước, giúp bốn biển thanh bình, quốc gia yên vui, là trăm hoàng tử đều ở thềm rồng điện thượng Bỗng thấy một đóa mây ngũ sắc từ không trung giáng xuống thềm rồng Hiền Vương thấy tám vị Thiên tướng, đầu đội mũ đồng, mình mặc thiết giáp, chân đi hài bạc, eo thắt dải rồng, dung mạo sán lạn, mắt sáng như sao, miệng xuất hào quang, tay cầm thần kiếm, linh trượng, bảo trữ, thiết phủ, đứng hầu hai bên tả hữu; hai bên đối chầu, hư không biến hóa, gió mưa ập
Trang 14đến, bay vượt nhiễu không trung trong điện Ngũ Lĩnh, rồi núi non thất hình, sông hồ sóng dâng trào, không thể lượng cơ biến hóa Sau ba giờ sáng láng, tám
vị tướng mới xưng danh làm tám bộ Kim Cương, vâng sắc của Thượng thiên chư Phật, Bảo Đế lệnh sai giáng xuống che chở cho trăm người con trai Nay tất
cả đã trưởng thành, hiểu biết nên tám vị tướng phụng mệnh đưa các vương tử đến cửa khuyết bái tạ Hoàng phụ, cai trị trong nước Tám vị tâu xong, bay lên trời biến mất Tám vị ban cho Hiền Vương một chiếc long bài, một chiếc thiên bảo thần ấn, một viên bạch ngọc, một chiếc thần kiếm, một quyển thiên thư, một chiếc thước ngọc, một chiếc bàn vàng đặt ở trong điện Hiền Vương nhận lấy, cho đây là trời ứng điềm lành, giúp yên trong nước Vua thấy trăm người con trai bỗng nhiên cao lớn, thân dài bảy thước ba tấc, mỗi người cầm một vật thiên bảo thần khí chia nhau đứng hầu hai bên tả hữu, bái tạ Hoàng phụ Hiền Vương xuống chiếu rằng: Trời sinh trăm người con trai, đều văn võ thánh thần, anh hùng tài lược giúp nước yên bình, thiên hạ cậy nhờ bởi ơn giáo hóa, phụ tử quân thần cùng nhau vui hưởng”
Đây chỉ là một câu chuyện truyền thuyết, nhưng đó là có thể nói đây là câu chuyện vĩ đại, mang triết lý sâu sắc mà qua đó cha ông chúng ta đã gửi gắm những hàm ý lớn lao: Lý giải nguồn gốc dân tộc, thể hiện tinh thần tự tôn coi mình có xuất xứ cao quý đáng tự hào (con Rồng cháu Tiên); nêu cao tinh thần đoàn kết, coi những dân tộc khác đều là anh em một nhà, cùng một mẹ sinh ra (đồng bào-cùng bọc)
Câu chuyện phản ánh khát vọng của dân tộc trong buổi ban đầu, muốn có một hình thức sinh sôi, nảy nở một cách thần kỳ, có đủ nhân lực nhằm đối phó với thiên nhiên, địch họa để bảo tồn nòi giống, xây dựng đất nước Thực là: Một
mẹ trăm con gánh núi sông Đảm đang gây dựng giống Tiên Rồng Văn Lang một cõi vươn tay đắp Ngũ Lĩnh bao vùng để mắt trông Văn hiến Hùng Vương, trau chuốt ngọc Thuần phong Lạc Việt, điểm tô hồng Năm châu phụ nữ trong truyền thuyết Quốc mẫu Âu Cơ đẹp nét hùng (Quốc Mẫu Âu Cơ -Vương Sinh)
Trang 15Huyền thoại này được ghi trong một số thần phả, thần tích về đời Hùng Vương nhưng được biết đến nhiều nhất qua truyện Hồng Bàng thị (truyện họ Hồng Bàng), một trong các tích được chép tại sách Lĩnh Nam chích quái của Trần Thế Pháp (thế kỷ XV)
Mặc dù mang những tình tiết phi lý nhưng huyền thoại này lại có sức sống mãnh liệt, là nguồn động viên to lớn đối với dân tộc Việt Nam trong bước đường phát triển đầy cam go, thử thách nhưng cũng rất anh dũng, hào hùng suốt mấy ngàn năm lịch sử của mình Do đó không chỉ ngày nay người ta mới có những băn khoăn về huyền thoại này, mà các nhà sử học thời phong kiến cũng thấy những điểm bất hợp lý và cho rằng đó là thuyết “hoang đường, quái dị”; nhưng cao hơn hết vẫn là ý nghĩa sâu sắc của câu chuyện, là lòng tự hào về cội nguồn dân tộc Giải thích nguồn gốc dân tộc Việt là con Rồng, cháu Tiên Tổ tiên ta là hai vị thần khỏe mạnh, tài năng, xinh đẹp, đức độ Cuộc hôn nhân giữa Long Quân – Âu Cơ như một mối lương duyên tiền định và kết quả thật tạ thường! Âu Cơ sinh ra cái bọc trăm trứng, nở thành một trăm ngươi con hồng hào, đẹp đẽ… Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn lên như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh như thần Dấu ấn thần tiên được khắc sâu trong cuộc sinh
Sự tích Lạc Long Quân chia tay với Âu Cơ, đem theo năm mươi con xuống biển, còn năm mươi người con theo mẹ lên núi, ngoài lí do kẻ ở trên cạn, người ở dưới nước, tính tình, tập quán khác nhau, khó mà ăn, ở cùng nhau một nơi lâu dài còn nhằm giải thích sự phân bố vùng định cư của các dân tộc trên đất Lạc Việt Ngay từ buổi đầu dựng nước, dân tộc ta đã tiến hành
Trang 16những cuộc sắp đặt giang sơn Địa bàn đất nước rộng, các dân tộc đã biết phân chia nhau cai quản, Kẻ ở chốn núi rừng, kẻ đồng bằng, người biển cả… lập nghiệp khắp nơi, khắp chốn Khi có việc quan trọng, lớn lao, họ lại tìm đến nhau, giúp đỡ lẫn nhau.Điều đó thể hiện truyền thống đoàn kết tốt đẹp trong suốt mấy ngàn năm lịch sử của dân tộc ta.
Trong truyện có những chi tiết tưởng tượng, kì ảo là những chi tiết không có
thật Đó là những chi tiết có tính chất hoang đường, kì lạ Trong truyện, nhân dân sáng tạo ra những chi tiết tưởng tượng, kì ảo nhằm dựng lên những câu chuyện thần kì, giải thích những sự kiện, sự việc chưa thể giải thích theo cách thông thường hoặc là để thần thánh hoá các nhân vật mà nhân dân ngưỡng mộ,
tôn sùng.Trong truyện Con Rồng cháu Tiên, những chi tiết này có vai trò tô đậm
tính chất kì lạ, đẹp đẽ của các nhân vật (Lạc Long Quân và Âu Cơ), đồng thời chứng tỏ người Việt có nguồn gốc khác thường, rất cao quý và đẹp đẽ Qua việc thần kì hoá, linh thiêng hoá nguồn gốc dân tộc, nhân dân ta muốn nhắn nhủ
người đời sau hãy luôn luôn tự hào, tôn kính tổ tiên mình Các chi tiết tưởng
tượng, kì ảo trong truyện vừa phản ánh một trình độ hiểu biết nhất định ở giai
đoạn lịch sử sơ khai, vừa là kết quả của óc tưởng tượng phi thường của người Lạc Việt
Trang 17che lấp hết cả bầu trời đén nỗi không một tia sáng nào, không một giọt mưa nào xuất hiện trên mặt đất nữa.Trận đói khát dữ dội xảy ra Dân chúng trên đảo lúc
đó tập hợp nhau lại để chặt cây nấm kì quái này Họ đã lấy từng miếng nấm một
để ăn và bị say kềnh say càng Mỗi người một giọng nói năng lảm nhảm người ngoài không hiểu gì hết Họ lang thang khắp nơi trên đảo Thế là xuất hiện những bộ lạc khác nhau.”
Truyện cổ về cây nấm tiêu biểu cho những đặc trưng cơ bản của fonclo của các dân tộc Indonesia Rõ ràng từ xa xưa các bộ lạc, bộ tộc trên quần đảo Malaixia – Indonesia thống nhất với nhau, cùng chung một đặc thù văn hóa
Sự thống nhất về ngọn nguồn dân tộc, tính cộng đồng chặt chẽ của các bộ lạc, bộ tộc Indonesia – Malaisia đã làm nên những nét chung của các dân tộc về lối sống, thể chế xã hội và tín ngưỡng
Vì vậy , đến thời hiện đại, mặc dù các dân tộc Indonesia và Malaisia tách
ra hai con đường phát triển riêng, song fonclo thì vẫn chung, đúng như nó từng tồn tại Trở lại truyện cổ về cây nấm thần chúng ta thấy dần dần trong quá trình lịch sử, các bộ lạc tách ra Ở từng tộc người, từng dân tộc fonclo được làm giàu thêm bằng những yếu tố vay mượn các dân tộc xung quanh, nhưng cũng có những tộc người hầu như vẫn giữ nguyên cốt cách nguyên sơ, không pha trộn
và ít đổi thay
Về nguồn gốc con người ở Indonesia, còn có hai dị bản khác
1. Trong khoảng không vũ trụ, tự nhiên rơi xuống mặt đất một tảng đá lớn Tảng
đá to dần khiến cho trời tách ra khỏi đất, hai người nam, nữ đầu tiên chui ra từ hòn đá khi nó vỡ thành núi non
2. Xưa ông trời, bà đất ở hai cõi gần nhau nên có quan hệ giới tính, nhưng con trai
cứ ở trời và con gái cứ ở đất (nghĩa là con ông ở xứ ông, con bà ở xứ bà) Sự gần gũi hai thế giới với lũ con đông đúc khiến không gian chật chội, chúng
Trang 18tranh giành ăn, ở, đẩy trời lên cao Sau cuộc hỗn loạn ấy loài người dưới mặt đất sinh sôi.
Tuy nhiên, hai mô típ sau không phải là cốt chuyện phổ biến rộng rãi; Chỉ
có mô típ đầu tiên là trong dân gian còn kể rộng khắp Tình hình truyện thần thoại về nguồn gốc loài người của họ còn nặng theo mô típ Thái cổ “Lúc hồng hoang, trời cử bảy vị thần xuống mặt đất để khai mở sông suối và tạo ra các giống người Khi con người đã đông đúc thì bảy người trời phải ở lại cai quản
vì họ đã “trót ăn đất của trần gian” nên mất phép mầu nhiệm bay về trời.”
=>Điều này cũng chứng tỏ tính bảo thủ bền vững của thần thoại cho dù sự giao lưu văn hóa hòa huyết đã diễn ra khá lâu dài Song nếu điểm diện các nhóm cư dân ở Thái Lan là tiêu biểu, mặc dù vết tích truyện của người Môn, người Hán cũng còn lấp lánh đây đó trong các truyền thuyết, cổ tích Bên cạnh đó là truyện của người Lào với sự giải thích nguồn gốc thủy tổ của loài người là từ quả bầu cháy chui ra Vì chui qua lỗ dùi của Pulangxong nên người ra trước đen thui( do bụi than bám), người ra sau da trắng
1.1.1.4 Myanmar – “Thần cây”
Truyện thần thoại Myanmar phát triển xây dựng dựa trên những tín ngưỡng thần linh ma quỷ gọi là “nát’’ có: nát Đất, nát Sông, nát Núi, nát Cây, nát Lúa,…Và ở Myanmar, nguồn gốc Trời đất, con người, quốc gia dân tộc, tổ tiên, vua chúa đều bắt nguồn từ Nát Tín ngưỡng đó có ảnh hưởng rất lớn trong đời sống tinh thần của nhân dân Myanmar, trở thành truyền thống văn hóa.Giải thích về nguồn gốc loài người, mang motif nát Cây (thần Cây) có Huyền thoại Biamma kể rằng: “Bấy giờ trên trái đất chưa có người ở Có chín
vị thần Biamma rời cõi trời đi xuống trái đất Đầu tiên họ cầu xin có ánh sáng, mặt trời, mặt trăng và các vì sao động lòng thương bèn ban cho họ ánh sáng Đất đai thơm ngon, đó là loại thức ăn đầu tiên của họ Họ ăn mãi, dần dần loại
Trang 19thức ăn đó cũng hết, họ ăn đến loại dây leo paxalata để sống Cây paxalata cũng hết, họ tìm đến cây thalesan Loại cây có vị ngon ngọt, ăn vào thấy người khỏe mạnh Đó là cây lúa mà ngày nay người Myanmar đang trồng Nhờ có những thức ăn cây cỏ đó mà chín người Biamma trở nên to béo, ngày ngày nảy sinh lòng ham muốn nhục cảm Trong số chin người đó, bỗng sinh ra năm người đàn ông, bốn người đàn bá Bốn cặp đàn ông đàn bà thành vợ chồng còn trơ trọi một người đàn ông sống độc thân Người này tức giận bèn lấy đá ném tới tấp vào bốn cặp vợ chồng kia Cũng từ đó, loài người càng sinh sôi nảy nở, cây lúa thalesan hiếm đi, dần mất đi Và để nuôi sống mình và gìn giữ hạnh phúc, con người lại phải tìm cách gieo trồng lúa Nhờ sức lao động của con người mà ngày nay cây lúa càng phát triển” - Theo Trương Sỹ Hùng (Thần thoại Đông Nam Á)
Từ thần thoại Huyền thoại Biam Ma tuy có phần hoang đường, tưởng tượng nhưng đã góp phần phản ánh cách giải thích về nguồn gốc hình thành con người của Myanmar là dựa vào yếu tố tự nhiên Điều này cũng dễ giải thích được do tập quán sinh hoạt hằng ngày họ gắn bó với thiên thiên, coi thiên nhiên
là bạn, là thức ăn chính nuôi sống họ Dần dần những loài cây đó trở thành thứ lương thực không thể thiếu giúp họ duy trì sự sống và phát triển giống nòi Mà
ở câu chuyện trên chính là việc hình thành nòi giống gắn với việc trồng cây lúa nước Phát triển cây lúa nước tức phát triển nòi giống loài người Myanmar cùng với đó là việc hình thành các phong tục, lễ hội gắn bó với nhau dựa trên nguồn gốc đã có Điều đó đã tạo nên sắc thái riêng, văn hóa riêng mang đặc sắc văn hóa của người Myanmar Ở đây một tục lệ khá tiêu biểu được lấy ra từ huyền thoại của họ chính là tục ném đá vào nhà cô dâu chú rể Một nét phong tục khá thú vị, đặc sắc của người Myanmar, ném đá ở đây chắc hẳn không phải với cái
ý đầy tức giận, ganh tị của vị thần độc thân ngày xưa mà dần dần có lẽ họ đã quan niệm rằng khi ném đá vào nhà cô dâu chú rể sẽ mang lại những điều may mắn cho họ, những viên đá là biểu tượng của thiên nhiên, của thần núi,thần đất
Trang 20giúp họ giữ nhà giữ cửa, sống hạng phúc và xum vầy bên con cháu, để tiếp tục giữ gìn nòi giống dân tộc.
1.1.1.5 Philippin – “Cá thân ghép đôi”
Thần thoại kể về nguồn gốc con người xuất hiện ở Philippin như sau:
“Ngày xửa ngày xưa không có trái đất, chỉ có biển và bầu trời Trên trời chim muông bay liệng Nó mệt mỏi nhưng không biết ngừng cánh nghỉ ở đâu được Chim muông rất khôn ngoan Chúng cãi lộn nhau về biển và trời Biển vẩy nước lên trời Trời tối tăm vì giận dữ và trút nước trở lại Nước này biến vào trong đất
Sợ hãi trước trận mưa kì quái, chim ta bay đi mất Nó bay mãi bay mãi và cuối cùng quay trở lại và nhìn thấy trái đất xuất hiện Trên mặt đất mọc lên những cây dại, vươn lên trên là những cái vai trần Đây là những cây tre Chim
ta bay mãi và khát nước Đoán là trong cây tre có nước, chim bắt đầu cào bới ở gốc tre “Đập mạnh vào, đập mạnh vào” – một giọng nói đâu đó phát ra khi chim dùng mõ đập vào thân tre Chim sợ hãi muốn bay đi, nhưng vì tò mò, muốn biết giọng nói diệu kì ấy là cái gì, nó lấy hết can đảm tiếp tục đập gõ vào thân cây nhẵn nhụi “Đạp mạnh nữa vào, mạnh nữa” – giọng nói yêu cầu Chim càng tò mò, và đập hết sức, nhưng nó cứ yếu dần Thế là chim dùng mảnh đá đập mạnh vào thân cây đến khi thân cây vỡ ra Từ trong thân cây có tiếng hai người: người đan ông và người đàn bà bước ra Người đàn ông thấy yêu thích người đàn bà Người đàn bà trả lời lại bằng sự say mê, và họ nắm tay nhau ra đi
Sự xuất hiện của con người làm cho chim sợ Nó quên cả khát, bay đi mất
vì nó không hiểu rằng nó đã giúp con người xuất hiện trên mặt đất”
=>Vẫn là mô típ cây sinh người trong tổng thể mô típ cây
Trang 21Tương tự như vậy người Bisaya có truyện “Thần cá ghép đôi” kể về sự xuất hiện con người ở Philippin:
“Thuở hồng hoang, bỗng nhiên từ mầm măng của một cây tre, có một người đàn ông và một người đàn bà chui ra Họ là cư dân đầu tiên trên mặt đất nhưng chưa hề biết quan hệ giới tính Hằng ngày, hai người vẫn rủ nhau đi gái cây quả, bắt cá tép nhỏ ăn sống nuốt tươi cho ngày lại qua ngày Bấy giờ cá sấu thần Inaptan cứ nhìn thấy người sống bên nhau vô tư, không biết giao hợp
để cho loài người loài người sinh sôi thì buồn lắm, nhưng chưa biết làm thế nào
để dạy họ Lừa cơ hội hai người đi tắm, Inaptan xô tới, vùng vẫy xáo động một vùng nước, dùng đuôi quật nhẹ vào lưng từng người, uy hiếp tinh thần cả hai người Đến lúc hai người sợ hãi, bản năng tự vệ khiến hai người trần truồng ôm chặt lấy nhau Nhân đà ấy, Inaptan để cho đôi trai gái ngồi trên lưng mình và đưa họ vào tạm trú ở thủy cung Giữa khung cảnh kì quái, hai người quan hệ nhiều chiều với nhau trong khoái lạc Thần cá sấu thấy rõ mọi việc diễn ra trước mắt, rồi đưa họ trở lại mặt đất Thời gian dài trôi qua, lũ con của họ sinh ra quá đông Khốn nỗi chúng chỉ chờ cha mẹ chúng kiếm ăn cho Qúa sức chịu đựng, hai vợ chồng đánh đập chúng Chúng sợ hãi chạy toán loạn Đứa chạy nấp vào hang sâu, sau thành người nô lệ Đứa ẩn dưới bóng cây, sau trở thành người thống trị Đứa chạy dạt ra bờ biển lại trở thành dân chài lưới ”
1.1.2 Ý nghĩa những câu chuyện thần thoại nguồn gốc nòi giống loài người qua motif “quả bầu”
1.1.2.1 Lí giải nguyên nhân một đất nước lại có nhiều tích khác nhau?
Ta lấy ví dụ điển hình, ở Việt Nam:
Nếu như chuyện quả bầu mẹ của dân tộc Kh-mú giải thích nguồn gốc dân tộc thì đến với bọc trăm trứng cũng giải thích nguồn gốc của dân tộc việt bằng motif:
Trang 22Motif bộc trăm trứng: Lạc Long Quân và Âu Cơ sinh được một bọc trứng
nở ra được trăm trứng, mỗi trứng là một người con, năm mươi xuống biển năm mươi lên non từ đó con người có nguồn gốc đều là con rồng cháu tiên đến ngày nay vẫn còn lưu truyền về nguồn gốc của con người, phản ánh nội dung về nguồn gốc sinh ra giống nòi và mang ý nghĩa phản ánh về việc phân chia địa vực, thể hiện tinh thần tự tôn coi mình có xuất xứ cao quý đáng tự hào, nêu cao tinh thần đoàn kết, coi những dân tộc khác đều là anh em một nhà, cùng một mẹ sinh ra
Cùng trên một đất nước nhưng cách lí giải về nguồn gốc ra đời của các dân tộc anh em lại có phần khác nhau tuy hai câu chuyện khác biệt nhau nhưng nội dung ý nghĩa lại có sự tương đồng với nhau như motif quả bầu mẹ và bọc trăm trứng hay một nguồn gốc nào giải thích về loài người của các dân tộc việt nam giống nhau đó là đều xuất hiện từ trong một cái bộc hay quả hình tròn ví như nó là quả bầu đều do hai con người thần thánh hay siêu nhiên tạo ra( LLQ-
AC, hai người anh em, nguồn gốc loài người…)
Có thể nói những xung đột về sắc tộc bắt nguồn từ khi con người tăng trưởng về số lượng, vùng đất xưa canh tác trở nên nhỏ hẹp Người ta liên kết theo từng nhóm sắc tộc để đấu tranh sinh tồn chống lại những nhóm người khác tới Những huyền thoại bắt đầu có sự riêng rẽ, phân biệt sắc tộc này với sắc tộc
nọ, cũng nhằm củng cố tinh thần của nhóm sắc tộc của mình, huyền thoại không còn dừng ở huyết thống mà theo vùng cư trú Có những huyền thoại mang dấu vết chia rẽ hận thù giữa các dân tộc cũng hình thành từ đấy
Như vậy có thể nói, thần thoại về nguồn gốc loài người, nguồn gốc các dân tộc ở Việt Nam gặp nhau và giống nhau ở điểm cơ bản là có cùng một gốc
và chỉ khác nhau ở cách kể chi tiết, các tình tiết cách quan niệm, suy đoán về nguyên nhân phân tán, sự tín ngưỡng phồn thực khác nhau và từ đó hình thành nên các phong tục tạp quán khác nhau, cách sinh hoạt, ngôn ngữ cũng khác nhau Chủ đề lớn đó được thể hiện qua hệ thống hình tượng có những mối quan
Trang 23hệ gần gũi, đồng thời lại có những nét khác biệt: hoặc là quả bầu, hoặc là bọc trăm trứng, hoặc là bọc trăm con, hoặc là ông tổ chung Từ cái nền chung đó, thần thoại các dân tộc Việt Nam đã khắc hoạ được cốt lõi đời sống cộng đồng các dân tộc Việt Nam thời xa xưa
1.1.2.2 So sánh motif quả bầu trong thần thoại nguồn gốc loài người ở một số nước
Đông Nam Á
1.1.2.2.1 Điểm riêng
Ở Lào, ta sẽ dễ tìm thấy những câu chuyện thần thoại về quả bầu Chứng
tỏ, quả bầu là yếu tố quan trọng, thậm chí là quan trọng thứ nhất Vì bầu là yếu
tố thứ nhất, là nguồn gốc ban đầu sinh sôi ra loài người Thế nên, ở đây quả bầu làm chức năng bà mẹ đầu tiên của loài người, nên nó còn được gọi là Quả bầu mẹ
Thần thoại giải thích con người biểu hiện qua câu chuyện Quả bầu, ngoài
ra còn có chuyện chặt cây (Pu nhơ Nha nhơ),…Cách giải thích của họ cũng gắn liền chặt chẽ với tự nhiên,đối với Lào từ các câu chuyện thể hiện qua motif quả bầu và thân cây đó khẳng định tất cả các dân tộc trên đất nước Lào đều là anh
em, đều chung nguồn gốc và họ có một nền văn hóa lâu đời đáng tự hào là nền văn hóa bầu bí
Ở Việt Nam, còn có một số dân tộc khác cũng có một số truyện giải thích
nguồn gốc dân tộc tương tự như truyện Con Rồng cháu Tiên, đó là truyện Quả bầu, Quả trứng thiêng (trứng Điếng do đôi chim Ây cái Uá sinh ra trong sử thi thần thoại Đẻ đất đẻ nước của người Mường, là chiếc trứng thiêng do chim Ông Tôn sinh ra trong sử thi Ẳm ệt luông của người Thái), là hàng trăm dị bản về truyện Quả bầu mẹ từ vùng Tây Bắc xuống đến vùng Trung bộ
Sự giống nhau này chứng tỏ, tuy có sự khác nhau về trình độ kinh tế nhưng quá trình nhận thức về cộng đồng huyết thống và sự phát triển tư duy của
Trang 24các dân tộc là một quá trình tự nhiên và tất yếu Trong tâm thức cộng đồng, con người ra đời gắn bó chặt chẽ với tự nhiên, là sản phẩm của thiên nhiên.
Đặc biệt, người Việt Nam nổi tiếng hơn với câu chuyện “Bọc trăm trứng” (có lẽ vì là dân tộc chiếm số đông nhất) Từ câu chuyện huyền thoại đó, trong tâm khảm mỗi người Việt Nam luôn nhắc nhở nhau phải biết nhớ ơn tổ tiên, những người đã khai mở ra giống nòi dân tộc, đất nước; phải biết đoàn kết, yêu thương, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau, bởi tất cả chúng ta đều là con cháu từ một gốc, sinh ra từ một bọc: Đã sinh cùng giống, cùng nòi Cùng trong đất nước là người đồng thân Phải xem ruột thịt cho gần Phải thương, phải xót quây quần lấy nhau Phúc cùng hưởng, họa cùng đau Có thể nói, qua huyền thoại “Bọc trăm trứng” ta thấy được cái tuyệt tác của trí tuệ dân gian đã sáng tạo nên hình tượng rất độc đáo, tưởng như hoang đường mà lại rất thực tiễn, giàu ý nghĩa sâu xa Chính trí tuệ dân gian trong hồi quốc sơ ấy đã nhân cách hóa hình tượng 50 người con theo cha về miền biển, 50 người con theo mẹ lên miền núi để khai phá đất đai, mở mang bờ cõi, điều có một không hai của văn hóa dân gian Việt Nam Phản ánh nội dung về nguồn gốc sinh ra giống nòi và mang ý nghĩa phản ánh về việc phân chia địa vực.Vì lí do ấy mà đất nước Việt Nam chúng ta bây giờ mới chia thành hai địa vực núi và đồng bằng.Chia ra 4 miền,miền Bắc,miền Nam,miền Trung,miền Tây
Con Rồng, cháu Tiên là một truyền thuyết đặc sắc trong kho tàng truyện
cổ dân gian Nó thể hiện lòng tự hào, tự tôn về nguồn gốc cao quý của dân tộc
ta, đồng thời khẳng định và ca ngợi mối quan hệ gắn bó thân thiết cùng truyền thống đoàn kết tốt đẹp có từ lâu đời của các dân tộc anh em sống trên đất nước Việt Nam Mỗi người chúng ta dù sinh sống ở bất cứ nơi đâu cũng luôn nhớ tới cội nguồn và tự hào là dòng giống Tiên Rồng, là con cháu của các vua Hùng
Đến với đất nước Inđonesia, do xuất phát từ nhu cầu lí giải, chinh phục tự
nhiên của con người, họ đã dùng trí tưởng tượng để hình dung giải thích và