1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

SANG KIEN KINH NGHIEM tieng anh

16 609 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 2,22 MB

Nội dung

Mục đích nghiên cứu : Để giúp học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc nghe và nghe có hiệu quả, tôi đã cố gắng tìm tòi và nghiên cứu các tài liệu mà tôi đã học, cộng với những

Trang 1

TÊN ĐỀ TÀI

‘‘Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học rèn kỹ năng nghe

trong môn Tiếng Anh ’’

I Phần mở đầu :

1 Lý do chọn đề tài :

Trong thời đại ngày nay, thời đại mà công nghệ thông tin phát triển cao thì việc sử dụng ngoại ngữ để giao tiếp là một điều hết sức cần thiết, đặc biệt là Tiếng Anh Như chúng ta thấy thì Tiếng Anh đang trở thành ngoại ngữ số một được dạy ở nước ta Trước đây mục tiêu của việc dạy và học ngoại ngữ chỉ nhằm 2 kỹ năng là đọc - viết, tuy nhiên ngày nay nhằm phục vụ chính sách mở cửa, đổi mới, hoà nhập với khu vực và thế giới, mục tiêu của việc dạy và học ngoại ngữ đã thay đổi theo xu hướng là giao tiếp và chủ yếu là tập trung vào 2

kỹ năng nghe – nói nhiều hơn trước kia Để học sinh giao tiếp tốt, giáo viên phải thay đổi phương pháp dạy theo hướng giao tiếp Bên cạnh đó, nghe là một trong bốn kỹ năng quan trọng của việc học ngoại ngữ Chúng ta không thể giao tiếp được nếu không nghe và hiểu người khác nói gì Để thành công khi đối thoại, ta phải nghe hiểu được những gì người khác nói Khi nói Tiếng Anh, ta có thời gian để nghĩ là sẽ nói gì, dùng từ như thế nào Còn khi nghe, ta phải chú ý đến nghe hiểu Thực tế học nghe là một kỹ năng khó nhất trong bốn kỹ năng Tuy nhiên việc dạy kỹ năng nghe đôi lúc còn bị coi nhẹ do một số lý do như: cơ sở vật chất ở một số trường còn thiếu, không đồng đều như: không có băng đĩa hoặc băng đĩa chất lượng kém, cuối kỳ hoặc cuối năm không thi nghe Tại sao nghe lại là một việc khó khăn? Khi học sinh nghe giáo viên đọc, các em đã quen với giọng điệu của thầy cô Ngoài ra thầy cô có thể đọc chậm, dùng cử chỉ hoặc hành động để gợi ý những phần nghe khó Do đó việc nghe trở nên dễ dàng hơn Nhưng khi nghe băng, học sinh phải đối mặt với những khó khăn như không

Trang 2

nhiều từ mới, trọng âm của từ khác vì giọng điệu của người bản xứ, học sinh lại không được nghe thường xuyên nên không thể nhận ra những từ mà các em biết

và sẽ bối rối trong khi nghe Vậy làm thế nào để giúp các em nghe tốt hơn và đạt hiệu quả cao khi làm một bài tập nghe, cũng như để một tiết học nghe bớt căng thẳng và trở nên thú vị Đó cũng là điều mà nhiều giáo viên tiếng Anh đang rất trăn trở?

2 Mục đích nghiên cứu :

Để giúp học sinh khắc phục được những khó khăn trong việc nghe và nghe có hiệu quả, tôi đã cố gắng tìm tòi và nghiên cứu các tài liệu mà tôi đã học, cộng với những trải nghiệm thực tế trong quá trình giảng dạy, tôi đã rút ra một

số kinh nghiệm trong phương pháp dạy nghe Tôi hy vọng kinh nghiệm của tôi

sẽ là một tài liệu nhỏ để các bạn đồng nghiệp tham khảo

3 Đối tượng nghiên cứu :

- Học sinh tiểu học Trường TH Vĩnh Hoà A

- Sách giáo khoa tiếng Anh let’s go (ấn bản 3)

- Sách giáo viên Let’s go

4 Phương pháp nghiên cứu :

Nghiên cứu qua tài liệu, dự giờ đồng nghiệp, mạng truyền thông, kiểm tra,

so sánh kết quả của học sinh

II Đặc điểm tình hình :

1 Thuận lợi :

- Được sự quan tâm sâu sát của ngành, BGH nhà trường trang bị CSVC tương đối đầy đủ, bên cạnh đó lại được trang bị phòng nghe nhìn riêng phục vụ tốt cho công tác giảng dạy bộ môn tiếng Anh

- Thực hiện theo chương trình 4 tiết/ tuần nên thời gian tương đối thuận tiện cho Giáo viên trong quá trình giảng dạy của Giáo viên

Trang 3

- Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với học sinh, tranh ảnh đẹp

- Giáo viên có được nhiều nguồn tư liệu thiết thực từ máy tính, mạng internet qua sự phát triển của CNTT

- Giáo viên nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công tác, luôn đầu tư tìm ra phương pháp mới phù hợp với trình độ của học sinh

- BGH nhà trường khen thưởng riêng cho các em xuất sắc sau mỗi kì thi

để động viên tinh thần cho các em học tập tốt hơn

2 Khó khăn :

- Về phía học sinh, bên cạnh một số em học hành nghiêm túc, có không ít học sinh chỉ học qua loa, không tập đọc, và không chú ý nghe giáo viên hoặc băng đĩa Đến khi giáo viên yêu cầu các em sẽ không thể thực hiện được yêu cầu của giáo viên

- Hơn nữa, cũng rất khó khăn trong việc kiểm tra hoặc hướng dẫn các em

tự học ở nhà Bởi vì đây là môn ngoại ngữ, nên không phải phụ huynh nào cũng biết

- Một bộ phận phụ huynh học sinh xem đây là môn học phụ nên ảnh hưởng đến các em và hệ quả là các em cũng không quan tâm, không dành thời gian để học

- Cơ hội thực hành tiếng Anh ít, các em chỉ được tiếp xúc ở trường mà không có cơ hội tiếp xúc trong giao tiếp hằng ngày nên kỹ năng giao tiếp để thực hành nghe của các em là rất ít

3 Thực trạng:

- Như các bạn biết bất kì ai khi học ngoại ngữ cũng đều lo ngại rằng không biết làm sao để nghe tốt được, đôi khi lại tỏ ra hoang mang khi học tiết nghe và dẫn đến sợ hãi vì sợ thầy cô gọi trả lời sau khi nghe Các em học sinh trường TH Vĩnh Hòa A cũng vậy, các em sợ học tiết nghe bởi vì đa phần các em

Trang 4

chỉ được tiếp xúc với tiếng Anh trên lớp nên khi nghe giọng của người bản xứ các em không thể theo kịp bài học, không biết họ đang đọc và nói điều gì, một

số em lại tỏ ra lúng túng khi làm bài tập mặc dù giáo viên đã hướng dẫn các em một vài thủ thuật nhỏ khi nghe, một vài em đôi khi còn yêu cầu giáo viên đọc lại từ hoặc câu vì giọng bản xứ nhanh và lướt mất từ không thể nhận ra

II Nội dung giải pháp mới :

Từ thực tế việc dạy và học tiếng Anh nói trên, trong năm học này từ sau khi khảo sát tôi đã áp dụng một số kinh nghiệm của mình vào bài học nhằm giúp tiết học nghe của các em trở nên sinh động và đạt hiệu quả cao nhất Trong khi

áp dụng, tôi đã chọn lọc và sử dụng linh hoạt vào từng tiết dạy nhằm lôi cuốn học sinh hứng thú học tập “học mà chơi, chơi mà học’’ Như vậy học sinh sẽ phát triển được khả năng nghe hiểu của bản thân Trước khi nghe giáo viên cần phân tích kỹ các giai đoạn của một bài nghe để học sinh làm quen:

* Các giai đoạn của một bài nghe:

Tiến hành nghe theo ba giai đoạn: trước khi, trong khi và sau khi nghe Chia quá trình nghe thành từng bước:

1/ Pre- listening:

a) Giới thiệu từ mới, không nhất thiết phải giới thiệu tất cả các từ mới trước khi nghe Các em có thể được phát triển kỹ năng nghe bằng cách thực hành đoán nghĩa của từ Chỉ có những từ khó học sinh không hiểu được nội dung của bài nghe mới cần được dạy trước

b) Chuẩn bị cho học sinh nghe, nghĩ về điều sắp nghe và dự đoán Hoàn thành các dạng bài tập trước khi nghe Các dạng bài tập có thể là:

+ Giáo viên có thể viết vài câu lên bảng về ý chính của bài nghe Học sinh thảo luận đôi hoặc nhóm dự đoán xem câu nào đúng hoặc sai với điều sắp nghe

+ Cho học sinh xem một số tranh, học sinh đoán và viết dự đoán về điều

sẽ nghe hoặc giáo viên đặt câu hỏi, học sinh đoán câu trả lời Cho học sinh một

Trang 5

số tình huống hoặc tranh có đánh số a,b…… đảo lên bảng Học sinh thảo luận nhóm đoán thứ tự tranh hoặc câu có sẵn xuất hiện trong bài nghe

+ Giáo viên cho một vài câu hỏi có chứa ý chính của bài nghe để tập trung

sự chú ý của học sinh trong khi nghe Học sinh không phải đoán câu trả lời, sau khi nghe lần một, yêu cầu học sinh trả lời

2/ While- listening:

Học sinh tập trung nghe chi tiết để hoàn thành yêu cầu nghe Mở băng

2-3 lần, yêu cầu học sinh nghe, làm các dạng bài tập nghe hiểu theo yêu cầu sách giáo khoa hoặc do giáo viên thiết kế như:

- Listen and check T or F

- Check the correct answer

- Matching

- Filling in the gap

- Answer the comprehension question

- Correct the mistakes in the sentence

3/ Post- listening:

Giáo viên chọn chủ đề liên quan đến bài nghe, thiết kế các hoạt động sau khi nghe như: thay đổi thông tin, nêu ý kiến cá nhân, các vấn đề cho học sinh liên hệ bản thân hoặc sử dụng thông tin của chính bản thân mình Hoạt động có thể là:

a) Cho học sinh kể lại bằng ngôn ngữ của mình Giáo viên có thể giúp học sinh bằng những gợi ý nhỏ như tranh, câu đơn giản Ví dụ trong các bài Let’s talk có bài hội thoại nhỏ thì giáo viên sẽ dùng tranh để giúp học sinh nhớ lại

b) Yêu cầu học sinh viết lại những thông tin nghe được bằng ngôn ngữ của mình, sử dụng thông tin ở trong khung, tranh vẽ Ví dụ trong các bài listen and circle the correct answers

c) Học sinh đóng vai nhân vật trong bài nghe qua các bài hội thoại

Trang 6

* Một số kỹ thuật giúp học sinh trong quá trình nghe:

1/ Trước hết, giáo viên phải chuẩn bị tâm thế cho các em trước khi nghe Giáo viên phải đảm bảo:

- Học sinh đã hiểu yêu cầu của bài tập nghe

- Các em phải biết mình cần phải làm gì trong khi nghe

- Giáo viên phải hướng dẫn một cách cụ thể nội dung, bối cảnh trong bài hội thoại hoặc câu hỏi, cũng cần phải giải thích từ và cấu trúc câu trước khi nghe

2/ Giáo viên cần khuyến khích cho các em đoán những điều liên quan đến bài đó Giáo viên cũng có thể đặt câu hỏi gợi mở hoặc sử dụng tranh ảnh có liên quan đến nội dung cho các em

3/ Khi nghe, học sinh phải có khả năng nhận biết sự khác nhau giữa các

âm vị Ví dụ, chúng ta phải nhận thấy được sự khác nhau giữa /g/ và /k/ trong từ:

"pig" và “pick”, hai từ này chỉ có một âm khác giữa chúng: " run và sun" Trong mỗi cặp từ này, sự khác nhau giữa các từ chỉ có một âm độc nhất đã hình thành một từ mới với nghĩa hoàn toàn khác nhau

4/ Các em cần phải chú ý đến phần nối âm giữa các từ Ví dụ: trong bài unit 3: let’s talk với mẫu câu: “This is my friend” thì cần phải nối âm giữa chữ this và is => this is

5/ Giáo viên nên cho các em nghe khoảng 3 lần để các em nghe và kiểm tra lại bài của mình.Thậm chí nếu học sinh nghe tốt hết thì cũng cần phải mở máy lại để hướng dẫn lại cho các em, đồng thời giúp các em luyện nghe thêm lần nữa

6/ Khi nghe các em cũng không cần thiết phải hiểu hết mọi từ mà các em nghe được, nhưng các em phải hiểu được ý chính của các thông tin mà các em vừa nghe, đây là vấn đề cơ bản nhất Kỹ năng này gọi là kỹ năng nghe lướt Ví dụ: trong bài nghe unit 1-2: Listen and review của lớp 5 thì trong các câu hỏi và

Trang 7

trả lời để nhận định tranh nào là đúng trong các tranh a, b và c, các em học sinh không cần phải nghe hết câu Ví dụ: “What are those? Those are workbooks”

Cả 2 câu dài tuy nhiên học sinh chỉ cần nghe được chữ “those ” là đã biết được câu a, b hay c là đúng, như vậy là học sinh không cần phải nghe câu trả lời

7/ Sử dụng âm nhạc và bài hát:

- Nghe nhạc thường xuyên sẽ giúp các em quen với giọng điệu người bản xứ

- Nhịp điệu bài hát giúp học sinh hứng thú với tiết học nghe và dễ ghi nhớ từ

- Giáo viên cho các em nghe nhạc và chơi trò chơi liên đến bài học Ví dụ, các

em sẽ nghe 1 đoạn nhạc, giáo viên bấm nút dừng bất kỳ, học sinh đi vòng tròn hoặc chuyền tay nhau 1 quả banh, nhạc dừng ngay em nào thì em đó phải nói được từ vừa học được hay nghe được

8/ Giáo viên cũng có thể cho các em xem những video hoạt hình phụ đề tiếng anh hoặc bài hát tiếng anh trên mạng cho học sinh làm quen

9/ Viết chính tả:

- Chính tả giúp học sinh tập trung nghe từ và mẫu câu một cách chính xác hơn

- Chính tả còn giúp các em luyện ngữ âm, đánh vần đúng và luyện chữ viết

10/ Giáo viên nên thường xuyên cho các em nghe và thực hành nghe nhiều hơn trong mỗi tiết học

Ảnh minh họa tiết học nghe của học sinh

Trang 8

BÀI GIẢNG MẪU

- HS nghe cách đọc các chữ cái, âm và sự kết hợp trong từng từ

Trang 9

- HS nghe mẫu câu hỏi, trả lời Sau đó hoàn thành bài tập đánh số thứ tự của tranh

Trang 10

- GV đưa ra kết quả chính xác cho học sinh nghe và kiểm tra lại từng tranh

IV Kết quả đạt được :

Qua việc áp dụng các phương pháp này lồng vào nội dung bài học, trong quá trình giảng dạy tiếng Anh tại trường Tiểu học Vĩnh hoà A năm 2013-2014, tôi nhận thấy có sự chuyển biến rõ rệt về thái độ học tập của học sinh trong các tiết học nghe tiếng Anh Tôi thấy các em tỏ ra thích thú với tiết học và chủ động trong việc hăng hái phát biểu ý kiến, có một số em trước đây rất thụ động bây giờ chủ động và thích học môn tiếng Anh hơn Các em đã có nhiều sự tiến bộ, trở nên chủ động linh hoạt hơn Nhờ thế, các tiết học nghe trở nên nhẹ nhàng, sinh động hơn Sau khi vận dụng các kỹ thuật nhỏ trên, số lượng học sinh yếu kỹ năng nghe và không thích tiết nghe giảm đi nhiều cụ thể học sinh đã tỏ ra hứng thú hăng hái phát biểu ý kiến trong các tiết nghe

V Bài học kinh nghiệm :

Qua việc nghiên cứu và áp dụng đề tài ‘‘Một số biện pháp giúp học sinh tiểu học rèn kỹ năng nghe trong môn Tiếng Anh ’’ tôi đã rút ra được một số

kinh nghiệm sau:

- Để nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo viên phải yêu nghề, có trách

Trang 11

dạy thì mới chọn được phương pháp linh hoạt theo hướng đổi mới phú hợp với học sinh

- Chuẩn bị bài học chu đáo Sử dụng đồ dùng dạy học sẵn có hoặc tự làm phong phú, thiết thực, có hiệu quả

- Khen thưởng tuyên dương những em có năng khiếu, có tiến bộ và có tham gia phát biểu Ngoài ra, cần thường xuyên giúp đỡ động viên các em còn yếu kém và kịp thời sửa lỗi của các em một cách nhẹ nhàng Tuy nhiên, giáo viên cần phải có sự linh động khi vận dụng các phương pháp trên sao cho phù hợp với tiết học và các đối tượng học sinh

VI Kết luận :

Trên đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện và đạt được kết quả khả quan trong thời gian giảng dạy vừa qua Tuy chưa tốt lắm nhưng cũng phần nào giúp cho các học sinh của tôi ngày càng yêu thích và gần gũi với môn học Tôi xin chân thành trình bày và rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn chỉnh hơn Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường và các đồng nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi để giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này

Vĩnh Hoà, ngày 10 tháng 01 năm 2014.

Người viết

Nguyễn Thị Hồng Nga

Trang 12

- Sách giáo viên Let’s go (ấn bản 3)

- Sách let’s go 1A, 2A (ấn bản 3)

- Teaching English (Doff)

Trang 13

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT SÁNG KIẾN

Trang 14

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

………

Trang 15

MỤC LỤC

Trang

I Phần mở đầu 1

1 Lý do chọn đề tài .1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

II Đặc điểm tình hình 2

1.Thuận lợi 2

2 Khó khăn 3

3 Thực trạng 3

III Nội dung giải pháp mới 4

* Các giai đoạn của một bài nghe 4

* Một số kỹ thuật giúp học sinh trong quá trình nghe 6

Ảnh minh họa 7

Bài giảng mẫu 8-9-10 IV Kết quả đạt được 10

V Bài học kinh nghiệm 10

VI Kết luận .11

Tài liệu tham khảo 12

Ngày đăng: 04/10/2016, 14:27

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w