Do vậy, cùng với việc tiếp thu những giá trị có tính chất phổ biến vềnhà nước pháp quyền mà nhân loại đã đạt được, chúng ta cần nghiên cứu, kếthừa và vận dụng những giá trị tư tưởng thân
Trang 1MỤC LỤC
Trang 2MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nho giáo là một học thuyết chính trị - xã hội xuất hiện vào thời kỳ cổđại ở Trung Quốc, do Khổng Tử đề xướng và được các học trò của ông pháttriển với mục đích xây dựng một xã hội thịnh Ở Trung Quốc, Nho giáo chiếm
vị trí độc tôn từ thời Hán Vũ Đế, và đã trở thành hệ tư tưởng chính thống cả
về chính trị và đạo đức của Trung Hoa trong hơn 2500 năm Từ thời kỳ phongkiến, Nho giáo đã có sự du nhập và cũng rất phát triển ở các nước châu Ákhác trong đó có Việt Nam Do vậy, mà Nho giáo đã tồn tại lâu dài, ảnhhưởng và đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của nhiều ngườiViệt Nam, cũng như trong việc hoạch định đường lối cai trị đất nước của cáctriều đại phong kiến Việt Nam
Tư tưởng thân dân của Nho giáo chứa đựng nhiều vấn đề về dân, về vaitrò của dân là một trong những nội dung chính trong tư tưởng đường lối trịnước của Nho giáo Những nội dung tư tưởng đó chứa đựng những giá trị lớn
cả về mặt lý luận và thực tiễn đối với công cuộc xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nghiên cứu tư tưởng thân dân của Nho giáo không những có ý nghĩalịch sử mà còn cung cấp cho chúng ta những kinh nghiệm quý báu để tiếnhành cải cách bộ máy nhà nước, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức thực sự
là công bộc của dân, hoàn thiện hệ thống pháp luật, phát huy dân chủ xã hộichủ nghĩa, bảo vệ có hiệu quả các quyền và lợi ích của nhân dân, đảm bảo chonhà nước luôn giữ được bản chất cách mạng, từng bước xây dựng Nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Xây dựng Nhà nước pháp quyền là xu hướng tất yếu khách quan,nhưng đối với nước ta đây là nhiệm vụ hết sức mới mẻ, là công việc to lớn,lâu dài, không ít khó khăn, gian khổ Trên thế giới đã có nhiều quốc gia xây
Trang 3dựng thành công nhà nước pháp quyền và đã đạt được những thành tựu nhấtđịnh Mỗi quốc gia với những đặc thù về kinh tế, chính trị, xã hội đã xây dựngcho mình một mô hình Nhà nước pháp quyền phù hợp Nhà nước pháp quyền
mà ta xây dựng khác với nhà nước pháp quyền ở các nước phương Tây là Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân
Do vậy, cùng với việc tiếp thu những giá trị có tính chất phổ biến vềnhà nước pháp quyền mà nhân loại đã đạt được, chúng ta cần nghiên cứu, kếthừa và vận dụng những giá trị tư tưởng thân dân của Nho giáo về việc đề caovai trò của dân, đánh giá đúng đắn vị trí và vai trò của dân trong lịch sử gópphần vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nammang đặc trưng riêng, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội, truyềnthống văn hóa và bản sắc dân tộc Việt Nam
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Tư tưởng thân dân của Nho giáo - giá trị và hạn chế” làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ Triết
học của mình
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm qua, đã có nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo,trong đó có khá nhiều công trình đã đề cập đến tư tưởng than dân của Nhogiáo Liên quan đến đề tài luận văn, chúng tôi có thể khái quát một số côngtrình nghiên cứu thành các mảng sau đây:
Mảng thứ nhất, quan niệm về dân và vai trò của dân trong Nho giáo gồm các công trình nghiên cứu tiêu biểu:Trần Trọng Kim với tác phẩm Nho giáo (Nxb Tp Hồ Chí Minh, 1992), đã nhìn nhận Nho giáo không chỉ là học
thuyết chính trị xã hội, học thuyết đạo đức mà còn là học thuyết triết học Tácgiả đã trình bày nhiều phạm trù, nội dung cơ bản của Nho giáo Bên cạnh đó,tác giả còn bàn đến nhiều nội dung, khía cạnh trong quan niệm về dân, về vaitrò của dân và một số nội dung trong tư tưởng thân dân của Nho giáo Đặc
Trang 4biệt trong tác phẩm này, tác giả hết sức đề cao những giá trị của Nho giáotrong bối cảnh mà đa số người Việt Nam lúc đó hoài nghi, xa lánh và ghét bỏ.Tuy nhiên, trong tác phẩm này phần nội dung ảnh hưởng của Nho giáo TrungQuốc đối với Việt Nam nói chung, cũng như ảnh hưởng tư tưởng thân dân củaNho giáo Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử đối với các nhà tư tưởng Việt Namtrong việc vận dụng xây dựng đất nước nói riêng chưa trình bày tường tận, cụthể Vì vậy chưa làm nổi bật được nội dung ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáođối với xã hội Việt Nam.
Quang Đạm trong tác phẩm Nho giáo xưa và nay (Nxb Văn hóa, Hà
Nội, 1994) đã luận giải nhiều vấn đề của Nho giáo, như vấn đề tu thân trong
mối quan hệ với “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” Đặc biệt, tác giả đã phân
tích khá sâu sắc các vấn đề, các quan niệm về dân, vai trò của dân và một sốnội dung trong tư tưởng thân dân của Nho giáo như dưỡng dân, giáo dân, sửdụng người hiền tài Mặc dù vậy, tác giả chưa đề cập đến nội dung coi trọngdân, quan điểm lấy dân làm gốc trong công cuộc xây dựng Nhà nước phápquyền XHCN Việt Nam hiện nay
Cuốn Học thuyết chính trị - xã hội của Nho giáo và ảnh hưởng của nó
ở Việt Nam (từ thế kỷ XI đến nửa đầu thế kỷ XIX) của tác giả Nguyễn Thanh
Bình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2007, nhìn nhận Nho giáo với tư cách
là học thuyết chính trị - xã hội, tác giả đã trình bày một cách khái quát nhữngnội dung chủ yếu trong Nho giáo, những ảnh hưởng và vai trò của Nho giáotrong một số lĩnh vực chủ yếu của xã hội và con người Việt Nam, nhất là việchoạch định đường lối cai trị và quản lý xã hội của giai cấp phong kiến ViệtNam Khi phân tích một số biện pháp chủ yếu trong đường lối đức trị của Nhogiáo, tác giả đã chỉ ra và phân tích quan niệm Nho giáo, nhất là Nho giáo tiênTần về vai trò của dân trong việc thực hiện đường lối đức trị Trong cuốnsách, tác giả khẳng định Nho giáo luôn quan tâm tới dân, đặc biệt đến vai trò
Trang 5của dân Tác giả còn cho rằng, theo các nhà Nho, có xác định được đầy đủ vaitrò của dân mới xác định được vị trí xã hội của họ và định ra thái độ tráchnhiệm của tầng lớp thống trị đối với họ.
Mảng thứ hai, về sự du nhập của Nho giáo vào Việt Nam điển hình là cuốn Lịch sử tư tưởng Việt Nam, tập 1 của Nguyễn Tài Thư (Nxb Khoa học
xã hội, Hà Nội, 1993) Tác giả đã phân tích sự phát triển của tư tưởng ViệtNam qua các thời kỳ từ khi Nho giáo du nhập Trong tác phẩm này, tác giảcũng trình bày một cách khái quát về Nho giáo và tình hình chính trị - xã hội,văn hóa và tư tưởng thời Lý - Trần và Lê sơ Bên cạnh đó các tác giả đã phântích quan điểm của một số nhà tư tưởng Việt Nam như Lý Công Uẩn, TrầnQuốc Tuấn, Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông Tuy nhiên, tác giả chưa trình bày rõ
nội dung ảnh hưởng của tư tưởng thân dân trong Nho giáo đối với những nhà
tư tưởng yêu nước Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước
Mảng thứ ba, về ảnh hưởng của Nho giáo trong xã hội Việt Nam tiêu biểu với tác phẩm Nho giáo Việt Nam của tác giả Lê Sĩ Thắng (chủ biên),
(Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991) Trong công trình này, các tác giả đãphân tích một cách khái quát về ảnh hưởng và vai trò của Nho giáo ở ViệtNam, về ảnh hưởng của Nho giáo trong tiến trình lịch sử Việt Nam cũng nhưtrong một số lĩnh vực văn hóa, tư tưởng người Việt
Mảng thứ tư, nhận định những giá trị và hạn chế của Nho giáo có tác phẩm điển hình Đại cương lịch sử văn hóa Trung Quốc do các giáo sư Ngô
Vĩnh Chính, Vương Miện Quý (chủ biên), (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội,1994) Các tác giả đã khẳng định tính nhân văn, nhân bản của Nho giáo Theocác tác giả, Nho giáo luôn xem dân là rường cột của xã tắc, nhưng đồng thờicũng đề cao một cách phiến diện việc giáo dục đạo đức nhân luân, không coitrọng lao động chân tay và không quan tâm đến việc dạy kỹ thuật, sản xuấtvật chất cho nhâ dân
Trang 6Mảng thứ năm,Vấn đề lấy dân làm gốc trong xây dựng Nhà nước pháp
quyền Việt Nam được thể hiện trong các văn kiện, Đại hội của Đảng Cộng
sản Việt Nam như: Nghị quyết Trung Ương 8 (khóa VI) ra nghị quyết 8B
(ngày 27/3/1990) quán triệt tư tưởng “lấy dân làm gốc”, đổi mới công tácquần chúng của Đảng, tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân, nhấn
mạnh quan điểm: cách mạng là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân, Nghị quyết Trung ương 3 (khóa 7), Đại hội VIII (1996), đại hội IX (2001), Đại hội X (2006), Đại hội XI (2011) nhiều bài nói và viết của chủ tịch Hồ Chí Minh,
Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, nói về vai trò của dân, về mối quan hệ giữaĐảng và dân, và về bài học lấy dân làm gốc trong sự nghiệp cách mạng vàtrong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Namtrong công cuộc đổi mới hiện nay
Một số bài viết trong tạp chí triết học có bàn về việc xây dựng nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam điển hình như: Tác giả Phạm
Văn Đức với bài viết “Về một số nét đặc thù của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”; Hoàng Thị Hạnh,với bài viết: “Tư tưởng về nhà nước pháp quyền trong lịch sử triết học trước Mác”; “Xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế”.
Ngoài những công trình nghiên cứu trên đây, liên quan đến nội dung đề
tài luận văn còn có những công trình nghiên cứu khoa học khác như: Nho giáo và sự phát triển ở Việt Nam của Vũ Khiêu, Lịch sử triết học phương Đông (gồm 5 tập) của Nguyễn Đăng Thục; Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay (Nguyễn Tài Thư chủ biên) và một số luận văn, luận án đã được bảo vệ như: Tư tưởng Nhân chính qua các tác phẩm “Luận ngữ”, “Mạnh tử” của Hoàng Thị Bình, Một số nội dung cơ bản của Nho giáo Việt Nam thời Trần của Vũ Văn Vinh; Tư tưởng thân dân của Nho giáo Khổng - Mạnh trong “Luận ngữ”, “Mạnh tử” và ảnh hưởng
Trang 7của nó đối với tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XI đến XV của Hà Thị Lan Dung;
Tư tưởng thân dân trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đến đầu thế kỷ XX của Trần Thị Hương; Tư tưởng thân dân trong Nho giáo Tiên Tần và ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam từ thế kỉ XI đến thế kỉ XV của Trương Thị
Thảo Nguyên
Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Nho giáo nhưng chưa
có công trình nào nghiên cứu cụ thể và hệ thống về tư tưởng thân dân củaNho giáo giá trị và hạn chế, nhất là ý nghĩa của nó đối với xây dựng nhà nướcpháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Kế thừa thành tựu của các công trình nghiên cứu trước đó, từ phươngpháp tiếp cận triết học và lịch sử triết học, tác giả luận văn cố gắng tìm hiểu,phân tích một số nội dung và những giá trị, hạn chế trong tư tưởng thân dâncủa Nho giáo và ý nghĩa của nó đối với xây dựng Nhà nước pháp quyền xãhội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
3 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc phân tích những nội dung cơ bản trong tư tưởng thândân của Nho giáo cũng như ảnh hưởng của nó đối với tư tưởng Việt Nam, tácgiả luận văn làm rõ những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng thân dâncủa Nho giáo và ý nghĩa của nó trong quá trình xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu của luận văn
4.1 Khách thể nghiên cứu của luận văn
Học thuyết Nho giáo
4.2 Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Tư tưởng thân dân của Nho giáo chủ yếu là tư tưởng của Khổng Tử,Mạnh Tử, Tuân Tử và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay
Trang 85 Giả thuyết khoa học
Tư tưởng thân dân của Nho giáo nguyên thủy bên cạnh mặt giá trị còn
có mặt hạn chế Nếu chúng ta biết khai thác những mặt giá trị trong tư tưởngthân dân của Nho giáo vào công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam sẽ đem lại nhiều thành công, thắng lợi
6 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích rõ nguồn gốc và nội dung tư tưởng thân dân của Nho giáonguyên thủy
- Trình bày, phân tích những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởngthân dân của Nho giáo nguyên thủy
- Làm rõ sự kế thừa, tư tưởng thân dân, “lấy dân làm gốc” của ĐảngCộng Sản Việt Nam trong công cuộc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hộichủ nghĩa Việt Nam hiện nay
7 Giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn
Tập trung chủ yếu tư tưởng thân dân của Nho giáo nguyên thủy và ýnghĩa của nó đối với việc xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam hiện nay
8 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vậtlịch sử, ngoài ra còn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu khoa học khácnhư phương pháp phân tích - tổng hợp, phương pháp logic - lịch sử, phươngpháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp đối chiếu - so sánh, khái quát hóa,trừu tượng hóa trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài
9 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, phần nộidung của luận văn gồm 2 chương với 5 tiết
10 Những luận điểm cơ bản và đóng góp mới của luận văn
10.1 Những luận điểm cơ bản
- Phân tích nội dung tư tưởng thân dân trong Nho giáo chỉ ra giá trị vàhạn chế
Trang 9- Làm rõ sự kế thừa tư tưởng thân dân trong Nho giáo của Hồ Chí Minh
và Đảng Cộng Sản Việt Nam và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng Nhànước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
10.2 Đóng góp mới của luận văn
- Luận văn đã trình bày một cách tương đối có hệ thống những nộidung chủ yếu trong tư tưởng thân dân của Nho giáo, chỉ ra những giá trị vàhạn chế trong tư tưởng thân dân của Nho giáo với những đại biểu tiêu biểucủa Nho giáo nguyên thủy là Khổng Tử, Mạnh Tử, Tuân Tử
- Nêu bật được sự kế thừa, phát triển tư tưởng thân dân trong Nho giáocủa Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam và ý nghĩa của nó trong việcxây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay
Trang 10NỘI DUNG Chương 1
TƯ TƯỞNG THÂN DÂN CỦA NHO GIÁO 1.1 Điều kiện ra đời của Nho giáo
1.1.1 Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ thế kỷ thứ VIII TCN đến thế kỷ thứ III TCN gọi là thời Xuân Thu Chiến Quốc, xã hội Trung Quốc có nhiều biến động to lớn toàn diện kéo dài
-Ở thời kỳ này, đồ sắt xuất hiện khá phổ biến, công cụ sản xuất bằng sắtcùng với công cụ sản xuất bằng đồng, đá đã đem lại sự phát triển mạnh mẽcủa nền sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp Đây cũng là thời kỳ manhnha của nền kinh tế thương nghiệp Từ thế kỷ VI đến thế kỷ V TCN xuất hiệnnhững thành thị thương nghiệp buôn bán khá tấp lập ở các nước Hàn - Tề -Tần - Sở Sự phát triển của kinh tế đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữuruộng đất và kết cấu giai tầng xã hội Giai cấp quý tộc thị tộc Chu bị mất đất,mất dân, địa vị kinh tế ngày càng sa sút, vì thế ngôi Thiên tử của nhà Chu chỉcòn là hình thức
Sự phận biệt giàu - nghèo dựa trên tiêu chuẩn huyết thống của chế độthị tộc tỏ ra không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi trên cơ sở tài sản Các nướcchư hầu của nhà Chu không chịu phục tùng vương mệnh nữa, không chụicống nạp nữa mà mang quân thôn tính lẫn nhau Trong khi đó tầng lớp địachủ mới lên ngày càng giàu có, lấn át quý tộc thị tộc cũ
Kết quả của những biến động kinh tế đã dẫn đến sự đa dạng trong kếtcấu giai tầng xã hội Nhiều giai tầng mới xuất hiện mâu thuẫn với giai tầng cũngày càng gay gắt Những mâu thuẫn mới xuất hiện trong thời kỳ này là:
Thứ nhất, mâu thuẫn giữa tầng lớp mới lên có tài sản, địa vị kinh tế mà
không được tham gia chính quyền với giai cấp quý tộc thị tộc cũ của nhà Chunắm chính quyền
Trang 11Thứ hai, mâu thuẫn giữa tầng lớp sản xuất nhỏ, thợ thủ công, thương
nhân với giai cấp quý tộc, thị tộc Chu
Thứ ba, ngay trong giai cấp quý tộc, thị tộc Chu có một bộ phận tách
ra, chuyển hóa lên giai tầng mới, một mặt họ muốn duy trì nhà Chu, một mặt
họ cũng không hài lòng với trật tự xã hội cũ của nó, vì vậy họ muốn cải cách
Thứ tư, tầng lớp tiểu quý tộc, thị tộc, đang bị tầng lớp mới lên tấn công
về chính trị và kinh tế, đồng thời họ cũng mâu thuẫn với tầng lớp đại quý tộc,thị tộc đang nắm chính quyền
Thứ năm, nông dân bị nhà Chu nô dịch, tầng lớp mới lên cũng đang ra
sức bóc lột, tận dụng sức lao động của họ
Những mâu thuẫn này cho biết trước nhà nước của chế độ gia trưởngsụp đổ, xây dựng nhà nước mới, giải phóng lực lượng sản xuất, mở đườngcho xã hội phát triển
Xã hội thời kỳ này đang có nhiều thay đổi, kinh tế phát triển, tầng lớpdân tự do xuất hiện Sự ra đời của thành thị tự do, những thành tựu khoa họcđạt được nhất là về thiên văn học và y học, là điều kiện quan trọng cho sựthay đổi của xã hội thời kỳ này
Trong đất nước lúc này xuất hiện những trung tâm, ở đó kẻ sĩ hay bànluận việc nước Nhìn chung họ đều đứng trên lập trường của giai cấp mình, tầnglớp mình để phê phán trật tự xã hội cũ, xây dựng xã hội tương lai, phê phán, đảkích lẫn nhau Vì vậy, đây là thời kỳ được gọi là “Bách gia chư tử”, “Bách giatranh minh” Chính trong thời kỳ đó đã xuất hiện các nhà tư tưởng, các trào lưutriết học Nho giáo cũng ra đời từ những điều kiện, kinh tế, xã hội trên
Nho giáo với tư cách là một hình thái ý thức xã hội liên hệ mật thiết vớiđời sống kinh tế và phản ánh đời sống kinh tế xã hội Trung Quốc đó Do vậy
để khắc phục tình trạng rối loạn xã hội, nhằm đưa xã hội vào tình trạng ổnđịnh và phát triển, ở phương diện nào đó, tư tưởng Nho giáo vẫn sử dụng sức
Trang 12mạnh của thần quyền Nhưng mặt khác, tư tưởng ấy cũng đã khẳng định địa
vị đứng trên của vương quyền đối với thần quyền cũng như vị trí, vai trò củacon người trong những diễn biến của lịch sử
Có thể khẳng định rằng, do điều kiện lịch sử, văn hóa ở nhiều nướcphương Đông nói chung và Trung Quốc nói riêng, địa vị thống trị của một lựclượng hay một giai cấp nào đó không phải bao giờ cũng bị chi phối, bị quyết địnhbởi địa vị kinh tế của lực lượng, giai cấp ấy Thực tế lịch sử cho thấy, từ thời kỳtrước Khổng Tử và Mạnh Tử, ở Trung Quốc, tất cả các thế lực thống trị phải quantâm đến đời sống của con người, của nhân dân và đến vai trò của dân
Vì vậy, khác với các học thuyết khác, Nho giáo đặc biệt nhấn mạnh vaitrò của dân, đề cao tư tưởng thân dân trong đường lối trị nước nhằm duy trìtrật tự xã hội, đưa xã hội từ “loạn” thành “trị” (vô đạo thành hữu đạo)
1.1.2 Tiền đề tư tưởng của Nho giáo
Nho giáo ra đời còn dựa trên những tiền đề tư tưởng (tôn giáo, chínhtrị, đạo đức) của Trung Quốc lúc đó, đặc biệt dưới thời nhà Chu
Về phương diện tôn giáo, nhà Chu đặc biệt đề cao tư tưởng mang đậm
tính chất tôn giáo, duy tâm như “kính trời”, “hợp mệnh trời”, “thờ thượngđế”, “trời và người hợp nhất” Nhà Chu luôn cho rằng, trời là lực lượng cónhân cách, có ý chí và quyền uy tuyệt đối, quyết định mọi hành động và sốphận của con người Theo đó, nhà Chu còn cho rằng vì nhà Ân không biếtmệnh trời, hành động không hợp với mệnh trời, do vậy thượng đế đã trừngphạt và để cho nhà Chu thay thế nhà Ân cai trị dân “Nhà Ân do không biết
“Mệnh trời” để ra sức làm cho “hợp Mệnh trời” nên nay Thượng đế khôngcòn ưa người Ân nữa mà ban mệnh xuống cho thần phục vào nhà Chu, chongười Chu hiện nay lập ấp, dựng nước…”[58 tr,22] Như vậy, tư tưởng tôngiáo của nhà Chu đã bị chính trị hóa, phản ánh tư tưởng của giai tầng thống trịquý tộc thị tộc, phản ánh nền chuyên chính quý tộc thị tộc lúc bấy giờ
Trang 13Về phương diện chính trị, tư tưởng chính trị chủ yếu của giai cấp quý
tộc nhà Chu là “Nhận dân”, “Hưởng dân” và “Trị dân” Đây chính là tưtưởng của giai cấp quý tộc độc chiếm tư liệu sản xuất là ruộng đất và sức laođộng Như vậy, tư tưởng chính trị của nhà Chu mang đậm tư tưởng tôn giáo.Tất cả những chính sách ban hành của nhà Chu đều được giải thích là “vângmệnh trời” và “thuận theo mệnh trời”, và người thay Mệnh trời thống trị thiên
hạ chỉ có Thên tử Do vậy, mà Thiên tử được xem như là Trời, từ đó dân phải
sợ Trời như sợ Thiên tử
Tư tưởng “Trị dân”[58, tr, 23] cũng là một tư tưởng chính trị quantrọng Tư tưởng này thể hiện phép cai trị dân hà khắc của nhà Chu, nếu dânlàm làm loạn, không tuân theo sự cai trị của “Hưởng dân” [58, tr.23] (chủ củadân) thì sẽ bị chém giết Qua đây ta có thể thấy, đây là tư tưởng chính trịchuyên chính tàn khốc của giai cấp quý tộc thị tộc Chu, với lớp vỏ che đậybên ngoài là tư tưởng tôn giáo về “ý trời”, “mệnh trời” Tư tưởng này chứđựng yếu tố duy tâm tôn giáo, thực chất nhằm bóc lột cai trị người dân, phục
vụ cho giai cấp quý tộc thị tộc Chu
Về phương diện đạo đức, Thiên tử trong xã hội nhà Chu được xem là
chủ của dân Do đó, trong xã hội quan hệ giữ dân và Thiên tử là mối quan hệgiữa quyền lợi và nghĩa vụ Dân phải có nghĩa vụ phục tùng Thiên tử nhưviệc tuân theo Mệnh trời Đây chính là nền tảng, là cơ sở để hình thành quytắc đạo đức của nhà Chu lấy Đức và Hiếu làm nòng cốt “Xuất phát từ quanniệm tôn giáo về trời – người hợp nhất, người Chu cho rằng tổ tiên mình làcác vua trước do có đức mà được sánh cùng Thượng đế, được nhận Mệnh trời
mà hưởng nước, hưởng dân… do vậy các vua sau phải kính đức đó, mà bồiđắp nó để con cháu được hưởng lâu dài Hiếu là nhớ hiếu tổ tiên, giữ gìnkhuôn phép của tổ tiên để nhận Mệnh, hưởng dân mãi mãi.”[ 58, tr.24]
Trang 14Như vậy, quan niệm “Thiên nhân hợp nhất” thể hiện sâu sắc tính chấtduy tâm, quan niệm về đạo đức của nhà Chu với mục tích nhằm tuyên truyền
và củng cố đị vị của giai cấp quý tộc thị tộc, bảo vệ địa vị nhà nước chuyênchính thị tộc, đồng thời chỉ rõ vai trò và bổn phận của người dân là phục vụThiên tử
Tóm lại, sự ra đời của Nho giáo không chỉ bắt nguồn từ điều kiện kinh
tế - xã hội mà còn dựa trên những tiền đề về tư tưởng như: tôn giáo, chính trị,đạo đức Xã hội Trung Quốc lúc đó có nhiều biến động về các mặt trong đờisống Dưới triều đại nhà Chu, địa vị và uy quyền của trời, mệnh lệnh đã đượcvận dụng để chống lại nhà Ân và biện hộ cho sự tồn tại vĩnh viễn của nhàChu Tuy nhiên đến thời Xuân Thu, chính sự suy yếu về mọi mặt của nhà Chu
đã làm cho sự linh thiêng, sự bất khả xâm phạm của thần quyền đã bị xâmphạm Cho đến cuối thời Xuân Thu, với sự suy đồi của tầng lớp thống trị, trật
tự, kỷ cương theo mô hình nhà Chu bị rối loạn Sự khốn cùng của đời sốngnhân dân đã làm lay chuyển gốc rễ địa vị thống trị của thần quyền Trong xãhội lúc đó trời được xem là lực lượng có quyền uy tuyệt đối, quyết định mọihành động và số phận của con người, lấy Đức và Hiếu làm quy tắc chuẩn mựcđạo đức trong xã hội nhằm củng cố cho địa vị của tầng lớp quý tộc
Bởi vậy, một vấn đề thực tiễn đặt ra cho các nhà tư tưởng, các học phái,các tầng lớp thống trị là phải tìm ra cơ sở lý luận nhằm thiết lập lại một trật tự
xã hội mới Lúc này, trong xã hội đã xuất hiện tầng lớp tri thức Họ là nhữngngười có hiểu biết, hiểu thời thế, hiểu được tâm tư và nguyện vọng của nhândân cũng như lợi ích của giai cấp thống trị Trong tư tưởng của họ cũng mongmuốn tìm được minh chủ để thực hiện học thuyết cứu đời, ổn định trật tự xãhội, chấm dứt chiến tranh loạn lạc Trong bối cảnh đó, sự xuất hiện của Nhogiáo là một yếu tố khách quan, nhằm giải quyết một nhu cầu mà thực tiễn của
xã hội Trung Quốc đặt ra lúc đó Bằng quan điểm tư tưởng thân dân của Nho
Trang 15giáo, thông qua việc khẳng định vị trí, vai trò của dân quyết định đến sự thịnh
- suy, hưng - vong của đất nước, cùng với việc thi hành các chính sách thândân như dưỡng dân và giáo dân, nhằm duy trì trật tự xã hội, đưa xã hội từ
“loạn” thành “trị”
1.2 Quan niệm về dân, vai trò của dân trong Nho giáo
1.2.1 Quan niệm về dân trong Nho giáo
Các nhà Nho nguyên thủy đã đưa ra quan niệm về dân (dân là ai, dân gồmnhững tầng lớp nào) trong mối quan hệ với tầng lớp trị dân gồm vua, quan Cơ
sở chủ yếu để các nhà Nho phân biệt và chỉ ra sự khác nhau giữa hai tầng lớpnày là do sự khác nhau chủ yếu về đạo đức và tài trí, về địa vị xã hội Chúng tôikhái quát quan niệm về dân trong Nho giáo thành những nội dung sau:
Thứ nhất, dân là một bộ phận người đông đảo trong dân cư, bao gồm
nhiều giai tầng khác nhau, không có địa vị trong xã hội, luôn chịu sự sai khiếncủa tầng lớp thống trị
Theo quan điểm của các nhà Nho nguyên thủy, dân là những người bịsai khiến, bị điều khiển.Trong sách Luận ngữ, chữ “tiểu nhân” - ý chỉ ngườidân, được nhắc đến khoảng hai mươi lần Cách gọi này chiếm tỷ lệ cao hơn sovới cách gọi khác nhằm chỉ “dân” là người điều khiển, bị thống trị Khổng Tửnói: “Đức hạnh của người quân tử như gió, mà đức hạnh của dân như cỏ Gióthổi thì cỏ tất rạp xuống” [40, tr.205] Theo quan điểm này đức hạnh củangười quân tử và dân có sự khác nhau, thể hiện rõ sự phân biệt khác nhaugiữa hai tầng lớp bị trị và cai trị Đức hạnh của người quân tử cao vời vợi cònđức hạnh của “tiểu nhân” thì thấp kém, và luôn chịu sự sai khiến, cai trị củatầng lớp thống trị
Khổng Tử còn lý giải, sở dĩ dân là người bị sai khiến, bị điều khiển vì
họ là kẻ “hạ ngu” “Hạ ngu” là chỉ tầng lớp hèn kém về trí tuệ, là hạng ngườikhông có tài trí Họ là những người đối lập với những người hiền, người trí,
Trang 16người quân tử Theo Khổng Tử, những kẻ “hạ ngu”, dẫu có học chăng nữacũng không thể hiểu được đạo lý, cho nên Khổng Tử nói: “những điều vidiệu, cao siêu thì không nên giảng giải cho họ” Khổng Tử còn cho rằng, dân
- kẻ hạ ngu còn đối lập với bậc thượng trí Thượng trí là hạng người mà theoông, sinh ra không cần học cũng biết, như Khổng Tử đã nói trong sách Luậnngữ: “chỉ có bậc thượng trí và kẻ hạ ngu là không thay đổi” [40, tr.283]
Khổng Tử gọi dân là kẻ “tiểu nhân”, kẻ “hạ ngu”, Mạnh Tử còn gọi dânkhác là kẻ “lao lực” “Lao lực”, tức là những người lao động chân tay, là lựclượng sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội, và cho cả tầng lớp thống trị, cònngười “lao tâm” cai trị người Mạnh Tử quan niệm rằng trong xã hội bao giờcũng “có người lao tâm, có kẻ lao lực” [40, tr.948] Người lao tâm cai trịngười, kẻ lao lực bị người cai trị, đó như là một lẽ thường tình trong cuộcsống, có người cai trị thì sẽ có người bị cai trị Thân phận của người dân trongquan niệm của các nhà Nho là những người luôn phải cúi mình phục vụ cho
bề trên đó là điều tự nhiên trong xã hội phong kiến lúc đó
Theo quan niệm của Mạnh Tử, dân cũng chỉ là tầng lớp thấp hèn trong
xã hội, là người bị cai trị luôn phục vụ tầng lớp cai trị Quan hệ giữa “laotâm” và “lao lực” ở đây không chỉ là quan hệ giữa hai hình thức lao độngtrong xã hội, mà chủ yếu là quan hệ giữa giai tầng thống trị và tầng lớp bị trị(dân), Mạnh Tử xem quan hệ đó là lẽ tự nhiên “có người lao tâm, có kẻ laolực”[40, tr.948] Quan niệm này đã thể hiện cái nhìn trực quan của Mạnh Tử,đồng thời cũng thể hiện sự hạn chế về lịch sử và lập trường giai cấp của ông.Mạnh Tử chưa nhận thức được nguyên nhân kinh tế sâu xa tạo nên sự đối lậpgiữa “lao lực” và “lao tâm”, mà chỉ dừng lại ở cách nhìn trực quan và xem đó
là lẽ thông thường mà thân phận người làm dân trong thiên hạ phải chấp nhận
Như vậy, trong quan niệm của các nhà Nho nguyên thủy dân được hiểu
là những người thấp hèn trong xã hội, không có địa vị, tiếng nói, luôn bị tầnglớp thống trị điều khiển, cai trị
Trang 17Thứ hai, dân trong quan niệm Nho giáo còn được đề cập đến với tư
cách là những người đối lập với vua, không có địa vị trong xã hội cũng nhưtrong bộ máy thống trị Dân trong xã hội phong kiếnTrung Quốc lúc đó lànhững người có đị vị thấp hèn, chịu sự cai trị của vua và tầng lớp quan lại.Dân không chỉ là những người không làm quan mà còn là những ẩn sỹ, từ bỏcuộc sống giàu sang, địa vị để về sống ở chốn thôn quê, làm một người dânbình thường với cuộc sống vất vả Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử có nhắcđến những ẩn sỹ như: Bá Di, Thúc Tề, Ngu Trọng, Di Dật Họ đều là nhữngngười dân bình thường nhưng tư tưởng của họ rất cao cả, họ luôn quyết trí tuthân, sửa mình, mong muốn đem tài đức giúp cho thiên hạ đều trở thànhngười lương thiện, có cuộc sống tốt đẹp
Như vậy, với quan niệm dân là những người không có địa vị trong xã
hội cũng như trong bộ máy thống trị, được đặt trong sự đối lập với vua vàtầng lớp thống trị, đó là những người có địa vị kinh tế, chính trị, xã hội cóquyền lực trong tay Cuộc sống của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào quyềnđiều hành cai quản của tầng lớp thống trị, người dân chỉ biết phục tùng vànghe theo như một công cụ biết nói, đó cũng chính là cái lẽ trong tự nhiên
Tóm lại, quan niệm về dân của các nhà Nho nguyên thủy được hiểu:
dân bao gồm nhiều giai tầng khác nhau và là bộ phận chiếm hầu hết trong dân cư, là những người bị sai khiến, bị điều khiển những người có địa vị thấp hèn cả về mặt đạo đức lẫn tài trí đối lập với giai cấp thống trị.
1.2.2 Quan niệm về vai trò của dân trong Nho giáo
Các nhà Nho tiêu biểu như Khổng Tử; Mạnh Tử; Tuân Tử đã nhận thức
và nêu cao vai trò của dân trong xã hội Trung Quốc thời Xuân Thu - ChiếnQuốc nói riêng và trong xã hội nói chung Chúng tôi khái quát thành các nộidung sau:
Trang 18Thứ nhất, dân có vai trò quan trọng trong sự bền vững của đất nước.
Nói đến vai trò của dân, các nhà Nho đã đưa ra rất nhiều quan điểm, tưtưởng nhằm khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của dân trong việc giữ gìn,củng cố, phát triển đất nước
Mạnh Tử khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của dân đối với việc củng
cố, giữ gìn xã tắc: “Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”[37, tr.580],nghĩa là dân quý nhất, xã tắc là thứ hai, vua là thường Dân là đáng quýtrọng hơn tất cả, sau đó mới đến xã tắc và cuối cùng mới là vua Ông đặt vịtrí của dân lên hàng đầu so với xã tắc và vu Đối với vua dân và xã tắc luônchiếm vị trí quan trọng Vì vậy, ông nào muốn cho xã tắc phát triển thì phảichăm lo, quan tâm đến dân, phải dành tâm, dành lực cho dân Mạnh Tử đưa
ra lời khuyên với các bậc vua chúa: “Ưa sắc đẹp không hại, ưa của cảikhông hại, ưa điền thổ không hại, ưa săn bắn không hại nhưng trong lúc ưasắc đẹp phải nhớ trong nước đang còn cảnh vợ chồng phân ly, trong lúc ưacủa cải phải nhớ trong nước đang có cảnh lầm than đói khát, trong lúc đưaquân đi săn bắn giải trí phải nhớ trong nước đang có cảnh anh em, vợchồng, cha con đau khổ Nếu người biết vui với cái vui của dân thì dâncũng biết vui cái vui của mình, nếu người biết lo cái lo của dân thì dâncũng biết lo cái lo của mình Vì thiên hạ mà vui, vì thiên hạ mà lo, nhữngngười như thế mà không làm đế vương thì xưa nay chưa từng có”[37,tr.383] Theo quan điểm của ông, các bậc vua chúa trong lúc vui chơihưởng lạc cũng đừng nên quên mất dân chúng, còn đang thiếu thốn, đóikhát, nhiều người còn chịu cảnh bất hạnh lầm than, các bậc thánh vương cóhưởng lạc thì cũng hãy lưu tâm đến muôn dân trăm họ Nếu như bậc quânvương thấu hiểu cuộc sống của trăm họ, vui cùng dân, buồn cùng dân, chămsóc cho cuộc sống của muôn dân được ấm no, hạnh phúc thì mới xứng đáng
là bậc đế vương có tâm đức, là cha mẹ của dân Lúc đó dân sẽ đồng lòng mà
Trang 19theo, không ngại khó khăn gian khổ, nhất tâm cùng các bậc cầm quyền bảo
vệ, xây dựng đất nước, có như vậy thì ngôi vua mới vững chắc
Nhận thức được vai trò, sức mạnh của dân đối với nước, đối với chế độchính trị, đối với vị trí bền vững của ngôi vua các nhà Nho nguyên thủy đềucho rằng sự tồn vong của một triều đại, sự thịnh suy của một chế độ đều phụthuộc vào việc dân có đồng lòng tin tưởng,có nghe và làm theo sự chỉ dẫn của
bề trên hay không Nếu dân tin, dân theo, dân ủng hộ thì nhà vua, triều đại,chế độ sẽ đứng vững và phát triển Còn ngược lại, nếu dân không tin, khôngtheo, không ủng hộ mà tiến hành các cuộc nổi loạn thì triều đại tất sẽ rối loạn,suy yếu rồi cuối cùng cũng không tồn tại được, sự nghiệp chính trị của nhàvua sẽ sụp đổ
Mối quan hệ của dân với vua rất mật thiết, vua không thể không có dân,nước một ngày cũng không thể không có vua Vua không có dân thì đất nướckhông tồn tại được, nước không có vua thì như rắn mất đầu không có phươnghướng rồi cũng đi vào tan vỡ Vì thế, dân và vua phải gắt kết chặt chẽ vớinhau Không được buông lỏng, trong mối quan hệ này cả hai đều chiếm vị tríquyết định quan trọng trong sự thịnh hay suy cuả quốc gia Sử sách chép :
“một hôm Khổng Tử đi gần núi Thái Sơn, trông thấy một người đàn bà ngồikhóc ở bên mồ, nghe thấy tiếng khóc thương xót mà ra bộ sợ hãi lắm Khổng
Tử bảo trò Tử Lộ hỏi xem tại làm sao Người ấy nói rằng: Ngày trước bốchồng tôi bị cọp ăn, chồng tôi cũng bị cọp ăn, nay con tôi lại bị cọp ăn nữa,cho nên tôi thương khóc mà sợ lắm Khổng Tử bảo: Sao không đi chỗ khác
mà ở?, người đàn bà ấy trả lời: Ở đây không có hà chính Khổng Tử liềnngoảnh lại bảo học trò: Các con nhớ lấy, cái hà chính gớm ghê hơn cọp vậy
Hà chính mãnh ư hổ dã Hễ người làm vua làm chúa mà không hiểu rõ lẽ ấy,
cứ dùng những chính sách hà khốc làm cho lòng người ly tán thì sự nguyvong đến kề sau lưng Bởi vậy cái đạo trị nước được vững bền là cốt ở trên
Trang 20dưới yêu thương nhau Khổng Tử nói: Thượng chi thân hạ dã, như thủ túc chi
ư phúc tâm; hạ chi thân thượng dã, như ấu tử chi ư từ mẫu hỹ Thượng hạtương thân như thử, cố lệnh tắc tòng, thi tắc hành Dân hoài kỳ đức, cận giảduyệt phục, viễn giả lai phụ, chính chi trí dã: trên thân dưới như chân tay đốivới lòng ruột, dưới thân trên như con nhỏ đối với mẹ từ Trên dưới thân nhaunhư thế, cho nên trên có lệnh thì dưới theo, trên thi thố điều gì, thì dưới phụnghành Dân mến đức của người trên, kẻ gần thì vui lòng mà phục tùng, kẻ xathì đến qui phụ, thế là chính trị hay rất mực vậy”[36, tr 159] Như vậy, theocác nhà Nho nếu người làm vua chăm lo cho đời sống của người dân, đượcdân tin, thì dù trong đất nước có sảy ra tai ương, khó khăn, người dân cũngmột lòng với vua, không bỏ đi nơi khác, đây chính là bài học trong đường lốitrị nước lấy dân làm gốc Một đất nước muốn vững bền thì dân phải được đặtlên vị trí hàng đầu Người lãnh đạo cầm quyền không được quên dân phải đặtdân lên đầu, có chính sách chăm sóc đời sống của dân có như vậy dân mớitheo, dân theo thì nước mới vững bền
Khổng Tử cho rằng, trong ba điều kiện của người cầm quyền là lươngthực để nuôi dân, binh lực để bảo vệ và lòng tin của dân thì lòng tin của dânlàquan trọng nhất, vì: “Nếu thiếu niềm tin của dân thì quốc gia sẽ bị diệtvong”[42, tr.243] Niềm tin của dân có vai trò quyết định sự sống còn củaquốc gia, vì thế người cầm quyền phải nắm được 3 điều: lương thực, binh lực
và niềm tin của dân Trong đó, niềm tin của dân giữ vai trò quyết định nhất, vìdân chính là những người tạo ra lương thực, dân cũng chính là binh lực Dântin vào người cầm quyền sẽ hăng hái lao động từ đó tạo ra lương thực, đượcdân tin dân sẽ tự nguyện hăng hái tiên phong bảo vệ triều đình, nền chế độchính trị của họ, không cần chịu sự thúc dục của bề trên, họ tự nguyện thamgia binh lính, bảo vệ đất nước
Trang 21Cùng bàn về vai trò của dân đối với sự bền vững của đất nước, Mạnh
Tử đã nêu lên một tư tưởng, đường lối, một bài học cho nhà vua, người cầmquyền là: “Kiệt và Trụ mất thiên hạ, tức là mất ngôi thiên tử, ấy vì mất dânchúng Mất dân chúng, ấy vì mất lòng dân Muốn được thiên hạ, có mộtphương pháp nên theo: hễ được lòng dân, tự nhiên sẽ được dân chúng Muốnđược dân chúng, có một phương pháp nên theo: dân muốn việc gì, nhà cầmquyền nên cung cấp cho họ, dân ghét việc gì, nhà cầm quyền đừng thi thốcho họ”[44, tr.19] Quan điểm này của Mạnh Tử đã khẳng định lại một lầnnữa vai trò quyết định của dân đối với việc thịnh - suy của quốc gia, sự vữngbền của ngôi thiên tử Mạnh Tử đã phát triển và làm rõ hơn quan điểm củaKhổng Tử về việc khẳng định vai trò quyết định trong niềm tin của dân đốivới sự tồn tại, diệt vong của đất nước, ông đã đưa ra biện pháp để lấy đượcniềm tin của dân đó là nhà cầm quyền cần hiểu dân, biết được dân cần gì màđáp ứng cho họ, biết dân ghét việc gì thì đừng làm cho họ Đây cũng chính
là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng phát triển đất nước mà cácnhà cầm quyền cần thi hành Một bài học lịch sử quý giá trong đường lối trịnước của các triều đại
Tuân Tử khẳng định: “Vua ví như thuyền, dân ví như nước, nước chởđược thuyền thì cũng lật được thuyền Cho nên kẻ nắm quyền cai trị nếumuốn được an vị, thì chẳng còn cách nào hay bằng, thực hiện chính trị hòabình và biết thương dân” [42, tr.258] Ông ví hình ảnh của vua và dân nhưhình ảnh của thuyền và nước là muốn nói đến mối quan hệ chặt chẽ, khôngthể tách rời, không thể thiếu giữa vua và dân Mối quan hệ giữa thuyền vànước, giữa vua và dân thể hiện mối quan hệ biện chứng Thuyền không cónước thì thuyền không đi được, nước vừa chở được thuyền đồng thời cũng lậtđược thuyền Vì vậy, theo ông, nếu không giữ được dân, không được lòng dânchúng thì xã tắc không yên bình được, suy yếu rồi diệt vong Đây cũng là lời
Trang 22khuyên cho nhà cầm quyền, muốn được quốc gia yên bình, phát triển thì phảiđược dân ủng hộ, nếu dân không ủng hộ quay lưng lại thì cũng có nghĩa làquốc gia đó đã đến những ngày tháng hỗn loạn.
Thông qua quan điểm của các nhà Nho nguyên thủy thì vai trò của dân
và lòng tin của dân góp phần to lớn tạo nên sức mạnh vật chất, có ý nghĩachính trị nhất định đến sự tồn vong của các triều đại phong kiến Các nhà Nho
đã đưa ra những lời khuyên chân thành đối với nhà vua, người cầm quyền cầnlàm cho dân tin, chú trọng chăm lo đến đời sống của người dân làm được nhưvậy thì nhà vua mới giữ được thiên hạ, giữ được ngôi vua của mình, triều đạimới được duy trì và phát triển
Thứ hai, dân trong quan niệm của Nho giáo nguyên thủy giữ vị trí quan
trọng trong việc sáng tạo ra của cải vật chất cung cấp cho xã hội
Trong quan điểm của các nhà Nho nguyên thủy phạm trù dân luôn tồntại hai trạng thái đối lập vừa thân dân vừa kinh dân, ức dân Các nhà Nho đềucho rằng dân là một lực lượng đông đảo trong xã hội, là những người trực tiếplao động tạo ra của cải nuôi sống xã hội, họ là những người bị sai khiến, bịđiều khiển, địa vị xã hội của dân là những người nô lệ, bị trị, họ luôn chịu sựsai khiến, cai trị của tầng lớp thống trị
Vì vậy, Mạnh Tử gọi dân là “lao lực”, tức là những người lao độngchân tay, là lực lượng sản xuất ra hầu hết các của cải vật chất để duy trì sự tồntại của xã hội, của mỗi người và của tầng lớp thống trị Theo Mạnh Tử, dângồm ba hạng người: công, nông, thương, có trách nhiệm và nghĩa vụ nuôidưỡng người và chăm sóc kẻ “lao tâm”, phục vụ những người cai trị Kẻ “laolực” trong quan niệm của Mạnh Tử cũng tương đồng như quan niệm củaKhổng Tử, thực chất là những người thiếu đạo đức và trí tuệ, thuộc tứ dânbách tính tầm thường, trong đó chủ yếu là người nông dân trong xã hội TrungHoa lúc bấy giờ Theo sự lý giải của Mạnh Tử thì, trong xã hội bao giờ cũng
Trang 23“có người làm việc bằng tâm trí; có kẻ làm việc bằng tay chân Người làmviệc bằng tâm trí thì cai trị dân chúng; kẻ làm việc chân tay thì chụi quyềnđiều khiển, sai khiến Kẻ chịu quyền điều khiển có phận sự cung cấp cho tầnglớp cai trị dân chúng được dân chúng phụng dưỡng Đó là lẽ thông thườngtrong thiên hạ vậy”[29,tr.948] Qua hệ giữa “lao tâm” và “lao lực” ở đây chủyếu là quan hệ giữa tầng lớp thống trị và bị trị và Mạnh Tử xem quan hệ đó là
lẽ tự nhiên Nhiệm vụ của người dân là phải phục vụ giai cấp thống trị Vaitrò của dân là lực lượng trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầucủa bậc cai trị
Nhận thức được dân là bộ phận đông đảo trong trong xã hội, gồm nhiều
bộ phận người như công, nông, thương ba hạng người này mặc dù có nhữngđiểm khác nhau nhưng họ đều giống nhau cùng là tầng lớp bị cai trị và phải
có trách nhiệm phục vụ cho tầng lớp thống trị Tầng lớp bị trị chính là ngườilàm việc mệt nhọc, trực tiếp lao động để tạo ra của cải vật chất Của cải họ tạo
ra chủ yếu nhằm phục vụ cho người cai trị họ Đây được xem là bổn phận của
kẻ bề dưới, là lẽ tự nhiên thường tình trong xã hội lúc bấy giờ
Vì vậy, giai cấp thống trị muốn có của cải vật chất thì phải tạo chodân có hằng sản, tạo điều kiện cho người dân làm giàu, “trăm họ no đủ thìlàm sao vua thiếu được”[44, tr.164] Thực chất của việc chia ruộng đất chodân cũng chính là việc thực hiện mục đích cai trị dân, bóc lột dân của giaicấp phong kiến
Như vậy, các nhà Nho nguyên thủy đã nhận thức được vị trí, của dân
là lực lượng đông đảo trong xã hội gồm nhiều hạng người khác nhau và cóvai trò quan trọng trong việc làm ra của cải vật chất phục vụ cho giai cấpthống trị
Vì vậy, họ đưa ra lời khuyên nhà vua, người cầm quyền không chỉ cóchính sách thích hợp để dân đủ sống, an cư lạc nghiệp mà phải biết giúp dânlàm giàu vì: “trăm họ no đủ thì làm sao vua thiếu được”[44, tr.164] Như vậy,
Trang 24các bậc cai trị muốn có nhiều của cải, có nhiều sản vật quý hiếm thì phải tạođiều kiện cho dân làm kinh tế, làm giàu Bởi thực chất trong xã hội phongkiến Trung Quốc lúc bấy giờ người dân chỉ là kẻ thấp hèn có trách nhiệm,nghĩa vụ phục vụ giai cấp thống trị, tất cả những gì của dân đều là chịu sựđiều khiển thâu tóm trọn vẹn của bậc cai trị.
Như vậy, từ rất sớm Nho giáo đã nhận thấy vai trò của dân như là mộtlực lượng sản xuất to lớn và có ảnh hưởng nhất định đến thịnh – suy, hưng -vong của chế độ chính trị, sự ổn định của xã hội Đồng thời các nhà Nho cònrất coi trọng và đề cao vai trò của dân trong việc đưa đất nước đến thái bình,thịnh trị, luôn coi dân là gốc của nước, là nền tảng của xã hội, của chính trị.Dân có vai trò quyết định, ảnh hưởng rất lớn đến nền tảng chính trị, nền tảng
xã hội của một thời đại, đến địa vị quyền lực của nhà vua Từ việc nhận thứcđược vai trò và sức mạnh của dân, cho nên các nhà Nho nguyên thủy luôn đòihỏi, yêu cầu nhà vua, người cầm quyền phải thật sự coi dân là gốc của nước,
do vậy phải dùng chính sách và hành động thiết thực quan tâm và chăm lo đờisống vật chất của dân, phải bảo vệ dân, giáo dục, giáo hóa dân bằng đạo đức,bằng những tấm gương đạo đức của mình và việc thi hành đường lối Đức trịđối với dân Đồng thời các nhà Nho cũng yêu cầu nhà vua, người cầm quyềnphải luôn tu dưỡng đạo đức, đối xử đạo đức với dân, thi hành các biện phápmang nội dung đạo đức, phải coi nhiệm vụ dưỡng dân và giáo dân là nhiệm
vụ cơ bản, hàng đầu Đó là tư tưởng xuất phát từ dân, lấy dân làm gốc
1.3 Những nội dung thân dân của Nho giáo
Theo các nhà Nho nguyên thủy tư tưởng thân dân được phản ánh quahai chính sách cơ bản là “Dưỡng dân” và “Giáo dân”
1.3.1 Chính sách dưỡng dân của Nho giáo
Dưỡng dân chính là nuôi dân, là khái niệm các nhà Nho chỉ rõ tráchnhiệm của nhà vua, người cầm quyền đối với dân là phải chăm sóc dân, nuôidưỡng dân, bảo vệ dân, coi dân như con
Trang 25Dưỡng dân theo các nhà Nho nguyên thủy nhiệm vụ đầu tiên của nhàvua, người cầm quyền cần phải làm đó là chăm sóc cho đời sống của dân,nuôi dưỡng dân Nhà vua, người cầm quyền cần cung cấp, đáp ứng những nhucầu tối thiểu của người dân, không để họ có cuộc sống cơ cực, khốn cùng Cónhư vậy người dân mới tin tưởng vào vua, nhà cầm quyền.
Các nhà Nho còn cho rằng dưỡng dân không chỉ là đáp ứng những nhucầu tối thiếu của người dân không để họ chết đói, chết rét để họ có điều kiệnphụng dưỡng cha mẹ, nuôi đủ vợ con, mà dưỡng dân còn thể hiện ở việc vuagiúp dân làm giàu, làm cho dân có ruộng đất, nhà cửa, có tài sản riêng và ổnđịnh, dạy dân biết trồng trọt, chăn nuôi để họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúcbên gia đình Nhà cầm quyền luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người dân làmgiàu, sai khiến dân điều gì cũng không được trái thời vụ, mùa màng của dân,
để dân có điều kiện làm kinh tế nuôi bản thân, thực hiện các nghĩa vụ cao cảcủa mình trong gia đình, giúp dân làm tròn bổn phận làm cha mẹ, vợ chồng,con cái trở thành những người lương thiện Dân có giàu thì nước mới mạnh,dân có hạnh phúc thì nước mới thịnh: “Vua được ví như thuyền, dân được vínhư nước, nước chở thuyền được, cũng lật thuyền được”[42, tr.258] Để “dânchở được thuyền” thì nhà vua phải chú trọng đến đời sống của người dân, làmcho dân tin thì dân sẽ theo Dân có no đủ thì ắt tự nguyện nghe theo sự chỉđạo của vua, nhà cầm quyền, lúc đó xã hội có tôn tư trật tự, trên bảo dướinghe, mọi công việc đều thuận lợi
Chăm sóc dân, nuôi dưỡng dân còn được thể hiện ở việc giảm thuếkhóa và những đóng góp khác của dân Những năm mất mùa, dân chúng khókhăn thì nhà vua, người cầm quyền phải giảm thuế khóa cho dân bằng cáchthu thuế theo phép triệt (tức mười phân thu một)[30, tr 164] Quan điểm nàythể hiện đường lối chính sách trị nước mềm dẻo linh hoạt, nhằm tạo điều kiệncho người dân có cuộc sống hạnh phú, yên vui Thể hiện được tấm lòng thấu
Trang 26hiểu của bề trên đối với dân chúng Có như vậy người dân càng thêm tintưởng yêu quý vị vua của họ.
Khổng Tử cho rằng để chăm lo cho đời sống của dân nhà vua cần thựchiện chính sách tiết kiệm: “Tiết dụng nhi ái dân”[44, tr.164] có nghĩa giảmchi dùng, tiết kiệm chi dùng mà yên dân Ông khuyên các nhà vua, người cầmquyền phải biết tiết kiệm cho dân, những gì lãng phí đừng nên chi tiêu, ngay
cả những việc lễ, nhạc cũng phải biết tiết kiệm, không được hoang phí, khôngđược hạch sách dân đóng góp quá nhiều các khoản thuế, thực hiện chính sáchtiết kiệm cho dân, để cuộc sống của dân không đói, rét từ đó dân mới khôngoán hận bậc cai trị, đem sức lực ra giúp vua
Mạnh Tử cho rằng: “Làm phụ mẫu dân mà để cho dân oán hận, mà ngólấm lét mình, để cho họ làm lụng khổ sở suốt năm mà chẳng đủ nuôi cha mẹ,rồi họ phải đi vay nặng lời mà đóng đủ thuế, để người già kẻ trẻ lăn chết theođường mương lỗ cống, như vậy làm phụ mẫu thương dân ở chỗ nào?”[55, tr.1309] Bởi lúc đó tình thế xung đột giữa người cai trị và người bị trị gay gắt,sưu thuế mà người dân phải gánh vác đã quá sức họ cho nên Mạnh Tử chủtrương bớt hình phạt, giảm thuế và khuyến khích cày sâu, bừa kỹ, không bắtdân bỏ mùa màng của họ, phải chế định điền sản mà chia cho dân cày cấy và
“đừng gây khó khăn cho việc ruộng nương, nhẹ bớt thuế khóa, dân sẽ trở nêngiàu có”[55, tr 1309]
Để được lòng dân, để được dân tin thì theo các nhà Nho nhà vua, ngườicầm quyền phải chia đều của cải cho dân Khổng Tử nói: “Khâu này từngnghe rằng những bậc vua chư hầu hoặc quan lại phu chẳng lo chuyện tài sản ít
ỏi, mà lo chia không đều, chẳng lo dân nghèo mà lo dân không yên ổn Củachia đều thì dân không nghèo, dân hòa hợp thì của không ít, dân yên ổn thìnước không nghiêng đổ” [29, tr.595] Mạnh Tử cũng cho rằng: “quan tâm đếndời sống của dân, điều đầu tiên nhà cầm quyền cần quan tâm, cần tạo điều
Trang 27kiện cho dân có hằng sản, mà tài sản quan trọng nhất đối với họ là ruộng đất.
Để thực hiện được điều này, theo ông nhà vua cần có một chính sách phânphối ruộng đất cho dân một cách hợp lý, ổn định, và chính sách đó phải đượctiến hành theo một cách rõ ràng, minh bạch”[55, tr.759] Trong xã hội phongkiến Trung quốc lúc bấy giờ, tài sản quan trọng nhất của người dân là ruộngđất, do vậy khi phân chia ruộng đất cho người dân phải thật công minh, rõràng có như vậy lòng dân mới yên, không hỗn loạn, luôn tin vào bậc lãnh đạo,
từ đó một lòng phục vụ nhà vua, người cầm quyền
Mạnh Tử có quan điểm cho rằng, người cầm quyền thực hành tiết kiệmtrong việc sử dụng tài sản của nhân dân, không được xa xỉ, lãng phí, khôngđược bóc lột dân để vui thứ vui của mình, phải coi dân là trời, coi dân quýhơn xã tắc, quý hơn nhà vua Làm được những điều đó cũng chính là nhà vua,người cầm quyền đã góp phần làm nên một xã hội ổn định, thái bình thịnh trị
Tuân Tử cho rằng, bậc cai trị muốn được dân có cuộc sống ấm no, hạnhphúc, muốn được dân tin thì biện pháp chủ yếu nhất là thực hiện đường lối,chính sách chính trị mang nội dung ái dân và thương dân Để thực hiện đượcchính sách đó, ông đòi hỏi nhà cầm quyền phải “nuôi cái dục của nhân dân vàthỏa mãm nhu cầu của nhân dân”[40, tr.132] Vì nếu như đời sống của nhândân cùng cực,bần cùng thì họ không có niềm tin ở nhà vua, người cầm quyền,
tư tưởng lòng dân hoang mang lúc đó mục đích của bậc cai trị cũng không đạtđược Cho nên, nhà vua cần có những chính sách để cho dân có thể thỏa mãnnhu cầu chính đáng của bản thân họ Tạo điều kiện cho dân có cuộc sống no
đủ, có như vậy thì dân với tận tâm phục vụ bề trên, họ mới trở thành ngườilương thiện, từ đó xã hội mới có trật tự kỉ cương, quốc gia mới vững bền pháttriển Theo Tuân Tử, nhà vua được “dân góp sức thì mạnh, dân không góp sứcthì yếu”[ 40, tr.138], vì vậy đối với dân ông yêu cầu: “Vua phải yêu dân, bảo
vệ dân như bảo vệ con đỏ”[40, tr.120], đồng thời ông cũng khẳng định: “Ái
Trang 28dân giử thường, bất ái dân giả nhược” (kẻ thương dân thì mạnh, kẻ khôngthương dân thì yếu) [40, tr 86] Do đó, dân phải được đặt lên vị trí hàng đầu,
có được dân góp sức thì quốc gia mạnh, dân không góp sức thì quốc gia suyvong, nhận thức được điều này các nhà cầm quyền phải yêu dân chăm sóc gầngũi dân, thương dân như con Theo ông “ái dân” (yêu thương dân) nhà vuakhông chỉ được lòng dân và được dân yêu thương, kính trọng như kính cha
mẹ của mình đó là nguồn sức mạnh vô cùng to lớn của bậc cầm quyền Trongquan niệm của Tuân Tử, nhà vua ái dân là phải dưỡng dân và giáo dân, lấyđức trị dân, ông luôn phải đối việc dung chính sách tàn bạo và hà khắc đối vớidân vì: “Vua mà tàn bạo thì trăm họ khinh như lũ què quặt, ghét như ghét loàiquỷ” [40, tr.120] Nhận thức được điều này các nhà Nho nguyên thủy luôn coitrọng việc trị nước bằng đức trị, lấy đạo đức để cai trị, có như vậy mới đemlại cuộc sống yên vui cho dân,và đất nước mới vững bền, địa vị của vua đượcvững chắc, triều đình tồn tại và phát triển
Tóm lại, theo quan điểm của các nhà Nho nguyên thủy để thu phục
được lòng dân được dân tin, nhà vua, người cầm quyền phải thực hiện chínhsách dưỡng dân, cần quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng dân, coi dân như con,tạo cho dân có cuộc sống ấm no, có như vậy dân mới đem hết tâm trí phụctùng vua, vị trí của vua được củng cố, quốc gia vững chắc, triều đại tồn tại vàphát triển Có thể thấy, chính sách dưỡng dân của các nhà Nho, trong điềukiện lúc bấy giờ là một tư tưởng có nhiều tiến bộ, đáng ghi nhận và có ảnhhưởng không nhỏ tới xã hội của chúng ta hiện nay
1.3.2 Chính sách giáo dân của Nho giáo
Nho giáo là một là một trong những học thuyết triết học và chính trị
xã hội lớn nhất trong lịch sử triết học của Trung Quốc Trong hệ thống tưtưởng triết học của Nho giáo thì tư tưởng thân dân thể hiện rõ đường lối trịnước thông qua hai chính sách chủ đạo gồm dưỡng dân và giáo dân Nho
Trang 29giáo đã dành sự quan tâm đặc biệt đến con người, đặc biệt là về vấn đề giáodục, giáo hóa.
Quan niệm của các nhà Nho về dân, về vai trò của dân ngay từ đầu đãkhẳng định muốn cho dân theo, bậc cai trị phải tiến giáo dục, giáo hóa dânngay từ đầu Theo quan đểm của Khổng Tử trong xã hội có kẻ “tiểu nhân” vàngười “quân tử” Kẻ “tiểu nhân” được xem là những người phàm phu tục tử,
là những kẻ hạ cấp về đạo đức nhân phẩm, những kẻ này dù có giữ vị trí cao
và giàu có trong xã hội thì cũng là hạng tiểu nhân Nếu như kẻ tiểu nhân theoquan điểm của Nho giáo là người sống theo bản năng, không có đạo đức, thìngược lại, người quân tử được xem là người có nhân cách, hiểu mệnh trời,hiểu đạo lý Như vậy, kẻ tiểu nhân và người quân tử có đặc tính tương phản rõrệt Nhưng giữa kẻ tiểu nhân và người quân tử không phải là hai mặt đối lập,bài trừ nhau, mà quân tử được xem là bề trên của tiểu nhân, nếu không có kẻtiểu nhân thì cũng sẽ không có người quân tử Giữa quân tử và tiểu nhân có sựtương đồng đó là: “ đều có cái Thiên Tính trong người, cái tính ấy nó hướngđạo con người làm điều thiện, điều phải Con người vì vật dục che khuấtlương tri nên mới có phân biệt kẻ ác người thiện Người ta ai cũng giống nhau
vì có bản tính lành, nhưng do tập nhiễm thói xấu nên họ mới khác xa nhau” [
40, tr 156] Như vậy, theo quan niệm của Khổng Tử bản tính ban đầu của conngười là hiền lành, lương thiện, nhưng về sau do trong cuộc sống con người
bị nhiễm tính xấu trở nên ác nếu con người không được giáo dục
Khổng Tử chưa nói rõ bản tính của con người là thiện hay ác, mà chỉđến Mạnh Tử mới xem bản tính con người là thiện Ông đề cao bản tính tốtđẹp của con người, bản tính thiện trong mỗi con người Theo mạnh Tử bảntính của con người là thiện nó là bản nguyên tinh thần vốn có của con người
do trời phú và trời định sẵn Theo ông bản tính thiện của con người được thểhiện ở tứ đức: nhân, nghĩa, lễ, trí Nhờ có các đức ấy mà con người mới khác
Trang 30loài cầm thú Mạnh Tử cho rằng con người khác loài cầm thú cũng chỉ ở tứđức, nếu giữ được là người quân tử, không giữ được là kẻ tiểu nhân Tứ đức
ấy có nguồn gốc từ “tứ đoan”, Mạnh Tử nói: “Do đó mà xét, không có lòngtrắc ẩn, chẳng phải là người; không có lòng từ nhượng, chẳng phải là người;không có lòng thị phi, chẳng phải là người vậy Lòng trắc ẩn là đầu mối củađiều nhân, lòng tu ố là đầu mối của điều nghĩa, lòng từ nhượng là đầu mối của
lễ, lòng thị phi là đầu mối của trí vậy” (Do thị quan chi: vô trắc ẩn chi tâm,phi nhân dã; vô tu ố chi tâm, phi nhân dã Trắc ẩn chi tâm, nhân chi đoan dã;
tu ố chi tâm nghĩa chi đoan dã; từ nhượng chi tâm, lễ chi đoan dã; thị phi chitâm, trí tri đoan dã) [37 tr.861] Như vậy, theo quan điểm của Mạnh Tử nếucon người biết nuôi dưỡng tính thiện thì có thể trở thành bậc thánh nhân,ngược lại nếu để tính thiện mất đi thì con người sẽ trở nên ích kỷ, nhỏ nhen,không khác gì loài cầm thú Từ những nội dung trên, ta có thể thấy, Mạnh Tửbàn về tính thiện của con người là để chỉ rõ bản chất của con người khác vớicác tồn tại khác đang diễn ra trong cuộc sống
Nếu như Mạnh Tử cho rằng cái tính của vốn có của con người là thiện,thì Tuân Tử lại cho rằng bản tính của con người là ác Ông quan niệm rằng:
“Tính của con người là ác, còn thiện là do con người làm ra Con người sinh
ra aii cũng có tính ham lợi, thuận theo tính đó thì thành ra tranh đoạt lẫn nhau
mà sự từ nhượng không có; sinh ra là đố kỵ, thuận theo tính đó tàn tặc, màlòng trung tín không có; sinh ra có lòng ham muốn của tai mắt, có lòng thích
về thanh sắc, thuận theo tính đó thì thành ra dâm loạn mà lễ nghĩa văn lýkhông có Như thế thì theo cái tính của người ta, thuận cái tính của người ta,tất sinh ra tranh đoạt, phạm cái phận, làm loạn cái lý mà mắc lỗi tàn bạo Chonên phải có thầy, có phép tắc để cải hóa đi, có lễ nghĩa để dẫn dắt nó, rồi saumới có từ nhượng, hợp văn lý mà thành ra trị Xét vậy mà thấy rõ tính của conngười là ác, mà cái thiện là do con người làm ra vậy”[36, tr.284] Theo Tuân
Trang 31Tử thì bản tính của con người vốn là ác, con người sinh ra đã có lòng thamlợi, cũng chính vì lòng tham lợi đó mà con người tranh đoạt lẫn nhau, làmnhững điều ác Cho nên, muốn cho bản tính của con người thiện, tránh ác thìphải có thầy dạy dỗ, giáo dục để có phép tắc, lễ nghĩa để bản tính con ngườitránh tính ác, hướng tính thiện Mục đích giáo dục là cần phải uốn nắn cái tínhlại cho thiện Tuân Tử đã nhận thấy vai trò tác động của nhân tố xã hội, củahọc tập đối với tính người Từ đó, ông chủ trương học theo lễ nghĩa để hoànthiện con người, đề cao việc giáo hóa con người nhằm điều tiết bản năng,hướng con người tới cái thiện: “Tính ác của người ngày nay, tất phải có việchọc tập trước rồi sau mới có chính, có lễ nghĩa trước rồi sau mới có trị”[36, tr.286] Như vậy, Tuân Tử đã nhận thức được vai trò quan trọng của giáo dụcđối với việc rèn luyện, điều chỉnh bản tính con người hướng con người đếntính thiện.
Qua đây ta thấy, bàn về tính người các nhà Nho nguyên thủy đã đưa ranhững quan điểm khác nhau, nhưng họ đều thống nhất ở quan điểm con ngườicần được giáo dục Họ đều cho rằng giáo dục có thể giúp con người cải thiệnbản tính của mình, chuyển từ ác sang thiện, nếu không có giáo dục thì trongcuộc sống con người không biết điều hòa các tham vọng dẫn đến đánh mấtbản tính thiện trở thành kẻ ích kỷ, dã mam không khác gì cầm thú
Về mục tiêu giáo dục: Nho giáo có nhiều yếu tố tiến bộ khi quan niệmrằng giáo dục là cần thiết cho tất cả mọi người, Khổng Tử cho rằng: “hữugiáo vô loại” [36, tr.130], việc dạy dỗ không phân biệt người, nên ai cũng có
cơ hội được học tập và giáo dục Đây là biện pháp để nhằm hướng con ngườitới những phẩm chất cao quý như nhân, nghĩa, lễ, trí tín Đó là những giá trịchuẩn mực của con người trong xã hội phong kiến Nho giáo cũng đưa ra một
số mục tiêu cụ thể: giáo dục là để hình thành nhân cách lý tưởng; để đào tạo
ra đội ngũ quan lại nhằm giúp ích cho nước nhà; để làm sáng tỏ được cái đức,
Trang 32đạt tới chí thiện Như vậy, có thể nói mục đích chính của giáo dục theo quanđiểm của Nho giáo là nhằm đào tạo ra những con người lý tưởng, có sự hoànthiện về cả đạo đức, nhân cách, tri thức, lối sống.
Do đó, giáo dục là công cụ hữu hiệu nhất, con đường ngắn nhất để đàotạo ra bậc cai trị theo hệ tư tưởng phong kiến Đó là lớp người quân tử Ngoài
ra, thông qua giáo dục, các nhà Nho còn muốn truyền bá hệ tu tưởng phongkiến của giai cấp thống trị thấm sâu đến mọi tầng lớp trong xã hội, mà đặcbiệt là đối với giai cấp bị cai trị, để đảm bảo ổn định trật tự xã hội lúc bấy giờ
Tư tưởng giáo dục, giáo hóa dân của Nho giáo nguyên thủy ra đời trongbối cảnh lịch sử, kinh tế, xã hội thời Xuân thu – Chiến quốc Đó là giai đoạnlịch sử mà xã hội Trung Quốc cổ đại có nhiều biến động với sự đảo lộn lớn vềtôn ti trật tự về mặt đạo đức của con người Trước thực trạng đó, các nhà Nho
đã chủ trương giáo dục “đạo làm người”, tức là thông qua giáo dục đào tạo ranhững con người phù hợp với yêu cầu của giai cấp thống trị, những con ngườiluôn suy nghĩa và hành động theo những chuẩn mực, quy phạm đạo đức
Nếu Khổng Tử chú trọng đến việc giáo dục nhân, trí, dũng, lễ, thì Tuân
Tử đã đề cao vai trò của lễ, nhạc trong việc giáo dục con người Nội dung của
“lễ” rất phong phú Thứ nhất, “Lễ” được hiểu là lễ nghi gồm các việc quan,hôn, tang , tế Thứ hai, “lễ” là quy định của xã hội về cách cư xử, giao tiếpgiữa người với người; là quy định ngôi thứ, là những chuẩn tắc, quy địnhkhông thái quá, không bất cập Trong nội dung giáo dục của Nho giáo lúc bấygiờ thì việc giáo dục con người thực hiện theo chữ nhân có vai trò quan trọng,
nó được xem là yếu tố cơ bản để quy định bản tính của con người và thiết lậpmối quan hệ giãu người với người trong gia đình và xã hội Đây là nội dungsâu sắc có tác dụng giáo hóa con người, giúp con người hướng đến những giátrị tốt đẹp
Trang 33Các nhà Nho đã đưa ra được nhiều quan điểm tiến bộ về phương phápgiáo dục như: phương phát tự giác trong học tập, Khổng Tử nói: “Kẻ nàochẳng phấn phát lên để hiểu thông, thì ta chẳng giúp cho hiểu thông được Kẻnào chẳng ráng nên để tỏ ý kiến mình, thì ta chẳng khai phát cho được kẻ nào
đã biết rõ một góc, nhưng chẳng chụi căn cứ vào đó để biết luôn ba góc kia,thì ta chẳng dạy kẻ ấy nữa”[43, tr 100 – 101]; ông còn đưa ra phương phápdạy học bằng cách nêu gương, theo Khổng Tử việc học trong sách vở rất quantrọng, nhưng ngoài sách vở cần phải học trong cả thực tế nữa “ba người cùng
đi, tất có người làm thầy, lựa cái hay của người này mà học, xét cái quấy củangười ta mà biết sửa mình”[43, tr.176] Như vậy, Nho giáo đã đưa ra nhữngphương pháp giáo dục rất cụ thể, thiết thực, nhằm giúp cho học trò có thể lĩnhhội được tri thức, không ngừng hoàn thiện bản thân mình
Cũng theo quan điểm của Nho giáo, người thầy là người hướng dẫn chohọc trò tự học, người thầy không chỉ có kiên thức uyên thâm mà còn có đạođức cao cả, nhân cách của người thầy sẽ là tấm gương để học trò noi theo
Qua đây ta có thể thấy rằng, Nho giáo rất quan tâm đến vấn đề giáo dục
và đào tạo con người Nho giáo cho rằng, giáo hóa con người là môt trongnhững nhiệm vụ cơ bản của nhà cầm quyền và cũng là phương tiện hữu hiệu
để đưa xã hội từ “loạn lạc” thành “thái bình” Tư tưởng giáo dục, giáo hóadân của Nho giáo chứa đựng nhiều yếu tố tiến bộ,là một chính sách hữu hiệucủa bậc cai trị trong việc cai trị dân, trong việc giáo hóa dân chúng để giữ gìntrật tự xã hội
Tư tưởng giáo dục, giáo hóa có sự manh nha giữa tư tưởng đức trị vàpháp trị Sự kết hợp này trong đường lối trị nước của Nho giáo là hợp lý, vìthực chất tất cả mọi chính sách lúc bấy giờ đều nhằm duy trì, bảo vệ trật tự,
kỷ cương của chế độ phong kiến, nhằn phục vu giai cấp thống trị, củng cố địa
Trang 34vị ngôi vua vững chắc, duy trì sự tồn tại và phát triển của triều đại Đây là mộthạn chế trong chính sách giáo dục, giáo dưỡng của Nho giáo.
Trong tư tưởng thân dân của Nho giáo, thì chính sách dưỡng dân vàgiáo dân có vai trò quan trọng như nhau trong việc thực hiện thân dân của bậccai trị Nho giáo đòi hỏi nhà cầm quyền chăm lo tới việc dạy dân ngang vớiviệc nuôi dân Trên thực tế, Nho giáo chú ý tới việc giáo hóa dân không hoàntoàn vì quyền lợi của dân mà chủ yếu là vì bảo vệ và duy trì quyền lợi của giaicấp thống trị Việc giáo hóa dân cũng như việc nuôi dưỡng dân của Nho giáo
là để dễ bề sai khiến dân và cai trị trong nền chính trị phong kiến Mục tiêucao nhất trong nội dung giáo hóa dân là hướng tới “trị quốc, bình thiên hạ”.Qua đây ta có thể thấy rằng, quan điểm giáo dục và dưỡng dân của Nho giáothể hiện lập trường giai cấp rất rõ ràng, đây cũng là điểm hạn chế trong tưtưởng than dân của Nho giáo mà nguyên nhân cơ bản là do hạn chế về hoàncảnh xã hội lúc bấy giờ
Như vậy, xuất phát từ vai trò của dân trong các mối quan hệ xã hội,Nho giáo nguyên thủy đã đưa ra tư tưởng thân dân trong đường lối trị nước vàquản lý xã hội Trong đường lối trị nước ấy, những chuẩn mực, những quyphạm đạo đức không chỉ là những chuẩn mực đạo đức chủ yếu nhất của conngười và chi phối hành động của con người trong các mối quan hệ cơ bản củacon người mà còn là những công cụ, biện pháp chính trị cơ bản nhất để trịnước Chính sách giáo dân, trị dân của Nho giáo nguyên thủy còn gọi là đứctrị, tức là trị dân không phải chủ yếu bằng pháp luật mà chủ yếu bằng giáohóa, bằng nêu gương về đạo đức Tuy nhiên, mọi chính sách đưa ra nhằm lấylòng dân, vì dân nhưng cũng chỉ coi dân là phương tiện để đạt mục đích cuốicùng là nhằm củng cố, bảo vệ chế độ phong kiến, vĩnh viễn hóa địa vị, quyềnlợi của giai cấp phong kiến thống trị
Trang 35Tiểu kết chương 1
Ngoài những hạn chế do hoàn cảnh lịch sử mang lại, thì những tưtưởng về dân của các nhà Nho nguyên thủy có ý nghĩa rất quan trọng Từ rấtsớm các nhà Nho đã sớm nhận thấy vai trò của dân như là một lực lượng sảnxuất to lớn và có ảnh hưởng nhất định đến thịnh suy, hưng vong của chế độchính trị, sự ổn định của xã hội Đồng thời các nhà Nho còn rất coi trọng và
đề cao vai trò của dân trong việc đưa đất nước đến thái bình, thịnh trị (dân lànước, vua là thuyền), luôn coi dân là gốc của nước (dân vi bản), là nền tảngcủa xã hội, của chính trị (dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh) Dù khôngphải là nhân tố quyết định nhất nhưng dân có ảnh hưởng rất lớn đến nền tảngchính trị, nền tảng xã hội của một thời đại, đến địa vị và quyền lực của nhàvua, người cầm quyền (không có dân thì không có nước, không có nước thìkhông có vua)
Từ việc nhận thức được vai trò và sức mạnh của dân, các nhà Nho luônđòi hỏi, yêu cầu nhà vua, người cầm quyền phải thật sự coi dân là gốc củanước Do vậy, phải có chính sách và hành động thiết thực quan tâm và chăm
lo đời sống vật chất của dân, phải bảo vệ dân, giáo dục, giáo hóa dân bằngđạo đức, bằng những tấm gương đạo đức của mình và bằng việc thi hànhđường lối Đức trị đối với dân Đồng thời các nhà Nho cũng yêu cầu nhà vua,người cầm quyền phải luôn tu dưỡng đạo đức, đối xử đạo đức với dân, thihành các biện pháp mang nội dung đạo đức, phải coi nhiệm vụ dưỡng dân vàgiáo dân là nhiệm vụ cơ bản, hàng đầu Đó là tư tưởng xuất phát từ dân, lấydân làm gốc
Những quan điểm tiến bộ trong tư tưởng thân dân của Nho giáo, có ảnhhưởng rất lớn tới tư tưởng quan điểm lấy dân làm gốc của chủ tịch Hồ ChíMinh của Đảng Cộng Sản Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng nhà nước phápquyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân ở nước ta hiện nay
Trang 36Chương 2 GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ CHỦ YẾU TRONG TƯ TƯỞNG THÂN DÂN NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Những giá trị và hạn chế chủ yếu trong tư tưởng thân dân của Nho giáo
2.1.1 Những giá trị chủ yếu trong tư tưởng thân dân của Nho giáo
Qua việc phân tích một số tư tưởng thân dân của các nhà Nho nguyênthủy, chúng tôi rút ra một số giá trị chủ yếu sau:
Một là, các nhà Nho nguyên thủy đã nhận thức và đánh giá vai trò quan
trọng của dân trong việc giữ vững và củng cố, phát triển đất nước
Các nhà Nho nguyên thủy đều nhận thức được vai trò quyết định củadân đối với sự tồn tại, phát triển của đất nước Đây là quan điểm nổi bật nhấttrong tư tưởng thân dân của Nho giáo Mạnh Tử khẳng định rằng: “Dân viqúy, xã tắc thứ chi, quân vi khinh”[37 tr, 580], ông đặt vị trí của dân lên hàngđầu trong mối quan hệ với xã tắc và vua Đây cũng chính là tư tưởng thể hiệnquan điểm lấy dân làm gốc trong đường lối trị nước Cùng với việc khẳngđịnh vai trò quan trọng của dân trong việc quyết định đến sự tồn tại, phát triểncủa xã hội, Tuân Tử khẳng định: “Vua ví như thuyền, dân ví như nước, nướcchở thuyền được, thì cũng lật được thuyền Cho nên kẻ nắm quyền cai trị nếumuốn được an vị, thì chẳng có cách nào hay bằng, thực hiện chính trị hòa bình
và biết thương dân”[42.tr, 258 Như vậy, giữa dân và vua có mối quan hệkhăng khít, không thể tách rời Nếu dân không ủng hộ vua thì vua sẽ mấtnước, mất ngôi vị và triều đại sẽ tan dã
Nhận thức được vai trò quyết định của dân đến sự thịnh - suy của đấtnước, Nho giáo đưa ra lời khuyên chân thành cho bậc cai trị phải yêu dân,thương dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của người dân, phải làm cho
Trang 37dân có niềm tin ở vua, có như vậy vua mới giữ vững được ngai vị của mình.
Quan điểm này được thực tiễn chứng minh là luôn đúng trong mọi thờiđại của lịch sử từ thời Cổ đại đến thời Hiện đại Đây được xem là bài học cógiá trị vô giá đối với công cuộc xây dựng phát triển của mỗi quốc gia
Hai là, Nho giáo đã nhận thức được dân là lực lượng quan trọng chủ
yếu trong việc làm ra của cải vật chất cho xã hội
Đây là quan điểm mang tính tiến bộ của Nho giáo, trong xã hội dân làlực lượng chiếm số lượng đông đảo, họ trực tiếp là những người tham ra vàocông việc sản xuất ra của cải vật chất Mà của cải họ làm ra chiếm phần lớn làphục vụ cho giai cấp thống trị, phần còn lại phục vụ cho nhu cầu cuộc sốngcủa bản thân, gia đình Do đó, mà dân có vị trí quan trọng trong lĩnh vực kinh
tế Tuân Tử đã khẳng định rằng: “Nhà vua được dân góp sức thì mạnh, dânkhông góp sức thì yếu”[48, tr.138], vì thế “ Vị nhân chủ muốn mạnh, vững vàyên vui thì không gì bằng quay về với dân, muốn dân quý phụ mình thì không
gì bằng quay về cầu ở nơi chính sự”[40, tr.137] Theo quan điểm này củaTuân Tử thì dân có vai trò quan trọng trong việc làm cho vị thế của vua thêmmạnh, quốc gia tồn tại và phát triển Mạnh Tử gọi dân là kẻ “lao lực” lànhững người làm việc mệt nhọc bằng sức lực chân tay để tạo ra của cải cónhiệm vụ nuôi dưỡng người cai trị Chính vì vậy mà nhà vua, bậc cai trị phảitạo cho dân có hằng sản, có ruộng đất để dân có điều kiện làm ra của cải vậtnuôi dưỡng chăm sóc người cai trị
Đây là một giá trị trong quan điểm về dân của Nho giáo, giá trị này cóvai trò quan trọng trong đường lối xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.Các nhà cầm quyền cần phải nhận thức đươc tầm quan trọng của dân trongviệc tạo ra của cải vật chất Nếu nhận thức được điều này, sẽ giúp những nhàcầm quyền đưa ra các chính sách phù hợp trong việc phát huy sức mạnh vàitrò quan trọng của dân trong lĩnh vực kinh tế Dân giàu thì nước mạnh đó là
Trang 38một thực tế hiển nhiên trong lịch sử mà không gì có thể bác bỏ được Vì vậyquan điểm của các nhà Nho về vai trò của người dân như là một lực lượng sảnxuất to lớn trong xã hội, là kim chỉ nam trong chiến lược phát triển kinh tế củacác quốc gia Từ đó để thấy rõ hơn tầm quan trọng và vị trí của người dântrong mỗi thời đại lịch sử.
Ba là, các nhà Nho nguyên thủy luôn đòi hỏi nhà cầm quyền phải quan
tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người dân, phải thực hiện đồngthời hai chính sách dưỡng dân và giáo dân
Nhận thức được vai trò quyết định của dân đối với sự bền vững củangôi vua, củng cố vững chắc sự tồn tại của triều đình Các nhà Nho khuyênnhà vua, bậc cai trị thực hiện chính sách dưỡng dân và giáo dân Hai chínhsách này đã thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của bậc cai trị đến đời sống vậtchất và tinh thần của người dân Muốn thu phục được lòng dân, người lãnhđạo trước tiên phải đưa ra những chính sách quan tâm đến đời sống vật chấtcủa dân, như tạo cho họ có hằng sản, có ruộng đất để họ có điều kiện, tạo racủa cải vật chất Mà dân có tài sản thì ắt vua cũng có tài sản, dân mạnh thì vuamạnh Vì thế, các nhà Nho nguyên thủy còn cho rằng ngoài việc vua chiaruộng đất cho dân tạo cho dân có hằng sản, còn phải tạo điều kiện thuận lợicho dân làm kinh tế, nhà vua phải giảm nhẹ thuế cho dân, không được thuthuế của dân cao để dân có cuộc sống ấm no, “đừng gây khó khăn cho việcruộng nương, nhẹ bớt thuế khóa, dân sẽ trở nên giàu có”[55, tr.1039] Đây làmột quan điểm tiến bộ và đúng đắn, quan điểm này thể hiện đường lối chínhtrị sáng suốt của các nhà lãnh đạo Bởi vì con người cần phải đảm bảo các nhucầu thiết yếu như cái ăn, mặc, ở sau đó mới nghĩ đến việc làm chính trị Nếungười dân phải chịu cảnh đói, rét thì họ sẽ không còn niềm tin vào vua, triềuđình lúc đó ắt sẽ nổi loạn Nếu dân có cuộc sống no đủ, tinh thần phấn khởi
họ sẽ tự nguyện phục tùng vua, lúc đó vua dễ bề cai trị