- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.. Về kĩ năng: - Biết cách đọc - hiểu văn bản, phân tích những yếu t
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT KIM SƠN C
Đề thi thử
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2013-2014 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian làm bài:120 phút
Đề thi gồm: 01 trang
Câu 1 (3,0 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi
"Trời mưa to, chúng tôi trú mưa bên hè phố Vừa lúc đó, có một xe rác chạy đến đỗ xịch bên kia đường Mấy công nhân nhảy từ trên xe xuống với xẻng và cào trong tay Chúng tôi chưa hết khâm phục tinh thần đội mưa làm việc của họ thì thấy mấy người dùng cào và xẻng thúc rác đổ vào …miệng cống đã được mở nắp sẵn từ lúc nào Ngạc nhiên quá, chúng tôi chỉ biết …nhìn
Chúng tôi nhìn xe rác chạy đi trong mưa mà khâm phục tinh thần làm việc tận tuỵ của họ, thảo nào mà họ phải làm quanh năm mà cống vẫn tắc, rác vẫn nhiều!!"
(Hoàng, Báo lao động, 22/08/1991)
a Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Hãy đăt nhan đề cho văn bản trên
b Chủ đề của đoạn văn là gì? Văn bản ấy mang lại cho anh/chị cảm xúc gì?(ghi lại cảm xúc của mình qua 3 câu đơn)
c Văn bản hấp dẫn nhờ các biện pháp nghệ thuật Anh/chị hãy chỉ ra các biện pháp nghệ thuật và phân tích tác dụng của một biện pháp nghệ thuật
Câu 2 (7,0 điểm): thí sinh lựa chọn làm một trong hai câu sau
Câu 2a:
Trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của A - mo - ni - mus "Con đường gần nhất để ra khỏi gian nan là đi xuyên qua nó".
Câu 2b:
Suy nghĩ của anh/chị về hình tượng xà nu trong truyện Rừng xà nu của nhà
văn Nguyễn Trung Thành
Họ và tên thí sinh:………Số báo danh:……… Chữ ký giám thị 1:……… Chữ ký giám thị 2:………
Trang 2SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG THPT KIM SƠN C
Hướng dẫn chấm
KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM HỌC 2013-2014 MÔN THI: NGỮ VĂN Hướng dân chấm gồm: 04 trang HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN
A YÊU CẦU CHUNG
- Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo
- Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm
- Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,25 điểm và không làm tròn
B YÊU CẦU CỤ THỂ
Câu 1 (3,0 điểm)
a Về kĩ năng:
- Biết cách đọc - hiểu văn bản, phân tích những yếu tố cơ bản tồn tại trong văn bản (chủ đề, các thủ pháp nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ
- Học sinh có thể trả lời theo cách hiểu của riêng mình nhưng phải bám vào văn bản, dựa vào tri thức về tiếng Việt…
b.Về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần
đảm bảo các ý cơ bản sau:
a Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí 0,5 Học sinh có thể đăt nhan đề theo tư duy của mình
- Công nghệ xử lí rác thải!
- Sự tận tâm của các công nhân vệ sinh
- Việc làm quái dị!
- Vì sao nước thải hay bị tăc?
0,5
b - Chủ đề của văn bản: Cách làm việc gian dối, xấu xa của những
công nhân vệ sinh
- Cảm xúc: phẫn nộ, căm tức, căm giận, ngạc nhiên, xót xa cho môi
trường, đau đớn vì cách làm thiếu trách nhiệm…
0,5 0,5
c - Các biện pháp nghệ thuật cơ bản: đối lập, tỉnh lược, sử dụng từ
ngữ đa nghĩa, dấu cảm thán…Tác dụng: thu hút sự chú ý của người
đọc, nhấn mạnh cách làm thiếu trách nhiệm của công nhân vệ sinh
- Học sinh có thể phân tích nghệ thuật
+ Đối lập: tinh thần trách nhiệm thật với hành động xấu xa, thiếu ý
thức; đối lập giữa thái độ của người chứng kiến (lúc đầu là khâm
phục thật sau đó là sự ngạc nhiên, căm tức )
+ Câu cảm thán: thể hiện cảm xúc trực tiếp của người viết (phát
ngôn)
1,00
Trang 3+ Sử dụng từ đa nghĩa: "khâm phục tinh thần trách nhiệm"
Câu 2 (7,0 điểm)
Câu 2a:
a Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận xã hội (nghị luận về một tư tưởng đạo lí), bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận
- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý
cơ bản sau:
1 Giới thiệu được vấn đề nghị luận: con người cần có nghị lực, ý
chí, quyết tâm…đối diện với khó khăn, thử thách để tìm cách vượt
qua chúng => trích dẫn câu nói
0,50
- Gian nan: là những khó khăn, những thách thức, khó khăn con
người luôn phải đối diện trong cuộc sống
- Con đường ngăn nhất: cách tốt nhất, nhanh nhất và hiệu quả nhất
để con người tháo gỡ khó khăn, thử thách
- Đi xuyên qua nó: con người phải đối măt, không né tránh, tìm
cách vượt qua
=> Con người không được né tránh khó khăn, thử thách mà phải đối
diện, đánh giá khó khăn để tìm cách vượt qua
- Con người luôn găp khó khăn, thử thách, những thất bại và cả
những thành công.(dẫn chứng minh họa: cuộc kháng chiến của nhân
dân ta, quá trình xây dựng đất nước ngày nay; thầy giáo Nguyễn
Ngọc Kí tập viết băng chân; hành trình đi tìm đường cứu nước của
Nguyễn Ái Quốc…)
- Khi đối diện với khó khăn, con người cần nhìn thẳng vào khó
khăn để tìm cách vượt qua chúng chứ không được né tránh, sợ hãi
(dẫn chứng cụ thể)
- Một khi con người đã dám đối diện với khó khăn để rồi vượt
qua chúng thì đó là điều kiện tiền đề hình thành bản lĩnh, nghị lực
cho con người đi đến thành công (lấy dẫn chứng và phân tích cụ
thể)
1
1
1
- Đây là một ý kiến rất chính xác, cần ngợi ca những con người có
bản lĩnh dám đối diện với khó khăn rồi vượt qua chúng
- Phê phán, đấu tranh loại trừ lối sống yếu đuối, hèn nhát, sợ hãi,
trốn tránh khó khăn
- Tất nhiên không phải lúc nào chúng ta cũng tìm cách đi qua khó
khăn ngay, có những khi chúng ta cần dừng lại, chuẩn bị chu đáo
0,50 0,50 2,00
Trang 4nhất các điều kiện cho quá trình vượt gian khó (lấy dẫn chứng).
6
- Với mọi người: cần nhìn nhận, phân tích và đánh giá cụ thể khó
khăn để rồi tìm cách vượt qua chúng Trong cuộc sống chúng ta cần
học tập theo cách sống đó
- Với mỗi học sinh: cần học tập nghiêm túc, học thực sự, tìm tòi tri
thức, tích lũy vốn sống…
Kết bài: đánh giá chung lại vấn đề, đưa ra suy nghĩ của riêng mình
về vấn đê đó
0,5
0,5
0,5
Câu 2b
a Về kĩ năng:
- Biết cách làm bài văn nghị luận văn học (phân tích đăc điểm hình tượng văn học), bố cục rõ ràng, vận dụng tốt các thao tác lập luận
- Biết cách chọn và phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ vấn đề nghị luận
- Bài viết mạch lạc, trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp
b Về kiến thức:
Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các ý
cơ bản sau:
1 Giới thiệu được vấn đề nghị luận: vê Nguyễn Trung Thành => tác
phẩm Rừng xà nu => hình tượng độc đaó: xà nu
0,50
- Xà nu là vẻ đẹp của thiên nhiên, là hơi thở của đại ngàn Tây
Nguyên
+ Vẻ đẹp dáng thế: thăng băng, nhọn hoăt, thanh nhã mà răn roỉ;
mùi thơm của nhựa
+ Nỗi đau thương do bom đạn ke thù gây ra: nhà văn đã tạo dựng
một không khí thật đăc biệt - không khí chiến tranh- để từ đó đăt xà
nu vào đó làm nổi bật tội ac kẻ thù và nỗi đau đất nưoc
+ Sức sống bất diệt: cạnh một cây xà nu mới ngã gục đã có bốn năm
cây con mọc lên…Những cây đã trưởng thành, đạn đại bác không
thể giết nổi chúng…“ Nó vẫn sống đấy Không có cây gì mạnh bằng
cây xà nu đất ta Cây mẹ ngã, cây con mọc lên Đố nó giết hết rừng
xà nu này”.Cây xà nu không bao giờ chịu khuất phục trước bom
đạn bạo ngược Đạn đại bác rót thành lệ mỗi ngày, làm bị thương
hàng vạn cây Những cây non bị chết, những cây đã trưởng thành
nhựa “ bầm đen lại và đặc quyện lại thành từng cục máu lớn”, vết
thương lành lại, cây vươn lên cường tráng như cũ, thay thế cho
những cây đã ngã
+ Chất sử thi của truyện được tạo thành bởi hình tượng cây xà nu:
Cây xà nu không tồn tại đơn độc lẻ loi mà nối tiếp nhau đến tận
chân trời, đến hút tầm mắt tạo thành một rừng xà nu trùng trùng,
điệp điệp “ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở dân làng
- Cây xà nu – hình tượng biểu trưng cho sức sống, phẩm chất của
2 0,5 0,25
0,75
0,5
2
Trang 5người Tây Nguyên chống Mỹ.
+ Cây xà nu đẹp như hình tượng thơ: thanh nhã mà rắn rỏi, ham
ánh sáng mặt trời cũng như người dân Tây Nguyên khao khát tự do
Cây xà nu cần ánh nắng mặt trời để tồn tại, phát triển giống như
người Tây Nguyên cần lý tưởng Cách mạng soi rọi, là chân lý của
lịch sử
+ Cây xà nu tượng trưng cho những đau thương mất mát lớn lao,
cho niềm uất hận không nguôi của người dân Xô man trong những
năm tháng Mỹ - ngụy khủng bố ác liệt “ Cả rừng xà nu hàng vạn
cây không cây nào không bị thương” Đó là những cái chết thảm
thương của bà Nhan, anh Sút, mẹ con Mai
+ Cây xà nu hiên ngang, bất chấp bom đạn cũng như người dân Tây
Nguyên kiên cường, bất khuất gắn bó với cách mạng: Cụ Mết tiêu
biểu cho sức sống quật khởi của làng Xô man, người giữ ngọn lửa
khát vọng tự do, gắn bó với Đảng với cách mạng được ví như một
cây xà nu xà nu lớn; Tnú tiêu biểu cho sự gan góc, táo bạo, dũng
cảm với lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng, bất kể đòn roi,
vết chém của bọn ác ôn, là cây xà nu nhiều lần bị thương nhưng vết
thương trên lưng Tnú “ứa ra thành một giọt máu đậm, từ sáng đến
chiều thì đặc quyện lại, tím thẫm như nhựa xà nu”; Dít cô gái trẻ
giàu nghị lực, có bản lĩnh Dít trưởng thành mau chóng trong phong
trào chống Mĩ để trở thành người lãnh đạo của dân làng Xô man là
cây xà nu vượt lên rất nhanh thay thế cho những cây đã ngã.
+ Làng Xô man chính là rừng xà nu dồi dào sức sống “cạnh một cây
mới ngã đã có bốn năm cây con mọc lên”, thế hệ này gục ngã có thế
hệ khác tiếp nối, đảm đương sứ mệnh đánh giặc bảo vệ quê hương
- Nghệ thuât xây dựng hình tương xà nu
Mở đầu và kết thúc đều là hình ảnh những đồi xà nu nối tiếp đến
chân trời làm cho câu chuyện vừa giàu chất lãng mạn – chất thơ
hùng tráng của núi rừng Tây Nguyên, chất Tây Nguyên, vừa đậm
chất sử thi Phần kết thúc truyện vừa tô đậm chủ đề vừa gây dư
vang trong lòng người đọc
- Cây xà nu miêu tả như một nhân vật có mặt trong đời sống hằng
ngày của người dân, tham dự những sự kiện quan trọng có ý nghĩa
sống còn của dân làng Xô man Cây xà nu và con người được khắc
họa trong quan hệ tương đồng tạo manh ý nghĩa biểu tượng rất đẹp
và sâu sắc
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
- Chọn cây xà nu làm hình ảnh tượng trưng đẹp đẽ và gợi cảm, cây
xà nu tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất cao đẹp của người
Tây Nguyên
- Hình ảnh cây xà nu là một thành công độc đáo trong sáng tạo
nghệ thuật của Nguyễn Trung Thành