Ở những vùng sinh thái nhất định phải đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của ký sinh trùng ờ ngoại cảnh, ờ vật chủ trung gian, ờ vật ch
Trang 1TRUÔNG ĐẠI HỌC NÒNG LẢ M
PC S T S N f u y c n T h i K n n u » <C'/ui M n t
NHỮNG BỆNH KÝ SINH TRÙNG PHổ BIẾN
ở GIA CẦM, LỢN VÀ
LOÀI NHAI LẠI VIỆT NAM
C H U Y ÊN KHAO OUNG CHO ĐAO TAO SAU OAI HỌC
Trang 3(Sách chuyên khảo dùng cho đào tạo sau đại học)
NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ N Ộ I-2011
Trang 5M Ụ C L Ụ C
Trang 6BỆNH SÁN LÁ RUỘT LỢN (Fasciolopsiasis) 176
C hư ơng 3 BỆNH KÝ SINH TRÙNG TH Ư Ờ N G GẶP Ở TRÂU, BÒ, DÊ 231
1 Giun xoăn dạ múi khế ký sinh ở gia súc nhai lại 231
4
Trang 7L Ờ I N Ó I ĐÀU
Ký sinh trùng phân bố rẩt rộng trong thiên nhiên Hiện tượng ký sinh (Parasitism)
là hiện tượng sinh vật này sông trên sinh vật kia, giữa hai cơ thê một bẽn được lợi, còn bên kia bị hại Thường thì vật ký sinh gây bệnh cho vật chủ, rât ít khi vật chù không phát bệnh Khi vật ký sinh sống trong cơ thê vật chù thì vật chù trờ thành nguôn phát tán bệnh Nét đặc trưng phân biệt giữa vật ký sinh với vật sông tự do là môi quan hệ với môi trường bên ngoài Động vật sống tự do trực tiếp liên hệ với môi trường bên ngoài, chịu tác động cùa khí hậu, thổ nhưỡng và các yếu tố sinh học; còn động vật ký sinh phụ thuộc vào vật chú, thông qua sự tiếp xúc cùa vật chủ với môi trường bên ngoài.
Việt Nam là nước nằm trong vùng khi hậu nhiệt đới nóng ấm Do điều kiện thời tiết khí hậu thuận lợi cho sự tằn tại, phát triển cùa nhiều loài sinh vật, mà nước ta có khu hệ động - thực vật rất đa dạng, phong phú Dãy cũng là điểu kiện thuận lợi cho sự tồn tại
và phát triển cùa vó số giống, loài ký sinh trùng ờ ngoại cánh, đế rồi chúng từ ngoại cánh xâm nhập ký chù và gây bệnh.
Khác với bệnh do vi khuẩn và vi rút gây ra, bệnh ký sinh trùng không làm cho gia súc, gia cầm om và chết hàng loạt với tốc độ lây lan nhanh, song bệnh ký sinh trùng thường diễn ra ở thể mãn tính, làm cho vật nuôi còi cọc, chậm lớn, giảm khà năng sinh sàn, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh khác Vì vậy, bệnh ký sinh trùng đã và đang gãy tác hại lớn đối với sức khoè vật nuôi, gáy thiệt hại lớn về kinh tế cho các cơ sở chăn nuôi tập trung và chăn nuôi gia đình.
Sau nhiều năm nghiên cứu về lĩnh vực ký sinh trùng thú y, chúng tôi đã tổng kết được những giong loài ký sinh trùng và bệnh phổ biến do chúng gây ra cho gia cầm, lợn và loài nhai lại ờ Việt Nam nói chung và các tình trung du miền núi phía Bắc nói riêng Những bệnh ký sinh trùng thường gặp ở gia cầm, lợn và loài nhai lại được trình bày trong cuốn sách chuyên khảo này là sự tổng hợp các kiến thức kinh điển, các kiến thức mới, những kết quà nghiên cứu cùa các tác giả trong và ngoài nước, những kết quả nghiên cứu cùa chúng tôi trong nhiều năm qua.
Thông qua cuốn sách chuyên kháo này, tác già mong muốn gửi tới các nghiên cứu sinh, các học viên cao học, các em sinh viên và bạn đọc những tâm huyết của bàn thân với sự nghiệp giáo dục và đào tạo Hy vọng cuốn sách có thế giúp ích cho các nhà khoa học tương lai về lĩnh vực ký sinh trùng học thú y.
Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã rất cố gắng, song cuốn sách chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót Tác già mong nhận được những ý kiến đóng góp cùa các nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên và bạn đọc đế cuốn sách được hoàn thiện hom trong những lần tái bàn sau.
Xin trăn trọng cảm ơn!
Tác giảPGS TS Nguyễn Thị Kim Lan
5
Trang 9MỞ ĐẦU
Theo Trịnh Văn Thịnh và cs (1978), sự phân bố theo vùng của các loài ký sinh trùng quyết định phần lớn tình hình nhiễm bệnh ký sinh trùng ở gia súc và gia cầm Ngoài ra còn phải kể đến các điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng, thức ăn, vệ sinh thức ăn nước uống và chuồng trại cũng ảnh hưởng đến sức chống đỡ của gia súc, gia cầm đối với ký sinh trùng
Như vậy, theo Trịnh Vãn Thịnh, điều kiện tự nhiên và xã hội có ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của ký sinh trùng, do đó ảnh hường đến sự cảm nhiễm ký sinh trùng
ở gia súc và gia cầm
Các tỉnh miền Bắc Việt Nam đều nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với đặc trưng là nóng ẩm, mưa nhiều Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thòi tiết khô và lạnh do các đợt gió lạnh từ đông bắc tràn xuống, số giờ nắng trong năm giảm dần từ vùng đồng bằng lên miền núi do ảnh hường cùa địa hình Độ ẩm của không khí cũng thay đổi theo mùa Mùa mưa, độ ẩm không khí cao (có thể tới trên 90%); mùa khô, độ ẩm không khí thấp (có khi 50 - 60%)
Các tỉnh miền Nam nước ta cũng có hai mùa: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, là mùa nóng ẩm, mưa nhiều Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, là mùa ít mưa nhưng không lạnh
Sự khác nhau về địa hình, đất đai, thòi tiết khí hậu dẫn đến sự khác nhau về khu hệ động thực vật giữa các vùng
Các tình thuộc vùng đồng bằng có địa hình bàng phang hơn so với các tinh miền núi, mùa mưa thì nóng ẩm nhiều hơn, nhưng mùa khô thì cũng đỡ lạnh hơn Mặt khác, vùng đồng bằng có nhiều nơi đất trũng, tạo thành nhiều ao, ruộng, sông, hồ Đây là điều kiện thuận lợi cho sự tồn tại và phát triển cùa các loài ký chủ trung gian của sán lá Ngược lại, các tinh miền núi có địa hình phức tạp, vùng thì núi non hiểm trờ, vùng lại lượn sóng nhấp nhô xen kẽ những thung lũng nhỏ hẹp, vùng thì có nhiều đồi thoai thoải
kế tiếp nhau Kiểu địa hình này chiếm đến 3/4 diện tích, còn lại là một số vùng có địa hình tương đối bằng phẳng Độ cao và tính chất phức tạp của địa hình tăng dần từ vùng đồng bằng lên miền núi Sự khác nhau về địa hình gắn liền vói chế độ nhiệt, độ ẩm dẫn đến sự khác nhau về khí hậu giữa các vùng Vùng núi có ít ao, hồ và những chỗ nước đọng hơn nên tỷ lệ nhiễm giun sán, đặc biệt là sán lá thấp hơn các tỉnh vùng đồng bằng.Đặc điểm kinh tế xã hội của các tỉnh thuộc vùng đồng bàng và vùng núi cũng khác nhau Các tinh miên núi có thành phân dân tộc tưcmg đối đa dạng, mỗi dân tộc đều có tập quán riêng về sinh hoạt và sản xuất, trình độ canh tác và tập quán chăn nuôi cũng có
7
Trang 10gà Tuy nhiên, ở một số nơi, phương thức chăn nuôi còn nhò lẻ, chưa có quy mô tập trung đồng bộ, chuồng nuôi tạm bợ, chăn nuôi theo hình thức chăn thả và tận dụng thức
ăn sẵn có trong tự nhiên, thức ăn bổ sung hầu như không có, vấn đề phòng trị bệnh ký sinh trùng hầu như chua được quan tâm và đề cập đến
Điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế, xã hội như trên có ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố và phát triển của ký sinh trùng Đỏ chính là những nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp làm cho tỳ lệ cảm nhiễm bệnh ký sinh trùng của gia súc và gia cầm rất cao.Biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh ký sinh trùng ờ gia súc, gia cầm là biện pháp phòng chống tổng hợp Ở những vùng sinh thái nhất định phải đồng thời sử dụng nhiều biện pháp có hiệu quả đối với tất cả các giai đoạn phát triển của ký sinh trùng ờ ngoại cảnh, ờ vật chủ trung gian, ờ vật chủ cuối cùng
Khâu quan trọng ừong biện pháp phòng chống tổng hợp là dùng thuốc diệt ký sinh trùng trên cơ thể gia súc, gia cầm Trong cùng một cơ thể vật chủ có thề đồng thòi tồn tại nhiều loài ký sinh trùng, nhiều cá thể ký sinh trùng ở các giai đoạn phát triển khác nhau Vì vậy, tốt nhất là chọn thuốc có phổ tác dụng rộng, có tác dụng với ký sinh trùng
ở nhiều giai đoạn phát triển nhằm cùng lúc diệt được nhiều loài ký sinh trùng, diệt được
cả ký sinh trùng còn non và ký sinh trùng tnrởng thành Ngoài ra, các biện pháp tăng cường vệ sinh thú y chuồng nuôi, thức ăn nước uống, bãi chăn thả, xử lý phân bằng phương pháp ủ nhiệt sinh học, diệt ký chủ trung gian của ký sinh trùng, tăng cường chăm sóc, nuôi dưỡng và quản lý vật nuôi là các biện pháp hữu hiệu làm giảm sự ô nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng ở ngoại cảnh, giảm tỷ lệ và cường độ nhiễm ký sinh trùng ở vật nuôi
8 Nhũng bệnh kỷ sinh trùng phổ biến ờ gia cầm, lợn và loài nhai lại Việt Nam
Trang 112008 nước ta có 242,2 triệu gia cầm, trong đó có 181 triệu gà (ừong đó gà thà vườn là
148 triệu con, chiếm 81,6%, số còn lại là gà công nghiệp chiếm 18,4%) Phương thức nuôi thả vườn tận dụng được một phần thức ăn sẵn có trong tự nhiên cho gà, giảm bớt chi phí chăn nuôi, sản phẩm cùa gà nuôi thả vườn đáp ứng được thị hiếu ẩm thực của người tiêu dùng Tuy nhiên, nuôi thả vườn cũng tạo điều kiện thuận lọi cho trứng và ấu trùng giun tròn có sức gây nhiễm nói riêng, ký sinh trùng nói chung dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gà Bệnh giun tròn làm cho gà gầy yếu, chậm lớn, giảm khả năng sản xuất thịt và trứng, giảm sức đề kháng và dễ mắc các bệnh khác
1 G IUN TR Ò N K Ý SINH Ở GÀ
Giun tròn ký sinh ờ gà thuộc lớp giun tròn Nematoda Lớp giun tròn (Nematoda) thuộc ngành giun tròn (Nemathelminthes) là một trong những nhóm động vật có số lượng loài lớn và phân bố rộng Chúng có mặt ở khắp mọi nơi ừên hành tinh: ở biển, ở nước ngọt, ở đất, chúng ký sinh ở động vật và thực vật (Nguyễn Thi Lê và cs, 2000).1.1 Vị trí của giun tròn kỷ sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vậtNguyễn Thị Lê và cs (1996) cho biết, vị tri của một số loài giun ưòn gà ừong hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngành Nemathelminthes
Lóp giun tròn Nematoda Rudolphi, 1808
Bộ Ascaridida Skrjabin et Schulz, 1940
Phân bộ Ascaridina Skrjabin, 1915
Họ Ascaridiidae Skrjabin et Mosgovoy, 1973
Giống Ascaridia Dujardin, 1845 Loài Ascaridia galli Freeborn, 1923 (Schrank, 1788)
9
Trang 12Bộ Ascaridida Skijabin et Schulz, 1940
Phân bộ Heterakina Chitwood M., 1971
Họ Heterakididae Railliet et Henry, 1914
Giống Heterakis Dujardin, 1845
Loài Heterakis gallinarum (Schrank, 1788) Dujardin, 1845 Loài Heterakis beramporia (Lane, 1914).
Bộ Trichocephalida Skrjabin et Schulz, 1928
Họ Capillaridae Neuveu - Lemaừe, 1936
Giống Capillarìa Zeder, 1800
Loài Capillaria obsignata Madsen, 1945 Loài Capillaria bursata Freitas et Almeida, 1934 Loài Capillaria caudinflata Molin, 1858 Giống Eucolens Dujardin, 1845
Loài Eucoleus annulatus Loper - Neyra, 1946 (Molin 1858) Giống Thominx Dujardin, 1845
Loài Thominx anatis Skrjabin et Schikhobalova, 1954
Giống Tetrameres Creplin, 1846
Loài Tetrameres fissispina Diesing, 1861 Loài Tetrameres mohtedai Bhalerao et Rao, 1944
Họ Acuariidae Seurat, 1913
Giống Acuaria Bremser, 1911
Loài Acuaría hamulosa Diesing, 1851 Loài Dispharynx nasuta Rudolphi, 1819
Họ Streptocaridae Skrjabin, Sobolev et Ivaschkin, 1965
Giống Streptocara Railliet, Henry et Sisofy, 1965
Loài Streptocara crassicauda Creplin, 1829
Trang 13Ascarídia Dujardin, 1845 Ascaridia gain Freeborn, 1923 (Schrank, 1788)
Heterakis Dujardin, 1845 Heterakis gallinarum Schrank, 1788 (Dujardin, 1845) Capillaria Zeder, 1800 Capillaria obsignata Madsen, 1945
Capillaria caudinflata Molin, 1858 Tetrameres Creplin, 1846 Tetrameres fissispina Diesing, 1861
Tetrameres mohledai Bhalerao et Rao, 1944 Acuaria Bremser, 1911 Acuaria hamulosa Diesing, 1851
Dispharynx nasuta Rudolphi, 1819 Oxyspirura Dräsche et Stossich, 1897 Oxyspirura mansoni Cobbold, 1879
Oxyspirura helerodita Molin, 1800
Nguyễn Thị Lê (1998) cho rằng, giun tròn ký sinh gây bệnh nguy hiểm cho người và động vật chủ yếu gồm các đại diện thuộc các bộ sau: Trichocephaliadae, Sứongyloidida, Oxyurida, Ascaridida, Spirurida
1.2 Đặc điểm hình thái, cấu tạo của một số loài giun tròn ký sinh ở gà
1.2.1 Giun đũa Ascaridia galli
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) cho biết: Ascaridia galli ký sinh ở ruột non
gà, gà tây đôi khi ký sinh ờ ruột già gà Giun có màu vàng nhạt hoặc ữắng ngà thân
có vân ngang, quanh miệng có 3 lá môi trên, mỗi lá môi đều có răng Giun có kích thước tương đối lớn
11
Trang 14Giun đực dài 30 - 80mm, rộng 0,6mm; có
cánh đuôi và 10 đôi gai chồi, có bàn hút trước hậu
môn hỉnh tròn, có 2 gai giao hợp dài bằng nhau,
phía trên phình to, đầu gai rất nhọn Đuôi cong,
vùng lỗ hậu môn đuôi phình ra tạo thành cánh
đuôi Giác trước huyệt dạng bầu dục nằm ờ phía
bụng Đường kính giác trước huyệt 0,16 - 0,26mm,
sau giác có những núm nhỏ Hậu môn cách mút
đuôi 0,48 - 0,85mm Núm đuôi tạo thành 3 nhóm: 3
đôi trước, 1 đôi ngang và 6 đôi sau hậu môn
Giun cái dài 65 - llOmm, rộng 1,6 - l,8mm; Hình 1: Trứng Ạscaridia galli
âm hộ ở phía trước, đoạn giữa thân (Phan Lục, mơl theo phan ra n90àl2006)
Trứng hình bầu dục, có kích thước: 0,075 - 0,092 X 0,045 - 0,057mm, mảng ngoài nhẵn, màu tro nhạt (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999)
1.2.2 Giun kim Heterakis spp.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) cho biết, bệnh do Heterakis spp thường do hai loài H gallinae và H beramporia ký sinh ở manh tràng, có khi ờ ruột non của gà, gà tây.
Giun màu vàng nhạt, đầu có 3 môi (1 môi ờ lưng và 2 môi ờ bụng), túi miệng hìnhống Phần sau thực quản phình to giống hình cù hành, chiều dài 0,27 - 0,33mm, rộng0,15 - 0,24mm
- Loài Heterakis gallinae:
Giun đực dài 5,841 - ll,145m m , chỗ
rộng nhất 0,271 - 0,398mm Đuôi nhọn
hình chiếc kim Phía trước cách hậu môn
0,148 - 0,156mm có một giác hút hơi tròn,
đường kính 0,07 - 0,082mm Có gai chồi
xếp thành từng đôi ở hai bên giác hút Có
2 gai giao hợp, gai phải dài gấp 3 lần gai
trái; phía cuối gai phải rất nhọn, dài
khoảng 2mm; gai trái to, dài 0,65 -
0,7mm Lỗ bài tiết ờ gần đầu về mặt bụng,
cách đầu khoảng 0,254mm
Giun cái dài 7,982 - ll,439mm, chỗ
rộng nhất 0 27 - 0,453mm, chiều dài thực Hình 2: Trứng Heterakis spp.
quàn băng 1/9 cơ thê Chô phình to cùa thực mới theo phân ra ngoài
quản hình củ hành dài 0,273 - 0,332mm,
12
Trang 15rộng 0,187 - 0,234mm Hậu môn ở gần đuôi, cách đuôi 0,9 - l,24mm Âm đạo uốn khúc cong, bắt đầu từ âm hộ rồi vòng về phía sau, sau đó chuyển vê phía trước, cuôi cùng lại vòng về phía sau Lỗ bài tiết cách đầu 0,47mm.
Trứng hình bầu dục, có 2 lớp vỏ, một đầu trong suốt, tế bào trứng có hạt lấm tấm, màu xám, dài 0,05 - 0,07mm, rộng 0,03 - 0,039mm
- Loài Heterakis beramporia:
Rất giống loài H gallinae nhưng phân biệt ờ gai giao hợp ngắn hơn, một gai dài
350|0.m, gai còn lại dài 300nm
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) đã mô tả loài giun này như sau:
Giun đực dài 5,5 - 5,7mm, chỗ rộng nhất 0,20 - 0,2 lmm Phần trước thực quản dài 0,04mm, rộng 0,022mm Phần sau thực quản dài 0,616 - 0,625mm, rộng 0,11 - 0,12mm
Lỗ bài tiết cách mút đầu 0,335mm, vòng thần kinh cách mút đầu 0,285mm Đuôi nhọn,
có các cánh bên Lỗ huyệt cách mút đuôi 0,36mm Giác sinh dục có cấu tạo cutin hình đĩa, nằm cách lỗ huyệt 0,055mm Có 13 đôi núm sinh dục, trong đó: 3 đôi trước huyệt, 6 đôi ngang huyệt và 4 đôi sau huyệt, c ỏ 2 gai sinh dục dài 0,340 - 0,364 và 0,0227 - 0,2500mm
Giun cái dài 7,6 - 7,64mm, rộng 0,250 - 0,286mm Chiều dài thực quàn 0,74 - 0,77mm, rộng 0,050 - 0,055mm Đuôi dài 0,14mm Lỗ sinh dục hơi lồi ra so với phần thân, cách mút đầu 4mm Âm đạo ngay cạnh lỗ sinh dục tạo thành nút hướng về phía sau cơ thể Trúng có klch thước 0,062 X 0,034 - 0,039mm
1.2.3 Giun tóc Capillarỉa spp.
Có 3 giống: Capillaria, Eucolens và Thominx
thuộc họ: Capillaridae, Neveu - Lemaire, 1936
Phan Thế Việt và cs (1977) cho biết giun
tròn thuộc ba giống này hình dáng giống
nhau, nhỏ, dài như sợi tóc và có một số đặc
điểm sinh học giống nhau Ký sinh ờ đường
tiêu hóa cùa gà
Giun có thân mảnh, dài, màu trắng Tùy
từng loài, giun đực có thể dài 9 - 25mm, giun
cái dài 10 - 60mm Dài nhất là loài Encoleus
amulata, giun cái dài tới 60mm.
Trứng giun có vỏ dày, màu vàng nhạt, hình
thoi, hai đầu có nút, kích thuớc 50 - 65 X 23 - Hình 3: Trứng Capillaria spp.
thường gây bệnh ờ gà Các giống này
13
Trang 16- Loài Capillaria obsignata:
Skrjabin K I và cs (1979), Nguyễn Thị Lê và cs (1996) cho biết, loài c.obsignata
ký sinh ờ ruột non, đôi khi gặp ở ruột già và manh tràng Phần đầu rất mảnh
Giun đực dài 8,6 - lOmm, rộng nhất 0,053mm Gai giao hợp dài l,2m m , cuối gai cong, phía trên loe rộng (hình phễu), mút gai tròn Bao gai có sọc ngang Lỗ huyệt được mở ra ờ cuối đuôi và được bao quanh bời một túi hình chùy Mỗi bên của túi có một gai hình sườn Bao gai có nếp gấp ngang, dài 2,5mm
Giun cái dài 10 - 18mm, rộng nhất 0,031 - 0,085mm Phần tnrớc cơ thể trong và mảnh Phần sau chứa cơ quan sinh dục Thực quản dài 4,6 - 7mm Hậu môn nằm gần mút đuôi Lỗ âm hộ nằm gần chỗ chuyển tiếp giữa thực quản và ruột
Trứng hình bầu dục, màu nâu sáng, có 2 nút ừong suốt ờ hai đầu Kích thước 0,05 - 0,062 X 0,02 - 0,027mm
- Loài Euculeus annulatus:
Cơ thể trắng, mành, mút đầu có cánh cutin Miệng hơi nhô ra, không có núm.Giun đực dài 1 l,54mm, rộng nhất 0,04 - 0,086mm Cánh cutin bắt đầu từ chỗ cách mút đầu 0,010 - 0,013mm, kéo dài đến 0,018 - 0,02 lmm, chiều rộng cánh cutin 0,005 - 0,008mm Thực quàn dài 3,077mm, ừong đó phần cơ dài 0,32mrn Vòng thần kinh cách mút đầu 0,070 - 0,075mm Cuối đuôi có 4 núm ưòn, trong đó 2 núm bên bụng to hơn
Lỗ huyệt ở cuối đuôi
Giun cái dài 22,5 - 22,56mm, rộng nhất 0,032 - 0,130mm Cánh cutin bát đầu ờ chỗ cách mút đầu 0,008 - 0,010 Thực quàn dài 4,6 - 5,0mm, trong đó phần cơ dài 0,57mm Vòng thần kinh cách mút đầu 0,086 - 0,09mm Lỗ sinh dục nằm ở cuối thực quản, đuôi
tù, hậu môn ở mút cuối cơ thể Trứng trong tử cung có kích thước 0,054 - 0,062 X 0,027mm
- Loài Thominx collaris:
Cơ thể mảnh, thuôn dần về phía đầu
Giun đực dài ll,5m m , rộng nhất 0,063mm Thực quàn dài 5,07mm Gai sinh dục tương đối phát triển, dài l,55mm, bên sườn có những vạch ngang mành Mút gai sinh dục thăt lại có dạng tù, tròn, gôc gai phình rộng Xung quanh bao gai sinh dục có gai nhỏ huớng về phía trước Cuối đuôi tù tròn và có 2 thùy cutin ít phát triển
Giun cái dài 14mm, rộng nhất 0,070mm Thực quản dài 4,96mm Lỗ sinh dục có dạng môi hoi nhô ra khỏi bề mặt cơ thể, nàm ờ sau phần cuối cùa thực quản Đuôi thuôn dần, có dạng tù tròn Hậu môn nằm ờ phía bên Trứng có kích thước 0 056 - 0 059 X 0,023mm
14 Những bệnh ký sinh trùng phổ biến ở gia cầm, lợn và loài nhai lại Việt Nam
Trang 171.2.4 Giun dạ dày Tetrameres spp.
Nguyễn Thị Lê và cs (1996) cho biết, có 4 loài Tetrameres spp thường ký sinh ở gà.
- Loài Tetrameres mohledai:
Giun tròn có nang miệng hình trụ, thành trong miệng kitin hóa mạnh, có 2 môi bên
và 2 môi trung gian bé
Giun đực cơ thể hình sợi, nhỏ Tiểu bì mỏng, có vân ngang mịn Chiều dài cơ thê 4,2 - 4,9mm, rộng nhất 0,120 - 0,145mm Hai cánh cutin bên kéo dài từ giữa môi đến ngang lỗ huyệt Có 4 dãy gai nhỏ bắt đầu từ thực quản đi đến phía đuôi cơ thể, khoảng cách giữa các gai và kích thước các gai giảm dần ờ phía trước cơ thể Các gai ở đuôi to hơn, tập trung chù yếu ờ phía bụng và dưới bụng Nang miệng dài 0,017 - 0,019mm, rộng 0,009mm
Thực quản chia 2 phần: phần cơ dài
Giun cái dài 2,6 - 3,2mm, rộng nhất Hình 4: Trứng TetrameresIspp.
2,4 - 2,6mm Phân đâu và đuôi cơ thê tách
với phần cơ thể hình cầu, chia thành các múi, phần phình ra giữa thân chứa ruột và trứng Chiều dài phần đầu của các cá thể lớn là 0,9mm, phần đuôi là 0,6mm Trúng có
kích thước 0,050 X 0,03 lmm.
- Loài Tetrameresßssispina:
Mút đầu có hai môi nhỏ, xoang miệng thấy rõ Thực quản thường chia thành hai phần: phần cơ ngắn, phần tuyến dài
Giun đực dài 3,2 - 3,9mm, rộng nhất 0,09 - 0,114mm Tiểu bì có những vạch ngang
có 4 hàng gai chạy dọc cơ thể Cánh bên được kitin hoá trải dài từ mút đầu đến lỗ huyệt bắt đầu từ gốc môi kéo dài và kết thúc bằng hai dãy gai nhọn, cách mút đầu 0,069mm Thực quản dài, phần cơ 0,32 - 0,38mm, phần tuyến 0,47 - 0,78mm Núm cổ cách mút đầu 0,14 - 0,16mm Lỗ huyệt cách mút đuôi 0,083mm Gai sinh dục lớn dài 0 37- 0,49mm, gai sinh dục nhỏ dài 0,165 - 0,198mm Phần phụ của đuôi dạng hình nón có các gai nhỏ, trong số đó có 5 đôi nàm ờ phía lưng và 3 đôi nằm ở phía bụng
Chương 1 Bệnh ký sinh trùng thường gặp ở gia cằm 15
Trang 18Giun cái dài 2,4 - 4,lm m , rộng 1,3 - l,9mm Cơ thể có dạng tròn, mút đầu và mút đuôi có dạng sợi Thực quản chia thành hai phẩn: phần cơ dài 0,23 - 0,26mm, phân tuyến dài 0,97 - l,23mm Núm cổ cách mút đầu 0,108mm Ruột được mở rộng ra thành dạng túi và cuối cùng là hậu môn cách mút đuôi 0,06 - 0,lm m Tử cung vòng vèo lâp đầy xoang cơ thể Lỗ sinh dục cách mút đuôi 0,1 - 0,14mm Trứng có kích thước 0,043 - 0,057 X 0,025 - 0,032mm; bên ứong có ấu trùng cuộn tròn.
- Loài Acuaria hamulosa:
Tiểu bì có những vân ngang rõ Mút đầu có 2 môi bên lớn dạng tam giác Mỗi môi
có 2 núm
Giun đực dài 7,5 - 14,0mm, rộng 0,396mm Hầu có nhũng cơ vòng rõ, dài 0,226mm, rộng 0,042mm Thực quản gồm 2 phần: phần cơ dài 1,018mm; phần tuyến dài 3,206mm Vòng thần kinh cách mút đầu 0,26 lmm Hai gai sinh dục khác nhau rõ rệt
về hình dạng và kích thước Gai lớn dài 1,8 - 2,2mm; gai nhỏ dài 0,18 - 0,23mm, dày, rộng hơn Đuôi uốn cong về phía bụng và có cánh bên không lớn lắm Cánh đuôi có 10 đôi núm đuôi, trong đó 4 đôi phía trước huyệt và 6 đôi sau huyệt
Giun cái dài 15 - 25mm, rộng 0,414mm Thực quàn gồm phần cơ dài 0,484mm, phần tuyến dài 3,677mm Vòng thần kinh cách mút đầu 0,222mm Lỗ sinh dục cái lồi
ra, nằm ở nửa sau cơ thể, cách mút đuôi 7,5mm Hậu môn cách mút đuôi 0,41 0,45mm Trứng có vỏ dày, kích thước 0,037 - 0,042 X 0,022 - 0,025mm
Loài Dừpharynx nasuta:
Loài này ký sinh ở niêm mạc thực quản, dạ dày tuyến, đôi khi cả ở dạ dày cơ (Dương Công Thuận, 2003)
Tiểu bì có vân ngang rõ, mút đầu thắt lại, có 4 bó kitin tạo thành vòng dạng viền hoa kéo dài đến ngang lỗ bài tiết Miệng có 2 môi bên nhò nhô ra, có 6 núm đầu.Giun đực dài 5,23 - 6,8 lmm, rộng 0,20 - 0,25mm Hầu dài 0,100 - 0,116mm Chiều dài thực quản 2,24 - 2,49mm, lỗ bài tiết cách mút đầu 0,41 - 0,48mm; vòng thần kinh cách mút đầu 0,27 - 0,3Omm Gai sinh dục khác nhau về hình dạng và kích thước: gai lớn mảnh, dài 0,339 - 0,424mm, gốc hơi phình, mút gai nhọn; gai nhỏ dài 0 160 -0,189mm Không có gai điều chinh Đuôi cong về phía bụng, mang 10 đôi núm trong
đó có 4 đôi trước huyệt và 6 đôi sau huyệt
Giun cái dài 7,03 - 9,2 lmm, rộng 0,41 - 0,48mm Hầu dài 0,116 - 0,133nun Thực quản gồm hai phần: phần cơ dài 0,61 - l,05mm, phần tuyến dài 1,70 - 2,07mm Vòng thần kinh cách mút đầu 0,32 - 0,35mm Lỗ bài tiết cách mút đầu 0,56 - 0,70mm Lỗ sinh dục cái cách mút đuôi 1,19 - l,66mm Đuôi dài 0,09 - 0,13mm, cuối đuôi thát lại dạng gai nhò Trứng có vỏ dày, nhẵn, kích thước 0,034 - 0,038 X 0,021mm (Nguyễn Thị Le
và cs, 1996)
16 Nhũng bệnh ký sinh trùng phả biến ở gia càm, lợn và loài nhai lại Việt Nam
Trang 19Giun đực dài 10 - 16mm, đuôi cong về phía bụng, không có cánh đuôi Gai giao hợp rất chênh lệch nhau: gai dài có kích thước 3 - 3,5mm; gai ngắn 0,20 - 0,23mm.
Giun cái dài 12 - 18mm, đuôi dài 0,40 - 0,53mm Âm hộ cách đuôi khoảng 14mm
và ngay phía trước hậu môn
Trứng hình bầu dục, kích thước 0,050 - 0,065 X 0,045mm, trong trứng có phôi
1.3 Vòng đòi của một sổ loài giun tròn kỷ sinh ở gà
1.3.1 Vòng đời của giun đũa Ascaridia galli
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) cho biết: Giun cái sau khi thụ tinh đẻ rất nhiều trứng (khoảng 72.500 trứng/ngày) Trứng theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp trứng phát triển thành trứng có ấu trùng có sức cảm nhiễm Trứng này lẫn vào thức ăn, nước uống của gà Vào đường tiêu hoá, tới dạ dày tuyến và dạ dày cơ thi ấu trùng nở ra,
di hành tới đoạn trước ruột non Sau 1 - 2 giờ ấu trùng chui vào các tuyến ờ ruột, phát triển ờ đó 19 ngày, rồi lại trờ lại xoang ruột, phát triển thành giun trưởng thành Thời gian hoàn thành vòng đời là 35 - 58 ngày
Hình 5: Trứng A ga/// đang phát triển Hinh 6: Trứng A ga/// có sức cám nhiễm
Những trứng có sức cảm nhiễm ở môi trường ngoài, nếu được giun đất nuốt vào cơ thể, ấu trùng giài phóng khỏi vỏ trứng và được tích tụ lại trong giun đất Khi gà ăn phải những giun đât là vật chủ dự trữ này, vào cơ thê gà ấu trùng phát triển thành giun trường thành (Phan Lục và cs, 2006)
17
Trang 201.3.2 Vòng đòi của giun kim Heterakis spp.
Trứng giun kim theo phân ra ngoài, gặp điều kiện thích hợp (t° = 18 - 26°C), sau 7 - 1 2 ngày phát triển thành trứng có ấu trùng có sức cảm nhiễm Gà nuốt phải trứng này sau
1 - 2 giờ ấu trùng nở ra, 24 giờ sau tới manh tràng và phát triển thành giun thưởng thành Thời gian hoàn thành vòng đời là 24 ngày, tuổi thọ của giun khoảng 1 năm.Dương Công Thuận (2003) cho biết: Các loài giun đất, châu chấu được coi như ký chù trung gian ngẫu nhiên hoặc ký chù mang trùng, chúng nuốt những trứng cảm nhiễm
và bảo vệ trứng khỏi các yếu tô bên ngoài phá hoại Khi gà ân phải giun đât hoặc châu chấu sẽ bị nhiễm giun kim
1.3.3 Vòng đòi của giun tóc CapiUaria spp.
Theo Skrjabin K I và cs (1963), Dương Công Thuận (2003), cùng trong họ Capillariidae nhưng vòng đòi của từng giống có khác nhau chút ít
Các giống Capillaria obisignata và Thominx có vòng đòi phát triển trực tiếp, không
qua ký chủ trung gian Trứng do giun cái sinh sản theo phân ra ngoài, gặp môi trường thích hợp phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm Gà ăn phải trứng cảm nhiễm có lẫn trong thức ăn và nước uống nên nhiễm bệnh
Gagarin V G (1952) đã xác định, sự phát triển của trứng c annulata ờ môi trường
bên ngoài đến giai đoạn cảm nhiễm kéo dài 9 ngày (ỡ nhiệt độ gần 25°C), còn thời gian phát triển của giun này đến giai đoạn thành thục ữong cơ thể gà là 21 - 22 ngày
Vòng đời của Eucoleus và Capiỉlaria caudinflata phải qua ký chù trung gian là giun
đất Trứng ra ngoài môi trường phát triển và hình thành ấu trùng cảm nhiễm kéo dài 9 -
14 ngày Giun đất nuốt trứng vào cơ thể giun, ấu trùng thoát khỏi vỏ xâm nhập vào bẳp thịt giun đất, sau 22 ngày tới giai đoạn có khả năng gây bệnh Gà ăn phải giun đất và bị
nhiễm bệnh giun tóc, cuối cùng sự phát triền của Capillaria caudinflata và Eucoleus
đến giai đoạn trường thành ờ cơ thể gà kéo dài 21 - 23 ngày
Gagarin V G đã xác định, ký chủ trung gian của Capillarìa caudinflata và
Eucoleus là những loài giun đất sau: Lumbricus terrestri, Allobophora caliginosa, Eisenia foetida và Dendrobena octaedra.
1.3.4 Vòng đời của giun dạ dày Tetrameres spp.
Skrjabin K I và cs (1963) cho biết, chu kỳ phát triển cùa Tetrameres spp như sau:
- Loài Tetrameres fissispina:
Vòng đòi thực hiện nhờ có sự tham gia cùa ký chủ trung gian là tôm nước ngọt và
họ bơi nghiêng
Harkavi B L (1949 - 1953) cho biêt, sự phát triên cùa ấu trùng T fissipina đến giai đoạn cảm nhiêm ở trong cơ thê của họ bơi nghiêng Gammarus lacuslris và tôm nước
18
Trang 21ngọt phụ thuộc vào nhiệt độ, có thể biến động từ 8 - 18 ngày Trong thòi gian này âu trùng lột xác 2 lần ừong cơ thể ký chù trung gian và trở thành ấu trùng cảm nhiêm.
Gà ăn phải ký chủ trung gian có mang ấu trùng cảm nhiễm, sau 1 6 - 2 4 giờ
T fissispina đã thâm nhập vào ống tuyến của dạ dày tuyến Vào ngày thứ 12 những con
đực chui ra khỏi tuyến vào xoang dạ dày, còn con cái thì ờ lại trong tuyến, tạo thành cơ thể hình tròn và tăng dần hầu như chiếm chật cà ống tuyến Sự phát triên cùa
T jìssispina đến giai đoạn trường thành trong ký chủ cuối cùng khoảng 18 ngày, quá
trình phát triển của nó ừong cơ thể gà phải trải qua 2 lần lột xác rồi mới phát triên thành giun trưởng thành
- Loài Dispharynx nasuta:
Chu kỳ phát triển của D nasuta thực hiện nhờ có sự tham gia của ký chủ trung gian,
mà theo Cram (1931) ký chủ trung gian của D nasuta là các loài dĩn.
Trúng Dispharynx được dĩn nuốt phải và nở ra ấu trùng, những ấu trùng này chui
vào xoang thân dĩn, ờ đây chúng phát triển, lột xác hai lần và qua 26 ngày đạt tới giai đoạn cảm nhiễm Gà, gà tây và các loại gà khác nhiễm bệnh là do ăn phải dĩn mang ấu
trùng cảm nhiễm Dispharynx nasuta Sự phát triển của ký sinh trùng đến giai đoạn
thành thục trong cơ thể gà kéo dài 26 - 30 ngày
1.3.5 Vòng đòi của giun m ắt Oxyspirura spp.
Chu kỳ phát triền phải qua ký chù trung gian là loài gián Pycnoscelus surinamensis
(Orthoptera) Trứng từ túi kết mạc mắt qua ống dẫn lệ xuống xoang mũi, gà nuốt vào đường tiêu hoá, trứng theo phân ra ngoài Ký chủ trung gian ăn phải, trứng nở thành ấu trùng, ấu trùng qua đường ruột và di hành vào xoang cơ thề Ở đó ấu trùng lớn lên và ứờ thành ấu trùng cảm nhiễm Thường ấu trùng đóng kén ờ tồ chức hoặc dọc ống tiêu hoá, nhưng cũng có thể thấy chúng sống tự do trong xoang cơ thể hoặc chân của ký chủ trung gian Gà nhiễm do ăn phải ký chủ trung gian, ấu trùng cảm nhiễm được giải phóng trong ruột già, di hành lên thực quản, đến hầu và lại qua ống dẫn lệ đến màng túi kết mạc Ấu trùng có thể di hành rất nhanh, Fieldinh đã quan sát thấy ấu trùng ờ mắt gà 20 phút sau khi nhiễm bệnh (dẫn theo Nguyễn Thị Minh, 1990)
1.4 Sức đề kháng của trứ n g một số loài giun tròn ở gà
Tốc độ sinh trường cùa giun ữòn rất lớn Giun cái có thể sống ừong cơ thể gà một năm Trong thòi gian ký sinh, giun cái trường thành đẻ trứng và liên tục thải ra ngoài môi trường một số lượng trứng lớn Mặt khác, trứng giun tròn có sức đề kháng cao trong môi trường tự nhiên, khả năng phát tán trứng rất dễ dàng Đây là nguồn lây lan và phát tán bệnh (Phạm Vàn Khuê và cs, 1996)
Skijabin K I và cs (1963) cho biết, trứng giun đũa thài ra cùng với phân gà ờ giaiđoạn tiền phân Tốc độ phát triển cùa nó đến giai đoạn cảm nhiễm ờ môi trường bênngoài phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ẩm Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) cho biết
19
Trang 22điều kiện thuận lợi để trứng giun đũa phát triển tốt là nhiệt độ 17 - 39°c, ẩm độ 90 - 100% Khi điều kiện bất lợi như nhiệt độ quá cao (>50°C) thi trứng chết nhanh Vào mùa đông, nhiệt độ thấp làm cho trứng không phát triển được nhưng khả năng sông của
nó vẫn bảo tồn
Với phạm vi ký chủ rộng, gồm các loài gia cầm và chim trời, nên bệnh giun kũn phổ biến ở khắp mọi nơi, đồng thời trứng có sức đề kháng cao với môi tmòmg bên ngoài (Nguyễn Thị Kim Lan và cs, 1999) Trứng phát triển đến giai đoạn cảm nhiễm ở môi trường bên ngoài trong thời gian 6 - 1 7 ngày hoặc hơn nữa tuỳ thuộc vào nhiệt độ và độ
ẩm Ở nhiệt độ 30 - 37°c thì mất 6 - 7 ngày, ở nhiệt độ 20 - 2 7°c là 10 - 15 ngày và ở 10
- 15°c là 72 ngày Cũng như giun đũa, mùa đông trứng giun kim không phát triển nhưng vẫn duy tri khả năng sống, khi đến mùa ấm thì trứng tiếp tục phát triển thành trứng cảm nhiễm (Skrjabin K I và cs, 1963)
Theo Skrjabin K I và cs (1963): Sự phát triền của trứng Capilỉaria obsignata ở môi
trường bên ngoài đến giai đoạn cảm nhiễm kéo dài 9 ngày ở nhiệt độ gần 25°c, còn
Capillaria caudinflata là 14 ngày và sự phát triển của ấu trùng giun này đến giai đoạn
cảm nhiễm trong cơ thể giun đất là 22 ngày
2 B ỆN H G IU N TR Ò N Ở GÀ
2.1 Đặc điểm dịch tễ của m ột số bệnh giun trò n ở gà
Bùi Lập và cs (1969) nghiên cứu và cho biết: Gà ở tỉnh Hà Bắc (cũ) nhiễm
Ascarídia galli với tỷ lệ 69,8%; Heterakis gallinarum là 74,6%; Acuaria nasuta là
7,8%; Acuaría hamulosa là 33,3%; Tetrameres fissispina là 76,9%; Oxyspirura mansoni
là 45,2%; Capillaria annulata là 24,6%; Capillaria obsignata là 18,4%.
Gà ở Nghĩa Lộ (cũ) nhiễm một sổ loài giun tròn với tỳ lệ khá cao: A galli 59,3%;
Heterakis gallinarum 87,8%; Heterakừ beramporia 91%; Acuaria nasuta 15,6%; Acuaria hamulosa 1,2%; Tetrameres fissispina 28%; Oxyspirura mansoni 19 8%" Capillaria annulata 1,2%; Capillaria obsignata 3,7% (Phan Lục, 1972).
Phan Thế Việt (1984) cho biết, loài A galii thấy ở gà tại hầu hết các địa điểm
nghiên cứu ở phía Bắc và phía Nam đất nước Ngoài ra đã gặp ở gà rừng tinh Quảng Ninh (1969), Vĩnh Phú (1975) và Lai Châu (1983)
Theo nghiên cứu của Nguyễn Minh Toán (1989): Tỷ lệ nhiễm Ascaridia galli và
Heterakis gallinarum ở gà công nghiệp nuôi tập trung lần lượt là 33,16% và 5 71%.
Magwisha H B và cs (2002) cho biêt, tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán giảm theo
tuôi gà (P < 0,05) Cụ thể: tỳ lệ nhiễm A galli ờ gà dò là 69%, gà trưởng thành là 29%,
tỷ lệ nhiêm Syngamus trachea là 14% và 3%, tỷ lệ nhiễm Tetrameres là 94% và 82%
Theo Orlow F M (1975): Bệnh giun tròn chù yếu phổ biến ở gia cầm non, nhất là ở
gà dưới 4 tháng tuôi, gà tnrờng thành thì tỷ lệ nhiễm giàm dần
20
Trang 23Orunc o và es (2009) nghiên cứu và cho biết, gà nhiễm rất nhiều loài ký sinh trùng
khác nhau, trong đó tỷ lệ nhiễm Dispharynx nasuta là 1%, Ascaridia galli là 13%,
Heterakis gallinarum là 15%, Capillaria spp là 30%.
Theo Phan Lục (1971), gà ờ Nam Hà nhiễm một số loài giun tròn: A galli tỷ lệ 60,1%; H galỉinarum là 62,7%; H beramporia là 40,6%; Acuaria nasuta là 5,5%;
Acuaria hamulosa là 24%; T fissispina là 79,6%; o mansoni là 23,1%; c annulata là
2,7%; c caudinflata là 5,5%; c obsignata là 4%.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) cho biết, ờ nhiệt độ 17 - 39°c, ẩm độ 90 - 100% trứng giun đũa gà phát triển tốt Nếu nhiệt độ quá cao (>50°C) trứng chết nhanh Khẩu phần ăn thiếu vitamin A và B thì gà nhiễm giun nhiều hơn và giun có kích thước lớnhơn so vói gà ăn khẩu phần có đủ vitamin A và B
Theo Phan Địch Lân và cs (2005): Biến động tỷ lệ nhiễm giun đũa giảm theo tuồi
gà (tuồi gà càng tăng tỷ lệ nhiễm càng giảm) Cụ thể: mổ khám gà 3 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 73,8%; gà 3 - 5 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 62,9%; gà trên 6 tháng tuổi tỷ lệ nhiễm là 44,0% Tuy nhiên, một số tác già khác lại cho rằng tỷ lệ nhiễm không biến động theo tuổi
Đỗ Hồng Cường (1999) cho biết, tỷ lệ nhiễm giun tròn ờ gà Leghorn là 24,27%, cao hơn so vói gà Ri (14,43%)
Theo Nguyễn Minh Toán (1989), tuổi gà càng tăng, thòi gian hoàn thành vòng đời của giun đũa càng dài:
+ Gà 2 tuần tuổi là 28 ngày
Phạm Vàn Khuê và cs (1996) cho biết, biến động nhiễm giun kim theo tuồi gà (qua
mổ khám) có chiều hướng giảm dần theo tuổi:
+ Gà 3 tháng tuổi: tỳ lệ nhiễm 40,4%, cường độ nhiễm 25,1 con
+ Gà 4 - 5 tháng tuổi: tỷ lệ nhiễm 44,7%; cường độ nhiễm 23,lcon
+ Gà 6 tháng tuổi: tỷ lệ nhiễm 33,7%; cường độ nhiễm 21,7 con
Chương 1 Bệnh ký sinh trùng thường gặp ở gia cầm 21
Trang 24Theo Bùi Lập và cs (1969), Gà nhiễm Heterakis gallinarum cao nhất ở giai đoạn
dưới 2 tháng tuổi
Sự phát triển ấu trùng trong trứng giun Heterakis gallinae đến giai đoạn cảm nhiem
phụ thuộc vào nhiệt độ và độ ấm không khí, có thể kéo dài từ 6 - 7 ngày trong mùa hè đến 15 - 72 ngày trong mùa Thu và mùa Đông (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2004)
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) cho biết, gà nhiễm giun kim rất phổ biên do nuôt phải trứng có sức gây bệnh ở chuồng nuôi, vườn chăn thà, máng ăn, dụng cụ chăn nuôi Giun đất có thể nhiễm trứng giun kim, gà ăn giun đất dễ bị bệnh
Trứng giun kim có sức đề kháng mạnh với ngoại cảnh, phạm vi ký chủ rất rộng (cácloài gia cầm và chim trời) nên bệnh càng phổ biến ở khắp các vùng
Theo Skrjabin K I và cs (1963), gà và gà tây nhiễm giun tóc loài c obsignata là do
ăn phải trứng cảm nhiễm của giun này lẫn trong thức ăn và nước uống, còn nhiễm loài
C caudinßata chi có thể là do ăn phải giun đất mang ấu trùng cảm nhiễm cùa giun này.
Trịnh Văn Thịnh (1963) cho biết, tuổi gà càng cao tỷ lệ nhiễm giun tóc càng giảm
Cụ thể như sau: Gà nhiễm Capillaría với tỷ lệ 44% (gà duới 2 tháng tuổi 4 6 - 7 1 - 82%;
gà trên 2 tháng tuồi 39 - 42%) Mổ khám thấy Capiìlaria ở cuống mề gà là 38% (dưới 2
tháng 56%, từ 2 - 6 tháng 36%, trên 6 tháng 16%), ở manh tràng gà 3%
Loài Acuaria hamulosa ký sinh ở dạ dày gà thấy ờ gà tại hầu hết các tinh ờ phía Bắc
và phía Nam nước ta Ngoài ra đã gặp loài giun này ờ gà tây (Phan Thế Việt, 1984)
Ở Việt Nam, lần đầu tiên Houdemer (1925) đã thấy bệnh giun mắt ở gà nhà Bệnh giun mẳt gà phân bố ờ khắp mọi nơi của nước ta vào các thời gian khác nhau (Phan Thế Việt, 1984)
Gà con 40 - 60 ngày tuổi hay mắc bệnh giun mắt Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun cao, có nhiều gà bị bệnh ở thể nặng Gà 90 ngày tuổi trờ lên tỷ lệ và cường độ nhiễm giun mắt nhẹ, thường ở thể mang trùng
Gà trường thành không mắc hoặc ít mắc bệnh này
Nnadi p A và cs (2010) đã tiến hành một cuộc điều tra sơ bộ về tỷ lê nhiễm ký sinh trùng ở gà tại một sô địa phương thuộc Đông Nam Nigeria, trong then gian từ tháng 4 - 7/2008 Kêt quà cho thấy: Gà tại các địa phương nghiên cứu nhiễm ký sinh trùng đường tiêu hoá và ngoại ký sinh trùng Cụ thể: trong 1038 gà điều tra (ưong đó
có 468 gà con, 207 gà dò và 363 gà trường thành) có 41% gà nhiễm ngoại ký sinh
trùng; 35,5% gà nhiêm giun sán (trong đó gà nhiễm Ascaridia galli với tỳ lệ cao nhất
là 17,2%)
Katakam K K va cs (2010) cho biêt, gâỵ nhiêm Ascaridia galli cho gà với liều
Ị 000 trứng có sức gây bệnh/gà, sau 15 ngày mổ khám gà gây nhiễm phát hiện rất nhiều
âu trùng Ascaridia galli ký sinh trong thành ruột cùa gà mắc bệnh.
22
Trang 25Das G và cs (2010) đã nghiên cứu ảnh hưòng của khẩu phần ăn có bổ sung thêm
Lysine đến khả năng sinh trưởng của gà nhiễm Ascaridia galli Tác giả đã chọn nhóm gà
Leghorn 1 ngày tuổi làm thí nghiệm, cho nhóm gà này ăn khẩu phần có bổ sung Lysine theo tiêu chuẩn (8,5g Lys/kg thể trọng) Đến giai đoạn 4 tuần tuổi chia thành 4 lô thí nghiệm; ừong đó, lô 1 và 3 vẫn tiếp tục ăn khẩu phần bổ sung Lysine theo tiêu chuẩn, lô 2
và 4 chuyển sang khẩu phần bồ sung thêm Lysine (10,5g Lys/kg thể ừọng) Sau đó gây
nhiễm cho gà lô 3 và 4 với liều 250 trứng Ascaridia galli có súc gây bệnh/gà Sau 7 tuần
gây nhiễm, mồ khám toàn bộ gà Kết quả cho thấy: Gà lô 1 (ăn khẩu phần bồ sung Lysine tiêu chuẩn và không gây nhiễm) khả năng tiêu thụ thức ăn/kg nhiều hơn lô 2 Gà lô 3 (ăn
khẩu phần bổ sung Lysine tiêu chuẩn và gây nhiễm) có tỷ lệ nhiễm A galli thấp hơn gà lô
4 (ăn khẩu phần bổ sung thêm Lysine nhiều hơn so vói tiêu chuẩn và gây nhiễm A galli
tương tự lô 3) với p < 0,05 Tuy nhiên, số lượng giun/gà, kích thước giun và khả năng sinh sản của giun giữa 2 lô không có sự sai khác (P > 0,05) Từ đó, tác giả có nhận xét:
Bổ sung thêm Lysine trong khẩu phần ăn của gà giúp tăng cường khả năng phòng bệnh
do A galli và giúp cơ thể ừánh được những tác động có hại do Ả galli gây ra.
Orunc o và cs (2009) đã nghiên cứu về các loài ký sinh trùng ký sinh ờ gà tại Van region Ket quả cho thấy: gà nhiễm rất nhiều loài ký sinh trừng, trong đó tỷ lệ nhiễm
Raillietina spp là 10%, Dispharynx nasuta là 1%, Ascaridia galli là 13%, Heterakis gallinarum là 15%, Capillaria spp là 30%.
Mungube E o và cs (2008) công bố kết quả nghiên cứu về tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng ờ gà thả vườn tại một số địa phương của Đông Kenya từ tháng 3/2005 đến tháng 8/2006 Ket quả cho thấy: Trong 360 gà kiểm ừa có 93,3% gà nhiễm giun sán; trong đó,
tỷ lệ nhiễm Tetrameres spp là 37,7%; tỷ lệ nhiễm A galli là 33,3%; Heterakis
gallinarum là 22,8%.
Abdelqader A và cs (2008) đã mổ khám nhằm xác định tỳ lệ nhiễm giun sán khí quàn và đường tiêu hoá của gà ở miền Bắc Jordan ữong giai đoạn từ tháng 12/2004 - 2/2005 và từ tháng 6 - 8/2005 Kết quả cho thấy: gà nhiễm 3 loài giun tròn và 8 loài sán
dây, không tìm thấy sán lá ký sinh Tính biệt ảnh hường đến tỳ lệ nhiễm A galli Trong
tổng số 208 gà trống mái mồ khám ngẫu nhiên có 152 gà nhiễm bệnh (chiếm tỷ lệ
73,1%) Trong đó, tỷ lệ gà nhiễm Heterakis gallinarum là 33%; tỷ lệ gà nhiễm Capillaria
obsignata là 0,5% và tỳ lệ gà mái nhiễm Ascaridia galli là 28% và gà trống là 43%.
Ngoài ra Abdelqader A và cs còn cho biết: số giun sán ký sinh trung bình là 7 con/gà (biến động từ 0 - 168 giun sán/gà)
Magwisha H B và cs (2002) đã xác định tỳ lệ và cường độ nhiễm giun sán ở gà dò
và gà trưởng thành trong mùa mưa tại Morogoro - Tanzania Qua mồ khám khí quàn đường tiêu hoá và ông dẫn trứng của 100 gà thây gà nhiễm 18 loài giun tròn 8 loài sán dây nhưng không nhiễm sán lá Tỷ lệ và cường độ nhiễm giun sán giảm theo tuồi gà (P < 0,05)
Chương 1 Bệnh kỷ sinh triing thường gặp ở gia cầm 23
Trang 26Poulsen J và cs (2000) đã nghiên cứu tỷ lệ nhiễm giun sán đưòng tiêu hoá ở gà thả vườn tại khu vực phía Đông của Ghana, Tây Phi Các tác giả tiến hành mô khám 100 gà thả vườn được lựa chọn ngẫu nhiễn Kết quả cho thấy: 100% số gà bị nhiễm giun sán
đường tiêu hoá với tổng số loài được phát hiện là 18 loài Trong đó, 25% nhiem Acuaria
hamulosa, 24% nhiễm A galli, 31% nhiễm Heterakis gallinarum, 58% nhiễm Tetrameres fissispina.
Kurt M và cs (2008) cho biết, trong 83 gà thả vườn được kiểm tra ở khu vực Samsun, Bắc Thổ N hĩ Kỳ có 88% nhiễm giun sán đường tiêu hoá hoặc khí quàn Các
tác giả đã tìm thấy 16 loài giun sán ký sinh Trong đó, tỷ lệ nhiễm Heterakis gallinarum
là 29%, Ascaridia galli là 16%, Capillaria caudinflata là 12%, c refusa là 6%,
Jablonowski z và cs (2002) đã nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung protein và
vitamin B2 với lượng khác nhau trong khẩu phần ăn đến tỷ lệ và cường độ nhiễm A
galli ở gà Kết quà nghiên cứu cho thấy: bổ sung khẩu phần ăn giàu protein và vitamin
B2 làm giảm tỷ lệ và cường độ nhiễm A galli ờ gà.
Xét nghiệm 2688 mẫu phân gà thả vườn ở tinh Thái Nguyên, Đỗ Thị Vân Giang và
Nguyễn Thị Kim Lan (2010) cho biết, tỷ lệ gà nhiễm A galli là 37,72%, Capllaria spp
là 44,53%, Heterakis spp là 25,37%, Tetrameres là 15,66% Tỷ lệ nhiễm giun tròn
giảm dần theo tuổi gà (gà dưới 3 tháng tuổi nhiễm 66,50%, 3 - 6 tháng tuổi nhiễm 56,43%, trên 6 tháng tuổi nhiễm 44,13% v ề tỷ lệ nhiễm theo mùa vụ, các tác giả cho biết: tỷ lệ nhiễm chung các loại giun ữòn và tỷ lệ nhiễm từng loài đều cao hơn ờ vụ hè - thu, thấp hơn ở vụ đông - xuân (P < 0,05 và p < 0,001 )
Hassouni T và cs (2006) khi nghiên cứu về tình hình nhiễm giun sán ở 300 gà trưởng thành tại 3 làng thuộc quận Gharb - Morocco cho biết, các loài giun sán được
tìm thấy là: Notocotylus gallinarum (0,7%), Hymenolepis carioca (3,7%),
R echinobothrida (5,7%), Hymenolepis contaniana (7%), R tetrágono (9,3%),
R cesticilìus (12%), Capillaria obsignata (6%), Subulura brumpti (15,3%), Heterakis gallinarum (10%), Cheilospirrura hamulosa (2,7%), Dispharynx nasuta (5,3%), Ascaridia galli (9%) và Tetrameres spp (3,3%) Không có sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm
giữa gà trông và gà mái
Theo Abdelgder A và cs (2008): Tỷ lệ nhiêm các loài giun sán ở gà trống và gà mái trưởng thành tại miên Băc Jordan có sự khác nhau tuỳ loài giun sán Tỷ lệ nhiễm
Ascaridia galli ờ gà trông là 43%, gà mái là 28%; Raillietina cesticillus ở gà bống là
1 l°/o, gà mai la 5% Tính chung cả gà trông và mái nhiễm Davainea proglottina 1,4%;
24
Trang 27R echinobothrida 16% và R tetrágono 18% số lượng ký sinh trung binh ờ 1 gà là 7
sán (biến động từ 0 - 168 sán/gà)
Tại Kenya, theo kết quả nghiên cứu của Mugube E o và cs (2008): Tỷ lệ nhiễm giun sán trên 360 gà được chọn ngẫu nhiên từ vùng Yathui - Machakos là 93,3% Trong
đó, tỳ lệ nhiễm Nematoda là 74,4%; tỷ lệ nhiễm Cestoda là 68,1% Hai loài Cestoda
nhiễm nặng nhất là Raillietina echinobothrida (33,3%), Davainea proglottina (19,4%);
gà trống nhiễm nặng hom gà mái
2.2 Đặc điểm bệnh lý và lâm sàng một số bệnh giun tròn ở gà
2.2.1 Đặc điểm bệnh lý
Âu trùng giun đũa A galli chui vào tuyến tiêu hoá ở ruột, phá hoại niêm mạc và
nhung mao một, gây viêm, tụ máu và mờ đường cho vi khuẩn xâm nhập vào cơ thê gây
ra các bệnh ghép Khi gà bị nhiều giun đũa ký sinh sẽ gây tắc ruột hoặc thủng ruột Giun đũa chiếm đoạt dưỡng chấp ở ruột non, đồng thời tiết độc tố làm gà bị trúng độc, chậm lớn, gà đẻ thì sản lượng trứng giảm sút (Phan Địch Lân và cs, 2005)
Theo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999): Giun kim H gallinarum và
H beramporia kích thích niêm mạc, gây tồn thương và tụ huyết Ngoài ra, giun còn
chiếm đoạt dinh dưỡng của gà làm gà gầy yếu, gà con chậm lớn Trong quá trinh ký sinh, giun kim còn tiết độc tố làm gà bị trúng độc Đặc biệt, gà nhiễm giun kim còn dễ
mắc bệnh viêm gan do đơn bào Histomonas meleagridis xâm nhập vào trứng giun kim,
gà nuốt phải trứng giun kim này sẽ vừa bị bệnh giun kim, vừa mắc bệnh đơn bào
Giun tóc Capillaria ký sinh ờ manh ừàng cùa gà Capiìlaria dùng phần đầu nhỏ và
dài cắm sâu vào niêm mạc ruột gây tổn thương, mở đường cho vi khuẩn gây bệnh xâm nhập vào cơ thể gà Trong quá trình sống, giun tiết độc tố và thài cặn bã làm gà trúng độc Các biến đổi bệnh lý ờ ruột gây rối loạn hoạt động bình thuờng của hệ tiêu hóa, làm cho gà gầy yếu, suy dinh dưỡng
Giun Acuaria và Dispharynx ký sinh tại dạ dày cơ, giun ký sinh gây viêm và làm
tan rã lớp màng cutin Tổ chức dạ dày cơ dày thêm lên và bị thủng thành từng đường Giun có thể phân hủy vách dạ dày và tạo những nang chứa giun ừong thành dạ dày Những nang này sờ cứng, khi cắt thấy mô hoại từ, ừong có chất vữa màu ứắng hoặc đỏ
và có giun ký sinh
Ấu trùng giun tròn Tetrameres xâm nhập vào ống tuyến của dạ dày tuyến Đến ngày
thứ 12 giun đực chui ra khỏi tuyến vào xoang dạ dày, con cái ở lại đó, to ra thành dạng hình tròn gân như chứa đầy cả lòng ống dẫn (Phạm Sỹ Lăng và cs, 2009) Giun gây viêm dạ dày thể cata, iàm thoái hóa và teo mô tuyến, phá hủy chức năng dạ dày tuyến dẫn tới rối loạn chức nàng hoạt động, làm ngừng tiết dịch vị, gà gầy yếu, sút nhanh và
có thể chết nếu nhiễm nhiều giun Gà đẻ bị giảm sức đẻ Có trường hợp cuống mề nổi cục, sưng to làm thức ăn không qua được (Skrjabin K I và cs, 1963)
Chương 1 Bệnh kỷ sinh trúng thường gặp ở gia cẩm 25
Trang 282.2.2 Triệu chứ ng và bệnh tích của bệnh giun tròn ở gà
Trịnh Văn Thinh (1963) cho biết, bệnh giun đũa thường thấy phổ biến ở gà, giết hại nhiều gà, nhất là khi nuôi gà đàn Giun đũa tích ở ruột non gây chúng viêm ruột và làm
gà ăn kém, gầy, lờ đờ, ủ rũ, tiêu chảy Ờ nước ta, bệnh làm chết khá nhiều gà con, làm
gà mái gầy, viêm ruột và giảm đẻ Giun có thể làm thủng tổ chức gan và ống dẫn
mật-Theo Phan Địch Lân và cs (2005), nếu gà nhiễm Ascaridia galli nhẹ thì triệu chúng
không rõ Nếu nhiễm nặng, gà có triệu chứng: gà con sau khi nhiễm 10 - 40 ngày thây mào nhợt nhạt, gầy yếu, phân lúc táo, lúc lỏng, cánh rũ, lông xù, bệnh mỗi ngày nặng thêm, dần dần gầy xơ xác và có thể chết
Trong quá trinh ký sinh, giun đũa tiết độc tố và độc tố này cũng làm tăng thêm trạng thái suy nhược, thiếu máu, rối loạn tiêu hoá, đôi khi có biểu hiện hội chứng thẩn kinh ờ
gà con khi nhiễm giun đũa với cường độ cao
Mổ khám gà chết do bệnh giun đũa thấy xác gầy, lông bết, mào trắng nhợt, có hiện tượng viêm thuỷ thũng ờ niêm mạc ruột, xung huyết, tụ huyết và tế bào thẩm xuất Những nơi có nhiều giun đũa ký sinh thấy tổ chức liên kết tăng sinh Gan thường tụ huyết, tế bào thần kinh và sợi thần kinh ở niêm mạc ruột và tầng cơ bị tổn thương, tế bào thần kinh và nhân đều teo đi
Chúng tôi (2010) đã gây nhiễm giun ừòn A galli cho gà 1,5 tháng tuổi ở Thái
Nguyên Mồ khám gà sau khi gây nhiễm 2,5 tháng thấy: Ruột non viêm cata, tụ huyết
và xuất huyết, trong ruột non có rất nhiều giun A galli ký sinh (104 - 241 giun/gà).
Hình 7: Mả khám gá sau gãy nhiêm A galli Hình 8: Giun A gain thu »hập
tứ 1 gà gây nhiêmTheo Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999), Phan Địch Lân và cs (2005), gà bị bệnh
giun kim Heterakis van ăn uông bình thường nhưng có hiện tượng thiếu máu, kiết lỵ và
gay com; ga con chậm lớn; gà đẻ giảm sản lượng trúng, có khi dừng đè Nếu nhiễm nặng, gà suy nhược, bỏ ăn, phân lỏng lẫn máu tươi và dễ chết
26
Trang 29Mổ khám gà chết do giun kim
thấy bệnh tích viêm cata ờ manh
tràng và có thể thấy các ổ viêm nhỏ
trong thành manh tràng Đó là các ổ
viêm manh tràng do ấu trùng
Heterakis chui sâu vào trong thành
manh bàng để phát triển gây ra
Độc tố của Heterakis ở gà mắc
bệnh nặng làm tăng bạch cầu ưa
eosin, xung huyết và ứ huyết ở gan
Theo s i j b t a K I và cs “ « K s í R í S t t s r(1963), gà nhiễm giun tóc ở cường
độ nhẹ thường không có triệu chứng lâm sàng Khi nhiễm nặng thấy thể hiện rõ sự rối loạn tiêu hoá Vào ngày thứ 12 sau khi cảm nhiễm, phân của gà lỏng, có lẫn nhiều chất nhày và vết máu Gà mắc bệnh chậm chạp, rúc vào xó chuồng Lông xung quanh hậu môn thường thấy dính bết phân Gà sút cân, một số con chết vì kiệt sức
Khi mổ khám gà chết do bệnh giun tóc thấy có hiện tượng viêm ruột cấp tính hay mãn tính Thành ruột dày, phù, có các điểm xuất huyết
Bệnh giun đuôi xoắn ờ dạ dày thường gặp ở cả gà con và gà lớn Triệu chứng phụ thuộc vào cường độ cảm nhiễm Khi gà mắc nhẹ có thể không xuất hiện triệu chửng Gà nhiễm nặng thường gày yếu, rất chậm phát triển, kiệt sức nhanh chóng và có thể chết
Mổ khám những gà chết do bệnh giun đuôi xoắn thấy viêm cata niêm mạc dạ dày
tuyến ở trạng thái nặng Theo Vxelovodov B p (1944), giun D nasuta một mặt gây ra
những biến đổi teo và hoại tử nghiêm ừọng niêm mạc dạ dày, mặt khác gây tăng sinh lóp biểu mô và mô liên kết, dẫn đến phát sinh các khối u Niêm mạc dạ dày tuyến bị huỷ hoại dẫn đến sự ngừng tiết dịch vị, do đó gà bị kiệt sức và chết
Nguyễn Thị Kim Thành và cs (2000) cho biết, xét nghiệm một số chi tiêu huyết học trên 200 gà Ri và gà Leghom, trong đó có 120 gà không nhiễm giun sán, 80 gà bị nhiễm giun tròn Ket quả thấy: Gà nhiễm giun ừòn có số lượng hồng cầu và hàm lượng huyết sắc tố giảm, số lượng bạch cầu tăng so với gà không nhiễm giun sán
2.3 C hẩn đoán bệnh giun trò n ở gà
Việc chẩn đoán bệnh giun tròn ở gà có thể dựa vào đặc điểm dịch tễ, triệu chứng lâm sàng của bệnh, xét nghiệm phân và kiểm tra bệnh tích
2.3.1 Đ ối với gà còn sổng
Theo Nguyễn Thị Kim Lan (1999), để chẩn đoán bệnh có thể áp dụng hai phương pháp
là chấn đoán lâm sàng kết hợp với đặc điểm dịch tễ và chần đoán trong phòng thi nghiêm Đây là phương pháp thông dụng để xác định tỷ lệ và cường độ nhiễm giun tròn ở gà
27
Trang 30Những triệu chứng lâm sàng cần chú ỷ là gà ăn kém, gầy yếu, da khô, mào tích nhợt nhạt, ỉa chảy v ề đặc điểm dịch tễ, cần căn cứ vào lứa tuổi mắc bệnh, mùa vụ, tinh trạng vệ sinh thú y Tuy nhiên, nếu chi căn cứ vào những đặc điểm này để chân đoán thì sẽ rất khó khăn, bời vì các bệnh ký sinh trùng và nhiều bệnh truyền nhiễm mãn tính thường có những triệu chứng lâm sàng tương tự nhau Vì vậy, để chẩn đoán chính xác bệnh phải tiến hành xét nghiệm phân tìm trứng các loài giun tròn ký sinh ở gà.
Theo Phan Lục (2006), có 4 phuomg pháp xét nghiệm phân phát hiện trứng giun tròn ở gà: Phương pháp trực tiếp, phương pháp Fullebom, phương pháp Darling và phương pháp Chebovick
Để xác định cường độ nhiễm giun ừòn, có thể dựa vào số trứng giun trên vi trường kính hiển vi (đánh giá cường độ nhiễm định tính), nhưng tốt nhất là dựa vào số trứng giun trong 1 gam phân (đánh giá cường độ nhiễm định lượng) Đe xác định được số trứng giun trong 1 gam phân, có thể áp dụng phương pháp đếm trứng Mc Master hoặc phương pháp đếm trứng Stoll
2.3.2 Đối với gà chết
Việc chẩn đoán bệnh giun ữòn ở gà được tiến hành bàng phương pháp mổ khám, kiểm tra bệnh tích ờ các cơ quan, tồ chức để tìm giun ừòn hoặc ấu trùng giun tròn ký sinh Giun trường thành và ấu trùng của chúng được bào quản trong dung dịch Barbagallo (dung dịch Barbagallo gồm: 30ml formol; 7,5gNaCl; nước cất 1000ml).Theo nhiều tác giả, đối với các bệnh giun sán, phương pháp mồ khám của Skrjabin
để chẩn đoán sau khi con vật chết là chính xác nhất Phương pháp này có thể phát hiện được tât cả các loài giun, sán ký sinh ờ mọi khí quan, tồ chức của gà; có thể tìm thấy cả những giun sán mà khi chẩn đoán với con vật sống không phát hiện được
2.4 Điều trị bệnh giun tròn ở gà
Việc dùng thuốc tẩy giun tròn cho gà phải đạt được những yêu cầu sau:
Tẩy được giun ừòn cho gà và đàm bảo cho ngoại cảnh không bị ô nhiễm mầm bệnh giun tròn để tránh mầm bệnh nhiễm vào những đàn gà khác Tốt nhất là dùng thuốc tẩy giun tròn từ lúc giun chưa trường thành, chua đè trứng và phải tiêu độc thật tốt phân gà
có trứng giun
Dùng thuốc tẩy giun tròn là những thuốc hướng ký sinh trùng, tức là độc với giun
mà không độc với ký chủ, nên chọn thuốc có hiệu lực cao nhất đối với moi loài giun tròn, đồng thời ít nguy hiểm nhất đối với ký chù
Ngăn chặn không cho đàn gà bị tái nhiêm, chăm sóc tốt, bồ sung đầy đủ dinh dưỡng Tiêu độc chuồng trại và vườn chăn thà trước khi nhập gà về nuôi
Hương mới trong điêu tn bệnh ký sinh trùng là tim những thuốc có hiệu lực đối với nhiều loại ký sinh trùng
Hứa Văn Thước và cs (2006) đã đưa ra nguyên tắc điều trị bệnh giun tròn ờ người, song những nguyên tăc này cũng có thê vận dụng trong điều trị bệnh giun tròn cho
28
Trang 31động vật Đó là: ưu tiên chọn thuốc có phổ rộng, tác dụng với nhiều loại giun và dùng
m ột liều duy nhất có hiệu quả; dùng thuốc sẵn có trên thị trường; dùng thuôc ít độc, dễ
sử dụng
Nguyễn Phước Tương (1994), Phạm Đức Chương và cs (2003), Phạm Khắc Hiếu và
cs (2009) đã tổng hợp các loại hoá dược có tác dụng tẩy giun tròn ở gia cầm, ừong đó
có các thuốc Phenothiazin, Levamizol, Piperazin
2.4.1 Đ ổi với bệnh giun đũa gà
Theo Phan Lục và cs (2006): Tẩy giun cho gà bàng một trong các thuốc sau: Cambendazol (70mg/kg thể trọng); Febantel (60ppm trong thức ăn, ăn trong 6 ngày); Levamizol (30mg/kg thể trọng); Piperazin: Liều 200 - 300mg/kg thể trọng, trộn lẫn với thức ăn cho hiệu quà tốt Với liều 0,25 - 0,5g cho 1 gà có hiệu quả 95 - 100% đối với giun trưởng thành, 75 - 100% đối với ấu trùng Có thể hòa thuốc với nước cho gà uống (4g/lít nước), hiệu quả tẩy đạt 80% đối với giun trưởng thành
Theo Phan Địch Lân và cs (2005), có thể dùng Teframizol liều 12 - 14mg/kg thể trọng để tẩy giun đũa cho gà Khi cho gà uống thuốc cần nhốt 3 ngày để tránh trứng khuếch tán ra bên ngoài Phân cần tập trung để ủ, làm vệ sinh tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi
2.4.2 Đ ối với bệnh g iun kim gà
Theo Phan Địch Lân và cs (2005): Dùng Levamizol liều 20 - 30mg/kg thể ưọng Thuốc có hiệu lực và an toàn đối với gà Trộn thuốc vào thức ăn cho gà
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) cho biết:
Có thề phối hợp Phenothiazin và Piperazin để tẩy cả giun đũa và giun kim cho gà: dùng liều 0,875g hỗn hợp (Phenothiazin 7 phần và Piperazin 1 phần); hoặc dùng 0,75g hỗn hợp (Phenothiazin 12 phần và Piperazin 1 phần) Cả 2 loại hỗn hợp này đều cho hiệu quà tốt (hiệu lực tẩy giun đũa là 100% và hiệu lực tẩy giun kim là 94%)
2.4.3 Đ ối với bệnh giun tóc gà
Chưa có thuốc chữa có hiệu lực cao Tuy nhiên có thể dùng Tetrachlorua carbon (0,5 - lm l) trộn với thức ăn dạng bột nhão và cho vào thực quàn bàng một ống tiêm; hoặc Aralban (liều dùng bằng 1% khối lượng cơ thể)
Theo Skrjabin K I và cs (1979): Dùng Phenothiazin trộn thức ăn vói liều 0,5 - lg/kg thể trọng có tác dụng tầy giun tóc
2.4.4 Đ ối với bệnh g iun đuôi xoắn ở gà
Bệnh giun đuôi xoắn ở dạ dày: khi phát hiện gà bị bệnh có thể dùng tinh dầu thông (dạng viên bọc gelatin), liều 50mg, 2 lân/ngày/gà, hoặc CCLị liều 1/2 thìa cà phê/gà/ngày trong 3 ngày liên tục
29
Trang 322.4.5 Đối với bệnh giun m ắt gà
Bắt từng con để điềji trị Có thể dùng biện pháp sau: dùng panh kẹp giun ở măt ra, sau đó dùng dung dịch Tetramizol (pha loãng dung dịch tiêm Tetramizol theo tỷ lệ: Iml dung dịch Tetramizol + nước cất 5ml), nhỏ mắt cho gà Mỗi ngày nhỏ một lần, nho 2 - 3 ngày liên tục giun sẽ bị chát hết
Hoặc có thể dùng biện pháp: nhỏ vài giọt dung dịch Creolin 5% vào màng túi kết mạc để chảy dần vào mát Sau đó dùng nước vô trùng rửa sạch Creolin Giun tròn bong mắt sẽ bị thuốc diệt ngay Sau 48 - 60 giờ tình trạng gà đõ hẳn
2.4.6 Đối với gà nhiễm hỗn hợp nhiều loài giun tròn
Theo Phạm Khắc Hiếu (2009), hiện nay có nhiều thuốc chống giun tròn có phổ tác dụng rộng, không những tác dụng với giun trưởng thành mà còn có tác dụng cả lên trứng và ấu trùng của giun Trong đó, nhóm Benzimidazol là nhóm thuốc quan trọng ừong điều trị bệnh giun tròn Các thuốc ít độc đối với cơ thể vật chủ và có hiệu lực cao là: Albendazol, Fenbendazol, Flubendazol, Cambendazol, Mebendazol, Oxfendazol, Oxybendazol, Paibendazol
Cơ chế tác dụng: Các Benzimidazol ức chế quá trinh trao đổi chất, sản sinh năng lượng của giun, thông qua cơ chế ức chế hệ enzym Fumaratreductase, ngăn cản sự hấp thu glucose, đồng thời ức chế sự trùng hợp (Polymerisation) tại các vi mao quản (Tubulin) trong hệ thống trao đổi chất của giun
Trong những Benzimidazol có thuốc Mebendazol (Telmin, Mebenvet) được dùng tầy giun ừòn cho gia cầm với liều 40 - lOOmg/kg thức ăn, hoặc lOmg/kg thể trọng, cho
ăn trong 3 ngày liên tục
Nhóm Imidazothiazol: gồm những thuốc
tan ừong nước, có phổ chống giun tròn rộng
Trong nhóm này có thuốc Tetramizol: liều
40mg/kg thể trọng gia cầm, đưa qua đường
miệng có tác dụng tẩy giun tròn cho gà rất tốt
Đỗ Thị Vân Giang (2010) đã dùng thuốc
Ivocip (thành phần chủ yếu là Ivermectin) và
Levamizol tẩy giun ừòn cho gà thả vườn ở tinh
Thái Nguyên, hiệu lực tẩy sạch đạt 90 - 100%
đề tầy giun tròn cho gà
30 Những bệnh kỷ sinh trùng phồ bién ở gia căm, lợn và loài nhai lại Việt Nam
Trang 33- Chống giai đoạn thứ nhất: Giun tròn trường thành đẻ trứng ở trong cơ thê gà Có
thể tiêu diệt nó bằng phương pháp: dùng thuốc đặc hiệu diệt giun tròn (việc tẩy giun tròn có tính chất dự phòng, tức là thực hiện trước khi gà phát triệu chứng bệnh và trước khi gà bệnh gieo rắc trứng giun ưòn ra bên ngoài môi trường)
- Chống giai đoạn thứ hai (trứng): Có thể áp dụng phương pháp tiêu diệt hâu hêt
trứng bằng cách thu gom phân gà trong chuồng và đem ủ (biện pháp này phải làm đi làm lại nhiều lần để trứng không có thời gian phát triển thành phôi thai)
- Chổng giai đoạn thứ ba và thứ tư (trứng có phôi và ấu trùng tụ do ngoài thiên
nhiên) bằng cách: diệt toàn bộ trứng có phôi và ấu trùng ở xung quanh chuồng gà và
vườn chăn thả bằng thuốc sát trùng tiêu độc
Mỗi hộ gia đình, mỗi trại chăn nuôi cần phải thực hiện các biện pháp phòng trừ tổng hợp như sau:
+ Định kỳ dùng thuốc tẩy phòng giun sán cho gà, đặc biệt là gà thả vườn
+ Dùng thuốc đặc hiệu để tẩy giun sán, chống tái nhiễm, bội nhiễm
+ Nuôi dưỡng chăm sóc tốt
+ X ử lý phân để diệt các mầm bệnh giun sán
+ Đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi và môi trường xung quanh nhằm hạn chế lây nhiễm mầm bệnh
Vũ Tứ Mỹ (1999) cho biết, việc sử dụng thuốc điều trị dự phòng bệnh giun sán cho vật nuôi đã bộc lộ một số nhược điểm cần phải khắc phục, đó là: Các thuốc đã sử dụng phòng và trị bệnh giun sán là những thuốc hoá học, vì vậy, sử dụng lâu ngày một loại thuốc gây hiện tượng nhờn thuốc, thậm chí là chổng chéo (khi ký sinh trùng đã chống m ột loại thuốc nào đó thì nhanh chóng trở lên chống với tất cả các thuốc ừong cùng nhóm) Đã là thuốc hoá học, sử dụng nhiều trong điều trị dự phòng định kỳ đều
có ảnh hưởng đến sự phát triển, khả năng sinh sản của thủ nuôi, làm giảm hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi
Từ quan điểm ừên, khi sử dụng thuốc tẩy giun tròn cho gà cần chú ý thay đổi loại thuốc để tránh hiện tượng giun tròn quen và kháng thuốc
Chưcmg 1 Bệnh kỷ sinh trùng thường gặp ờ gia cẩm 31
Trang 34TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Hữu Bình, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Xuân Dụ (1966), Kết quà định loại giun sán súc
vật nông nghiệp trong ngành nông nghiệp quôc doanh, NXB Khoa học và Kỹ thuật Nông
nghiệp, tr 3 - 10
2 Đỗ Hồng Cường, Nguyễn Thị Kim Thành, Phạm Sỹ Lăng (1999), “Tinh hình nhiễm giun
sán của gà ờ khu vực Hà Nội”, Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thú y, tập VI, so 1, tr 68 - 74.
3 Phạm Đức Chương, Cao Văn, Từ Quang Hiển, Nguyễn Thị Kim Lan (2003), Dược lý học
thúy, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
4 Đỗ Thị Vân Giang, Nguyễn Thị Kim Lan, Phạm Đức Chương (2010), "Tình hình nhiễm
giun tròn ở gà thà vườn ở một số địa phương thuộc tinh Thái Nguyên", Tạp chí Khoa học kỹ
thuật Chăn nuôi, số 10 [ 139], tr 18 - 22.
5 Đỗ Thị Vân Giang (2010), Nghiên cứu một số bệnh giun tròn ờ gà thả vườn tại ba huyện thuộc tinh Thái Nguyên và biện pháp phòng trị, Luận văn Thạc sỹ Khoa học nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, tr 77-83
6 Phạm Khắc Hiếu (2009), Giáo trình Dược lý học thúy, NXB Giáo dục, tr 130 - 137.
7 Phạm Văn Khuê, Phan Lục (1996), Kỷ sinh trùng thúy, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, ừ 130
- 133,138- 140
8 Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Văn Quang, Nguyễn Quang Tuyên (1999), Giáo trình Kỷ
sinh trùng thúy, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, ừ 101 - 104, 107 - 108.
9 Nguyễn Thị Kim Lan, Nguyễn Thị Lê, Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Văn Quang (2008), Ký sinh
trùng học Thúy (Giáo trinh dùng cho bậc Cao học), NXB Nông nghiệp, Hà Nội, ừ 112.
10 Phạm Sỹ Lăng, Nguyễn Thị Kim Lan, Lê Ngọc Mỹ, Nguyễn Thị Kim Thành, Nguyễn Văn Thọ,
Chu Đình Tới (2009), Ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng ớ vật nuôi, NXB Giáo dục, tr 259 -
269
11 Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2004), Bệnh ký sinh trùng ở gia cầm và biện pháp phòng
trị, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 54 - 79.
12 Phan Địch Lân, Phạm Sỹ Lăng, Đoàn Văn Phúc (2005), Bệnh giun tròn của vật nuôi ở Việt
Nam, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr 56 - 64, 70 - 76.
13 Bùi Lập, Phạm Văn Khuê, Phan Lục, Đoàn Tuân (1969), "Các loại giun sán của gà ở tinh
Hà Bắc", Tạp chí Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp, Hà Nội.
14 Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Thị Kỳ, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ, Nguyễn Thị Minh Giun sàn
ký sinh ớ gia cầm Việt Nam (1996), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội tr 125 - 162.
15 Nguyễn Thị Lê (1998), Ký sinh trùng học đại cương, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
16 Nguyễn Thị Lê, Nguyễn Ngọc Châu, Phạm Văn Lực, Hà Duy Ngọ (2000), Giun sán học đại
cưcmg, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
17 Phan Lục (1971), Giun sán cùa gà ờ Nam Hà, NXB Khoa học và Kỹ thuật Nông nghiệp.
32
Trang 3518 Phan Lục, Ngô Thị Hoà, Phan Tuấn Dũng (2005), Giáo trình bệnh ký sinh trùng thú y (dùng
trong các trường trung học chuyên nghiệp), NXB Hà Nội, tr 129 - 130
19 Vũ Tứ Mỹ (1999), Giun tròn ký sinh ở thú nuôi, thú hoang vùng Tây Nguyên và thăm dò biện pháp phòng trừ sinh học, Luận án Tiến sỹ, ữ 22-23
20 Nguyễn Thị Minh (1990), "Giun tròn ký sinh ờ gia cầm Việt Nam" Tuyển tập các công
trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật (1986 -1990), NXB Khoa học kỹ thuật, tr
68 - 7oT
21 Phan Thị Hồng Phúc (2007), “Tình hình nhiễm giun đũa ớ đàn gà nuôi gia đình tại xã Quyết
Thắng - Thành phố Thái Nguyên”, Tạp chi Khoa học kỹ thuật Thúy, tập XIV, số 3, tr 69 -
70
22 Nguyễn Thj Kim Thành, Đỗ Hồng Cường, Phan Từ Diên (2000), “Bước đầu nghiên cứu một số chì tiêu sinh lý máu của đàn gà bị nhiễm giun đũa và sán dây tại khu vực Hà Nội”,
Tạp chí Khoa học kỹ thuật Thúy, tập x rv , số 3, tr 46 - 49.
23 Trịnh Văn Thịnh (1963), Ký sinh trùng thúy, NXB Nông thôn, Hà Nội, tr 192 - 267.
24 Trịnh Văn Thịnh, Phan Trọng Cung, Phạm Vàn Khuê, Phan Lục (1982), Giáo trình Ký sinh
trùng Thú y, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
25 Dương Công Thuận (2003), Phòng trị bệnh ký sinh trùng cho gà nuôi gia đình, NXB Nông
nghiệp, Hà Nội
26 Hứa Vãn Thuớc, Nguyễn Đức Ngân, Trần Liên Hương, Phạm Thị Hiển, Lô Thị Hồng Lê
(2006), Bài giảng ký sinh trùngy học, Trường Đại học Y khoa Thái Nguyên, tr 19.
27 Nguyễn Minh Toán (1989), Giun sán ký sinh và một số đặc điểm dịch tễ bệnh giun đũa gà
công nghiệp nuôi tập trung, Luận án phó Tiến Sỹ Khoa học Thú y, Viện Khoa học Kỹ thuật
Nông nghiệp, Việt Nam
28 Nguyễn Phước Tương, Thuốc và biệt dược thúy, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, 1994, ữ 193
-233
29 Phan Thế Việt (1969), Giun tròn, giun đầu gai ờ chim nuôi và chim hoang Việt Nam, Luận
án Phó Tiến sỹ Sinh học
30 Phan Thế Việt, Nguyễn Thị Kỳ, Nguyễn Thị Lê (1977), Giun sán ký sinh ở động vật Việt
Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật.
31 Phan Thế Việt (1984), Giun tròn ký sinh ở chim và gia cầm Việt Nam, NXB Khoa học và
Kỹ thuật, HàN ọi.tr 128- 129, 169- 171
32 Orlow F M (1975), Bệnh ớ gia cầm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
33 Skrjabin K I và Peữov A M (1977), Nguyên lý môn giun tròn thúy, tập I, (Người dịch:
Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm, Tạ Thị Vịnh), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
34 Skrjabin K I và Petrov A M (1979), Nguyên lý môn giun tròn thúy, tập II, (Người dịch:
Bùi Lập, Đoàn Thị Băng Tâm, Tạ Thị Vịnh), NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
35 Abdelqader A., Gauly M., Wollny C B., Abo Shehada M N (2008), Prevalence and burden
of gastrointestinal helminthes among local chickens, in northern Jordan, Prev Vet Med
33
Trang 3636 Das G., Kaufmann F., Abel H., Gauly M (2010), Effect of extra dietary lysine in Ascaridia
galli infected grower layers, Vet Parasitol.
37 Iruneu L W Kimani R N Kisia S M (2004), Helminth parasites in the intestinal tract of indigenous poultry in parts of Kenya J S Aft Vet Assoc 75 (1) P 58 - 59
38 Jabtonowski Z., Sudoi K , Dziekonska Rynko J., Dzika E (2002), Effect of different contents of
proteins and vitamin B2 in the feed on the prevalence and infection intensity of Ascaridia galli
in chickens Wiad Parazvtol 48 (4) P 391 - 400
39 Katakam K K., Nejsum P., Kyvsgaard N C., Jorgensen C B., Thamsborg S M (2010),
Molecular and parasitological tools for the study of Ascaridia galli population dynamics in
chickens, Avian Pathol
40 Kurt M., Acici M (2008), Cross-sectional survey on helminth infections of chickens in the Samsun region, Turkey, Dtsch Tierarztl Wochenschr
41 Magwisha H B., Kassuku A A., Kyvsgaard N C., Permin A (2002), A comparison of the prevalence and burdens of helminth infections in growers and adult free-range chickens, Trop Anim Health Prod
42 Mungube E O., Bauni S M., Tenhagen B A., Wamae L W., Nzioka S M., Muhammed L., Nginyi J M (2008), Prevalence of parasites of the local scavenging chickens in a selected semi-arid zone of Eastern Kenya, Trop Anim Health Prod
43 Nnadi P A., George S O (2010), A cross-sectional survey on parasites of chickens in selected villages in the subhumid zones of South-eastern Nigeria, Parasitol Res J
44 Poulsen J., Permin A., Hindsbo O., Yelifari L., Nansen P., Bloch P (2000), Prevalence and distribution of gastro - intestinal helminths and haemoparasites in young scavenging chickens in upper eastern region of Ghana, West Africa, Prev Vet Med
45 Orunc O., Bicek K (2009), Determination of parasite fauna of chicken in the Van region, Turkive Parasitol Derg
34
Trang 37BỆNH SÁN DÂY Ở GÀ
(Avian cestodosis)
Bệnh sán dây là bệnh thường gặp ở gà, đặc biệt là gà thà vườn Bệnh xảy ra phô biến ở các đàn gà nuôi của nước ta và nhiều nước ữên thế giói Sán dây ký sinh ở ruột non và ruột già, dùng giác bám bám vào niêm mạc ruột gây tổn thưcmg, gây viêm và xuất huyết Nếu nhiều sán sẽ làm tắc ruột, có thể thủng ruột, gây viêm phúc mạc kế phát, sán dây lấy dưỡng chấp cùa gà làm gà thiếu dinh dưỡng ừở nên gầy yếu, còi cọc
và có thể chết nếu mắc bệnh nặng
1 SÁN DÂ Y K Ý SINH Ở GÀ
1.1 Vị trí của sán dây ký sinh ở gà trong hệ thống phân loại động vật
Theo Phan Thế Việt và cs (1977), Nguyễn Thị Kỳ (1994), Nguyễn Thị Lê (1996), Đặng Ngọc Thanh và cs (2008), sán dây ký sinh ờ gà có vị trí ứong hệ thống phân loại động vật như sau:
Ngành giun dẹp (Plathelminthes)
Lớp Cestoda Rudolphi, 1808
Phân lớp Eucestoda Southwell, 1930
Bộ Cyclophyllidea Beneden in Braun, 1900
Phân bộ Davaineata Skrjabin, 1940
Họ Davaineidae Fuhrmann, 1907 Phân họ Davaineidae Braun, 1900
Giống Cotugnia Diamare, 1893 Loài Cotugnia digonopora Pasquale, 1890 Giống Davainea Blanchard, 1891
Loài Davainea proglottina (Davaine, 1860) Giống Raillietina Fuhnmann, 1920
Phân giống Raillietina Stiles et Orleman, 1926 Loài R echinobothrída Megnin, 1881 Loài R pénétrons Baczyncka, 1914 Loài R pénétrons Johri, 1934 Loài R peradenica Sawada, 1957 Loài R tetragona Dolin, 1858 Loài R volzi Fuhrmann, 1905
35
Trang 38Phân giống Railỉietina (Paronieỉla) Fuhrmann, 1920 Loài R (P.) macassariensis Yamaguti, 1956 Loài R (P.) tinguiana Tubangui et Masilungan, 1937 Phân giống Raillietina (Skrjabinia) Fuhrmann, 1920 Loài R (S.) cestìcillus (Molin, 1858) Fuhrmann, 1920
1.2 T hành phần loài sán dây ký sinh ở gà Việt Nam
Theo Nguyễn Thị Kỳ (1994), Nguyễn Thị Lê và cs (1996), các loài sán dây đã tìm
thấy ở gà Việt Nam là: Cotugnia digonopora, Davainea proglottina, Raiỉlietina
echinobothrida, R georgiensừ, R penetrans, R peradenica, R peradenica, R tetrágono,
R volzi, R macassariensis, R tingụiana, R cesticillus.
Phan Thế Việt và cs (1977) cho biết, thành phần loài sán dây ký sinh ở gà gồm:
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999), Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (2002) cho
biêt, sán dây thường gặp ở gà gôm những loài chính là: Railỉietina tetragona,
R echinobothrída, R cesticillus, Cotugnia digonopora, Davainea proglottina Trong đó có
3 loài nhiêm phô biên ở gà là: Raillietina tetragona, R echinobothrida và R cesticillus.
36
Trang 391.3 Đặc điểm hình thái, cấu tạo một số loài sán dây kỷ sinh ở gà
là các đốt non và bé, càng về sau các đốt càng lớn và già
Chiều dài của sán dây ký sinh ở gia súc và gia cầm dao động tò 0,5mm đến hang chục mét Chiều dài của sán dây ký sinh ờ gia cầm từ 1,5 - 500mm Sán dây có màu trắng hoặc màu trắng ngà Cơ thể sán dây phủ lớp tiểu bì, đến lớp hạ bì rồi đến lớp cơ vòng - cơ dọc Phần bên trong chứa đầy nhu mô Nội quan gồm có hệ thần kinh, hệ bài tiết và hệ sinh dục Không có hệ tiêu hoá, hệ hô hấp và tuần hoàn
Hệ thần kinh ở sán dây kém phát triển, gồm có hạch thần kinh trung ương nằm ở đầu, từ đó có các dây chạy dọc cơ thể Có hai dây phát triển hơn nằm bên ngoài ống bài tiết và mỗi đốt nối với nhau bời các cầu nối ngang
Hệ bài tiết của sán dây theo kiểu nguyên đơn thận, gồm 4 ống chính chạy dọc cơ thể (2 ống mặt lưng và 2 ống mặt bụng, nối vói nhau ở phần đầu) Ngoài ra, ở mỗi đốt các ống trái và phải nối vói nhau bằng cầu nối ngang
Hầu hết các loài sán dây có hệ sinh dục lưỡng tính Mỗi đốt có một, hai cơ quan sinh dục đực và cái Sự phát triển cùa hệ sinh dục theo một thứ tự nhất định: ờ các đốt non cơ quan sinh dục chưa phát triển, sau đó hình thành cơ quan sinh dục đực, rồi đến
cơ quan sinh dục cái Sau khi thụ tinh, bộ phận sinh dục đực teo dần, còn lại bộ phận sinh dục cái Ở các đốt già trứng chứa đầy trong tử cung
Bộ phận sinh dục đực gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh, số lượng tinh hoàn có thể rất khác nhau, từ một đến vài ưăm tinh hoàn (tuỳ loài sán dây) Mỗi tinh hoàn có ống dẫn tinh riêng đồ vào ống dẫn tinh chung (hoặc thẳng hoặc cong) và cuối cùng mờ ra ờ huyệt sinh dục (bên cạnh lỗ sinh dục cái) Phần cuối ống dẫn tinh là cơ quan giao phối (nang lông gai) chứa gai giao phối phù các gai nhỏ hoặc vảy Trước gai giao phối, ống dẫn Ịinh phình rộng tạo thành túi chứa tinh Có thể có túi chứa tinh ngoài (ở ngoài túi giao phối) và túi chứa tinh trong (nằm trong túi giao phối)
Hệ sinh dục cái có cấu tạo phức tạp hơn, gồm có buồng trứng, ống dẫn trứng ootyp, tuyên noãn hoàng, túi nhận tinh, tuyên vỏ (thể Mehlis) và tử cung Thường có
Chương 1 Bệnh kỷ sinh trùng thường gặp ở gia cằm 37
Trang 40hai buồng trứng nằm giữa hoặc phía sau đốt, ít khi ở phía trước Trong buồng trứng hình thành các tế bào sinh dục cái (tế bào trứng) Từ buồng trứng có ống nối với âmđạo, mở ra ở huyệt sinh dục Ống này phình rộng ra gọi là túi nhận tinh Tuyến noãnhoàng gồm nhiều bao noãn bé nằm trong nhu mô, hoặc thành khối nằm hai bên đốt hoặc phía sau buồng trứng Từ tuyến noãn hoàng, các chất dinh dưõng đổ vào ootyp giúp cho việc hình thành trứng.
Tuyến vỏ tiết ra các sản phẩm cần thiết để hình thành trứng Trong ootyp, trứng được thụ tinh, sau đó trứng được đưa vào tử cung, c ấ u tạo tử cung của sán dây rat khác nhau Ờ sán dây bậc thấp (Pseudophyllidae), tử cung là những ống cong dẫn từ ootyp đến lỗ thông ra ngoài nằm ờ mặt bụng của mỗi đốt Ở những đốt sán dây này, trứng được thải ra ngoài tuỳ theo mức độ hình thành cùa trứng
Ở sán dây bậc cao (Cyclophyllidae),
tử cung kín, không có lỗ thông ra ngoài
Ở những sán dây này, tử cung chứa đầy
trứng trong đốt già và mỗi đốt thực chất
biến thành một cái túi chứa trứng
Trứng được rơi ra ngoài ngoại cảnh
khi vách đốt sán bị phân huý Quá trình
này thường thực hiện ờ môi trường
ngoài, ở nơi mà các đốt sán dây già
được thải ra cùng vói phân vật chủ
Trứng sán dây Cyclophyllidae tròn,
ít khi có hình dài, bao bọc nhiều lớp vỏ
Giữa trứng có phôi 6 móc, phôi hình bầu Hình 11: cấu tạo một đốt sán dâydục (Nguyễn Thị Lê và cs, 1996)
1.3.2 về đặc điểm hình thái, cẩu tạo riêng cùa m ột số loài sán dây ký sinh ở gà
- Các loài thuộc giống Raìllietina Fuhrmann, 1920
Các loài thuộc giống Raillietina thân có nhiều đốt Vòi có hai hàng móc dạng búa
Bờ của giác bám có vài hàng gai nhỏ Tinh hoàn thường nhiều, nang lông gai nhỏ thường không đạt tới ống bài tiết bên, rất ít khi cắt ngang ống bài tiết Lo sinh dục ở một phía hoặc xen kẽ không đêu Buông trứng gồm hai thuỳ ờ giữa đốt sán Noãn hoàng hình khôi, năm dưới buông trứng Có túi tinh Tử cung có nhiều túi (nang trứng) mỗinang trứng chứa từ một đên vài trứng Sán trưởng thành ký sinh ờ thú và chim ấu trùng
ký sinh ở côn trùng (Đặng Ngọc Thanh và cs, 2008)
Nguyễn Thị Kỳ (1994), Nguyễn Thị Lê và cs (1996), Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999), Phạm Sỹ Làng và Phan Địch Lân (2002), Đặng Ngọc Thanh và cs (2008) cho biết:
38