MỤC LỤC
Mạnh Tử đó phỏt triển và làm rừ hơn quan điểm của Khổng Tử về việc khẳng định vai trò quyết định trong niềm tin của dân đối với sự tồn tại, diệt vong của đất nước, ông đã đưa ra biện pháp để lấy được niềm tin của dân đó là nhà cầm quyền cần hiểu dân, biết được dân cần gì mà đáp ứng cho họ, biết dân ghét việc gì thì đừng làm cho họ. Từ việc nhận thức được vai trò và sức mạnh của dân, cho nên các nhà Nho nguyên thủy luôn đòi hỏi, yêu cầu nhà vua, người cầm quyền phải thật sự coi dân là gốc của nước, do vậy phải dùng chính sách và hành động thiết thực quan tâm và chăm lo đời sống vật chất của dân, phải bảo vệ dân, giáo dục, giáo hóa dân bằng đạo đức, bằng những tấm gương đạo đức của mình và việc thi hành đường lối Đức trị đối với dân.
Các nhà Nho còn cho rằng dưỡng dân không chỉ là đáp ứng những nhu cầu tối thiếu của người dân không để họ chết đói, chết rét để họ có điều kiện phụng dưỡng cha mẹ, nuôi đủ vợ con, mà dưỡng dân còn thể hiện ở việc vua giúp dân làm giàu, làm cho dân có ruộng đất, nhà cửa, có tài sản riêng và ổn định, dạy dân biết trồng trọt, chăn nuôi để họ có cuộc sống ấm no, hạnh phúc bên gia đình. Nhà cầm quyền luôn tạo điều kiện tốt nhất cho người dân làm giàu, sai khiến dân điều gì cũng không được trái thời vụ, mùa màng của dân, để dân có điều kiện làm kinh tế nuôi bản thân, thực hiện các nghĩa vụ cao cả của mình trong gia đình, giúp dân làm tròn bổn phận làm cha mẹ, vợ chồng, con cái trở thành những người lương thiện. Ông khuyên các nhà vua, người cầm quyền phải biết tiết kiệm cho dân, những gì lãng phí đừng nên chi tiêu, ngay cả những việc lễ, nhạc cũng phải biết tiết kiệm, không được hoang phí, không được hạch sách dân đóng góp quá nhiều các khoản thuế, thực hiện chính sách tiết kiệm cho dân, để cuộc sống của dân không đói, rét từ đó dân mới không oán hận bậc cai trị, đem sức lực ra giúp vua.
Trong xó hội phong kiến Trung quốc lúc bấy giờ, tài sản quan trọng nhất của người dân là ruộng đất, do vậy khi phõn chia ruộng đất cho người dõn phải thật cụng minh, rừ ràng có như vậy lòng dân mới yên, không hỗn loạn, luôn tin vào bậc lãnh đạo, từ đó một lòng phục vụ nhà vua, người cầm quyền. Tóm lại, theo quan điểm của các nhà Nho nguyên thủy để thu phục được lòng dân được dân tin, nhà vua, người cầm quyền phải thực hiện chính sách dưỡng dân, cần quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng dân, coi dân như con, tạo cho dân có cuộc sống ấm no, có như vậy dân mới đem hết tâm trí phục tùng vua, vị trí của vua được củng cố, quốc gia vững chắc, triều đại tồn tại và phát triển. Thấu hiểu được vai trò quan trọng của dân trong việc quyết định sự hưng thịnh - suy vong của quốc gia, bậc cai trị không những cần phải chăm lo đến đời sống vật chất, tinh thần của dân, thực hiện các chính sách thân dân như dưỡng dân và giáo dân, mà còn cần phải làm cho dân tin tưởng.
Nhận thức được vị trí của dân đối với việc củng cố địa vị của ngôi vua, các nhà Nho nguyên thủy đã đưa ra biện pháp thân dân bằng việc thực thi hai chớnh sỏch dưỡng dõn và giỏo dõn.Chớnh sỏch dưỡng dõn chỉ rừ trỏch nhiệm của nhà vua, người cầm quyền đối với dân là phải chăm sóc dân, nuôi dưỡng dân, thương dân như con. Do đó, mà giai cấp thống trị tiến hành các chính sách nhằm bóc lột triệt để nhất sức lực của dân để phục vụ cho địa vị thống trị thêm vững mạng, Các nhà Nho cho rằng, dân phải có trách nhiệm phục vụ bậc cai trị mình, đây là lẽ tự nhiên vốn có không phải là điều gì lạ thường “Kẻ bị cai trị phải nuôi người,.
Người đã tiếp thu những quan điểm sâu sắc của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân, coi quần chúng nhân dân là lực lượng lao động cơ bản của xã hội, là chủ thể sáng tạo nên lịch sử; coi sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân và không có quần chúng nhân dân thì cũng không có lịch sử; coi mọi biểu hiện phê phán, lên án quần chúng nhân dân là hành vi phê phán lịch sử, bởi vì lịch sử và quần chúng nhân dân có mối quan hệ mật thiết với nhau. Quan điểm nước lấy dân làm gốc được biểu hiện ở hoài bão, ý tưởng cách mạng trong suốt cuộc đời Người; được biểu hiện ở niềm tin của người vào sức mạnh, vào khả năng, vào lực lượng của nhân dân lao động; được biểu hiện ở quan điểm nêu cao tinh thần trách nhiệm trước dân; ở việc biết phát huy tinh thần sáng tạo của nhân dân lao động, ở quan điểm chăm lo giáo dục, phát huy nhân tố con người trong thực tiễn cách mạng của Người. 3 triệu người Việt Nam định cư ở nước ngoài, của mọi lĩnh vực hoạt động trên đất nước ta; giải phóng mọi tiềm năng, phát huy mọi nguồn lực, mọi thành phần kinh tế; phát huy hết sức mạnh của truyền thống, của lịch sử ngàn năm văn hiến, của ý chí độc lập tự chủ, tự cường, của lòng tự hào, tự tôn dân tộc quyết đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh như Hồ Chí Minh đã dạy để xóa đi cái nghèo nàn, lạc hậu, cùng nhau xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
Tiếp tục đường lối đã xác định trong các Đại hội trước, cũng trên cơ sở quán triệt quan điểm nước lấy dân làm gốc, Đại hội Đảng XI họp từ ngày 12 - 01- 2011 đến ngày 19 - 01 - 2011 với chủ đề tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo và chiến đấu của Đảng; đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững vạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững; nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; giữu vững ổn định chính trị - xã hội; tăng cường hoạt động đối ngoại; bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Đảng Cộng Sản Việt Nam lãnh đạo thực hiện dân chủ hóa đời sống xã hội vừa nhằm phát huy vai trò của quần chúng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vừa thể hiện trên thực tế Đảng thấm nhuần sâu sắc tư tưởng lấy dân làm gốc của chủ tịch Hồ Chí Minh và đang vận dụng quan điểm lấy dân làm gốc rất có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay. Kể từ đó, các kỳ họp Đại hội Đảng toàn quốc và Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng các khóa tiếp sau, đã cụ thể hóa Cương lĩnh thành đường lối, chủ trương, chính sách phù hợp với từng giai đoạn, nhằm phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và tạo nên những điều kiện, tiền đề cơ bản, thiết yếu chuyển đất nước sang thời kỳ phát triển mới - thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Sự giúp đỡ đó không những đã đem đến giá trị vật chất thiết thực mà còn mang đến giá trị tinh thần to lớn đối với những người có hoàn cảnh khó khăn, không may mắn trong xã hội; đồng thời còn thể hiện ý nghĩa lớn lao hơn, đó là nét đẹp văn hóa, tình cảm, đạo lý, nghĩa cử cao cả, truyền thống đoàn kết tương thân tương ái, lá lành đùm lá rách của dân tộc Việt Nam. Trong sự nghiệp xây dựng phát triển của đất nước hiện nay, Đảng Cộng Sản Việt Nam tiếp tục tinh thần lấy dân làm gốc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, đã luôn quán triệt tinh thần đó trong các văn kiện Đại hội Đảng và trong sự nghiệp xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, nhằm mục tiêu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.