ngoai khoa dan so

8 665 0
ngoai khoa dan so

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kính thưa các quý vị đại biểu, các thầy cô giáo, thưa toàn thể các em học sinh, trong buổi ngoại khóa hôm nay tôi sẽ trao đổi cùng các em một số vấn đề về dân số và nguồn lao động. Trong cơ cấu nền kinh tế thì dân số và nguồn lao động là một trong những nguồn lực để phát triển kinh tế cụ thể như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về các vấn đề sau: CHUYÊN ĐỀ: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ 1. Khái niệm về dân số: Là 1 tập hợp người sống trên một lãnh thổ, những nội dung cơ bản của dân số là quy mô, cơ cấu , mức sinh, mức chết và di cư gắn liền với một lãnh thổ cụ thể 2. Đặc điểm dân số thế giới: - Năm 2005: dân số thế giới là 6 477 000 người - Quy mô dân số ngày càng lớn, tốc độ gia tăng ngày càng nhanh đặc biệt từ nửa sau thế kỉ 20 - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên là 1,2% ( 2004 – 2005) dự báo nếu vẫn tốc độ gia tăng như hiện nay đến 2025 dân số thế giới sẽ là 8 tỉ người - Tuy vậy quy mô dân số giữa các nước có sự khác nhau , 61% dân số tập trung ở 11 nước trong đó đứng đầu là Trung quốc chiếm 1/6 dân số thế giới ( 1,3 tỉ người) 3. Đặc điểm dân số Việt Nam: - Năm 2006 dân số VN là 84,1 triệu người - Dân số đứng thứ 3 ở khu vực Đông nam á, đứng thứ 13 trên thế giới trong khi diện tích VN đứng thứ 56/ 200 quốc gia, như vậy Việt Nam là một nước đông dân - Dân số tăng nhanh đặc biệt vào nửa cuối thế kỉ 20 đã dẫn tới hiện tượng bùng nổ dân số : 1921: 15,5 triệu người 2006: 84,1 triệu người  Sau 85 năm dân số tăng gấp 5,4 lần trong khi đó cũng trong thời gian này dân số thế giới chỉ tăng gấp 3 lần - Dân số nước ta thuộc loại trẻ , số người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 64% , tỉ suất gia tăng 1,2% , mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu người - Mật độ dân số cao 254 người/ km 2 trong khi mật độ trung bình của thế giới 48 người/ km 2 4. Đặc điểm dân số Sơn La: - Năm 2006 dân số Sơn La khoảng 1.000.000 người - Tỉ suất sinh thô : 21%o (2007) trong đó tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 13,4% - Tỉ suất tử thô : 5,9%o (2007) - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên 1,52% ( 2007) do với mức gia tăng trung bình của VN là 1,2% thì mức gia tăng của Sơn la cao hơn nhiều , một trong những nguyên nhân mà tỉ suất tăng tự nhiên của Sơn La cao là do ảnh hưởng của phong tục tập quán , của tâm lí trọng nam khinh nữ ở một số gia đình. - Kết cấu dân số trẻ: Dưới tuổi lao động 41.2% Trong tuổi lao động Ngoài tuổi lao động 6,2% - Mật độ 69 người/km 2 thuộc loại thấp so với cả nước - Dân đô thị chiếm 18% dân số toàn tỉnh với 12 dân tộc sinh sống trong đó dân tộc Thái 54%, Kinh 18%, Mông 12% , các dân tộc khác 16% 5. Dân số và phát triển ở Việt Nam: - Nói đến phát triển là nói đến sự bền vững của tăng trưởng kính tế tiến bộ xã hội và môi trường nếu coi phát triển là đối lập với nghèo khổ thì quá trình phát triển là quá trình giảm dần đi đến loại bỏ nghèo khó thất học, thất nghiệp và bất bình đẳng cải thiện chất lượng cuộc sống cho tất cả mọi người - Dân số vừa là lực lượng sản suất vừa là lực lượng tiêu dùng do quy mô dân số lớn nên lực lượng lao động dồi dào Việt Nam vừa có khả năng phát triển các ngành kinh tế vừa có thể phát triển một lực lượng lao động toàn diện, tạo điều kiện nâng cao năng xuất lao động và thúc đẩy sự phát triển xã hội - Cơ cấu dân số trẻ cũng dẫn đến lực lượng lao động trẻ đem lại tính năng lao động cao trong hoạt động kính tế. Hơn 80 triệu dân là hơn 80 triêu người tiêu dùng, tạo ra một thị trường rộng lớn, hấp dẫn đầu tư, kích thích sản suất và phát triển kinh tế. dân số đông cũng là một nguồn lực mạnh mẽ bảo vệ tổ quốc 6 .Song quy mô dân số lớn với cơ cấu trẻ cũng có những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế đất nước, điều này được thể hiện ở các mặt dưới đây: * Mất cân đối giữa dân số và đất đai: - Tình trạng đất chật người đông dẫn đến thiếu việc làm trầm trọng : năm 2002 nước ta có 60,9% lao động nông nghiệp với ruộng đất là tư liệu sản xuất chính thì đất có ý nghĩa đặc biệt quan trọng , hiện nay bình quân đất trồng cây lương thực ở nước ta là 0,098 ha ( Nam á 0,35 ha) - VN là nước nghèo đất canh tác so với thế giới tuy vậy mức bình quân này vẫn đang tiếp tục giảm do dân tăng nhanh và trong quá trình công nghiệp hóa dành đất cho công nghiệp xây dựng nên dẫn tới tình trạng ở nông thôn vùng đồng bằng thiếu việc làm trầm trọng đã dẫn tới hiện tượng di cư tự phát lên thành phố , nạn đầu cơ và giá đất tăng lên cùng nạn tranh chấp đất đai làm mối quan hệ dân số - đất đai ngày càng căng thẳng và phức tạp hơn - Năm 2005: tỉ lệ thất nghiệp ở nước ta là 3,29%, do thiếu việc làm nên mức sống thấp, chậm được cải thiện và sự phân hóa giàu nghèo nhanh vì vậy để giải quyết tình trạng thất nghiệp cần phải hạn chế sự phát triển dân số * Diện tích rừng bị thu hẹp nhanh chóng: - Rừng nước ta có khoảng 8,6 triệu ha hiện nay đang bị chặt phá, khai thác bừa bãi nên diện tích giảm nhanh, mỗi năm nước ta mất khoảng 20 vạn ha rừng , với tốc độ tàn phá như vậy chẳng bao lâu nữa nữa nước ta sẽ không còn rừng. Chúng ta cũng biết nước ta có hệ thống sông ngòi dày đặc , có ¾ diện tích là đồi núi vì vậy mối quan hệ giũa rừng núi, đồng bằng và miền biển rất chặt chẽ. Mỗi thay đổi về điều kiện tự nhiên ở miền núi sẽ gây ra những thay đổi khí hậu và ảnh hưởng đến sản xuất , cuộc sống vùng ven biển. Nhiệt độ các tháng mùa hè đã tăng lên, về mùa đông rét đậm hơn trước. Số trận lụt trong thế kỉ này đã gấp đôi thế kỉ trước. Mưa lũ trong điều kiện mất rừng đã bào mòn đất trung du, miền núi làm hàng chục triệu ha trở thành đất trắng đồi trọc. Mất rừng cũng gây nên hạn hán, ảnh hưởng nặng nề đến sản xuất và dân cư. * Sự quá tải trong việc chăm sóc sức khỏe và giáo dục đào tạo: - Về thể lực: Do thiếu thức ăn hoặc thiếu chất nên tình trạng trẻ suy dinh dưỡng ở nước ta khá phổ biến năm 1989 có 51% số trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng trong đó 21,9% suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ vì phần lớn phụ nữ nông thôn bị thiếu máu khi mang thai, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thuộc diện thấp còi hơn so với lứa tuổi là 33%, so sánh chiều cao và cân nặng của trẻ nam 15 tuổi giữa VN và NB là: VN ( 43,3 kg và 156cm), NB ( 53 kg và 164 cm) - Về trí lực: 1,5% dân số thiểu năng về trí lực và thể lực, mặc dù tỉ lệ người biết chữ khá cao ( 1999 : 91,2%) nhưng trong số đó 74% đã thôi học mới chỉ có trình độ cấp I, 91,84% dân số từ 15 tuổi trở lên không có trình độ chuyên môn kĩ thuật. * Dân số tăng làm gia tăng sự ô nhiễm môi trường: - Nhiễm bẩn nước:dân số tăng tất yếu đòi hỏi nhiều lương thực thực phẩm vì vậy phải mở rộng diện tích gieo trồng , sử dụng nhiều phân hóa học , thuốc trừ sâu. Nhu cầu về hàng công nghiệp tăng thúc đẩy công nghiệp phát triển do đó cũng làm tăng chất thải độc hại của các nhà máy công nghiệp , mặt khác con người luôn xả rác trong quá trình tiêu dùng trung bình 2kg rác/người ở thành phố . tất cả những dộc hại đó được đổ ra mặt đất hoặc chôn xuống đất đều làm nhiễm bẩn đất - Nhiễm bẩn không khí: quá trình sản xuất chế biến công nghiệp, cháy rừng triền miên chủ yếu do con người gây ra đã đưa vào khí quyển một lượng khổng lồ bụi và khí độc hại có hại cho sức khỏe con người và gây tổn hại tầng ô dôn. - Nhiễm bẩn nước; Ở thành phố mỗi người mỗi ngày cần từ 200 đến 500 lít nước cho sinh hoạt , sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ cần nhiều nước sạch và cũng thải ra nhiều chất bẩn. dân số càng đông càng có nguy cơ khan hiếm nước sạch và dư thừa nước bẩn Tóm lại: Đông dân trong tình trạng đói nghèo ở các nước đang phát triển và sự săn lùng lợi nhuận tối đa , tiêu dùng quá mức cần thiết ở các nước giàu đang làm tài nguyên cạn kiệt và môi trường suy thoái đe dọa sự phát triển bền vững của hành tinh chúng ta vì vậy việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở các nước cho phù hợp với trình độ sản xuất là việc làm cần thiết. 7.Bên cạnh sự gia tăng dân số quá nhanh không cân đối với quá trình phát triển kinh tế ở các nước đang phát triển thì vấn đề già hóa dân số ở các nước phát triển do tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp cũng là một vấn đề cần quan tâm dẫn đến hiện tượng thiếu lao động . Vì vây mỗi quốc gia cần có các chính sách dân số phù hợp với đặc điểm tình hình mỗi nước, có 2 nhóm chính sách dân số: - Chính sách khuyến sinh: phần lớn thực hiện ở các nước phát triển có tỉ lệ gia tăng dân số thấp, cơ cấu dân số già với các biện pháp ưu tiên tuyên truyền mở rộng khuyến khích sinh và có các chính sách kinh tế xã hội ưu đãi những gia đình đông con - Chính sách hạn chế sinh đẻ nhiều: được thực hiện ở các nước đang phát triển có mức sinh cao nhằm hạn chế số con của các cặp vợ chồng để giảm bớt tốc độ gia tăng dân số. * Một số mục tiêu của chính sách dân số ở tỉnh Sơn La: - Về dân số KHHGĐ: duy trì việc giảm mức sinh, tăng tỉ lệ số cặp vợ chồng thực hiện các biện pháp tránh thai hiện đại, giảm tỉ lệ phụ nữ sinh con thứ 3 - Về bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em: tạo mọi điều kiện tốt nhất cho trẻ em , từng bước đáp ứng nhu cầu và quyền cơ bản , ngăn chặn và đẩy lùi các nguy cơ xâm hại trẻ em xây dựng môi trường an toàn lành mạnh để trẻ em Sơn la có cơ hội được bảo vệ chăm sóc giáo dục và phát triển toàn diện về mọi mặt và có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn - Về gia đình: xây dựng gia đình ít con no ấm bình đẳng tiến bộ hạnh phúc và phát triển bền vữngđể mỗi gia đình thực sự là tổ ấm của mỗi người và là tế bào lành mạnh của xã hội. Trên đây là một số nội dung về vấn đề dân số và sự gia tăng dân số, tôi hi vọng sau những vấn đề tôi vừa trao đổi với các em sẽ giúp các em có một cách nhìn cụ thể , toàn diện hơn về vấn đề dân số thế giới, dân số VN đặc biệt là dân số của Sơn La, làm sáng tỏ hơn những kiến thức các em đã được học ở trên lớp qua những bài giảng và từ đó có ý thức trách nhiệm hơn với quê hương mình, với sự phát triển kinh tế đất nước bởi các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước. Tôi xin kính chúc các vị đại biểu , các thầy cô giáo có một sức khỏe dồi dào, chúc các em luôn chăm ngoan, học tốt , chúc cho buổi ngoại khóa của chúng ta thành công tốt đẹp. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 1.Phần thi hùng biện: Mỗi khối cử 1 HS ( 12A, 11A, 10A)lên trình bày trong thời gian 3 phút, có ban giám khảo chấm và cho điểm; ? Những đặc điểm của dân số có tác động như thế nào đối với gia đình, cộng đồng và xã hội trên các mặt : đất đai, lao động việc làm, thu nhập giáo dục, y tế, rừng và các vấn đề kinh tế xã hội khác mà em quan sát thấy ở địa phương em. 2.Dân số thế giới năm 2005 là: a. 6 tỉ người c.6,477 tỉ người b.6,322 tỉ người d.6,578 người 3.Biến động dân số trên thế giới do 2 nhân tố quyết định là: ………… 4.Tìm ô chữ: gồm 19 chữ cái chỉ động lực phát triển dân số. 5.Hãy kể tên 5 quốc gia có dân số đông nhất hiện nay theo thứ tự từ cao đến thấp. 6. Dân số Việt Nam tính đến năm 2006 là; a.76 triệu người c.84 triệu người b.84,156 triệu người d.80 triệu người 7.Quy mô dân số nước ta là: a.Rất lớn c.Nhỏ b.Lớn d.Bình thường 8.Dân số nước ta phát triển; a.Nhanh b.Bình thường c.Rất nhanh d.Chậm e.Rất chậm 9.Dân số ở tỉnh Sơn La phát triển: a.Quá nhanh b.Nhanh c.Bình thường d.Chậm e.Quá chậm 10.Nếu quy mô dân số lớn kinh tế sẽ phát triển; a.Rất nhanh b.Nhanh c.Bình thường d.Chậm e.Rất chậm 11.Nếu sinh đẻ nhiều ( dân số trẻ) sức khỏe trẻ em sẽ: a.Rất tốt b.Tốt c.Bình thường d.Kém e.Rất kém 12.Nếu sinh đẻ nhiều giáo dục cho thanh thiếu niên sẽ: a.Rất tốt b.Tốt c.Bình thường d.Kém e.Rất kém 13.Đây là một ô chữ gồm 9 chữ cái nói về một trong những hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh 14.Đây là một ô chữ gồm 15 chữ cái chỉ một trong những nguyên nhân làm cho dân số Sơn La tăng nhanh: 15.Vùng nào có mật độ dân số cao nhất nước ta? 16.Hãy điền đúng sai vào các câu sau: Để giải quyết vấn đề việc làm hiện nay ở nông thôn đang có những biện pháp sau: a. Thực hiện kế hoạch hóa gia đình b. Phát triển kinh tế hộ gia đình c. Di cư d. Chuyển dần thành nền nông nghiệp hàng hóa e. Chia nhỏ ruộng đất 17. Hậu quả của việc gia tăng dân số về mặt môi trường là: a. Làm giảm tốc độ phát triển kinh tế b. Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện c. Không đảm bảo về sự phát triển bền vững d. Tỷ lệ thiếu việc làm cao 18. Theo anh (chị ) mức sinh và trình độ học vấn của phụ nữ: a. Tỷ lệ thuận b. Tỷ lệ nghịch c. Không quan hệ gì, việc mức sinh giảm như trên là do các yếu tố khác. 19. Tỉnh nào có mật độ dân số cao nhất: a. Thái bình b. Hưng yên c. Hải phòng d. Hải dương 20. Vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI dân số ở khu vực Đông Nam Á: a. Tiếp tục “ bùng nổ” b. Tiến tới ổn định c. Ổn định d. Giảm dần CÂU HỎI : I.Hỏi đáp: 1.Biến động dân số trên thế giới do 2 nhân tố quyết định là: ………… 2. Hãy kể tên 5 quốc gia có dân số đông nhất hiện nay ( năm 2005) theo thứ tự từ cao đến thấp. 3.Dân số Việt Nam năm 2006 là bao nhiêu và đứng thứ bao nhiêu trên thế giới? 4.Dân số tỉnh Sơn La năm 2007 là bao nhiêu, tỉ suất gia tăng tự nhiên là bao nhiêu? 5.Vùng nào có mật độ dân số cao nhất nước ta? 6.Để giải quyết vấn đề việc làm hiện nay ở nông thôn có những biện pháp gì II.Trắc nghiệm: 1. Dân số thế giới năm 2005 là: a. 6 tỉ người c.6,477 tỉ người b.6,322 tỉ người d.6,578 người 2.Quy mô dân số nước ta là: a.Rất lớn c.Nhỏ b.Lớn d.Bình thường 3. Hậu quả của việc gia tăng dân số về mặt môi trường là: a. Làm giảm tốc độ phát triển kinh tế b. Chất lượng cuộc sống chậm cải thiện c. Không đảm bảo về sự phát triển bền vững d. Tỷ lệ thiếu việc làm cao 4. Theo em mức sinh và trình độ học vấn của phụ nữ: a. Tỷ lệ thuận b. Tỷ lệ nghịch c. Không quan hệ gì, việc mức sinh giảm như trên là do các yếu tố khác. 5.Kết cấu dân số tỉnh Sơn La là : Dưới tuổi lao động 41.2% Trong tuổi lao động 52,9% Ngoài tuổi lao động 6,2% Như vậy Sơn la có kết cấu dân số: a.Già b.Trẻ III.Ô chữ: 1.Đây là một ô chữ gồm 9 chữ cái nói về một trong những hậu quả của sự gia tăng dân số nhanh 2.Đây là một ô chữ gồm 15 chữ cái chỉ một trong những nguyên nhân làm cho dân số Sơn La tăng nhanh: 3.Là ô chữ gồm 19 chữ cái chỉ động lực phát triển dân số. IV.Hùng biện: 1. Những đặc điểm của dân số có tác động như thế nào đối với đất đai, lao động việc làm. 2. Những đặc điểm của dân số có tác động như thế nào đối với vấn đề giáo dục y tế 3. Những đặc điểm của dân số có tác động như thế nào đối với vấn đề tài nguyên môi trường V.Khán giả: 1. Đây là một ô chữ gòm 11 chữ cái chỉ gánh nặng với các nước có nền kinh tế chậm phát triển. 2. Đây là một ô chữ gồm 8 chữ cái: Muốn có dân số ổn định cần phải giảm… 3. Vào những thập niên đầu của thế kỷ XXI dân số ở khu vực Đông Nam Á: a. Tiếp tục “ bùng nổ” b. Tiến tới ổn định c. Ổn định d. Giảm dần . khi mang thai, tỉ lệ trẻ em dưới 5 tuổi thuộc diện thấp còi hơn so với lứa tuổi là 33%, so sánh chiều cao và cân nặng của trẻ nam 15 tuổi giữa VN và NB. triển kinh tế. dân số đông cũng là một nguồn lực mạnh mẽ bảo vệ tổ quốc 6 .Song quy mô dân số lớn với cơ cấu trẻ cũng có những tác động tiêu cực đến quá

Ngày đăng: 06/06/2013, 01:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan