1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

So tay an toàn HSET

72 497 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 72
Dung lượng 5,14 MB

Nội dung

Cấp chỉ huy của Nhà thầu chịu trách nhiệm đảm bảo tuân thủ những yêu cầu sau:a Tất cả công nhân, nhân viên làm việc trên công trường phải ít nhất trên 18 tuổi.. c Nhà thầu cử nhân viên c

Trang 1

Sổ tay HSET

Xác nhận của Nhân lực Nhà thầu iii

Dẫn nhập iv

1 Yêu cầu tổng quát 1

1.1 Ứng phó với tình trạng khẩn cấp 1

1.2 Nguyên tắc chủ chốt đối với công nhân 2

1.3 Quy định thiết yếu đối với cấp chỉ huy của Nhà thầu 2 1.4 Phải biết rõ địa hình xung quanh 3

2 Yêu cầu về đảm bảo sức khỏe 4

2.1 Yêu cầu tổng quát về đảm bảo sức khỏe 4

2.2 Yêu cầu về đào tạo sơ cứu 4

2.3 Kiến thức sơ cứu cơ bản 4

2.4 Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết 8

2.5 Phòng ngừa chấn thương lưng 8

3 Yêu cầu về đảm bảo an toàn 10

3.1 Yêu cầu tổng quát về an toàn công trường10 3.2 Chống sét 12

3.3 Hàng rào công trường 13

3.4 An ninh công trường 14

3.5 Trang bị bảo hộ lao động cá nhân 14

3.6 Bảo vệ an toàn cho nhân viên 15

3.7 Yêu cầu về phòng cháy & chữa cháy 16

3.8 Bảo vệ chống té ngã 19

3.9 An toàn điện 25

3.10 Khóa máy và treo thẻ 28

3.11 Kiểm định thiết bị 28

3.12 Thiết bị nâng 29

3.13 Công tác đào đất 34

3.14 An toàn trong việc sử dụng khí nén 37

3.15 An toàn trong công tác hàn 39

3.16 Khuân vác vật liệu 41

3.17 Tập kết vật liệu 42

3.18 Dụng cụ cầm tay 43

3.19 Gia công và lắp dựng cốp pha 44

3.20 Gia công và dựng lắp cốt thép 44

3.21 Đổ và đầm bê tông 44

3.22 Làm việc gần và trên mặt nước 45

3.23 Công tác nạo vét 46

3.24 Làm việc trong đường hẻm 46

4 Yêu cầu liên quan đến môi trường 49

4.1 Điều kiện môi trường ở công trường 49

4.2 Quản lý nước mặt 49

4.3 Quản lý rác thải 50

4.4 Cấm sử dụng a-miăng 50

Trang 2

4.5 Cấm sử dụng CFC 50

4.6 Thải bỏ vật liệu đào 50

4.7 Không gian eo hẹp 51

4.8 Quản lý hóa chất 55

4.9 Quản lý chất thải nguy hại 57

4.10 Bảo vệ môi trường trong nạo vét kênh 58

5 Những yêu cầu về đảm bảo giao thông 59

5.1 Làn giao thông tạm 59

5.2 Yêu cầu về giao thông đường bộ 59

5.3 Yêu cầu về giao thông thủy 60

6 Công tác kiểm tra của Nhà thầu 61

6.1 Kiểm tra Hàng ngày 61

6.2 Kiểm tra hàng tuần 62

6.3 Kiểm tra đặc biệt 63

7 Công tác quản lý HSET của Nhà thầu 64

7.1 Huấn luyện an toàn lao động của Nhà thầu64 7.2 Báo cáo 65

7.3 Quản lý tài liệu 66

Trang 4

Danh mục biểu

Biểu 1: Quy trình nâng vật nặng 9

Biểu 2: Khoảng cách được bảo vệ bởi cột thu lôi 13

Biểu 3: Khoen neo hai tấm hàng rào 13

Biểu 4: Một số biển báo giao thông thiết yếu 14

Biểu 5: Cách đội mũ bảo hộ 15

Biểu 6: Tính chất các loại bình chữa cháy 17

Biểu 7: Hệ thống hãm rơi ngã cá nhân 19

Biểu 8: Các loại ngắt mạch được chấp nhận 26

Biểu 9: Một loại khóa nguồn điện 28

Biểu 10: Góc của cần cẩu và 2 ví dụ của kim đo góc cần cẩu 30 Biểu 11: Những bộ phận hỏng hóc cần được thay thế lập tức 31 Biểu 12: Khoảng cách an toàn điện 32

Biểu 13: Trọng tâm của vật tải (load’s center of gravity) 33 Biểu 14: Các bộ phận của bình khí 38

Biểu 15: Những loại khí độc thông thường 39

Biểu 16: Một số ví dụ không gian eo hẹp 50

Biểu 17: Một ví dụ Khóa/Treo thẻ 52

Biểu 18: Một thiết bị kiểm tra khí 53

Biểu 19: Những khía cạnh môi trường của việc nạo vét và đổ bùn 57

Trang 5

Xác nhận của Nhân lực Nhà thầu

Tôi tên là, , xác nhận rằng:

1) tôi đã nhận được một bản Sổ hay HSET;

2) tôi đã đọc cẩn thận Sổ hay HSET, hoặc tôi sẽ đọc cẩn thận Sổ hay HSET trước khi tôi

vào làm việc trong ca kế tiếp của tôi trong Dự án; và

3) tôi thông hiểu những thông tin và yêu cầu được trình bày trong Sổ hay HSET, và sẽ

hỏi han để tìm hiểu kỹ thêm khi cần

Tôi xác nhận rằng trong khi làm việc cho Dự án, tôi sẽ:

4) tuân thủ những quy định, biện pháp và quy trình được trình bày trong Sổ hay HSET;

5) làm tất cả những gì có thể được để khuyến khích và nhắc nhở những người khác trong

(*) Những chức vụ sau nhận Sổ hay HSET và ký vào Bản xác nhận này:

1 Lãnh đạo Công ty phụ trách điều hành Gói thầu;

2 Đại diện của Nhà thầu (thường có chức danh Giám đốc Dự án);

3 Chỉ huy các mũi thi công;

4 Chuyên viên phụ trách Sức khỏe, An toàn, Môi trường và Giao thông;

5 Đội trưởng thi công mỗi loại hạng mục;

6 Đội trưởng đội xe cơ giới thi công;

7 Đội trưởng đội xe vận tải;

8 Đội trưởng đội Bảo vệ mỗi công trường

Mỗi Nhà thầu tập trung tất cả các bản đã ký rồi gửi cho Chủ Đầu tư và Tư vấn Giám sáttrong vòng một tuần sau khi nhận bản Sổ tay HSET này

Trang 6

Yêu cầu tổng quát

1.1 Ứng phó với tình trạng khẩn cấp

1 Những nguyên tắc để ứng phó với tình trạng khẩn cấp là như sau:

a) Công trường cần định trước điểm tập kết nhân sự ngoài công trường trong trường hợp

f) Dù cho mức độ cháy nổ lớn nhỏ thế nào, gọi ngay PCCC 114

g) Nếu xảy ra thương tích dù cho mức độ thế nào, gọi ngay Cấp cứu 115

h) Khi khẩn cấp, quan trọng nhất là tính mạng và sức khoẻ con người, kế đến là môitrường xung quanh Tài sản chỉ là thứ yếu

i) Phân công nhân viên làm những việc khác nhau, không để mạnh ai nấy làm

j) Huy động nhân viên bảo vệ hoặc điều thêm người phụ trách kiểm soát nơi ra vào.k) Khi tình trạng khẩn cấp lan rộng, liên hệ đến nhiều người, nhiều cơ sở, gọi Cảnh sát

113 để giúp giữ an ninh trật tự

l) Tắt nguồn điện ở những khu vực không cần điện, chỉ để lại những nơi cần ánh sánghoặc nguồn điện để ứng phó với sự cố

m) Tắt các loại động cơ không cần thiết cho việc ứng phó với sự cố

n) Giải tán những người không có trách nhiệm hoặc khả năng tham gia ứng phó sự cố rakhỏi khu vực sự cố, tập trung tại điểm tập kết, không để họ lưu lại vì tò mò muốn quansát nhưng gây trở ngại cho công tác ứng phó

o) Nếu có thể, giải tán xe cộ, thiết bị gây trở ngại ra khỏi công trường, ngoại trừ khi cầnthiết cho việc ứng phó, hoặc để giữ dấu tích cho việc điều tra

p) Khi tải thương, ghi chú số xe, tên họ người lái xe, và nếu được, tên bệnh viện sẽ tiếpnhận nạn nhân

q) Trong trường hợp khẩn cấp bạn chỉ cần áp dụng những gì đã được đào tạo và chỉ dẫn,

không phải cố trở thành người hùng.

r) Thu thập và ghi chép (dù thừa còn hơn là thiếu) mọi chi tiết liên quan để lập báo cáo.Chụp càng nhiều ảnh càng tốt nếu có thể

Trang 7

s) Báo cáo cho Nhà thầu chính và Tư vấn giám sát thi công mọi sự cố và tai nạn về sứckhỏe, an toàn, môi trường và giao thông.

1.2 Nguyên tắc chủ chốt đối với công nhân

2 Những nguyên tắc chủ chốt đối với công nhân là như sau:

a) Không được tự tiện làm những gì bạn chưa

được đào tạo, ví dụ: sửa chữa điện, vận

hành cẩu, hàn cắt, cứu cấp người bị nạn

b) Khi thấy bất cứ dấu hiệu hỏng hóc, hoặc

khác với thường ngày (dàn giáo bị xô lệch,

sàn công tác ọp ẹp, dây điện bị hở, mối

hàn bị bong, hóa chất rò rỉ ) phải báo

ngay cho cấp chỉ huy của bạn

c) Khi thấy không an toàn trong công việc,

bạn có quyền ngưng công việc, báo cáo

với cấp chỉ huy để được giải thích, chỉ dẫn,

hoặc khắc phục sai sót

d) Bạn có nhiệm vụ tham gia những buổi họp và đào tạo khi được yêu cầu và phải tậptrung chú ý nghe để thấu hiểu Điều tối quan trọng là nhân viên cần hỏi Chỉ huy Côngtrường những điều chưa rõ về an toàn

e) Giữ chỗ làm việc được gọn gàng, dọn dẹp ngay những vật liệu, dụng cụ không còncần đến

f) Hãy cảnh giác khi vận hành máy móc, thiết bị Quan sát và thấu hiểu ý nghĩ nhữngbiển báo để tuân thủ cho đúng

g) Dự án này cấm tuyệt đối việc sử dụng rượu, bia, và mọi chất gây nghiện (cần sa, thuốc

phiện, thuốc lắc ) với bất cứ liều lượng nào trong công trường, hoặc sử dụng ngoài

công trường trước khi vào công trường làm việc

h) Cấm nhân viên hút thuốc trong khi làm việc trên công trường Chỉ được hút thuốc ởnhững nơi cho phép

1.3 Quy định thiết yếu đối với cấp chỉ huy của Nhà thầu

3 Cấp chỉ huy của Nhà thầu chịu trách nhiệm đảm bảo tuân thủ những yêu cầu sau:a) Tất cả công nhân, nhân viên làm việc trên công trường phải ít nhất trên 18 tuổi

b) Nhà thầu chịu trách nhiệm toàn bộ về các biện pháp HSET (Health: Sức khoẻ, Safety:

An toàn, Environment: Môi trường, Traffic: Giao thông), không được viện lý do giao

cho nhà thầu phụ

c) Nhà thầu cử nhân viên của mình (không phải nhân viên của nhà thầu phụ) là Kỹ sưHSET làm việc toàn thời gian, được ủy quyền dừng công việc thiếu an toàn và ra lệnhphạt đối với vi phạm, và những quyền hạn khác nhằm đảm bảo tuân thủ HSET Nộpcho Tư vấn lý lịch chuyên môn của Kỹ sư HSET

Công nhân có quyền từ chối thihành một nhiệm vụ nếu các tiêuchuẩn an toàn nghề nghiệp không

được đáp ứng…

Công nhân chỉ buộc phải chấpnhận các nhiệm vụ mà mình đủkhả năng chuyên môn làm.Công nhân cần được huấn luyện

về an toàn lao động

(Thông tư số 22/2010/TT-BXD)

Trang 8

d) Mỗi tuần , Nhà thầu phải nộp cho Tư vấn và các Phường liên quan danh sách tất cảnhân viên làm việc trên các công trường, với bản sao có công chứng thẻ Chứng minhNhân dân Khi không có thay đổi về nhân viên, Nhà thầu vẫn phải xác nhận danh sách

cũ hàng tuần Chỉ nhân viên mang thẻ do TƯ VẤN đóng dấu mới được phép vào côngtrường

e) Công nhân hàn trong không gian eo hẹp, dưới khu vực đào xới: phải có trình độ Bậc 4

về hàn

f) Công nhân trực điện ở thiết bị điện có điện áp đến 1000 vôn phải có trình độ Bậc 3 về

an toàn điện

g) Nhà thầu cung cấp đầy đủ và bắt buộc công nhân sử dụng thiết bị bảo hộ lao động,

không được khoán trắng cho nhà thầu phụ

h) Yêu cầu thiết yếu về thiết bị bảo hộ cho khách: khách thăm viếng chính thức công

trường phải được cung cấp với số lượng đầy đủ và chất lượng tốt: (a) mũ bảo hộ: mọithời gian, và (b) dù hoặc áo mưa khi có mưa

i) Lúc có mưa, sấm chớp: ngưng công việc ngoài trời liên quan đến cần cẩu, đào xới vàhàn cắt, hoặc công việc trên dàn giáo

4 Những nguyên tắc cơ bản đối với Kỹ sư HSET và Chỉ huy Công trường là như sau:a) Không cho phép công nhân tự tiện làm những gì họ chưa được đào tạo

b) Khi thấy bất cứ dấu hiệu hỏng hóc, hoặc khác với thường ngày phải có hành động khắcphục nhanh chóng

c) Khi thấy không an toàn trong công việc, Chỉ huy Công trường hoặc Nhân viên HSETnên ngưng công việc trong khi chờ khắc phục xong những khuyết điểm

d) Khuyến khích công nhân hỏi han để bạn giải đáp, báo cáo để bạn lấy quyết định vàhành động

e) Nhiệm vụ chủ yếu của cấp chỉ huy: kiểm tra, nhắc nhở và khắc phục, rồi thường

xuyên kiểm tra, nhắc nhở, chế tài và khắc phục

1.4 Phải biết rõ địa hình xung quanh

5 Phải quen thuộc với nơi mình làm việc về mọi mặt để biết nơi phải đến và người nàophải gặp trong trường hợp khẩn cấp

a) Xác định vị trí ra vào

b) Nhận diện nhân viên phụ trách sức khoẻ, an toàn và cấp cứu

c) Xác định vị trí trạm y tế

d) Tự mình làm quen với trình tự di tản

e) Xác định tất cả địa điểm đặt bình chữa cháy và biết cách sử dụng chúng

f) Xác định tất cả địa điểm lưu trữ chất thải độc hại và biết cách lưu trữ

g) Xác định các điểm thông tin liên lạc và cách liên lạc nhanh chóng với cấp chỉ huytrực tiếp của bạn

h) Hiểu biết ý nghĩa của các biển báo để tuân thủ cho đúng

Trang 9

2 Yêu cầu về đảm bảo sức khỏe

2.1 Yêu cầu tổng quát về đảm bảo sức khỏe

6 Yêu cầu tổng quát về đảm bảo sức khỏe là như sau:

a) Tuân thủ những quy định về đảm bảo sức khỏe cho người lao động, đặc biệt là đối vớiphụ nữ

b) Thực hiện bảo hiểm y tế bắt buộc theo quy định

c) Tuân thủ Quyết định số 3733/2002/QĐ-BYT (Phụ lục C) về tiêu chuẩn vệ sinh laođộng, đặc biệt là đối với những tiêu chuẩn sau:

e) Khuyến khích công nhân giảm thiểu phần da bị phơi ra ánh nắng để phòng ung thư da

về lâu dài: nếu không gây trở ngại trong công việc và có thể chịu được nóng bức thìmặc quần dài, áo dài tay, khăn quấn cổ, v.v

2.2 Yêu cầu về đào tạo sơ cứu

7 Yêu cầu về đào tạo sơ cứu là như sau:

a) Thành phần đội ngũ phải học khóa sơ cứu gồm có:

 Giám đốc Dự án

 Các Nhân viên HSET

 Các Chỉ huy Công trường

 Toàn thể đội ngũ bảo vệ

 Các Đội trưởng thi công

b) Chứng chỉ sơ cứu có giá trị 2 năm Sau đó phải học lại

c) Đào tạo sơ cứu phải do cơ quan được chấp nhận, ví dụ: Hội Chữ thập Đỏ

2.3 Kiến thức sơ cứu cơ bản

8 Cơn đau tim Nhận định qua các triệu chứng:

a) Khó thở;

b) Áp suất, đè nén, đau nhức hoặc cảm thấy đầy lồng ngực, thường lan đến vai, cánh tay,

cổ hoặc hàm;

c) Buồn nôn, mửa, khó tiêu;

d) Lạnh, đổ mồ hôi, hoặc da ẩm ướt; và

e) Da, môi hoặc móng tay tái hoặc xanh

Trang 10

9 Cơn đau tim Ứng phó:

 Gọi xe cứu thương hoặc huy động xe công trường tải thương Trong khi chờ đợi:a) Nếu nạn nhân còn tỉnh:

 Giữ cho ngồi dậy

 Giữ ấm và thoải mái

 Hỏi nạn nhân có mang theo thuốc không, và giúp dùng thuốc nếu có

b) Nếu nạn nhân hôn mê

 Nếu ngưng thở, áp dụng thủ thuật hồi sinh qua miệng (mouth-to-mouth)

 Nếu nhịp thở và mạch ngưng, áp dụng thủ thuật hồi sinh tim-phổi (CPR) nếu bạnđược huấn luyện

10 Thương tổn mắt Ứng phó theo các tình huống như sau:

a) Hạt nhỏ (đất, cát, hoặc bụi) trong mắt

 Đừng dụi mắt

 Nếu dưới mí mắt trên, kéo mí mắt trên xuống qua mí mắt dưới

 Nếu dưới mí mắt dưới, kéo mí mắt dưới xuống, soi gương và dùng gạc vô trùng đểlấy ra

 Nếu không có kết quả, dùng nước rửa mắt trong khi giữ cho hai mí mắt mở ra.b) Hạt lớn trong mắt

 Gọi xe cứu thương hoặc huy động xe công trường tải thương Trong khi chờ đợi:

 Đừng tìm cách lấy ra;

 Đặt tấm gạc hoặc khăn sạch lên bên ngoài mắt;

 Quấn băng quanh cả hai mắt; và

 Giữ cho nạn nhân bình tĩnh và không cử động

c) Hóa chất trong mắt: thực hiện ngay các biện pháp sau:

 Đưa nạn nhân đến bồn rửa mắt hoặc một nguồn nước chảy sạch;

 Nếu nạn nhân mang kính áp tròng, cần tháo ra;

 Giữ cho mắt thương tổn ở vị trí thấp hơn mặt kia;

 Dừng dùng hóa chất trung hòa, đắp thuốc mỡ, hoặc nhỏ thuốc mắt;

 Rửa mắt bằng nước 15 đến 20 phút; và

 Đưa nạn nhân đến bệnh xá để kiểm tra chữa trị tiếp

d) Mắt bầm

 Dùng băng sạch, khô, băng mắt;

 Đặt nước đá hoặc một miếng khăn chườm lạnh (cold pack) phía trên băng; và

 Đưa nạn nhân đến bệnh xá để kiểm tra chữa trị tiếp

Trang 11

11 Sốc nhiệt (Heatstroke)

a) Nhận định qua triệu chứng:

 Ngưng đổ mồ hôi, da khô và nóng

 Mạch mạnh, nhanh

 Nhiệt độ cơ thể trên 41 độ C

 Nạn nhân hoang mang, hoặc giận dữ

 Cảm thấy lạnh, buồn nôn, hoặc chóng mặt hoặc hôn mê

b) Biện pháp ứng phó:

 Gọi xe cứu thương hoặc huy động xe công trường tải thương Trong khi chờ đợi:

 Dời nạn nhân đến chỗ mát hơn;

 Làm mát nạn nhân bằng nước, quạt máy, hoặc khăn chườm lạnh; và

 Giữ nạn nhân nằm với hai chân đưa lên cao

12 Bỏng nhẹ

a) Làm mát vết bỏng bằng cách rửa với nước

b) Đừng làm vỡ bóng nước, đừng dùng thuốc trung hòa hoặc thuốc mỡ

c) Dùng gạc vô trùng băng vết thương

d) Bỏng do hóa chất

 Rửa vết bỏng bằng nước 15-20 phút

e) Bỏng do điện

 Dời nạn nhân cách xa nguồn điện

 Kiểm tra nhịp thở và nhịp tim, thực hiện thủ thuật thở cứu hộ và/hoặc CPR nếuđược huấn luyện

 Dùng nước lạnh chữa vết bỏng nhẹ

13 Vết thương và chảy máu

a) Nhận định các trường hợp:

 Vết cắt: do vật nhẵn bén như dao và mảnh kính

 Rách da: vết cắt có rìa răng cưa do vật bén như dao răng cưa và máy móc

 Trầy sướt: xảy ra khi da bị kéo qua bề mặt nhám

 Thủng da: lỗ thủng trong cơ thể do vật nhọn đâm qua da và đi vào cơ thể

b) Chữa vết cắt và trầy sướt Ứng phó:

 Rửa vết thương với xà phòng dịu và nước

 Xối rửa bằng nước sạch

 Để vết thương khô

 Dùng gạc vô trùng băng lại

 Làm mát vết bỏng bằng cách rửa với nước

 Đừng làm vỡ bóng nước, đừng dùng thuốc trung hòa hoặc thuốc mỡ

 Dùng gạc vô trùng băng vết thương

 Bỏng do hóa chất

Trang 12

o Rửa vết bỏng bằng nước 15-20 phút

 Bỏng do điện Ứng phó:

o Dời nạn nhân cách xa nguồn điện

o Kiểm tra nhịp thở và nhịp tim, thực hiện thủ thuật thở cứu hộ và/hoặc CPR nếuđược huấn luyện

o Dùng nước lạnh chữa vết bỏng nhẹ

c) Thủng da Ứng phó:

 Để cho vết thủng nhỏ rỉ máu

 Dùng tấm gạc vô trùng băng lại

d) Vết thủng sâu – máu chảy nhiều Ứng phó:

 Gọi xe cứu thương hoặc huy động xe công trường tải thương Trong khi chờ đợi:

 Băng bằng tấm gạc sạch, liên tục ép lên vết thương, quấn lại bằng băng cho chặt

 Giữ vết thương ở vị trí cao hơn quả tim

 Ép lên động mạch cung cấp máu đến vùng vết thương

e) Thủng da (có vật nằm bên trong) Ứng phó:

 Gọi xe cứu thương hoặc huy động xe công trường tải thương Trong khi chờ đợi:

 Đừng cố lấy vật bên trong ra, giữ cho nó ổn định bằng cách băng bó tại chỗ

 Ngăn chảy máu bằng áp suất trực tiếp với một miếng vải hoặc gạc sạch

 Nếu máu tiếp tục chảy, đè lên điểm áp suất động mạch

 Nếu máu vẫn chảy và cấp cứu chưa đến kịp: dùng ga rô

 Buồn nôn, run rẩy, hoặc mửa;

 Khó suy nghĩ hoặc nói;

 Ngất xỉu

b) Ứng phó:

 Gọi xe cứu thương hoặc huy động xe công trường tải thương Trong khi chờ đợi:

 Kiểm tra nhịp thở, thao tác cứu thở nếu cần thiết;

 Nói chuyện nhẹ nhàng với nạn nhân;

 Tiến hành sơ cứu cho bất kỳ vết thương nào;

 Nếu nạn nhân mửa, quay người qua một bên và làm thông miệng nếu không thấyvết thương ở đầu và cổ;

 Giữ cho nạn nhân thoải mái, ấm và nằm xuống

Trang 13

15 Căng và bong.

a) Nhận định:

 Bong là khi dây chằng bị rách, thường là ở khớp xương

 Căng là khi cơ hoặc gân bị rách

 Gọi xe cứu thương hoặc huy động xe công trường tải thương Trong khi chờ đợi:

 Lập tức cho nạn nhân ngưng vận động phần bị tổn thương;

 Nâng phần bị tổn thương lên phía trên quả tim, giữ trên tấm chăn hoặc gối;

 Dùng băng đàn hồi băng chặt chỗ bong; và

 Chườm nước đá quấn trong khăn lau hoặc túi trong từng giai đoạn 30 phút và nghỉ

15 phút

2.4 Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết

a) Kiểm tra để đảm bảo công trường không có môi trường cho lăng quăng của muỗi gâybệnh sốt xuất huyết:

 Lu, khạp nước không có nắp đậy

 Hố đào không có nắp đậy

 Vỏ bánh xe phế thải chứa nước mưa

 Bất kỳ vật dụng nào khác chứa nước mưa ngoài trời: chai lọ, thùng thiếc, hộpnhựa phế thải

b) Giữ công trường tương đối gọn ghẽ để có thể phát hiện vật thể chứa nước làm nơi sinhtrưởng của lăng quăng của muỗi gây bệnh sốt xuất huyết

2.5 Phòng ngừa chấn thương lưng

17 Tránh những nguyên nhân thường thấy của chấn thương lưng:

a) Vươn tới và nhất lên vượt qua đầu, qua mặt bàn, hoặc từ phía sau xe tải

b) Nâng hoặc khuân vật có hình dạng thiếu thoải mái hoặc kỳ lạ

c) Làm việc ở những tư thế ngượng nghịu, thiếu thoải mái

d) Ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế ngồi lâu có thể làm hại lưng

e) Trượt ngã trên mặt sàn trơn cũng có thể làm lưng của bạn bị chấn thương

18 Cách thức phòng ngừa chấn thương lưng:

a) Bất kỳ khi nào có thể, tránh cúi xuống để nâng vật nặng lên

Trang 14

b) Đặt vật nặng cao khỏi mặt sàn.

c) Dùng xe đẩy

d) Bất kỳ khi nào có thể, dùng cẩu, palăng, máy vận thăng và bất kỳ thiết bị nâng nàokhác

e) Trước khi nâng, thử trọng lượng vật bằng cách nắm lấy góc

f) Nếu quá nặng đối với bạn thì nên nhờ người phụ giúp

19 Áp dụng quy trình nâng đúng cách Khi nâng, thực hiện những bước dưới đây

a) Giữ vị trí thăng bằng, mở rộng chiều ngang chân-vai

b) Gập đầu gối, ngồi xổm để nâng, ngồi càng gần càng tốt.

c) Nắm cho chặt, hãy ôm lấy vật nặng

d) Nâng từ từ dùng hai chân, giữ vật nặng sát vào người, giữ cổ và lưng thẳng

e) Khi đã đứng lên, đổi hướng bằng cách đưa chân ra và xoay cả thân người

f) Tránh vặn vẹo ở vùng thắt lưng

g) Khi đặt vật nặng xuống, làm theo chỉ dẫn ở đây với thứ tự ngược lại

Biểu 1: Quy trình nâng vật nặng

Trang 15

3 Yêu cầu về đảm bảo an toàn

3.1 Yêu cầu tổng quát về an toàn công trường

20 Trách nhiệm đối với mặt bằng công trường Sau khi nhận bàn giao mặt bằng nào thì

Nhà thầu chịu hoàn toàn trách nhiệm về an toàn trên mặt bằng đó, cho đến ngày Nhà thầuhoàn trả mặt bằng cho cơ quan chức năng của Thành phố Vì thế, Nhà thầu phải đáp ứngnhững yêu cầu trong Sổ tay này xuyên suốt trong thời gian tiếp nhận mặt bằng

21 Trách nhiệm rà phá bom đạn: Nhà thầu phải đảm bảo ký hợp đồng rà phá bom đạn

cho tất cả diện tích mặt đất hoặc lòng kênh trước khi có hoạt động thi công trên diện tích

đó Nhà thầu phải nộp cho Tư vấn báo cáo rà phá bom đạn của đơn vị thực hiện công việcnày

22 Quy trình khi gặp bom đạn là như sau:

a) Bom đạn, kể cả đạn pháo, mìn, trái sáng, ngòi nổ có nhiều hình dạng và kích thướckhác nhau Khi trông thấy vật lạ đáng nghi thì phải nghi đó là bom đạn chưa nổ

b) Dừng ngay mọi công việc chung quanh vị trí tìm thấy bom đạn

c) Không được:

 đến gần hơn

 truyền tần số radio (bộ đàm, máy truyền tin dân sự)

 thử lấy đi vật gì gần bom đạn

 thử sờ, di chuyển hoặc làm xáo trộn bom đạn

d) Đánh dấu rõ ràng khu vực tìm thấy bom đạn

e) Dùng ván gỗ hoặc tấm nhựa, thật cẩn thận che phủ bom đạn, tránh ánh nắng trực tiếp.f) Đặt rào chắn vững chắc chung quanh vị trí tìm thấy bom đạn

g) Đặt biển báo ghi rõ: BOM ĐẠN – NGUY HIỂM.

h) Cử nhân viên cảnh báo, ngăn chặn người khác đến gần vị trí tìm thấy bom đạn

i) Duy trì các điều kiện 1) đến 7) 24 giờ cho đến khi bom đạnh được thu gom hoàn toàn.j) Thông báo cho Tư vấn cùng Chủ đầu tư với các chi tiết về địa điểm, độ sâu

k) Hợp đồng với một đơn vị có giấy phép thực hiện rà phá bom đạn để lập đề xuất côngviệc và dự toán

l) Chủ đầu tư xem xét đề xuất công việc và dự toán, chấp thuận theo ý kiến của Tư vấnm) Tư vấn sẽ ban hành chỉ thị phát sinh nếu cần thiết

n) Trong khi thực hiện rà phá bom đạn, Nhà thầu báo cáo tiến độ, vướng mắt cho Tưvấn và chủ đầu tư cùng hỗ trợ, giải quyết

o) Sau khi thực hiện công việc, đơn vị rà phá bom đạn cùng Giám sát Tư vấn kiểm tra,nghiệm thu công việc, rồi cho phép hoạt động thi công được tiếp tục

Trang 16

23 Đội ngũ bảo vệ Yêu cầu là như sau:

a) Xếp đặt đội ngũ để có bảo vệ làm việc 24/24 giờ, nghiệp vụ không bị gián đoạn kể cảtrong giờ ăn

b) Bảo vệ có thể hình và sức khỏe tốt

c) Bảo vệ mang trang phục chỉnh chu, tạo phong thái chuyên nghiệp

d) Bảo vệ mang băng tay có dòng chữ rõ rệt “BẢO VỆ.”

e) Bảo vệ được trang bị tối thiểu cho nghiệp vụ gồm: điện thoại di động, máy ảnh hoặcchức năng chụp ảnh của điện thoại di động, đèn bấm, còi

f) Bảo vệ được cấp trang thiết bị bảo hộ lao động, tối thiểu nhưng không giới hạn trong:

mũ bảo hộ, ủng chống thấm nước và áo mưa

g) Bảo vệ được đào tạo về sơ cứu

h) Đối với công trường dài hơn 100m, mỗi ca phải có hai người: một người túc trực ởcổng, một người tuần tra

i) Bảo vệ ghi tên họ người và số biển xe ra vào công trường, và ngày giờ Trình danhsách này cho Chủ Đầu tư hoặc Tư vấn kiểm tra khi được yêu cầu

j) Khi có người mang ra khỏi công trường bất kỳ vật tư, thiết bị nào, bảo vệ phải soátgiấy phép của người có thẩm quyền trên công trường và ghi chi tiết của giấy phép(chủng loại và số lượng vật tư/thiết bị, người cấp phép) vào Nhật ký Bảo vệ

k) Nhà thầu phải trao quyền cho Bảo vệ ngăn chặn người vào công trường trong các tìnhhuống sau:

 người lạ mặt và không mang hoặc trình giấy tờ chứng minh;

 người không sử dụng trang thiết bị bảo hộ lao động, tối thiểu là mũ bảo hộ cho côngnhân (không chấp nhận mũ bảo hộ chỉ để đi xe máy) và mang giày (không chấpnhận đi chân trần hoặc mang dép);

 người có biểu hiệu đã sử dụng rượu, bia, hoặc mọi chất gây nghiện (cần sa, thuốcphiện, thuốc lắc ) với bất cứ liều lượng nào ngoài công trường trước khi vào côngtrường

l) Những người trên chỉ có thể được vào công trường khi Chỉ huy Trưởng công trườngcho phép Lúc đó, bảo vệ có bổn phận nhắc nhở những người này tránh tái phạm, vàghi vụ việc trong Nhật ký Bảo vệ Chỉ huy trưởng công trường cũng phải ghi vụ việcvào Nhật ký Công trường

m) Khi đi tuần tra trong và bên ngoài công trường, Bảo vệ có quyền nhắc nhở nhân sự

Nhà thầu về việc sử dụng thiết bị bảo hộ lao động (Mục 3.5, trang 18), rồi ghi vào

Trang 17

24 Vệ sinh công trường Yêu cầu là như sau:

 Nhanh chóng lấp những vũng nước tù đọng (có thể dùng vữa bê-tông dư thừa saumỗi lần đổ bê-tông, khơi thông cho nước thoát

 Những nơi có rò rỉ dầu mỡ phải tìm cách thoát nước, lau chùi, dùng giẻ hoặc cátphủ lên để tránh trơn trượt

 Xếp, cất vật liệu, bù lon, long đền, đai ốc, đinh gọn ghẽ trong thùng chứa

 Trong công việc, sắp đặt dây nhợ, giẻ, đồ nghề, thiết bị cho gọn ghẽ, không đểtràn lan, lộn xộn

 Để lại đúng nơi quy định mọi dụng cụ và thiết bị sau khi dùng xong cuối ca làmviệc

 Thu dọn thanh sắt, que hàn, que ván gỗ, vụn kim loại bén có thể gây chấn thươngthi dẫm đạp lên

 Giữ gìn sạch sẽ chỗ lên xuống cầu thang và lối đi, tránh dầu mỡ, bùn đất gây trơntrượt

 Nhổ hoặc đánh dẹp đinh trên những cây gỗ

25 Treo khẩu hiệu trên công trường:

26 Đặt biển báo ở tất cả lối ra vào Công trường, với khổ chữ to được nhận rõ từ cách xa

10m, nội dung như sau:

27 Định ra một khu vực an toàn cho khách tham quan, nhân viên Chủ đầu tư giám sát,

người đến liên hệ công việc, và đặt biển báo:

28 Kiểm tra giữa ca: mỗi ngày, Nhà thầu phải kiểm tra đột xuất, luân phiên theo cách

ngẫu nhiên, tình trạng HSET trên 3-4 mũi thi công ở giữa ca Nhà thầu phải viết báo cáochi tiết về các kiểm tra giữa ca này trong các Nhật ký Công trường

29 Kiểm tra vật liệu: Chỉ huy Công trường phải thường xuyên kiểm tra vật liệu nhằm

đảm bảo tập kết đầy đủ và tồn trữ gọn gàng, đúng cách (như bảo vệ chống nước mưa,chống gỉ sét)

3.2 Chống sét

30 Yêu cầu về chống sét là như sau:

NGHIÊM TÚC CHẤP HÀNH KỶ LUẬT LAO

Trang 18

a) Dựa theo khoản 7 và 8 của TCXDVN 46:2007 Chống sét cho công trình xây dựng –

Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống, xét xem từng công trường cụ thể cần

lắp đặt hệ thống chống sét hay không

b) Gần công trường có thể có cột thu lôi Theo lý thuyết thì một cột thu lôi có thể bảo vệđược một khoảng không gian bằng hình nón có bán kính đáy bằng chiều cao của cột(Error: Reference source not found) Do đó, công trường của Nhà thầu có thể được bảovệ

c) Nếu một công trường cần có hệthống chống sét, Nhà thầu có thểxem xét một hệ thống dùng chungcho công trường kế cận, hoặc góithầu kế cận

d) Nếu công trường nào không cần có

hệ thống chống sét dựa theo

TCXDVN 46:2007, Nhà thầu phải

giải trình với Tư vấn lý do

e) Hệ thống chống sét cần được lắpđặt sao cho có thể di động theo cẩuhoặc máy đóng cọc hoặc thiết bịtương tự dễ thu hút sét từ trên cao

f) Việc lắp đặt hệ thống chống sét phải do một đơn vị chuyên môn được thuê phụ tráchlàm trọn gói từ khảo sát, thiết kế đến lắp đặt và bảo dưỡng

g) Sau khi đã lắp đặt một hệ thống chống sét, Nhà thầu nộp hồ sơ về hệ thống này cho Tưvấn

3.3 Hàng rào công trường

31 Yêu cầu đối với hàng rào công trường là như sau

a) Hàng rào công trường phải đủ vững chắc và mỹ quan, phù hợp với yêu cầu kỹ thuậtcủa Thành phố Ví dụ, tham khảo: Quyết định số 292/QĐ-SGTVT ngày 09 tháng 02năm 2009 và Quyết định số 1080/QĐ-SGTVT ngày 17 tháng 4 năm 2009 của SởGTVT Tp HCM

b) Hàng rào phải vững chãi, chịu được mưa và gió lớn Neo các đoạn hàng rào với nhauchặt chẽ (xem ví dụ khoen neo ở Error: Reference source not found)

Biểu 2: Khoảng cách được bảo vệ bởi cột thu lôi

Biểu 3: Khoen neo hai tấm hàng rào

Trang 19

c) Đặt đèn nháy ở hai đầu hàng rào Phải kiểm tra đèn nháy hàng ngày để nhanh chóngthay đèn bị hỏng hoặc thay pin yếu.

d) Đặt đủ các bản thông tin dự án theo quy định của Thành phố và Hợp đồng

e) Liên hệ với cơ quan chức năng về giao thông để xin phép và lắp đặt đủ các biển báocần thiết Xem một số ví dụ trong Error: Reference source not found Đặc biệt, biển

báo hạn chế tốc độ 5 km/h phải đặt dọc hàng rào gần đường giao thông, cách mỗi 50m

một biển báo, ở vị trí dễ nhìn thấy

f) Thường xuyên kiểm tra, sửa chữa và thay thế hàng rào bị rách và hư hỏng dễ gây tainạn giao thông và người đi bộ

g) Phải duy trì các bản thông tin dự án và biển cảnh báo cho đến khi hoàn tất việc tái lậpmặt bằng Xịt rửa biển báo lấm bùn đất khiến cho thông tin bị che lấp

3.4 An ninh công trường

32 Hồ sơ Nhân lực Nhà thầu Yêu cầu là như sau:

a) Nhà thầu lập hồ sơ tất cả nhân viên và công nhân lao động của Nhà thầu chính, nhàthầu phụ, các đơn vị dịch vụ (được gọi chung là Nhân lực Nhà thầu), làm việcthường xuyên hoặc bán thời gian ở các mũi thi công Hồ sơ gồm có danh sách nhân sự,đính kèm:

 Bản sao công chứng Chứng minh nhân dân;

 Chứng chỉ nghề;

 Chứng chỉ an toàn;

 Bảo hiểm con người

b) Khi đã có hồ sơ đầy đủ, Nhà thầu nộp hồ sơ nhân sự cho Tư vấn (4 bộ) đồng thời gửicho các Phường địa phương

c) Sau khi nhận hồ sơ trình nộp của Nhà thầu với đầy đủ các mục kể trên, Tư vấn sẽ kiểmtra và cấp cho nhân sự của Nhà thầu thẻ được đóng dấu của Tư vấn

Biểu 4: Một số biển báo giao thông thiết yếu

Trang 20

d) Một bộ hồ sơ nhân sự này, kể cả số điện thoại liên lạc của các cán bộ chủ chốt của Nhàthầu, phải được lưu tại công trường.

e) Chỉ người nào có tên trong danh sách Nhân lực Nhà thầu đã nộp và mang thẻ nhânviên do Tư vấn cấp mới được vào công trường

f) Trước mỗi ca làm việc sáng và tối, chỉ huy công trường điểm danh, đánh dấu người cótên trong danh sách có mặt để làm việc, lưu vào hồ sơ và trình cho Tư vấn hoặc Chủđầu tư khi được yêu cầu

g) Mỗi tuần, Nhà thầu cập nhật danh sách tất cả nhân lực Nếu tuần nào không có biếnđộng về nhân lực cũng phải gửi lại (có thể fax) danh sách cũ để tái xác nhận

33 Nhà thầu thiết lập đường dây nóng với Phường địa phương để giải quyết các vấn đềrắc rối liên quan đến tình hình an ninh tại khu vực thi công

3.5 Trang bị bảo hộ lao động cá nhân

34 Yêu cầu về trang bị bảo hộ cá nhân cho nhân lực Nhà thầu là như sau:

a) Tối thiểu khi vào khu vực công trường:

 Giày (cấm đi chân không hoặc mang dép)

b) Nhà thầu phải cấp cho khách vào công trường đủ số lượng và đảm bảo chất lượngnhững trang bị sau:

 Mũ bảo hộ: bất kỳ lúc nào

 Ủng cao su: nơi trơn trượt, nơi sình lầy, nước đọng vũng

 Dù: khi có mưa

c) Nơi có nước ngập, bùn lầy:

 Ủng không thấm nước thay cho giày thông thường

d) Nơi có vật sắc nhọn:

 Giày bảo hộ (lót lớp thép) thay cho giày thông thường

e) Làm việc gần đường giao thông:

 Áo vét phản quang

f) Làm việc trên độ cao:

 Hệ thống hãm rơi cá nhân

g) Hàn, cắt kim loại và bê tông, mài, cắt, gọt dũa đá, gạch :

 Mặt nạ/kính mắt nhằm ngăn chặn vật lạ bay vào mắt

 Găng tay bảo hộ

h) Làm việc liên quan đến điện:

 Găng tay cách điện

 Ủng cách điện

i) Làm việc nơi bùn lầy, ngập nước thải:

 Ủng không thấm nước

Trang 21

 Khẩu trang trong cống nước thải

j) Làm việc nơi có nhiều bụi:

 Khẩu trang

35 Nhà thầu phải đảm bảo

cung ứng đầy đủ và bắt buộc

mọi người trên công trường sử

dụng thiết bị bảo hộ lao động

mọi lúc Và phải sử dụng thiết

bị bảo hộ lao động cho đúng

cách Ví dụ: quai mũ bảo hộ an

toàn phải được gài chặt dưới

cằm, không được quàng phía

trên vành mũ Xem Error:

Reference source not found

3.6 Bảo vệ an toàn cho nhân viên

36 Nhà thầu phải bảo vệ an toàn cho nhân viên tối thiểu như sau:

a) Không đòi hỏi nhân viên làm việc trong điều kiện thiếu an toàn: cấp chỉ huy sẽ phảichịu trách nhiệm trước pháp luật nếu tai nạn xảy ra

b) Không đòi hỏi nhân viên cố nâng vật nặng quá sức của họ Chỉ dẫn nhân viên nâng vậtnặng cho đúng cách: cắm chặt vật cần nâng, đặt chân bám vững và cách nhau vừaphải, giữ vật nặng sát mình, cong gối và nhất vật nặng bằng chân

c) Không đòi hỏi nhân viên làm việc trên độ cao nếu họ có chứng sợ hãi độ cao

d) Không đòi hỏi phụ nữ có thai làm những việc không phù hợp với thể trạng của họ: làmviệc trên cao, gần chất nguy hại, ngoài mưa nắng

e) Phải chắc chắn nhân viên được đào tạo đúng mức (về điện, hàn, lái cẩu ) trước khigiao nhiệm vụ cho họ

f) Đảm bảo ánh sáng đầy đủ để nhân viên thao tác được an toàn, nhất là với hoạt độngphức tạp như đổ bê tông, hàn cắt

g) Cấm nhân viên đi đứng dưới vật nặng, cần cẩu Các khu vực phía dưới vật nặng treo lơlửng phải có rào chắn và đặt biển báo nguy hiểm

h) Cấm nhân viên trèo lên tải trọng Cấm tuyệt đối nâng người bằng cần cẩu, trừ khingười đó đứng trong giỏ nâng và có đeo dây an toàn

i) Cấm nhân viên ngủ trưa dưới gầm cẩu, cơ giới, thiết bị nặng

j) Cấm nhân viên chạy nhảy, đùa giỡn trong công trường

3.7 Yêu cầu về phòng cháy & chữa cháy

37 Nguyên tắc phòng cháy Yêu cầu là như sau:

a) Đảm bảo phòng cháy tốt để:

 Trước nhất, tránh xảy ra cháy

Biểu 5: Cách đội mũ bảo hộ

Trang 22

 Nếu có cháy chỉ cháy nhỏ, không gây thiệt hại lớn.

 Duy trì 24/24 giờ lối thoát an toàn cho con người khi có cháy

 Tạo điều kiện cho việc chữa cháy được dễ dàng

b) Tạo ra môi trường không cháy: những nơi quá trình thi công có tỏa ra khí và hơi dễcháy hỗn hợp với không khí tạo thành hỗn hợp nổ thì phải có máy hút những khí cháy

đó, hoặc cho thêm vào đó phụ gia trơ, chất ức chế, chất chống nổ để giảm tính chất gây

nổ của hỗn hợp cháy

c) Ngăn không cho nguồn lửa xuất hiện: Cấm dùng ngọn lửa trực tiếp ở nơi có thể tạo ranguy hiểm về hỗn hợp cháy nổ

d) Ngăn không cho vật cháy ở gần ngọn lửa

e) Giảm khối lượng chất cháy, ví dụ: không lợp mái lá, tấm nhựa trong công trường.f) Hạn chế diện tích thi công và tập kết vật liệu

g) Ngăn đường phát triển của lửa, ví dụ: để ô tô và xe máy cách xa nguồn có thể gây cháynổ

h) Có kế hoạch phân tán vật liệu khi xảy ra cháy để tránh sự thiệt hại lớn, cũng là biệnpháp hạn chế sự phát triển của đám cháy và tạo điều kiện cho việc cứu chữa khi xảycháy được dễ dàng

38 Yêu cầu về phòng cháy-chữa cháy là như sau:

a) Lưu trữ đầy đủ vật liệu và phương tiện chữa cháy: bồn nước, xô chuyển nước, vòinước, cát, xẻng

b) Bình chữa cháy:

 Mỗi công trường nhỏ: 1 bình 5 kg;

 Mỗi công trường lớn: 2 bình 5 kg;

 Hai công trường nhỏ cách nhau 20m: 1 bình 5 kg

 Văn phòng: tùy Cảnh sát PCCC, tối thiểu 1 bình 5 kg

c) Cơ sở, văn phòng có diện tích sử dụng trên 100 m2 và có trên 25 nhân viên phải đượcchứng nhận đảm bảo phòng cháy do Cảnh sát PCCC cấp

39 Bình chữa cháy Yêu cầu là như sau:

a) Xem tính chất các loại cháy trong Error: Reference source not found

Trang 23

b) Không được dùng bình chứa halon: thuộc công nghệ cũ, phát chất gây thủng tầngozone.

c) Bình chữa cháy xịt nước dưới áp suất: không khuyến cáo sử dụng vì hiệu quả hạn hẹp:chỉ có thể chữa cháy loại A, tuyệt đối không xít nơi có dòng điện

d) Bình CO2:

 Chữa cháy chất lỏng, chất khí và thiết bị điện Trên bình thường ghi rõ CO2, hoặc

MT kèm theo là con số chỉ trọng lượng chất chữa cháy Dễ nhận nhất là vòi hìnhloa

 Không thể chữa ngoài trời mà chỉ chữa trong nhà Nhưng không dùng trong phòngkín có người ở

 Không được phun trực tiếp vào người khác, hoặc cầm vào loa bình, vì sẽ bị bỏnglạnh

 Không dùng để chữa các chất cháy là kim loại kiềm, kiềm thổ (như nhôm, chất nổđen ), vì sẽ làm đám cháy mạnh hơn

e) Bình bột (hóa chất khô)

 Công dụng theo những tổ hợp ký hiệu khác nhau: thông dụng nhất là BC (chữa cháychất lỏng và chất khí – bình Trung Quốc còn ghi là MFZ), và ABC (chữa cháy chấtrắn, chất lỏng và chất khí – bình Trung Quốc còn ghi là MFZL) Bình chữa các loạicháy ABC đa năng hơn và dễ mua, vì thế công trường cần được trang bị bình chữacháy loại ABC

 Bột chữa cháy không độc, không dẫn điện, có hiệu quả cao

 Thao tác sử dụng bình đơn giản, dễ kiểm tra

f) Mỗi công trường nhỏ: một bình 5kg; mỗi công trường lớn: hai bình 5kg; hai côngtrường nhỏ cách nhau 20m: 1 bình ABC 5kg

Biểu 6: Tính chất các loại bình chữa cháy

Loại B Chất lỏng dễ cháy: xăng, cồn, rượu, sơn…

Loại D Loại D Loại D Kim loại bắt lửa: magiê, natri, kali , như trong phòng thí

nghiệmLoại E Loại C Điện hoặc thiết bị điện đang dẫn điện

+ Theo TCVN 7435-2004.

Trang 24

g) Trạm bơm và văn phòng Tư vấn Giám sát: theo đề xuất của cảnh sát PCCC, tối thiểumột bình 5 g.

h) Đường hầm, có cơ giới, chất dẫn lửa và nhiên liệu: một bình 5kg cho mỗi khoảng cách33m

i) Không cho phép thay thế nhiều bình chữa cháy nhỏ bằng một bình lớn: tuy trọnglượng chung không đổi nhưng khoảng cách giữa các bình xa hơn

j) Chỉ dùng bình chữa cháy của nhà cung cấp được kiểm định Không dùng bình chữacháy có nguồn gốc không rõ ràng

k) Theo đúng yêu cầu của nhà sản xuất về thời hạn kiểm tra và thay thế bình chữa cháy.l) Khi mang bình chữa cháy đi kiểm tra, nạp thêm áp suất , phải có bình dự phòng thaythế trong suốt thời gian

m) Một số yêu cầu bảo dưỡng khác đối với bình chữa cháy:

 Để bình nơi dễ thấy, nơi không bị ngáng trở nhằm mang được bình nhanh nhất khikhẩn cấp

 Đặt bình ở nơi khô ráo, thoáng gió, tránh những nơi có ánh nắng và bức xạ nhiệtmạnh, nhiệt độ cao nhất là 50 độ C

 Nếu để bình ngoài nhà phải có mái che

 Khi di chuyển bình cần nhẹ nhàng Tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, thiết bịrung động

 Bình chữa cháy sau khi đã mở van, nhất thiết phải nạp đầy lại Phải giao bình chođơn vị cung cấp có phương tiện nạp lại

 Trước mỗi lần nạp khí mới và sau 5 năm sử dụng, yêu cầu đơn vị cung cấp kiểm trathủy lực vỏ bình

40 Phải tổ chức huấn luyện, diễn tập cách sử dụng bình chữa cháy Phụ lục G có thể được

dùng làm tờ bướm hoặc tài liệu huấn luyện chữa cháy

41 Chữa cháy thiết bị điện Yêu cầu là như sau:

a) Trước hết: ngắt dòng điện, rồi dùng bình chữa cháy bằng bột khô Tuyệt đối không

dùng bình loại A (xịt nước)

b) Trong đám cháy điện bao giờ cũng có ánh chớp sáng xanh của tia lửa điện, mùi khétcủa ozon không khí hoặc mùi khét do cháy vỏ cách điện Thiết bị điện khi cháy thườngkhông cháy to, nhưng nguy hiểm, vì nếu không dập tắt kịp thời thì làm cháy nhà cửa,vật tư thiết bị khác

c) Khi ngắt điện, người chữa cháy phải được trang bị dụng cụ bảo hộ như sào cách điện,bục cách điện, ủng, găng tay và kéo cắt điện Những dụng cụ này phải ghi rõ điện ápcho phép sử dụng

d) Sau khi dập cháy, nếu muốn nối lại dòng điện phải thông báo cho mọi người biết

trước, tương tự như trong quy trình khóa và treo thẻ (Mục 3.10, page 31).

Trang 25

42 Chữa các loại cháy khác: không sử dụng bình chữa cháy nước hoặc hóa học để chữa

cháy điện, đất đèn, kim loại, hợp chất của kim loại

3.8 Bảo vệ chống té ngã

43 Khi làm việc ở độ cao hoặc chiều sâu từ 2,5m trở lên, cần có biện pháp bảo vệ chống

té ngã như lan can, lưới an toàn, nắp đậy

44

Đai an toàn đơn giản không được chấp nhận Thayvào đó, phải trang bị cho công nhân hệ thốnghãm rơi cá nhân Tham khảo TCVN 7802-1:2007 đến TCVN 7802-6:2008

45 Phương tiện bảo hộ lao động cá nhân tối

thiểu gồm có:

a) Hệ thống hãm rơi cá nhân (bắt buộc ở độ caotrên 3,5m) gồm có

neo (anchor)

đai mang trên người (body wear)

dây nối (dây cứu sinh).

b) Mũ bảo hộ có dây vòng phía dưới cằm

c) Ủng bảo hộ

d) Găng tay bảo hộ

46 Lan can Yêu cầu là như sau:

a) Có thể làm lan can bằng gỗ, ống gang, thép kếtcấu, hoặc dây thừng/cáp Dùng dây thừng/cápphải buộc thêm những mảnh nhựa để đượcnhận rõ

b) Không được dùng tấm thép hoặc tấm nhựa

c) Thanh ngang trên: làm cao ít nhất 1m cách mặt sàn, không có răng cưa.

d) Thanh ngang giữa: cách khoảng giữa mặt sàn và thanh ngang trên.

e) Song (cột): cách nhau không quá 2,5 m.

f) Tấm diềm: bằng vật liệu chắc chắn, không có khe hở quá 2,5 cm, chiều cao tối thiểu 15

cm, chịu được 22 kg lực

g) Cả bộ lan can phải chịu được:

 90 kg lực theo bất kỳ chiều nào tác động lên thanh ngang trên

 65 kg lực lên thanh ngang giữa

47 Lưới an toàn Yêu cầu là như sau:

a) Mắt lưới không quá 15 cm

Biểu 7: Hệ thống hãm rơi ngã cá nhân

Trang 26

b) Đặt dưới mặt công tác (không quá 9m) để đón nhận người hoặc vật liệu rơi xuống.c) Lưới phải giăng rộng đến phần ngoài cùng của khu vực thi công chiếu thẳng từ trênxuống.

d) Phải tiếp cận khu vực có nguy cơ rơi càng gần càng tốt

e) Thử nghiệm với trọng lượng đón nhận dự trù và được chứng nhận

f) Kiểm tra định kỳ mỗi tuần và sau mỗi lần đón nhận người hoặc vật liệu rơi xuống

48 Nắp đậy Yêu cầu là như sau:

a) Phải được gắn kết chắc chắn, không thể dễ dàng dời đi

b) Được buộc mảnh nhựa để dễ trông thấy, hoặc đặt biển báo “Hố sâu”

c) Nắp đậy phải làm bằng vật liệu chắc chắn để:

 chịu được hai lần trọng lượng số người dự kiến sẽ đi qua

 chịu tải 2 lần trục dài nhất của xe cộ chạy lên

d) Hố lớn hơn 500x500 mm, ngoài nắp đậy còn phải làm rào chắn quanh hố Phải giữnguyên rào chắn dù khi thi công ngay tại miệng hố Chỉ từng đoạn rào chắn nào cảntrở mới tháo dỡ tạm thời trong lúc thi công; khi ngừng thi công phải đặt lại rào chắn.e) Chỉ khi có người đang tiến hành thi công tại vị trí có hố mới được mở nắp đậy

49 Yêu cầu kỹ thuật của dàn giáo là như sau (xem chi tiết trong TCXDVN 296:2004):

a) Lắp ráp, di chuyển, tháo dỡ hoặc thay đổi: dưới sự giám sát của Chỉ huy Công trường,theo chỉ dẫn của người thiết kế hoặc nhà sản xuất

b) Cột hoặc khung chân dàn giáo đặt trên nền ổn định, không trượt lở, trên bộ phận haykết cấu chịu lực ổn định

c) Không dùng thùng gỗ, gạch hoặc khối tự do làm chân đế đỡ dàn giáo

d) Gần dây tải điện: phải có biện pháp an toàn điện Duy trì một khoảng cách thích hợpvới đường dây điện (1m cho <300 volts và 3m cho >300 volts)

e) Dàn giáo di động phải có ổ khoá bánh xe để khóa lại khi có người làm việc bên trên.f) Dựng lắp tháo dỡ dàn giáo trên sông nước phải trang bị cho công nhân thuyền, phao vàdụng cụ cấp cứu cần thiết khác theo đúng chế độ quy định

g) Mỗi dàn giáo và thành phần của nó phải chịu được 4 lần tải trọng dự kiến

 375 kg/m2 dùng cho việc xây gạch, đá, cùng vật liệu

 250 kg/m2 dùng cho người và vữa xây trát

 125 kg/m2 dùng cho người và dụng cụ lao động

h) Hệ thống dây treo, gồm cả phần khung phải chịu được 6 lần trọng lượng tải dự kiến tốiđa

i) Tất cả sàn làm việc của dàn giáo phải được lát đầy đủ, không có khe hở quá 2,5 cm.j) Sàn dàn giáo phải rộng ít nhất 1,2m

k) Hạn chế dàn giáo có tỉ lệ rộng:cao > 4:1, hoặc phải neo buộc

Trang 27

l) Dàn giáo cao hơn 6m phải có 2 sàn công tác: sàn làm việc bên trên, sàn bảo vệ bêndưới.

50 Việc sử dụng dàn giáo phải tuân thủ những nguyên tắc sau:

a) Sử dụng dàn giáo đúng chức năng và thiết kế

b) Sử dụng dàn giáo rõ nguồn gốc, có tài liệu chỉ dẫn, đã qua kiểm nghiệm

c) Không làm việc trên sàn trơn, có mảnh vỡ

d) Không bố trí người làm việc ở các cao độ khác nhau trên cùng một phương thẳngđứng

e) Không đứng trên vật quá cao

f) Không di chuyển ngang dàn giáo hoặc thay đổi kết cấu hệ dàn giáo trong khi đang sửdụng

g) Sáu tháng một lần cần dùng một vật nặng khoảng 110kg để treo lên từng bậc thang(kiểu thử tĩnh) xem thang còn chịu được không

51 Đèn báo Yêu cầu là như sau:

a) Vào ban đêm, những nơi có rào chắn dọc đường qua lại phải thắp đèn báo hiệu: có

ánh sáng màu da cam nhạt, độ sáng trên 60 lux

b) Những nơi ít có khả năng người qua lại phải có đèn tín hiệu: có ánh sáng đỏ, độ sáng

không nhất thiết đủ soi sáng đường di chuyển

52 Rào chắn Yêu cầu là như sau:

h) Nói chung, tuân thủ những quy định do Thành phố Hồ Chí Minh ban hành về rào chắn.Rào chắn đặc biệt quan trọng để phân ranh giới của kênh trong trường hợp xảy ra lụttạm thời sau mỗi trận mưa, khi người ta không thể phân biệt đâu là nước kênh sâu vàđâu là nước mưa cạn Nhiều tai nạn đã xảy ra trong các tình huống như vậy

i) Phải đặt lan can và rào chắn chung quanh những hầm hố dưới đất và khoảng trống trênsàn

j) Đặt biển cảnh báo mỗi 100m thấy rõ từ khoảng cách 20m: HỐ SÂU – NGUY HIỂM hoặc NGUY HIỂM – CẤM VÀO Biển cảnh báo phải được thấy rõ bởi người điều

khiển xe cơ giới khi còn cách 20m vào bất kỳ thời điểm nào và trong bất kỳ điều kiệnthời tiết nào

k) Nơi giao thông đông đúc và đường hẹp, đặt thêm đèn nháy mỗi 100m để hoạt độngvào ban đêm

l) Kiểm tra hàng ngày rào chắn và biển báo bởi vì rào chắn và biển báo có thể bị hư hạibất cứ lúc nào Khắc phục ngay nếu rào chắn, lan can, biển báo thiếu, mất hoặc hư hại.m) Nếu rào chắn bị dời đi để làm việc, phải đặt lại chỗ cũ càng sớm càng tốt

n) Đặt biển cảnh báo rõ ràng

o) Nhà thầu phải bảo dưỡng rào chắn cho đến khi hoàn tất việc thi công và được Tư vấnGiám sát chấp thuận cho tháo dỡ rào chắn

Trang 28

p) Điều phối với Tổ hoặc Phường địa phương để nhờ họ hỗ trợ trong việc phòng chốngphá hoặc hoặc trộm cắp phương tiện an toàn.

q) Trong mọi trường hợp, Nhà thầu vẫn phải chịu trách nhiệm về an toàn trên mặt bằng

họ được giao – mọi lý do tránh né đều không được chấp nhận Cách tốt nhất là Nhàthầu cần làm dứt điểm nhanh gọn cho từng mặt bằng rồi giao lại mặt bằng đó cho cơquan chức năng của Thành phố

53 Sàn công tác Yêu cầu là như sau:

a) Phần nhô ra ngoài:

 sàn dài đến 3m: không nhô ra quá 30 cm

 sàn dài hơn 3m: không nhô ra quá 45 cm

b) Mặt sàn cần được làm bằng một loại vật liệu duy nhất, tránh dùng lẫn lộn trừ phi thậtvừa khớp với nhau

c) Nên bố trí tấm ván sàn sao cho mỗi tấm có 3 điểm tựa theo chiều dài của tấm sàn.d) Khoảng cách giữa các điểm tựa dưới tấm sàn công tác được lựa chọn theo tính toán độbền của tấm ván, nhưng không nên xa quá 1,2m

e) Ván lát sàn công tác phải có chiều dầy bằng nhau, dầy ít nhất 3cm, không bị mục mọthay nứt gãy Ván lát phải ghép khít, bằng phẳng, khe hở giữa các tấm không được lớnhơn 1cm

f) Bề rộng của sàn công tác:

 không nhỏ hơn 600 mm nếu chỉ dùng cho người lao động đứng và đi lại

 trên 800 mm nếu có chứa vật liệu trên sàn công tác

 trên 1100 mm nếu trên sàn công tác kê kết cấu đỡ khác

g) Sàn công tác không được dốc quá 30o và phải tạo thành bậc, tại vị trí nguy hiểm phải

có lan can bảo vệ

54 Cầu thang/Thang leo cho công trình tạm Tiêu chí chung là như sau:

a) Phải đặt cầu thang hoặc thang leo khi có chênh lệch độ cao từ 50 cm trở lên

b) Không dùng cầu thang xoắn cho công trình tạm

c) Không có cạnh bén; gỗ phải được bào láng

d) Tạo lối đi thông thoáng nếu là lối tiếp cận hoặc thoát ra

e) Khi công việc đòi hỏi phải làm tại lối đi chính thì phải tạo một lối đi khác cho ngườilàm việc

f) Không có phần nhô ra nguy hiểm

g) Ngăn ngừa, xử lý mọi nguyên do gây trơn trợt như dính dầu mỡ, bùn đất

h) Cầu thang / thang leo kim loại ở xa đường dây điện

Không được dựng lắp, tháo dỡ hoặc làm việc trên dàn giáo, sàn

công tác khi trời mưa to, giông bão hoặc gió cấp 5 (40-45 km/hr)

Trang 29

i) Dọn dẹp trống trải quanh chân cầu thang / thang leo.

55 Yêu cầu kỹ thuật đối với thang leo là như sau:

a) Cứ mỗi 25 người làm việc ở mặt bằng nào thì phải có 2 thang leo để lên xuống mặt bằng đó

b) Phải chịu được 4 lần tải trọng dự kiến

c) Thang có chiều rộng 60cm, các bậc cách nhau đều đặn 25-30cm, làm bằng vật liệu không trơn trợt

d) Thang nhô lên phía trên ít nhất 0,9 m Đầu trên của thang phải được neo chặt

e) Đặt thang theo tỷ lệ đứng/ngang là 4/1

f) Đặt thang trên nền ổn định và xung quanh không có chướng ngại

56 Sử dụng thang leo Yêu cầu là như sau:

a) Dùng thang leo theo đúng mục đích thiết kế, vd: không dùng thang nằm ngang làm sàncông tác

b) Dựng thang trên mặt ngang chắc chắn, không dựng trên mặt bàn hoặc vật tương tự.c) Khi lên hoặc xuống, mặt phải hướng về thang

d) Người sử dụng tiếp xúc thang ít nhất ở 3 điểm: 2 chân và 1 tay, hoặc 1 chân và 2 tay.e) Không mang vác vật gì có thể khiến người bị mất thăng bằng

f) Người sử dụng không vươn cao thân người

g) Không bước lên bậc thang trên cùng hoặc đầu thang

h) Không vắt/treo vật gì trên trang

i) Không vươn người qua một bên thang

j) Không dùng thang trong gió mạnh

Trang 30

57 Lưu trữ thang leo Yêu cầu là như sau:

a) Lưu trữ thang nơi có mái che, tránh nhiệt độ và độ ẩm cao

b) Không lưu trữ thang dựng đứng: thang có thể ngã và gây thương vong

c) Không sơn thang gỗ, để tránh che giấu khuyết điểm

d) Không cố làm thẳng lại phần bị cong, gấp khúc Phải đưa đến cơ xưởng chuyên môn

để tìm cách sửa chữa

58 Cầu thang Yêu cầu là như sau:

e) Cứ mỗi 4m chiều cao phải có chiếu nghỉ ít nhất 75cm dọc theo chiều lên xuống, vàrộng ít nhất 54 cm

f) Chiều cao và chiều sâu bậc thang cách nhau đều đặn, không sai biệt nhau quá 1cm.g) Độ dốc của cầu thang 30-50 độ so với chiều ngang

h) Khi có cửa mở ra cầu thang thì cầu thang phải có mặt sàn nơi đó

i) Khi có ít nhất 4 bậc thang hoặc khi chiều cao vượt quá 75 cm, phải có lan can theo tiêuchí ở Mục 46

j) Lan can cách mặt tường ít nhất 7,5 cm

59 Đai an toàn Yêu cầu là như sau:

a) Tiêu chí: chỉ cho thân người rơi tự do không quá 0,6m

à Làm việc ở độ cao 3,5m trở lên phải mang đai an toàn

b) Kiểm tra thường xuyên các dấu hiệu sờn, đứt của dây và các mối liên kết, chất lượngcủa móc treo (chú ý độ nảy của lò xo gài trong móc và các chốt hãm)

c) Người thợ có thể tự kiểm tra dây đai an toàn một cách đơn giản như sau:

 thử tĩnh: treo một vật nặng (bao cát hoặc tảng bêtông) có trọng lượng 250kg vàodây trong vòng 5 phút, nếu không thấy dây bị sờn, đứt, khóa móc bị biến dạng tạonguy cơ tuột dây là được

 thử động: buộc bao cát nặng 75kg vào dây đai an toàn móc lên giá thử và thả rơi 3lần, nếu không phát hiện thấy hư hỏng là đạt

d) Dây đai an toàn phải móc vào vị trí chắc chắn ngay phía trên vị trí làm việc sao chochiều cao rơi là nhỏ nhất (để giảm động năng rơi) Phải xem xét để bảo đảm rằngkhoảng không gian bên dưới vị trí đó không có vật cản có thể gây ra va chạm vớingười trong tình huống bị rơi

e) Dây đai an toàn chỉ được sử dụng thích hợp khi chiều cao làm việc không vượt quá6m Trong trường hợp ngược lại dây đai an toàn cần được thay thế bằng lưới an toàn,hoặc việc sử dụng chúng phải hết sức cẩn thận và cần hỏi ý kiến của chuyên gia bảo hộlao động

f) Phải chủ động tạo ra vị trí treo dây thuận tiện (có thể căng dây theo phương nằmngang, nằm dọc như là một phương tiện giúp gắn dây đai an toàn) để nâng cao hơnnữa hiệu quả sử dụng dây đai an toàn

Trang 31

3.9 An toàn điện

60 Yêu cầu kỹ thuật đối với an toàn điện là như sau (xem thêm TCVN 4086:1985)

a) Nhân viên kỹ thuật điện Nhà thầu phải có nhân viên kỹ thuật điện có chứng chỉ đào tạo về an toàn điện để nhận trách nhiệm lắp đặt, kiểm tra và sửa chữa thiết bị điện cho

tất cả các công trường của Nhà thầu

b) Đào tạo công nhân: Công nhân vận hành thiết bị chạy điện phải được đào tạo có liên

quan đến công việc và có giấy chứng nhận đạt yêu cầu về kỹ thuật an toàn điện

c) Sơ đồ mạng điện: Công trường phải có sơ đồ mạng điện, có cầu dao chung và cầu dao

phân đoạn để có thể cắt điện toàn bộ hay từng khu vực công trình khi cần thiết Côngnhân điện làm việc ở khu vực nào trên công trường, phải nắm vững sơ đồ cung cấpđiện của khu vực đó

d) Tiếp đất: Tất cả thiết bị điện khi có yêu cầu tiếp đất thì phải được tiếp đất đúng cách ở

độ sâu tối thiểu 2m trong đất Nếu có loại thiết bị nào không cần phải tiếp đất thì nhânviên kỹ thuật điện phải ký chứng nhận việc này và ghi vào Nhật ký Công trường

e) Dây điện phải đáp ứng các yêu cầu sau:

 Dây điện thuộc tiêu chuẩn công nghiệp, loại bọc 2

lớp

 Đảm bảo các mối nối dây điện không bị rò rỉ, dùng

băng keo của ngành điện (xem hình), không dùng loạibăng y tế hoặc văn phòng

 Treo dây điện cách mặt đất 2,5m trong khu vực làm

việc, và cách mặt đất 4m nơi có xe cộ từ 4 bánh trởlên lưu thông Treo dây trên cọc cắm vững chắcxuống đất Không chấp nhận treo dây trên các vậtdụng tạm thời, lưu động

 Phải có phương tiện cách điện khi treo dây điện dọc

hàng rào tôn

 Thay thế ngay dây điện có dấu hiệu trầy sướt, hoặc dây bị dập

f) Đèn chiếu sáng có điện thế lớn hơn 36V phải treo cách mặt sàn thao tác ít nhất là

Trang 32

g) Bộ ngắt mạch (CB) Để bảo vệ chống giật và chống quá tải, không chấp nhận việc sử

dụng cầu chì đơn thuần Nhà thầu phải dùng loại ngắt mạch vừa bảo vệ dòng rò và vừa

chống quá tải: MCCB (moulded case circuit breaker), hoặc RCBO (residual current circuit overcurrent – tên gọi ở Châu Âu) hoặc GFCI (ground fault circuit interrupter –

tên gọi ở Bắc Mỹ) Xem một số ví dụ trong Error: Reference source not found Cầudao chống rò điện đất ELCB (earth leakage circuit breaker) dựa trên điện thế thuộccông nghệ cũ và cần được thay thế bằng công nghệ mới hơn nêu trên

h) Dụng cụ cầm tay chạy điện: phải được trang bị với một trong hai loại công tắc:

 loại đòi hỏi phải tạo áp lực thường xuyên, khi buông tay

ra thì dụng cụ được ngắt điện; hoặc

 loại có hai vị trí đóng mở

i) Cầu dao: phải được sử dụng thay cho ổ cắm (xem ảnh) và

phích cắm

j) Hai hệ thống cấp điện riêng: một cho điện động lực, một

cho điện chiếu sáng, sao cho khi hệ thống thứ nhất bị ngắt,

công trường vẫn còn được soi sáng bởi hệ thống thứ hai

k) Công nhân làm việc với thiết bị chạy điện: phải có phương

tiện bảo vệ cách điện (găng tay, giày ủng cách điện) và

trang bị đầy đủ dụng cụ phòng hộ theo quy định hiện hành

l) Hộp điện: Thiết bị đóng ngắt điện, cầu dao phải đặt trong

hộp kín, đặt nơi khô ráo, an toàn, thuận tiện cho thao tác và

xử lý sự cố, có khóa chỉ do nhân viên có trách nhiệm giữ Cấm đặt công tắc trên dây diđộng

m) Tủ điện: phải kín, bảo vệ chống nước mưa, có khóa chỉ cho nhân viên điện sử dụng.

Lắp đặt bộ ngắt mạch tự động (CB) trong mỗi tủ điện

n) Sửa chữa liên quan đến điện Áp dụng quy trình Khóa máy/Treo thẻ (Lock out/Tag

out) Đảm bảo chỉ một người có thể ngắt và mở nguồn điện Chỉ thực hiện các thao tác

về điện khi biết chắc nguồn điện đã ngắt Nếu nghi ngờ, hỏi cấp chỉ huy của bạn

o) Kiểm tra Nhân viên kỹ thuật an toàn điện của Nhà thầu phải kiểm tra an toàn điện

mỗi ng à y (nhất là kiểm tra các bộ ngắt điện, mối nối điện và tiếp đất) rồi ký tên vào Bản chứng nhận an toàn điện để chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Nguy hiểm!

Trang 33

61 Dụng cụ dùng điện Yêu cầu về an toàn là như sau:

a) Công nhân dùng dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén, các loại súng và các loạidụng cụ cầm tay khác phải: đủ tuổi theo quy định đối với từng loại nghề, đủ sức khoẻ,được tập huấn đào tạo Và phải biết rõ tính năng, tác dụng và biết thao tác thành thạođối với từng loại dụng cụ trước khi được giao sử dụng

b) Không bao giờ mang dụng cụ bằng cách nắm dây điện hoặc đường ống

c) Không bao giờ nắm dây điện hoặc đường ống để rút dụng cụ khỏi phích cắm hoặc mốinối

d) Giữ dây điện hoặc đường ống tránh xa nguồn nhiệt, dầu mỡ và

cạnh sắc bén

e) Cắm dây 3 chấu vào ổ cắm 3 lỗ được nối đất

f) Rút dây điện khi không sử dụng, trước khi sửa chữa, bảo dưỡng ,

và khi thay thế bộ phận như lưỡi cắt, đầu khoan

g) Người không phận sự tránh xa trong khi dụng cụ vận hành

h) Duy trì và bảo dưỡng tốt bộ phận che chắn:

 Che chắn dây cu-roa, cần, ròng rọc, bánh xích, con quay, vô lăng, xích, hoặc những

bộ phận chuyển động khác

 Không bao giờ tháo ra tấm chắn khi dùng dụng cụ

i) Dùng găng, giày bảo hộ, và kính bảo hộ nếu cần

j) Cố định vật bằng bàn kẹp hoặc e-tô để hai tay được rảnh thao tác dụng cụ

k) Lưu ý đến trang phục – quần áo quá rộng và trang sức có thể vướng vào bộ phậnchuyển động

l) Cất giữ dụng cụ nơi khô ráo

m) Không dùng ở nơi ẩm ướt trừ khi được chấp thuận

n) Đủ ánh sáng nơi khu vực thao tác

o) Đảm bảo dây điện không gây vấp ngã

p) Duy trì che chắn những bộ phận chuyển động của dụng cụ chạy bằng điện

q) Dụng cụ cầm tay chạy điện hoặc khí nén phải được kiểm tra, bảo dưỡng, bảo quản chặtchẽ và sửa chữa kịp thời, bảo đảm an toàn trong quá trình sử dụng

r) Khi dụng cụ hư hỏng, phải để nơi riêng biệt, treo thẻ “KHÔNG ĐƯỢC DÙNG”, hoặccho vào tủ khóa và giao chìa khóa cho nhân viên có trách nhiệm giữ

3.10 Khóa máy và treo thẻ

62 Khóa máy và treo thẻ (Lock out/Tag out) là quy trình nhằm ngăn chặn việc xả nănglượng nguy hại, hoặc để ngăn chặn năng lượng rò rỉ trong khi tiến hành công tác sửa chữa,bảo dưỡng thiết bị Trên công trường xây dựng, quy trình này thường được áp dụng đểngắt nguồn điện khi công việc đòi hỏi và chỉ nối lại nguồn điện khi đảm bảo an toàn Mụcđích là để tránh tai nạn xảy ra khi:

Trang 34

 không dừng thiết bị;

 hoặc không ngắt nguồn điện;

 hoặc không xả hết luồng điện dư thừa trong hệ thống dùng điện;

 hoặc vô ý nối lại nguồn điện khi công nhân khác chưa sẵn sàng

63 Quy trình gồm các bước sau:

a) Chỉ huy công trường thông báo cho tất cả các nhân viên có liên quan về việc sẽ ngắtnguồn điện, yêu cầu mọi người sẵn sàng tạo thuận lợi và đảm bảo an toàn

b) Nhân viên được trao quyền ngắt nguồn điện,

thường là ở cầu dao trong tủ điện

c) Nhân viên được trao quyền khóa tủ điện rồi

giữ chìa khóa, đảm bảo không người nào khác

có thể mở tủ điện

d) Nếu không có khóa để ngăn chặn việc nối điện

(xem ví dụ trong Error: Reference source not

found), phải viết cảnh báo trên tấm bảng, tấm

ván hoặc tờ giấy to: “ĐANG NGẮT ĐIỆN –

CẤM NỐI ĐIỆN” Phía dưới ghi tên Nhân

viên được trao quyền Đặt dòng cảnh báo này

kế bên cầu dao, ở vị trí dễ nhìn thấy

e) Tốt hơn nữa là cử một nhân viên túc trực thường xuyên nơi cầu dao đã ngắt điện đểngăn chặn người khác đến nối điện

f) Nhân viên được trao quyền kiểm tra hệ thống dùng điện, đảm bảo không có luồng điệntồn tại

g) Nhân viên được trao quyền thông báo cho phép tiến hành công việc cần ngắt điện.h) Chỉ huy công trường thông báo cho tất cả các nhân viên có liên quan về việc sẽ nối lạinguồn điện, yêu cầu mọi người sẵn sàng tạo thuận lợi và đảm bảo an toàn

i) Chỉ có nhân viên được trao quyền (người giữ chìa khóa) mới được nối lại nguồn điện.j) Nếu quy trình kéo dài đến ca sau thì nhân viên được trao quyền phải trao đổi với nhân

sự của ca làm việc sau về tình hình ngắt nguồn điện

c) Các thiết bị cần kiểm định an toàn bao gồm nhưng không giới hạn trong:

 nồi hơi các loại

Biểu 9: Một loại khóa nguồn điện

Trang 35

 bình chịu áp lực (như bình khí nén trong công tác hàn)

 bình chứa khí hóa lỏng hoặc khí hòa tan

 đường ống dẫn khí đốt cố định bằng kim loại

 cần trục, cầu trục, cổng trục và cẩu các loại

 pa lăng điện

 tời điện để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng

 tời thủ công có tải trọng từ 1.000 kg trở lên

 máy đóng cọc

 xe ủi, xe xúc và thiết bị tương tự

d) Tem kiểm định an toàn, nếu có, phải được dán lên thiết bị được kiểm định (Cóhờ cơquan kiểm định hướng dẫn.)

e) Sau khi thiết bị được kiểm định an toàn, Nhà thầu phải đăng ký sử dụng thiết bị tại SởLao động, Thương binh Xã hội Tp HCM, theo yêu cầu

f) Nhà thầu lập Danh sách tất cả thiết bị có liên quan đến an toàn, làm chủ hoặc thuê,được sử dụng lâu dài hoặc ngắn hạn trên tất cả các mũi thi công, kèm hồ sơ nguồn gốcthiết bị, gửi cho Tư vấn và cc cho Chủ đầu tư

g) Trước thời hạn này, Nhà thầu không được phép sử dụng thiết bị có liên quan đến antoàn nhưng chưa qua kiểm định

h) Mỗi khi sửa chữa lớn (như hàn lại bộ phận trọng yếu bị gãy) hoặc đại tu, Nhà thầuphải mang thiết bị đã được sửa chữa hoặc đại tu kiểm định an toàn lại

i) Trước khi điều động vào công trường thiết bị có liên quan đến an toàn nhưng không cótrong danh sách đã nộp, Nhà thầu phải gửi fax cho Tư vấn và cc cho Chủ đầu tư thôngbáo về thiết bị mới này Sau đó, Nhà thầu cập nhật Danh sách Thiết bị hoàn chỉnh gửicho Tư vấn và cc cho Chủ đầu tư

j) Nhà thầu phải cập nhật liên tục Danh sách Thiết bị mỗi khi có thay đổi, gửi (có thểfax) cho Tư vấn và cc cho Chủ đầu tư

3.12 Thiết bị nâng

65 Tổng quát Phải quản lý và sử dụng thiết bị nâng dùng cho xây dựng theo các quy

định của TCVN 4244: 2005 và TCVN 5308:1991 (xem Phụ lục C)

66 Hồ sơ cần cẩu sử dụng trên công trường: là như sau:

a) Hồ sơ kỹ thuật, hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa b) Chứng nhận đăng kiểm do một cơ quan đăng kiểm có chức năng hợp pháp Mỗi khitháo rời và lắp lại, phải được chứng nhận kiểm tra an toàn lại như trên

c) Tất cả các loại cẩu phải được đăng kiểm lại bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền saukhi:

 giấy phép hết hạn;

 tháo lắp lại;

 lần đại tu; tỷ lệ tương đối lớn trong các công Số tai nạn từ thiết bị nâng chiếm

Trang 36

67 Chứng chỉ kiểm định an toàn và chứng chỉ đào tạo của nhân viên: Phải dán lên

cẩu, máy đóng cọc và thiết bị có yêu cầu nghiêm nhặt tương tự về an toàn lên thiết bị, vàlưu một bản sao trên công trường để được kiểm tra

68 Các Nhà thầu phải kiểm tra kỹ hàng tuần chất lượng về kết cấu/cơ khí của tất cả các

bộ phận của các loại cẩu và máy đóng cọc Báo cáo kiểm tra phải có chữ ký của kỹ sư cơkhí và đóng dấu của Nhà thầu, cho thấy rằng tất cả những thiếu sót đã được sửa chữa hoặccải thiện, và thiết bị cẩu phù hợp để sử dụng trên công trường Bất kỳ thiết bị cẩu nào chưađược kiểm tra và báo cáo cho Tư vấn sẽ không được phép hoạt động trên công trường

vận hành cẩu và người ra hiệu cho lái cẩu phải

được huấn luyện đầy đủ, và phải nộp cho Tư

vấn hồ sơ hoặc chứng chỉ huấn luyện Hơn

nữa, tất cả nhân viên vận hành cần cẩu và

người ra hiệu cho lái cẩu đã qua huấn luyện

quá 6 tháng thì phải được huấn luyện lại, và

phải nộp hồ sơ hoặc chứng chỉ huấn luyện mới

cho Tư vấn Bất cứ nhân viên vận hành cần cẩu và người ra hiệu cho lái cẩu nào không có

hồ sơ hoặc chứng chỉ thích hợp sẽ không được phép vận hành cần cẩu trên công trường

70 Trang bị cho cẩu: để tính toán lực tải:

a) Thiết bị đo góc nghiêng của cần (boom angle indicator) Xem Error: Reference sourcenot found

b) Bảng chịu tải của cẩu (crane load rating chart)

c) Bảng chịu tải của dây quàng (sling chart)

71 Kiểm tra những chi tiết sau trước khi vận hành cẩu:

Ngày đăng: 26/10/2016, 16:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w