Tuần 4 Tiết 4 Ngày soạn: Bài 4 ĐỘT BIÊN GEN I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Khái niệm đột biến gen, các dạng đột biến gen, hậu quả của các dạng đột biến gen. - Nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen. - Hậu quả và vai trò của đột biến gen trong tiến hóa và chọn giống. 2. Kỹ năng: - Quan sát hình để tìm kiến thức. - Kỹ năng làm việc theo nhóm. 3. Thái độ: - Có cái nhìn khoa học về sự phong phú, đa dạng của sinh giới - Giáo dục thái độ yêu thích thiên nhiên, môn học. II. PHƯƠNG PHÁP: - Học tập theo nhóm - Hỏi đáp - Diễn giảng III. PHƯƠNG TIỆN: 1. Thầy: Sơ đồ H 4.1 , H4.2 sách giáo khoa. 2. Trò: Kiến thức cũ cấu trúc gen, mã di truyền. IV. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: * Kiểm tra bài cũ: (5’) câu 1, 2, 3 sách giáo khoa. 2. Vào bài: (2’) 3. Phát triển bài: NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐÔNG TRÒ Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và các dạng đột biến gen (10’) I. KHÁI NIỆM VÀ CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN: 1. Khái niệm đột biến gen – thể đột biến: a. Đột biến gen: là những biến đổi trong cấu trúc của gen, liên quan đến một cặp Nu (đột biến điểm) làm thay đổi trình tự các Nu tạo nên alen mới. - Đột biến gen có thể xảy ra ở tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục. - Tần số đột biến ở từng gen riêng lẻ rất thấp 10 -6 - 10 -4. b. Thể đột biến: là cá thể mang đột biến đã biểu hiện thành kiểu hình. 2. Các dạng đột biến gen: Thế 1 cặp Nu Mất 1 cặp Nu Thêm 1 cặp Nu. - Gen là gì? - Cấu trúc của một gen. → khái niệm đột biến gen. Giáo viên giảng giải qua ví dụ A → a tạo 3 kiểu hình : AA Không Aa Aa bệnh - Giáo viên đưa ra sơ đồ các dạng đột biến gen. - Học sinh trả lời. - Học sinh rút ra các dạng đột biến gen. Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế phát sinh đột biến gen (15’) II. NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN: 1. Nguyên nhân: - Do các tác nhân ngoại cảnh: vật lý, hóa học, sinh học. - Do rối loạn sinh lý, sinh hóa của tế bào. 2. Cơ chế phát sinh đột biến gen: a. Sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi: Do vị trí liên kết hidro thay đổi làm bắt cặp không đúng trong nhân đôi gặp ở ba zơ nitơ dạng hiếm. - Đột biến gen phát sinh do những nguyên nhân nào? - Học sinh đọc sách giáo khoa. - Học sinh quan sát H 4.1 Ví dụ: G* bắt cặp với T : G – X → A – T. b. Tác động của các tác nhân đặc biệt: - Tia tử ngoại (uv) làm cho 2 bazơ Timin trên cùng một mạch liên kết với nhau. - Chất 5 BU thế A – T → G – X. - Tác động của một số virut cũng gây đột biến. - Học sinh quan sát H4.2 Hoạt động 3: Tìm hiểu về hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen (13’) III. HẬU QUẢ VÀ Ý NGHĨA CỦA ĐỘT BIẾN GEN: 1. Hậu quả của đột biến gen: - Đa số đột biến gen là có hại vì làm thay đổi chức năng của prôtêin. - Một số đột biến gen có lợi hoặc trung tính (đột biến điểm). - Mức độ có hại hay có lợi của đột biến gen phụ thuộc vào môi trường và tổ hợp gen. 2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen: Đột biến gen nguyên liệu chủ yếu cho quá trình tiến hóa và chọn giống. Bên cạnh đó, các đột biến nhân tạo cũng là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống. - Giáo viên giảng theo sơ đồ. ADN (gen cấu trúc) → mARN → prôtêin → tính trạng. 4. Củng cố:(5’) - Câu 1, 2, 3 sách giáo khoa. 5. Dặn dò: - Học bài . Câu hỏi trắc nghiệm 1. Đột biến gen làm: A. biến đổi cấu trúc gen. B. có hại cho cơ thể. C. biến đổi tính trạng cơ thể. D. A, B, C đúng. 2. Đa số các đột biến gen là có hại vì: A. tần số xuất hiện đột biến cao. B. ảnh hưởng nhiều đến sức sống cơ thể. C. phá vỡ mối quan hệ hài hòa trong không gian nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường đã được hình thành qua chọn lọc tự nhiên. D. ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức sinh sản của cá thể. 3. Sơ đồ sau thể hiện đột biến thuộc dạng: A – T → G – 5BU (*) → G – X (*) được gọi là A. đột biến thay thế A → G B. đột biến thay thế cặp A – T → G – X. C. đột biến T → G. D. tiền đột biến. 4. Loại đột biến cung cấp nguyên liệu cho tiến hóa là A. đột biến gen có lợi. B. đột biến gen có hại. C. đột biến gen trung tính. D. đột biến gen có lợi và đột biến gen trung tính. 5. Trong các dạng đột biến sau dạng nào gây hậu quả nghiêm trọng nhất? A. Mất 1 cặp Nu, thêm 1 cặp Nu. B. Thế 1 cặp Nu, thêm 1 cặp Nu. C. Thế 1 cặp Nu, mất 1 cặp Nu. D. Thế 1 cặp Nu. . VÀ CƠ CHẾ PHÁT SINH CÁC DẠNG ĐỘT BIẾN GEN: 1. Nguyên nhân: - Do các tác nhân ngoại cảnh: vật lý, hóa học, sinh học. - Do rối loạn sinh lý, sinh hóa của tế. nitơ dạng hiếm. - Đột biến gen phát sinh do những nguyên nhân nào? - Học sinh đọc sách giáo khoa. - Học sinh quan sát H 4. 1 Ví dụ: G* bắt cặp với T : G –