1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Hướng dẫn tiếng việt về mạng ảo cho HyperV

32 444 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 0,96 MB

Nội dung

Hiểu việc kết nối mạng bên trong HyperV chính là chìa khóa cho việc đạt được hiệu suất cao đối với máy chủ và khả năng phục hồi cao. Trong loạt bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cách kết nối mạng ảo trong môi trường HyperV như thế nào và cách cấu hình mạng ảo nhằm giúp bạn đạt được các mục tiêu kết nối của mình. Một trong những lý do chính tại sao nhiều tổ chức thực hiện việc ảo hóa các trung tâm dữ liệu của họ trước tiên là để giảm chi phí phần cứng, bằng cách này họ có thể tận dụng được phần cứng máy chủ đang tồn tại trong tổ chức mình. Tuy nhiên việc tận dụng như thế nào lại nằm ở vấn đề bạn hiểu được cách cấu hình để có được hiệu suất cao nhất. Với lưu ý đó, chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn một số kiến thức chuyên sâu về việc kết nối mạng ảo. Cách cấu hình kết nối mạng ảo sẽ có ảnh hưởng lớn về hiệu suất máy chủ và khả năng phục hồi toàn bộ của các máy chủ mà nó nắm giữ. Trước khi bắt đầu, chúng ta cần phải hiểu mỗi sản phẩm ảo hóa sẽ cho phép thực thi kết nối mạng ảo theo một cách khác nhau. Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ đề cập đến việc kết nối mạng ảo trong HyperV.

Trang 1

Ebook mạng ảo trong Hyper-V

Trong loạt bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cách kết nối mạng ảo trong môi trường Hyper-V và cách cấu hình mạng ảo để giúp bạn đạt được các mục tiêu kết nối của mình

Hiểu việc kết nối mạng bên trong Hyper-V chính là chìa khóa cho việc đạt được hiệu suất cao đối với máy chủ và khả năng phục hồi cao Trong loạt bài này chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn về cách kết nối mạng ảo trong môi trường Hyper-V như thế nào và cách cấu hình mạng ảo nhằm giúp bạn đạt được các mục tiêu kết nối của mình

Một trong những lý do chính tại sao nhiều tổ chức thực hiện việc ảo hóa các trung tâm dữ liệu của họ trước tiên là để giảm chi phí phần cứng, bằng cách này họ có thể tận dụng được phần cứng máy chủ đang tồn tại trong tổ chức mình Tuy nhiên việc tận dụng như thế nào lại nằm ở vấn đề bạn hiểu được cách cấu hình để có được hiệu suất cao nhất

Với lưu ý đó, chúng tôi muốn giới thiệu cho các bạn một số kiến thức chuyên sâu về việc kết nối mạng

ảo Cách cấu hình kết nối mạng ảo sẽ có ảnh hưởng lớn về hiệu suất máy chủ và khả năng phục hồi toàn bộ của các máy chủ mà nó nắm giữ

Trước khi bắt đầu, chúng ta cần phải hiểu mỗi sản phẩm ảo hóa sẽ cho phép thực thi kết nối mạng ảo theo một cách khác nhau Trong loạt bài này, chúng tôi sẽ đề cập đến việc kết nối mạng ảo trong Hyper-V

Virtual Network Adapter

Khía cạnh đầu tiên trong việc kết nối mạng ảo mà chúng tôi muốn giới thiệu là adapter mạng ảo (virtual network adapter) Để minh chứng, chúng tôi đã cài đặt Hyper-V tên máy chủ Windows Server

2008 R2 Trong Hyper-V, hệ điều hành chính (primary) của máy chủ được biết đến với tư cách partition cha Partition cha được quy là hệ điều hành host trong Virtual Server và đôi khi bạn vẫn thấy

nó được gọi là hệ điều hành host, thậm chí ngay cả đối với Hyper-V

Với cấu hình đó, chúng ta hãy đi xem xét hình A Hình này hiển thị các adapter mạng hiện hữu bên trong partition chính của máy chủ

Trang 2

Hình A: Hyper-V tạo một Virtual Network Adapter

Adapter mạng phía bên trái của cửa sổ là một network adapter vật lý, nó được kết nối với Ethernet switch vật lý Trước khi cài đặt Hyper-V, chúng tôi cấu hình adapter này sử dụng địa chỉ IPv4 Sau đó

đã sử dụng kết nối mạng này để join máy chủ vào miền và download các nâng cấp từ Microsoft

Ban đầu, có vẻ như không có gì đặc biệt về network adapter này Tuy nhiên mọi thứ đã thay đổi khi cài đặt Hyper-V Để xem những gì đã thay đổi, chúng ta hãy quan sát hình B Hình B hiển thị trang thuộc tính của kết nối mạng này

Trang 3

Hình B: Hyper-V đã tạo ra một số thay đổi rõ rệt so với cách network adapter vật lý được cấu hình bên

trong partition cha

Như đề cập đến từ trước, chúng tôi đã sử dụng network adapter này khi join máy chủ vào miền và khi download các bản nâng cấp cho Windows Server Nếu quan sát kỹ vào hình trên, bạn sẽ thấy rằng cả hai mục IPv4 (Internet Protocol Version 4 (TCP/IPv4)) và IPv6 (Internet Protocol Version 6 (TCP/IPv6)) đều đã bị vô hiệu hóa Mục Client for Microsoft Networks cũng bị vô hiệu hóa, cùng với khá nhiều mục khác trong danh sách

Chỉ có một mục được kích hoạt đó là Microsoft Virtual Network Switch Protocol Giao thức này không được cài đặt mặc định Nó chỉ được bổ sung khi bạn cài đặt Hyper-V

Nếu quan sát lại hình A, bạn sẽ thấy network adapter thứ hai được liệt kê là Ethernet adapter vật lý và

nó đã bị vô hiệu hóa Thực sự là chúng tôi không thực hiện gì với Hyper-V hay với mạng ảo mà chỉ cấu hình máy chủ để sử dụng hai adapter mạng vật lý, các lý do sẽ được chúng tôi sẽ giải thích sau trong loạt bài này Trước đó một tuần, adapter này đã ngừng làm việc Do không thể thay thế adapter hỏng nên chúng tôi đã tạm thời vô hiệu hóa nó Chính vì vậy trong bài bạn không cần quan tâm đến adapter này

Trang 4

Adapter mạng phía bên phải của hình A nhìn thoáng qua cũng giống như hai adapter kia, tuy nhiên bạn

sẽ thấy phần mô tả của adapter nói “Local Area Connection – Virtual Network” Như tên ngụ ý của nó, đây là một adapter mạng ảo đã được bổ sung vào partition cha khi cài đặt Hyper-V

Hãy quan sát vào hình C Hình C hiển thị trang thuộc tính cho adapter mạng ảo của partition cha Như những gì bạn có thể quan sát trong hình, adapter mạng ảo được cấu hình giống adapter mạng vật lý của máy chủ được cấu hình trước khi cài đặt Hyper-V Các giao thức IPv4 và IPv6 đều được kích hoạt, tiếp

đó là các mục Client for Microsoft Networks, the QoS Packet Scheduler và File and Printer Sharing for Microsoft Networks

Hình C: partition cha của adapter mạng ảo được cấu hình giống với cấu hình adapter mạng vật lý trước

khi cài đặt Hyper-V

Mặc dù nhìn cấu hình bên ngoài trông khá giống nhau nhưng virtual network adapter không chấp nhận cấu hình của network adapter vật lý Vấn đề ở đây là trước khi cài đặt Hyper-V, network adapter vật lý

đã được cấu hình sử dụng các cấu hình mặc định Do đó khi cài đặt Hyper-V, virtual network adapter cũng sử dụng cấu hình mặc định như vậy Tuy nhiên không phải mọi cấu hình được chọn trước đó đều

có trong cấu hình của virtual network adapter

Trang 5

Trước khi cài đặt Hyper-V, chúng tôi đã cấu hình network adapter vật lý của máy chủ sử dụng địa chỉ IPv4 tĩnh Tuy nhiên virtual network adapter đã không chấp nhận địa chỉ này Chính vì vậy để có thể sử dụng địa chỉ IPv4 tĩnh chúng tôi đã phải gán một địa chỉ IPv4 vào adapter mạng ảo Các bạn cũng lưu ý thêm một vấn đề nữa, nếu DHCP server có sẵn thì bạn cũng có thể gán một địa chỉ IP động cho adapter mạng ảo

Cho đến đây chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn cấu hình của adapter mạng ảo và điểm khác biệt của

nó so với adapter mạng vật lý về mặt cấu hình, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa giải thích nhiều về adapter mạng ảo và nó làm những việc gì

Trong Hyper-V, partition cha không có quyền điều khiển toàn bộ phần cứng của máy chủ Hầu hết các chức năng phần cứng đều được quản lý bởi một thành phần mức thấp có tên gọi Hyervisor Hyervisor

sẽ bảo đảm tài nguyên phần cứng cho mỗi máy ảo và cho hệ điều hành chính của máy chủ

Như những gì đã được nói ở trên, Microsoft gọi hệ điều hành chính (primary) của máy chủ là partition cha Các máy ảo tồn tại bên trong các partition con (hay đôi khi được coi như các partition khách) Vấn

đề cần biết ở đây là mỗi hệ điều hành cư trú trong một partition của riêng nó, trên một Hypervisor Điều đó cũng nói lên rằng, partition cha không trực tiếp sử dụng adapter mạng vật lý mà thay vào đó tất

cả các yêu cầu mạng được chuyển thông qua adapter mạng ảo, sau đó thông qua chuyển mạch (switch)

ảo, và cuối cùng đến adapter mạng vật lý Sơ đồ được thể hiện rõ ràng trong hình D minh chứng cách làm việc:

Trang 6

Hình D: Partition cha chuyển tất cả các yêu cầu mạng qua adapter mạng ảo

Kết luận

Trong phần này chúng tôi hy vọng bạn đã bắt đầu thấy được bức tranh về các adapter mạng ảo được sử dụng như thế nào trong Hyper-V Trong phần hai của loạt bài này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn

về vai trò chính của chuyển mạch mạng ảo

Trong phần hai của loạt bài này, chúng tôi sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn về việc kết nối mạng ảo trên Hyper-V bằng cách nghiên cứu sự truyền thông giữa các partition

Trong phần một của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn các vai trò của adapter mạng vật

lý cũng như adapter mạng ảo bên trong partition cha Thêm vào đó là giới thiệu vắn tắt về switch ảo Trong phần hai này, chúng tôi sẽ tiếp tục thảo luận bằng cách giới thiệu chi tiết hơn về vai trò của switch ảo, tiếp đó là cách thiết lập các partition con sao cho phù hợp với bức tranh toàn cảnh

Tổng quan

Trước khi bắt đầu, chúng tôi giới thiệu vắn tắt lại cách các adapter mạng làm việc bên trong partition cha, khái niệm này rất cần thiết để hiểu sang các vấn đề khác mà chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn

Trang 7

Ở đây các bạn cần nhớ rằng, dù partition cha và hệ điều hành Windows Server 2008 của nó có thể thấy adapter mạng vật lý, nhưng chúng sẽ không sử dụng nó một cách trực tiếp Thay vì đó, ngăn xếp TCP/IP sẽ được gửi đến adapter mạng ảo Adapter mạng ảo sẽ chuyển các gói dữ liệu đến và đi ra khỏi adapter mạng vật lý như cách của một switch ảo, xem thể hiện trong hình A bên dưới

Hình A: Các ứng dụng chạy trong partition cha không sử dụng adapter mạng vật lý trực tiếp

Switch ảo

Như những gì bạn thấy trong hình trên, Switch ảo làm việc như một liên kết giữa các adapter vật lý và adapter ảo Trước khi đi vào giải thích Switch ảo thực hiện những gì, chúng tôi cần nói rằng kiến trúc thể hiện trong hình trên không được sử dụng trong trường hợp đơn lẻ

Trong bài trước, chúng tôi đã đề cập đến cách Windows tự động cấu hình lại những ràng buộc như thế nào cho adapter mạng vật lý của máy chủ Hyper-V và chỉ giữ lại sự ràng buộc là Microsoft Virtual Network Switch Protocol Ở đó bạn cũng thấy TCP/IP đã bị vô hiệu hóa hoàn toàn trên adapter mạng vật lý của máy chủ

Mặc dù vậy trong thực tế, kiểu cấu hình này không phải là một thủ tục tuyệt đối Bạn có thể kích hoạt tất cả các ràng buộc thường được sử dụng cho adapter mạng vật lý (bên trong partition cha), nhưng cần phải có một mẹo ở đây Bạn chỉ nên kích hoạt các ràng buộc đó nếu adapter mạng được dành riêng để

Trang 8

chỉ phục phụ partition cha Ngược lại, adapter cần được cấu hình theo cách mà chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn trong phần trước của loạt bài

Microsoft cho phép bạn dành riêng một adapter vật lý cho partition cha Điều này được thực hiện bởi một số lý do hiệu suất Bằng cách dành một adapter vật lý cho partition cha, lưu lượng qua lại giữa partition và mạng vật lý có thể được offload đến adapter mạng dành riêng này, trong khi lưu lượng mạng có liên quan đến các partition con sẽ đi qua một adapter khác

Việc sử dụng riêng một adapter mạng vật lý cho partition cha yêu cầu bạn phải vô hiệu hóa Microsoft Virtual Network Switch Protocol trên adapter Do adapter mạng không được kết nối đến switch ảo nên Hyper-V không ràng buộc dịch vụ mạng ảo đối với adapter đó, biện pháp này sẽ cải thiện hiệu suất do giảm được các overhead Nó cũng bảo đảm rằng adapter sẽ không phục vụ tất cả các lưu lượng có liên quan đến các máy chủ ảo đang chạy trong partition con

Nếu quan sát vào hình B, bạn sẽ thấy một sơ đồ đã được đơn giản hóa, đây là sơ đồ mô tả partition cha của máy chủ Hyper-V Máy chủ trong sơ đồ này có hai adapter mạng vật lý Một adapter được trói chặt với switch mạng ảo còn adapter kia thì không Cả hai adapter đều có khả năng phục vụ partition cha, adapter được kết nối với switch mạng ảo cũng sẽ phục vụ các partition con nếu có

Hình B: Không phải tất cả các adapter mạng vật lý đều được cột chặt với một switch mạng ảo

Trang 9

Partition cha

Chúng tôi đã nói về cách partition cha được trói chặt với mạng ảo, lúc này chúng ta hãy quay sự tập trung của mình vào các partition con Nếu quan sát vào hình C, bạn có thể thấy sơ đồ mà chúng tôi mô

tả một partition cha bên cạnh một partition con

Hình C: Sơ đồ minh chứng cách partition cha tương tác với partition con

Sơ đồ minh chứng cách partition cha tương tác với partition con Trước khi bắt đầu mô tả sự tương tác này diễn ra như thế nào, chúng tôi muốn chỉ ra một điều rằng đây là sơ đồ đã được đơn giản rất nhiều

để có thể tập trung vào cách partition cha tương tác với các partition khác Adapter mạng ảo và ngăn xếp TCP/IP từ partition cha đã được bỏ qua trong sơ đồ này Nếu đây là một mạng thực, các thành phần này sẽ tồn tại và sẽ hoạt động như cách chúng tôi mô tả trong phần trước Chúng tôi chỉ bỏ qua chúng

để tránh sự phức tạp không cần thiết cho sơ đồ

Với lưu ý đó, bạn sẽ dễ dàng thấy cách partition cha tương tác với partition con Partition cha có adapter mạng ảo riêng và nó kết nối với switch ảo được thiết lập trong partition cha Điều này cho phép adapter mạng của partition con chuyển lưu lượng qua adapter mạng vật lý

Adapter mạng ảo của partition cha được cấu hình theo cách tương tự với cách mà adapter ảo cấu hình trên một máy chủ không ảo hóa Để xem cụ thể là gì, bạn hãy quan sát trong hình D

Trang 10

Hình D: Không có gì đặc biệt về cách cấu hình adapter mạng ảo trong partition con

Như những gì bạn thấy, hình trên hiển thị trang thuộc tính Local Area Connection Properties Hình này được lấy từ một máy chủ ảo đang chạy hệ điều hành Windows Server 2008 Như những gì bạn thấy, tất

cả các ràng buộc thông thường đều được kích hoạt cứ thể chúng trong trường hợp hệ điều hành này đã được cài đặt trực tiếp vào một máy chủ vật lý chứ không phải môi trường ảo Tương tự như vậy, máy

ảo đã được cấu hình với địa chỉ IP duy nhất của nó

Một thứ khác bạn có thể lưu ý ở hình trên là không có sự ràng buộc đối với Microsoft Virtual Network Switch protocol Do đó bạn có thể phân vân về cách adapter mạng ảo kết nối với switch ảo

Tuy nhiên kết nối được thiết lập dựa trên tên của adapter Tên của adapter mạng ảo sẽ truyền đạt switch

ảo mà adapter được kết nối đến Cho ví dụ, nếu quan sát vào hình E, bạn có thể thấy adapter mạng ảo

có tên Local Area Connection

Trang 11

Hình E: Adapter mạng ảo này được đặt tên Local Area ConnectionKhi xem switch tương ứng qua Hyper-V Manager, bạn có thể thấy switch có tên Local Area Connection – Virtual Network Về thực chất, tên của adapter mạng ảo khớp với tên của switch mà nó được kết nối đến

Trang 12

Hình F: Tên của adapter mạng ảo khớp với tên của switch kết nối với nó

Kết luận

Việc tên của adapter mạng ảo được đặt dựa trên tên của switch ảo mà adapter được kết nối với có ngụ ý rằng sẽ có nhiều switch ảo Chúng tôi sẽ giới thiệu cho các bạn thêm về các ưu điểm trong việc sử dụng nhiều switch ảo trong phần ba của loạt bài

Trong phần trước của loạt bài này, chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn về partition con có thể truy cập như thế nào vào mạng vật lý thông qua một switch ảo Trong phần ba này, chúng tôi sẽ tiếp tục ý tưởng này bằng cách giới thiệu cho các bạn khái niệm sử dụng nhiều switch ảo

Phần trước chúng tôi đã giới thiệu cho các bạn một partition con có thể truy cập vào mạng bên ngoài như thế nào qua một switch mạng ảo nằm trên partition cha Chúng tôi cũng đã nói rằng một partition

Trang 13

cha có thể có nhiều switch ảo Còn trong phần này, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn về các ưu điểm của kiểu kiến trúc đa switch ảo này

Sử dụng đa switch ảo

Đại đa số hướng dẫn của chúng tôi tập trung vào việc sử dụng đa switch ảo đều sẽ tập trung xung quanh sơ đồ được thể hiện trong hình A bên dưới Như những gì bạn thấy trong hình, sơ đồ này mô tả một partition cha có hai switch ảo biệt lập Ngoài ra cũng có ba partition con được kết nối đến partition cha

Hình A: Partition cha có thể chứa nhiều switch mạng ảoCho đến đây chúng tôi đã minh chứng rằng chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng nhiều switch ảo bên trong một partition cha, tuy nhiên chúng tôi vẫn chưa thực sự giới thiệu về tại sao bạn nên thực hiện như vậy Trong trường hợp riêng này, chúng tôi đang sử dụng nhiều switch mạng ảo để offload một số lưu lượng mạng ra khỏi adapter mạng vật lý Lý do tại sao chúng ta có thể thực hiện như vậy là vì không phải tất cả máy chủ đều cần truy cập vào mạng vật lý

Để giới thiệu cho bạn những gì tôi đang muốn đề cập ở đây, hãy hình dung child partition 1có chứa một máy khách đóng vai trò như một Web server Hình dung tiếp child partition 2 có chứa một mảy chủ ảo đang hosting cơ sở dữ liệu backend được sử dụng bởi Web server trên máy Child Partition 1 Cuối cùng là thừa nhận rằng Child Partition 3 đang hosting một Web content engine được sử dụng bởi một website

Trong tình huống này, website cần có sự truy cập đến thế giới bên ngoài, vì vậy nó phải được kết nối với adapter mạng vật lý Chính vì vậy bạn sẽ thấy Child Partition 1 gồm có hai NIC ảo NIC phía trên được kết nối với cùng switch ảo mà NIC vật lý được kết nối với Điều này cho phép Web server có thể truyền thông với mạng vật lý

Trang 14

Do child partition 2 có chứa cơ sở dữ liệu backend được sử dụng bởi Web server nên máy chủ cơ sở dữ liệu và Web server cần có khả năng truyền thông với nhau Dù ở thời điểm này chưa có lý do tại sao máy chủ cơ sở dữ liệu lại cần truy cập vào mạng vật lý nếu nó chỉ phục vụ Web server Tuy nhiên có lý

do gì đó thì việc không đặt máy chủ cơ sở dữ liệu trong mạng vật lý chỉ là nhằm cải thiện vấn đề bảo mật của máy chủ

Thứ tương tự cũng có thể mang ra đối chiếu đối với máy chủ quản lý nội dung được đặt trong Child Partition 3 Máy chủ này cung cấp nội dung cho website, vì vậy nó cần có khả năng truyền thông với Web server Rõ ràng hầu hết các máy chủ quản lý nội dung đều cần phải truy xuất cơ sở dữ liệu do đó

nó chắc chắn cần truy cập vào máy chủ cơ sở dữ liệu Mặc dù vậy không có lý do tại sao bộ quản lý nội dung cần truy cập vào mạng vật lý (hoặc chí ít không cho các mục đích trong minh chứng này)

Nếu quan sát lại sơ đồ trong hình A, bạn sẽ thấy Child Partition 2 (máy chủ cơ sở dữ liệu) và Child Partition 3 (máy chủ quản lý nội dung) đều được kết nối với cùng một switch ảo Child Partition 1 (Web Server) cũng được kết nối đến switch này Mặc dù vậy switch này không có kết nối với mạng vật

Kết quả cuối cùng, partition cha, Child Partition 1, Child Partition 2 và Child Partition 3 tất cả đều có thể truyền thông với nhau, vì các partition trong số này đều được kết nối với một switch ảo chung bên trong partition cha Mặc dù vậy chỉ có partition cha và Child Partition 1 có thể truy cập vào mạng vật lý

vì chỉ có hai partition này được kết nối với cùng một switch là NIC vật lý

Kết nối một máy chủ ảo với một Switch ảo

Hy vọng bạn có thể thấy được lợi ích của việc có thể tạo một mạng ảo đa switch Cho đến đây, mọi thứ

mà chúng tôi đề cập vẫn mang tính lý thuyết Chính vì vậy mà chúng tôi sẽ giới thiệu sang các vấn đề mang tính thực tiễn hơn, đó là việc kết nối một máy chủ ảo với một switch ảo nào đó

Giao diện quản lý Hyper-V Manager có một tính năng mang tên Virtual Network Manager Như tên ngụ ý của nó, bạn có thể sử dụng Virtual Network Manager để tạo và quản lý các mạng ảo Như những

gì có thể thấy trong hình B, Virtual Network Manager cung cấp cho bạn tùy chọn tạo một mạng ảo mới Mặc dù hộp thoại không nói vậy, khi tạo một mạng ảo mới, nhưng những gì mà bạn thực sự đang thực hiện chính là các bước tạo một switch ảo mới

Trang 15

Hình B: Bạn có thể sử dụng Virtual Network Manager để tạo một switch ảo mới.

Như những gì thấy trong hình trên, bạn có thể chọn một trong ba kiểu mạng ảo khác nhau:

• External – Một mạng ảo ngoài sử dụng một switch ảo được ràng buộc với NIC vật lý và các máy tính trên mạng ảo có thể truy cập vào mạng vật lý

• Internal – Một mạng bên trong sử dụng một switch ảo được ràng buộc với partition cha nhưng không ràng buộc với NIC vật lý Chính vì vậy các máy chủ trên mạng bên trong có thể truy cập vào nhau và vào partition cha nhưng không thể truy cập ra thế giới bên ngoài

• Private – Một mạng riêng cũng tương tự như một mạng ảo trong, ngoại trừ việc không thể truy cập vào partition cha

Trang 16

Việc join một máy chủ ảo vào một switch ảo nào đó được thực hiện thông qua màn hình Settings của máy chủ ảo Nếu quan sát vào hình C bạn sẽ thấy phần Network Adapter gồm có một danh sách các Network Bạn có thể sử dụng danh sách này để chọn ra switch ảo nào adapter mạng ảo của máy chủ sẽ kết nối với

Hình C: Bạn có thể sử dụng danh sách Network để điều khiển switch ảo nào mà adapter mạng ảo sẽ kết

nối với

Rõ ràng hình này chỉ thể hiện một adapter mạng ảo Trong hình A, chúng ta đã có một partition khách

có hai adapter mạng ảo Nếu cần một máy chủ ảo kết nối với nhiều mạng ảo thì bạn phải tạo một hoặc nhiều adapter mạng ảo bổ sung bằng cách sử dụng tùy chọn Add Hardware ở phía trên của hộp thoại Settings

Kết luận

Ngày đăng: 09/10/2016, 22:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w