Chủ nghĩa hiện thực phê phán thực chất vẫn là chủ nghĩa hiện thực. Từ những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực mang cảm hứng mới: cảm hứng phân tích phê phán. Từ đó có tên mới là “chủ nghĩa hiện thực phê phán”Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực phê phán” được Macxim Gorki sử dụng đầu tiên nhằm nhấn mạnh khuynh hướng phê phán, tố cáo trong tác phẩm của các nhà văn hiện lớn trong văn học thế kỷ XIX. Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực phê phán” được Macxim Gorki sử dụng đầu tiên nhằm nhấn mạnh khuynh hướng phê phán, tố cáo trong tác phẩm của các nhà văn hiện lớn trong văn học thế kỷ XIX.
Trang 1KHÁI QUÁT TRÀO LƯU VĂN HỌC HIỆN THỰC PHÊ PHÁN
1 Khái niệm chủ nghĩa hiện thực và chủ nghĩa hiện thực phê phán
1.1 Khái niệm chủ nghĩa hiện thực
Trong “Từ điển thuật ngữ văn học” – Lê Bán Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi:
- Theo nghĩa rộng, chủ nghĩa hiện thực được dùng để xác định quan hệ giữa tác phẩm văn học với hiện thực.
- Theo nghĩa hẹp, chủ nghĩa hiện thực được dùng để chỉ một phương pháp nghệ thuật hay một khuynh hướng, một trào lưu văn học có nội dung chặt chẽ, xác định trên các nguyên tắc mỹ học.
Nhà văn hiện thực chủ nghĩa tiếp cận với những hiện thực đời sống không phải như một người ghi chép thụ động, dửng dưng mà với ý thức chủ động khám phá Điều quan trọng nhất đối với văn học hiện thực chủ nghĩa là sự trung thành, chính xác trong nhận thức tái hiện bản chất cuộc sống và tầm quan trọng của những tư tưởng mà nhà văn muốn thể hiện
1.2 Khái niệm chủ nghĩa hiện thực phê phán
Thực chất vẫn là chủ nghĩa hiện thực Từ những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa hiện thực mang cảm hứng mới: cảm hứng phân tích phê phán Từ đó có tên mới là “chủ nghĩa hiện thực phê phán”
Thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực phê phán” được Macxim Gorki sử dụng đầu tiên nhằm nhấn mạnh khuynh hướng phê phán, tố cáo trong tác phẩm của các nhà văn hiện lớn trong văn học thế kỷ XIX
2 Sự hình thành của chủ nghĩa hiện thực trong văn học Việt Nam
2.1 Về lịch sử - xã hội
Trong và sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất
- Chính quốc (thực dân Pháp) và toàn thế giới rơi vào cuộc khủng hoảng kinh tế trầm trọng và kéo dài
- Tại Việt Nam:
+ Thực dân Pháp tiến hành cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai và thực thi chính sách bóc lột kinh tế nhằm bù đắp cho cuộc khủng hoảng kinh tế ở mẫu quốc Mọi tầng lớp nhân dân Việt Nam đều bị bóc lột: nông dân mất ruộng đất, bị bóc lột sức lao động, đẩy vào cảnh bần cùng hóa, lưu manh hóa; công nhân mất việc làm; trí thức bị sa thải và tiểu tư sản bị phá sản hàng loạt
+ Thực dân Pháp còn thi hành chính sách ngu dân, chính sách đàn áp, khủng bố các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta
Trang 2 Thúc đẩy mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng sâu sắc.
2.2 Về văn học
- Luồng văn hóa tư tưởng tư sản phương Tây du nhập vào đời sống văn hóa tư tưởng của người Việt Những luồng tư tưởng dân chủ tư sản tiến bộ ảnh hưởng tích cực đến các nhà văn Việt Nam qua những tác phẩm văn học hiện thực của Bandắc, Tônxtôi, Đichken,…
- Luồng tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lênin và chủ nghĩa xã hội khoa học đã ảnh hưởng tích cực đến các nhà văn qua những tác phẩm “Người mẹ” của Macxim Gorki, “Thép đã tôi thế đấy” của Nhicalai Axtơrốpxki,…
Như vậy, tất cả những tiền đề về lịch sử, xã hội, văn hóa trên đã làm xuất hiện trên văn đàn văn học công khai những năm 30 của thế kỷ XX dòng văn học hiện thực phê phán ở Việt Nam nhằm đáp ứng 2 yêu cầu quan trọng của thời đại: công cuộc hiện hóa nền văn học và cuộc đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc lúc bấy giờ
3 Các giai đoạn phát triển
Từ những năm 30, văn học hiện thực phê phán Việt Nam đã trở thành một trào lưu thật
sự, phát triển mạnh mẽ, mang đầy đủ tính chất và đặc trưng của chủ nghĩa hiện thực
Có thể phân chia quá trình vận động và phát triển của trào lưu văn học hiện thực phê phán thành ba chặng:
3.1 Chặng đường từ 1930 đến 1935
Đây là thời kì khủng hoảng kinh tế và phong trào cách mạng tạm thời lắng xuống, khuynh hướng lãng mạn xuất hiện và chiếm ưu thế trên văn đàn văn học công khai Tuy nhiên, những tác phẩm của Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng,…đã từng bước khẳng định vị trí của trào lưu văn học hiện thực phê phán
* Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Nguyễn Công Hoan: người đầu tiên khẳng định phương pháp hiện thực phê phán trên lĩnh vực truyện ngắn
+ Truyện ngắn “Ngựa người người ngựa” (1934), “Kép Tư Bền” (1935)
+ Tiểu thuyết “Lá ngọc cành vàng” (1935), “Ông chủ” (1935)
- Vũ Trọng Phụng: người mở đầu cho thể phóng sự trong văn học hiện thực phê phán + Phóng sự “Cạm bẫy người” (1933), “Kỹ nghệ lấy Tây” (1934), “Dân biểu và dân biểu” (1935)
* Những đóng góp cơ bản về nội dung và nghệ thuật
Trang 3- Nội dung:
+ Phản ánh chân thực những hiện tượng nổi bật trong xã hội
+ Những trang viết của các nhà văn toát lên tinh thần phê phán tính bất công, vô nhân đạo của
xã hội, đồng thời bộc lộ sự cảm thông, thương xót đối với những nạn nhân của xã hội
Tuy nhiên, chưa nêu được những vấn đề lớn có tầm khái quát của thời đại, chưa tập trung vào những mâu thuẫn cơ bản của xã hội
- Nghệ thuật:
Ra đời và phát triển, trưởng thành nhanh các thể loại: truyện ngắn, phóng sự
3.2 Chặng đường 1936 – 1939: là thời kỳ văn học hiện thực phê phán phát triển rực
rỡ hơn bao giờ hết.
* Tình hình chính trị xã hội từ năm 1936 đến 1939 rất thuận lợi cho sự phát triển của
trào lưu văn học hiện thực phê phán
- Ản hưởng của phong trào cách mạng quần chúng dưới sự lãnh đạo của Đảng
- Ảnh hưởng trực tiếp từ các đảng viên cộng sản và các tù chính trị được ân xá
* Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Tài năng của Nguyễn Công Hoan và Vũ Trọng Phụng thực sự vươn tới đỉnh cao
+ Nguyễn Công Hoan: “Hai thằng khốn nạn”, “Đào kép mới”, “Sóng vũ môn”, “Người
vợ lẽ bạn tôi” và tiểu thuyết “Bước đường cùng”
+ Vũ Trọng Phụng: chỉ riêng năm 1936 đã cho ra đời 3 cuốn tiểu thuyết hiện thực có giá trị: “Giông tố”, “Vỡ đê”, “Số đỏ” và phóng sự “Cơm thầy cơm cô”
Bên cạnh đó, còn có Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Tú Mỡ, Bùi Đình Lạp, Bùi Huy Phồn
* Những đóng góp về nội dung và nghệ thuật
- Nội dung:
+ Đề cập đến những vấn đề chính trị, xã hội quan trọng tố cáo mãnh liệt những thủ đoạn bóc lột, áp bức, những chính sách mị dân giả dối, bịp bợm của thực dân tư sản, quan lại cùng cường hào địa chủ
+ Nói lên nỗi thống khổ của công nhân, nông dân và biểu dương tinh thần đấu tranh đòi
tự do, dân chủ
+ Đi sâu vào mâu thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp, đạt đến chiều sâu hiện thực, giàu tính chiến đấu và tinh thần nhân đạo
- Nghệ thuật:
+ Khẳng định sự trưởng thành của thể phóng sự, tiểu thuyết
Trang 4+ Xây dựng thành công những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình: Nghị Hách trong “Giông tố”, Xuân Tóc Đỏ, Phó Đian, cụ cố Hồng trong “Số đỏ”; chị Dậu, Nghị Quế trong “Tắt đèn”,…
3.3 Chặng đường từ 1940 đến 1945
- Giai đoạn này nhân dân Việt Nam phải chịu ách áp bức của thực dân Pháp và phát xít Nhật “một cổ hai tròng” Đảng phải rút lui vào hoạt động bí mật Sách báo tiến bộ phải bị tịch thu Vì vậy, văn học hiện thực phê phán bị kiểm duyệt rất gắt gao Tình hình chính trị xã hội nói trên đã tác động mạnh mẽ tới văn học
* Tác giả, tác phẩm tiêu biểu
- Tam Lang xuất bản tập văn châm biếm “Người ngợm” (1940)
- Nguyên Hồng: “Bảy Hựu” (tập truyện ngắn, 1940), “Qua những màn tối” (tiểu thuyết, 1942), “Cuộc sống” (tập kí, 1942), “Hai dòng sữa” (tập truyện ngắn, 1943), “Ngọn lửa” (truyện, 1944),…
- Tô Hoài: tiểu thuyết “Quê người” và rất nhiều truyện ngắn mô tả con người với các phong tục tập quán của vùng nông thôn ngoại thành Hà Nội
- Kim Lân: Đứa con người vợ lẽ, Đứa con người cô đầu, Người kép già,…
- Nam Cao – đại biểu ưu tú nhất cho trào lưu văn học hiện thực phê phán ở chặng đường cuối cùng Truyện ngắn “Chí Phèo”, “Lão Hạc”, “Đời thừa”, “Một đám cưới” và tiểu thuyết
“Sống mòn”,…
* Những đóng góp về nội dung và nghệ thuật
- Nội dung:
Các tác phẩm văn học hiện thực phê phán chặng đường này tuy không trực tiếp bóc trần những mâu thuẫn giai cấp đối kháng trong xã hội và ca ngợi tinh thần đấu tranh quần chúng như chặng đường trước nhưng vẫn duy trì được thái độ nhìn thằng vào sự thật, thấy được không khí ngột ngạt của xã hội đang chuyển mình, đổi thay
- Nghệ thuật: Tiếp tục có sự trưởng thành ở thể loại truyện ngắn và tiểu thuyết Ngôn
ngữ văn chương nghệ thuật đã đạt tới trình độ nghệ thuật cao
4 Đặc điểm của trào lưu hiện thực phê phán Việt Nam
4.1 Văn học hiện thực phê phán Việt Nam về cơ bản mang tính dân chủ và nhân dân sâu sắc, có nhiều yếu tố tiến bộ, yêu nước và cách mạng
Văn học hiện thực phê phán Việt Nam hình thành và phát triển trong thời kì mà chính Đảng của giai cấp công nhân đã nắm được ngọn cờ lãnh đạo cách mạng Ảnh hưởng của Đảng cùng với phong trào cách mạng sôi nổi, của sách báo tiến bộ đã tạo nên ở Việt Nam một dòng
Trang 5văn học hiện thực phê phán, về cơ bản, mang tính dân chủ và nhân dân sâu sắc, có nhiều yếu tố tiến bộ, yêu nước và cách mạng
- Trong thời kì Mặt trận Dân chủ, văn học hiện thực phê phán đã đề cập tới một số vấn
đề của cách mạng như vấn đề ruộng đất, vấn đề dân cày, vấn đề công nhân
+ Trong tiểu thuyết “Bước đường cùng” của Nguyễn Công Hoan đặt vấn đề nguyên nhân nào làm cho người nông dân phá sản, thúc giục họ đấu tran
+ Trong truyện ngắn “Người đàn bà Tàu” của Nguyên Hồng miêu tả cuọc đấu tranh sôi nổi, mạnh mẽ của giai cấp công nhân và nhiệt thành ca ngợi tinh thần quốc tế vô sản của một
bà mẹ Trung Quốc hòa mình vào cuộc đấu tranh của công nhân Việt Nam
- Các nhà văn hiện thực phê phán đặc biệt quan tâm đến đời sống của nhân dân lao động Tập trung thể hiện nỗi thống khổ của nhân dân với lòng cảm thông sâu sắc Nhân vật chính thường là người nông dân: chị Dậu trong “Tắt đèn”, anh Pha trong “Bước đường cùng”, chí Phèo, lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của Nam Cao,…
4.2 Văn học hiện thực phê phán Việt Nam giàu tính thời sự và tính chiến đấu cao
- Hình thành và phát triển trong một thời kì xã hội có nhiều chuyển biến mau lẹ, văn học hiện thực phê phán Việt Nam luôn có ý thức gắn với thời sự; nhiều tác phẩm đã hòa nhập được với không khí xã hội chính trị sôi nổi, đầy căng thẳng của đất nước
Đọc các tác phẩm của Vũ Trọng Phụng, người ta có thể nhận ra một xã hội đang quay cuồng đảo điên trong cơn giông tố của đồng tiền, bạo lực và tội ác, một xã hội bịp bợm, giả dối
Trong “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố ta cảm nhận được không khí ngột ngạt, căng thẳng của nông thôn Việt Nam trong những ngày sưu thuế với những cảnh cùm trói, đánh đập và cả sự vùng dậy của người nông dân khi bị dồn vào cảnh “tức nước vỡ bờ”
- Văn học hiện thực phê phán ( nhất là chặng đường 1936 đến 1939) đã phản ánh mâu thuẫn chủ yếu trong lòng xã hội Việt Nam, lên tiếng tố cáo thế lực thống trị đồng thời biểu lộ
sự cảm thông sâu sắc đối với nhân dân lao động
4.3 Cảm hứng thương yêu, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động
và cảm hứng trào phúng là những cảm hứng nổi bật, là những nét riêng của văn học hiện thực phê phán Việt Nam
- Cảm hứng thương yêu, đề cao những phẩm chất tốt đẹp của nhân dân lao động
- Các nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam đã tiếp thu truyền thống trào phúng của văn học dân tộc và nâng tiếng cười trào phúng Việt Nam lên một tầm cao mới
+ Tiếng cười hóm hỉnh, có duyên của Tú Mỡ
Trang 6+ Tiếng cười trào phúng đầy cay đắng và căm uất như muốn phủ nhận tất cả, lật nhào tất
cả, tung hê tất cả của Nguyễn Công Hoan
+ Chuỗi tiếng cười dài đa cung bậc vừa mỉa mai, hài hước,vừa châm biếm, đả kích sâu cay, đầy căm uất và đầy hằn học trước một xã hội “chó đểu” bịp bợm, giả dối của Vũ Trọng Phụng
+ …
Tiếng cười trào phúng của các nhà văn có ý nghĩa sâu sắc đã khám phá cuộc sống ở một góc độ đặc biệt, góp phần làm phong phú thêm cách nhìn con người và cuộc đời của chủ nghĩa hiện thực Việt Nam
4.4 Văn học hiện thực phê phán Việt Nam là một dòng văn học không thuần nhất, chịu nhiều ảnh hưởng phức tạp
Văn học hiện thực phê phán Việt Nam hình thành và phát triển song song cùng với chủ nghĩa lãng mạn Hai dòng văn học này có sự ảnh hưởng, tác động qua lại lẫn nhau Các nhà văn như Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng trong sáng tác khi thì sử dụng phương pháp hiện thực, khi thì sử dụng phương pháp lãng mạn, thậm chí sử dụng nhiều phương pháp trong cùng một tác phẩm
Chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam xuất hiện sau khoảng 100 năm chủ nghĩa hiện thực phê phán văn học phương Tây Mặt khác, nhiều nhà văn hiện thực phê phán Việt Nam do hạn chế vốn văn hóa, ít nghiên cứu lí luận, một số người sáng tác một cách tự phát Điều đó khiến chủ nghĩa hiện thực phê phán Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng phức tạp không thuần nhất
và chứa nhiều mâu thuẫn, cả mặt tích cực và tiêu cực của trào lưu văn học phương Tây