1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

DÀN ý đề văn NGHỊ LUẬN 9 ôn THI vào 10

20 1,9K 35

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 275,5 KB

Nội dung

cuộc sống vi người khác * Mức tối đa: Trả lời các ý đảm bảo những nội dung sau: + Về hình thức 0,25 điểm: Bài làm của học sinh phải đảm bảo được yêu cầu : Viết được một bài văn có bố cụ

Trang 1

1.Cảm thông và chia sẻ

* Giải thích: Cảm thông, chia sẻ: Hiểu và san sẻ nỗi lòng của nhau, san sẻ những khó

khăn trong cuộc sống

* Tại sao cần phải cảm thông và chia sẻ?

- Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn: Trẻ mồ côi, người nghèo, người kiếm sống lang thang, nạn nhân chiến tranh, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai, những căn bệnh quái ác, những cảnh ngộ éo le Họ cần sự giúp đỡ, cảm thông chia sẻ của người khác và cộng đồng

* Sự cảm thông, chia sẻ có ý nghĩa gì?

- Giúp những người có hoàn cảnh khó khăn có thêm sức mạnh, nghị lực, niềm tin trong cuộc sống, làm cho mối quan hệ giữa con người với con người ngày càng tốt đẹp hơn, thân thiện hơn, gần gũi với nhau hơn

* Suy nghĩ và hành động:

- Cảm thông và chia sẻ là truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN vì vậy chúng ta cần giữ gìn

và phát huy truyền thống đó

- Sự cảm thông, chia sẻ không chỉ biểu hiện bằng lời nói, cử chỉ, thái độ mà còn bằng những hành động thiết thực, phù hợp với khả năng của mỗi người

+ Đưa ra một số dẫn chứng về sự cảm thông chia sẻ: Quỹ nhân đạo vì người nghèo, Quỹ chữ thập đỏ, phong trào mua tăm ủng hộ người mù, ủng hộ đồng bào lũ lụt

+ Phê phán những người sống thờ ơ, vô cảm, phê phán những biểu hiện của sự lạnh lùng, dửng dưng trước những mất mát khổ đau của người khác

2 Lòng dũng cảm

A Mở bài:

Giới thiệu được vấn đề nghị luận lòng dũng cảm

B Thân bài:

+ Giải thích được : Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn Người có lòng

dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống

lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa

+ Khẳng định và chứng minh: Dũng cảm là phẩm chất tốt đẹp của con người ở

mọi thời đại:

- Trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam ( h/s lấy

dẫn chứng)

- Ngày nay: trên mặt trận lao động sản xuất, đấu tranh phòng chống tội phạm ( h/s

nêu một vài tấm gương tiêu biểu của chiến sĩ cảnh sát, bộ đội…)

- Trong cuộc sống hàng ngày: cứu người bị hại, gặp nạn

+ Mở rộng, liên hệ thực tế: Liên hệ tình hình biển Đông hiện nay, lòng dũng cảm

của các chiến sĩ cảnh sát biển đang ngày đêm bám biển bảo vệ chủ quyền của dân

tộc

+ Phê phán: những người nhầm tưởng lòng dũng ảm với hành động liều lĩnh, mù

quáng, bất chấp công lí Phê phán những người hèn nhát, bạc nhược không dám

đấu tranh, không dám đương đầu với khó khăn thử thách để vươn lên trong cuộc

sống

+ Bài học nhận thức và hành động của bản thân:

Rèn luyện tinh thần dũng cảm từ việc làm nhỏ nhất trong cuộc sống hàng ngày

nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm

của bạn

Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm, phát huy truyền

Trang 2

thống quý báu của dân tộc

C Kết bài:

- Khẳng định lại vấn đề nghị luận

3 Tính khiêm tốn

1 Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận

2 Giải thích được nội dung vấn đề

- Khiêm tốn: có nghĩa là sự kính nhường, có ý thức và thái độ đúng mức trong việc

đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu, không tự cho mình hơn người

- Người khiêm tốn luôn tỉnh táo, nhận thức được chân lý khách quan, biết mình hiểu người, không tự đề cao bản thân Luôn cho mình là chưa hoàn thiện nên có ý thức cầu tiến, học hỏi, tự hoàn thiện mình Nhún nhường trong lời nói, giao tiếp, ứng xử…

-> Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng, cần có của mỗi con người

3 Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề

- Khiêm tốn sẽ giúp ta nâng cao tri thức, giúp ta thành công trong công việc cũng

như trong cuộc sống (Dẫn chứng minh họa)

- Khiêm tốn chính là nghệ thuật xử thế, góp phần nâng cao vẻ đẹp tâm hồn Vì vậy,

người có tính khiêm tốn sẽ được mọi người thương mến, quý trọng (Dẫn chứng minh họa)

- Không khiêm tốn con người dễ mắc phải những sai lầm trong nhận thức và hành

động, dễ gặp phải những rủi ro, những điều đáng tiếc trong cuộc sống (Dẫn chứng minh họa)

- Cần phê phán những người tự cao tự đại…và cần phân biệt khiêm tốn với tự ti Khiêm tốn cũng không có nghĩa là nhún nhường một cách thái quá Nếu vậy sẽ trở

thành nhu nhược…(Dẫn chứng minh họa)

4 Liên hệ bản thân (0,5 điểm)

- Nhận thức được tầm quan trọng của tính khiêm tốn đối với mỗi người

- Cần tạo cho mình mục đích sống cao cả Có ý thức và hành động cụ thể rèn luyện tính khiêm tốn trong học tập, cuộc sống Bên cạnh đó cần sống giản dị, khiêm nhường…

4 cuộc sống vi người khác

* Mức tối đa: Trả lời các ý đảm bảo những nội dung sau:

+ Về hình thức (0,25 điểm): Bài làm của học sinh phải đảm bảo được yêu cầu :

Viết được một bài văn có bố cục ba phần rõ ràng; lập luận chặt chẽ, thuyết phục; liên kết câu, liên kết đoạn hợp lí, hành văn lưu loát, không mắc lỗi chính tả, diễn đạt ):

4 Cuộc sống vì người khác

* Giới thiệu được vấn đề cần nghị luận: bàn về ý nghĩa của cuộc sống

a Giải thích ý kiến:

- Cuộc sống là toàn bộ quá trình sống với tổng thể các hoạt động của một cá

thể Cuộc sống vì người khác là quá trình sống mà mục đích đối tượng hướng tới là người khác và những lợi ích của họ

- Cuộc sống đáng quí là cuộc sống được đánh giá cao bởi những giá trị mà nó tạo ra Cả câu nói có ý nghĩa đề cao, ca ngợi lẽ sống vì người khác, đó là cuộc sống

Trang 3

của những con người có đức hi sinh, có lòng vị tha, độ lượng, biết vì mọi người.

b Phân tích, bàn luận về quan niệm sống đặt ra trong ý kiến:

- Thông thường người ta sống vì điều gì? Vì bản thân….vì người khác… con

người chân chính thường hướng tới điều gì? Sống tốt cuộc sống của mình và chia

sẻ quan tâm, nếu cần thì sẵn lòng hi sinh vì người khác…

- Đó là một ý kiến đúng vì: đem lại điều tốt đẹp cho người khác, đem lại hạnh

phúc, nguồn vui cho chính mình, giảm bớt những khó khăn cho xã hội ( dẫn

chứng) Song cần biết cân bằng điều chính để tạo sự cân bằng giữa cuộc sống vì

mình và vì người khác, cần có trách nhiệm với bản thân…

- Nêu không sống vì người, con người dễ ích kỉ, hẹp hòi.( dẫn chứng)

- Phê phán những người sống hẹp hòi, ích kỉ không vì người khác

Phê phán người chỉ lợi dụng sự quan tâm của người khác, không biết cố gắng

vươn lên

c Bài học trong nhận thức và hành động.(0,5 đ)

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói

- Rút ra bài học hành động cho bản thân

6 Đời người phải trải qua giông tố nhưng không được cúi đầutrước giông tố

1 Mở bài:

- Dẫn dắt giới thiệu con người phải có ý chí, nghị lực vượt qua khó khăn để bước đến thành công

- Trích dẫn câu nói

2 Thân bài:

2.1 Giải thích:

- Giông tố: ở đây dùng để chỉ những gian lao thử thách, khó khăn hoặc những việc xảy ra dữ dội đôi khi là

những căn bệnh hiểm nghèo, một đổ vỡ trong khi làm ăn, một thất bại trong học tập, thi cử, một phá sản trong kinh doanh

- Cúi đầu: đầu hàng, lùi bước, chấp nhận thất bại.

→ Câu nói khẳng định: Cuộc đời có thể trải qua nhiều gian nan nhưng chớ cúi đầu trước những khó khăn,

chớ đầu hàng trước những thử thách mà hãy dũng cảm đối đầu với những thử thách, khó khăn đó

2.2 Bàn luận vấn đề:

- Câu nói trên là hoàn toàn đúng vì:

+ Cuộc đời của con người thường có nhiều khó khăn thử thách, nhiều thăng trầm trong cuộc sống, chúng

ta phải biết vươn lên, vượt qua mọi thử thách của cuộc đời đừng vì thấy khó khăn trước mắt mà vội vàng

từ bỏ Đừng bao giờ "ngại núi, e sông" hoặc "cúi đầu trước giông tố" Cuộc sống không phải lúc nào cũng

bằng phẳng, thuận lợi mà đôi khi con người phải đối mặt với những giông tố thử thách, thậm chí là cả thất bại

+ Giông tố gian nan trong cuộc đời chính là môi trường tôi luyện cho chúng ta ý chí thêm bền vững Nhiều khi thử thách trông gai lại làm cho con người thêm trưởng thành hơn Nhưng khó khăn gian khổ có vượt qua được hay không là do chính bản thân họ Cho dù có khó khăn đến đâu mình có ý chí vững vàng, niềm tin vào bản thân và cố gắng hết sức sẽ thành công

+ Còn ngược lại không có lòng quyết tâm thì sẽ thất bại

- Dẫn chứng: những tấm gương vượt khó mà có được thành công như: Anh Nguyễn Ngọc Kí, Anh Hoa

Xuân Tứ, Anh Đỗ Trọng Khởi, Anh Trần Văn Thước…

2.3 Mở rộng vấn đề:

- Câu nói trên là tiếng nói của thế hệ trẻ sinh ra và lớn lên trong thời đại đầy bão táp "bom rơi đạn lửa"

nhưng họ sống thật đẹp và hào hùng

- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực "sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị

Trang 4

lực và bản lĩnh"

- Câu nói trên gợi cho ta phê phán một số biểu hiện tiêu cực sống gấp, sống thực dụng, sống thừa, thu mình trong vỏ ốc… của thế hệ trẻ Việt Nam hiện nay (dẫn chứng)

2.4 Bài học nhận thức và hành động:

- Nếu trong chiến tranh cả một thế hệ phải đương đầu với sóng gió, khi hòa bình lập lại, mỗi cá nhân phải

tự mình trải qua những thử thách, dù trong hoàn cảnh nào cũng đòi hỏi chúng ta đừng nhụt chí mà hãy bước tới nó, đi qua nó và đạt được thành công Như vậy, gian nan, thử thách chính là môi trường tôi luyện con người

- Từ ý nghĩa của câu nói trên mỗi người chúng ta đặc biệt là thế hệ trẻ cần phải có ý thức vươn lên trong cuộc sống không nản chí trước những khó khăn Biết chấp nhận thất bại để đứng lên khẳng định mình

- Là học sinh chúng ta cần cố gắng học tập và rèn luyện cần có ý chí và nghị lực trong cuộc sống; học tập những người không chịu đầu hàng số phận; phải tự vạch ra mục đích phấn đấu cho mình là phải trở thành

HS giỏi toàn diện, hạnh kiểm tốt không phụ lòng mong mỏi của cha mẹ, thầy cô, mai này lớn lên sẽ giúp ích cho Tổ quốc

3 Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu nói là bài học quý về việc rèn luyện ý chí trong cuộc sống

- Câu nói thể hiện một quan niệm nhân sinh tích cực: sống không sợ gian nan, thử thách, phải có nghị lực

và bản lĩnh

7 Trên con đường thành công không có dấu chân của kẻ lười biếng

a.Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội.

- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục

- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

b Yêu cầu về kiến thức:

- Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau:

1 Giới thiệu được câu nói

2 Giải thích được nội dung câu nói

- Thành công: là khi chúng ta đạt được những mục đích, ước mơ đã đặt sẵn trong đời sống

- Kẻ lười biếng: người có tính ỳ lớn, không có ý thức vươn lên

=> Trong câu nói ngắn gọn đó, nhà văn Lỗ Tấn đã cho chúng ta một bài học rất sâu sắc và có ý nghĩa: Nếu chúng ta lười biếng thì sẽ chẳng bao giờ đạt được những thành công vinh

quang Để vươn tới được những ước mơ, mục đích của bản thân thì con người phải chăm chỉ và siêng năng

3 Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:

- Quan niệm hoàn toàn đúng vì: Trong cuộc sống ai cũng có mục đích của mình Mục đích đó có thể ở nhiều lĩnh vực khác nhau, với mức độ khác nhau là tùy thuộc vào mỗi người Và để đạt được thành công đòi hỏi chúng ta phải cố gắng phấn đấu hơn mức bình thường

- Chúng ta đều biết rằng, để trở thành thiên tài thì chỉ có 1% là tài năng bẩm sinh, còn 99% là sự lao động,

mồ hôi và công sức đổ ra mới có được

- Muốn vượt qua khó khăn trên con đường đời để đi đến thành công, chúng ta cần sáng suốt, năng động, sáng tạo để vượt lên Phẩm chất này không có ở kẻ lười biếng

- Muốn có thành công thì một trong yếu tố quan trọng nhất là ta phải chăm chỉ học tập, làm việc, thì mới

có kết quả như mong muốn

- Trong xã hội ngày nay, thế hệ trẻ có rất nhiều người đã thành công trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội là nhờ quá trình chăm chỉ học tập, lao động, nghiên cứu,

Trang 5

- Phê phán: không ít người vì quá ham chơi mà sa ngã vào các tệ nạn xã hội, nhiều người đã phải trả giá rất đắt cho sự lười biếng, không chăm chỉ học tập, lao động, của mình

4 Liên hệ bản thân

- Khẳng định sự đúng đắn, ý nghĩa, giá trị, tác động giáo dục của lời phát biểu

- Bài học cho bản thân và những người khác

8 Vấn đề an toàn giao thông

a.Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội

- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục

- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

b Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau:

1 Giới thiệu được thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay

+ Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả

+ Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội

+ Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm .) + Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường ) + Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn )

4 Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

+ Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông + Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không

đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn

+ Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền

về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông

a.Yêu cầu về kĩ năng:

- Viết đúng kiểu bài nghị luận xã hội về vấn đề tư tưởng đạo lí qua một câu danh ngôn, văn phong trong sáng, lập luận chặt chẽ, viết có cảm xúc

- Trình bày đúng hình thức, quy cách của một bài văn nghị luận xã hội;

b Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau:

9 Trong vũ trụ có lắm kì quan nhưng kì uan đẹp nhất chính là trái tim người mẹ

- Nêu vấn đề

- Nội dung: đã ca ngợi và khẳng định tình cảm thiêng liêng trong trái tim của

người mẹ dành cho con trong cuộc đời

Trang 6

* Thân bài: (2.0 điểm )

1 Giải thích nội dung câu nói của Bersot:

- Giải thích về kì quan

- Bersot nói: “Trong vũ trụ có lắm kỳ quan” có nghĩa cái đẹp đến mức kỳ diệu hiếm thấy (ở những công trình kiến trúc hay cảnh vật tự nhiên) là không ít, nhưng kỳ quan tuyệt hảo nhất là trái tim người mẹ

=> Nội dung chính của câu trên là nhằm nói về trái tim người mẹ: kỳ quan tuyệt hảo nhất

2 Phân tích, chứng minh: Trái tim người mẹ ở đây là tình cảm của mẹ dành cho con Đó

là tình yêu thiêng liêng nhất không gì có thể sánh được

- Mang nặng đẻ đau…

- Chăm nuôi con khôn lớn…

- Gần gũi chia sẻ những buồn vui với con …

- Lo lắng, dõi theo con từng bước trong cuộc đời

- Hy sinh cho con tất cả mà không hề tính toán…

3 Mở rộng:

- Trong thực tế, người mẹ nào cũng luôn yêu thương con mình Bởi lẽ, những đứa con chính là món quà vô giá mà Thượng đế ban tặng cho họ Nhưng không phải người con nào cũng hiểu được sự thiêng liêng vô giá từ tình thương của mẹ

- Tuy nhiên, trong thực tế cũng có những bà mẹ bỏ rơi con cái của mình từ khi mới sinh

ra, hoặc vì một ham muốn tầm thường, thấp kém nào đó mà lợi dụng con cái của mình – nhưng đó là hiện tượng cá biệt cần phê phán

- Câu nói của Bersot là lời khẳng định và ngợi ca, tôn vinh sự cao đẹp của tình mẹ Thức tỉnh những người làm con nào còn vô tâm, bất hiếu với bậc sinh thành ra mình…

* Kết bài: (0.5 điểm)

- Khẳng định vấn đề đã nghị luận

- Hành động bản thân

10 Quê hương nếu ai ko nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

a.Yêu cầu về kĩ năng:

- Biết cách làm kiểu bài nghị luận xã hội

- Luận điểm đúng đắn, sáng tỏ, lí lẽ thuyết phục

- Diễn đạt trôi chảy, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

b Yêu cầu về kiến thức:

Bài viết có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần tập trung làm rõ các ý sau:

1 Giải thích khái niệm quê hương và nêu ý nghĩa câu thơ:

- Quê hương có thể hiểu khái quát là nơi ta sinh ra, lớn lên, có gia đình, kỉ niệm thời thơ ấu

- Ý nghĩa hai câu thơ: Nếu không biết yêu quê hương, gắn bó với quê hương, con người ta

sẽ không lớn lên thành người đúng nghĩa

2 Phân tích, chứng minh vị trí, vai trò của quê hương trong đời sống của mỗi con người:

+ Mỗi con người đều gắn bó với quê hương, mang bản sắc, truyền thống, phong tục tập quán

Trang 7

tốt đẹp của quê hương Chính vì thế, tình cảm dành cho quê hương ở mỗi con người là tình cảm có tính chất tự nhiên, sâu nặng

+ Quê hương luôn bồi đắp cho con người những giá trị tinh thần cao quí (tình làng nghĩa xóm, tình cảm quê hương, gia đình sâu nặng )

+ Quê hương luôn là điểm tựa vững vàng cho con người trong mọi hoàn cảnh, là nguồn cổ

vũ, động viên, là đích hướng về của con người (Lưu ý: HS lấy dẫn chứng trong đời sống, trong văn học để chứng minh)

+ Thiếu quê hương, không yêu thương và gắn bó với quê hương thì tâm hồn con người mất

đi những nguồn tình cảm quan trọng mà trong đời ai cũng cần có; mất đi niềm tự hào khi thành công, hạnh phúc; mất đi niềm an ủi khi thất bại, khổ đau

- Bàn bạc mở rộng:

+ Phê phán một số người không coi trọng quê hương, không có ý thức xây dựng quê hương,

thậm chí quay lưng, phản bội quê hương, xứ xở

+ Tình yêu quê hương cũng đồng nhất với tình yêu đất nước, Tổ quốc

- Phương hướng, liên hệ:

+ Xây đắp, bảo vệ quê hương, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương là trách nhiệm, là nghĩa vụ thiêng liêng của mổi con người

+ Là HS, ngay từ bây giờ phải tu dưỡng, tích lũy kiến thức để sau này xây dựng, bảo vệ quê hương

a Yêu cầu về kĩ năng:

- Làm đúng kiểu bài nghị luận về nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ

- Bố cục ba phần rõ ràng, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng phù hợp; văn viết trong sáng, có cảm xúc, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, ngữ pháp

b Yêu cầu về kiến thức:

Học sinh có thể triển khai suy nghĩ của mình theo những cách thức cụ thể khác nhau Song cần tập trung vào những nội dung sau:

11Học tủ học vẹt

Mở bài: Giới thiệu về hiện tượng học tủ, học vẹt

Thân bài:

1- Giải thích học tủ, học vẹt là gì?

+ Học tủ là chỉ học phần kiến thức mà mình cho là sẽ thi vào, bỏ rơi các phần kiến thức khác;

+ Học vẹt là học thuộc nhưng không hiểu bản chất của vấn đề đang học Người học nhắc lại kiến thức như một cái máy

2 - Nêu hiện tượng học tủ, học vẹt của một số HS(Thời điểm, cách học, mục đích )

3 - Nguyên nhân của hiện tượng học tủ, học vẹt

+ Do bệnh lười học, tâm lí muốn điểm tốt; chương trình giáo dục nặng về lí thuyết

4 - Đánh giá mặt hại của hiện tượng trên

+ Bản thân không có kiến thức,kết quả học tập bị sút kém, sinh ra tính gian lận khi làm bài

+ Gia đình, nhà trường, xã hội có những người bất tài, làm gánh nặng cho xã hội

+ phê phán một những người học tủ học vẹt ngư) 5- Nêu giải pháp

5- Bài học liên hệ bản thân

Kết bài: Đưa ra thông điệp về sự nguy hại của phương pháp học này,đưa ra lời khuyên

Trang 8

12 Tính tự lập

Hình thức: Bài văn nghị luận ngắn; dạng nghị luận về sự việc hiện tượng đời sống, đủ ý.ở bài- Giới thiệu được vấn đề cần bàn luận: Tính tự lập

Thân bài)

+ Giải thích được :

- Tự lập là gì? Là tự làm những việc của mình không nhờ vả, không ỷ lại, dựa dẫm vào người khác

+ Đánh giá:

- Vì sao cần tự lập? Vì tự lập có có tác dụng:

- Giúp con người có ý thức rèn luyện để hoàn thiện bản thân

- Giúp con người thích nghi với hoàn cảnh, vượt qua mọi thử thách Mỗi lứa tuổi, mỗi hoàn cảnh việc thể hiện tính tự lập khác nhau

- Người tự lập sẽ năng động không ỷ lại vào người khác

- Tự lập nhưng vẫn cần biết liên kết với người khác để tạo ra sức mạnh tập thể

+ Làm thế nào để tự lập?: Cần có các yếu tố nhất định như tự tin, các kĩ năng sống… Phải biết phê phán những kẻ ích kỉ, dựa dẫm (lấy dẫn chứng minh họa – dẫn chứng từ thực tế, dẫn chứng trong văn học)

c/ Kết bài - Rút ra bài học nhận thức và hành động rèn luyện thái độ sống đúng đắn

13Ý chí là con đường về đích sớm nhất

1 Giới thiệu được câu nói

2 Giải thích được câu nói

+ý chí: Ý thức, sự tự giác,quyết tâm dồn sức lực, trí tuệ đạt bằng được mục đích.

+ đích: chỗ, điểm cần đạt đến, hướng tới, là thành công của con người.

+ Ý chí là con đường về đích sớm nhất: Khi con người tự giác, quyết tâm dồn sức lực,

trí tuệ để đạt những mục tiêu trong cuộc sống thì đó là con đường nhanh nhất đưa ta đến với những thành công

3 Phân tích, bàn luận, mở rộng vấn đề:

Đây là quan niệm đúng đắn và sâu sắc, vì:

+ Ý chí giúp con người vững vàng, vượt khó khăn, chinh phục mọi thử thách để đi đến những thành công trong mọi mặt của đời sống: chiến đấu, lao động, học tập, … (D/C: những tấm gương trong lịch sử và thực tế cuộc sống)

+ Câu nói trên đúc kết một bài học về sự thành công mang tính thực tiễn, có ý nghĩa tiếp thêm niềm tin cho con người trước những thử thách, khó khăn của cuộc sống.( D/c…) + Phê phán những người thiếu ý chí, không đủ quyết tâm để thực hiện những mục đích của mình Đó là biểu hiện của thái độ sống nhu nhược, thiếu bản lĩnh

+ Ý chí phải hướng tới những mục tiêu đúng đắn, cao đẹp

+ Ý chí cần đi đôi với sự năng động, sáng tạo

4 Liên hệ bản thân.

- Ý chí là phẩm chất quan trọng, rất cần thiết cho mỗi con người trong cuộc sống Đối với học sinh, ý chí là yếu tố quan trọng giúp bản thân thành công trong học tập và rèn luyện

- Để rèn luyện ý chí, mỗi người cần xác định cho mình lí tưởng sống cao đẹp với những mục tiêu phấn đấu hướng tới một cuộc sống ý nghĩa

14 Khiêm tốn

Trang 9

* Mức tối đa:

+ Về phương diện nội dung ( 2,5 điểm)

Bài làm có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau song cần làm rõ một số ý cơ bản sau:

a Mở bài:

Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: Khiêm tốn là một trong những phẩm chất tốt đẹp của

con người

b Thân bài:

* Giải thích:

- Khiêm tốn là luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá tài năng hoặc thành công của bản thân, không tự mãn, tự kiêu tự cho mình hơn người

- Biểu hiện:

+ Người khiêm tốn là người luôn nhã nhặn, nhún nhường không đặt bản thân mình trước người khác

+ Người có tính khiêm tốn luôn thấy sự thành công, sự cống hiến của mình là nhỏ bé

+ Người khiêm tốn luôn có ý thức rèn luyện bản thân để hoàn thiện mình hơn

* Bình luận.

- Khẳng đ ịnh quan đ iểm : Khiêm tốn là đức tính cao đẹp, quan trọng cần thiết Nó không

chỉ là phẩm chất cao đẹp mà còn được coi là nghệ thuật của cách đối nhân xử thế, là nền tảng vững chắc dẫn đến thành công

- Tại sao cần phải có đ ức tính khiêm tốn?

+ Cuộc đời là một cuộc đua, đường đua dài bất tận, con người không ngừng vươn lên trên chặng đường đó Khă năng, thành công có thể xuất sắc nhưng đó cũng chỉ là gịot nước trong đại dương kiến thức bao la mà thôi Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể so sánh với mọi người xung quanh Vì thế dù thành công, tài năng đến đâu cũng phải luôn khiêm tốn học hỏi không ngừng, học mãi mãi

+ Khiêm tốn là đức tính quan trọng, cần thiết cho con người luôn sống hoà đồng với mọi người vì người khiêm tốn luôn sống hào nhã luôn tự cho mình chưa tốt hơn người khác, không tự đề cao bản thân, không kiêu ngạo cho dù mình đã làm rất tốt Và sự thành công đó

sẽ là động lực thúc đẩy thành công hơn nữa

+ Người khiêm tốn luôn tự có ý thứ học hỏi, rèn luyện, trau dồi kiến thức, kĩ năng cho bản thân

+ Khiêm tốn sẽ giúp con người bình tĩnh hơn trong giao tiếp, ứng xử Họ sẽ biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến để nhận ra thiếu sót của bản thân từ đó sẽ tự hoàn thiện bản thân hơn

+ Người có lòng khiêm tốn luôn được mọi người trân trọng và yêu mến

( Dẫn chứng)

- Mở rộng vấn đ ề:

+ Tuy nhiên, bên cạnh đó, trong cuộc sống cũng còn có không ít những người không khiêm tốn mà luôn tự khoe khoang, tự cao, tự đại, phô trương về bản thân mình, coi thường người khác Những người đó sẽ luôn nhận được sự thất bại thảm hại, sự chế giễu coi thường của mọi người xung quanh ( dẫn chứng)

+ Khiêm tốn không đồng nghĩa với với tự ti Bởi vì khiêm tốn và tự ti đều cho mình kém cỏi hơn người khác nhưng khiêm tốn lấy đó làm động lực vươn tới thành công còn tự ti là con người mặc cảm, bi quan, chán nản thiếu ý thức phấn đấu vươn lên để rồi kém cỏi ngày càng kém cỏi hơn

- Làm ntn đ ể có khiêm tốn?

- Đức tính khiêm tốn là phẩm chất đẹp đẽ đã trở thành phẩm chất chung của người Việt Nam

- Mỗi chúng ta cần phải học tập và rèn luyện để có được đức tính khiêm tốn từ những việc làm nhỏ nhất

Trang 10

- Chúng ta học đức tính hoà nhã, không háo danh, không tham vọng Đừng bao giờ cho rằng thành công của mình là lớn lao, vĩ đại Hãy ghi nhớ: gieo khiêm tốn gặt hái được thành công, gieo kiêu căng sẽ gặp thất bại

- Học sinh càng cần học tập đức tính khiêm tốn để đạt kết quả cao trong học tập, trong cuộc sống

c Kết bài:

- Khiêm tốn là đức tính đẹp để con người hoàn thiện bản thân mình Nếu chúng ta luôn khiêm tốn trước người khác, trước cuộc đời chắc chắn chúng ta đang bước chân đến cái đích của thành công

- Liên hệ bản thân

15 Ý nghĩa của gia đình và quê hương

* Về nội dung (2,5đ)

A Mở bài: (0,25đ)

* Mức tối đa: Giới thiệu được vấn đề nghị luận

- Nguồn cội yêu thương của mỗi con người

- Gia đình và quê hương là điều không thể thiếu trong cuộc đời của mỗi con người, là bến

đỗ bình yên cho mỗi con người

* Mức chưa tối đa: Chỉ nêu một ý cơ bản, phần nêu vấn đề hoặc dẫn dắt vấn đề

+ Mức không đạt: Lạc đề hoặc không làm

B Thân bài: (2,0đ)

* Mức tối đa: Nêu được các nội dung sau :

+ Khẳng định ý nghĩa của gia đình và quê hương trong cuộc sống của mỗi con người:

- Gia đình là nơi có mẹ, có cha, có những người thân yêu, ruột thịt của chúng ta, ở nơi ấy chúng ta được yêu thương, nâng đỡ, khôn lớn, trưởng thành

- Cùng với gia đình là quê hương, nơi chôn rau cắt rốn của ta nơi ấy có người ta quen biết

và thân thiết, có cảnh quê thơ mộng trữ tình, có những kỉ niệm ngày ấu thơ cùng bạn bè,

có những ngày cắp sách đến trường…

- Gia đình và quê hương là bến đỗ bình yên cho mỗi con người dù ai đi đâu, ở đâu cũng sẽ luôn tự nhắc nhở hãy nhớ về nguồn cội yêu thương

+ Những việc làm để xây dựng quê hương và rạng rỡ gia đình:

- Với gia đình chúng ta hãy làm tròn bổn phận người con, người cháu: học giỏi, chăm ngoan, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ để mọi người được vui lòng

- Với quê hương hãy góp sức trong công cuộc xây dựng quê hương: tham gia các phong trào vệ sinh môi trường, đấu tranh chống các tệ nạn xã hội…

- Có thể khi trưởng thành trở về quê hương lập nghiệp, xây dựng quê mình ngày càng giàu dẹp…

+ Có thái độ phê phán trước những hành vi trái với đạo lí:

- Phá hoại cơ sở vật chất

- Những suy nghĩ chưa tốt về quê hương: chê quê hương nghèo khó, chê người quê lam

lũ, lạc hậu, không muốn nhận quê hương

- Hành động phản bội quê hương, đánh mất chính bản thân mình…

+ Liên hệ, mở rộng: những tác phẩm viết về quê hương và gia đình để thấy được vai trò

và ý nghĩa của quê hương như: Quê hương- Giang Nam, Tế Hanh, Đỗ Trung Quân “ Nói với con” của Y Phương…

* Mức chưa tối đa: Bài làm đã nêu được nội dung cơ bản nhưng vẫn thiếu một vài ý nhỏ hoặc dẫn chứng chưa phong phú

* Mức không đạt: Lạc đề hoặc không làm

Ngày đăng: 04/10/2016, 04:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w