BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG BÙI NGUYÊN TOÀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN CỦA TÔM TÍT Harpiosquilla harpax de Haan, 1844 TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI LUẬN VĂN TH
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
BÙI NGUYÊN TOÀN
NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN
CỦA TÔM TÍT (Harpiosquilla harpax de Haan, 1844)
TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHÁNH HÒA – 2016
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
BÙI NGUYÊN TOÀN NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC SINH SẢN
CỦA TÔM TÍT (Harpiosquilla harpax de Haan, 1844)
TRONG ĐIỀU KIỆN NUÔI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng bảo vệ một học vị nào
Kết quả nghiên cứu của luận văn là một phần của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo tôm tít” được sự cho phép của ThS Bùi Văn Điền chủ nhiệm đề tài sử số liệu trong đề tài để hoàn thành báo luận văn Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc
Tác giả
Bùi Nguyên Toàn
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận này, ngoài sự nổ lực của bản thân, tôi đã nhận được
sự giúp đỡ của thấy cô, đồng nghiệp, gia đình và bạn bè
Lời cảm ơn sâu sắc tôi xin dành cho thầy hướng dẫn, TS Lục Minh Diệp, người
đã định hướng, dạy bảo và giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình thực hiện đề tài Tôi xin chân thành cảm ơn:
ThS Bùi Văn Điền chủ nhiệm đề tài “ Nghiên cứu xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo tôm tít ” đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi thực hiện đề tài Anh chị em đồng nghiệp tại Trạm Nghiên cứu Thuỷ sản Nước lợ - Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản miền Bắc đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực hiện và hoàn thành đề tài trong thời gian qua
Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
DANH MỤC BẢNG viii
DANH MỤC HÌNH ix
TRÍCH YẾU LUẬN VĂN x
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm tít 3
1.1.1 Phân loại 3
1.1.2 Phân bố 3
1.1.3 Đặc điểm hình thái 4
1.1.4 Tập tính sống 10
1.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng 10
1.1.6 Đặc điểm sinh trưởng 11
1.1.7 Đặc điểm sinh sản 11
1.2 Tình hình nghiên cứu về sinh sản tôm tít trên thế giới và Việt Nam 14
1.2.1 Tình hình nghiên cứu ấu trùng tôm tít trên thế giới 14
1.2.2 Tình hình nghiên cứu Tôm tít ở Việt Nam 16
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm 18
2.2 Phương pháp nghiên cứu và cách bố trí thí nghiệm 19
2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu 19
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản tôm tít trong điều kiện nuôi 19
2.2.3 Nghiên cứu thử nghiệm nuôi phát dục tôm tít bố mẹ 21
2.2.4 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu 22
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 23
3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản tôm tít trong điều kiện nuôi 23
3.1.1 Phân biệt giới tính 23
3.1.2 Các giai đoạn phát triển của buồng trứng tôm tít 23
Trang 63.1.3 Xác định hệ số thành thục và mùa vụ sinh sản của tôm tít 29
3.1.4 Sức sinh sản của tôm tít trong điều kiện nuôi 30
3.2 Kết quả thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo tôm tít 31
3.2.1 Theo dõi sinh trưởng tôm tít trong điều kiện nuôi 31
3.2.1.1 Một số chỉ tiêu môi trường bể nuôi tôm tít bố mẹ 31
3.2.1.2 Sinh trưởng và tỷ lệ sống của đàn tôm bố mẹ trong điều kiện nuôi 32
3.2.2 Kết quả nuôi phát dục tôm tít bố mẹ 33
CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 35
4.1 Kết luận 35
4.2 Đề xuất 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO 36
PHỤ LỤC 41
Trang 8DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Hệ số thành thục của tôm tít qua các tháng 29
Bảng 3.2 Sức sinh sản của tôm tít trong các đợt thí nghiệm 30
Bảng 3.3 Khối lượng và số lượng trứng của tôm tít nuôi trong bể 31
Bảng 3.4 Một số yếu tố môi trường bể nuôi tôm tít (năm 2014) 32
Bảng 3.5 Tăng trưởng và tỷ lệ sống đàn tôm nuôi 33
Bảng 3.6 Tỷ lệ thành thục tôm tít qua các tháng 33
Bảng 3.7 Kết quả nuôi phát dục tôm tít bố mẹ 34
Bảng 3.8 Kết quả cho sinh sản nhân tạo tôm tít 34
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tôm tít (Harpiosquilla harpax De Haan, 1844) 3
Hình 1.2 Phân bố tôm tít trên thế giới 4
Hình 1.3 Phần trước giáp đầu ngực loài H harpax 6
Hình 1.4 Đặc điểm hình thái ngoài của tôm tít 6
Hình 1.5 Sơ đồ phần trước của giáp đầu ngực 7
Hình 1.6 Hình dạng càng của tôm tít 7
Hình 1.7 Loài Oratosquillina interrupta 8
Hình 1.8 Loài Miyakea neap 9
Hình 1.9 Đặc điểm hình thái loài ngoài của tôm Harpiosquilla harpax 9
Hình 1.10 Hệ tiêu hóa tôm tít nhìn từ mặt lưng 11
Hình 1.11 Tôm cái thành thục 12
Hình 1.12 Hình thức giao vỹ của tôm tít Gonodactylus bredini 13
Hình 2.1 Ảnh tôm Tít (Mẫu thu ngày 18/3/2014 tại Đồ sơn – Hải Phòng) 18
Hình 3.1 Hình thái ngoài buồng trứng tôm tít 23
Hình 3.2 Các giai đoạn phát triển của buồng trứng 24
Hình 3.3 Giai đoạn I (chưa trưởng thành) 25
Hình 3.4 Tế bào trứng loại 1 26
Hình 3.5 Tế bào trứng loại 2 26
Hình 3.6 Tế bào trứng loại 3 26
Hình 3.7 Tế bào trứng loại 4 26
Hình 3.8 Tế bào trứng được bao quanh bởi vỏ màu đậm hoàn chỉnh của tế bào nang 27
Hình 3.9 Giai đoạn IV của trứng 27
Hình 3.10 Buồng trứng giai đoạn V 28
Hình 3.11 Giai đoạn VI của buồng trứng 29
Trang 10TRÍCH YẾU LUẬN VĂN
Luận văn “Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản tôm tít trong điều kiện nuôi” được thực hiện tại Trung tâm Quốc gia Giống hải sản miền Bắc- Viện nghiên cứu NTTS 1 từ tháng 3 đến tháng 11 năm 2014 Luận văn là một phần kết quả của đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm tít”
Từ nguồn tôm tít bố mẹ được đánh bắt từ vùng biển Cát Bà – Hải Phòng, luận văn đã tiến hành nuôi thuần dưỡng và nuôi thành thục tôm tít bố mẹ, theo dõi các chỉ tiêu sinh học sinh sản như Kết quả cho thấy tôm tít có kích cỡ 80g trở lên đạt kích cỡ thành thục sinh dục, quá trình phát triển tuyến sinh dục qua 05 giai đoạn, buồng trứng thành thục có màu vàng đậm, 02 dải trứng kéo dài từ giáp đầu ngực đến Telson Hệ số thành thục của tôm tít có xu hướng tăng dần từ tháng 4 đến tháng 7, sau đó giảm dần đến tháng 10 Từ tháng 4 đến tháng 7, hệ số thành thục tăng nhanh từ 0,55% đến 2,33% Tháng 8 là 1,25% và giảm 1,08% rong tháng 9 Tháng 10 hệ số thành thục giảm xuống chỉ còn 0,65% Sức sinh sản tuyệt đối của tôm tít dao động từ 85.600- 105.300 trứng/một cá thể tôm cái, trung bình là 94.380trứng/cá thể Sức sinh sản thực
tế trung bình đạt 85.000 trứng/tôm mẹ
Kết quả thử nghiệm nuôi phát dục tôm tít bố mẹ cho kết quả: tỷ lệ tôm thành thục đạt 70,2%, tỷ lệ tham gia sinh sản đạt 63,5%, tỷ lệ nở đạt 80%, số lượng ấu trùng thu được 2340.000 con
Kết quả của luận văn đã cho thấy việc nuôi phát dục tôm tít từ nguồn tôm bố mẹ khai thác từ tự nhiên hoàn toàn thực hiện trong điều kiện nuôi nhân tạo Kết quả của luân văn góp phần quan trọng trong việc xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm tít
Từ Khóa: Tôm tít, sinh học sinh sản, tuyến sinh dục, Harpiosquilla harpax
Trang 11MỞ ĐẦU
Tôm tít có phân bố tại các vùng biển Việt nam và là một đối tượng hải sản có giá trị kinh tế được tiêu thụ trong nước và thị trường nước ngoài Hiện nay nguồn cung cấp sản phẩm chủ yếu từ khai thác tự nhiên, số lượng hạn chế, không chủ động, dẫn tới giá thị trường luôn ở mức cao Khai thác tôm tự nhiên đặc biệt là tôm kích cỡ lớn có nguy cơ ảnh hưởng tới nguồn lợi tự nhiên
Phát triển nuôi tôm tít thương phẩm sẽ tăng nguồn cung sản phẩm cho thị trường, đồng thời góp phần tích cực cho bảo vệ nguồn lợi tôm tự nhiên Mặc dầu là đối tượng kinh tế, tuy nhiên ở Việt Nam tôm tít chưa được tập trung nghiên cứu Một số nghiên cứu trước đây mới chỉ đánh giá về mặt phân bố tự nhiên, và một số đặc điểm sinh học Năm 2008 – 2009, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản III thực hiện đề tài cấp cơ sở "Nghiên cứu đặc điểm sinh học và thăm dò sản xuất giống tôm tít" đã thu được những kết quả ban đầu Tuy nhiên do thời gian ngắn, kinh phí cấp cơ sở hạn hẹp nên kết quả nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ thăm dò, thử nghiệm
Năm 2013-2015, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I thực hiện đề tài cấp
Bộ "Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo tôm tít", đây là nhiệm vụ cần thiết Thành công của đề tài sẽ có ý nghĩa quan trọng cho việc phát triển sản xuất giống và nuôi thương phẩm loài tôm tít có giá trị kinh tế cao này
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản, nhằm mục đích xây dựng dữ liệu khoa học
về quá trình phát triển phôi và ấu trùng của tôm tít , là cơ sở khoa học quan trọng phục vụ cho việc nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo tôm tít tại Việt Nam Trong khuân
khổ luận án thạc sỹ, chúng tôi thực hiện đề tài "Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản
của tôm tít Harpiosquilla harpax (de Haan, 1844) trong điều kiện nuôi"
Mục tiêu và nội dung của đề tài
Mục tiêu nghiên cứu:
Nắm được một số đặc điểm sinh học sinh sản và đánh giá khả năng nuôi phát
dục, làm cơ sở xây dựng quy trình sản xuất giống nhân tạo của tôm tít Harpiosquilla harpax (De Haan, 1844) trong điều kiện nuôi
Nội dung nghiên cứu:
1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản nhân tạo tôm tít trong điều kiện nuôi (Xác định các giai đoạn phát triển tuyến sinh dục, hệ số thành thục, mùa vụ sinh sản, sức sinh sản tuyệt đối, sức sinh sản tương đối)
Trang 122 Nghiên cứu thử nghiệm nuôi phát dục tôm bố mẹ (tỷ lệ thành thục, tỷ lệ tham gia sinh sản, tỷ lệ nở, số lượng ấu trùng)
Ý nghĩa khoa học của đề tài
kỹ thuật sinh sản nhân tạo và nuôi thương phẩm tôm tít
+ Ý nghĩa thực tiễn:
Nhằm chủ động sản xuất và cung cấp con giống nhân tạo cho nuôi thương phẩm, giảm áp lực khai thác tự nhiên, đa dạng hóa các đối tượng nuôi biển, góp phần bảo vệ nguồn lợi tự nhiên, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân ven biển
Mặc dù có nhiều cố gắng tuy nhiên không tránh khỏi những sai sót Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của Thầy cô, cán bộ hướng dẫn và các bạn đồng nghiệp!
Trang 13CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 Một số đặc điểm sinh học của tôm tít
1.1.1.Phân loại
Lớp: Malacostraca
Bộ chân miệng: Stomatopoda
Họ tôm bọ ngựa: Squillidae
Giống tôm tít: Harpiosquilla
Loài Harpiosquilla harpax( De Haan, 1844)
Tên tiếng Anh: Mantis shrimp
Tên tiếng Việt: tôm tít, tôm tích, tôm thuyền, bề bề
Hình 1.1 Tôm tít (Harpiosquilla harpax De Haan, 1844) 1.1.2 Phân bố
Giống tôm tít( Harpiosquilla) có 07 loài trong đó loài Harpiosquilla harpax có
kích thước lớn Trên thế giới chúng phân bố rộng rãi ở vùng biển Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương - Biển Đỏ (Ethiopia), vịnh Oman, Zanzibar, Madagascar, Nam Phi, vịnh Bengal (Tích Lan-Calcutta), Sri Lanka, Pakistan (Karach), Ấn Độ ( Bombay, Goa, cửa sông Hooghl, Madras bờ biển, quần đảo Andaman), Thái Lan, Singapore, Malaysia, Indonesia( Java, Jakarta Bay, Sumatra), Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan,
Úc, Nhật Bản (Muller, 1994; Manning và Lewinsohn, 1986; Manning, 1991)
Ở Việt Nam tôm tít thường gặp phổ biến ở các vùng biển từ Vịnh Bắc Bộ tới Nam Bộ Chúng được gọi với các tên địa phương như bề bề (miền Bắc), tôm tít, tôm tích (miền Trung và Nam Bộ)
Trang 14Hình 1.2 Phân bố tôm tít trên thế giới (Nguồn GBIFOBIS) 1.1.3 Đặc điểm hình thái
Đặc điểm dễ nhận dạng loài này có đốm sắc tố màu nâu đậm đối xứng qua
gờ giữa của Telson Nhánh trong của chân đuôi có màu nâu đen, nhánh ngoài màu nâu vàng
Phiến chuỷ dạng hình thang, đỉnh phẳng, mặt lưng không có gờ Đoạn phân nhánh phía trước gờ giữa vỏ đầu ngực rõ rệt, phần gốc không đứt đoạn Mấu bên trước đốt ngực V tròn, hướng về phía bên trước Mấu bên trước đốt ngực VI nhỏ và ngắn hơn mấu đốt V, đầu tù, còn ở đốt ngực VII mấu này rất nhỏ và hướng ra bên
Các đốt bụng: Cuối gờ phụ giữa đốt bụng IV không nhọn, nhưng ở đốt bụng V
và VI đều hình thành gai Ở đốt bụng II và V không có vệt màu tối Phiến xúc biện của răng hàm lớn 3 đốt Góc đỉnh dưới đốt đùi chân móc có 1 gai, mặt lưng đốt ống có 3 -
5 mấu dạng gai, đốt ngón có 8 răng ( Manning,R.B 1969a,b; Nguyễn Văn Chung và ctv 2000)
Telson với 8 răng
Trang 15Càng: Các loài tôm tít được phân thành 2 nhóm chính với tiêu chuẩn phân loại
dựa theo kiểu càng của chúng: Tôm giáo (spearer) với càng có phần phụ rất nhọn và
nhiều ngạnh, nhìn giống như càng của bọ ngựa, dùng để đâm và xé mồi Tôm
búa (smasher) với càng có dạng chùy và phần đầu nhọn của càng có cấu trúc thô sơ
hơn Cấu trúc càng phản ánh lối săn mồi của chúng: dùng chiếc chùy to và cứng để nện con mồi và đập vỡ thức ăn Phần phía trong của đầu càng có thể có một bên lưỡi sắc nhọn và dùng để cắt đứt con mồi khi nó bơi Cả hai loại tôm đều có chiến thuật tấn công là bung càng ra thật nhanh và đập càng thật mạnh vào con mồi Cú đập có thể gây ra thương tích nghiêm trọng cho con mồi, kể cả khi con mồi có kích thước lớn hơn tôm tít rất nhiều
Mắt: Mắt của tôm tít là mắt kép, trong đó đáng chú ý là 6 hàng mắt con ở khu vực đường giữa Bốn hàng mắt ở giữa đường giữa mang 16 loại thụ thể ánh sáng khác nhau với 12 loại thụ thể nhằm nhận diện màu sắc và 4 loại đảm nhận nhiệm vụ của bộ lọc màu Thị giác của tôm tít rất tốt, chúng có thể nhìn thấy ánh sáng phân cực và có được thị giác màu sắc siêu phổ Mắt kép của chúng nằm trên các cuống dài và mỗi cuống mắt có khả năng vận động độc lập với cuống còn lại Tôm tít là loài động vật duy nhất có thể nhìn thấy màu quang phổ và được xem là cặp mắt phức tạp nhất của thế giới động vật Chúng có thể nhìn thấy ánh sáng cực tím, ánh sáng thường và ánh sáng hồng ngoại và các loại tia khác của ánh nắng mặt trời Hình dạng của mắt cho phép chúng nhìn thấy sự vật bởi ba phần khác nhau của mắt cùng một lúc Đôi mắt của tôm tít có thể giúp nó nhận biết được các loại san hô, các loài săn mồi trong suốt, bán trong suốt, hoặc động vật ăn thịt Ngoài ra do mắt của tôm tít còn nhận diện được chu kỳ thủy triều do đó
nó có thể chọn được thời gian giao phối với con cái một cách thích hợp nhất
Tôm tít bắt gặp ở vùng biển Đỏ có kích thước lớn nhất là 24,8cm ( Manning,R.B 1969b) Con đực trưởng thành có chiều dài dao động từ 7,1 - 18,8 cm, ở con cái là 6,4-24,8cm Taylor.J và ctv ( 2006) bắt gặp tôm tít tại vùng biển Queenland
có khối lượng lớn nhất ở con đực là 165g, con cái là 115g, chiều dài giáp đầu ngực tương ứng 5,21cm và 5,74cm
Trong tất các loài tôm tít, loài Harpiosquilla harpax là một trong những loài có
kích thước cơ thể tương đối lớn, kích thước cơ thể dao động từ 90-180 mm Kích thước được tìm thấy ngoài tự nhiên của một cá thể trưởng thành có thể lên tới 262 mm (Ayong, 2008)
Trang 16Hình 1.3 Phần trước giáp đầu ngực loài H harpax
Phần đầu ngực được bao phủ bởi giáp đầu ngực, trên trán có mắt và hai đôi râu
có thể chuyển động một cách độc lập Mắt có cuống và có đặc điểm là mắt kép nên có khả năng nhìn cách chính xác khi bắt mồi cũng như di chuyển Tôm tít không có cơ quan cảm thụ màu sắc do thích nghi với điều kiện môi trường sống ở dưới đáy sâu của thủy vực Đặc biệt là mắt của chúng không có liên hệ với nhau, điều đó giúp tăng cường khả năng quan sát
Râu thứ nhất: Có 3 nhánh giống như 3 sợi dây
Râu thứ hai: Có 2 nhánh với 1 nhánh giống hình sợi dây và nhánh còn lại có chiếc lá giống như đôi cánh
Ở phần đầu ngực có 8 đôi phụ bộ, đôi đầu tiên có dạng kìm và có lông tơ bên ngoài, đặc biệt ở đôi thứ 2 phát triển mạnh tạo thành chân móc, các đôi phụ bộ còn lại thon dài giống như những đôi chân để di chuyển
Phần lưng bụng: Phần bụng mở rộng dọc về phía sau, tương ứng 5 đốt bụng đầu là 5 đôi phụ bộ có lông tơ bên ngoài dùng để bơi lội và trao đổi khí Đôi phụ bộ cuối cùng lớn, mỏng có 2 nhánh là 2 chân đuôi nằm ở hai bên telson tạo cho đuôi có dạng hình quạt (Theo Nguyễn Văn Chung và ctv, 2000)
Hình 1.4 Đặc điểm hình thái ngoài của tôm tít
1 chủy; 2 vỏ đầu ngực; 3 mắt; 4 râu I; 5 ngọn râu II; 6 vảy râu II; 7 chân hàm I; 8 chân móc; 9 chân hàm III; 10 chân hàm V; 11 gai bụng; 12 gờ đốt bụng VIII; 13 cơ quan giao cấu đực; 14 chân bò III; 15 mang; 16 chân bơi V; 17 chân đuôi; 18 đốt đuôi (Nguồn: Nguyễn Văn Chung và ctv 2000)
Trang 17Hình 1.5 Sơ đồ phần trước của giáp đầu ngực Nguồn: Manning, 1999)
Manning (1995), chức năng của đôi càng tôm tít được chia thành hai nhóm, đó
là nhóm “đâm” và nhóm “đập” (Hình 1.6) Các loài thuộc nhóm “đâm” có đôi càng rất lớn với đốt ngón thon dài, mảnh, có từ 7-8 răng dạng răng cưa (Manning, 1969), đốt bàn của chân móc có hàng răng dựng ngược (Nguyễn Văn Chung và ctv 2000) thích hợp cho việc đâm và xuyên thủng con mồi Còn các loài thuộc nhóm “đập” có đôi càng ngắn, đốt ngón chắc khỏe ở gốc có chổ phồng ra và không có nhiều hơn 5 răng ngắn trên ngón, phù hợp cho việc đập và nghiền con mồi (Manning, 1967) Ba phần
tư trong tổng số loài thuộc bộ chân miệng có hình thức bắt mồi là “đâm” gồm các
họ Squillidae, Lysiosquillidae, Bathysquillidae, một phần tư còn lại theo hình thức
“đập” thuộc họ Gonodactylidae (Dingle and Caldwell, 1978)
Hình 1.6 Hình dạng càng của tôm tít
(Nguồn:http://www.ucmp.berkeley.edu/arthropoda/crustacea/malacostraca/e um )
Trần Chí Liên (2010) đã khảo sát được 3 loài tôm thuộc gống họ Squillidae
phân bố ở hai huyện Kiên Lương và Kiên Hải là Harpiosquilla harpax, Miyakea nepa, Oratosquillina interrupta và được phân loại như sau:
Trang 18Loài Oratosquillina interrupta
Loài Oratosquillina interrupta có kích thước tương đối lớn, chiều dài
khoảng 80-150 mm Mặt lưng cơ thể có màu xanh olive nhạt, giáp đầu ngực có gờ màu đỏ thẫm, và rãnh xanh lục Đặc biệt ở loài tôm này là đốm nâu trên gờ giữa của telson và đây cũng là điểm để phân biệt Oratosquillina interrupta với loài khác Phiến chủy dạng chữ nhật, giác mạc mắt chia hai thùy Vỏ đầu ngực tôm tương đối rộng, gờ phân nhánh giữa của giáp đầu ngực bị ngắt đoạn Đốt ngón chân móc có 6 răng, góc mút dưới của đốt đùi chân móc có gai, đốt ống ở mặt lưng có hai mấu nhỏ
U sau của đốt ngực V chia hai thùy, gờ kề giữa ở đốt bụng V-VI, gờ trung gian ở đốt bụng IV-VI, từ đốt bụng III-VI có gờ bên, gờ rìa xuất hiện từ đốt bụng I-V, ở rìa của mép ngoài chân đuôi có 7-9 gai hoạt động Nhánh ngoài chân đuôi màu vàng, các gai đầu mút chân đuôi mang màu đỏ (Hình 1.7) Tôm sống ở độ sâu 5-25m, nền đáy cát hoặc cát bùn
Hình 1.7 Loài Oratosquillina interrupta
Loài Miyakea nepa
Mắt chia 2 thùy rõ, phiến chủy có dạng hình thang đỉnh phẳng Gờ phân nhánh giữa có dạng chữ “Y” kéo dài qua điểm lõm ở mặt lưng của giáp đầu ngực Đốt ngón của càng bắt mồi có 6 răng, đỉnh góc dưới đốt đùi có một gai nhọn Mấu bên của đốt ngực V có 2 gai, gai trước nhọn, dài cong về phía trước, gai sau nhỏ và đỉnh hơi tù Có gai cuối ở đốt bụng IV được hình thành từ gờ phụ giữa, nhánh ngoài của chân đuôi có 8-10 gai hoạt động nằm ở rìa Màu sắc nhìn chung tôm tít
Miyakea nepa có màu olive xám-xanh Riêng các gờ, rãnh và mép sau của các đốt
lại có màu nâu-xanh Telson có gờ giữa và mép bên màu xanh lục đậm Phần đầu nhánh ngoài chân đuôi màu vàng (Hình 1.8) Chiều dài thân khoảng 70-150 mm
và thường sống ở nền đáy bùn pha cát
Trang 19Hình 1.8 Loài Miyakea neap
Loài Harpiosquilla harpax
Giác mạc mắt có hai thùy, chủy dạng tam giác gần như tim, mảnh và hướng ra phía trước Giáp đầu ngực có gờ giữa và mép sau bên của giáp đầu ngực lõm sâu Càng bắt mồi có 8 răng, mép ngoài của đốt bàn có một hàng gai mọc thẳng đứng Không có gai ở rìa sau của đốt ngực thứ V, từ đốt ngực thứ VI-VIII có gờ kề giữa và
gờ trung gian Gờ phụ giữa hiện diện ở đốt bụng thứ I-V, trên rìa mép của đầu nhánh ngoài chân đuôi có 8-10 gai hoạt động Mặt lưng của tôm tít có màu xanh lá hơi ngả nâu sáng, chỉ riêng rìa của gờ và các mép sau của cơ thể có màu nâu hơi đen, đốt bụng
VI với các gờ kề giữa có màu xanh lá sậm
Điểm dễ nhận dạng nhất ở loài này là nốt màu nâu đậm đối xứng nhau qua gờ giữa của telson Chân đuôi có nhánh trong màu nâu đen, nhánh ngoài màu nâu vàng (Hình 1.9) Tôm có kích thước dao động từ 90-180 mm, sống ở nền đáy cát bùn Đây
là loài tôm có kích thước lớn, mang trứng nặng khoảng 250 g, dài 29 cm Rất có giá trị về kinh tế, thường được tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu
Hình 1.9 Đặc điểm hình thái loài ngoài của tôm Harpiosquilla harpax
(trái); vỏ giáp đầu ngực (trên, phải); chân đuôi và telson (dưới, phải)
Trang 201.1.4.Tập tính sống
Tôm tít có tập tính sống vùi, ẩn nấp trong hang hay kẽ đá, chúng chỉ chui ra khỏi nơi trú ẩn để tìm mồi và tùy loài có thể hoạt động ban ngày hoặc ban đêm Có thể bắt gặp tôm tít ở độ sâu 2 - 95m nơi có chất đáy là bùn cát, bùn mềm, có khả năng chịu
độ mặn thấp
sau đó ngừng hẳn Nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm tít là
dạ dày tâm vị nơi chứa những màng nghiền của bộ nghiền dạ dày Trước khi đưa vào
dạ dày môn vị, có những khối cơ di chuyển các xương nhỏ để nghiền thức ăn thành những phần rất nhỏ và được thấm qua van tâm môn vị, van này chỉ cho phép những phần tử nhỏ đi qua (Đỗ Thị Thanh Hương và Nguyễn Văn Tư, 2010)
Wortham-Neal (2002), tôm tít là loài thuộc giáp xác, sống ở nước mặn, ăn động vật theo hình thức rình mồi, con mồi chủ yếu của nó là các động vật sống như:
cá, tôm, cua, trai, hến, giun nhiều tơ, đôi khi là đồng loại của chúng,…Tùy theo chức năng của các đôi chân bắt mồi mà con mồi có sự khác nhau Tôm tít săn mồi ngay ở lối vào hang bằng cách rình mồi hay bơi xuyên qua cột nước để tìm thức ăn Khi con mồi bị phát hiện, chúng sử dụng đôi càng với lực đập mạnh và vận tốc lớn để bắt lấy con mồi (Dingle and Caldwell, 1972)
Các loài trong nhóm “đâm” thường bắt mồi có cơ thể mềm, chúng đâm và xuyên thủng con mồi Trong khi nhóm “đập” đôi càng có hình dạng như “chày” để đập những vật mồi có vỏ cứng Các loài thuộc nhóm này được xem là một trong những loài di chuyển nhanh nhất trong thế giới động vật, chúng di chuyển với tốc
độ 10m/s, mặc dù những con cá bơi lội nhanh cũng dễ dàng bị bắt gọn (http://www.blueboard.com/mantis/ ) do ở càng tôm tít là đốt bàn và đốt ngón có thể
co duỗi rất nhanh để chụp lấy con mồi (Dingle and Caldwell, 1978)
Trang 21Tôm tít thuộc loại “ tôm dữ”, ăn thịt sống, săn cá nhỏ, nhuyễn thể và giáp xác nhỏ hơn Chúng dùng đôi chân thứ nhì, to (thường gọi là càng) để bắt mồi
Hình 1.10 Hệ tiêu hóa tôm tít nhìn từ mặt lưng
Nguồn: Bliss và Mantel (1983)
10 dạ dày; 11 dạ dày tâm vị;12 dạ dày môn vị; 13 ruột giữa; 14 gan tụy 15 trực tràng
1.1.6 Đặc điểm sinh trưởng
Đối với loài tôm tít con cái thường lớn hơn con đực trong cùng độ tuổi Trong tự nhiên kích cỡ tôm tít thay đổi theo loài, vùng địa lý, tại vùng biển Địa Trung Hải kích thước tìm thấy phổ biến của quần đàn trong khoảng 71 - 136mm ( Gokoglu và cộng sự, 2008), tại vùng vịnh Mexico khoảng 26 -132mm (Rocket và cộng sự, 1984) Ahyong và Galit (2006) cho biết vùng biển Ấn độ - Tây Thái Bình Dương bắt gặp những cá thể rất lớn (TL = 200mm) Tại vùng biển Caribe kéo dài
đến phía nam Brazil có thể đánh bắt những cá thể đực loài Lysiosquilla scabricauda (Lamarck, 1818) rất lớn TL = 275mm và cá thể cái TL = 261mm (
Diaz và Manning, 1988)
1.1.7 Đặc điểm sinh sản
* Phân biệt đực, cái tôm tít:
Phân biệt đực cái tôm tít dựa vào cấu tạo ngoài của cơ quan sinh dục Con đực
có một cơ quan giao cấu ở hai móc bên của chân ngực cuối (Wortham-Neal, 2002), khi không chứa tinh, chúng có màu trắng trong suốt và khi có tinh có màu trắng sữa ở bên trong cơ quan giao cấu Trong khi đó, con cái có lỗ đẻ ở giữa mặt bụng đôi chân bò thứ nhất Khi con cái thành thục thì ở dưới các đốt ngực xuất hiện ba tuyến chất nhờn màu trắng đục Đây cũng là một trong những đặc điểm để phân biệt con cái thành thục và chưa thành thục (Hình 1.11)
Trang 22Hình 1.11 Tôm cái thành thục
Mức tuổi thành thục thông thường của tôm tít O.oratoria là 2+ cỡ thành thục
đối với con đực là 56g chiều dài 7,5cm ( Kodama và ctv., 2004) Tuyến sinh dục (TSD) của tôm tít cái chưa thành thục thường không nhìn thấy từ bên ngoài, TSD nhỏ màu kem hồng Ở giai đoạn thành thục TSD có thể nhìn thấy như các 1 dải nhỏ trên telson TSD màu vàng, màu cam hoặc đỏ, ở giai đoạn chín muồi TSD có hình tam giác trên telson, có màu vàng, màu cam sáng hoặc đỏ Khi trứng chín, độ rộng buồng trứng ở đốt bụng 1 của tôm tự nhiên thường lớn hơn độ dày của đốt bụng 1( Taylor.J và ctv 2006)
* Vòng đời và mùa vụ sinh sản:
Khi đến mùa sinh sản tôm tít trưởng thành sẽ bắt cặp, con cái có thể bắt cặp nhiều lần với nhiều con đực có kích cỡ khác nhau Khoảng thời gian giữa lần sinh sản thứ nhất và thứ hai cách nhau 40 ngày (Hamano và Matsuura, 1984) Mùa vụ sinh sản tôm tít kéo dài trong năm và thay đổi ở các vùng biển khác nhau Do điều kiện khí hậu khác nhau, tôm đẻ trứng vào những khoảng thời gian khác nhau ở từng khu vực riêng biệt Tại vùng vịnh Moreton- Queensland, Taylor.J và ctv( 2006) cho biết tôm tít tự nhiên thành thục sinh dục từ tháng 2 đến tháng 5 với đỉnh vào tháng 3 Trong mùa đông từ tháng 10 đến tháng 1 tuyến sinh dục ở giai đoạn I, II khi vào đầu mùa xuân bắt gặp nhiều cá thể có tuyến sinh dục ở giai đoạn III, IV Tại Indonexia Wardiatno,
A Mashar, 2010 cho biết tôm tít loài Harpiosquilla raphidea thành thục sinh dục vào
tháng 2 – 4 Ở Nhật bản Kodama và ctv( 2004) xác định mùa xuân là mùa sinh sản của
tôm tít O.oratoria Ấu trùng và tôm con bắt gặp từ tháng 5 đến tháng 7 Veena.S, P
Kaladharan (2010) nghiên cứu về sinh sản của tôm tít tại vùng biển Ấn Độ cho biết
tôm bắt đầu giao vĩ vào tháng 10 Đối với loài Oratosquillina interrupta mùa vụ sinh
Tuyến nhờn
Trang 23sản cao nhất vào mùa xuân và mùa hè với hệ số thành thục( GSI) và tỷ lệ cá thể trưởng thành rất phong phú tại thời điểm này, chiều dài tối thiểu trưởng thành ở con đực đo được 28 mm chiều dài giáp đầu ngực (Maynou et al (2005)
Vòng đời sinh sản của tôm tít trải qua 6 giai đoạn hình thái sau: trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng, giống, tiền trưởng thành và trưởng thành
*Tập tính giao vỹ:
Tập tính bắt cặp và giao vỹ của tôm tít không chỉ trong tự nhiên mà còn có thể trong điều kiện nuôi vỗ nhân tạo, tôm đực và tôm cái trải qua một khoảng thời gian làm quen nhau, trong thời gian này con đực phát tín hiệu cho con cái nhận biết về mục đích của nó( Trương Quốc Thái và Nguyễn Thành Nhơn, 2009)
Quá trình giao vỹ được mô tả như sau: con đực cưỡi lên con cái và dùng các các đôi chân hàm để giữ chặt con cái, tiếp theo con đực xoay con cái để mặt bụng của phần ngực con cái ép mạnh vào mặt bụng của con đực (bụng áp bụng) và con đực chuyển giao túi tinh cho con cái thông qua lỗ đẻ để thụ tinh cho trứng trong quá trình sinh sản hoặc con cái cũng có thể loại bỏ túi tinh này đi ngay
Hình 1.12 Hình thức giao vỹ của tôm tít Gonodactylus bredini
(Nguồn: Dingle and Caldwell, 1972)
Trang 24Ấp trứng:
Sau khi đẻ trứng xong, tôm mẹ lật người lại bình thường, lúc này tôm mẹ sẽ di chuyển khối trứng từ giữa bụng lên giữ ở dưới miệng (Dingle and Caldwell, 1972), đây là đặc điểm khác biệt giữa tôm tít và một số đối tượng giáp xác khác Các đôi chân hàm có nhiệm vụ giữ, vệ sinh và đảo trứng để cung cấp oxy cho trứng (Hamano and Matsuura,1984) Sau khi đẻ trứng thời gian ấp trứng là 13-15 ngày trứng sẽ nở ở nhiệt
C ( loài Harpiosquilla harpax) Thời gian này sẽ thay đổi phụ thuộc nhiệt độ,
1987)
* Sức sinh sản:
Số lượng trứng trung bình trên cá thể là 246 906 trứng ở chiều dài và khối lượng tôm trung bình tương ứng là 18,04 cm và 60,89g (Trương Quốc Thái và Nguyễn Thành Nhơn ( 2009) đã tiến hành nghiên cứu thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo tôm
tít( Harpiosquilla harpax de Haan, 1844)
1.2.Tình hình nghiên cứu về sinh sản tôm tít trên thế giới và Việt Nam
1.2.1.Tình hình nghiên cứu ấu trùng tôm tít trên thế giới
1.2.1.1.Các giai đoạn biến thái của ấu trùng tôm tít
Mặc dù tôm tít( H Harpax) có phân bố rộng, sản phẩm tôm tít được tiêu thụ lớn
ở khu vực Châu Á – Thái Bình dương, tuy nhiên những nghiên cứu về tôm tít chủ yếu
về nguồn lợi, phân loại , phân bố, một số đặc điểm sinh học Theo tổng quan tài liệu chúng tôi thu thập được hiện tại chưa có công trình nghiên cứu về sản xuất giống nhân
tạo loài tôm Harpiosquilla harpax trên thế giới Tuy nhiên có một số nghiên cứu sinh
sản nhân tạo của một số loài tôm tít khác đã được nghiên cứu trên thế giới
William và cộng sự (1985) đã nghiên cứu vòng đời củaấu trùng loài
Hetrosquilla tricarinata Claus, 1871 Đây là nghiên cứu đầu tiên giải thích các giai
đoạn biến thái của ấu trùng tương đối đầy đủ và làm cơ sở tham khảo cho những
trứng nở cho đến hậu ấu trùng Poslarvae là 76 ngày Quá trình biến thái trải qua 03 giai đoạn: 01 giai đoạn tiền trôi nổi( propelagic) và 02 giai đoạn trôi nổi( pelagic)
Morgan và Goy( 1987), nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài Gonodactylus bredini
trong điều kiện phòng thí nghiệm Kết quả nghiên cứu cho thời gian từ ấu trùng trôi nổi từ biển khơi đến lúc đào hang là 32 – 91 ngày, trung bình là 62 ngày Buồng trứng
Trang 25loài này có thể chứa khoảng 800 – 900 trứng và trứng có dạng hình bầu dục, chiều dài khoảng 0,75 – 0,79mm, chiều rộng khoảng 0,64 – 0,67mm Trứng sau khi thụ tinh,
phát triển qua 08 giai đoạn biến thái( 03 giai đoạn tiền trôi nổi – propelagic, 4 giai đoạn trôi nổi – Pelagic, 1 giai đoạn phụ- supernumera) Thời gian biến thái của ấu
Morgan và Goy( 1987) mô tả các giai đoạn biến thái của ấu trùng tôm tít
Gonodactylus bredini tóm tắt như sau:
toàn thân TL = 2,5 - 2,65mm, chiều dài giáp đầu ngực CL = 1,0 – 1,3mm
toàn thân TL = 2,9 - 3,1mm, chiều dài giáp đầu ngực CL = 1,4 – 1,7mm
C, chiều dài toàn thân TL = 3,1 -3,4mm, chiều dài giáp đầu ngực CL = 1,4 – 1,8mm
toàn thân TL = 3,9-4,0mm, chiều dài giáp đầu ngực CL = 2,2 – 2,5mm
toàn thân TL = 5,1 -5,2mm,chiều dài giáp đầu ngực CL = 2,7 – 3,1mm
toàn thân TL = 5,8 -6,3mm, chiều dài giáp đầu ngực CL = 3,3 – 3,6mm
toàn thân TL = 6,5 -7,2mm, chiều dài giáp đầu ngực CL = 3,3 – 3,6mm
thân TL = 7,4 -7,9mm, chiều dài giáp đầu ngực CL = 4,1 – 4,5mm
Hamano, Matsuura (1987) khi nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài tôm tít
Oratosquilla oratoria trong điều kiện phòng thí nghiệm Kết quả nghiên cứu cho thấy
tôm tít cái ôm khối trứng hình đĩa của nó bởi chân đầu tiên và thứ 3 đến chân thứ 5 Trứng có hình bầu dục trong các mẫu, nghĩa là( phạm vi) kích thước 0,47( 0,44 - 0,51)
~ 0,44( 0,40 – 0,47) mm ngay sau khi đẻ ra và 0,61( 0,58 – 0,65) ~ 0,55( 0,52 – 0,58 )
mm ngay trước khi trứng nở Thời gian ấp trứng có liên quan đến nhiệt độ của nước trong bể, và ngắn hơn ở nhiệt độ cao Các bình phương hồi quy tối thiểu tượng trưng
Trang 26cho một mối liên hệ có ý nghĩa tuyến tính( r = - 0,98; P < 0,001), là Y= 58,39 – 1,85X;
C) trong thời gian ấp trứng và Y là thời gian
ấp trứng( ngày) từ lúc đẻ đến lúc nở Đồng thời kết quả nghiên cứu còn mô tả được cụ thể sự phát triển của ấu trùng tôm tít trải qua 11 giai đoạn biến thái khác nhau phân biệt bằng số lượng của các phân đoạn và cấu trúc lông cứng của phần phụ
1.2.1.2 Dinh dƣỡng của ấu trùng
Theo Morgan và Goy( 1987), nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài Gonodactylus bredini cho biết ấu trùng mới nở sử dụng noãn hoàng sau đó sử dụng nauplii của
artemia
Hamano, Matsuura (1987) nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài Oratosquilla oratoria cho biết ở hoạt động bơi và ăn mồi artemia bắt đầu ở giai đoạn ấu trùng thứ
ba Ở giai đoạn cuối ấu trùng có xu hướng xuống đáy và đào lỗ dưới cát, lúc này chúng
có thể ăn được nhuyễn thể nhỏ Tổng thời gian biến thái từ khi trứng nở đến hết giai đoạn ấu trùng là 60 ngày, từ kích thước trứng 0,65mm đến kích thước ấu trùng giai đoạn tôm giống là 23mm Thức ăn trong ương nuôi ấu trùng tôm tít ở giai đoạn đầu sử dụng thức ăn là artemia, tuy nhiên các giai đoạn tiếp sau đó sử dụng kết hợp các thức
ăn tổng hợp như tôm sú
Tóm lại: Các nghiên cứu về dinh dưỡng và các giai đoạn phát triển của ấu trùng
tôm tít khác nhau tùy theo từng loài Đối với tôm tít H Harpax chưa có nghiên cứu chi
tiết, do vậy trong quá trình nghiên cứu cần tham khảo và bố trí thí nghiệm để nghiên cứu cụ thể đối với loài này về các giai đoạn phát triển ấu trùng và dinh dưỡng cho từng
giai đoạn
1.2.2.Tình hình nghiên cứu tôm tít ở Việt Nam
Các nghiên cứu về tôm tít ở Việt Nam còn rất hạn chế Một số công trình nghiên cứu mới đề cập về trữ lượng nguồn lợi hải sản các vùng biển Việt Nam Nghiên cứu về sinh học sinh sản còn ít và ở bước thăm dò
Viện Nghiên cứu NTTS III thực hiện đề tài cấp cơ sở “Bước đầu nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản và thử nghiệm nuôi vỗ thành thục tôm tít ( Harpiosquilla harpax)" do thạc sỹ Trương Quốc Thái và cộng sự thực hiện ( 2009-
2010) Đề tài đã bước đầu nghiên cứu về đặc điểm sinh học và nuôi vỗ tôm tít (tôm bố
cũng đã bố trí các thí nghiệm về ảnh hưởng của nhiệt độ và độ mặn đến nuôi vỗ tôm
Trang 27bố mẹ Đã nuôi vỗ thành thục tôm tít bố mẹ (tỷ lệ sống đạt trên 87%) Đã cho đẻ thành công; ấp nở (thời gian ấp trứng từ 13 – 15 ngày tùy thuộc vào nhiệt độ nước); ương 02 đợt và thu được hậu ấu trùng (thời gian biến thái hoàn toàn để chuyển thành hậu ấu trùng dao động 56 – 62 ngày) Tuy vậy, đây chỉ là đề tài thử nghiệm thăm dò (thành công 2 đợt ương đến hậu ấu trùng, thu 20 con giống / 8 đợt cho sinh sản nhân tạo) và chưa xây dựng được quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo
Trong 03 loài trên chỉ có nghiên cứu Hamano, Matsuura (1987) đã giải quyết hai vấn đề: Tạo hang nhân tạo để giữ con cái đẻ trứng và nuôi dưỡng ấu trùng bằng cách sử dụng Artemia với các kích cỡ khác nhau
Ở nước ta, Tôm tít có phân bố tại các vùng biển Việt nam và là một đối tượng hải sản có giá trị kinh tế được tiêu thụ trong nước và thị trường nước ngoài Tuy nhiên hiện nay sản lượng tôm tít chủ yếu là từ khai thác tự nhiên thường là sản phẩm phụ của khai thác cá Những nghiên cứu từ trước đây mới chỉ đánh giá về mặt phân bố tự nhiên, trong danh mục đối tượng hải sản ở vùng biển Việt Nam Từ năm 2010 đến này
đã có một số nghiên cứu đặc điểm sinh học và thử nghiệm sinh sản nhân tạo tôm tít, đã bước đầu thành công trong việc tuyển chọn tôm tự nhiên về nuôi vỗ thành thục trong
bể xi măng cho sinh sản nhân tạo Các chỉ tiêu kỹ thuật như chất lượng tôm bố mẹ, tỷ
lệ thành thục tôm mẹ, tỷ lệ tham gia sinh sản, tỷ lệ sống của ấu trùng đều chưa ổn định Như vậy, toàn bộ vấn đề có vai trò quyết định nhất để đảm bảo xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống vẫn chưa được sáng tỏ và cần tiếp tục nghiên cứu
Qua tổng kết các nghiên cứu cho thấy chưa có nghiên cứu về sinh sinh sản nhân tạo tôm tít (Harpiosquilla harpax), các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào phân bố, đặc điểm sinh học, sinh thái Do vậy để tiến tới cho sinh sản nhân tạo, điều cần thiết
và bắt đầu là phải nắm được đặc điểm sinh học sinh sản của loài này
Trang 28CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tượng, thời gian và địa điểm
* Đối tượng nghiên cứu
Loài Harpiosquilla harpax (de Haan, 1844)
Giống tôm tít : Harpiosquilla
Họ tôm bọ ngựa: Squillidae
Bộ chân miệng: Stomatopoda
Lớp: Malacostraca Tên tiếng Anh: Mantis shrimp
Địa điểm nghiên cứu:
Trạm Nghiên cứu Thủy sản Nước lợ phường Hải Thành – Dương Kinh – Hải Phòng
Thời gian nghiên cứu: Tháng 3/2014 đến 11/2014
Hình 2.1 Ảnh tôm Tít (Mẫu thu ngày 18/3/2014 tại Đồ sơn – Hải Phòng)
Trang 292.2 Phương pháp nghiên cứu và cách bố trí thí nghiệm
2.2.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu
2.2.2 Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản tôm tít trong điều kiện nuôi
(1) Nghiên cứu sinh trưởng của tôm bố mẹ trong điều kiện nuôi
Đàn tôm bố mẹ phải được nuôi thuần dưỡng trong bể Kế thừa kết quả nghiên cứu trước, tôm bố mẹ phải có các tiêu chuẩn như: Tôm bố mẹ có khối lượng lớn hơn 70g/con, tuyến sinh dục giai đoạn II
Ngày 15/3/2014, nuôi 300 con tôm bố mẹ (tỷ lệ đực cái 1:1) khối lượng trung bình 70,5 ±2,5 g/con Tôm bố mẹ được đánh bắt vùng biển Cát Bà – Hải Phòng Chuyển về Trạm Nghiên cứu Thủy sản Nước lợ (Hải Thành – Dương Kinh – Hải Phòng)
Tôm được thuần dưỡng và nuôi trong 3 bể xi măng, diện tích bể: 4m x 4m x 1,2m Tạo hang bằng ống nhựa 42mm, dài 25- 30cm 1/3 diện tích đáy bể được phủ lớn cát mịn dày 10 cm, để tôm trú ẩn
NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN
Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản của tôm tít Harpiosquilla
harpax (de Haan, 1844) trong điều kiện nuôi
vụ sinh sản tôm tít
Sức sinh sản tuyệt đối, tương đối của tôm tít
Thử nghiệm nuôi phát dục tôm Tít
bố mẹ
Sinh trưởng
và tỷ lệ sống tôm tít trong điều kiện nuôi
Tỷ lệ
đẻ trứng
Tỷ lệ
nở, số lượng
ấu trùng thu được
Tỷ lệ thành thục sinh dục tôm
bố mẹ
Trang 30Thức ăn: Mực tươi, thịt hẩu cho ăn 3 lần/ngày
Nước biển lọc sạch, khử trùng (chlorine 30ppm) cấp vào bể qua hệ thống lọc sinh học, nước chảy tuần hoàn
Một số chỉ tiêu môi trường được theo dõi: nhiệt độ nước, hàm lượng ôxy hoà tan
và pH được đo mỗi ngày một lần vào lúc 8 giờ sáng
Định kỳ 15 ngày/lần thu mẫu xác định tăng trưởng tôm nuôi
Theo dõi sinh trưởng của đàn tôm, xác định tốc độ tăng trưởng tương đối, tuyệt đối, xác định tỷ lệ sống của đàn tôm nuôi
Xác định chiều dài (cm): Chiều dài thân của tôm từ mút chuỳ đến hết đuôi tôm được đo bằng thước có độ chính xác 0,05 cm
Xác định khối lượng tôm (gam): Khối lượng tôm được xác định bằng cân có độ chính xác 0,01g
(2) Nghiên cứu sự phát triển tuyến sinh dục và quá trình thành thục của tôm tít
trong điều kiện nuôi
*Theo dõi quá trình thành thục sinh dục của đàn tôm nuôi
Tiến hành thu mẫu tuyến sinh dục của đàn tôm bố mẹ qua các tháng trong năm, đánh giá về tổ chức học tuyến sinh dục, các chỉ số về hệ số thành thục, kích cỡ thành thục, tỷ lệ thành thục, mùa vụ sinh sản
Xác định hệ số thành thục, mùa vụ sinh sản và sức sinh sản
+ Xác định hệ số thành thục và mùa vụ sinh sản
Xác định hệ số thành thục: Xác định hệ số thành thục bằng phương pháp thực nghiệm quan sát trên số lượng mẫu thu ngẫu nhiên trong thời gian nghiên cứu từ tháng
4 đến tháng 10 năm 2014 Hàng tháng mẫu được thu 1 lần vào ngày 15, số lượng 10 mẫu/lần
Hệ số thành thục được xác định theo công thức:
Trang 31Sức sinh sản tuyệt đối: Tổng số trứng/tôm mẹ
Xác định sức sinh sản tương đối: Xác định sức sinh sản tương đối bằng tỷ số giữa sức sinh sản tuyệt đối và khối lượng tôm cái (số lượng trứng/kg hay số lượng trứng/gr)
Sức sinh sản tương đối được xác định theo công thức:
Fa: Sức sinh sản tuyệt đối W: Khối lượng tôm cái (kg hay gr)
N: Số lượng trứng của từng tôm cái W: Khối lượng tôm cái (gr)
Nghiên cứu các giai đoạn phát triển noãn bào và buồng trứng tôm tít
* Nghiên cứu tổ chức học của tuyến sinh dục
Quá trình phát triển noãn bào và buồng trứng tôm tít thông qua sự thay đổi mầu sắc, khối lượng bằng cách: Định kỳ thu mẫu tuyến sinh dục của tôm 1 lần/tháng, với
số lượng mẫu 20 con trở lên/lần
Nghiên cứu sự phát triển của tế bào trứng:
Mỗi đợt thu 4- 5 tuyến sinh dục cái (buồng trứng) Buồng trứng và trứng sau khi thu được cố định trong dung dịch Bouin với các thành phần như sau: 15 phần axit pycric bão hoà + 05 phần formalin 40% và 01 phần axit axetic 98%
Mẫu được định hình trong dung dịch cố định có thể tích gấp 5- 10 lần thể tích mẫu với thời gian 24 giờ sau đó ngâm trong nước sạch 1- 3 giờ Thay nước 2- 3 lần rồi chuyển vào cồn 800 Mẫu sau khi cố định đủ thời gian được tiến hành chuẩn bị tiêu bản theo phương pháp của David E Hilton (xem phần Phụ lục)
2.2.3 Nghiên cứu thử nghiệm nuôi phát dục tôm tít bố mẹ
Nuôi phát dục tôm tít bố mẹ trong hệ thống bể nuôi có sử dụng hệ thống lọc sinh
sử dục là mực tuơi (50%) hồng trùng (50%), hàng ngày cho ăn 4 lần/ngày tỷ lệ 15- 20% khối lượng thân
Trang 32Nuôi phát dục trong thời gian 45 – 60 ngày, theo dõi quá trình phát dục tôm bố
mẹ, khi tôm thành tiến hành cho giao vỹ, đánh giá tỷ lệ tham gia sinh sản, tỷ lệ nở Thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo tôm tít, theo dõi tỷ lệ đẻ, tỷ lệ nở, số lượng ấu trùng thu được qua các lần sinh sản
2.2.4 Phương pháp thu thập, phân tích và xử lý số liệu
- Thu thập số liệu thứ cấp: Thu thập qua các báo cáo khoa học, tài liệu lưu trữ ở
thư viện, internet, đài, báo, các phương tiện thông tin đại chúng và kinh nghiệm của các chuyên gia
- Thu thập số liệu sơ cấp: Thu qua nhật ký thực tập
- Theo dõi tỉ lệ thành thục và tỷ lệ tôm giao vĩ
- Theo dõi sức sinh sản thực tế và tỷ lệ nở của trứng
Nước lọc sinh học chảy tuần hoàn
Trang 33CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học sinh sản tôm tít trong điều kiện nuôi 3.1.1 Phân biệt giới tính
Phân biệt đực cái theo hình thái ngoài có ý nghĩa rất thực tiễn trong việc chủ động chọn tôm bố mẹ để tiến hành các thí nghiệm cho sinh sản Kết quả quan sát cơ quan sinh sản của tôm tít đực và cái chúng tôi nhận thấy có sự khác biệt: tôm đực có hai ống nhỏ hình chữ V có nhiệm vụ ống dẫn tinh khi giao vỹ với tôm cái Hai ống này nằm ở gốc đôi chân bò thứ 5 Tôm cái có lỗ sinh dục mở ra ở gốc đôi chân 6, và có túi tính gắn ở gốc đôi chân 4
Hình ảnh tôm tít đực trái, tôm tít cái phải 3.1.2 Các giai đoạn phát triển của buồng trứng tôm tít
Thông qua giải phẫu quan sát tuyến sinh dục (TSD) tôm có cấu tạo là hai dải nằm sát và phân bố đều hai bên xương sống lưng, TSD kéo dài từ giáp đầu ngực đến Telson
Hình 3.1 Hình thái ngoài buồng trứng tôm tít
Trang 34Tuyến sinh dục tôm cái có cấu tạo hình hai dải gợn sóng, giai đoạn đầu nhỏ mảnh màu trong, giai đoạn phát triển về sau có màu vàng nhạt và đậm dần Kích thước của buồng trứng tăng dần theo các giai đoạn phát triển, giai đoạn cuối đạt buồng trứng đạt khối lượng và kích thước cực đại, có mầu vàng đậm (hình 3.1)
Kiểm tra trên kính hiển vi tuyến sinh dục của các con cái, buồng trứng được phân thành sáu giai đoạn Sự phát triển của buồng trứng khác nhau dựa theo kích thước, màu sắc của nó và quan sát mô học (nhuộm tương đồng các thành phần cấu trúc khác nhau, địa điểm và tổ chức vùi trứng và kích cỡ hạt nhân khác nhau)
Hình 3.2 Các giai đoạn phát triển của buồng trứng (A- F ) Giai đoạn I (giai đoạn chưa trưởng thành)
Buồng trứng mỏng, nhỏ và rõ ràng với sắc tố đen trên màng ngoài của nó Chiều dài của buồng trứng khoảng 6-7 cm và chiều rộng khoảng 0,3-0,4 cm Tuy nhiên, ở giai đoạn này, tất cả các con cái đều có màu trắng ở phần cấu trúc hình tam
Trang 35giác trung bình của Telson Buồng trứng ở giai đoạn này bao gồm hai thùy Các thùy được gắn với nhau bằng vỏ giữa mô liên kết Mỗi thùy buồng trứng có chứa một số lượng lớn các tế bào basophilic Những tế bào này có thể được phân biệt dự vào kích thước của chúng Mỗi tế bào gonial tròn xuất hiện với một hạt nhân không
rõ ràng khi nhuộm với hematoxylin và eosin (bắt màu hematoxylin đậm (màu tím), không bắt màu eosin (màu đỏ))
Hình 3.3 Giai đoạn I (chưa trưởng thành)
OW: tường buồng trứng; FW: tường nang; CT: liên kết mô; CV: thùy buồng
trứng của buồng trứng; GO: tế bào gonial; CT: mô liên kết; FC: các tế bào nang giữa các tế bào gonial
Giai đoạn II (giai đoạn previtellogenesis)
Buồng trứng ở giai đoạn này có màu vàng nhạt, chiều dài khoảng 6-8 cm và chiều rộng 0,5-0,6 cm Vách buồng trứng giảm dần kích thước và xuất hiện cùng với các sắc tố đen trên bề mặt của nó Các tế bào nang có hình bầu dục Số lượng của nó nhiều lên so với giai đoạn trước đó và sắp xếp xung quanh tế bào trứng, tạo thành vỏ bọc được gọi là nang vỏ Tế bào trứng hình thành trong giai đoạn này có hình đa giác đường kính khoảng 100 µm và được phân biệt thành bốn loại (đều bắt màu hematoxylin đậm, không bắt màu eosin)
Loại 1: Noãn bào xuất hiện có kích thước nhỏ, sâu với sự xuất hiện của basophilic và một hạt nhân gần trung tâm
Loại 2: Các tế bào lớn hơn, ít basophilic và hạt nhân của nó có phần lập dị