Sau đây là trình tự thực hiện: a Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\View layout click vào hoặc vào Insert\Drawing view\Projected b Chọn một hình chiếu cơ sở đã có để tạo hình chiếu vu
Trang 1Chương 9 : TẠO BẢN VẼ 2D
Trong chương này đề cập đến việc tạo bản vẽ 2D từ một chi tiết đơn lẽ hay một cụm lắp ráp
I TẠO BẢN PHI TIÊU CHUẨN
Bản vẽ phi tiêu chuẩn là bản vẽ được thiết kế riêng biệt theo tiêu chuẩn của từng công
ty Sau đây là các bước thực hiện:
a) Mở một file bản vẽ mới: File\New\Drawing b) Chọn khổ giấy tiêu chuẩn đúng bằng khổ giấy mà ta muốn tạo bản vẽ phi tiêu
chuẩn với lựa chọn Standard sheet size (việc này chỉ có ý ngĩa là lấy lại kích thước của khổ giấy), rồi sao đó ta chuyển sang lựa chọn Custom sheet size và
click OK
c) Thoát khỏi chế độ Model View d) Right click lên Sheet1\Edit Sheet Format
Trang 2e) Vào trang Sketch dùng các công cụ vẽ để thiết kế và trang Annotation\Note để
tạo văn bản Sao đây là một ví dụ về khung tên của bản vẽ phi tiêu chuẩn A3
f) Thoát chế độ Sheet Format: Right click Sheet1\Edit sheet g) Lưu bản vẽ phi tiêu chuẩn: File\Save Sheet Format…
II CÁC THIẾT LẬP CHO VIỆC TẠO BẢN VẼ 2D
1 Thiết lập về kích thước và đường nét
Để thực hiện các thiết lập này ta vào Tool\Options…
Trang 3Trang System Options
Ở trang này ta quan tâm đến chức năng Display type
Display type: Xác lập cách thể hiện đường nét của một New view trong quá trình tạo
bản vẽ 2D
Display style for new views
Wrieframe
Hidden lines visible
Hidden lines removed
Shaded with edges
Shaded
Tangent edges in new views
Visible : thể hiện đường tangent
Use font: Font line của đường tiếp tuyến theo qui định của người dùng
Removed: Không thể hiện đường tangent
Shaded
Wireframe Hidden lines
visible
Hidden lines remove
Shaded with Edges
Trang 4Trang Document properties
Ở trang này ta quan tâm đến chức năng Dimensions và Line Font
a Dimensions: Cách thể hiện kích thước cho bản vẽ 2D
Text : Font thể hiện của giá trị kích
thước
Dual dimensions : Thể hiện kích
thước thứ hai (Nếu ta chọn tiêu chuẩn
ISO thì Dual dimensions sẽ là hệ inch)
Primary/Dual precision : Thể hiện
dung sai cho kích thứ nhất và hai
Arrows : Thể hiện mũi tên
Extension lines: Cách thể hiện đường kéo dài
Gap: Khoảng cách giữa đối tượng và đường gióng của kích thước
Beyond dimension line: kéo dài của đường gióng so với đường kích thước
Tolerance: thể hiện dung sai
Trang 5b Line Font: Chọn đường nét và bề dày
Visible Edges: đường thấy
Hidden Edges: đường khuất
Sketch curve: đường được vẽ trong sketch (như đường vẽ để tạo bản vẽ phi
tiêu chuẩn)
Construction Curves: đường tâm
Area Hatch/Fill: đường tuyến ảnh
Tangent Edges: đường tiếp tuyến
Cosmetic Edges: đường ren ảo
Hidden Tangent Edges: đường tiếp tuyến khuất
2 Thiết lập hướng chiếu
Để thiết lập hướng chiếu ta Right click vào Sheet\Properties…
First angle: Góc chiếu thứ nhất (dùng trong tiêu chuẩn ISO)
Third angle: Góc chiếu thứ ba (dùng trong tiêu chuẩn ANSI)
Trang 6III CÁC LỆNH TẠO HÌNH CHIẾU
Tất cả các lệnh tạo hình chiếu trong thanh công cụ đều nằm trên thanh công cụ
Drawing hoặc trong menu Insert
1 Lệnh MODEL VIEW
Lệnh MODEL VIEW dùng để tạo một hình chiếu từ mô hình 3D Sau đây là trình tự
thực hiện lệnh:
a) Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\View layout click vào hoặc vào Insert\ Drawing view\Model…
b) Hộp thoại Model view xuất hiện, click vào nút Browse
để chỉ ra đường đến chi tiết cần chiếu
c) Click một điểm để xác định điểm đặt cho hình chiếu
d) Chọn các Options trong hộp thoại như: Number of views, Orientation, Import options, Options, Display style, Scale, …
e) Click Ok
a Number of views:
Single View: Tạo một hình chiếu
Multiple View: Tạo nhiều hình chiếu cùng lúc
b Orientation: Xác định hướng nhìn cho hình chiếu
Top
Front
Right
Left
Bottom
Back
Isometric
Dimetric và Trimetric: 2 hướng nhìn 3D còn lại
Trang 7c Import options: Click chọn chức năng này để chọn các ghi
chú ta muốn đưa vào các hình chiếu gồm có:
Design annotations: thể hiện các ghi chú trong thiết kế
DimXpert annotations: thể hiện kích thước DimXpert
Include items from hidden features: thể hiện các
thành phần ghi chú trên đối tượng bị ẩn
d Options: Auto-start projected view (tiếp tục tạo ra hình
chiếu vuông góc khi hình chiếu đang thực hiện hoàn tất)
e Display style: cách thể hiện các đường nét của mô hình
chiếu
Wrieframe
Hidden lines visible
Hidden lines removed
Shaded with edges
Shaded
f Scale: Xác định tỉ lệ cho hình chiếu
Use sheet scale: Tỉ lệ của hình chiếu phụ thuộc vào việc xác định tỉ lệ cho
sheet
Use custom scale: Tỉ lệ hình chiếu phụ thuộc vào sự lựa chọn của người dùng
g Dimension Type: Xác định cách lên kích thước cho hình chiếu
Projected: lên kích thước dạng 2D
True: lên kích thước dạng 3D cho các mô hình isometric, dimetric, and trimetric
h Cosmetic Thread Display: chất lượng thể hiện đường ren ảo
Trang 8
2 Lệnh STANDARD 3 VIEW
Lệnh STANDARD 3 VIEW dùng để tạo 3 hình chiếu cơ bản (hình chiếu đứng, chiếu
bằng, chiếu cạnh) của mô hình 3D Sau đây là trình tự thực
hiện lệnh:
a) Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\View layout click vào hoặc vào Insert\Drawing\Standard 3 view…
b) Hộp thoại Standard 3 view xuất hiện, click vào nút Browse để chỉ ra đường đến chi tiết cần chiếu
c) Double click vào hình chiếu đứng và chọn các Options trong hộp thoại như: Orientation, Import options, Options, Display style, Scale, …
d) Click Ok
Lưu ý:
Các bước thiết lập, chỉnh sửa tương tự như các Options trong lệnh MODEL VIEW
Trong 3 hình chiếu cơ bản thì hình chiếu đứng là hình chiếu cơ sở (parent) của
2 hình chiếu còn lại
Ta có thể click và giữ chuột vào hình chiều để di chuyển, sắp xếp chúng lại
Trang 93 Lệnh PROJECTED VIEW
Lệnh PROJECTED VIEW dùng để tạo hình chiếu vuông góc hoặc hình chiếu trục đo
từ hình chiếu cơ sở đã có Sau đây là trình tự thực hiện:
a) Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\View layout click vào hoặc vào Insert\Drawing view\Projected
b) Chọn một hình chiếu cơ sở đã có để tạo hình chiếu vuông góc hay hình chiếu trục đo
c) Click một điểm để xác định điểm đặt cho hình chiếu
d) Chọn các Options trong hộp thoại như: Arrow, Orientation, Import options, Options, Display style, Scale, …
e) Click Ok
(Lưu ý: Các bước thiết lập, chỉnh sửa tương tự như các Options trong lệnh MODEL
VIEW)
4 Lệnh AUXILIARY VIEW
Lệnh AUXILIARY VIEW dùng để tạo hình chiếu phụ bằng cách chọn từ một cạnh
hoặc một đường trong hình chiếu cơ sở làm hướng chiếu Sau đây là các bước thực hiện lệnh:
a) Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\View layout click vào hoặc vào Insert\Drawing view\Auxiliary
b) Chọn một cạnh hay đường trong hình chiếu cơ sở đã có để tạo hình chiếu
Auxiliary
c) Click một điểm để xác định điểm đặt cho hình chiếu
d) Chọn các Options trong hộp thoại như: Arrow, Display style, Scale, …
e) Click Ok
Trang 105 Lệnh DETAIL VIEW
Lệnh DETAIL VIEW dùng để tạo hình trích Sau đây là các bước thực hiện:
a) Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\View layout click vào hoặc vào Insert\Drawing view\Detail
b) Click một điểm cần tạo hình trích trên hình chiếu cơ sở đã để vẽ đường tròn xác định phạm vi của hình trích
c) Click một điểm để xác định điểm đặt cho hình chiếu
d) Chọn các Options trong hộp thoại như: Detail circle, Detail view, Import options, Options, Display style, Scale, …
e) Click Ok
Trong đó:
a Detail circle: Xác định kiểu thể hiện cho đường tròn bao của hình trích, thay đổi kí hiệu cho hình trích và chọn Font cho kí hiệu của hình trích Sau đây là
các kiểu thể hiện cho đường tròn bao:
Trang 11b Detail view: Xác định cách thể hiện của hình trích
Full outline
Pin poistion: Chọn để giữ nguyên vị trí của hình trích khi ta thay đổi giá trị
Scale của hình trích
Scale hatch pattern: Chọn để giữ nguyên sự thể hiện của tuyến ảnh khi ta
thay đổi giá trị Scale của hình trích
6 Lệnh SECTION VIEW
Lệnh SECTION VIEW dùng để tạo hình cắt Sau đây là các bước thực hiện lệnh: a) Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\View layout click vào hoặc vào Insert\Drawing view\Section
b) Click để vẽ 1 đường thẳng trên hình chiếu cơ sở để xác định mặt cắt
c) Click một điểm để xác định điểm đặt cho hình chiếu
d) Chọn các Options trong hộp thoại như: Section line, section view, Display style, Scale, …
e) Click Ok
Trang 12Trong đó:
a Section line: Click vào Flip direction để đổi chiều hướng cắt
b Section view: Xác định cách thể hiện hình cắt
Partial section: Thể hiện một phần của hình cắt nếu như hình đường
Section line không đi xuyên qua toàn bộ hình cơ sở
Display only cut face(s): Chỉ thể hiện mặt cắt
Auto hatching: Thay đổi góc của đường tuyến ảnh giữa các đối tượng trong
một cụm lắp ráp khi ta tạo mặt cắt cho cụm này
Display surface bodies: Thể hiện bề mặt phân cách giữa các phần khác nhau trong một part nếu part này có nhiều bodies (nhiều phần do ta không
combine)
Trang 137 Lệnh ALIGNED SECTION VIEW
Lệnh ALIGNED SECTION VIEW dùng để tạo mặt cắt xoay Sau đây là các bước
thực hiện lệnh:
a) Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\View layout click vào hoặc vào Insert\Drawing view\Detail
b) Click để vẽ 2 đường thẳng trên hình chiếu cơ sở để xác định mặt cắt
c) Click một điểm để xác định điểm đặt cho hình chiếu
d) Chọn các Options trong hộp thoại như: Section line, section view, Display style, Scale, …
e) Click Ok
Lưu ý: Phương chiếu là phương vuông góc với đường thẳng cuối trong 2 đường thẳng
vẽ ra
Trang 148 Lệnh BROKEN OUT SECTION
Lệnh BROKEN OUT SECTION dùng để tạo hình cắt riêng phần Sau đây là các
bước thực hiện lệnh:
a) Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\View layout click vào hoặc vào Insert\Drawing view\Broken-out section
b) Click để vẽ đường Spline kín bao quanh vùng cần tạo mặt cắt trên hình chiếu cơ sở
c) Nhập chiều sâu của bề mặt cắt d) Click Ok
9 Lệnh BREAK
Lệnh BREAK dùng để tạo hình chiếu thu gọn Sau đây là các bước thực hiện: a) Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\View layout
click vào hoặc vào Insert\Drawing view
\Break
b) Click chọn hình chiếu cơ sở cần tạo hình trích
c) Click 2 điểm để xác định đoạn trên chi tiết cần cắt bỏ
để tạo hình trích
d) Chọn các thông số: phương cần cắt, khoảng cách 2 đường cắt, kiểu đường cắt
e) Click Ok
Các kiểu đường cắt:
Trang 1510 Lệnh CROP VIEW
Lệnh CROP VIEW dùng để cắt một phần của hình chiếu Sau đây là các bước thực
hiện lệnh:
a) Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\View layout click vào hoặc vào Insert\Drawing view\Crop
b) Click chọn đường spline kín để xác định vùng giữ lại cho hình chiếu
c) Click Ok
11 Lên kích thước – SMART DIMENSION
Lên kích thước trong môi trường DRAWING bằng lệnh
SMART DIMENSION cũng tương tự như môi trường vẽ
SKETCH Sau đây là các bước thực hiện lệnh:
a) Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\Annotation click vào hoặc Right click trong môi trường DRAWING\Smart Dimension
b) Chọn đối tượng cần lên kích thước (tương tự môi trường SKETCH)
c) Hiệu chỉnh các thông số cần thiết: ở 3 trang Value, Leaders, Other
d) Click Ok
Ban đầu Sau khi thực hiện lệnh
Trang 16Trong đó:
a Trang Value: Xác định giá trị kích thước và dung sai
Các kiểu ghi dung sai:
None: Không ghi dung sai (Hình a)
Basic: Ghi kích thước dạng tham khảo (Hình b)
Bilateral: Ghi dung sai kiểu sai lệch trên và sai lệch dưới (Hình c)
Limit: Giá trị kích thước giới hạn (Hình d)
Symmetric: Ghi dung sai đối xứng (Hình e)
MIN: Ghi kích thước nhỏ nhất (Hình f)
MAX: Ghi kích thước lớn nhất (Hình g)
Fit (Fit with Tolerance hay Fit Tolerance only): Ghi kích thước với dung
sai lắp ráp (Hình h)
Trang 17 Override value: Hiệu chỉnh lại giá trị kích thước
Dimension Text: Chèn thêm các kỹ hiệu vào kích thước
b Trang Leader: Hiệu chỉnh bề dày và loại đường ghi kích thước
c Trang Others: Hiệu chỉnh Font cho kích thước
12 Lệnh ghi sai lệch hình dạng – GEOMETRIC TOLERANCE
Dùng để ghi các sai lệch hình dạng trong gia công cơ khí Sau đây là các bước thực hiện lệnh:
a) Gọi lệnh: trên thanh công cụ Drawing\Annotation click
b) Chọn loại sai lệch cần thực hiện và nhập các thông số c) Chỉ ra bề mặt, hay trục cần đặt sai lệch
d) OK