Trong tập sách này, xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc những nghiên cứu bước đầu về văn hoá văn nghệ dân gian vùng biển tỉnh Quảng Ninh với hy vọng góp một phần nhỏ vào công việc của người nghiên cứu văn hoá về đất và người vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc.
Trang 1VĂN HOÁ DÂN GIAN VÙNG BIỂN QUẢNG NINH (Khảo cứu, sưu tầm)
Trang 3
VĂN HOÁ DÂN GIAN
VÙNG BIỂN QUẢNG NINH
(Khảo cứu, sưu tầm)
Trang 4LỜI TÁC GIẢ
Trang 5Theo GS- TSKH Tô Ngọc Thanh, Chủ tịch
Hội VNDG VN: “Văn hoá dân gian là nội lực văn hoá dân tộc, là sáng tạo của nhân dân lao động”
Văn hoá - văn nghệ dân gian nói chung, và củavùng biển, đảo Quảng Ninh nói riêng là một tàisản văn hoá phi vật thể vô giá, đã và đang gópphần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế
xã hội của địa phương cũng như của đất nước Văn hoá được tạo ra bởi con người, cho conngười và vì cuộc sống con người, Đảng cộng sảnViệt Nam đã chủ trương “Lấy dân làm gốc”, xâydựng một chế độ mới “Từ nhân dân mà ra” nhằmmục đích “Phục vụ Nhân dân”, và thực hiện phươngchâm điều hành nhà nước pháp quyền xã hội chủnghĩa: “Do dân, và vì dân, Dân nói Dân bàn Dânlàm Dân kiểm tra” Và cuối cùng là cho dân đượchưởng mọi phúc lợi xã hội “Dân giàu, nước mạnh,
xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
Văn hoá - văn nghệ dân gian là gốc của bảnsắc văn hoá dân tộc Thủ tướng Phạm Văn Đồng
đã nói: "Mất văn hoá dân gian, là mất hồn dân tộc”, như thế đủ biết vai trò của văn hoá nói chung
có một vị trí, vai trò vô cùng đặc biệt với mỗiquốc gia dân tộc Để gìn giữ và phát huy giá trịđặc biệt này không phải một sớm một chiều,
Trang 6không phải của một người, mà cần cả cộng đồngchung tay để những giá trị văn hoá vô giá đókhông bị mai một Chính vì lẽ đó, tác giả đã cốgắng thực hiện một thiên chức cao cả của ngườilàm công tác nghiên cứu, sưu tầm văn hoá nóichung, và nghiên cứu, sưu tầm văn hoá dân gianvùng biển Quảng Ninh nói riêng một cách có hệthống, nhằm góp phần bảo tồn vốn quý về văn hoádân gian của nhân dân các dân tộc Vùng biển, đảo
và ven biển tỉnh Quảng Ninh
Trong tập sách này, xin trân trọng giới thiệuvới bạn đọc những nghiên cứu bước đầu về vănhoá- văn nghệ dân gian vùng biển tỉnh QuảngNinh với hy vọng góp một phần nhỏ vào côngviệc của người nghiên cứu văn hoá về đất vàngười vùng biển Đông Bắc của Tổ quốc
Mặc dù đã dành nhiều công sức đầu tư đi điền
dã lấy tư liệu, khảo cứu và sưu tầm vốn văn hoádân gian vùng biển Quảng Ninh trong nhiều nămqua, được nhiều nhà nghiên cứu cho ý kiến, songkhông tránh khỏi những hạn chế nhất định, rấtmong được bạn đọc góp ý trực tiếp cho tác giả
Trang 7Ch¬ng I
KHÁI LƯỢC BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
VỊ TRÍ VÀ TIỀM NĂNG VÙNG BIỂN,
ĐẢO QUẢNG NINH
I - KHÁI LƯỢC VỀ VĂN HOÁ VÀ VĂN HOÁ DÂN GIAN
Văn hoá gắn bó hữu cơ với con người, là sảnphẩm hoạt động của con người Không có văn hoángoài xã hội loài người và cũng không có loàingười không có văn hoá Trong xã hội, con người
là chủ thể sáng tạo ra văn hoá, và đồng thời conngười cũng là sản phẩm của văn hoá cộng đồng.Nói đến văn hoá là nói đến con người Hoạt độngcủa con người đa dạng; do vậy văn hoá của nhânloại cũng hết sức đa dạng về hình thức và phongphú về nội dung Mỗi dân tộc đều có sáng tạo ravăn hoá và truyền thống văn hoá của dân tộcmình, truyền thống đó được hình thành trong quátrình lịch sử, trở thành tập quán, nếp sống, bản sắcvăn hoá của dân tộc
Bởi lẽ đó, theo Giáo sư Trần Quốc Vượng kểlại rằng: “Ngay từ khi dựng nước đầu tiên của dân
Trang 8tộc (Vua Hùng) và sau đó thời Khúc, thời Ngô,thời Lê đến thời đại Hồ Chí Minh, nước ta là mộtQuốc gia đa dân tộc: Văn Lang, Âu Lạc cũng vậy,
mà Đại Việt, rồi đến Việt Nam cũng vậy Cốnhiên trong quốc gia đa tộc ấy, bao giờ cũng cómột tộc người đóng vai trò trung tâm liên kếtngười Việt cổ hay người Việt hiện đại, ta gọi làngười Kinh”
Do đó, có ý thức quốc gia, mà cũng có tâm lý
tộc người Có cái chung và cũng có cái riêng,
trong cộng đồng quốc gia dân tộc Việt Nam Khinói đến bản chất văn hoá là đa dạng, nên cần nhận
thức như một phức thể thống nhất trong đa dạng.
Có truyền thống văn hoá Việt Nam, cũng có sắcthái truyền thống riêng của từng vùng - miền, từngthành phần tộc người, đến cả văn hoá khu phố,văn hoá thôn, bản, dòng họ và mỗi gia đình để hợpthành chính thể văn hoá Việt Nam
Về văn hoá, ta đang thực hiện 3 chiến lược sauđây:
1- Chiến lược kế thừa tinh hoa truyền thống, hoặc là chiến lược bảo tồn
2- Chiến lược xoá bỏ những phong tục-tập quán lạc hậu, lỗi thời, đó là cải tạo
Trang 93- Chiến lược xây dựng ý thức hệ mới, nền vănhoá mới, con người Việt Nam mới xã hội chủnghĩa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, đó là chiến lược phát đổi mới
triển-Văn hoá văn nghệ dân gian được tổ chức giáodục khoa học quốc tế của Liên hiệp quốc, gọi tắt
là UNESCO công bố khuyến nghị tại kỳ họptháng 12/2002 đưa ra khái niệm về Di sản văn hoá
phi vật thể gồm có: Các hình thức biểu đạt truyền miệng; trình diễn nghệ thuật; tập quán xã hội; tín ngưỡng và lễ hội; tri thức dân gian và tập quán về môi trường thiên nhiên.
Di sản văn hoá là tài sản của nhân loại TrongLuật Di sản văn hoá của Quốc Hội nước cộng hoà
xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và Chủ tịchNước ký Quyết định công bố tháng 7 năm 2001 cóvăn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể Văn hoáphi vật thể được quy định bao gồm: “Di sản vănhoá phi vật thể là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch
sử, văn hoá, khoa học, được lưu bằng trí nhớ, chữviết được lưu truyền khác, bao gồm: Tiếng nói,chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lốisống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền
Trang 10thống, tri thức về y dược học cổ truyền, về vănhoá ẩm thực, về trang phục truyền thống dân tộc
và những tri thức dân gian khác”
Thủ tướng Chính Phủ ban hành Nghị định số92/2002/NĐ-CP, ngày 11 tháng 11 năm 2002 quyđịnh về văn hoá phi vật thể bao gồm:
- Tiếng nói, chữ viết
- Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học cógiá trị lịch sử văn hoá khoa học
- Ngữ văn truyền miệng bao gồm thần thoại,tục ngữ, ngạn ngữ, thành ngữ, câu đố, ngụ ngôn,
ca dao, truyện thơ dân gian, sử thi, trường ca, văn
tế, lời khấn và các hình thức văn ngữ truyềnmiệng khác
- Diễn xướng dân gian bao gồm: âm nhạc,múa, sân khấu, trò nhại, giả trang, diễn thời trang,diễn người đẹp, hát đối, trò chơi và các hình thứcdiễn xướng dân gian khác
- Lối sống, nếp sống thể hiện qua khuôn phépứng xử-đối nhân-xử thế, luật tục, hương ước,chuẩn mực đạo đức, nghi lễ trong ứng xử với tổtiên, với ông bà, với cha mẹ, với thiên nhiên, machay, cưới xin, lễ đặt tên, hành động và lời chào-mời, các phong tục tập quán khác
Trang 11- Lễ hội truyền thống bao gồm:Lễ hội có nộidung đề cao tinh thần yêu nước, yêu thiên nhiên,lòng tự hào dân tộc, truyền thống chống ngoạixâm, tôn vinh các anh hùng dân tộc, danh nhânvăn hoá, ca ngợi tinh thần cần cù lao động sángtạo của nhân dân, đề cao lòng nhân ái, khát vọng
tự do, hạnh phúc, tinh thần đoàn kết cộng đồng
- Nghề thủ công truyền thống
- Tri thức văn hoá dân gian bao gồm: Tri thức
về y, dược cổ truyền, về văn hoá ẩm thực, về thiênnhiên và kinh nghiệm sản xuất, về binh pháp, vềkinh nghiệm sáng tác văn nghệ (học thuật), vềtrang phục truyền thống, về đất nước, thời tiết, khíhậu, tài nguyên, về sông, biển, núi rừng và các trithức dân gian khác
Từ những định nghĩa trên đây, những giá trị
mà Di sản đem lại, đó là: Được lưu giữ bằng trínhớ, chữ viết của con người được truyền từ thế hệnày sang thế hệ khác thông qua truyền miệng,truyền nghề và trình diễn, nó tồn tại trong ký ức
và tâm thức của con người
Di sản văn hoá phi vật thể có tính bền vững lâudài nhưng lại có nguy cơ thất truyền mai một rấtcao do nhận thức của con người, do trong quá
Trang 12trình phát triển của xã hội và giao lưu tác động từbên ngoài và lớp người lưu giữ nhiều Di sản (tàisản văn hoá văn nghệ dân gian) vơi dần do quyluật của vòng đời.
Cần hiểu giá trị của Di sản văn hoá (Văn hoávăn nghệ dân gian) nó được thể hiện qua sáng tạocủa con người, vì con người và phục vụ cho cuộcsống của con người Trong quá trình sáng tạo đềugắn với một cá nhân, một tộc người, một cộngđồng người cụ thể Do vậy, Di sản văn hoá phi vậtthể tạo nên lớp tích tụ văn hoá hàng ngàn năm lịch
sử Nó còn là bảo tàng văn hoá lưu giữ nhiều giátrị văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể của nhân loại
Đặc trưng của nó mang tính lịch sử của mộtdân tộc, được chắt lọc, định hình dưới tác độngcủa lịch sử văn hoá và mối quan hệ xã hội Thểhiện thế giới quan và nhân sinh quan của một dântộc bao hàm ý thức dân tộc Chịu sự tác độngmạnh mẽ quá trình giao lưu tiếp biến Đây là quyluật tiếp biến trong văn hoá
Các thành tố văn hoá được khái lược là:
- Văn hoá: Ngôn ngữ
- Văn hoá: Ăn, uống
Trang 13- Văn hoá: Ở
- Văn hoá: Mặc
- Văn hoá trong: Tín ngưỡng
- Văn hoá trong Lễ hội dân gian
- Văn hoá Văn nghệ dân gian
- Văn hoá về: Tri thức dân gian
- Văn hoá về: Các phong tục tập quán khác:(Cưới hỏi, ma chay, vào nhà mới, chữa bệnh, tổchức gia đình, dòng họ, thôi nôi-đầy tháng,, khaovọng, đồng niên, đồng đội
Về văn nghệ dân gian:
Văn nghệ dân gian là tiếng nói của người bìnhdân phản ảnh cuộc sống, ước vọng của mình thôngqua nghệ thuật văn chương Văn nghệ dân giancủa các dân tộc rất phong phú và đa dạng Trongvăn nghệ dân gian có sự tổng kết kinh nghiệmcuộc sống lao động sản xuất, có cái nhìn của đạođức luân lý trong quan hệ gia đình, xã hội, cótiếng nói của tình yêu, có lời than thân trách phậncủa những số phận mồ côi nghèo khổ
Văn nghệ dân gian của các dân tộc Việt Namrất độc đáo Ngoài các làn điệu dân ca, ca dao, tục
Trang 14ngữ, thành ngữ, câu đố ở các vùng, miền, mỗinơi, mỗi vùng lại đều có những kiểu cách khácnhau Truyện dân gian thường có độ tuổi hàngtrăm năm Thời gian đã thử thách, chắt lọc lấy mọitinh hoa để giữ lại trong truyện, vì vậy, truyện dângian luôn có tính giáo dục cao, tính thực tiễn lớn.Trước khi có chữ viết, trước khi có nhữngngười làm văn chương chuyên nghiệp, văn họcnghệ thuật dân gian là kho tàng kiến thức dân gian
và cộng đồng dân cư chính là người chuyên chởkho kiến thức đó truyền từ thế hệ này sang thế hệkhác Văn nghệ dân gian góp phần quan trọng tạonên diện mạo và bản sắc văn hoá dân tộc
Bởi thế, văn hoá nói chung và văn nghệ dângian nói riêng, không những là sản phẩm của conngười, do con người và cũng có thể do thiên nhiêntạo ra những hình ảnh dân gian Để góp phần nhậnthức và hưởng thụ văn hoá, con người cần phải
thực hiện chiến lược: Bảo tồn, cải tạo và phát triển-đổi mới.
II - BIỂN VÀ VỊ TRÍ CỦA BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi
là “lục địa xanh”, phủ kín 70,8% bề mặt trái đất,
Trang 15đang cất giấu những kho nguyên liệu, khoáng vật
khổng lồ dưới dạng tan trong nước, lắng đọngdưới đáy và vùi kín dưới lòng đại dương
Vùng biển Việt Nam thuộc vùng biển Đông,biển lớn thứ hai trong các biển ở ven Thái BìnhDương và đứng thứ ba trên thế giới, với diện tích3.447.000 km2 và thể tích 3.928.000 km2
Vùng biển Việt Nam bao gồm cả vùng lãnhhải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa vớikhoảng 1 triệu km2, gấp 3 lần diện tích đất liền, làvùng xung yếu của biển Đông Bờ biển nước tadài 3.260 km; nằm gọn trong phần phía tây, vànhđai quặng thiếc Thái Bình Dương, tập trung mộttrữ lượng lớn “ca-xi-tơ-rít” thành phần trên 70% làthiếc, bằng 75% thiếc thế giới Dạng khoáng sảncông nghiệp phổ biến chung trên toàn khu vực bờbiển Việt Nam là sa khoáng kim loại, chủ yếu làThiếc, Titan, Silicon
Việt Nam, một đất nước có bờ biển dài đứngthứ 2 trong 157 quốc gia ven biển, cứ 100 km2 đấtliền có 1 km bờ biển, cao gấp 6 lần chỉ số trungbình của thế giới Cứ khoảng 20 km bờ biển lại cómột cửa sông, cửa lạch
Việt Nam có 2.779 đảo ven biển, trong đó cóđảo rộng từ 100 km2 trở lên, như: đảo Phú Quốc,
Trang 16diện tích rộng hơn 600 km2, gần bằng quốc đảoXanh-ga-po, 22 đảo rộng từ 10 km2 trở lên, 112cửa sông, nhiều hải cảng quan trọng như: HồngGai, Cửa Ông, gần đây có cảng biển Vạn Gia(Quảng Ninh), cảng Hải Phòng, Đà Nẵng, cảngCam Ranh (Khánh Hoà), Vũng Tàu (Bà Rịa-VũngTàu), cảng Sài Gòn, Cần Thơ đa phần các cảngđều nối liền với nội địa
Nước ta có 2 quần đảo lớn là: Quần đảo Hoàng
Sa và Trường Sa Quần đảo Hoàng Sa khoảngdiện tích 15.000 km2, có hơn 30 đảo nhỏ, bãi đá,bãi cạn Quần đảo Trường Sa có 130 đảo lớn nhỏnhư: đảo san hô, mỏm đá nổi và chìm chiếmkhoảng rộng trên biển từ 160.000 km2 đến180.000 km2, gấp trên 10 lần đảo Hoàng Sa ĐảoTrường Sa, đây là quần đảo lớn nhất ở biển Đông Khẳng định Hoàng Sa và Trường Sa của ViệtNam, tư liệu lịch sử về các quần đảo này cho thấy:Thế kỷ thứ XIII, ngày 15/4 năm Minh Mạng thứ
15 tức là năm Ất Mùi 1835, Vua Minh Mạng rasắc chỉ phái 3 thuyền, gồm 24 lính thuỷ ra đảoHoàng Sa canh giữ khẳng định chủ quyền tại cácquần đảo Hoàng Sa và Trường Sa Hiện nay 2quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam
Trang 17Vùng biển Việt Nam, theo tài liệu điều tranghiên cứu bước đầu của các nhà nghiên cứu biển,
có khoảng 770 loài trong 111 họ của ngành độngvật không xương sống Tôm có khoảng 250-300loài Cá có khoảng 2.000 loài thuộc nhiều loại.Trữ lượng cá trong vùng biển Việt Nam khoảng2.875 đến 3.025 nghìn tấn, và sản lượng khai tháchàng năm từ 1.242 đến 1.392 nghìn tấn, trong đó
cá tầng đáy khoảng 672 nghìn tấn và cá nổikhoảng 620 đến 720 nghìn tấn
Ngoài ra, biển Đông trong đó có vùng biểnViệt Nam còn là con đường giao thông rất thuậntiện đi khắp các nước trong vùng Đông Nam Áđông dân giàu tài nguyên: Là đường giao thôngnối liền Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương qua
eo biển Malaxia Chính vì tầm quan trọng vừa cótính khu vực, vừa có tính toàn cầu mà biển Đôngtrở thành nơi tranh chấp quyết liệt giữa các quốcgia và các thế lực lấn chiếm trong việc tranh chấptài nguyên biển thường xuyên diễn ra và tính chấthết sức phức tạp, có lúc gay gắt
Cấu trúc của vùng biển ở nước ta hình thànhtheo 3 tuyến: Ven bờ biển, đảo và quần đảo, vùngbiển Và người dân vùng biển còn thường gọi là:Trong lộng, ngoài khơi Trên các đảo còn hình
Trang 18thành các làng đảo cấp phường, xã, thị trấn,huyện, thị xã, thành phố biển
Vùng biển chạy dài theo đất nước, gồm có tới
612 xã, phường, thị trấn thuộc 124 huyện, thị xãcủa 28 tỉnh, thành phố Nơi đây còn là nơi tậptrung dân cư đông đúc ở vùng ven biển, các đảocòn lại dân cư thưa thớt, ít ở tập trung Quy môkinh tế biển và vùng ven biển Việt Nam chưatương xứng với tiềm năng, tổng giá trị hàng nămcòn nhỏ bé, chỉ bằng 1/20 của Trung Quốc, 1/94của Nhật Bản, 1/7 của Hàn Quốc và bằng 1/126kinh tế thế giới
Nhận thức rõ vùng biển của nước ta đa dạng,phong phú, nhiều tiềm năng, có điều kiện để pháttriển kinh tế biển Đó là cánh cửa lớn để Việt Namvươn mình ra đại dương và thế giới nhằm chủđộng hội nhập có hiệu quả cao về biển
Do những giá trị, vị trí của biển, đảo nên cầnlàm cho mọi người dân, nhất là người dân vùngbiển và hải đảo, các lực lượng chuyên tráchnghiên cứu về biển và bảo vệ biển, đảo có “ý thứcsâu hơn về biển”, nhận thức rõ vai trò, vị trí củabiển với sự tồn tại trước mắt cũng như lâu dàitrong phát triển kinh tế, văn hoá xã hội và quốc
Trang 19phòng an ninh, gắn phát triển kinh tế với bảo vệchủ quyền an ninh quốc gia trong mọi tình huống.Bác Hồ nói: “Ngày xưa ta chỉ có rừng, ngày nay ta
vùng “Tam sơn, tứ thuỷ, nhất phần điền” Vùng
biển và ven biển tỉnh Quảng Ninh từ Tràng Vĩ,thành phố biên giới Móng Cái đến đảo Cát Bà,thành phố Hải Phòng chạy dài 250 km; chiếm7,7% trong tổng chiều dài (3.260 km) của đấtnước; địa giới hành chính xã, phường trên vùngbiển tỉnh Quảng Ninh có 28 xã, phường, của 10/14đơn vị hành chính cấp huyện, thị xã, thành phốcủa tỉnh Quảng Ninh; từ thành phố Móng Cái đếnhuyện Yên Hưng, chạy qua 10 cửa sông: Cửa Đại(Cửa Đài) thành phố Móng Cái; Cửa Tiếu (CửaTiểu) huyện Hải Hà; Vạn Hoa, Trà Ngọ, SôngMang, Cống Đông (huyện Vần Đồn); Cống Đỏ,Cửa Vạn (thành phố Hạ Long); Sông Bạch Đằng(huyện Yên Hưng); đặc biệt có 3 hải cảng lớn là:Hòn Gai, Cửa Ông và Vạn Gia; cảng nước sâu Cái
Trang 20Lân; một vùng giàu có về tài nguyên khoáng sản,rừng vàng, biển bạc, chẳng mấy nơi trên đất nước
ta lại có được một vùng tài nguyên, những Danhthắng nổi tiếng vô giá như Quảng Ninh
Nơi đây, vịnh Hạ Long Di sản văn hoá thiênnhiên của nhân loại, liền kề Hạ Long có Bái TửLong xinh đẹp, qua khảo cứu để lại những vết tíchcủa người xưa ở Ngọc Vừng, hang Soi Nhụ (VânĐồn) Đến với huyện Yên Hưng, Đông Triều mộtvùng có những dấu tích của Di sản văn hoá lịch sửhào hùng và những Lễ hội dân gian mang đậm nétvùng quê giàu lòng yêu nước Yên Tử-thị xã Uông
Bí một vùng non thiêng, một kỳ quan về đạo làmngười là một Danh thắng có một không hai Đến Quảng Ninh, đến với vùng biển, đảo vàvùng ven biển Quảng Ninh có cả một tài sản vănhóa dân gian đầy ắp những sự kiện từ khi dựngnước đến thời đại Hồ Chí Minh, một vùng tàinguyên, khoáng sản đan xen những Danh lamthắng cảnh đẹp nhất trong vùng
Bởi thế dẫu mỗi người được sinh ra và lớn lênrồi ra đi từ vùng đất này, hay lần đầu đến đây cũngđều ngỡ ngàng về “Một đất nước Việt Nam thunhỏ” này
Trang 21IV- LỊCH SỬ VÀ CƯ DÂN VÙNG BIỂN, ĐẢO QUẢNG NINH
Thiên nhiên và con người nơi đây đã tạo lênmột kỳ tích suốt cả trong hành trình lịch sử đấutranh với thiên nhiên, giữ lấy cái thiện, trừ cái ác
để tạo lên diện mạo văn hoá người vùng ĐôngBắc, đất nước Việt Nam hôm nay
1 - Về sự hình thành vùng đảo trên biển Quảng Ninh, theo các nhà nghiên cứu Hà Hữu
Nga, Nguyễn Văn Hảo trong sách Hạ Long thời tiền sử (tr.32) cho rằng: Qua các vết lộ địa tầng tự
nhiên và các tài liệu khoan ở một số nơi cho thấychủ yếu phát triển các thành tạo Holocènc gồmcuội, sỏi, sạn và cát có hạt khác nhau chứa tectitetái trầm tích và thành tạo vũng vịnh, đầm hồ venbiển Các trầm tích này phần lớn nằm trực tiếptrên các đá cổ Mesozoi và Paleozoi Các thành tạoPleistocene khá hiếm chỉ có một vài nơi như rìabãi biển xã Hải Tiến, thành phố Móng Cái, gặpmột lớp cuội trên cứng rắn, dày 2-3m nằm trên cáctrầm tích Mesozoi và phù bởi lớp cuội sỏi bỏ rờichứa tectite tái trầm tích Điều này cho thấy vùngđảo Quảng Ninh là rất trẻ và được hình thành vàothời kỳ biển tiến Holocène làm cho địa hình núi ở
Trang 22đây thành những hòn đảo ngăn cách nhau bởi cáclớp nước không sâu lắm
Một môi trường quan trọng khác của ngườitiền sử ở Quảng Ninh, đó là những cái “đượng” ởvùng ven bờ biển Trên các bãi triều mênh môngphủ dày đặc thực vật ngập mặn nổi lên những gòđống nhỏ cấu tạo bằng vật liệu bỏ rời Dân địaphương gọi những gò đống này là những cáiđượng (có nơi còn gọi là chương, rạn) Khi nướcthuỷ triều dâng cao, các đượng biến thành các hònđảo nhỏ nằm chơ vơ giữa sóng nước Những cáiđượng này có chiều rộng khoảng 20-50m2 Có khitới 100-200m2 Bề mặt các đượng khá bằngphẳng, có độ cao tuyệt đối khoảng 2-4m Khi thuỷtriều lên cao nhất, bề mặt đượng nhô lên cao khỏimặt nước khoảng 2m, các đượng phân bổ khôngtheo trật tự nào, nhưng có thể dễ dàng hình dung
và liên kết chúng thành một bề mặt thống nhất,rộng lớn-đó là bề mặt của một đồng bằng cổ Cácđượng rất phổ biến trên các bãi triều khu vực YênLập, Uông Bí, khu vực đảo Hoàng Tân; vùng đảoQuan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, huyện VânĐồn; Hải Tân, huyện Quảng Hà
Các đượng là nơi sinh tụ của nhiều thế hệ dân
cư Và chúng chứa đựng cả những di tích khảo cổhọc tiền sử, trong đó có văn hoá Hạ Long
Trang 232 - Vị thế tỉnh Quảng Ninh.
Từ xa xưa đến nay luôn luôn giữ vị trí “Tiền đồn” nơi “Phên giậu” cả về chính trị, kinh tế,
quốc phòng và an ninh của đất nước; bởi một lẽ đó
mà từ xưa đến nay, mọi cuộc xâm lăng từ bênngoài đều bắt đầu từ vùng biển, một nguồn lợi lớn
về biển, là một đề tài sưu tầm, nghiên cứu trongtiến trình phát triển của đất nước Việt Nam; bởithế, mỗi khi chọn người đứng đầu ra cai quảnvùng đất biên cương, triều đình luôn luôn tìm
chọn những người trung thần Theo truyền thuyết
dân gian kể lại rằng: Ngày xưa Hưng Đạo VươngTrần Quốc Tuấn, giao cho con trai thứ ba là TrầnQuốc Tảng cầm quân ra trấn ải để canh giữ vùngĐông Bắc, khi chỉ huy quân chiến đấu chống giặcngoại xâm, một trận đánh không thành công, để
giữ nghiêm phép nước, “Muốn trị quốc, phải trị gia” Trần Quốc Tuấn đã gọi Trần Quốc Tảng về
chịu tội chém đầu; được các quan văn, quan võtrong Triều xin tha tội và cho Trần Quốc Tảng lậpcông chuộc tội Được Hưng Đạo Đại Vương chấpnhận Trần Quốc Tảng tiếp tục ra chỉ huy cánhquân vùng biên ải để giữ nước, một hôm có giặcđến xâm lăng bờ cõi, Trần Quốc Tảng đã chỉ huycách quân phía Đông Bắc đánh thắng quân giặc
Trang 24giữ yên bờ cõi Trong một trận đánh, Trần QuốcTảng hy sinh dưới biển khi giao tranh với quângiặc, thi hài ông trôi dạt vào bãi cát bên đảo CáiRồng, nhân dân trong vùng đã đưa ông về maitáng tại đồi cao nơi đặt chỉ huy sở của ông Đểtưởng nhớ người có công với nước, nhân dântrong vùng đã lập Đền thờ và để ghi nhớ công lao
to lớn của vị tướng tài- Tướng Biên phòng thờiTrần
Ở thế kỷ XV, khi đi thị sát vùng Đông Bắc,vua Lê Thánh Tông đã rất chú ý đến đảo Vân Hải - Vân Đồn, tự tay vẽ sơ đồ vùng đảo và venbiển của đảo
Khi đi khảo sát vùng Đông Bắc, vị anh hùngdân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi
đã thốt lên:
VÂN ĐỒN
Lộ nhập Vân Đồn san phục san
Thiên khôi địa thiết phó kỳ quan
Nhất bàn lam bích trừng minh kính
Vạn hộc nha thanh đoá thuý hoàn
Vũ trụ đốn thanh trần hải nhạc
Trang 25Phong ba bất động thiết tâm can
Vọng trung ngạn thảo thê thê lục
Đạo thị Phiên nhân trú bạc loan (1)
Bản dịch nghĩa của Đào Duy Anh là:
“Đường vào Vân Đồn núi rồi lại núi
Trời lồng lộng đất đặt thành chỗ kỳ quan
Một tấm sắc lam sắc biếc, kính sáng trong vắt Muôn hộc sắc đen sắc xanh, tóc thuý từng chòm
Vũ trụ bỗng gạn trong biển núi bụi bậm
Gió sóng không lay chuyển ruột gan sắt gang Nhìn vào thấy cỏ ở bờ rờn rợn lục
Nghe nói đó là vụng người phiên đỗ tàu.” (2)
Bản dịch thơ của Đào Duy Anh là:
Đường đến Vân Đồn lắm núi sao
Kỳ quan đất dựng giữa trời cao
Một vùng biếc sẫm gương lồng bóng
Muôn học xanh om tóc mượt mà
Non biển ngạn trong tay vũ trụ
Trang 26Tim gan chẳng núng sức ba đào
Trông bờ cây cỏ rờn rợn lục
Nghe thấy người Phiên vụng đỗ tàu (3)
Kỷ Tỵ năm thứ 10 (1149), mùa xuân, tháng 2,Vua Lý Anh Tông cho thành lập trang ở địa danhnày gọi là Vân Đồn, cho phép thuyền buôn nướcngoài vào buôn bán hàng quý, dâng tiến sản vật
Nhà sử học Đào Duy Anh cho biết: “Vân Đồn là hải cảng ngoại thương ở nước ta thời Lý, Trần, tàu ngoại quốc đến nước ta chỉ được đậu ở đấy, không được vào nội địa” (1) Từ đời Lý, người các nước Trảo Oa (Inđônêxia), Lộ Lạc (Thái Lan), người Trung Quốc, người Ấn Độ… đã đến đây làm ăn buôn bán.
Thương cảng Vân Đồn với những dãy đảo vâykín một vùng biển như thành luỹ; phía Đông làVân Hải, phía Nam là đảo Phượng Hoàng,Thượng Mai và Hạ Mai, phía Tây là đảo NgọcVừng, Cống Đông
Nhà sử học Phan Huy Chú đã ghi lại phongcảnh và cuộc sống nhộn nhịp của Vân Đồn:
“Phong thổ và nhân vật đông đúc, giàu thịnh, việc buôn bán giao thông tấp nập cũng là chỗ phồn
Trang 27hoa ở trấn ngoài, mà thật là nơi hình thắng của nước Nam” (Phan Huy Chú – Lịch triều hiến
chương loại chí, tập I, trang 112, 113)
Hiện nay, bến thuyền có chiều dài nhất trongcác bến thuyền ở thương cảng Vân Đồn là ở đảoCống Đông, dài hơn 6 km Các bến đậu thuyền làCống Yên, Cống Hẹp, Đầm Tầu (Ngọc Vừng),Sông Mang (Quan Lạn) kéo dài đến Cái Bầu.Vân Đồn là thương cảng cổ và là thương cảngđầu tiên ở Việt Nam (1149)
Lịch sử Đảng bộ huyện Vân Đồn ghi rằng: Tạinơi đây, năm 1074, 1075 nhà Tống chuẩn bị đưaquân sang xâm lược nước ta Ngồi yên đợi giặckhông bằng chủ động phá thế tấn công của chúng
Lý Thường Kiệt sáng suốt đề xuất một chiến lượctáo bạo, chọn Vân Đồn là nơi tập trung trú quân,xuất quân và trực tiếp chỉ huy một cánh quân đánhvào đất Tống phá tan âm mưu xâm lược củachúng vào đất nước ta Cánh quân gồm 5 vạn binh
sĩ do Lý Thường Kiệt chỉ huy vượt biển, phối hợpvới cánh quân trên bộ do Lưu Kỳ, Tông Đản, ViThủ An, Thân Cảnh Phúc… chỉ huy
Trang 28Ngày 30-12-1075 quân ta tấn công vào thànhKhâm Châu bắt được toàn bộ quân tướng nhàTống trong thành, và 3 ngày sau quân ta lại đánhchiếm Liêm Châu Cánh quân đi bằng đường biểncủa Lý Thường Kiệt cùng với cánh quân đường bộcủa Tông Đản vây chặt thành Ung Châu Sau 42ngày đêm chiến đấu trên đất Tống dành thắng lợi,quân ta rút về nước Trong bài hịch “Lộ bố văn”,
Lý Thường Kiệt đã nói rõ mục đích xuất quân đểngười dân lương thiện Trung Quốc biết: “Trờisinh ra dân chúng, vua có đức thì tin yêu Đạo làmchủ dân cốt ở nuôi dân Nay vua Tống ngu hèn,không theo khuôn phép thánh nhân, nghe cái kếtham tà của An Thạch, bày ra phép “thanh miêu”,
“Trợ dịch”, khiến trăm họ hao kiệt, lầm than, đểthoả cái mưu nuôi béo lấy thân mình
Số là muôn dân vốn thường dựa vào ý trời,bỗng sa vào sự độc hại của thói tham lợi Bề trên
cố nhiên phải thương xót Những việc từ trướcthôi không nói làm gì
Bản chức vâng lệnh quốc vương, chia đườngBắc tiến, muốn dẹp yên làn sóng yêu nghiệt, chỉ
có cái ý phân biệt quốc thổ, chứ không phân biệtchúng dân Phải quét sạch cái bẩn thỉu hôi tanh để
Trang 29ca thủa đẹp của ngày Nghiêu, để hưởng hội nàycủa tháng Thuấn (1)
Nay ta ra quân cốt cứu vớt muôn dân Hịchvăn truyền đến để mọi người đều nghe Ai nấy hãy
tự đắn đo, chớ có mang lòng sợ hãi” (2)
Một cách sáng tạo tổ chức lực lượng, táo bạochủ động tấn công vào nơi tập kết xuất quân củađối phương, kết hợp làm công tác dân vận và binhvận để chinh phục lòng dân bên đối phương của
Lý Thường Kiệt
Vào thế kỷ XIII, trong khi quân Nguyên-Môngđang tung hoành từ khắp nơi, tại Vân Đồn TrầnKhánh Dư nhận nhiệm vụ, đã đánh chìm 70thuyền chiến (hộc) chở lương thực, vũ khí của đạoquân xâm lược Nguyên – Mông Trận thắng trênSông Mang, Vân Đồn của Trần Khánh Dư làm rốiloạn lòng quân địch, binh lính quân Nguyên -Mông hoang mang, lo sợ, chiến thắng này đã gópphần làm nên đại thắng quân Nguyên -Mông lần
(1) Nghiêu, Thuấn là hai triều vua thịnh trị, dân sống yên ổn
ở Trung Quốc.
(2) Lễ bố: Một bài viết trên vải trương ra trước công chúng, trên đó nêu rõ tội ác của địch, hoặc chính nghĩa của ta Bài này viết bằng chữ Hán Trần Văn Giáp dịch.
Trang 30thứ 3 trên sông Bạch Đằng năm 1288 của Hưngđạo Vương Trần Quốc Tuấn.
Đây là cách đánh tiêu diệt đội quân hậu cầncủa địch đầu tiên trong lịch sử quân sự Việt Nam.Bởi lẽ vị thế vùng biển Quảng Ninh, vùng biểnđông Bắc, từ thời Trần Dụ Tông (1349), đã lậptrấn Vân Đồn, xây điếm canh ở xã Ngọc VừngNăm 1527, 1529, Nhà Mạc đã xây thành tạiđảo Phượng Hoàng, Cửa Mai xã Ngọc Vừng Năm
1939, Nguyễn Công Trứ tâu với Vua Minh Mạngcho xây đồn ở thôn Vựng, tức xã Ngọc Vừng, gọi
là đồn Tĩnh Hải Chu vi Đồn Tĩnh Hải là 134trượng 8 thước, cao 5 thước, trên khoảng đất nàydựng một nhà quan, 2 nhà quân, đặt súng thầncông (xem sơ đồ thành Nhà Mạc-sách Lịch sửĐảng bộ huyện Vân Đồn)
Thế kỷ thứ XV, năm 1468 Vua Lê Thánh Tôngdẫn 6 đạo quân đi tuần vùng biển An Bang vàdừng chân tại đây, cảm xúc trước cảnh đẹp kỳ vĩnày, nhà Vua đã đề thơ vào vách đá Bài thơnguyên tác là:
“Cự tấm uông dương triều bách xuyên Loạn sơn kỳ bố bích liên thiên
Trang 31Tráng tâm sơ cảm Hàm tam cổ
Tín thủ dao đề Tốn nhị quyền
Thần Bắc khu cơ sâm hổ lữ
Hải đông phong toại tức lang yên
Thiên Nam vạn cổ hà sơn tại
Chính thị tư văn yển vũ niên”
Phiên âm: “Quang Thuận cửu niên xuân nhịnguyệt, dư thân xuất lục quân, duyệt binh vuBạch Đằng giang thượng Thi nhật phong hòacảnh lệ, hải bất dương ba Hoàng Hải tuần AnBang” trú sư Truyền Đăng sơn hạ, ma thạch đềthì nhất luật”
Bài thơ được khắc hoạ trong một khuôn hìnhvuông, mỗi chiều 1,5 mét vào vách núi đá phíanam núi Bài Thơ, ở đó cao so với mặt nướckhoảng chừng 4-6 mét, cách chùa Long Tiênchừng 400 mét về phía nam Núi bài Thơ trước đódân gian thường gọi là: núi Dọi Đèn, ThuyềnĐăng, Truyền Đăng
Bài thơ của Lê Thánh Tông được nhà thơ TrầnNhuận Minh dịch là:
Trang 32Nhận nước trăm sông cuộn đầy
Núi bày cờ thế, biếc liền mây
Xưa theo người khác luôn bền chí
Giờ đã tung hoành một chớp tay
Để chú điệp trùng quân hổ mạnh
Hải Đông đã tắt khói lang bay
Trời Nam muôn thuở non sông vững
Yến vũ tu văn dựng nước này”
Cũng bài thơ của Lê Thánh Tông, trong sách
Di tích và thắng cảnh Quảng Ninh dịch là:
Trăm sông triều hội biển mênh mông
Xanh biếc trời xa núi trập trùng
Có chí, xưa đành theo kẻ khác
Vung tay nay tóm cả quyền chung
Quân hùng tề chỉnh quang hoàng đế
Khói báo loạn ly tắt biển đông
Muôn thuở trời Nam sông núi vững
Chính thời văn trị dẹp binh nhung
Trước cảnh đẹp hùng vĩ của Hạ Long, 261năm sau (năm 1729) trong một chuyến đi kinh lýqua vịnh Hạ Long, Chúa Trịnh Cương cũng đã
Trang 33làm một bài thơ hoạ lại bài thơ của Lê ThánhTông và cho khắc ngay phía bên trái bài thơ của
Lê Thánh Tông:
“Minh hạnh vô nhai hối tổng xuyên
Sơn liên trám thuỷ, thuỷ man thiên
Thần kỳ mạc trạng an bài chưởng
Hàm nhuận nan danh hoá dục quyền
Đại viễn thượng di cầm Thát xú
Xuân quang điệp kiếm lạn hoa yên
Tái tuân nhất dự phu đoài duyệt
Quân hỗ hàm ca hải yến niên”
*
(Biển rộng mênh mông tụ muôn dòng
Non lồng bóng nước hoạ bầu không
Bồng lai vạn trạng ai bày đặt
Kỳ thú muôn dòng bởi hoá công
Đời xưa bắt giặc gương còn tỏ
Xuân nay mây rỡn nước biển trong
Lần này thăm viếng vui phơi phới
Ca khúc thanh bình toả tấm lòng)
Hoàng Giáp dịch
Trang 34Thời cai trị của thực dân Pháp, chúng cho xâyđài quan sát có máy đo xa tại Động Lỷ (phượngHoàng) xã Ngọc Vừng, lập bốt Con Quy ở xãQuan Lạn, đưa quân ra đóng đồn ở đảo Cô Tô,trấn ải ở Vĩnh Thực để canh giữ miền biển ĐôngBắc, một kế sách giữ nước là phòng thủ bảo vệ đấtnước từ xa
Ngày 12 tháng 3 năm 1883, thực dân Pháp choquân đánh chiếm khu mỏ Năm 1888, toàn quyềnĐông Dương Công-Stăng (Cosntant) ký văn bản
“nhượng không điều kiện và vĩnh viễn toàn bộtrên mặt đất và dưới đất trong khu vực tạo thành
cù lao Kế Bào” cho tên Giăng-đuy-puy, mà khôngcần đến Khế ước triều đình nhà Nguyễn
Năm 1888, mỏ than Kế Bào được thành lập,với số vốn ban đầu là 2,5 triệu Phơ-răng, số vốn
đó ngày càng được tăng lên, từ năm 1891-1895 đãvọt lên trên 6 triệu Phơ-răng
Ngày 9 tháng 12 năm 1911, Công ty than KếBào được thành lập, với số vốn ban đầu là 30 triệuPhơ-răng Năm 1890 có 2.750 công nhân, năm
1932 có 1.700 công nhân là người Á Đông và 13người châu Âu Sản lượng than của Công ty KếBào là 30.242 tấn
Trang 35Cùng với sự khai thác than của người Việt tạiYên Thọ, Đông Triều tháng 01 năm 1840, sau đóđến việc khai thác than ở vùng than Hồng Gai,Cẩm Phả Sự ra đời của mỏ than Kế Bào, một độingũ công nhân mỏ ra đời Trong quá trình khaithác than, bọn thực dân và bọn chủ mỏ ra sức bóclột, đàn áp công nhân, vơ vét của cải tài nguyên,
từ năm 1929, 26 công nhân mỏ đã nổi dậy đấutranh đẩy 2 tên lính Pháp xuống lò giếng rồi bỏchạy; nơi đây khởi đầu cho các cuộc đấu tranh củacông nhân mỏ sau này; sau đó ngày 12 tháng 11năm 1936 một cuộc đấu tranh quy mô lớn của 3vạn thợ mỏ Cẩm Phả đã lan toả đến Hòn Gai Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ thắnglợi, ngày 20/7/1954 Hiệp định Giơ-ne-vơ được kýkết giữa chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà vàchính phủ Cộng hoà Pháp Đặc khu Hòn Gai nằmtrong khu vực tập kết 300 ngày của thực dân Pháp
Từ ngày 27 tháng 7 năm 1954 quân đội Pháp phảirút khỏi huyện Cẩm Phả và các địa phương khác.Cùng với các địa phương trong toàn tỉnh, huyện,Cẩm Phả (Vân Đồn) được giải phóng Ngày 25tháng 4 năm 1955 khu mỏ được hoàn toàn giảiphóng chấm dứt gần 100 năm đô hộ của thực dânxâm lược Pháp
Trang 36Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân các địaphương vùng biển trong toàn tỉnh phấn khởi đượchoàn toàn giải phóng khỏi ách thống trị của thựcdân, xây dựng chính quyền, xây dựng cuộc sốnghạnh phúc, ấm no
Nhân dân luôn luôn nhận thức được vùng biển,đảo giữ vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩaNgày 12 tháng 11 năm 1962, Chủ tịch Hồ ChíMinh đã về thăm đảo Ngọc Vừng và Người đãtrồng cây đa lưu niệm tại đây
Học sinh trên đảo nghe cô giáo kể chuyện ngày Bác Hồ về thăm đảo Ngọc Vừng dưới gốc cây đa Bác trồng.
Trang 37Đảo Ngọc Vừng - Di chỉ Ngọc Vừng - một tàisản văn hoá của người xưa, nằm trên đảo NgọcVừng trước đây gọi là Danh Do La, hoà bình lậplại năm 1954 thuộc huyện Cẩm Phả; nay là huyệnVân Đồn, cách thành phố Hạ Long 36 km
Đảo Ngọc Vừng trong vùng biển Vịnh Bái TưLong, phân giới địa danh hành chính tiếp giáp vớithành phố Hạ Long, cận kề với Vịnh Hạ Long,cách huyện lỵ đảo Cát Bà 23 km về phía tây nam,cách mỏ than Cẩm Phả 16 km về phía bắc, cáchCái Rồng huyện lỵ Vân Đồn 22 km về phía đôngbắc Từ bắc đến nam đảo dài khoảng 6 km, đông -tây rộng 4 km, 2/3 đảo rừng núi Trên đảo có núi
đá vôi Tu La Đảo Ngọc Vừng bao quanh là vùngđảo đất Phượng Hoàng, Thượng Mai, Hạ Mai, đảoKim Tiền, Thắng Lợi, phía Nam và Tây Nam làcác đảo đá vôi, có hang động ở khu núi đá NămĐầu, hòn Soi Đèn cửa biển nước sâu ra vào củacác loại phương tiện thuỷ trên biển
Di chỉ Ngọc Vừng này do Anderson ngườiPháp đến đảo Ngọc Vừng nghiên cứu phát hiện vànghiên cứu vào năm 1938 Sáng 25 tháng giêng,
mà các văn liệu của ông và của Colani đều ghi làĐanh Đô La; ông mang theo một chiếc rìu đá vàđưa cho dân ở đây xem Ngay sau đó dân làng đã
Trang 38đem tới cho ông 5 chiếc rìu đá nữa, nhưng họkhông nói rõ nguồn gốc, lai lịch của những chiếcrìu này.
Dựa vào địa hình, Anderson đã hình dung ra vịtrí của di chỉ và tồn tại văn hoá Danh Do La ở đâyvào thời kỳ mực nước biển cao hơn ngày naychừng 2m
Toàn bộ chiều dài của di chỉ là 150m, chiềurộng tối đa là 45m và diện tích khu di chỉ khoảng4500m2 Ông Anderson đã khai quật 50m2, diệntích ấy chiếm 1% toàn bộ diện tích di chỉ Trongcuộc khai quật, ông đặc biệt chú ý tới một lớp đábọt ở phần trên cùng của tầng văn hoá tại O2 vàO4 Kể cả ở hố thám sát cũng dầy đặc lọai đá này.Mật độ của đá bọt trong một lớp văn hoá cùngthời với ngôi làng tiền sử một ngày nào đó, có thểđưa lại một ngày nào đó, có thể đưa lại một ýnghĩa đáng kể về di chỉ văn hoá trên đảo NgọcVừng, tiền tiêu “phên giậu” của đất nước Điều
khẳng định rằng: Vùng biển tỉnh Quảng Ninh, dấu
ấn văn hoá di chỉ để lại của thời xưa là rất đáng
tự hào về một nền văn hoá Việt cổ.
Đồng chí Trường Chinh, bút danh Sóng Hồngkhi về thăm đảo Ngọc Vừng, ngày 07/8/1970 viết
Trang 39bài thơ đăng trong tập thơ Hạ Long, Hội văn họcnghệ thuật Quảng Ninh xuất bản năm 1977 cótựa đề:
Thăm đảo Ngọc
Rẽ gió, băng băng tàu cưỡi sóng
Xa trông quần đảo nắng vàng phơi
Đây rồi đảo Ngọc-Bao duyên dáng!
Tàu đỗ, thuyền ra, rộn tiếng người
Bãi cát đang xoè hai cánh đợi,
Nhân dân chờ đón tự bao giờ
Biết bao thân mật, bao tình cảm!
Đặt gót lên bờ, tựa giấc mơ.
Người phải gia công ngọc mới thành.
Đây phòng kỹ thuật sáng long lanh.
Các cô áo trắng, bàn tay ngọc,
Cấy ngọc làm cho ngọc lớn nhanh.
Trai bám, nương nhau, từng chuỗi một
Nằm sâu đáy biển, sóng xanh chao.
Trang 40Thanh niên lặn xuống mò trai ngọc,
Vun đắp đời chung hạnh phúc cao.
Bùi ngùi nhớ lại thời phong kiến
Dẫu phải mò trai cống ngoại bang.
Nay đã ung dung làm chủ nước.
Ra tay xây dựng thật huy hoàng
Xem đó, người xưa nói chẳng sai:
Rừng vàng, biển bạc của mười mươi
Lợi nhà, ích nước, ta nên giữ.
Đừng để trôi đi ngọc sáng ngời
Ngả bóng ra về, chào đảo Ngọc
Chia tay lưu luyến nước cùng non.
Trong vời mây sóng, tình man mác
Ngọc quý, lòng dân vẫn quý hơn.
Thơ Sóng Hồng tập II
Về dân số các xã đảo thuộc huyện đảo VânĐồn, theo thống kê đến ngày 31 tháng 12 năm2000: Xã Ngọc Vừng có 224 hộ, 959 nhân khẩu, 3dân tộc Kinh, Nùng, Hoa Xã Minh Châu có 181
hộ, 892 nhân khẩu, trong đó có 19 người gốc Hoa,