Điều Kiện Để Hàm Số Đơn ĐiệuTrên Một Khoảng Cho Trước Có hai phương pháp chính để giải các bài toán về tính đơn điệu trên khoảng cho trước.. PP2: Lập bảng biến thiên để tìm các khoảng đơ
Trang 1Điều Kiện Để Hàm Số Đơn Điệu
Trên Một Khoảng Cho Trước
Có hai phương pháp chính để giải các bài toán về tính đơn điệu trên khoảng cho trước
PP1: Rút m theo x, rồi dựa vào bài toán cụ thể để tìm m
PP2: Lập bảng biến thiên để tìm các khoảng đơn điệu cụ thể, từ đó rút ra kết luận
Ví dụ 1 (A-2013) Tìm m để hàm số y = −x3+ 3x2+ 3mx − 1 nghịch biến trên (0; +∞)
Ta có y0= −3x2+ 6x + 3m
Hàm số nghịch biến trên (0; +∞) ⇔ y0 ≤ 0, ∀x ∈ (0; +∞)
⇔ −3x2+ 6x + 3m, ∀x ∈ (0; +∞) ⇔ m ≤ x2− 2x, ∀x ∈ (0; +∞) (1)
Xét hàm số f (x) = x2− 2x trên (0; +∞)
Ta có f0(x) = 2x − 2; f0(x) = 0 ⇔ x = 1
Bảng biến thiên:
x 0 1 +∞
f0(x) − 0 +
f (x) 0
−1
+∞
Từ bảng biên thiên ta có (1) ⇔ m ≤ −1
Vậy với m ≤ −1 thì hàm số đã cho nghịch biến trên (0; +∞)
Ví dụ 2 Tìm m để hàm số y = −1
3x
3+ (m − 1) x2+ (m + 3) x + 4 đồng biến trên (0; 3)
Lời giải Ta có: y0= −x2+ (m − 1) x + m + 3 Hàm số đồng biến trên (0; 3) khi và chỉ khi
y0 ≥ 0, ∀x ∈ (0; 3) ⇔ −x2+ 2 (m − 1) x + m + 3 ≥ 0, ∀x ∈ (0; 3)
⇔ m (2x + 1) ≥ x2+ 2x − 3, ∀x ∈ (0; 3)
⇔ m ≥ x
2+ 2x − 3
Xét hàm số f (x) = x
2+ 2x − 3 2x + 1 trên [0; 3] có f
0(x) = 2x
2+ 2x + 8 (2x + 1)2 > 0, ∀x ∈ [0; 3].
Bảng biến thiên
x 0 3
f0(x) +
f (x)
−3
12 7
Từ bảng biến thiên suy ra (1) ⇔ m ≥ 12
7 . Vậy với m ≥ 12
7 , hàm số đã cho luôn đồng biến trên (0; 3).
Trang 2Nguyễn Minh Hiếu
Ví dụ 3 Tìm m để hàm số y = x3− (2m + 1) x2+ m2+ 2m x + 1 đồng biến trên (0; +∞) Lời giải Ta có: y0 = 3x2− 2 (2m + 1) x + m2+ 2m; ∆0y0 = (2m + 1)2− 3 m2+ 2m = (m − 1)2 Với m = 1, ta có y0≥ 0, ∀x ∈ R ⇒ hàm số luôn đồng biến trên R nên đồng biến trên (0; +∞)
Do đó m = 1 thỏa mãn điều kiện bài toán
Với m 6= 1, ta có y0 = 0 ⇔
x1= 2m + 1 − |m − 1|
3
x2= 2m + 1 + |m − 1|
3
Bảng biến thiên
x − ∞ x 1 x 2 +∞
y0 + 0 − 0 + y
− ∞
y(x1)
y(x 2 )
+∞
Từ bảng biến thiên suy ra hàm số đồng biến trên (0; +∞) khi và chỉ khi
2m + 1 + |m − 1|
3 ≤ 0 ⇔ |m − 1| ≤ −2m − 1
Với m > 1, ta có |m − 1| ≤ −2m − 1 ⇔ m − 1 ≤ −2m − 1 ⇔ m < 0 (loại)
Với m < 1, ta có |m − 1| ≤ −2m − 1 ⇔ −m + 1 ≤ −2m − 1 ⇔ m < −2 (thỏa mãn)
Vậy với m ≤ −2 hoặc m = 1, hàm số đã cho đồng biến trên (0; +∞)
Ví dụ 4 Tìm m để hàm số y = x2− 2mx + 2m2− 2
x − m đồng biến trên (1; +∞).
Lời giải Tập xác định: D = R\ {m} Ta có: y0 = x
2− 2mx + 2 (x − m)2 . Hàm số đồng biến trên (1; +∞) khi và chỉ khi
y0 ≥ 0, ∀x ∈ (1; +∞)
m /∈ (1; +∞) ⇔
x2− 2mx + 2 (x − m)2 ≥ 0, ∀x ∈ (1; +∞)
m ≤ 1
⇔
x2− 2mx + 2 ≥ 0, ∀x ∈ (1; +∞)
m ≤ 1
⇔
m ≤ x
2+ 2 2x , ∀x ∈ (1; +∞)
m ≤ 1
(2)
Xét hàm số f (x) = x
2+ 2 2x trên [1; +∞) có f
0(x) = 2x
2− 4 4x2 ; f0(x) = 0 ⇔ x =√2
Bảng biến thiên
x 1 √
2 +∞
f0(x) − 0 +
f (x)
3
2 √
2
+∞
Từ bảng biến thiên ta có (2) ⇔
m ≤√2
m ≤ 1 ⇔ m ≤ 1.
Vậy với m ≤ 1, hàm số đã cho đồng biến trên (1; +∞)
Trang 3Ví dụ 5 Tìm a để hàm số y = x3+ 3x2+ ax + a nghịch biến trên đoạn có độ dài bằng 1.
Lời giải Ta có: y0 = 3x2+ 6x + a; ∆0y0 = 9 − 3a
Với 9 − 3a ≤ 0 ⇔ a ≥ 3 ⇒ y0 ≥ 0, ∀ ∈ R ⇒ hàm số luôn đồng biến trên R, mâu thuẫn giả thiết
Do đó a ≥ 3 không thỏa mãn
Với 9 − 3a > 0 ⇔ a < 3 ⇒ y0 có hai nghiệm x1, x2(x1 < x2)
Bảng biến thiên
x − ∞ x 1 x 2 +∞
y0 + 0 − 0 + y
− ∞
y(x1)
y(x2)
+∞
Từ bảng biến thiên suy ra hàm số nghịch biến trên đoạn có độ dài bằng 1 khi và chỉ khi
|x1− x2| = 1 ⇔ (x1+ x2)2− 4x1x2 = 1 ⇔ 4 − 4a
3 = 1 ⇔ a =
9
4 (thỏa mãn)
Vậy với a = 9
4, hàm số đã cho nghịch biến trên đoạn có độ dài bằng 1.
Nhận Xét: Đối với các bài toán có m bậc nhất và có khoảng đơn điệu cụ thể nên dùng PP1 còn các bài toán có bậc m lớn hơn 1 và khoảng đơn điệu không cụ thể phải dùng PP2
BÀI TẬP TƯƠNG TỰ
1 Tìm m để hàm số y = x3+ 3x2− mx − 4 nghịch biến trên (−∞; 0)
2 Tìm m để hàm số y =13mx3− (m − 1) x2+ 3 (m − 2) x + 13 đồng biến trên [2; +∞)
3 Tìm m để hàm số y = x4− 8mx2+ 9m đồng biến trên (2; +∞)
4 Tìm m để hàm số y =mx + 4
x + m nghịch biến trên (−∞; 1).
5 Tìm m để hàm số y =mx2+ 6x − 2
x + 2 nghịch biến trên [1; +∞).
6 Tìm a để hàm số y = x2− 2ax + 4a2
x − 2a đồng biến trên (2; +∞).
7 Tìm m để hàm số y = x3+ 3x2+ (m + 1) x + 4m đồng biến trên mỗi khoảng (−∞; −2) và (2; +∞)
8 Tìm a để hàm số y = x3− 3 (a − 1) x2+ 3(a − 2)x + 1 đồng biến trên mỗi khoảng có hoành
độ thỏa 1 ≤ |x| ≤ 2
9 Tìm m để hàm số y = 13(m + 1) x3+ (2m − 1) x2− (3m + 2) x + m nghịch biến trên đoạn có
độ dài bằng 4
10 Tìm m để hàm số y = −13x3+ x2+ (3m + 2) x + m − 3 đồng biến trên đoạn có độ dài nhỏ hơn 4