1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TÀI LIỆU THAM KHẢO xã hội học mức CHÊNH lện về đời SÔNG TINH THẦN GIỮA NÔNG dân và một số GIAI TẦNG KHÁC TRONG xã hội HIỆN NAY

34 402 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 410 KB

Nội dung

Công cuộc đổi mới của Đảng ta hơn 30 năm qua đã đạt đư¬ợc nhiều thành tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội. Trong lĩnh vực nông nghiệp, đã đạt được những thành quả quan trọng, phát triển với tốc độ khá cao theo hướng sản xuất hàng hoá, chất lượng và năng suất được nâng cao; đảm bảo cung cấp lương thực cho cả nước, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế cao trên thị trường thế giới. Kinh tế nông thôn đã từng bước chuyển dịch theo hướng tăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề phi nông nghiệp. Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nông thôn ở một số vùng ngày càng được cải thiện.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ ĐÊ TÀI CẤP NHÀ NƯỚC

Tên chuyên đề:

Mức chênh lệch về đời sống tinh thần giữa nông dân và một số giai tầng

xã hội chủ yếu (2020)

I MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của chuyên đề

Công cuộc đổi mới của Đảng ta hơn 20 năm qua đã đạt được nhiều thành

tựu to lớn trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội Trong lĩnh vực nông

nghiệp, đã đạt được những thành quả quan trọng, phát triển với tốc độ khá caotheo hướng sản xuất hàng hoá, chất lượng và năng suất được nâng cao; đảm bảocung cấp lương thực cho cả nước, một số mặt hàng xuất khẩu chiếm vị thế caotrên thị trường thế giới Kinh tế nông thôn đã từng bước chuyển dịch theo hướngtăng công nghiệp, dịch vụ, ngành nghề phi nông nghiệp Kết cấu hạ tầng kinh tế -

xã hội được tăng cường, đời sống vật chất và tinh thần của nông dân, nông thôn ởmột số vùng ngày càng được cải thiện Hệ thống chính trị ở nông thôn đã đượccủng cố và tăng cường Dân chủ cơ sở được phát huy, an ninh, trật tự an toàn xãhội được giữ vững, các hoạt động văn hoá, văn nghệ, hưởng thụ văn hoá, tôn giáotín ngưỡng theo đó cũng được chú trọng quan tâm nhiều hơn

Bên cạnh những thành tựu đạt được hoạt động kinh tế trong lĩnh vựcnông nghiệp ở nước ta còn có những bất cập: cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nôngthôn chuyển dịch chậm, chưa theo sát thị trường, sản xuất nông nghiệp nhiềunơi còn phân tán, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát, công nghệ sản xuấtlạc hậu, công nghiệp ở nông thôn phát triển còn chậm, ngành nghề và dịch vụchưa thu hút được nhiều lao động Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững,tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm dần, sức cạnh tranh thấp Sự phát triểnnông nghiệp và nông thôn thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội còn

Trang 2

yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm nặng, năng lực thích ứng, đối phó vớithiên tai còn nhiều hạn chế Đặc biệt là đời sống tinh thần của nhân dân ở nhiềuvùng nông thôn còn thấp kém, điều kiện học tập, tiếp cận các sản phẩm vănhoá rất hạn chế, nhất là vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc; khoảng cách đờisống tinh thần giữa nông thôn và thành thị, giữa người nông dân với các giaitầng xã hội khác ngày càng gia tăng Điều này đặt ra cho các nhà quản lý,hoạch định chính sách những câu hỏi lớn Làm thế nào để rút ngắn mức chênhlệch về đời sống tinh thần của người nông dân với các giai tầng chủ yếu trong

xã hội Để giải quyết được vấn đề nêu trên trước hết cần có những nghiên cứu

về mức chênh lệch đời sống tinh thần của người dân nông thôn so với các giaitầng xã hội khác Kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở để Nhà nước đưa ranhững chính sách, giải pháp rút ngắn khoảng cách chênh lệch về đời sống tinhthần của người nông dân với một số giai tầng xã hội chủ yếu khác

Từ những lý do kể trên, tác giả lựa chọn nghiên cứu chuyên đề: “Mức chênh lệch về đời sống tinh thần giữa nông dân và một số giai tầng xã hội chủ yếu (2020)”

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ thực trạng mức chênh lệch đời sống tinh thần của nông dân và một

số giai tầng chủ yếu trong xã hội

- Dự báo các xu hướng biến đổi, mức chênh đời sống tinh thần của ngườinông dân với một số giai tầng chủ yếu trong xã hội

3 Giải thuyết nghiên cứu

- Có sự chênh lệch lớn về đời sống tinh thần của người nông dân với một sốgiai tầng chủ yếu trong xã hội Mức chênh lệch ở các tiêu chí khác nhau thìkhác nhau

Trang 3

- Dưới sự tác động của quá trình toàn cầu hoá, hội nhậpquốc tế, sự phát triểnkinh tế xã hội của đất nước, chính sách của Đảng, từ nay đến năm 2020, mứcchênh lệch về đời sống tinh thần của người nông dân so với một số giai tầng

xã hội chủ yếu sẽ tiếp tục gia tăng

4 Phương pháp nghiên cứu

Chuyên đề chủ yếu sử dụng phương pháp phân tích tài liệu: sử dụngnhững tài liệu có sẵn, các niêm giám thống kê, các Nghị quyết của Đảng, báo,tạp chí, số liệu điều tra sẵn có liên quan đến đề tài

5.Một số cách tiếp cận nghiên cứu đời sống tinh thần

II NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ

1 Một số khái niệm công cụ

1.1 Đời sống xã hội

Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về đời sống xã hội tuỳ mục đích của

nhà nghiên cứu Tuy nhiên, cách chung nhất có thể hiểu, đời sống xã hội là tổng thể các hiện tượng phát sinh do sự tác động lẫn nhau của các chủ thể xã hội và cộng đồng tồn tại trong những không gian và thời gian nhất định, là tổng thể hoạt động xã hội nhằm đáp ứng các nhu cầu của con người Hay đời sống xã hội là tổng hoà các cuộc sống của cá nhân, đồng thời là một hệ thống các quan hệ tương tác phức tạp của cá nhân, gia đình, các nhóm xã hội trong phát triển xã hội 1

* Một số chỉ tiêu cơ bản đánh giá đời sống xã hội:

+ Các chỉ tiêu đánh giá về mức sống:

- Mức thu nhập bình quân đầu người

1 Giáo trình Xã hội học, tr 149,150, Nxb Lao Động Xã hội, Hà Nội, 2002.

Trang 4

- Diện tích nhà ở bình quân đầu người.

- Mức tiêu dùng một số sản phẩm có giá trị trên 10.000 dân như: tivi,

xe máy, radio cassette

- v.v

+ Các chỉ tiêu dịch vụ xã hội:

- Y sĩ, bác sĩ trên vạn dân

- Số giường bệnh trên vạn dân

- Số trẻ em đi học trong tổng số trẻ em ở độ tuổi đi học

- Số người tốt nghiệp đại học – Trung học trên vạn dan

- Tỷ lệ mù chữ trong dân số

- v.v

1.2 Đời sống tinh thần xã hội và văn hoá tinh thần

Đời sống tinh thần xã hội được hiểu bao gồm tất cả những gì liên quanđến lĩnh vực tinh thần: từ những giá trị, sản phẩm tinh thần đến những hiệntượng, quá trình tinh thần, từ những hoạt động tinh thần (sản xuất tinh thần,phân phôi, tiêu dùng giá trị tinh thần ) đến những quan hệ tinh thần (trongtrao đổi, giao tiếp tinh thần ) Nói đến đời sống tinh thần xã hội là nói đếntính liên tục về thời gian, tính rộng lớn về không gian của tất cả những hiệntượng, những quá trình tinh thần Với ý nghĩa như vậy, nội dung phạm trù đời

sống tinh thần xã hội được hiểu như sau: Đời sống tinh thần xã hội là tất cả những giá trị, sản phẩm, hiện tượng, những quá trình, những hoạt động, những quan hệ tinh thần của con người phản ánh đời sống vật chất xã hội và được thể hiện như là một phương thức hoạt động và tồn tại tinh thần của con người trong những giai đoạn phát triển lịch sử nhất định.

Văn hoá tinh thần là khái niệm có liên quan đến phạm trù đời sống tinhthần xã hội Tương tự như đời sống tinh thần xã hội, văn hoá tinh thần khôngchỉ bao gồm những giá trị tinh thần mà còn bao gồm cả những hoạt động và

Trang 5

quan hệ tinh thần của con người Song, khác với đời sống tinh thần xã hội,văn hoá tinh thần chỉ bao gồm một phần chứ không phải tất cả những giá trị,

những hoạt động và quan hệ tinh thần nói chung Như vậy, văn hoá tinh thần

là toàn bộ những giá trị, nhưng hoạt động, những quan hệ tinh thần có tính chất bền vững, ổn định và được định hình theo những cách thức, chuẩn mực đặc thù của một dân tộc, quốc gia Trái lại, đời sống tinh thần xã hội, ngoài

những yếu tố của văn hoá tinh thần, nó còn bao hàm một dung lượng, mộtphạm vi tinh thần rộng lớn khác Chẳng hạn, nhiều sách báo, tranh ảnh, băngnhạc, băng hình hay, nói một cách trừu tượng hơn, nhiều quan điểm, lýthuyết, tình cảm từ nước ngoài đưa vào không liên quan gì đến tính đặc thùdân tộc (không thuộc văn hoá tinh thần), song chúng vẫn được lưu truyềntrong cái xã hội mà dân tộc đó tồn tại (vẫn thuộc đời sống tinh thần xã hội)

2 Thực trạng mức chênh lệch đời sống tinh thần của người dân nông thôn với một số giai tầng xã hội khác

Công cuộc đổi mới hơn 2 thập kỷ qua đã làm thay đổi căn bản diệnmạo đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta Nền kinh tế thị trường định hướngXHCN – sản phẩm của đổi mới đã phát huy hiệu quả của nó ở tốc độ tăngtrưởng kinh tế cao và ổn định cùng với việc nâng cao mức sống (về đời sốngvật chất và đời sống tinh thần) của hầu hết các tầng lớp dân cư Nhưng nềnkinh tế thị trường cũng làm nảy sinh không ít những hệ quả xã hội, một trongcác hệ quả đó là sự phần tầng xã hội Sự chênh lệch mức sống về mọi mặt củacác giai tầng xã hội Điều này ảnh không nhỏ đến sự ổn định và phát triển của

Trang 6

Đảng cộng sản” C.Mác và Ăngghen đã viết: “Nhu cầu và lợi ịch tinh thần,

xét cho cùng, thường xuyên chịu sự chi phối của nhu cầu và lợi ích vật chất Xét theo mặt bằng xã hội, con người thường có “mức sống” tinh thần tương

ứng với mức sống kinh tế” Chính vì thế khi tìm hiểu thực trạng chênh lệch

về đời sống tinh thần của người nông dân so với các giai tầng xã hội kháctrước hết ta cần biết thực trạng đời sống vật chất của các nhóm xã hội thôngqua một số tiêu chí căn dưới đây:

+ Tỷ lệ hộ nghèo

Để tìm hiểu về sự chênh lệch về tỷ lệ hộ nghèo, thu nhập bình quân đầungười của giai cấp nông dân với các giai tầng xã hội khác là một vấn đề hếtsức khó khăn vì chưa có những số liệu riêng biệt về những nhóm xã hội này.Tuy nhiên, so sánh sự chênh lệch những tiêu chí này giữa nông thôn và thànhthị cũng phần nào thấy được điều đó Bởi lẽ, hầu hết những người nông dânsống ở nông thôn, các giai tầng còn lại (công nhân; trí thức) chủ yếu sống đôthị

Ở Việt Nam, nền kinh tế thị trường đã đem lại sự tăng trưởng khánhanh và ổn định cho nền kinh tế, với tốc độ GDP tăng từ 6.9% (2001) lên8.3%(2007) Mức sống của các giai tầng xã hội trong những năm vừa qua trênphạm vi cả nước đều được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người\thángchung cả nước theo giá cả thị trường có xu hướng tăng mạnh qua các năm,tuy nhiên mức sống đó có sự chênh lệch rõ rệt giữa nông thôn, thành thị vàcác vùng miền khác

Trang 7

17 7.7 0

Biểu1: Tỷ lệ hộ nghèo của thành thị và nông thôn qua các năm 2

Như vậy, ta thấy tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực thành thị và nông thôn đều

có xu hướng giảm hơn so với các năm trước Tuy nhiên, hộ nghèo ở khu vựcnông thôn cao hơn rất nhiều so với khu vực thành thị (mật độ dân số ở thànhthị luôn cao hơn mật độ dân số ở nông thôn) Cao nhất là năm 2002 tỷ lệ hộnghèo ở nông thôn cao gấp 5.39 lần so với thành thị, tiếp đến là năm 1998 tỷ

lệ này là: 4.94 lần, đến năm 2004 và năm 2006 tỷ lệ này có xu hướng giảmlần lượt là: 2.46 lần và 2.20 lần Với trên 70% dân số nước ta vẫn là nông dân

Cả nước có 14,7% hộ nghèo theo tiêu chuẩn năm 2005 Trong đó, nếu phânloại ra, nông thôn, nông dân chiếm 90% của 14,7% hộ nghèo đó Ðặc biệt làvùng miền núi phía Bắc, chiếm tới 51,3% Miền Tây và miền Trung 41% Tỷ

lệ bình quân chung là như vậy, còn độ chênh lệch giàu nghèo trong vùng cũngrất khác nhau Số hộ nghèo ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số thật sự rấtnghèo

+ Thu nhập bình quân người/tháng

Cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế và những nỗ lực trong côngcuộc xoá đói, giảm nghèo của Đảng và Chính phủ, tỷ lệ hộ nghèo liên tụcgiảm, đời sống của các giai tầng xã hội có nhiều chuyển biến rõ rệt Thu nhập

2 Nguån: Tæng côc Thèng kª, KHMS 1992-1993, §TMS 1997-1998, §TMS 2000, KSMS 2004, KSMS 2006

Trang 8

bỡnh quõn đầu người của cỏc nhúm dõn cư năm 2006 đều tăng khỏ hơn so vớicỏc năm trước, song nhúm cú thu nhập thấp tăng rất chậm so với nhúm cú thunhập khỏ và giầu Vỡ vậy, khoảng cỏch chờnh lệch về thu nhập giữa cỏc nhúmdõn cư cú xu hướng tăng lờn và vẫn cũn cú sự cỏch biệt khỏ xa giữa thành thị

- nụng thụn, giữa cỏc vựng, miền và giữa cỏc nhúm dõn cư giàu – nghốo

Biểu 2: Thu nhập bỡnh quõn người/thỏng chia theo khu vực (đơn vị: 1000đ) 3

Quan sỏt biểu đồ trờn ta thấy, phõn phối thu nhập bỡnh quõn khụngđồng đều giữa cỏc vựng và khoảng cỏch về chờnh lệch mức sống giữa cỏcvựng, cỏc tầng lớp dõn cư cú xu hướng tăng lờn qua cỏc năm và khoảng cỏchchệnh lệch lại cú xu hướng giảm dần Nếu năm 2002 thu nhập bỡnh quõnngười/thỏng của khu vực thành thị so với thu nhập bỡnh quõn người/thỏng củakhu vực nụng thụn gấp 2.26 lần thỡ đến năm 2004 đó xuống 2.15 lần và năm

2006 tỷ lệ này cũn 2.09 lần; chờnh lệch giữa nhúm cú thu nhập thấp nhất vàcao nhất dón ra: năm 2002 là 8,1 lần, năm 2006 đó lờn tới 8,4 lần Theo sốliệu thống kờ năm 2006, nếu như tỷ lệ nghốo chung ở thành thị chỉ là 3,9% thỡ

tỷ lệ này ở nụng thụn là 20,4%, riờng vựng Tõy Bắc (thấp nhất) là 49% Tuykhoảng cỏch chờnh lệch cú giảm nhưng giảm chậm; cho thấy đời sống củanụng dõn nụng thụn vẫn cũn chờnh lệch khỏ lớn so với cỏc giai tầng xó hộikhỏc (chủ yếu ở thành thị)4 Nụng dõn là tầng lớp xó hội đụng nhất, luụn đi

3 Nguồn: Tổng cục Thống kê, KHMS 1992-1993, ĐTMS 1997-1998, ĐTMS 2000, KSMS 2004, KSMS 200

4 Số liệu thống kê trên đợc Tổng cục Thống kê thực hiện đã có điều chỉnh theo chênh lệch giá giữa thành thị

và nông thôn do đó sự khác biệt này phản ánh mức độ phân tầng xã hội trên thực tế.

Trang 9

đầu trong các cuộc cách mạng, hy sinh nhiều cho đất nước, cho chế độ, cũng

là thực hiện công bằng xã hội Phải làm thế nào để khu vực nông thôn tăngtrưởng nhanh hơn, thu nhập của người nông dân tăng cao hơn? Ðó là nhữngcâu hỏi không dễ tìm lời giải đáp

- Chi tiêu cho đời sống gia đình

Hiện nay, mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng của cả nước theo giá

cả hiện hành có xu hướng tăng lên:

110.4

195.3

246.1

293.7 396.8

N¨m 1996 N¨m 1998 N¨m 2002 N¨m 2004 N¨m 2006

Biểu 3: Mức chi tiêu bình quân đầu người/tháng của cả nước 5

Năm 1993 là 110.400đ; năm 1996 là 195.300đ; năm 1998 là 246.100đ;năm 2002 là 293.700đ; năm 2004 là 396.800đ và năm 2006 là 511.000đ,trong đó chi tiêu cho đời sống đạt 460.000đ tăng 27.9% so với năm 2004,bình quân mỗi năm tăng 13.5% (giai đoạn 2002 – 2004 mỗi năm tăng 15.7%).Năm 2006, chi tiêu cho đời sống chiếm hơn 90% tổng chi tiêu, trong đó tỷtrọng chi tiêu cho ăn uống trong chi tiêu cho đời sống là một tiêu chí tốt đểđánh giá mức sống cao hay thấp Tỷ trọng này càng cao thì mức sống càngthấp và ngược lại Việt Nam là một nước nghèo nên tỷ trọng này còn cao,nhưng đã có xu hướng giảm rõ rệt, từ 66% năm 1993 xuống còn 63% năm

5 Nguån: Tæng côc Thèng kª, KHMS 1992-1993, §TMS 1997-1998, §TMS 2000, KSMS 2004, KSMS 2006

Trang 10

1999; 57% năm 2002; 53.5% năm 2004 và 52.8% năm 2006 Tỷ trọng chi tiêucho ăn uống ở thành thị là 48.2%, trong khi đó ở nông thôn là 56.2% Nhưvậy, cho thấy mức sống ở nông thôn thấp hơn nhiều so với mức sống ở thànhthị, tỷ trọng chi tiêu cho ăn uống trong chi tiêu đời sống của người nông dânvẫn còn rất cao Năm 2006, chi tiêu cho đời sống bình quân đầu người /thángkhu vực thành thị đạt 738.000đ gấp 2.06 lần so với khu vực nông thôn là359.000đ Nếu so sánh mức chi tiêu cho đời sống giữa 20% hộ có mức chitiêu cao nhất với 20% hộ có mức chi tiêu thấp nhất thì hệ số chênh lệch có xuhướng tăng qua các năm: năm 1999 là 4.2 lần; năm 2002 là 4.45 lần; năm

2004 là 4.45 lần và năm 2006 là 4.54 lần

Khoảng cách chênh lệch mức sống, phân hóa giàu nghèo còn được thểhiện qua số liệu chi tiêu cho đời sống gia đình Mức chi tiêu những hàng hoá,dịch vụ tiêu dùng ngoài ăn uống của nhóm hộ giàu nhất gấp 7.1 lần so vớinhóm hộ nghèo nhất, trong đó chi tiêu về nhà ở, điện nước, vệ sinh gấp 8.8lần; chi tiêu thiết bị và đồ dùng gia đình gấp 7.2 lần; chi y tế, chăm sóc sứckhoẻ gấp 3.9 lần; chi đi lại và bưu điện gấp 12.1 lần; chi giáo dục gấp 5.2 lần;

chi cho các hoạt động văn hoá, thể thao, giải trí gấp 69.8 lần (Số liệu của Tổng cục Thống kê) Những hộ thuộc nhóm giàu nhất có điều kiện nhà ở,

phương tiện đi lại, đồ dùng trong sinh hoạt tốt hơn, có nhiều cơ hội tiếp cậnvới các dịch vụ xã hội chất lượng cao có mức hưởng thụ văn hoá tinh thần,mức sống cao hơn so với nhóm hộ nghèo Điều đó cho thấy, sự chênh lệch vềmức chi tiêu giữa các nhóm trong xã hội đang có xu hướng tăng lên Sự tăngmạnh của nó sẽ làm cho khoảng cách phát triển không đồng đều giữa cácvùng, giữa khu vực thành thị và nông thôn doãng ra (đặc biệt là người nôngdân và các nhóm xã hội khác), chênh lệch về mức sống ngày càng tăng

Chi tiêu cho đời sống giữa hộ giàu và hộ nghèo có sự chênh lệch rấtlớn Giữa khu vực thành và nông thôn cũng rất khác biệt Khi đời sống phụthuộc hoàn toàn vào nông nghiệp hoặc làm thuê, thì người nông dân thường

Trang 11

dành phần lớn chi tiêu của hộ để đảm bảo nhu cầu ăn uống Song, khi mứcsống được cải thiện thì chi tiêu cho nhu cầu ăn uống của người nông dân tăng

về số tuyệt đối, nhưng tỷ trọng trong chi tiêu chung sẽ giảm do các hộ giađình đã có khả năng để chi nhiều hơn cho các nhu cầu khác, như: may mặc,nhà ở, đi lại, mua sắm đồ dùng, chăm sóc sức khoẻ, giáo dục, văn hoá, dulịch…Các nhóm xã hội hay giai tầng xã hội khác thì các hộ gia đình chi tiêunhiều hơn cho các nhu cầu khác ngoài ăn uống, như chi tiêu mua sắm thiết bị

và các đồ dùng gia đình, chăm sóc y tế, giáo dục, đi lại , bưu điện…Mức chitiêu cho đời sống vẫn còn rất nhiều khác biệt giữa thành thị và nông thôn

+ Tài sản trong hộ gia đình

Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá mức sống của người nông dân so vớicác giai tầng khác trong xã hội ngoài 2 tiêu chí căn bản là thu nhập và chitiêu, như: loại nhà ở, đồ dùng thiết yếu, tài sản có giá trị…Thực tế cho thấy, ởnhững nhóm xã hội khác khi trong hộ gia đình có những loại tài sản đắt tiềnnhư ôtô, máy điều hoà nhiệt độ…và ngay cả những tài sản cần thiết trong sinhhoạt gia đình như điện thoại, Tivi, máy vi tính, bình tắm nóng lạnh, tủ lạnh,máy giặt…là khá đầy đủ thì với người nông dân thì việc trong nhà có xe máy,

Ti vi, điện thoại đã là cố gắng lắm rồi Như vậy, các giai tầng xã hội khác cómức sống cao hơn và dễ dàng thoả mãn nhu cầu về cuộc sống vật chất lẫn tinhthần so với người nông dân

Trên thực tế, những nhóm xã hội có thu nhập cao, ổn định sẽ có điềukiện để nâng cao mức sống và tham gia các hoạt động văn hoá, vui chơi, giảitrí, các thành viên trong gia đình có cơ hội tìm việc làm có thu nhập cao, cóđiều kiện học tập, nâng cao trình độ Cùng với những điều kiện đó, vị thế và

uy tín của họ trong xã hội cũng được coi trọng Ngược lại, những người nôngdân, người nghèo do thiếu vốn, thiếu điều kiện học tập và chăm sóc sức khoẻ,công việc chủ yếu là sản xuất nông nghiệp lại có rất nhiều rủi ro, thiên tai,

Trang 12

dịch bệnh xảy ra liên tiếp đối với cây trồng, vật nuôi…đe doạ nghiêm trọngđến đời sống của họ làm họ trở thành những người yếu thế Đây cũng là mộttrong những nguyên nhân họ không thể tham gia vào các hoạt động văn hoátinh thần bởi họ thiếu khả năng chi trả những loại dịch vụ đó, như du lịch, lễhội văn hoá, mua sách báo…Như vậy, rõ ràng, đời sống tinh thần của ngườinông dân chênh lệch rất nhiều so với các giai tầng khác trong xã hội, đặc biệt

là đội ngũ tri thức, doanh nhân Điều này phản ánh sự bất bình đẳng trongphân phối thu nhập, tình trạng sức khoẻ hay trình độ học vấn Những chỉ số

này có xu hướng thuận chiều và có mối tương quan với nhau

+ Nhà ở nông thôn: cùng với phát triển kinh tế, những năm qua nhà ở nông

thôn đã được đầu tư xây dựng mới một cách nhanh chóng Đến nay, đã có 16% hộ

có nhà kiên cố; 57,6% nhà bán kiên cố, nhiều xã, thôn ở nông thôn vùng đồngbằng Bắc bộ, vùng miền Trung đã cơ bản hoàn thành việc "xoá" nhà tranh tre, nứalá; vùng đồng bằng sông Cửu Long cơ bản hoàn thành việc "xoá" nhà tạm, nhàdột nát Nhiều huyện, xã ở miền Bắc và miền Trung cơ bản "ngói hoá" nhà ở.Riêng vùng đồng bằng sông Cửu Long đến nay đã xây dựng trên 1.100 cụm,tuyến dân cư, bố trí được 108 ngàn hộ dân có nơi cư trú an toàn trong mùa lũ Cóthể nói, nhà ở cho người nông dân và công nhân đang là vấn đề thu hút sự quantâm của xã hội Nếu như ở nông thôn, chất lượng nhà của người nông dân cònnhiều hạn chế thì ở thành thị trong những khu công nghiệp, chế xuất người côngnhân không có nhà ở phải thuê ở những điều kiện kém chất lượng, mặt khác vớimức lương thấp thì khả năng họ có một mái nhà riêng để sinh sống là rất khókhăn Vấn đề này cần sự quan tâm của Nhà nước, các cấp có thẩm quyền và sựủng họ của toàn dân mới có thể cải thiện được

+ Vấn đề giáo dục ở nông thôn: Giáo dục ở nông thôn cũng được nhà nước

ta chú trọng, đã đầu tư nâng cấp hệ thống trường học các cấp ở nông thôn và đãđạt được những kết quả đáng khích lệ Số người 10 tuổi trở lên biết chữ tăng từ90,9% năm 2002 lên 92% năm 2006 Từ năm 2007 Nhà nước đã có chính sách

Trang 13

cho con em các hộ chính sách, hộ nghèo được miễn giảm học phí, được vay vốnvới lãi suất ưu đãi để học tập (đến tháng 2 năm 2008 đã có hơn 30% số sinh viênthuộc hộ nghèo được vay vốn) Tuy nhiên, so với con em của giai cấp công nhân

và đội ngũ trí thức, sự đầu tư về giáo dục cho trẻ em nông thôn còn nhiều hạn chế,tiếp cận các dịch vụ giáo dục tốt khó khăm hơn; hiện tượng bất bình đẳng tronggiáo dục giữa trẻ em nam và trẻ em nữ vẫn tồn tại

+ Về y tế, khám chữa bệnh: thực hiện chủ trương xã hội hoá, mạng lưới y

tế công được mở rộng và hệ thống khám, chữa bệnh tư nhân cũng được hìnhthành và phát triển, góp phần quan trọng vào việc chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.Hầu hết các xã có sổ khám, chữa bệnh cho người nghèo, nhiều bệnh dịch đượcphòng ngừa và khống chế kịp thời Năm 2006, tỷ lệ người được khám, chữa bệnh

là 38,1% (cao gấp 2,07 lần năm 2002); có 51,6% cư dân nông thôn có bảo hiểm y

tế Hoạt động khám chữa bệnh cho người dân nông thôn đã có những bước pháttriển đáng kể nhưng so với các giai tầng xã hội khác công nhân, trí thức thì điềukiện được chăm sóc, khám chữa bệnh còn nhiều hạn chế Hệ thống y tế cơ sởnghèo làn lạc hậu, trình độ y bác sỹ cũng hạn chế; thu nhập thấp…do đó khả năng

để người nông dân tiếp cận với các dịch y tế hiện đại rất khó khăn Có lẽ chỉ đếnkhi họ mắc bệnh nặng mới được chuyển đến những nơi có thiết bị hiện đại, y bác

Trang 14

chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; vị thế chính trị của giai cấp nôngdân được nâng cao

Các xã, thôn bản đều có tổ chức cơ sở đảng Hầu hết cán bộ chủ chốt xã, thịtrấn có trình độ học vấn THPT trở lên Chất lượng tổ chức cơ sở đảng được nângcao hơn Chính quyền xã, thị trấn được hoàn chỉnh và củng cố Mặt trận tổ quốc

và các đoàn thể chính trị - xã hội đã phát huy vai trò trong tổ chức, vận động nhândân thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước

Hội nông dân Việt Nam các cấp đã từng bước đổi mới hoạt động theohướng tăng cường giúp đỡ hội viên nâng cao kiến thức, thực hiện xoá đói giảmnghèo, vươn lên làm giàu Hội đã phối hợp với ngân hàng, đứng ra bảo lãnh vayvốn (tín chấp) cho nông dân, tổ chức các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm,khuyến ngư, khuyến công, dạy nghề, tham gia xuất khẩu lao động, tuyên truyềnpháp luật, trợ giúp pháp lý cho nông dân Việc giao quyền sử dụng ruộng đất lâudài và đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, thực thi quy chế dân chủ ở cơ sở đã nângcao vị thế của người nông dân trong xã hội

So với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức thì đời sống chính trị củangười nông dân ít biến động hơn Họ ít chịu sự chi phối bởi các chính sách cũngnhư những biến đổi xã hội Khác với giai cấp công nhân, đội ngũ trí thức – nhóm

xã hội có nhận thức toàn diện và sâu sắc hơn về đời sống chính trị so với giai cấpnông dân Chính sự nhận biết sâu sắc về đời sống chính trị là cơ sở, nền tảng giúpcho họ tham gia vào đời sống chính trị thường xuyên hơn, chặt chẽ hơn so với giaicấp nông dân

2.2.2 Ý thức pháp luật

Do điều kiện lịch sử và những tác động về nhiều mặt, đời sống phápluật, mặt bằng dân trí về pháp luật, dân trí về dân chủ của người nông dân cònhạn chế Bên cạnh đó, cơ chế quan liêu bao cấp kéo dài, không ít cán bộ côngchức nhất là tại cấp cơ sở, còn có thói quen tuỳ tiện, giải quyết công việc theolối chủ quan, kinh nghiệm thuần tuý, duy ý chí và vi phạm dân chủ khá

Trang 15

nghiêm trọng Điều đó dẫn đến tình trạng người dân, trước hết là nông dânkhông có điều kiện tiếp cận đầy đủ và phong phú thông tin về pháp luật, vềquyền lợi và nghĩa vụ của họ cũng như cơ sở pháp lý đảm bảo cho họ thựchiện quyền dân chủ, làm chủ trong cộng đồng, xã hội Vì vậy, các giá trị dânchủ chưa được thực hiện đầy đủ, có lúc, có nơi nảy sinh nhiều vấn đề phi lýcần được giải quyết Quyền làm chủ của nhân dân chưa được tôn trọng vàphát huy đầy dủ trong đời sống xã hội Không ít hiện tượng mất dân chủ, dânchủ hình thức, bệnh quan liêu, tư tưởng phong kiến, gia trưởng còn nặng.Đồng thời cũng xuất hiện khuynh hướng dân chủ cực đoan, dân chủ không điliền với kỷ luật và pháp luật, cơ chế và pháp luật bảo đảm thực sự dân chủchưa được cụ thể hoá đầy đủ.

Người nông dân vốn sinh ra và trưởng thành trong điều kiện, môitrường nông thôn, sản xuất nhỏ, nông nghiệp lạc hậu Cho nên, ý thức phápluật của họ còn đơn giản, phiến diện, kém hiệu quả, một thời kỳ dài trước đổimới, nhận thức về dân chủ, về quyền dân chủ còn hạn chế, là do thói quentâm lý tiểu nông, sản xuất manh mún “tự cấp, tự túc” cùng với sự ràng buộcbởi lệ làng, luật tục phong kiến, lạc hậu ở địa phương đã chi phối hành vi vànhận thức của họ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình

Bên cạnh đó, không ít cán bộ cơ sở giải quyết công việc theo lối kinhnghiệm “dĩ hoà vi quý”, “chín bỏ làm mười” , nặng về tình cảm và theo thóiquen Một bộ phận cán bộ cơ sở chưa có phương pháp ứng xử và giải quyếtcông việc theo Hiến pháp và pháp luật Những yếu tố đó đã cản trở việc nângcao hiểu biết về quyền dân chủ của người dân, cản trở quá trình thực hiện dânchủ ở nông thôn nước ta hiện nay

Chính nhận thức về pháp luật của nông dân chưa đúng, một số phần tửxấu lợi dụng cơ hội để quấy phá cho nên mâu thuẫn trong nội bộ nông dândiễn ra ngày càng phức tạp, đặc biệt có nhiều trường hợp tranh chấp về đấtđai, nhà ở xảy ra gay gắt giữa cha mẹ và con cái, giữa anh chị em trong giađình, tranh chấp ranh giới giữa các làng, xã, giữa bà con láng giềng

Trang 16

Ngày 18-2-1998 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 30CT/TƯ về xây dựngthực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở Sự ra đời Quy chế dân chủ ở cơ sở đãkhẳng định nhu cầu dân chủ, ý thức về dân chủ của nông dân đã nâng lên rõrệt và ý thức pháp luật của họ cũng đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trongđời sống xã hội Những khoản người nông dân phải đóng góp dựa trên căn cứpháp lý, có văn bản quy định rõ ràng Như vậy, do nhu cầu sản xuất, kinh tếphát triển, nhu cầu của đời sống xã hội thúc đẩy, ý thức pháp luật của ngườinông dân từng bước được hình thành và phát triển Qua đó cho thấy, thay đổinhận thức và hành vi của quần chúng nhân dân nói chung, của nông dân nóiriêng, bao giờ cũng do đòi hỏi thực tế của đời sống xã hội, của phát triển sảnxuất, kinh tế quyết định Chính vì lẽ đó, vấn đề quyền và nghĩa vụ của ngườinông dân ở nông thôn cần phải được cụ thể hoá bằng pháp luật

Pháp luật góp phần thay đổi tâm lý tiểu nông, lệ làng, luật tục và thóiquen lạc hậu ở nông thôn, đấu tranh khắc phục tệ quan liêu, gia trưởng, bệnhchủ quan duy ý chí trong đội ngũ cán bộ ở cơ sở hiện nay

Hiện nay, người nông dân có điều kiện tiếp cận kiến thức pháp luật từnhiều “kênh” khác nhau, nên trình độ kiến thức về các quy phạm pháp luậthiện hành, thái độ tôn trọng của họ đối với pháp luật đã được hình thành Họ

đã có những cách ứng xử phù hợp với pháp luật, có nhiều sự đánh giá và phảnứng đúng đắn trên lĩnh vực pháp luật

Vì vậy, trong thời gian tới, muốn thực hiện và phát huy dân chủ ở cơ sởphải xuất phát từ nhu cầu đòi hỏi của đời sống xã hội: dân sinh - dân trí - dânchủ - dân quyền, dân chủ đến đâu thì dân quyền đến đó Trước hết phải chútrọng việc nâng cao dân trí, sự hiểu biết, ý thức tôn trọng và chấp hành phápluật của nhân dân Đồng thời để phát huy dân chủ phải xây dựng và hoànthiện hệ thống pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN Nó là một trong nhữngyếu tố đảm bảo quyền dân chủ của nhân dân, trong đó bao hàm quần chúnglao động ở nông thôn Pháp luật góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiệncác giá trị dân chủ mới, trực tiếp tác động làm chuyển biến mạnh mẽ nhận

Trang 17

thức và hành vi của người nông dân phải sống, làm việc theo Hiến pháp vàpháp luật Quy chế dân chủ ở cơ sở ra đời đã thực thi chủ trương, đường lốicủa Đảng về một trong những mục tiêu của cách mạng Việt Nam Nó đã gópphần đem lại và phát huy quyền làm chủ cho nhân dân ở nông thôn, thực hiệnphương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và đó cũng là sự thểhiện bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của dân, do dân vì dân.

Ở làng quê Việt Nam, ngoài những quy định về pháp luật của nhànước, hương ước làng xã cũng góp phần quan trọng vào sự phát triển của làngquê Hầu hết các làng quê nông thôn Việt Nam đều có hương ước Hương ước

là những quy định, chuẩn mực của làng, được nhân dân trong làng thống nhất.Mọi thành viên trong làng phải tuân theo những quy định, chuẩn mực này.Thông qua các hương ước, lệ làng, thể hiện rõ nét ý thức tự cai quản, tôn titrật tự trong các dòng họ và trong từng lũy tre xanh Ngoài những đặc điểmchung, mỗi làng còn có những nét riêng, làm nên sự độc đáo, sự ràng buộc tựnhiên, theo kiểu "đất lề quê thói" Thực tiễn cho thấy hương ước có vai tròquan trọng trong xây dựng và phát triển làng quê nông thôn Việt Nam Hươngước góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội, những hủ tục lạc hậu trong cuộc sốngcủa người dân nông thôn, góp phần xây dựng môi trường sống văn hoá, hìnhthành nhiều làng văn hoá

Ý thức pháp luật của giai cấp nông dân đã có sự chuyển biến rõ rệtnhưng so với giai cấp công nhân và đội ngũ trí thức thì ý thức pháp luật cũngnhư nhận thức về pháp luật của nhóm này còn nhiều mặt hạn chế Do vậy, đểgiảm bớt sự chênh lệch về vấn đề này Nhà nước cần có những chính sáchthích hợp nâng cao nhận thức về pháp luật cho người dân nông thôn

2.2.3 Đặc điểm lối sống

Cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường, Việt Nam đang trong quátrình hội nhập kinh tế quốc tế, ký kết hợp tác làm ăn với nhiều nước trên thế

Ngày đăng: 14/10/2016, 22:13

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
7. Thuê bao Internet ở Việt Nam phỏt triển nhanh –( http://www.vtv.vn) Giáo trình Xã hội học, tr 149,150, Nxb Lao Động Xã hội, Hà Nội, 2002 Link
1. Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, Tr 190 - 191 Khác
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Chỉ thị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Hà Nội Khác
3. Đảng cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
4. Đảng cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành TW khoá X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Khác
5. Tổng cục Thống kê, KHMS 1992-1993, ĐTMS 1997-1998, ĐTMS 2000, KSMS 2004, KSMS 2006 Khác
6. Số liệu thống kê trên được Tổng cục Thống kê thực hiện đã có điều chỉnh theo chênh lệch giá giữa thành thị và nông thôn do đó sự khác biệt này phản ánh mức độ phân tầng xã hội trên thực tế Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w