Từ cuối 1964 đầu 1965, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quân dân miền Bắc đã kết hợp hai nhiệm vụ sản xuất với chiến đấu và đã đánh thắng chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, làm trọn
Trang 1Đây là công trình khoa học đầu tiên của em nên còn nhiều thiếu sót, rất mong được sự góp ý và chỉ dẫn của thầy cô để khóa luận được hoàn thiện
Em xin chân thành cảm ơn!
Sơn La, tháng 05 năm 2015
Người thực hiện:
Nguyễn Thị Lan Hương
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài 3
3.1 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài 3
3.2 Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của đề tài 3
4 Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu 4
4.1 Cơ sở tài liệu 4
4.2 Phương pháp nghiên cứu 4
5 Cấu trúc của đề tài 4
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHIỆM VỤ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ MỚI 5
1.1 Đặc điểm tình hình cách mạng Việt Nam 5
1.2 Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới 8
CHƯƠNG 2: MIỀN BẮC KẾT HỢP CHẶT CHẼ HAI NHIỆM VỤ SẢN XUẤT VỚI CHIẾN ĐẤU ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA GIẶC MĨ (1965 - 1968) 15
2.1 Đế quốc Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với miền Bắc (cuối 1964) 15
2.2 Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất, chống chiến tranh phá hoại 16
2.3 Miền Bắc làm nghĩa vụ của hậu phương lớn 19
CHƯƠNG 3: QUÂN DÂN MIỀN BẮC ĐÁNH BẠI CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA GIẶC MĨ (1972 - 1973), HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ HẬU PHƯƠNG LỚN ĐỐI VỚI MIỀN NAM (1969 - 1973) 24
3.1 Đế quốc Mĩ quay trở lại đánh phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa 24
3.2 Miền Bắc đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng (18/12/1972 - 30/12/1972) 26
3.3 Miền Bắc làm nghĩa vụ hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn miền Nam (1969 - 1973) 39
KẾT LUẬN 43
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45 PHỤ LỤC
Trang 3MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa là một bộ phận của chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ Có thể nói, trong hai cuộc chiến tranh này Đế quốc Mĩ đã không từ thủ đoạn nào để tàn phá miền Bắc "đưa miền Bắc trở lại thời kỳ đồ đá" và khuất phục dân tộc Việt Nam
Từ cuối 1964 đầu 1965, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, quân dân miền Bắc đã kết hợp hai nhiệm vụ sản xuất với chiến đấu và đã đánh thắng chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, làm trọn nghĩa vụ của hậu phương lớn với tiền tuyến miền Nam và làm nghĩa vụ quốc tế với cách mạng Lào, Campuchia Thắng lợi của quân dân miền Bắc kết hợp với các chiến thắng
to lớn của quân dân ta mở miền Nam đã buộc Đế quốc Mĩ và tay sai phải kí kết Hiệp định Pari (27/1/1973), cam kết chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam và Đông Dương
Thế nhưng, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này một cách hoàn chỉnh, hệ thống; nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa
được làm rõ Vì vậy, việc lựa chọn “Quân dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ (1965 - 1973)” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa
khoa học và thực tiễn
Về khoa học
+ Tái hiện lại một cách cụ thể, chi tiết, chính xác âm mưu thủ đoạn thâm độc của giặc Mĩ trong việc tiến hành chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa và cuộc chiến đấu kiên cường của quân dân miền Bắc quyết tâm đánh bại chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ
+ Sự chủ động tích cực của quân dân miền Bắc trước hành động leo thang tiến hành đánh phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa của giặc Mĩ
+ Làm sáng rõ và phong phú hơn lí luận về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc của Đảng ta, đặc biệt là đường lối chiến tranh nhân dân - nghệ thuật quân sự thiên tài của Đảng ta trong thời kỳ 1954 - 1975
Trang 4+ Cuốn: “Cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (1954 - 1975)” của Học viện
Quân sự cao cấp (1980), đã đề cập tới cuộc chiến tranh phá hoại lần hai của giặc Mĩ đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa nhưng sự đề cập này vẫn còn chung chung, chưa
cụ thể; nhiều vấn đề khoa học về vấn đề này vẫn chưa được làm rõ [12]
+ Đinh Xuân Lâm (chủ biên), Nguyễn Xuân Minh, Trần Bá Đệ “Lịch sử lớp 12 THPT” (Tập2), Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội (1992); cuốn sách đã
trình bày một cách vắn tắt về cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mĩ đối với miền Bắc từ 1965 - 1968 và cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai 1972 -
1973 Tuy nhiên, trong khuôn khổ của một cuốn sách giáo khoa phổ thông không thể trình bày chi tiết, cụ thể được, nên nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được làm rõ, nhất là nghệ thuật quân sự thiên tài của Đảng và quân đội ta trong việc đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972 [7]
+ Cuốn: "Việt Nam con số và sự kiện" của ban nghiên cứu lịch sử Đảng
Trung ương, nhà xuất bản Sự Thật, Hà Nội (1990) cũng đã trình bày nhiều sự kiện về cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ đối với miền Bắc và cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ Tuy nhiên, do khuôn khổ cuốn sách biên niên sự kiện lịch sử Đảng nên nhiều vấn đề khoa học cũng chưa được làm rõ, nhất là nghệ thuật quân sự thiên tài của Đảng và quân đội ta trong việc đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972 [11]
Trang 5+ Trương Hữu Quýnh, Đinh Xuân Lâm, Lê Mậu Hãn (Chủ biên) (2001),
“Lịch sử Việt Nam đại cương”, nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, đây là cuốn
giáo trình lịch sử Việt Nam đại cương, cuốn sách đã trình bày khá chi tiết về cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ đối với miền Bắc trong thời gian từ 1965 đến 1972 Thế nhưng, cũng do trong khuôn khổ của một cuốn giáo trình nên nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được làm rõ, nhất là nghệ thuật quân sự thiên tài của Đảng và quân đội ta trong việc đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B-
52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972 [10]
+ Cuốn: "Một số chuyên đề lịch sử Việt Nam, lịch sử thế giới và phương pháp dạy học lịch sử" của Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội, (2012) do
PGS.TS Phạm Văn Lực làm chủ biên cũng đã đề cập về hai lần chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa và cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại Đế quốc Mĩ Tuy nhiên, cuốn sách cũng chưa làm rõ được nhiều vấn đề khoa học, nhất là
về nghệ thuật quân sự thiên tài của Đảng và quân đội ta trong việc đánh bại cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12/1972 [5] Ngoài ra, vấn đề này còn được đề cập trong nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu đã được công bố ở Trung ương và địa phương
Có thể nói, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến vấn đề này một cách hoàn chỉnh, hệ thống, nhiều vấn đề khoa học vẫn chưa được làm rõ Tuy nhiên, tất cả các công trình nghiên cứu trên cũng đã góp phần định hướng và là nguồn tài liệu quý giá để tôi đi vào nghiên cứu đề tài này, làm
rõ những vấn đề khoa học mà các công trình trước chưa có điều kiện thực hiện
3 Đối tƣợng, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, đóng góp của đề tài
3.1 Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu về hai lần chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa từ 1965 đến 1973 và cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân dân miền Bắc trong hai lần chống lại cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ
3.2 Mục đích, nhiệm vụ và ý nghĩa của đề tài
+ Tái hiện lại một cách cụ thể, chi tiết, chính xác về âm mưu thủ đoạn của
Đế quốc Mĩ, tay sai trong việc tiến hành chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc
Trang 6+ Cuộc chiến đấu kiên cường, bất khuất của quân dân miền Bắc trong việc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ
+ Làm sáng rõ và phong phú hơn lí luận về chiến tranh bảo vệ Tổ quốc và chiến tranh giải phóng dân tộc của Đảng ta, đặc biệt là đường lối chiến tranh nhân dân - nghệ thuật quân sự thiên tài của Đảng ta trong thời kỳ 1945 - 1975 + Làm rạng rỡ thêm truyền thống vẻ vang của dân tộc Việt Nam và Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống ngoại xâm
+ Bổ sung thêm nguồn tài liệu nghiên cứu kháng chiến chống Mĩ cứu nước (1954 - 1975)
+ Góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho nhân dân và thế hệ trẻ hiện nay
4 Cơ sở tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở tài liệu
Đề tài thực hiện chủ yếu dựa vào các nguồn tài liệu lưu trữ ở Trung ương
và địa phương; ngoài ra còn dựa vào định hướng của các đến đề tài, giáo trình, luận án, luận văn thạc sĩ, tạp chí có liên quan
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đề tài chủ yếu được nghiên cứu bằng phương pháp lịch sử và phương pháp lô gíc; ngoài ra, còn kết hợp với một số phương pháp khác như: so sánh, đối chiếu và phân tích tổng hợp
5 Cấu trúc của đề tài
Ngoài các phần: Mở đầu, kết luận, phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày trong 3 chương:
Chương 1 Đặc điểm tình hình, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới
Chương 2 Miền Bắc kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ sản xuất với chiến đấu đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mĩ (1965 - 1968) Chương 3 Quân dân miền Bắc đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của giặc Mĩ (1972 - 1973), hoàn thành nghĩa vụ hậu phương lớn đối với miền Nam (1969 - 1973)
Trang 7CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHIỆM VỤ CỦA CÁCH MẠNG VIỆT NAM
TRONG THỜI KÌ MỚI
Từ 1965 đến 1972, đặc điểm nổi bật của cách mạng Việt Nam là trong tình huống cả nước có chiến tranh, tình hình cách mạng Việt Nam lúc này hết sức cam go, cuộc kháng chiến chống Mĩ bước vào giai đoạn ác liệt Trong điều kiện hoàn cảnh mới nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam to lớn nặng nề và thiêng liêng hơn lúc nào hết
1.1 Đặc điểm tình hình cách mạng Việt Nam
Do những thất bại của đế quốc Mĩ và tay sai ở miền Nam, từ cuối 1964 đầu
1965 chúng tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa, ở miền Nam chúng chuyển ngay sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”
Tình hình đó đặt cách mạng Việt Nam trong tình huống cả nước có chiến tranh
Ngay sau thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968), Đế quốc Mĩ lại chuyển sang chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và
“Đông Dương hóa chiến tranh”, mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hóa chiến tranh”
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự phối hợp về hỏa lực, không quân, hậu cần Mĩ
và vẫn do Mỹ chỉ huy bằng hệ thống cố vấn Chiến lược “Việt Nam hóa” như tên gọi của nó, về cơ bản là cuộc chiến tranh giữa những người Việt Nam với nhau Âm mưu cơ bản của Mĩ vẫn là “dùng người Việt đánh người Việt”, “dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương” với bom đạn, đô-la Mĩ, do Mĩ chỉ huy và vì lợi ích của Mĩ Với chiến lược này, xương máu của người Mĩ có giảm, nhưng vai trò cố vấn của Mĩ ngày càng quan trọng, những điều kiện vật chất của
Mĩ để thực hiện chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh” ngày càng lớn
Trong khi triển khai chương trình “Việt Nam hóa chiến tranh”, chính sách
“bình định” được Mĩ nâng lên thành “quốc sách”, và thời Níchxơn “quốc sách bình định” được nâng lên lí luận và dùng làm cơ sở cho chiến lược này Quân đội Sài Gòn với hơn 1 triệu tên được huấn luyện đầy đủ, tăng cường và hiện đại
Trang 8hóa để có thể tự gánh vác chiến tranh" khi Mĩ rút hết về nước, biến thành “công cụ” của Mĩ Đế quốc Mĩ dùng mọi thủ đoạn độc ác về quân sự, chính trị rất xảo quyệt và nham hiểm về ngoại giao, thực hiện sự kết hợp “chiến tranh hủy diệt” với “chiến tranh giành dân” và “chiến tranh bóp nghẹt” để làm suy yếu cuộc kháng chiến của nhân dân ta trên cả hai miền Nam - Bắc Chúng đẩy mạnh hoạt động ngoại giao xảo quyệt, xấu xa, triệt để lợi dụng mâu thuẫn giữa Trung
- Xô, thỏa hiệp với Trung Quốc, hòa hoãn với Liên Xô nhằm hạn chế sự giúp
đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa đối với cuộc kháng chiến của nhân dân ta, thực hiện chiến tranh bóp nghẹt và ép các nước phải giải quyết vấn đề Việt Nam theo ý đồ của Mĩ
Chúng cũng mở rộng chiến tranh xâm lược Campuchia (1970) Đồng thời ở Lào (1971), Mĩ đẩy mạnh “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh đặc biệt tăng cường” hay “Lào hóa” chiến tranh
Từ cuối năm 1969, nhất là đầu năm 1970, trên cơ sở từng bước kiểm điểm những thiếu sót từ sau mùa xuân 1968, Đảng ta chủ trương chuyển hướng tiến công, lấy nông thôn làm hướng tấn công chính, tập trung ngăn chặn và đẩy lùi các chương trình bình định nông thôn của địch
Ngày 25/1/1969, Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam (sau này là Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam), cùng với Mĩ, Việt Nam Cộng hòa đã ngồi vào bàn đàm phán 4 bên tại Pari, bàn về vấn đề tìm một giải pháp chính trị đúng đắn cho vấn đề Việt Nam Tuy Hội nghị bị gián đoạn và kéo dài, có nhiều tranh cãi, chưa đi đến kết quả mong muốn Nhưng việc Mĩ chấp nhận ngồi vào bàn đàm phán với sự có mặt của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam là một thắng lợi chính trị - ngoại giao bước đầu, một thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của chúng ta trên bàn Hội nghị Mĩ vô hình chung đã phải thừa nhận ở miền Nam Việt Nam có một phong trào yêu nước, một cuộc chiến đấu của nhân dân chống lại sự xâm lược của Mĩ
và chính quyền thân Mĩ
Trang 9Mĩ thua trận trong hai chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “chiến tranh đặc biệt”, sau đó đã thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” bắt dầu năm
1969 ở miền Nam Việt Nam
Chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” tuy rất xảo quyệt và thâm độc, nhưng nó ra đời trong thế thua, thế bị động, thế yếu, mà yếu nhất là ngụy quân, ngụy quyền không thể thay thế được 50 vạn quân Mĩ Tuy nhiên, trước mặt chúng vẫn còn những chỗ mạnh về quân số, hoả lực và khả năng cơ động Mĩ còn có tiềm lực lớn về kinh tế và quân sự
Ta còn gặp nhiều khó khăn, mà khó khăn nhất là bị mất nhiều vùng nông thôn rộng lớn, bộ đội chủ lực mất nhiều vùng căn cứ đứng chân Nhưng những khó khăn đó sớm được khắc phục Quân và dân ta ở miền Nam vẫn kiên quyết bám trụ chiến trường, kiên trì đấu tranh chống Mĩ - ngụy
Trong hoàn cảnh đó, cách mạng Việt Nam đứng trước muôn vàn khó khăn, trước âm mưu nham hiểm của giặc Mĩ, nhân dân Việt Nam càng nâng cao tinh thần đoàn kết hơn bao giờ hết, cùng ý chí kiên cường, bất khuất trong chiến đấu, cần cù trong sản xuất, sáng tạo trong lao động Hưởng ứng lời kêu gọi ngày 20/7/1969 của Chủ tịch Hồ Chí Minh, quân và dân ta đẩy mạnh hoạt động trên khắp các chiến trường, tiếp tục giành nhiều thắng lợi trên tất cả các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao
Đầu năm 1969, quân và dân miền Nam liên tiếp mở các cuộc phản công chiến lược, đánh bại ba cuộc hành quân của Mĩ - ngụy yểm trợ cho kế hoạch
“bình định” nông thôn ở vùng núi Chư Pa (tỉnh Gia Lai) và cuộc hành quân mang tên “Cái hẻm Đi Uây” vào vùng núi Côacava (giáp với hai tỉnh phía Tây Quảng Trị và Thừa Thiên), là nơi căn cứ kháng chiến, nhằm tiêu diệt quân chủ lực và ngăn chặn tiếp tế hậu cần của ta
Tháng 2/1970, bộ đội ta phối hợp với quân giải phóng Lào tiến công tiêu diệt địch ở cánh đồng Chum - Xiêng Khoảng, giải phóng vùng này, đồng thời đập tan cuộc “hành quân Cù Kiệt” của Mĩ - ngụy, bắt đầu từ tháng 8/1969
Cùng thời gian trên, phối hợp với quân dân Campuchia, quân giải phóng miền Nam đã đập tan cuộc hành quân của 10 vạn lính Mĩ - ngụy Sài Gòn, đánh
Trang 10sang Campuchia, loại khỏi vòng chiến đấu hơn 17.000 tên địch, giải phóng hoàn toàn phía Đông Bắc Campuchia và phần lớn vùng nông thôn của các tỉnh khác, hình thành 1 vùng giải phóng rộng lớn với 4,5 triệu dân Thắng lợi này đã làm thất bại âm mưu xâm lược Campuchia để cô lập Việt Nam của Mĩ, và tạo điều kiện cho cách mạng Campuchia phát triển nhanh chóng
Những thắng lợi của quân và dân ta trong hai năm đầu (1969 - 1970) đã tạo
ra một địa bàn chiến lược liên hoàn nối liền chiến trường 3 nước Đông Dương Hành động mở rộng chiến trường xâm lược của Mĩ trên thực tế đã biến Đông Dương thành chiến trường thống nhất, thúc đẩy ba dân tộc Đông Dương đoàn kết với nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung Thất bại của quân Mĩ và quân đội Sài Gòn do đó cũng lớn hơn, không chỉ ở chiến trường miền Nam Việt Nam
mà cả ở Lào và Campuchia Khối Liên minh chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương hình thành từ tháng 3/1965, lúc này càng được tăng cường Trong hai ngày 24 và 25/4/1970 Hội nghị cấp cao nhân dân 3 nước Đông Dương được tổ chức, đã ra Bản Tuyên ngôn chung có tính chất cương lĩnh đấu tranh của nhân dân 3 nước, đánh dấu bước phát triển mới của tình đoàn kết chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương Đối với Mĩ, đây là một thất bại nặng nề trong âm mưu
“dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”
Liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc Đông Dương được tăng cường là một nhân tố quan trọng giúp cho cách mạng mỗi nước tiếp tục giành nhiều thắng lợi
to lớn
1.2 Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam trong thời kì mới
Trong hoàn cảnh Mĩ trở lại “Mĩ hóa” một phần cuộc chiến tranh xâm lược Miền Nam, và tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ở miền Bắc Nhân dân ta cả miền Nam cũng như miền Bắc lại phải tiếp tục trực tiếp cầm súng chiến đấu Không giống như thời kì chống Pháp, muốn đánh thắng Đế quốc Mĩ lúc này, ngoài ý chí độc lập dân tộc còn phải có nguồn sức mạnh của chủ nghĩa
xã hội trong thực tế và nguồn sức mạnh của thời đại Để có nguồn sức mạnh tổng hợp đó, không có cách nào khác là phải tiến hành đồng thời hai nhiệm vụ cách mạng ở hai miền đất nước Trong bất kì điều kiện hoàn cảnh nào, dù khó
Trang 11khăn đến đâu cũng phải đưa miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa Tuy mỗi miền với một nhiệm vụ chiến lược cách mạng khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, trong đó miền Bắc xã hội chủ nghĩa có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, giữ vai trò quyết định nhất đối với cách mạng cả nước Nhiệm vụ thiêng liêng, nặng nề của nhân dân cả nước xuyên suốt thời kì này chính là “chống Mĩ cứu nước”
Nhiệm vụ của Miền Bắc
Sau cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất (1965 - 1968) và hạn chế của cuộc Tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1968, đất nước ta có nhiều tổn thất, nhân dân miền Bắc phải thực hiện nhiệm vụ kiến quốc, khôi phục lại những cơ
sở kinh tế bị tàn phá, đồng thời phải cầm vũ khí kháng chiến Miền Bắc với nhiệm vụ lớn lao là hậu phương chi viện cho tiền tuyến miền Nam, vừa phải ra sức xây dựng, bảo vệ chủ nghĩa xã hội, vừa phải dốc hết khả năng để khôi phục lại các công trình văn hóa, các cơ sở kinh tế, nhà ở, ổn định đời sống, sản xuất, đảm bảo sự chi viện đạn, dược, quân trang, quân phục cho miền Nam ruột thịt Đến năm 1972, khi giặc Mĩ tiếp tục “Mĩ hóa” trở lại và gây ra cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, quân dân miền Bắc lại đứng trước khó khăn thử thách, lại vừa thực hiện nhiệm vụ kháng chiến chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của giặc Mĩ vừa thực hiện nhiệm vụ kiến quốc, tiếp tục công cuộc khôi phục xây dựng kinh tế và đảm bảo chi viện cho miền Nam, đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội
Việc đưa miền Bắc đi lên chủ nghĩa xã hội thực chất là xây dựng hậu phương hùng mạnh của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến lớn miền Nam và làm trọn nghĩa vụ quốc tế đối với Lào và Campuchia một cách kịp thời, đúng lúc
Ngày 28/10/1968 Bộ Chính trị Trung ương Đảng họp, do phán đoán được trước Mĩ sẽ chấm dứt ném bom bắn phá miền Bắc trong thời gian gần nhất, Bộ Chính trị Trung ương Đảng nhận định tình hình và ra Nghị quyết về khôi và phát triển kinh tế ở Miền Bắc sau khi chiến tranh phá hoại kết thúc
Trang 12Hội nghị Bộ Chính trị nêu rõ:
Trước những thử thách nặng nề của chiến tranh, miền Bắc xã hội chủ nghĩa được bảo vệ vững chắc và đã phát huy mạnh mẽ vai trò, tác dụng của hậu phương đối với tiền tuyến lớn Nhưng bên cạnh những thắng lợi có ý nghĩa chiến lược, miền Bắc cũng mắc phải những khuyết điểm về công tác chỉ đạo và quản lý kinh tế, quản lý nhà nước Những khuyết điểm và nhược điểm của ta đã dẫn đến tình trạng trì trệ, giảm sút trong một số ngành kinh tế, và làm nảy sinh một số hiện tượng tiêu cực Miền Bắc lại vừa ra khỏi cuộc chiến tranh phá hoại với bao hậu quả nặng nề: 6 thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh) và 25 trong số 30 thị xã bị đánh phá nhiều lần (trong đó
có 6 thị xã bị đánh tới mức hủy diệt là: Đồng Hới, Ninh Bình, Phủ Lý, Bắc Giang, Yên Bái, Sơn La) Có những thị trấn bị phá trụi như: Hà Tu (Quảng Ninh), Hồ Xá (Vĩnh Linh) Nhiều đê điều, công trình thủy lợi, nhiều trường học,
cơ sở y tế, trại an dưỡng, nhà thờ, đền chùa bị tàn phá, [10; tr.237]
Tình hình trên đặt ra yêu cầu cấp bách đối với miền Bắc là phải ra sức khắc phục hậu quả chiến tranh, đồng thời khắc phục những mặt yếu kém trong nền kinh tế, sớm chuyển biến tình hình, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trước mắt
Nghị quyết của Đảng đã vạch rõ nhiệm vụ trước mắt của miền Bắc trong những năm đầu sau chiến tranh là phải đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm đời sống nhân dân, đảm bảo đầy đủ và kịp thời yêu cầu tăng cường sức chiến đấu cho toàn tuyến, tích cực chuẩn bị cho những năm sau và cho việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh
Giữa lúc cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta đang trên
đà thắng lợi, ngày 2/9/1969 Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời Đây là một tổn thất lớn không gì có thể bù đắp được đối với cách mạng nước ta Biến đau thương thành sức mạnh, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta ở hai miền Nam - Bắc ra sức đoàn kết chặt chẽ chung quanh Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quyết tâm làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Đồng thời ra kế hoạch khẩn trương khôi
Trang 13phục hệ thống giao thông vận tải, văn hóa, giáo dục y tế, thực hiện các kế hoạch ngắn hạn từ 1969 - 1971, kế hoạch Nhà nước dài hạn 3 năm từ 1971 - 1973 Đây là những nhiệm vụ trước mắt để khôi phục nền kinh tế, phát triển văn hóa Kế hoạch nhằm đảm bảo yêu cầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đảm bảo đời sống nhân dân, đảm bảo cho việc xây dựng cơ sở vật chất và kĩ thuật của chủ nghĩa
xã hội, xây dựng một bước cơ cấu nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa
Bên việc thực hiện những nhiệm vụ tiếp tục đẩy mạnh khôi phục và phát triển kinh tế, phát triển văn hóa, quân dân ta ở miền Bắc còn phải sẵn sàng chiến đấu, chuẩn bị khả năng chiến tháng bất cứ loại chiến tranh mở rộng nào của địch đối với miền Bắc và hết lòng lòng chi viện cho tiền tuyến
Nhiệm vụ khẩn cấp, đột xuất của miền Bắc vào năm 1971 đó là khắc phục hậu quả của trận lũ lụt (kéo dài từ cuối tháng 8 đến tháng 9 năm 1971), một trận lụt lớn nhất trong 10 năm vừa qua đã gây hậu quả nặng nề cho nền kinh tế miền Bắc Đầu năm 1972, giữa lúc nhân dân miền Bắc đang ra sức thực hiện kế hoạch Nhà nước và đạt được những thành tựu quan trọng trong lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội, đế quốc Mĩ lại gây ra chiến tranh phá hoại lần thứ hai, nhân dân miền Bắc lại phải cầm vũ khí vừa chiến đấu vừa sản xuất, tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong chiến tranh
Mục tiêu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ cũng là mục tiêu mà
Mĩ đặt ra cho cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, nhằm thực hiện âm mưu nhất quán của Mĩ là bóp nghẹt, phá hoại công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc phòng của miền Bắc; ngăn chặn nguồn tiếp tế của miền Bắc cho miền Nam và của các nước cho nước ta; làm giảm ý chí chống Mĩ cứu nước của nhân dân ở cả hai miền nước ta, trước mắt là để cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pari Nhiệm vụ đặt ra cho quân dân miền Bắc càng nặng nề và thiêng liêng hơn Ngày 1/6/1972, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra nghị quyết nêu rõ: “Mọi hoạt động của miền Bắc phải thật sự khẩn trương chuyển hướng nhằm đẩy mạnh sản
xuất và chiến đấu cho phù hợp với thời chiến” [2; tr.388]
Trang 14Nghị quyết chỉ rõ nhiệm vụ của miền Bắc trước cục diện và yêu cầu mới của sự nghiệp chống Mĩ cứu nước đó là:
- Đẩy mạnh sản xuất, đảm bảo đời sống nhân dân Cụ thể là tập trung đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp, tăng cường kinh tế địa phương, các ngành trọng yếu của công nghiệp do Trung ương quản lí, tăng cường giao thông vận tải
- Tập trung sức, bảo đảm đầy đủ và kịp thời yêu cầu tăng cường sức chiến đấu cho tiền tuyến, thực hiện triệt để khẩu hiệu “Tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”
- Tích cực chuẩn bị cho những năm sau và cho việc khôi phục kinh tế sau chiến tranh
Thực hiện Nghị quyết của Đảng, miền Bắc đã nhanh chóng chuyển sang hoạt động thời chiến Các lực lượng vũ trang của nhân dân ta kiên quyết đánh trả lực lượng không quân và hải quân của Mĩ Công tác được tiến hành khẩn trương, đặc biệt là việc sơ tán, phân tán ở các thành phố, thị xã và các khu vực trọng điểm giao thông
Nhiệm vụ của miền Bắc là chuẩn bị nguồn nhân lực, vật lực luôn trong tư thế sẵn sàng chiến đấu chủ động, kịp thời chống trả địch ngay ở trận đầu, sẵn sàng sản xuất lao động, đảm bảo chi viện cho miền Nam, đảm bảo tiến trình khôi phục và phát triển nền kinh tế, tiếp tục xây dựng xã hội chủ nghĩa
Nhiệm vụ của Miền Nam
Trước hết miền Nam luôn trong tình trạng phải chiến đấu chống các chiến lược chiến tranh của Mĩ, nên miền Nam phải chủ động, kịp thời chiến đấu chống
bất kì các loại hình chiến tranh nào của Mĩ
Từ 1969, Mĩ thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, và chiến lược
“Đông Dương hóa chiến tranh”, quân dân miền Nam phải luôn đề cao cảnh giác trước những âm mưu, thủ đoạn của giặc Mĩ xâm lược, luôn luôn sẵn sàng chiến đấu
và có những sách lược đối phó với các chiến lược chiến tranh thâm độc của Mĩ Nhiệm vụ của cách mạng miền Nam là trực tiếp làm nhiệm vụ kháng chiến chống Mĩ cứu nước đẩy mạnh hoạt động trên khắp các chiến trường, mở các cuộc phản công chiến lược vào các cuộc hành quân của Mĩ, tranh thủ thời cơ tấn công địch liên tục, để giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc,
Trang 15hoàn thành các cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong phạm vi cả nước; ngoài ra còn phải có nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, tức là bảo vệ hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Đồng thời, bộ đội ta phải phối hợp với quân giải phóng Lào, Campuchia cùng tiến công, đập tan các cuộc hành quân chiến lược của địch, giải phóng đất đai, giúp đỡ cách mạng các nước này, thắt chặt Khối liên minh chiến đấu của ba dân tộc Đông Dương
Trưa ngày 30/3/1972, quân ta thực hiện nhiệm vụ chiến đấu, tranh thủ thời
cơ, lợi dụng lúc địch chủ quan, sơ hở do phán đoán sai thời gian, quy mô và hướng tiến công của ta, thực hiện Chỉ thị của Bộ Chính trị, quân ta bắt đầu cuộc tiến công theo đúng kế hoạch của Quân ủy Trung ương, tiến công địch với cường độ mạnh, quy mô rộng lớn, bắt đầu đánh từ Quảng Trị, rồi phát triển ra khắp chiến trường miền Nam Cùng với những cuộc tiến công, bao vây, áp sát tiêu diệt các căn cứ quân sự, chi khu, quận lị, đồn bốt địch, lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ đắc lực cho nhân dân các địa phương nổi dậy giành chính quyền làm chủ, đẩy mạnh chiến tranh du kích ở những vùng địch kiểm soát
Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam có nhiệm vụ
đề ra và thực hiện các chương trình hành động, các chính sách lớn có kết quả, lãnh đạo phong trào cách mạng phát triển nhanh chóng và vững chắc
Về cơ bản, trên đây là những nhiệm vụ trước mắt của miền Nam Còn nhiệm vụ lâu dài của quân dân miền Nam là tiếp tục cuộc chiến tranh nhân dân, phát triển và giữ vững thế chiến lược tấn công, giành chủ động tiến công trên chiến trường, chiến đấu với mục đích giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ Quốc, bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa - bảo vệ hậu phương của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước
Với ý chí quyết chiến, quyết thắng giặc Mĩ xâm lược, quân dân miền Nam
đã chiến đấu anh dũng đánh lui các cuộc hành quân của giặc Mĩ và thực hiện cuộc Tiến công chiến lược 1972 thành công, giáng đòn mạnh mẽ vào chiến lược
“Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ
Trang 16Nhiệm vụ chung của cả nước
Nhiệm vụ chung của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta vẫn là: “Động viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của Đế quốc Mĩ trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới
thực hiện hòa bình thống nhất nước nhà” [11, tr.62], chung lòng xây dựng một
Tổ quốc Việt Nam độc lập, thống nhất, trong Hội nghị Trung ương lần thứ hai
Do đó nhiệm vụ chung của cả nước là đấu tranh cho sự nghiệp thống nhất nước nhà, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đưa cả nước cùng đi lên xây dựng xã hội chủ nghĩa đúng như Cương lĩnh chính trị của Đảng năm 1930 Trong giai đoạn từ (1969 - 1975), Mĩ - ngụy dùng mọi cách để thực hiện việc “bình định”, “tát nước bắt cá” và đã đạt được một số thắng lợi nhất định Cuộc sống nhân dân miền Nam dưới sự cai trị của Mĩ - ngụy hết sức khổ cực, y
tế giáo dục không được quan tâm và bị bóc lột nặng nề về kinh tế đã gây nên sự bất mãn trong đồng bào quần chúng nhân dân, vì thế nhân dân liên tục nổi dậy đấu tranh Đây là lực lượng đông đảo và quan trọng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ - ngụy.
Miền Bắc và miền Nam đều có những nhiệm vụ khác nhau nhưng mối liên
hệ giữa nhiệm vụ hai miền là gắn bó, có liên quan chặt chẽ, mật thiết với nhau Trên cơ sở thực tiễn tình hình quân sự chính trị trên cả hai miền Nam - Bắc, Đảng ta nhận định nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là nhanh chóng hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà và đều nhằm giải quyết những mâu thuẫn tồn tại trong phạm vi cả nước là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc Mĩ xâm lược cùng bè lũ tay sai, với mục đích cuối cùng là “đánh cho Mĩ cút, đánh cho Ngụy nhào”
Đây chính là cơ sở để quân và dân hai miền tiếp tục giành được nhiều thắng lợi hơn nữa để tiến tới đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, đòi Mĩ xuống thang chiến tranh và lương lượng ở Hội nghị Pari, lập lại hòa bình ở Việt Nam, tạo thời cơ thuận lợi cho cuộc kháng chiến “chống Mĩ, cứu nước” của dân tộc, góp phần quan trọng vào sự nghiệp thống nhất nước nhà
Trang 17CHƯƠNG 2 MIỀN BẮC KẾT HỢP CHẶT CHẼ HAI NHIỆM VỤ SẢN XUẤT VỚI
CHIẾN ĐẤU ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI
LẦN THỨ NHẤT CỦA GIẶC MĨ (1965 - 1968) 2.1 Đế quốc Mĩ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất đối với miền Bắc (cuối 1964)
Cuối năm 1964 đầu năm 1965, đồng thời với việc đẩy mạnh chiến tranh xâm lược miền Nam thông qua chiến lược “chiến tranh cục bộ”, Đế quốc Mĩ mở rộng chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc Ngày 5/8/1964, dựng lên “Sự kiện vịnh Bắc Bộ”, Mĩ cho máy bay ném bom, bắn phá một số nơi
ở miền Bắc, như: cửa sông Gianh, Vinh - Bến Thuỷ, Lạch Trường, thị xã Hòn Gai Ngày 7/2/1965, lấy cớ “trả đũa” việc quân giải phóng miền Nam tiến công doanh trại quân Mĩ ở Plâycu, Mĩ cho máy bay ném bom, bắn phá thị xã Đồng Hới, đảo Cồn Cỏ mở đầu chính thức cuộc chiến tranh không quân và hải quân phá hoại miền Bắc lần thứ nhất
Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, Mĩ âm mưu: Phá tiềm lực kinh
tế, quốc phòng, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam;
uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở cả hai miền đất nước Mĩ coi việc thực hiện những mục tiêu đó như những biện pháp nhằm củng cố tinh thần quân ngụy đang sa sút nghiêm trọng, ngăn phong trào giải phóng dân tộc đang dâng cao Mĩ đã huy động một lực lượng không quân và hải quân rất lớn, gồm hàng ngàn máy bay tối tân thuộc 50 loại khác nhau, kể cả những loại mới nhất, như F111, B-52 và với các loại vũ khí hiện đại khác
Không quân và hải quân Mĩ tập trung đánh vào các mục tiêu quân sự, các đầu mối giao thông, các nhà máy, xí nghiệp, hầm mỏ, các công trình thuỷ lợi, khu đông dân Dã man hơn, chúng đánh cả trường học, nhà trẻ, bệnh viện, khu
an dưỡng, đền, chùa, nhà thờ
Trang 18Máy bay, tàu chiến Mĩ ném bom, bắn phá liên tục, khắp mọi nơi, mọi lúc, trong mọi thời tiết, với cường độ ngày càng tăng Trung bình mỗi ngày chúng thả bom khoảng 300 lần, với 1.600 tấn bom đạn trút xuống các làng mạc, phố xá [10, tr.1039] Bom đạn của chúng đã cướp đi biết bao sinh mạng và gây thương tích cho bao nhiêu người Bom đạn của chúng cũng đã tàn phá biết bao của cải,
cơ sở kinh tế (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải), công trình văn hoá, giáo dục, y tế mà nhân dân ta đã tạo nên trong hơn 10 năm trước đó Sáu thành phố lớn (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh); 25 trong tổng số 30 thị xã của miền Bắc bị đánh phá nhiều lần, trong đó có 6 thị xã bị hủy diệt (Đồng Hới, Ninh Bình, Phủ Lý, Bắc Giang, Yên Bái, Sơn La), có những thị trấn bị phá trụi như Hà Tu (Quảng Ninh) và Hồ Xá (Vĩnh Linh)
Có thể nói, từ cuối năm 1964 đầu năm 1965 đế quốc Mĩ đã triến hành cuộc chiến tranh phá hoại đối với miền Bắc xã hội chủ nghĩa và áp dụng chiến lược
“chiến tranh cục bộ” ở miền Nam đã đặt cách mạng Việt Nam trong hoàn cảnh
cả nước có chiến tranh Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của giặc Mĩ đối với miền Bắc diễn ra trên quy mô rộng lớn toàn miền Bắc: từ các tỉnh Khu 4 cũ trở ra đến các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ và lên cả các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc Trong cuộc chiến tranh này kẻ địch đã sử dụng những phương tiện chiến tranh hiện đại nhất lúc bấy giờ để đánh phá hủy diệt miền Bắc Cường độ đánh phá của địch rất ác liệt, chúng đánh phá cả ban ngày cũng như ban đêm, Đế quốc
Mĩ dùng nhiều lược máy bay đánh phá vào một điểm hòng làm cho chúng ta không kịp trở tay… Trong hoàn cảnh bị chiến tranh phá hoại hết sức ác liệt của giặc Mĩ, quân dân miền Bắc đã huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng quyết tâm đánh thắng Đế quốc Mĩ xâm lược
2.2 Miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất, chống chiến tranh phá hoại
Ngay từ khi Mĩ bắt đầu mở rộng chiến tranh phá hoại, miền Bắc đã kịp thời chuyển hướng hoạt động từ thời bình sang thời chiến cho phù hợp với hoàn cảnh mới, thực hiện quân sự hoá toàn dân, đào đắp công sự chiến đấu, hầm hào phòng tránh, tiến hành triệt để sơ tán, phân tán người và của khỏi những vùng trọng điểm, những nơi đông dân, để tránh thiệt hại lớn, bảo đảm đời sống ổn định
Trang 19Chống lại những hành động phá hoại của địch là nhiệm vụ của các lực lượng phòng không, không quân, của lực lượng hải quân, với vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại và của cả lực lượng tự vệ, dân quân, của toàn dân, bất
cứ trẻ già, trai gái với vũ khí thông thường, hễ địch đến là đánh, ai không trực tiếp chiến đấu thì phục vụ chiến đấu, lúc tạm thời yên ổn thì toàn dân tham gia sản xuất
Trong sản xuất, xây dựng kinh tế, ta chủ trương đẩy mạnh kinh tế địa phương, chú trọng phát triển nông nghiệp Xây dựng kinh tế thời chiến theo hướng đó sẽ hạn chế được sự tàn phá của chiến tranh và tăng khả năng đảm bảo cho nhu cầu của cuộc chiến đấu tại chỗ và đời sống nhân dân từng địa phương Các mặt hoạt động khác của đời sống xã hội (như văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, văn học, nghệ thuật) cũng được chú trọng phát triển
Trong chiến đấu và sản xuất, phong trào thi đua chống Mĩ, cứu nước dâng cao, thể hiện sáng ngời chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập tự do” Các lực lượng vũ trang nhân dân nêu khẩu hiệu “Nhằm thẳng quân thù mà bắn”, “Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược”, các phong trào thi đua “hai giỏi” (sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi) Giai cấp công nhân nêu quyết tâm “Chắc tay súng, vững tay búa”, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất, mưu trí dũng cảm trong chiến đấu, sản xuất phấn đấu đạt “Ba điểm cao” (năng suất cao, chất lượng tốt, tiết kiệm nhiều) Nông dân tập thể nêu quyết tâm “Chắc tay súng, vững tay cày”, phấn đấu đạt “Ba mục tiêu” (5 tấn thóc, 2 vụ lúa, 2con lợn trên 1hécta canh tác) Thanh niên có phong trào “Ba sẵn sàng” ” (sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng nhập ngũ, sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu khi Tổ quốc cần), phụ nữ có phong trào “Ba đảm đang”(đảm đang sản xuất và công tác, đảm đang phục vụ chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, đảm đang việc nhà) Phong trào “ba quyết tâm” trong giới trí thức (quyết tâm đẩy mạnh cách mạng kỹ thuật cách mạng tư tưởng và cách mạng văn hoá, quyết tâm xây dựng phát triển đội ngũ trí thức xã hội chủ nghĩa; quyết tâm phục vụ tốt sản xuất và chiến đấu), giáo viên và học sinh có phong trào thi đua
“Hai tốt”, thiếu niên nhi đồng có phong trào “Làm nghìn việc tốt”
Trang 20Trong hơn bốn năm (từ ngày 05/08/1964 đến ngày 01/11/1968), quân dân miền Bắc đã bắn rơi, phá huỷ 2.334 máy bay, trong đó có 6 chiếc B-52, 3 chiến F111; diệt và bắt sống hàng nghìn giặc lái ; bắn cháy, bắn bị thương 143 tàu chiến, tàu biệt kích của chúng Do bị thất bại nặng ở cả hai miền, đến ngày 1/11/1968, Mĩ buộc phải tuyên bố ngừng hẳn ném bom, bắn phá miền Bắc [10,tr.1042]
Trong khi đó, sản xuất tiếp tục được đẩy mạnh Trong nông nghiệp, diện tích canh tác được mở rộng, năng suất lao động không ngừng tăng lên, ngày càng có nhiều hợp tác xã, nhiều địa phương đạt “Ba mục tiêu” Từ bảy huyện đạt mức sản lượng thóc 5 tấn/hécta trong hai vụ năm 1965 đã tăng lên 14 huyện năm 1966, 30 huyện năm 1967 Hàng chục nghìn cán bộ, công nhân kỹ thuật được đào tạo để phục vụ cho sản xuất nông nghiệp Trong công nghiệp, năng lực sản xuất ở một số ngành được giữ vững Các cơ sở công nghiệp lớn đã kịp thời
sơ tán, phân tán và sớm đi vào sản xuất, bảo đảm những nhu cầu thiết yếu nhất của chiến đấu, sản xuất và đời sống Đầu tư vào công nghiệp địa phương và công nghiệp quốc phòng tăng lên so với thời kỳ trước chiến tranh Mức đầu tư vào công nghiệp địa phương trong hai năm 1966 - 1967 tăng 1,5 lần so với kế hoạch năm năm lần thứ nhất (1961 - 1965) Mỗi tỉnh trở thành một đơn vị kinh
tế tương đối hoàn chỉnh, có thể tự cấp tự túc đến mức cao nhất, bảo đảm hậu cần cho cuộc chiến đấu tại chỗ, tự sản xuất các mặt hàng tư liệu sản xuất phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu của nhân dân địa phương Tiểu thủ công nghiệp, một bộ phận quan trọng của công nghiệp địa phương, cũng được chú trọng phát triển
Nhờ những nỗ lực phi thường trong sản xuất, trong chiến đấu bảo vệ sản xuất của giai cấp công nhân, nông dân tập thể, của toàn dân, cùng với sự giúp đỡ
to lớn, có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa và loài người tiến bộ, những nhu cầu của cuộc chiến đấu tại chỗ và ở miền Nam, cùng với những nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân đã được đáp ứng
Trang 212.3 Miền Bắc làm nghĩa vụ của hậu phương lớn
Trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, miền Bắc là hậu phương lớn
có nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam Miền Bắc đã làm tròn nghĩa
vụ đó một cách xuất sắc
Nghị quyết Trung ương lần thứ 11(3/1965) và lần thứ 12 (12/1968) đã xác định rõ: chống Mĩ cứu nước là nhiệmvụ thiêng liêng nhất của dân tộc ta, miền Bắc là hậu phương lớn còn miền Nam là tiền tuyến lớn Dưới sự lãnh đạo của Đảng, trong cuộc chống Mĩ cứu nước, miền Bắc là hậu phương lớn chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam Miền Bắc đã làm tròn nghĩa vụ đó một cách xuất sắc Ngay cả trong điều kiện chiến tranh ác liệt bị chiến tranh tàn phá nặng nề miền Bắc vẫn hướng về miền Nam Vì tiền tuyến kêu gọi, hậu phương sẵn sàng đáp lại Dưới ngọn cờ “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người” vì miền Nam ruột thịt, miền Bắc phấn đấu “Mỗi người làm việc bằng hai”, “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” Toàn miền Bắc huy động sức người, sức của phục vụ cho miền Nam ruột thịt, cho cả hai nước Lào - Campuchia
Trên cơ sở quân dân miền Bắc thực hiện các phong trào thi đua hai giỏi (sản xuất giỏi, chiến đấu giỏi), phấn đấu đạt “ba mục tiêu”, sản xuất phấn đấu đạt “ba điểm cao”; các phong trào “ba sẵn sàng” trong thanh niên; “ba đảm đang” của phụ nữ; phong trào “ba quyết tâm” trong giới trí thức; trong công nhân nêu quyết tâm “chắc tay súng, vững tay búa” Tất cả các phong trào của quần chúng đều vươn tới mục tiêu là đạt năng xuất cao trong lao động sản xuất, công tác và học tập, hiệu quả lớn trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, nhằm bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc Với tất cả những điều đó làm cho miền Bắc giành được những thắng lợi to lớn Trên lĩnh vực kinh
tế công nghiệp, nông nghiệp phát triển Hàng năm miền Bắc giành ra gần 20% tổng sản phẩm lương thực cung cấp cho lực lượng vũ trang
Bên cạnh đó các ngành văn hóa giáo dục, y tế, giao thông vận tải…cũng phát triển và đạt được nhiều thành tựu đáng kể Trong đó phải kể đến ngành giao thông vận tải Giao thông vận tải là một trong những trọng điểm đánh phá của
Trang 22giặc Mĩ Để làm nghĩa vụ hậu phương thì giao thông vận tải là yếu tố đảm bảo cho chi viện sức người, sức của cho tiền tuyến Tuyến đường vận chuyển chiến lược Bắc - Nam mang tên Hồ Chí Minh trên bộ dọc theo dãy Trường Sơn và trên biển dọc theo bờ biển Việt Nam bắt đầu khai thông từ tháng 5/1959, dài hàng nghìn ki-lô-mét đã nối liền hậu phương tiền tuyến, thắt chặt tình cảm ruột thịt Bắc - Nam Vượt qua những trận đánh, ngăn chặn chiến tranh phá hoại của máy bay, tàu chiến Mĩ, Các mạch máu giao thông vận tải của ta được thường xuyên thông suốt, đảm bảo yêu cầu phục vụ sản xuất cũng như chiến đấu Đế quốc Mĩ thất bại trong việc ngăn chặn sự chi viện ngày càng tăng của hậu phương miền Bắc cho cách mạng miền Nam, không làm lung lay được ý chí quyết tâm của Đảng của nhân dân ta ở miền Bắc
Qua hai tuyến đường vận chuyển chiến lược đó, chủ yếu trên đường Trường Sơn, trong bốn năm (1965 - 1968) Miền Bắc đã mở được nhiều tuyến đường vòng tránh, hình thành nhiều bến vượt nhiều cầu phà, bến ngầm dự bị; cải tạo sửa chữa và nâng cấp hàng nghìn ki-lô-mét đường giao thông, và đã đưa hơn 300.000 cán bộ, bộ đội vào Nam tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, tham gia các nhiệm vụ xây dựng kinh tế, văn hoá tại các vùng giải phóng, và cũng đã gửi vào Nam hàng chục vạn tấn hàng, gồm vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác Mùa
hè nóng bỏng năm 1966, 20 vạn thanh niên miền Bắc tình nguyện gia nhập quân đội, để chuẩn bị cho cuộc tổng tấn công Mậu Thân năm 1968 thì trong năm
1967 một khối lượng hàng lớn cùng với không ít bộ đội được đưa vào Nam ngày đêm dồn sức chi viện cho miền Nam đánh Mĩ Thời kỳ này, quá nửa lực lượng
và gần 80% vũ khí, đạn dược và phương tiện kỹ thuật sử dụng ở chiến trường miền Nam là do Đảng, Chính phủ động viên từ miền Bắc đưa vào Tính chung, sức người, sức của từ Bắc chuyển vào Nam trong bốn năm đã tăng gấp 10 lần so với thời kỳ trước Đó là chưa kể hàng vạn chiến sĩ lái xe, lái tàu, công binh, thanh niên xung phong, giao liên làm nhiệm vụ đưa đón trên tuyến đường Trường Sơn [10, tr.1044] Nguồn lực chi viện trên cùng với thắng lợi của nhân dân miền Bắc trong chiến đấu và sản xuất có tác dụng to lớn Nó góp phần quyết định vào thắng lợi của quân dân miền Nam trong đấu tranh chống “chiến
Trang 23tranh cục bộ” của Mĩ - ngụy Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn tỏ rõ trách nhiệm nêu cao tinh thần đoàn kết, liên minh chiến đấu vì lợi ích của ta và của cả
ba nước Đông Dương, như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn: giúp nhân dân nước bạn tức là tự giúp mình Vì vậy, trong thời kỳ này Đảng, Nhà nước ta luôn phối hợp với Lào và Campuchia về chính trị cũng như quân sự Quá trình thực hiện nhiệm vụ cách mạng trong hoàn cảnh mới quân dân Việt Nam luôn sát cánh với quân dân Lào, Campuchia tấn công địch Trong đó chiến trường miền Nam được xác định là chiến trường chính, miền Bắc vừa là chiến trường vừa là hậu phương của chiến trường miền Nam Việt Nam, Lào và Campuchia Khi Mĩ đưa quân ào ạt vào miền Nam, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc thì tinh thần đoàn kết nhân dân ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia ngày càng phát triển mạnh mẽ Những hạt gạo “một nắng hai sương” của hậu phương miền Bắc không chỉ kịp thời đưa vào chiến trường miền Nam Việt Nam mà còn có mặt ở
cả chiến trường Lào Con em miền Bắc không chỉ tham gia chiến đấu đánh giặc
Mĩ ở chiến trường miền Nam mà không ít người còn là những người lính tình nguyện tham gia chiến đấu ở Lào Từ năm 1965, miền Bắc Việt Nam không chỉ
là hậu phương căn cứ địa của cách mạng Việt Nam ở miền Nam mà còn là hậu phương của cách mạng Lào và cách mạng Campuchia
Trong thời kỳ này, nhân dân các dân tộc khu Tự trị Tây Bắc cũng có những đóng góp to lớn trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của dân tộc
Là đơn vị hành chính của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, khu Tự trị Tây Bắc cũng trở thành mục tiêu đánh phá ác liệt của đế quốc Mĩ Đầu năm
1965, với mục đích để tàn phá các cơ sở kinh tế, văn hoá, uy hiếp tinh thần của các dân tộc, tiêu diệt sinh lực ta, thu hút một phần lực lượng của Trung ương đối phó với chúng, làm giảm sức chi viện cho tiền tuyến lớn miền Nam và làm giảm
áp lực của ta ở chiến trường Bắc Lào… Đế quốc Mĩ đã nhiều lần cho máy bay xâm phạm địa phận khu Tự trị Tây Bắc Ngày 14/6/1965 đế quốc Mĩ bắt đầu đánh phá ác liệt thủ phủ của khu Tự trị Tây Bắc, cùng nhiều địa phương như: Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, thị xã Thuận Châu Từ 6/1965 - 12/1965, Đế quốc Mĩ tiếp tục mở rộng phạm vị đánh phá ác liệt khu Tự trị Tây Bắc
Trang 24Mặc dù bị chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ, quán triệt Nghị quyết 11 của Ban chấp hành trung ương Đảng và sự chỉ đạo của Khu uỷ, các dân tộc Tây Bắc một mặt nhanh chóng chuyển hướng hoạt động từ thời bình sang thời chiến, gắn chặt hai nhiệm vụ sản xuất với chiến đấu, dấy lên các phong trào thi đua chống
Mĩ cứu nước, tiêu biểu như: “Chắc tay cày, vững tay súng”, “Điện Biên thi đua với Ấp Bắc”, hay: “Tiền tuyến cần người Sơn La có đủ, tiền tuyến cần của Sơn
La sẵn sàng” Thời kỳ này các dân tộc Khu tự trị Tây Bắc có những đóng góp to lớn đối tiền tuyến lớn miền Nam và chiến trường Bắc Lào
Thông qua các phong trào thi đua chống Mĩ cứu nước: “Mỗi người làm việc bằng hai, vì miền Nam ruột thịt”, từ năm 1965 - 1968 các dân tộc khu Tự trị Tây Bắc năm nào cũng hoàn thành và hoàn thành vượt mức nghĩa vụ lương thực, thực phẩm nhà nước giao Riêng năm 1965 năm đầu tiên bị chiến tranh phá hoại, đầy khó khăn thử thách nhưng lại là năm hoàn thành vượt mức kế họach cao nhất 21% Chính sách hậu phương quân đội và động viên tuyển quân hàng năm luôn được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm, từ năm 1965 - 1968 đồng bào các dân tộc khu Tự trị Tây Bắc đã đón hàng trăm con em thương binh
đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường về, huy động được trên 30.000 lượt thanh niên lên đường làm nghĩa vụ quân sự và thanh niên xung phong phục vụ chiến đấu trên các chiến trường, trong đó có 20% là thanh niên thuộc thành phần các dân tộc thiểu số: Thái, Mông, Lự, Khơ Mú, Kháng, Mường, Tày Trên 20% số thanh niên lên đường làm nhĩa vụ quân sự đã tham gia chiến đấu tại chiến trường miền Nam (chiến trường B) Cũng từ 1965 - 1968, các dân tộc Tây Bắc còn huy động được hàng chục vạn ngày công phục vụ các đơn vị bộ đội đào hầm hào, công sự và phục vụ chiến đấu và vận chuyển vũ khí đạn dược cùng các mặt hàng nhu yếu phẩm khác phục vụ chiến trường Bắc Lào Riêng Sơn La ngày 21/8/1965, Tỉnh uỷ quyết định thành lập tiểu đoàn bộ đội địa phương, ngày 23/9/1965 tiểu đoàn 428 bộ đội địa phương chính thức ra đời và chỉ trong một thời gian ngắn tập luyện đã lên đường sang làm nghĩa vụ quốc tế với nước bạn Lào [8, tr.89] Ở Lai Châu, từ năm 1965 - 1968 đã huy động được trên 3000 thanh niên ở 3 xã: Chung Chải, Sính Phìng, Đoàn Kết sang phục vụ
Trang 25chiến đấu ở chiến trường Bắc Lào từ 2 - 3 tháng và đã vận chuyển được 8 chuyến hàng phục vụ chiến đấu
Nhìn chung, trong điều kiện hoàn cảnh bị chiến tranh phá hoại hết sức ác liệt của Đế quốc Mĩ, nhờ những nỗ lực phi thường trong sản xuất, trong chiến đấu bảo vệ sản xuất của giai cấp công nhân, nông dân tập thể, của toàn dân, của chiến sĩ công binh, thanh niên xung phong, cùng với sự giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của các nước xã hội chủ nghĩa và loài người tiến bộ, những nhu cầu của cuộc chiến đấu tại chỗ và ở miền Nam, cùng với nhu cầu thiết yếu của đời sống nhân dân đã được đáp ứng Quân dân miền Bắc đã phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, gắn chặt hai nhiệm vụ sản xuất với chiến đấu và đã giành được những thành thắng lợi to lớn trên tất cả các mặt trận Nhờ vậy mà miền Bắc đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của hậu phương lớn đối với tiền tuyến lớn
Trang 26CHƯƠNG 3 QUÂN DÂN MIỀN BẮC ĐÁNH BẠI CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA GIẶC MĨ (1972 - 1973), HOÀN THÀNH NGHĨA VỤ
HẬU PHƯƠNG LỚN ĐỐI VỚI MIỀN NAM (1969 - 1973)
3.1 Đế quốc Mĩ quay trở lại đánh phá miền Bắc xã hội chủ nghĩa
Sau đòn mở đầu bất ngờ của quân ta, quân ngụy có sự yểm trợ tối đa của hỏa lực, không quân và hải quân Mĩ, đã phản công mạnh, gây thiệt hại cho ta Phối hợp với ngụy, chính quyền Níchxơn "Mĩ hoá" trở lại một phần cuộc chiến tranh xâm lược miền Nam và quay trở lại tiến hành cuộc chiến tranh không quân
và hải quân phá hoại miền Bắc từ 6/4/1972 và ngày càng trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết Không giống với lần thứ nhất thực hiện chiến tranh phá hoại, chiến tranh phá hoại lần thứ hai được Đế quốc Mĩ tiến hành trong thời gian ngắn hơn, nhưng khốc liệt hơn bao giờ hết
Từ ngày 6/4/1972 Mĩ cho máy bay bắn phá một số nơi ở miền Bắc, ngày 16/4/1972 Đế quốc Mĩ chính thức cho máy bay, trong đó có B-52 đánh phá dữ dội nhiều vị trí thuộc Khu 4 cũ và các các cầu đường, bến phà ở miền Bắc B-52 là loại “siêu pháo đài bay chiến lược” do hãng Bô-ing sản xuất, chiếc đầu tiên được đưa bay thí nghiệm vào 16/4/1952 nên được gọi B-52 Sau 20 năm, năm 1972, B-52 đã trải qua 8 lần cải tiến từ B-52A đến B-52G, B-52H Mỗi chiếc B-52G hoặc H (loại bị bắn rơi tại Hà Nội tháng 12/1972) có thể mang trên dưới 100 quả bom với trọng lượng từ 17 đến 30 tấn cùng nổ chỉ trong phạm
vi 3 đến 10 giây đồng hồ Mỗi B-52 được trang bị 15 máy điện tử phát nhiễu chống các loại ra-đa của đối phương Khi B-52 tấn công mục tiêu còn có máy bay EB66 gây nhiễu phía ngoài và nhiều tốp F4 thả nhiễu tiêu cực là những bó sợi hợp kim nhôm trong khu vực độ dài từ 40 ki-lô-mét đến 70 ki-lô-mét, dày khoảng 2 ki-lô-mét để gây nhiễu Trung bình mỗi B-52 đi chiến đấu có 7 máy bay chiến thuật đi kèm [14]
Từ năm 1962, với tầm nhìn chiến lược, Hồ Chủ tịch đã dự báo: “sớm muộn
gì thì Mĩ cũng sẽ đưa B-52 vào chiến trường Việt Nam” và Người giao nhiệm vụ cho đồng chí Phùng Thế Tài (Tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân):
Trang 27“ phải theo dõi chặt chẽ và thường xuyên quan tâm đến loại máy bay B-52 này” [15,tr.455]
Năm 1965, lần đầu tiên Mĩ đã sử dụng máy bay B-52 ném bom ở Bến Cát (Tây Bắc Sài Gòn) Ngày 19/7/1965, khi đến thăm quân chủng Phòng không - Không quân, Hồ Chủ tịch đã khẳng định: “Dù Đế quốc Mĩ có lắm súng nhiều tiền Dù chúng có B57, B52 hay “bê” gì đi chắng nữa ta cũng đánh Từng ấy máy bay, từng ấy lính Mĩ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng” Người chỉ thị: “Miền Bắc chúng ta cần chuẩn bị để đối phó với B-
52 và nhiệm vụ này, chủ yếu giao cho bộ đội phòng không Bất kể trong tình huống nào, chúng ta cũng phải đánh thắng B-52” [15, tr.467] Chấp hành chỉ thị của Bác, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và quân chủng Phòng không - Không quân
đã chủ động, tích cực chuẩn bị về mọi mặt đặc biệt là nghiên cứu cách đánh B52
Từ giữa năm 1965 tin tức về máy bay B-52 ném bom ở chiến trường miền Nam, hàng ngày đã được các cơ quan Bộ tư lệnh Quân chủng tổng hợp, nghiên cứu và Trung đoàn tên lửa Sam-2 được thành lập và đang khẩn trương huấn luyện để ra quân Đây là loại vũ khí duy nhất chúng ta có trong tay để xử lí B-52
Ngày 24/3/1966, Bác đến thăm quân chủng Phòng không - Không quân, tại đây Người nói: “Các chú phải chuẩn bị đối phó, vì sớm hay muộn, Mĩ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh phá miền Bắc” Quả nhiên, chỉ ít ngày sau Mĩ đã điều B-52 ném bom xuống đèo Mụ Giạ (Quảng Bình) và Vĩnh Linh (Quảng Trị) Thực hiện chỉ thị của Bác, từ mùa hè năm 1966, ta đã đưa các đơn vị tên lửa vào Vĩnh Linh, nơi B-52 thường xuyên hoạt động để chiến đấu và nghiên cứu cách đánh loại máy bay này Cho đến một ngày đầu năm 1968, Bác gọi đồng chí Phùng Thế Tài lên căn dặn rằng, phải dự kiến trước mọi tình huống, bởi “sớm muộn đế quốc Mĩ cũng sẽ đưa B-52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua nó mới chịu thua” Sau khi nhắc lại sự kiện trước khi thua ở Triều Tiên, Đế quốc Mĩ đã ném bom hủy diệt Thủ đô Bình Nhưỡng, Bác nói: “Ở Việt Nam, Mĩ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội Vì thế, nhiệm vụ của các chú rất nặng nề” [16]