Câu 1 8 điểm: Suy nghĩ về câu nói sau: Đường đời không chỉ có một lối đi Câu 2 12 điểm: Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của mình.. Mỗi nghệ sĩ
Trang 2trình “lột xác” lại rất đau đớn và thường gặp nguy hiểm nữa Tuy nhiên, loài cua
không thể lớn lên mà không lột xác. Điều quan trọng là cách chấp nhận rất tự nhiên của cua con với quá trình lột xác của
họ hàng nhà mình, coi như đó là cách duy nhất để lớn lên và trưởng thành. 2. Bình luận: Câu chuyện đã gợi cho ta bài học nhân sinh sâu sắc về quá trình lớn lên và trưởng
thành của muôn loài và con người: muốn lớn lên và trưởng thành, muốn đạt đến
thành công thì tất cả muôn loài và con người cần phải trải qua chông gai thử thách,
qua những quá trình lột xác đau đớn. Cuộc đời con người là một hành trình dài, trong đó có những dấu mốc thành công
không thể phai mờ, nó đánh dấu sự trưởng thành của mỗi chúng ta trên đường đời.
Nhưng để đi đến những thành công ấy, con người đã phải qua quá trình “lột xác” đau
đớn Quá trình này là tự thân, không ai thay thế được chính bản thân ta Do đó, để
“lớn lên và trưởng thành”, con người phải tự thân vận động vượt qua khó khăn, thử
thách, chông gai cũng như loài cua, cua con cũng phải tự lột xác mới lớn lên được. Thái độ chấp nhận thử thách, khó khăn như một điều tất yếu trong cuộc sống là thái
độ cần thiết để con người có thể “lớn lên và trưởng thành” và đạt tới thành công.
Vượt qua thử thách cũng là một cách để thể hiện bản lĩnh, ý chí, nghị lực sống của
con người, khẳng định ý nghĩa sự sống của mỗi con người. Từ quá trình “lột xác” của cua con, câu chuyện cũng đưa ra một quy luật của sự
sống: sự sống là một sự phát triển liên tục mà ở đó cái mới thay thế cái cũ là điều tất
yếu Con người cần nhận thức được quy luật của sự phát triển ấy để thích ứng và làm
chủ bản thân trong những thử thách và chông gai trên đường đời Mỗi cá nhân đều
cần lột xác để trưởng thành, từ đó thúc đẩy sự phát triển đi lên của xã hội. *(Lưu ý: Mỗi luận điểm trên đều có phân tích dẫn chứng để làm sáng tỏ Dẫn chứng
phải tiêu biểu, toàn diện, xác đáng) 3. Mở rộng vấn đề: Phê phán lối sống nhu nhược, sợ hãi, không dám đương đầu với thử thách và chông
gai, giam mình trong vỏ ốc, cả đời không đạt đến thành công. Phê phán lối sống ỷ lại, không tự thân vận động, ngại thay đổi, phụ thuộc vào người khác.
4.Bài học rút ra
Trang 3 Con người cần biết dũng cảm đương đầu với khó khăn, trong phong ba bão táp, con người sẽ trưởng thành rất nhanh chóng và đạt đến những thành công trên đường đời.
Vì sao “chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn
”? (Vai trò của chi tiết đối với tác phẩm văn
học và thể hiện tài năng của nhà văn).
Chi tiết nghệ thuật tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong tác phẩm Chi tiết có khả năng thể hiện, giải thích, làm minh xác cấu tứ nghệ thuật của nhà văn, trở thành tiêu điểm, điểm hội tụ của tư tưởng tác giả trong tác phẩm.
Chi tiết nghệ thuật gắn với quan niệm nghệ thuật về thế giới và con người, với truyền thống văn hóa nghệ thuật nhất định.
> Do đó, “chi tiết nhỏ” có khả năng tạo nên “nhà văn lớn”.
Trang 4 Tác giả, tác phẩm: tác giả Nam Cao và tác phẩm “Chí Phèo”, tác giả Nguyễn Tuân
và tác phẩm “Chữ người tử tù”. Chọn chi tiết đặc sắc trong mỗi tác phẩm: có thể chọn các chi tiết trong “Chí Phèo”:
chi tiết tiếng chửi của Chí Phèo ở đầu truyện, chi tiết Chí Phèo tỉnh rượu sau cuộc
gặp gỡ với Thị Nở ở bờ sông, chi tiết bát cháo hành của Thị Nở, chi tiết Chí Phèo ôm
mặt khóc rưng rức khi bị thị Nở từ chối… Với “Chữ người tử tù” có thể chọn chi tiết
cảnh cho chữ cuối tác phẩm… Đánh giá được vị trí quan trọng của các chi tiết trong tác phẩm và trong việc thể
hiện tài năng của nhà văn. b. Cảm nhận, phân tích cụ thể các chi tiết: HS chọn và phân tích hai trong số những chi tiết đặc sắc thuộc hai tác phẩm “Chữ
người tử tù” của Nguyễn Tuân và “Chí Phèo” của Nam Cao Bám sát vai trò và ý
nghĩa của chi tiết đối với tác phẩm văn học và nhà văn, đồng thời làm rõ ý nghĩa, vai
trò của chi tiết với tác phẩm cụ thể. Trong quá trình phân tích cần đối sánh để làm nổi bật ý nghĩa của từng chi tiết đã
chọn. 3. Bình luận, đánh giá Hai chi tiết đều là những chi tiết nghệ thuật đặc sắc, góp phần không nhỏ tạo nên thành công cho tác phẩm và nhà văn, thể hiện khả năng khái quát hiện thực và sáng tạo nghệ thuật của hai nhà văn. Quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn là quá trình lao động công phu, chắt lọc từng chi tiết nhỏ trong đời sống để tạo nên những chi tiết nghệ thuật sáng giá. Bởi vậy, nhận định trên hoàn toàn đúng đắn. III. Cách chấm điểm: Điểm 1012 : Bài viết đáp ứng tốt các yêu cầu trên Hành văn có cảm xúc, lập luận
rõ ràng, dẫn chứng thuyết phục… Điểm 79 : Bài viết đáp ứng được những ý cơ bản, hầu như không mắc lỗi về kĩ năng
và diễn đạt. Điểm 46 : Bài viết chỉ trình bày được một nửa yêu cầu về kiến thức, còn mắc lỗi về
kĩ năng và diễn đạt. Điểm 13 : Bài viết chưa hiểu rõ về vấn đề, chủ yếu kể lể lại các tình tiết Diễn đạt
và kĩ năng viết văn nghị luận yếu.
Trang 6Câu 1 (8 điểm): Suy nghĩ về câu nói sau:
Đường đời không chỉ có một lối đi
Câu 2 (12 điểm):
Mỗi nghệ sĩ có thể đến với văn chương và cuộc đời bằng con đường riêng của
mình Nhưng… tư duy nghệ thuật dù có đổi mới đến đâu đi nữa thì cũng không thể
vượt ra ngoài các quy luật của chân thiện mĩ, quy luật nhân bản Nhà văn chân chính
có sứ mệnh khơi nguồn cho dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh
mông. (Lã Nguyên , Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật/
Nguyễn Minh Châu – về tác gia và tác phẩm; NXB GD; Hà Nội; 2007; trang 395) Anh (chị) hiểu nhận định trên như thế nào? Làm sáng tỏ qua truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam và “Chí Phèo” của Nam Cao.
Trang 7
Câu 1 (8 điểm): Đường đời không chỉ có một lối đi
1. Giải thích (2.0 điểm)
Lời khẳng định ở chỗ: không chỉ có một lối đi
; đã nhấn mạnh: có nhiều lối đi
trên đường đời – con đường cuộc đời mỗi người Cuộc đời nhiều ngã rẽ, nhiều nẻo
đường; mỗi con đường dẫn đến những mục tiêu khác nhau Có con đường thẳng,
phẳng phiu, có con đường chông gai, gồ ghề, trắc trở, gập ghềnh; có nhiều ngả đường
dẫn đến đích; vấn đề lối đi nào ngắn nhất, thông minh nhất, đạt mục tiêu sớm nhất thì
còn tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người. Câu nói đặt ra vấn đề lựa chọn đường đi trên đường đời của con người. 2. Bình luận (5.0 điểm) Đây là vấn đề rất quan trọng đặt ra với mỗi người, nhất là những người sắp
bước vào đời, đang lựa chọn đường đi cho cuộc đời mình Tại sao trên đường đời lại
có nhiều lối đi? Bởi con đường là do con người tạo ra, người ta đi mãi thành đường.
Con đường kết nối những điểm trong không gian, cũng là cái đích cần tới của con
người Tạo ra nhiều con đường cũng tức là tạo ra nhiều cách đi đến đích, tạo ra nhiều
sự lựa chọn cho con người. Ví dụ để lập nghiệp lập thân với thanh niên có nhiều con đường: Ngày xưa để lập
nghiệp người con trai có thể trên con đường lập đức hành đạo, lập công, hay con
đường lập ngôn Có người lựa chọn con đường công danh, người chọn con đường văn
chương nghệ thuật, con đường võ nghệ Thời đại cách mạng cũng mở ra nhiều con
đường với người thanh niên Việt Nam thế kỉ 20 Có người lựa chọn đúng đắn con
đường của mình; nhưng không ít người lầm đường lạc lối Lựa chọn con đường sáng –
tối, đen – trắng, phải – trái là cả vấn đề nhân cách và ý chí của con người Ngày nay
cũng vậy, có nhiều con đường: học tập thành danh, lao động sản xuất, kinh doanh
công nghệ, văn nghệ thể thao… và trên con đường nào cũng có người thành danh nổi tiếng.
Trang 8 Nhưng lưạ chọn con đường đi nào tùy thuộc vào mỗi người: mục tiêu, ước mơ,
khát vọng, ham muốn, hay bản lĩnh, ý chí của con người Có người chọn đường đi trên
đường đời đúng đắn, đi đến đích nhanh chóng dễ dàng? Có người lựa chọn sai con
đường của mình dẫn đến những sai lầm đổ vỡ? Vấn đề đặt ra: có nhiều con đường đi trên đường đời đến đích, vậy nên con
người không nên bi quan chán nản mỗi khi vấp ngã trên đường đời Có những lúc băn
khoăn, chao đảo, đứng ở ngã ba cuộc đời nhiều lối rẽ, không biết đi con đường nào.
Lúc ấy hãy tỉnh táo nhận ra con đường đi của riêng mình và quyết tâm dấn bước, đó là
điều tiên quyết để lập thân lập nghiệp với mỗi người, nhất là người thanh niên Và
phải chọn được con đường của riêng mình, không nên dẫm lên vết chân người đi
trước. Phê phán những người hèn yếu, không biết chọn đường đi trên đường đời, hoặc
chọn con đường sai lầm hại dân hại nước, hại nhà hại mình; hoặc bỏ cuộc, đầu hàng số
phận. 3. Bài học và liên hệ (1.0 điểm) Nhận thức được những ngã rẽ cuộc đời, con đường đúng đắn để đi. Quyết tâm thực hiện con đường mình đã lựa chọn, không bỏ dở con đường; có
nghị lực bản lĩnh vượt qua mọi trở ngại trên đường đời nhiều chông gai trắc trở; biết
chống lại những cám dỗ trên đường đời, biết tránh những xấu xa trên con đường để đi
đến đích. Câu 2 (12 điểm): 1. Giải thích: (4.5 điểm) a. Mỗi nghệ sĩ … riêng mình (1.5 điểm) Câu nói đề cập đến cách tiếp cận, cắt nghĩa, lí giải đời sống bằng văn chương của
mỗi người nghệ sĩ: mỗi người có con đường của riêng mình. Vì sao? + Vì đời sống là đối tượng khám phá của NT, của văn chương Cuộc đời là nơi xuất phát của văn học.
Trang 9+ Đứng trước HT cuộc sống phong phú, mỗi nhà nghệ sĩ có những cảm xúc, suy
ngẫm, lí giải khác nhau, lựa chọn những mảng đề tài khác nhau, cách xử lí đề tài khác
nhau để đặt ra những vấn đề khác nhau Và đó là con đường riêng họ tạo ra cho mình.
Đó cũng là yêu cầu xuất phát từ đặc trưng của VHNT: lĩnh vực của sự sáng tạo Đó
cũng là lương tâm, là trách nhiệm của mỗi người nghệ sĩ Nam Cao tâm niệm: “Văn
chương không cần những người thợ khéo tay…”. Nếu không tạo ra con đường riêng của mình thì sao? Tác phẩm của họ sẽ trở
thành sự sao chép, sẽ chết, sẽ dẫm lên vết chân của người đi trước Nghĩa là nó sẽ
chẳng mang đến chút gì mới lạ cho văn chương. Tác dụng: Tạo ra con đường riêng của mình người nghệ sĩ sẽ tạo ra sự đa dạng
trong sáng tạo nghệ thuật, khẳng định sức sống của mỗi tác phẩm, vị trí, phong cách
của nhà văn, cái lí để nhà văn đứng được với cuộc đời. Có thể lấy ví dụ: Cùng một đề tài, cách xử lí khác nhau ở các nhà văn. b. Tư duy NT…. quy luật chân thiện mĩ, quy luật nhân bản ( 1.5 điểm) Đây là vấn đề đổi mới tư duy nghệ thuật – một vấn đề đặt ra như một nhu cầu
bức thiết, sống còn của nghệ thuật Nhà văn luôn phải tự làm mới mình góp phần đổi
mới nghệ thuật Đổi mới cái gì? Đổi mới đề tài, chủ đề, cảm hứng, văn phong… Quan
trọng là đổi mới tư duy, cách nhìn nhận của nhà văn trước cuộc đời. Nhưng mọi sự đổi mới đều không vượt ra ngoài quy luật chân, thiện, mĩ Cái
chân, cái thiện, cái mĩ, cái nhân bản vẫn là cái đích hướng đến của mọi khám phá,
sáng tạo nghệ thuật Quy luật chân thiện mĩ, nhân bản giống như sợi dây neo giữ, là
giới hạn mà bán kính sáng tạo nhà văn quay chiều nào cũng không thể vượt qua Nói
cách khác, nó cũng là một tâm điểm của mọi khám phá sáng tạo nghệ thuật. Văn học sở dĩ là nhu cầu, là món ăn tinh thần không thể thiếu của con người, vì
nó là lĩnh vực đáp ứng nhu cầu sống của con người Văn học có nhiều chức năng
(nhận thức, giáo dục, thẩm mĩ, dự báo, giải trí…); có nhiều quan niệm cổ kim đông
tây, nhưng điểm giao thoa gặp gỡ vẫn cứ là cái chân thiện mĩ, những vấn đề mang
Trang 10nhận thức của văn học; văn học phải chân thực Cái thiện là nói đến chức năng giáo
dục, cảm hóa của văn học Cái mĩ, là nói đến chức năng thẩm mĩ, chức năng cơ bản
nhất, chất keo kết dính các chức năng khác Khi đạt tới chân thiện mĩ là văn học đạt
tới chiều sâu nhân bản, hướng về con người, vì con người. c Sứ mệnh nhà văn chân chính… đại dương nhân bản mênh mông (1.5 điểm) Đây là vấn đề trăn trở của nhiều cây viết Chữ dùng có thể khác nhau, nhưng
thực chất vẫn là một Thạch Lam, Nam Cao, Nguyễn Tuân và nhiều nhà văn khác có
những phát biểu về vấn đề này Đó là vấn đề cái tâm của người cầm bút Ở đây người
nói đặt vấn đề: “khơi nguồn dòng sông văn học đổ ra đại dương nhân bản mênh
mông” – ý tưởng độc đáo Mọi dòng sông đều đổ về biển rộng, cũng như mọi khám
phá sáng tạo đều có đích hướng về, những vấn đề thuộc về con người, nhân sinh, nhân
bản Bởi lẽ, con người là một trung tâm khám phá của văn học nghệ thuật Văn học có
thể viết về mọi vấn đề của đời sống, mọi hình thức sáng tạo, nhưng đều hướng tới là
để đặt ra và cắt nghĩa những vấn đề của nhân sinh Văn học chân chính phải là thứ văn
chương vị đời, nhà văn chân chính phải là nhà văn vì con người, tác phẩm mới đạt tới
tầm nhân bản. 2. Chứng minh qua một vài tác phẩm (6.0 điểm) Cách đến với cuộc sống của Thạch Lam qua truyện “Hai đứa trẻ”: Chuyện một
phố huyện buồn, những đứa trẻ nghèo với tâm hồn nhân ái, giàu mơ ước Qua đó nhà
văn đặt ra nhiều vấn đề sâu sắc mang tính nhân văn, nhân bản: vấn đề khát vọng sống
của con người; vấn đề quyền được sống của trẻ em; vấn đề số phận con người và khát
vọng đổi thay cuộc sống… Tác phẩm lấp lánh tư tưởng nhân văn theo cách viết của
Thạch Lam (3.0 điểm). Cách đến với cuộc sống của Nam Cao qua truyện “Chí Phèo”: Chuyện về số
phận bi thảm của người nông dân, về khát vọng lương thiện của con người – quỷ dữ.
Dù đến muộn trên văn đàn, nhưng Nam Cao vẫn tạo được dấu ấn sâu đậm trong lòng
bạn đọc chính nhờ hướng khám phá và phát hiện đời sống của riêng mình Chí Phèo
Trang 11sở dĩ trở nên bất hủ chính nhờ tài năng và tâm huyết cũng như phong cách của Nam
Cao. Cả hai tác phẩm đều chạm tới vấn đề mang tính nhân văn, nhân bản: khám phá
vẻ đẹp con người, chất người, tức là đạt tới chân thiện mĩ… Tuy nhiên mỗi tác giả
trong mỗi tác phẩm lại có những khám phá nghệ thuật riêng, hướng đi riêng; làm nên
giá trị riêng cho mỗi tác phẩm và khẳng định vị trí của mỗi nhà văn trong nền văn học
(3.0 điểm). 3 Kết luận (1.5 điểm): khẳng định vai trò của hướng đi riêng trong khám phá sáng tạo; đặc biệt là cái đích muôn đời của văn chương.
Trang 12
ĐỀ 3:
Câu 1(8 điểm)
Bàn luận vềtrình độ học vấn và cách ứng xử văn hoá của con người trong cuộc
sống hôm nay. Câu 2 (12 điểm) Nghệ thuật miêu tả tâm lí con người là thước đo tài năng người nghệ sĩ. Hãy phân tích trong sự đối sánh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Liên trong
Hai đứa trẻ (Thạch Lam) và nhân vật văn sĩ Hộ trong Đời thừa (Nam Cao) để thấy
được những nét riêng của mỗi nhà văn về vấn đề nói trên (theo Ngữ Văn 11, Nâng
cao, tập 1) _ Câu 1 (8 điểm) Trên cơ sở hiểu đúng vấn đề về trình độ học vấn, ứng xử văn hóa của con người
trong cuộc sống hiện đại hôm nay, biết cách tạo lập văn bản nghị luận xã hội về tư
tưởng đạo lí, học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách, song về cơ bản cần có những
ý sau: 1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận (0,5 điểm) 2. Giải thích (2,0 điểm) Trình độ học vấn là vốn tri thức mỗi người tiếp thu được qua sách vở, mà thước
đo là những tấm bằng tốt nghiệp, những chứng chỉ xác nhận học hàm, học vị. ứng xử văn hoá là cách ứng xử đẹp, thể hiện ở lời nói, hành vi, cử chỉ trong cuộc
sống hằng ngày. > Hai khái niệm trên bề ngoài là độc lập nhưng thực chất lại có mối quan hệ mật
thiết với nhau. 3. Bình luận ( 4,5 điểm) a Người có trình độ học vấn thường có cách cư xử rất văn hoá Vì kiến thức họ
nhận được từ sách vở, về thực tế và cách ứng xử luôn hoà thấm trong nhau Họ học
cao, biết rộng, hiểu tâm lí con người nên làm chủ được phát ngôn hành động, cử chỉ
của mình trong mọi tình huống Họ biết tôn trọng mình, tôn trọng người khác Trong
mắt mọi người, họ luôn được mọi người yêu mến, nể trọng, (Dẫn chúng thực tế minh
hoạ…) b.Nhưng có một số người có trình độ học vấn nhưng chưa chắc đã có cách ứng xử
văn hoá Vì những người này thường không làm chủ được lới nói, hành vi của mình
nhất là trong hoàn cảnh bất thường Có thể học rộng, tài cao nhưng đôi lúc không ý
thức được hành vi của mình là thiếu văn hoá, làm tổn hại đến danh dự, quyền lợi của
người khác hay suy nghĩ lệch lạc để biện hộ cho việc khẳng định bản thân trước đám
đông, hoặc do tâm lí đố kị, thù hằn ai đó ăn sâu vào tiềm thức nên muốn hạ thấp nhân
phẩm, thậm chí lấy đi mạng sống của kẻ đối nghịch, … Cách ứng xử thiếu văn hoá là
Trang 13mầm mống của căn bệnh vô cảm đến lạnh lùng, tàn nhẫn trong xã hội cần được đấu
tranh, lên án,…(Dẫn chứng thực tế minh hoạ) c Trong xã hội, lại có người không có trình độ học vấn nhưng cách ứng xử vẫn có
văn hoá. Đó là những người do điều kiện không thuận lợi nên không được học hành
đến nơi đến chốn nhưng họ biết phân biệt rõ trắng đen, phải trái trong cuộc đời.
Họ am hiểu tâm lý con người hướng tâm hồn mình và người khác đến chân trời của
chuẩn mực đạo đức, của cái Đẹp Họ có khả năng kiềm chế nóng giận, bức xúc trong
hoàn cảnh bất thường Họ có tấm lòng bao dung, nhân hậu, vị tha Cuộc sống này có
vô vàn những con người như thế, rất đáng để ta quý trọng và học tập,…(Dẫn chứng
thực tế minh hoạ) 4. Bài học nhận thức và hành động (1,0 điểm) Cần tiếp thu tri thức sách vở, trau dồi kĩ năng sống, kiên định theo lí tưởng sống
cao đẹp. Đấu tranh với những biểu hiện thiếu văn hoá trong cuộc sống hằng ngày. Câu 2 (12 điểm) Trên cơ sở hiểu đúng yêu cầu của đề, nắm chắc kiến thức về các tác phẩm Hai
đứa trẻ, Đời thừa, các tác giả Thạch Lam, Nam Cao, biết cách tạo lập văn bản nghị
luận văn bản ở dạng đề đối sánh, học sinh có thể trình bày theo nhiều cách, song về
cơ bản cần có những ý sau. 1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận (0,5 điểm ) 2. Giải thích (2,0 điểm) Tâm lí , tính cách con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học
Lịch sử văn học dân tộc xét cho cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân. Nghệ thuật miêu tả tâm lí là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ
thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm
của mình. Thước đo là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó. Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, cơ sở để hình thành
phong cách nhà văn. > Nhận định trên thừa nhân chân lí trong sáng tạo nghệ thuật: tài năng của người
nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh ta miêu tả tâm lí nhân
vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc mêu tả tâm lí. 3. Phân thích trong sự đối sánh 3.1. Giống nhau (2,0 điểm) a.Tác giả: Thạch Lam và Nam Cao là những nhà văn xuất sắc có đóng góp lớn
cho công cuộc hiện đại hoá văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm
1945) b Cảm hứng sáng tạo : Họ đều hướng tới những số phận bất hạnh trong xã hội cũ
bằng trái tim nhân đạo dào dạt, sâu sắc.
c. Nghệ thuật miêu tả tâm lí
Đều tìm đến thể loại truyện ngắn.
Trang 14 Đều chú trọng đến việc miêu tả tâm lí con người trong hoàn cảnh cụ thể, không
quan tâm nhiều đến việc miêu tả yếu tố ngoại hình. Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, phù hợp với tâm lí nhân vật. 3.2. Khác nhau (7,0 điểm) a. Tác giả: Thạch Lam là nhà văn thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn. Nam Cao là nhà văn thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán. b. Cảm hứng sáng tác : Thạch Lam: Cảm thương vô hạn trước những mảnh đời vô danh, vô nghĩa trong
xã hội cũ. Nam Cao: Thông cảm sâu sắc trước tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của
người tri thức nghèo trong xã hội cũ. c. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của hai nhà văn * Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Liên của nhà văn Thạch Lam. Tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế: lúc chiều tàn khi đêm
xuống, Liên lắng nghe lòng mình phát hiện những cảm giác mơ hồ không hiểu. Sự nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật : buổi chiều, cửa hàng
hơi tối đôi mắt Liên ngập đầy dần bóng tối; đêm xuống, tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn
đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ; đến
đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy; khi tàu đến rồi vụt qua, Liên
dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nghe thấy
tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối,… Thủ pháp đối lập, thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng: Đối lập
giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên; đối lập giữa cái thoáng qua là
đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững. Lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp
điệu êm mượt , góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân
vật. * Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Hộ của nhà văn Nam Cao: Nam Cao miêu tả rất sâu sắc những giằng xé trong tâm trạng người trí thức
nghèo: + Hộ có khát vọng cao đẹp nhưng không thể thực hiện khát vọng ấy Vì thế Hộ
rất khổ tâm: Nam Cao đã đi sâu miêu tả thế giới tâm lí đau đớn của Hộ khi không làm
gì được để nâng cao giá trị cuộc sống của mình: xấu hổ, đau đớn,…mắng mình là
thằng khốn nạn, đê tiện Khi biết mình không thể đạt được hoài bão vì gánh nặng
cơm áo ghì sát đất, những cái tên sau mới trồi ra rực rỡ hơn thì Hộ trở nên thay đổi
tâm tính: cau có, gắt gỏng, bực bội. Hộ nhận ra mình đã hỏng, không thể cứu vãn… + Hộ không thể lựa chọn dứt khoát giữa nghệ thuật và tình thương Dám hi
sinh nghệ thuật vì tình thương, sống cho tình thương nhưng giấc mơ có một tác phẩm
có giá trị cứ âm ỉ, giày vò Hộ Điều ấy dẫn anh đến bi kịch thứ hai Hộ chà đạp lên lẽ
sống, tình thương rồi lại ân hận vì điều đó. Anh rơi vào bế tắc. Nam Cao khéo léo tạo tình huống để đẩy xung đột nội tâm lên đỉnh điểm Đó là
lần Hộ xuống phố đi lĩnh nhuận bút, gặp Trung và Mão, anh lại quên người vợ hiền,
Trang 15đàn con đang đói khát đợi ở nhà… Kết thúc truyện, Nam Cao để cho nhân vật Hộ tự chất vấn lương tâm,… > Trước sau, Hộ vẫn bảo vệ lẽ sống tình thương Đây là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của Nam Cao.
Nam Cao linh hoạt trong việc sử dụng ngôn từ để miêu tả nội tâm nhân vật: có
Trang 16ĐỀ 4:
Câu 1. (8,0 điểm)
Nêu những cảm nhận và suy ngẫm của anh (chị) về ý kiến sau của R.Targore
“Nếu bạn đóng cửa với mọi sai lầm, chân lý cũng bị bạn cho đứng ngoài cửa” Câu 2: (12 điểm) Bằng kiến thức của anh (chị) về một số tác phẩm có trong chương trình Ngữ
văn 11 hãy làm sáng tỏ ý kiến sau của Sêkhốp “Nếu tác giả không có lối đi riêng thì người đó không bao giờ là nhà nhăn
cả Nếu anh không có giọng riêng, anh ta khó trở thành nhà văn thực thụ" Câu/ý Nội dung Điểm Câu 1. 1) Đây là dạng đề mở Thí sinh có quyền tự do trình bày suy
nghĩ của mình theo những hướng khác nhau Tuy nhiên, cần
đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: Về hình thức và kĩ năng Trước hết, thí sinh cần phải xác định đây là đề nghị
luận xã hội Dạng đề này cho phép thí sinh tự do lựa chọn
các kiểu bài và thao tác tạo lập văn bản khác nhau, nhưng
phải phù hợp và nhuần nhuyễn Đồng thời, thí sinh cũng
đựoc tự do huy động các chất liệu khác nhau như: chất liệu
thuộc tri thức sách vở, tri thức đời sống và những trải
nghiệm của riêng mình Tuy nhiên, vẫn phải xác định rõ vấn
đề ở câu này thuộc về thực tế đời sống chứ không phải trong
các tác phẩm văn học. Về nội dung Bài làm cần đạt được những nội dung cơ bản sau: a) Giải thích câu nói Sai lầm: những thất bại, ngộ nhận, sai sót trong cuộc
sống. Đóng cửa: Không chấp nhận, thừa nhận. Chân lý: Những nhận thức đúng đắn, có ý nghĩa lớn
lao, quan trọng ⇨ Ý kiến của R.Targo muốn khẳng định về ý nghĩa của
những sai lầm trong cuộc sống Việc biết chấp nhận,
8 điểm
Trang 17thừa nhận sai lầm là cách tốt nhất để tìm ra chân lý
trong cuộc sống. b)Bình luận về ý kiến của R.Targo Khẳng định ý kiến của R.Tagore là rất sâu sắc. vì: + Những chân lý trong cuộc sống thường gắn với những
kiến thức phức tạp, những triết lí sâu sắc đòi hỏi một quá
trình tư duy nghiền ngẫm dài nên không dễ gì để tìm ra chân
lý Việc mắc sai lầm trong quá trình đi tìm chân lí là điều
khó tránh khỏi. + Sau mỗi lần thất bại nếu biết phân tích, tìm nguyên nhân,
tìm cách khắc phục thì con người sẽ rút ra được những bài
học, kinh nghiệm quý báu để có thể thành công trong những
lần sau. + Biết đối diện và vượt qua những sai lầm con người sẽ trở
nên bản lĩnh, giàu kinh nghiệm sống Đây là điều kiện quan
trọng để có thể tìm được những chân lý có giá trị. + Mọi chân lý đều có tính tương đối, đến một thời điểm nảo
đó sẽ trở nên lạc hậu hoặc không còn phù hợp vì vậy cần
xác định tâm lí dám chấp nhận và vượt qua sai lầm thì con
người mới có thể vượt qua chính mình tìm ra những chân lý
mới. Trong quá trình bình luận học sinh cần đưa ra các dẫn
chứng xác đáng, phù hợp để chứng minh. b) Bài học Bài học về nhận thức: cần nhận thức được sai lầm,
ngộ nhận là điều bình thường trong cuộc sống Mắc
sai lầm không có gì đáng xấu hổ mà điều quan trọng
là cần rút kinh nghiệm để thành công Mỗi người cần
xác định tâm lý vững vàng để dám chấp nhận và vượt
qua sai lầm của bản thân tránh rơi và tâm lí bi quan,
hụt hẫng, sợ đối mặt với sai lầm. Bài học về hành động: Sau mỗi lần mắc sai lầm cần
nghiền ngẫm, phân tích để xem mắc sai lầm ở đâu và
tìm cách khắc phục Cần mạnh mẽ và bản lĩnh để
vượt qua sai lầm.
Trang 18Phần liên hệ bản thân: khuyến khích những
cảm xúc chân thành, những câu chuyện cảm động của bản
thân học sinh 2) Là dạng đề mở, nên người chấm cũng cần có cái
nhìn "mở" Nghĩa là cần đón nhận nhiều quan điểm khác
nhau, nhiều lối nghĩ khác nhau, nhiều lối viết khác nhau,
nhiều thể loại và văn phong khác nhau… Không nên câu nệ
trong đánh giá. Câu 2: Thí sinh có quyền triển khai bài làm của mình theo những hướng và các cách khác nhau. Tuy nhiên, bài làm cần đạt được một số yêu cầu cơ bản sau: Về hình thức và kĩ năng (2,0 điểm) Thí sinh cần xác định đây là kiểu bài lý luận văn học
để triển khai bài làm đúng kiểu văn bản Thí sinh cần phát
huy đồng thời kiến thức lí luận văn học và kĩ năng phân
tích tác phẩm văn học để làm sáng rõ cho luận đề. Về nội dung (10,0 điểm) Bài làm cần đạt được hai nội dung căn bản sau: Mở bài: Dẫn dắt để giới thiệu được luận đề Thân bài: 1/ Giải thích ý kiến: Lối đi riêng: Hướng khai thác, phản ánh đời sống in
đậm dấu ấn cá nhân của mỗi một tác giả Có thể là nét riêng
trong phạm vi đề tài, chủ đề, cách tiếp cận, cái nhìn riêng
biệt…
Giọng điệu riêng: Giọng điệu là một yếu tố quan
trọng trong việc xác định phong cách của một tác giả Một
nhà văn muốn có phong cách riêng nhất thiết phải có một
“giọng điệu” riêng Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” [1]
thì“Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình
cảm và thị hiếu thẩm mỹ của tác giả, có vai trò rất lớn tạo
nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người
đọc.” > Ý kiến của Sêkhốp thực chất bàn về phong cách
nghệ thuật với các cấp độ khác nhau Để trở thành một nhà
văn, người cầm bút cần tìm ra cho mình một hướng tiếp cận,
khai thác, phản ánh đời sống một cách độc đáo, còn để trở
thành một nhà văn tài năng, người cầm bút cần tạo ra cho
12 điểm
Trang 19mình một giọng điệu riêng không lẫn với bất cứ nhà văn nào
khác. 2/ Bình luận * Khẳng định ý kiến trên là hoàn toàn xác đáng, sâu
sắc và đúng đắn. *Chứng minh bằng kiến thức lý luận văn học: Học sinh cần huy động kiến thức lý luận về phong cách
nghệ thuật để nhận thấy điều không thể thiếu với mỗi nhà
văn chính là phong cách nghệ thuật. + Phong cách nghệ thuật là những nét độc đáo trong cả nội
dung và hình thức nghệ thuật của một tác phẩm Với một tác
giả, phong cách tạo nên từ sự lặp lại tương đối liên tục của
các nét độc đáo này. + Phong cách nghệ thuật thể hiện ở cái nhìn, phạm vi đề tài,
chủ đề, các biện pháp nghệ thuật, giọng điệu… + Vai trò của phong cách: Làm nên sức sống cho tác phẩm
và khẳng định tài năng của tác giả. * Chứng minh bằng kiến thức văn học Học sinh có quyền lựa chọn những tác phẩm văn xuôi đã
học để chứng minh trong đó cần tập trung làm rõ: Lối đi riêng của các tác giả: vd Thạch Lam chọn sự giao
thoa giữa hiện thực và lãng mạn, tự sự và trữ tình; Nguyễn
Tuân luôn khai thác đời sống ở phương diện văn hóa thẩm
mĩ: Nam Cao luôn khai thác người nông dân trong mối quan
hệ tính cách hoàn cảnh để làm bật lên nhân phẩm… Giọng điệu riêng của các tác giả: VD Thạch Lam luôn có
giọng nhỏ nhẹ, thâm trầm, thấm đẫm chất thơ; Vũ Trọng
Phụng luôn có giọng đả kích, châm biếm, sâu cay; Nam Cao
có sự hòa trộn giọng điệu để tác phẩm có tính đa thanh, đa
giọng…. Kết bài: Khẳng định ý nghĩa, giá trị của phong cách nghệ thuật
Trang 20
“Đọc một câu thơ hay, người ta không thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó”
Bằng những hiểu biết về Thơ mới, anh/chị hãy trình bày ý kiến của mình về quan niệm trên.
Trang 21Qua đoạn thơ, người cha nhắc nhở con về việc giúp đỡ người khác trong cuộc
sống Cần giúp đỡ mọi người song phải biết giới hạn, và đôi khi, từ chối cũng là một
cách giúp đỡ. 3. Bình luận: + Giúp đỡ người khác là nghĩa cử cao đẹp, cần thiết trong cuộc sống Vì trong
cuộc sống ai cũng có lúc gặp khó khăn, sự giúp đỡ của người khác có giá trị quý báu,
góp phần nâng đỡ cả về vật chất và tinh thần, thắt chặt sợi dây nối kết giữa người với
người. + Tuy nhiên, đôi khi chúng ta cũng cần học cách từ chối lời đề nghị giúp đỡ.
Bởi nếu ta quá dễ dãi, ta dễ bị lợi dụng, bản thân người được giúp đỡ cũng ỷ lại,
không chịu tự thân vận động Khi đó việc làm của ta trở thành “phản tác dụng”,
chẳng những không thể giúp người mà còn hại người Sự từ chối, ban đầu có thể gây
mất lòng nhưng mặt khác, đó cũng là cách để người đó chủ động, tích cực phát huy
khả năng của bản thân, tự mình tháo gỡ khó khăn, vững vàng hơn trong cuộc sống. (HS cần chú ý phân tích cách đếm số lượng: lần thứ nhất, lần thứ hai… không
nhằm chỉ những con số cụ thể mà nhằm nhấn mạnh tính chất tăng tiến, hành động
“chìa tay và xin” lặp lại nhiều lần – Đó là khi người nhận thụ động, lười biếng, chỉ
trông chờ vào người khác) 4. Mở rộng: + Khi giúp đỡ cần chân thành, tránh tuyệt đối thái độ ban ơn, khinh rẻ người
nhận. (Chú ý các từ: tặng, biếu trong lời thơ) + Khi từ chối cũng cần kiên quyết tránh cả nể (lắc đầu, im lặng, bước đi ) 5 Liên hệ bản thân: Học cách giúp đỡ người khác, nhiệt tình, đúng mực để sự giúp
đỡ ấy phát huy giá trị tốt đẹp.
(Trong khi làm rõ các ý, cần liên hệ với thực tiễn bằng các dẫn chứng sinh động)
Trang 22
cầu về kiến thức nêu trên Có kiến thức xã hội phong phú; hành văn mượt mà; kết cấu mạch lạc, lôgic, lập luận sắc sảo, có những phát hiện tinh tế, sáng tạo Không vi phạm yêu cầu về kĩ năng.
Điểm 56: Học sinh trình bày một cách tương đối các yêu cầu về kiến thức, biết làm bài nghị luận xã hội Bố cục bài viết sáng rõ, lôgic, dẫn chứng thuyết phục.
* Về kiến thức : Trên cơ sở hiểu biết về Thơ mới, đặc biệt là các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 11, học sinh có thể có những cách kiến giải khác nhau, song cần đảm bảo các ý chính:
1. Giải thích:
“Câu thơ hay”: Là sản phẩm lao động sáng tạo của nhà thơ, có khả năng lay động lòng người, có giá trị tinh thần bền vững, có sức sống mãnh liệt trong lòng độc giả, cũng là hình thức tồn tại của những tư tưởng, tình cảm mà nhà thơ muốn gửi gắm.
Trang 23 Đối tượng của thơ là thế giới tâm hồn, tình cảm của con người Những cảm xúc, rung động, những suy tư, trăn trở… đều có thể trở thành đối tượng khám phá và thể hiện của thơ.
Với người làm thơ, bài thơ là phương tiện biểu đạt tình cảm, tư tưởng Chỉ có cảm xúc chân thành, mãnh liệt mới là cơ sở cho sự ra đời một tác phẩm nghệ thuật chân chính Cảm xúc càng mãnh liệt, càng thăng hoa thì thơ càng có nhiều khả năng chinh phục, ám ảnh trái tim người đọc.
Với người đọc thơ, đến với bài thơ là để trải nghiệm một tâm trạng, một cảm xúc và kiếm tìm sự tri âm Do vậy, khi tìm đến một tác phẩm thơ, người đọc quan tâm nhiều tới cảm xúc, tới tình cảm mà nhà thơ kí thác Tuy nhiên, nói “không thấy câu thơ” không có nghĩa là câu thơ không tồn tại mà hình thức biểu hiện đó đã đồng nhất với nội dung, trở thành dạng tồn tại của nội dung tình cảm.
3 Chứng minh bằng việc phân tích một vài dẫn chứng thơ tiêu biểu trong phong trào Thơ mới (Chú ý: Học sinh trong quá trình phân tích phải làm nổi bật tiếng nói tình cảm, nội dung cảm xúc được thể hiện trong thơ.)
B. Thang điểm
Điểm 1012: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, thể hiện năng lực tư duy, khả năng cảm thụ văn học sâu sắc Bố cục bài chặt chẽ, lập luận sắc sảo, hành văn mượt mà, sáng tạo.
Điểm 9 10: Đáp ứng được những yêu cầu cơ bản về kiến thức, hành văn trong sáng,
Trang 24Điểm 7 8: Hiểu yêu cầu của đề, cảm thụ tốt song lập luận và chứng minh chưa thật
Trang 25ĐỀ 6:
Câu 1 (8 điểm)
Trong cuốn nhật kíMãi mãi tuổi hai mươi
không bao giờ ngoảnh lại và những gì mất đi không bao giờ người ta còn có Nhưng thời gian vẫn còn thừa thãi, còn rơi vãi trong tay những người đang than thở”.
Suy nghĩ của anh(chị) về lời tâm sự trên.
Thời gian đang bị lãng phí,bị mất đi một cách vô ích > không được sử dụng, không được trân trọng. Người đang than thở: là những người đang kêu than, thổ lộ nỗi buồn rầu đau khổ của mình.Những người này đã bỏ phí thời gian vào việc kêu than.
> Khảng định: thời gian rất quý giá nó một đi không trở lại vì thế phải trân trọng và sống thật có ý nghĩa, vượt lên trên những đau buồn, nghịch cảnh
Trang 26Con người luôn chạy đua với thời gian bởi thời gian trôi đi là không trở lại,bởi con người ai cũng chỉ được sống môt lần cần phải sống sao cho không khỏi ân hận xót xa vì đã sống hoài sống phí.
Bên cạnh những niềm hạnh phúc cuộc sống còn luôn chứa đựng những nghịch cảnh, những khó khăn có thể khiến con người phải đau khổ. Chúng
ta sẽ cần sự sẻ chia song nếu chúng ta đầu hàng số phận, ngồi kêu than với những khó khăn gặp phải mà không đứng lên làm cho tốt đẹp hơn lúc đó ta
đã lãng phí thời gian sống vì sống không có ích, sống hoài, sống phí.
Phê phán những con người sống ích kỉ, nhút nhát, thiếu ý chí ( nhất là một bộ phận giới trẻ ăn chơi, thiếu lí tưởng ước mơ….)
Ca ngợi và trân trọng những tấm gương luôn vượt qua nghịch cảnh để sống tốt đẹp hơn, ca ngợi những người làm việc , sống hết mình để thời gian sống trở nên đáng quý vì không chỉ làm cho mình họ đã sống cho cả những người xung quanh.
minh.
Phương hướng rèn luyện của bản thân.
● Sở dĩ như vậy vì văn học là tấm gương phản ánh cuộc sống với tất cả mọi chiều kích của nó.
3,0
● Học sinh phân tích tác phẩm để chứng minh:
● Cuộc sống tuyệt vời với cái đẹp, cái nên thơ chính là những giá trị tốt đẹp của cuộc sống: lòng yêu thương, đức hy sinh, sự rung động trước cái đẹp,…
● Cuộc sống bi thảm với niềm sầu muộn và giọt nước mắt chính là những mặt hạn chế, tiêu cực. Đó là cái ác, cái xấu, những mặt trái của con người, cái khốc liệt của chiến tranh, …
Tất cả những điều này đều được phản ánh trong văn học.
● Văn học không phản ánh cuộc sống một cách đơn điệu, một chiều
mà ở góc nhìn đa chiều. Trong mặt tốt, tích cực có cái tiêu cực, hạn chế.
6,0
Trang 28ĐỀ 7:
Câu 1 (8 điểm)
Chuyện kể rằng, có một vòng tròn rất hoàn mỹ. Nó rất tự hào về thân hình tròn trĩnh đến từng milimet của mình. Thế nhưng một buổi sáng thức dậy, nó thấy mình bị mất đi một góc lớn hình tam giác. Buồn bực, vòng tròn ta đi tìm mảnh vỡ đó.
Vì không còn hoàn hảo nên nó lăn rất chậm. Nó bắt đầu ngợi khen những bông hoa dại đang toả sắc bên đường, nó vui đùa cùng ánh nắng mặt trời, tâm tình cùng sâu bọ… Một ngày kia nó tìm được một mảnh hoàn toàn vừa khít và ghép vào. Nó lăn đi
và nhận ra mình đang lăn quá nhanh. Đến nỗi, không kịp nhận ra những bông hoa đang cố mỉm cười với nó. Vòng tròn thấy rằng, cuộc sống khác hẳn đi khi nó lăn quá nhanh. Nó dừng lại, đặt mảnh vỡ bên đường rồi chầm chậm lăn đi.
Câu 1 (8 điểm)
I. YÊU CẦU