Luận văn Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay.MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài 2 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn 4 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4 5. Phương pháp nghiên cứu 5 6. Những đóng góp mới của luận văn 5 7. Kết cấu của luận văn 5 Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC 1.1 Khái niệm tuyển dụng viên chức 6 1.1.1 Khái niệm viên chức 6 1.1.2 Khái niệm tuyển dụng 8 1.2 Khái niệm đơn vị sự nghiệp công lập 11 1.3 Điều kiện và thủ tục tuyển dụng viên chức 13 1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tuyển dụng viên chức 16 1.4.1 Các yếu tố chủ quan 16 1.4.2 Các yếu tố khách quan 18 Chương 2. THỰC TRẠNG TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC TẠI CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP HIỆN NAY 2.1 Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động tuyển dụng viên chức 20 2.2 Thực tiễn hoạt động tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập 24 2.3 Tác động của pháp luật đối với hoạt động tuyển dụng viên chức 34 2.3.1 Những tác động tích cực của pháp luật 34 2.3.2 Những điểm còn tồn tại của pháp luật 37 2.4 Tác động cơ chế, chính sách đối với hoạt động tuyển dụng viên chức 46 2.5.1 Tác động tích cực từ cơ chế, chính sách 46 2.5.2 Những điểm còn tồn tại trong cơ chế, chính sách 47 Chương 3. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC 3.1 Kinh nghiệm tuyển dụng nhân lực tại khu vực ngoài công lập và một số nước trên thế giới 50 3.2 Những yêu cầu đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng tuyển dụng viên chức 52 3.3 Các giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyển dụng viên chức 54 3.3.1 Điều chỉnh các quy định có liên quan đến tuyển dụng viên chức 54 3.3.2 Thay đổi cơ chế quản lý đối với viên chức và các đơn vị sự nghiệp công lập 58 3.3.3 Thay đổi từ chính các đơn vị sự nghiệp công lập 60 KẾT LUẬN 63 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 64 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Tuyển chọn nhân lực chuyên môn có chất lượng là công việc quan trọng mà mọi tổ chức đều phải chú trọng thực hiện bởi con người là nguồn lực quý giá nhất, quyết định sự tồn tại và phát triển của một tổ chức. Từ phạm vi quốc gia đến từng cơ quan, đơn vị của nhà nước hoặc các tổ chức sản xuất, kinh doanh đều phải xây dựng chiến lược, kế hoạch thu hút người tài về làm việc. Các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) tại Việt Nam cũng không thể đứng ngoài hoạt động này. Các ĐVSNCL đang đóng vai trò chủ đạo trong việc cung cấp những dịch vụ công thiết yếu cho xã hội trên hầu khắp các lĩnh vực như giáo dục, y tế, nghiên cứu khoa học, thông tin, truyền thông . Với đặc thù của hoạt động cung cấp dịch vụ, các đơn vị này cần thiết phải sử dụng một lực lượng lớn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật, được đào tạo nghiêm túc qua hệ thống trường lớp. Thực tế, các đơn vị này đang nắm giữ một số lượng nhân lực có trình độ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm hơn so với bất kỳ hệ thống cơ quan, đơn vị nào khác. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực lại là điểm yếu của nhiều đơn vị trong giai đoạn hiện nay khi phải nâng cao chất lượng dịch vụ công trước nhu cầu thay đổi của xã hội. Ngoài những hạn chế của đội ngũ nhân lực hiện có, việc tuyển dụng nhân lực mới tại các ĐVSNCL cũng đang gặp phải một số vướng mắc như thiếu sự chủ động, khó thu hút nhân lực có chất lượng chuyên môn cao, tiêu cực phát sinh trong tuyển dụng, sự bất hợp lý từ các quy định pháp luật . Điều này đòi hỏi phải có sự thay đổi mạnh mẽ trong công tác tuyển dụng nhân lực tại các đơn vị này. Để điều chỉnh hoạt động tuyển dụng, các cơ quan nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Tuy nhiên, nhiều quy phạm tỏ ra không phù hợp với thực tế, hệ thống văn bản vẫn còn chắp vá, thiếu sự thống nhất. Mặt khác, quan điểm, cơ chế quản lý các ĐVSNCL và đội ngũ nhân lực làm việc tại đây cũng có nhiều sự thay đổi đã tạo ra một sự bị động từ phía các đơn vị này. Luật Viên chức đã được Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 15112010, là luật đầu tiên điều chỉnh riêng về nhóm đối tượng viên chức. Việc ban hành Luật Viên chức chứa đựng hy vọng sẽ tạo ra sự thay đổi tích cực trong pháp luật về viên chức và các ĐVSNCL. Với vấn đề tuyển dụng viên chức, luật mới chỉ dừng lại ở những quy định cơ bản, nội dung cụ thể còn đang chờ đợi ở những văn bản dưới luật, một số quy định còn tạo sự băn khoăn trong dư luận. Vì vậy, cần có những nghiên cứu thực tế, khách quan về các vấn đề có liên quan đến viên chức trong đó có mảng tuyển dụng làm cơ sở cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài Tuyển dụng viên chức tại các đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ta hiện nay. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Việc tuyển chọn người vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị của nhà nước và các vấn đề xung quanh hoạt động này là đề tài nghiên cứu của nhiều luận án, luận văn, bài viết, công trình nghiên cứu khoa học. Phần lớn các công trình đều tập trung nghiên cứu việc tuyển dụng đối với nhóm đối tượng công chức hoặc có nghiên cứu về viên chức trong nhóm cán bộ, công chức. Có thể kể ra các bài viết, công trình nghiên cứu như: Hoàn thiện pháp luật về tuyển chọn công chức ở nước ta, luận án tiến sĩ của Nguyễn Quốc Hiệp; Một số kiến nghị về xây dựng cơ chế tuyển dụng công chức theo mô hình công vụ việc làm ở nước ta, tác giả Đào Thị Thanh; Vai trò của pháp luật trong việc tuyển chọn và bổ nhiệm cán bộ, công chức ở nước ta, tác giả Nguyễn Phước Hiệp; Một số nội dung mới trong công tác tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức, tác giả Hoàng Quốc Long; Tuyển chọn, bồi dưỡng người tài năng cho công vụ, TS. Ngô Thành Can; Một số nội dung trong tuyển dụng nhân lực của khu vực nhà nước, tác giả Lê Cẩm Hà; Thi tuyển công chức theo vị trí việc làm và điều kiện áp dụng ở nước ta, PGS.TS. Nguyễn Hữu Hải; Một số vấn đề về tuyển chọn, sử dụng và đãi ngộ nhân tài, tác giả Trần Văn Quảng; Một số giải pháp phát hiện và sử dụng nhân tài ở nước ta hiện nay, TS. Nguyễn Minh Phương; Kinh nghiệm thi tuyển công chức của một số nước trên thế giới, tác giả Trần Thị Minh Châu; Kinh nghiệm trọng dụng nhân tài để hình thành nền kinh tế trí thức của một số quốc gia châu Á và những gợi ý cho Việt Nam, tác giả Lê Thị Hồng Điệp; Công vụ nhà nước, GS.TS. Phạm Hồng Thái; Nghiên cứu cơ sở khoa học hoàn thiện chế độ công vụ ở Việt Nam, Bộ Nội vụ Đề tài khoa học cấp nhà nước. Với nhóm đối tượng viên chức, các công trình, bài viết tập trung nghiên cứu về số lượng, chất lượng, hoạt động chuyên môn; những bất hợp lý trong pháp luật điều chỉnh về viên chức; các biện pháp nâng cao chất lượng đội ngũ viên chức. Các cơ quan nhà nước cũng có một số nghiên cứu về thực trạng viên chức đang làm việc tại các đơn vị sự nghiệp trực thuộc hoặc trong lĩnh vực thuộc quyền quản lý. Trong quá trình xây dựng Luật Viên chức, nhiều bài viết, nghiên cứu cũng được thực hiện nhằm đưa ra những cách nhìn nhận khách quan, thực tế về nhóm đối tượng này. Một số bài viết liên quan đến các vấn đề kể trên như: Sự điều chỉnh của pháp luật về viên chức, GS.TS. Phạm Hồng Thái; Một số suy nghĩ về việc xây dựng Luật Viên chức, Vũ Khoan Nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Thực trạng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục và những nội dung cần nghiên cứu khi xây dựng Luật Viên chức, TS. Nguyễn Hải Thập; Viên chức và những vấn đề cần chú ý khi xây dựng Luật Viên chức, tác giảVăn Tất Thu; Tiếp tục đổi mới cơ chế quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập, tác giả Trần Anh Tuấn; Pháp luật về viên chức và những đổi mới về phương thức, cơ chế quản lý viên chức, tác giả Ngô Tự Nam; Báo cáo chung tổng quan ngành y tế 2009: Nhân lực y tế ở Việt Nam, Bộ Y tế. Nhìn chung, các bài viết, công trình khoa học đã tập trung nghiên cứu về viên chức tại nhiều khía cạnh theo sự thay đổi của pháp luật về đội ngũ này. Tuy nhiên, mảng vấn đề tuyển dụng viên chức vẫn chưa được nghiên cứu sâu về cả lý luận lẫn thực tiễn. Với mong muốn nghiên cứu sâu về những vấn đề liên quan tới hoạt động tuyển dụng viên chức tại các ĐVSNCL, nhất là trong hoàn cảnh cơ chế, pháp luật đối với đội ngũ viên chức và các ĐVSNCL đang có những thay đổi, luận văn này hy vọng sẽ có những đóng góp nhất định trong việc nghiên cứu về viên chức nói chung, hoạt động tuyển dụng nói riêng. 3. Mục tiêu nghiên cứu của luận văn Việc nghiên cứu đề tài nhằm chỉ ra những tác động của cơ chế, chính sách, pháp luật tới thực tiễn hoạt động tuyển dụng viên chức tại các ĐVSNCL hiện nay. Từ đó, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị về mặt cơ chế, chính sách, pháp luật để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động này. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới tuyển dụng viên chức tại các ĐVSNCL