1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SINH 10CB.T13 - 14.DOC

4 459 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 59 KB

Nội dung

S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng Soạn Dạy Ngày …. Tháng … năm Ngày ………Tháng…… Năm CHƯƠNG III CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO. TIẾT 13 KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYÊN RHOÁ VẬT CHẤT I/Mục tiêu : 1/Kiến thức: -Trình bày được khái niệm năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào là thế năng và động năng. Phân biệt thế năng và động năng bằng cách đưa ra các ví dụ. - Xác định được quá trình chuyển hóa năng lượng và chuyển hoá vật chất. 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng Phân tích hình ảnh và thông tin nhận biết kiến thức. Rèn luyện kĩ năng so sánh phân tích vấn đề, hình thành và củng cố khả năng hoạt động độc lập và hoạt động nhóm. II/ Đồ dùng dạy học: Giáo Viên: Chuẩn bị hình phóng to các hình 13.1; 13.2; 13.3 trong sách giáo khoa. Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi do giáo viên giao đặt ra:. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: 2/ Trọng tâm: Các dạng tồn tại năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào. học sinh thấy rõ hai quá trình đi song song với nhau. 3/ Bài mới: a. Mở bài: Trao đổi chất bao giờ cũng gắn liền với trao đổi năng lượng, vậy vật chất được chuyển hóa như thế nào? Để hiểu hơn về vấn đề này, hôm nay chúng ta nghiên cứu bài “ KHÁI QUÁT VỀ CÁC DẠNG NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT” b. Tiến trình bài học: H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung - HS: quan sát hình 21.1, đọc sách giáo khoa, thảo luận hày cho biết: - Năng lượng là gì? - Nội dung định luật bảo toàn và chuyển hóa năng lượng. - Năng lượng tồn tại dưới những dạng nào? - Thế năng là gì? Động năng là gì? - Thế năng và động năng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Cho ví dụ minh họa. - Trong cơ thể sống, năng lượng được dự trữ ở đâu? - Dòng năng lượng sinh học là gì? - Để tạo một liên kết phốt phát cần sử dụng bao nhiêu năng lượng? - Khi bẻ gãy một liên kết phất phát thì giải phóng bao nhiêu năng lượng? Hiệu quả sử dụng năng lượng trong sinh giới đạt bao nhiêu phần trăm? - ATP có tên gọi đầy đủ là gì? Vì sao nói ATP là đồng tiền năng lượng? - HS Quan sát hình 21.2 HS thảo luận và I/ Năng lượng và các dạng năng lượng trong tế bào: 1/ Khái niệm năng lượng: Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng sinh công. Năng lượng có khả năng tồn tại ở nhiều dạng khác nhau: + Thế năng: là dạng năng lượng tiềm ẩn + Động năng là năng lượng bộc lộ. Khi cần thiết thế năng có thể chuyển hóa thành hoạt năng. Nói chung các dạng năng lượng có thể chuyển hóa tương hổ và cuối cùng chuyển hóa thành nhiệt năng. 2/ ATP đồng tiền năng lượng của tế bào. Ađênôzin triphốtphát (ATP) là tiền tệ năng lượng của mọi tế bào, bởi vì ATP được dùng cho tất cả mọi quá trình cần năng lượng. Đường 5C ribôzơ làm bộ khung gắn ađênin với 3 gốc phốt phát tạo nên phân tử ATP. Trong 3 liên kết phốt phát, chỉ có 2 liên kết ngoài cùng là liên kết cao năng chứa nhiều năng lượng. ATP trtuyền năng lượng cho các hợp chất khác thông qua chuyển nhóm phốt phát cuối cùng để trở thành ADP, rồi gần như ngay lập tức ADP gắn với phốt phát để trở thành Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng cho biết: - GV Bổ sung và kết luận. - ATP được cấu tạo như thế nào? - Trong mỗi phân tử ATP chứa bao nhiêu gốc phốt phát? Thực chất năng lượng tồn tại chủ yếu trong phân tử ATP là ở chổ nào? - Hãy cho biết ATTP truyền năng lượng cho các hợp chất khác bằng cách nào? - ATP và ADP có mối quan hệ với nhau như thế nào? - Năng lượng được chuyển hoá như thế nào? - Chuyển hoá vật chất và chuyển hoá năng lượng có mối quan hệ như thế nào? - Thế nào là quá trình đồng hoá? - Dị hoá là gì? - Quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá có mối quan hệ với nhau như thế nào? - Thực chất của quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá là gì? - HS thảo luận trả lời câu hỏi, GV nhận xét và rút ra kết luận. ATP. ATP có khả năng cung cấp đủ năng lượng cho mọi hoạt động sống của tế bào như: - Tổng hợp nên ccs chất hoá học cần thiết cho tế bào. - Vận chuyển các chất qua màng tế bào. - Sinh công cơ học. II/ Chuyển hoá vật chất: Là tập hợp các phản ứng sinh xảy ra trong tế bào. Nhờ chuyển hoá vật chất, tế bào thực hiện được đặc tính đặc trưng của sự sống. Chuyển hoá vật chất luôn đi kèm với chuyển hoá năng lượng. Chuyển hoá vật chất bao gồm 2 mặt: Tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ những chất đơn giản (đồng hoá), phân giải các chất phức tạp thành các chất đơn giản (dị hoá) giải phóng năng lượng cung cấp cho mọi hoạt động sống của tế bào. Đồng hoá và dị hoá là hai quá trình trái ngược nhau nhưng cùng song song tồn tại. Đồng hoá cung cấp nguyên liệu cho dị hoá, quá trình dị hoá cung cấp nănglượng cho quá trình đồng hoá. c. Củng cố: Năng lượng là gì? Có những dạng năng lượng nào? chúng chuyển hóa như thế nào?Tại sao nói ATP là đồng tiền năng lượng của tế bào? Học sinh đọc kết luận trong sách giáo khoa. d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT” Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng Soạn Dạy Ngày …. Tháng … năm Ngày ………Tháng…… Năm TIẾT 14 ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT I/Mục tiêu : 1/Kiến thức: -Trình bày khái niệm, cấu tạo và cơ chế tác dụng của enzim - Xác định được các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim 2/ Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng Phân tích hình ảnh và thông tin nhận biết kiến thức. Rèn luyện kĩ năng so sánh phân tích vấn đề, hình thành và củng cố khả năng hoạt động độc lập và hoạt động nhóm. II/ Đồ dùng dạy học: Giáo Viên: Chuẩn bị hình phóng to các hình 14.1; 14.2; trong sách giáo khoa. Học sinh: Đọc sách giáo khoa soạn câu hỏi, thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi do giáo viên giao đặt ra:. III/ Hoạt động dạy học: 1/ Kiểm tra bài cũ: Các dạng tồn tại năng lượng và sự chuyển hóa năng lượng trong tế bào xảy ra như thế nào? vì sao người ta nói ATP là đồng tiền năng lượng? Thế nào là quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá? Nêu mối tương quan giữa quá trình đồng hoá và quá trình dị hoá. 2/ Trọng tâm: Cấu trúc, cơ chế hoạt động của enzim và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzim. 3/ Bài mới: a. Mở bài: Mọi phản ứng xảy ra trong tế bào đều là các phản ứng sinh học, chịu sự xúc tác của enzim. Vậy enzim là gì? Cấu trúc và cơ chế hoạt động như thế nào?Để hiểu rõ vấn đề này chúng ta nghiên cứu bài “ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HÓ VẬT CHẤT” b. Tiến trình bài học: H Đ của giáo viên và học sinh Nội dung - HS quan sát hình 14.1 nghiên cứu sgk hãy cho biết: - Enzim là gì? Có nguồn gốc từ đâu? - Enzim có cấu trúc như thế nào? - Thực chất en zim có bản chất là gì? - Thế nào là cơ chất? - Enzim khác gì so với hooc môn? Kháng sinh là gì? - Enzim hoạt động theo cơ chế nào? - Trong quá trình xúc tác phản ứng, enzim có tham gia vào tạo thành sản phẩm không? - Vậy enzim có bị mất đi khi tham gia xúc tác không? - Sau khi xúc tác phản ứng enzim I/ Enzim: Là chất xúc tác sinh học được tông hợp trong các tế bào sống. Enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không biến đổi sau phản ứng. 1/ Cấu trúc: Enzim có bản chất là prôtêin, ngoài ra một số enzim còn có thêm một phần tử hữu cơ nhỏ gọi là côenzim. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất(Chất chịu sự xúc tác của enzim) gọi là trung tâm hoạt động. Cấu hình này tương thích với cấu hình không gian của cơ chất, nhờ vậy cơ chất liên kết tạm thời với enzim và bị biến đổi tạo thành sản phẩm. 2/ Cơ chế tác động của enzim: Bằng nhiều phản ứng trung gian, thoạt tiên enzim liên kết với cơ chất để tạo thành hợp chất trung gian (enzim – Cơ chất). Cuối phản ứng, hợp chất đó sẽ phân giải để cho sản phẩm của phản ứng và giải phóng enzim nguyên vẹn, enzim được giải phóng có thể tiếp tục tham gia phản ứng với các cơ chất mới. Nhờ đó enzim có thể làm giảm năng lượng hoạt hóa cho các phản ứng sinh hóa trong tế bào. 3/ Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzim: Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài S ở GD & ĐT Ninh Thuận Tr ường THPT Tôn Đức Thắng còn có thể tiếp tục tham gia xúc tác các phản ứng khác được không? - Trong quá trình hoạt động xúc tác các phản ứng trong tế bào, enzim chịu sự chi phối của các nhân tố nào? - Nhiệt độ có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của enzim? - Độ pH có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động xúc tác của enzim? - Nếu tăng hoặc giảm nồng độ cơ chất thì tốc độ phản ứng có ảnh hưởng gì không? - Thế nào là chất ức chế? Chất ức chế khác gì so với chất hoạt hoá? - Nếu so sánh sự xúc tác của enzim với khả năng xúc tác của một chất hoá học khác thì có gì khác nhau? - Như vậy enzim có vai trò như thế nào đối với các phản ứng sinh học? - Để thích ứng với điều kiện môi trường, tế bào có khả năng tự điều chỉnh như thế nào? - Thế nào là hiện tượng ức chế ngược? - Hiện tượng ức chế ngược xảy ra khi nào? - Điều gì sẽ xảy ra khi một loại enzim nào đó không được sản xuất hoặc sản xuất quá ít, hay bị bất hoạt? - Thế nào gọi là bệnh rối loạn chuyển hoá? Hoạt tính của enzim được xác định bằng lượng sản phẩm tạo thành từ một lượng cơ chất trên một đơn vị thời gian. a. Nhiệt độ: Khả năng xúc tác của enzim phụ thuộc vào nhiệt độ. Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu (Tại nhiệt độ này enzim có hoạt tính mạnh nhất). b. Độ pH: Mỗi enzim có một độ pH tối ưu, đa số các enzim có độ pH tối ưu từ 6 đến 8. c. Nồng độ cơ chất: với một lượng enzim xác định , thoạt đầu nếu tăng nồng độ cơ chất thì tốc độ phản ứng tăng, nhưng đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không làm gia tăng tốc độ phản ứng. d. Chất ức chế enzim: Tế bào có khả năng tiết ra một chất đặc hiệu có tác dụng ức chế hoạt động của enzim, hoặc một số chất độc hóa học của môi trường cũng có khả năng gây ức chế hoạt động của enzim. e. Nồng độ enzim: với một lượng cơ chất xác định, nồng độ enzim càng cao thì tốc độ phản ứng càng nhanh. II/ Vai trò của enzim trong sự chuyển hóa vật chất: Nhờ xúc tác của enzim mà quá trình sinh hóa trong cơ thể sống xảy ra rất nhạy với tốc độ lớn trong điều kiện sinh lý bình thường. Khi có enzim xúc tác tốc độ phản ứng có thể tăng hàng triệu lần. Nếu tế bào không có enzim xúc tác thì hoạt động sống không thể duy trì được, vì tốc độ phản ứng sinh hóa xảy ra quá chậm. Tế bào có khả năng điều chỉnh quá trình chuyển hoá vật chất để thích ứng với điều kiện môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của enzim. Các chất ức chế khi liên kết với enzim làm cho enzim không thể liên kết với cơ chất  làm giảm hoạt tính của enzim, chất hoạt hoá enzim khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim. Ức chế ngược là kiểu diều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt xúc tác cho phản ứng. Khi một loại enzim nào đó trong tế bào không được sản xuất, hoặc sản xuất quá tí hay bị bất hoạt thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất cũng sẽ bị tích luỹ lại gây độc cho tế bào hoặc có thể chuyển hoá theo con đường phụ để trở thành chất độc gây nên triệu chứng bệnh lý (Bệnh rối loạn chuyển hoá) c. Củng cố: Thực chất enzim là gì? Enzim có bản chất là gì? Enzim có cấu tạo như thế nào? Enzim xuác tác các phản ứng theo cơ chế nào? t Trong quá trình xúc tác enzim chịu sự ảnh hưởng của những nhân tố nào? Hãy nêu tóm tắt các vai trò của enzim. Học sinh đọc kết luận trong sách giáo khoa. d. Dặn dò: Trả lời câu hỏi sách giáo khoa, Chuẩn bị bài “THỰC HÀNH”  Giáo án sinh học khối 10 cơ bản Giáo viên: Nguyễn Đức Tài . và học sinh Nội dung - HS quan sát hình 14. 1 nghiên cứu sgk hãy cho biết: - Enzim là gì? Có nguồn gốc từ đâu? - Enzim có cấu trúc như thế nào? - Thực chất. zim có bản chất là gì? - Thế nào là cơ chất? - Enzim khác gì so với hooc môn? Kháng sinh là gì? - Enzim hoạt động theo cơ chế nào? - Trong quá trình xúc

Ngày đăng: 07/06/2013, 01:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w