1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giáo án Sinh học 10 bài 7: Tế bào nhân sơ

5 6,6K 28

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 155,07 KB

Nội dung

Giáo án Sinh học 10 bài 7: Tế bào nhân sơ tài liệu, giáo án, bài giảng , luận văn, luận án, đồ án, bài tập lớn về tất cả...

Trang 1

GIÁO ÁN SINH HỌC 10 Bài 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ

I Mục tiêu bài dạy

1 Kiến thức

a Cơ bản

- Học sinh phải nêu được các đặc điểm của tế bào nhân sơ

- Giải thích lợi thế của kích thước nhỏ ở tế bào nhân sơ

- Trình bày được cấu trúc và chức năng của các bộ phận cấu tạo nên tế bào vi khuẩn

b Trọng tâm

- Nắm được đặc điểm và cấu tạo của tế bào nhân sơ

2 Kỹ năng

- Phân tích hình vẽ, tư duy so sánh – phân tích – tổng hợp, hoạt động độc lập của học sinh

3 Thái độ

- Thấy rõ tính thống nhất của tế bào

II Chuẩn bị dạy và học

1 Giáo viên

- Phiếu học tập để thảo luận nhóm

- Tranh vẽ phóng hình 7.1 và 7.2 SGK Tế bào động vật, thực vật

2 Học sinh

- Phiếu học tập của nhóm

- Xem trước bài mới, tìm hiểu về cấu tạo của tế bào nhân thực

III Tiến trình dạy và học

1 Ổn định tổ chức lớp

2 Kiểm tra bài cũ

- Không kiểm tra – mới ôn tập và kiểm tra 15 phút

Trang 2

3 Hoạt động dạy và học

a Mở bài

GV: Có bao giờ các em thấy tế bào thật chưa? Trông chúng như thế nào? Để quan sát được tế bào thì người ta sử dụng dụng cụ gì?

b Bài mới

Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm chung của

tế bào nhân sơ

GV: Cho HS quan sát tranh tế bào vi khuẩn,

động vật, thực vật

GV: Em có nhận xét gì về cấu tạo tế bào

nhân sơ so với tế bào nhân thực?

HS: Tế bào nhân sơ có cấu tạo đơn giản,

nhân chưa có màng bao bọc so với tế bào

nhân thực

GV: Em có nhận xét gì về kích thước giữa

các tế bào?

HS: Kích thước rất nhỏ, chỉ bằng khoảng

1/10 kích thước tế bào nhân thực

GV: Kích thước nhỏ có vai trò gì với các tế

bào nhân sơ?

HS: Giúp cho tế bào trao đổi chất được

nhanh hơn, nhiều hơn

GV: Nhận xét và giải thích thêm:

- (diện tích bề mặt) S = 4r2

- (Thể tích) V = 4r3/3

- S/V = 4r2 /4r 3/3  3/r

- Nếu r càng lớn thì tỷ lệ S/V càng nhỏ và

I Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ

1) Cấu tạo

- Chưa có nhân hoàn chỉnh (nhân chưa có màng nhân bao bọc)  Nhân sơ

- Tế bào chất chưa có hệ thống nội màng và không có các bào quan có màng bao bọc

2) Kích thước

- Khoảng 1- 5m, bằng khoảng 1/10 tế bào nhân thực

Trang 3

ngược lại.

→ Nhờ vậy nên tế bào nhân sơ trao đổi chất

nhanh hơn, sinh trưởng và sinh sản cũng

nhanh hơn so với tế bào nhân thực

Hoạt động 2: Tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân

GV: Cho HS quan sát tranh hình 7.2 SGK

GV: Em hãy nêu cấu tạo của tế bào nhân sơ

HS: Tế bào nhân sơ có 3 thành phần chính:

màng sinh chất, tế bào chất và vùng nhân

GV: Ngoài 3 thành phần chính đó thì tế bào

nhân sơ còn có các thành khác như thành tế

bào, lông, roi hay chất nhày

GV: Thành tế bào có cấu tạo như thế nào?

HS: Được cấu tạo chủ yếu bằng cacbohydrat

và protein, gọi là peptydoglican

GV: Khi nhuộm bằng phương pháp Gram vi

khuẩn Gram dương bắt màu tím còn vi khuẩn

Gram âm bắt màu đỏ

GV: Tại sao cùng là vi khuẩn nhưng phải sử

dụng những loại thuốc kháng sinh khác

nhau?

HS: Do thành tế bào có cấu trúc khác nhau,

do tốc độ sinh sản nhanh nên chúng nhanh

chóng bị lờn thuốc

GV: Trả lời câu lệnh trong SGK trang 33.

HS: Tư duy và trao đổi với nhau để trả lời

GV: Màng sinh chất có cấu trúc như thế nào?

Màng sinh chất ở tế bào nhân thực và nhân

sơ có điểm nào khác nhau?

- Lợi thế: Kích thước nhỏ giúp trao đổi chất

với môi trường sống nhanh  sinh trưởng, sinh sản nhanh (thời gian sinh sản ngắn)

II Cấu tạo tế bào nhân sơ

1) Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi

a Thành tế bào

- (Peptydoglican = cacbohydrat và protein) quy định hình dạng tế bào

- Dựa vào cấu trúc và thành phần hoá học của thành tế bào vi khuẩn chia làm 2 loại là

vi khuẩn Gram dương (G+ ) và Gram âm (G).

- Một số loại vi khuẩn còn có thêm 1 lớp vỏ nhày (vi khuẩn gây bệnh ở người)

Trang 4

HS: Nghiên cứu SGK và trả lời.

GV: Lông và roi có tác dụng gì đối với tế

bào nhân sơ?

HS: Giúp tế bào bám vào vật chủ và di

chuyển được trong môi trường

GV: Tế bào chất có đặc điểm gì?

HS: Gồm có 2 thành phần chủ yếu là bào

tương, ribosome, ở một số khác có thêm hạt

dự trữ

GV: Tại sao gọi là vùng nhân ở tế bào nhân

sơ ?

HS: Vì nhân không có màng bao bọc mà nằm

lẫn trong tế bào chất

GV: Vai trò của vùng nhân đối với vi khuẩn?

HS: Chứa vật chất di truyền là DNA dạng

vòng, ở một số loài vi khuẩn còn có thêm

plasmid

b Màng sinh chất

- Màng sinh chất gồm 2 lớp phospholipid và protein

- Vận chuyển, trao đổi các chất qua màng

c Lông và roi

- Lông (nhung mao): giúp bám lên vật chủ

- Roi (tiêm mao): chỉ có ở một số loài vi khuẩn, giúp tế bào di chuyển

2) Tế bào chất

- Nằm giữa màng sinh chất và nhân hoặc vùng nhân

- Thành phần: Gồm bào tương, ribosome và hạt dự trữ (chỉ có ở một số loài vi khuẩn)

- Tế bào chất của vi khuẩn không có:

+ Hệ thống nội màng + Các bào quan có màng bao bọc + Khung tế bào

Trang 5

3) Vùng nhân

- Chưa có màng bao bọc

- Chỉ chứa 1 phân tử DNA dạng vòng

- Một số vi khuẩn có thêm phân tử DNA nhỏ dạng vòng là plasmid

4 Củng cố

- Cho HS đọc phần kết luận ở cuối bài và sử dụng các câu hỏi 1, 5 trang 34 SGK

- Tỷ lệ S/V ở các động vật vùng nóng và vùng lạnh như thế nào? Tác dụng đối với sinh vật? (tỷ

lệ S/V ở động vật vùng lạnh nhỏ - cơ thể thường tròn để giảm diện tích bề mặt - giảm mất nhiệt của cơ thể)

5 Hướng dẫn học ở nhà

- Học bài và xem trước bài mới

- Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo của tế bào nhân thực có gì khác biệt so với tế bào nhân sơ

Ngày đăng: 04/10/2016, 15:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w