1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CÂU HỎI TÌM HIỂU LUẬT CƯ TRÚ

75 518 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 338,5 KB

Nội dung

Vì vậy, Luật Cư trú phải thể hiện rõ tinh thần cải cách hànhchính, tạo khuôn khổ pháp lý để quản lý nhà nước về cư trú đối với công dânViệt Nam và người nước ngoài, tôn trọng quyền và lợ

Trang 1

CÂU HỎI TÌM HIỂU LUẬT CƯ TRÚ

1 Luật Cư trú được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua ngày, tháng, năm nào? Chủ tịch nước ký lệnh công bốngày, tháng, năm nào? Luật Cư trú có hiệu lực kể từ ngày, tháng, nămnào, có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều?

2 Điều nào trong Hiến pháp năm 1992 quy định quyền tự do cư trú củaCông dân và được cụ thể hóa như thế nào trong Luật Cư trú? Luật cưtrú có những quy định nào để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền

tự do cư trú?

3 Luật cư trú quy định có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm? Cơquan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong việc chống lạm dụngquy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của côngdân?

4 Những điều nào trong Luật Cư trú quy định quyền, trách nhiệm củacông dân về cư trú; nơi cư trú của công dân; nơi cư trú của người chưathành niên; nơi cư trú của người được giám hộ; nơi cư trú của vợ,chồng; cư trú của người làm nghề lưu động?

5 Luật Cư trú quy định như thế nào về đăng ký thường trú; điều kiệnđăng ký thường trú tại tỉnh; điều kiện để đăng ký thường trú tại thànhphố trực thuộc trung ương; vì sao lại có sự khác nhau về điều kiệnđăng ký thường trú tại tỉnh với điều kiện đăng ký thường trú tại các

Trang 2

thành phố trực thuộc trung ương? So với quy định của pháp luật trướcđây, Luật Cư trú có những điểm gì mới về đăng ký thường trú?

6 Luật Cư trú quy định như thế nào về thủ tục đăng ký thường trú? Xóađăng ký thường trú?

7 Luật Cư trú quy định như thế nào về đối tượng cấp sổ hộ khẩu và giátrị pháp lý của sổ hộ khẩu; tách sổ hộ khẩu; giấy chuyển hộ khẩu; điềuchỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu?

8 Luật Cư trú quy định như thế nào về trường hợp phải đăng ký tam trú,thủ tục đăng ký tạm trú, thẩm quyền đăng ký tạm trú, đối tượng đượccấp sổ tạm trú, giá trị pháp lýcủa sổ tạm trú, xóa tên trong sổ tạm trú?

So với quy định của pháp luật trước đây, thì Luật Cư trú có những quyđịnh nào là mới về đăng ký tạm trú?

9 Luật Cư trú quy định như thế nào về thông báo lưu trú, khai báo tạmvắng? so với quy định của pháp luật trước đây, thì Luật Cư trú cónhững điểm gì mới về thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng?

10.Để thực hiện quyền tự do cư trú của mình, mỗi công dân cần phải làmtốt những việc gì?

Trang 3

Luật cư trú ban hành lần này nhằm điều chỉnh những vướng mắc củacông tác quản lý cư trú và tạo sự thông thoáng hơn đối với mọi công dântrong việc đăng ký thường trú, hộ khẩu Đây cũng là đáp ứng yêu cầu cảicách hành chính của Việt Nam khi ra nhập WTO.

Quốc hội đã ban hành Luật cư trú nhằm đáp ứng các đòi hỏi kháchquan, để công dân Việt Nam thực hiện quyền tự do cư trú ở trong nước vàđáp ứng yêu cầu đăng ký, quản lí cư trú trong tình hình mới, trong điều kiệnViệt Nam hội nhập kinh tế và mở rộng giao lưu hợp tác Quốc tế

Vì sao phải ban hành Luật cư trú?

Trong những năm qua, mặc dù Nhà nước đã ban hành nhiềuvăn bản quy phạm pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú cho phù hợp với tình

Trang 4

hình thực tiễn của mỗi giai đoạn; nhưng cho dến nay các quy định còn tảnmạn, chủ yếu được ban hành dưới hình thức Nghị định của Chính phủ.

Trước sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là yêu cầuhội nhập kinh tế, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế, nhiều quy định củapháp luật hiện hành về cư trú và quản lý cư trú không còn phù hợp, mangnặng cơ chế xin cho, trình tự thủ tục rườm rà, phức tạp, chưa thực sự dânchủ, thống nhất dẫn đến tình trạng vận dụng tuỳ tiện, gây khó khăn, phiền hàcho công dân

Bên cạnh đó, cũng có một thực tế là một bộ phận nhân dânchưa thực hiện tôt quy định của pháp luật về đăng ký thường trú, tạm trú,khai báo tạm vắng, làm cho hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước về cư trúchưa cao, tạo ra kẽ hở để các phần tử xấu lợi dụng tiến hành hoạt động xâmphạm đến an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội

Vì vậy, Quốc hội đã ban hành Luật cư trú nhằm đáp ứng cácđòi hỏi khách quan, để công dân Việt Nam thực hiện quyền tự do cư trú ởtrong nước của mình theo quy định của Hiến pháp 1992 và đáp ứng yêu cầuđăng ký, quản lý cư trú trong tình hình mới, trong điều kiện Việt Nam hộinhập kinh tế và mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế Đó cũng là đáp ứng yêucầu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa của nhândân, do nhân dân và vì nhân dân, phục vụ đắc lực cho công cuộc đẩy mạnhcông nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nứơc

Luật cư trú quy định về quyên tự do cư trú của công dân trênlãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trình tự, thủ tục đăng

ký, quản lý cư trú; quyền, trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ

Trang 5

chức về đăng ký, quản lý cư trú.Phạm vi điều chỉnh của Luật cư trú bao gồmhai nội dung chủ yếu đó là quyền tự do cư trú của công dân và việc đăng ký,quản lý cư trú.

1 Luật cư trú được Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày29/11/2006

2 Luật cư trú đựoc Chủ tịch nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kýlệnh công bố số: 26/2006/L-CTN ngày 12 tháng 12 năm 2006

3 Luật cư trú chính thức có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007

4 Luật cư trú bao gồm 6 chương với 42 điều cụ thể như sau:

Chương I: Những quy định chung, chương này bao gồm có 8 điều, từ điều 1đến điều 8

Chương II: Quyền, trách nhiệm của công dân về cư trú Chương này baogồm 9 điều, từ Điều 9 đến Điều 17

Chương III: Đăng ký thường trú Chương này gồm 12 điều, từ Điều 18 đếnĐiều 29

Chương IV: Đăng ký tạm trú, thông báo lưu trú, khai báo tạm vắng Chươngnày gồm 3 điều, từ Điều 30 đến Điều 32 quy định về đăng lý tạm trú, lưu trú

và thông báo cư trú, khai báo tạm vắng

Chương V: Trách nhiệm quản lý cư trú Chương này gồm 7 điều, từ Điều 33đến điều 39

Trang 6

Chương VI: Điều khoản thi hành Chương này gồm 3 điều, từ Điều 40 đến Điều 42.

Câu hỏi 2:

Điều nào trong Hiến pháp năm 1992 quy định quyền tự do cư trú của

công dân và được cụ thể hoá như thế nào trong luật cư trú?

Trả lời:

1 Quy định về quyền tự do cư trú của công dân trong Hiến pháp 1992

và được cụ thể trong Luật cư trú.

- Quyền tự do cư trú của công dân được quy định trong Điều

68, Hiến pháp năm 1992 được Quốc hội thông qua ngày 15/04/1992 Điều

68, Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú

trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”.

- Tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản, thiêng liêngcủa công dân, đã được ghi nhận trong Hiến pháp 1946 và đến nay quyềnnhân thân đó vẫn tiếp tục được khẳng định trong Hiến pháp 1959,1980,1992 Luật cư trú cụ thể hoá quyền tự do cư trú của công dân theo Hiếnpháp quy định được thể hiện rõ tại Điều 3, Luật cư trú Đó là việc công dân

có quyền tự mình lựa chọn, quyết định nơi thường trú, nơi tạm trú theo quyđịnh của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan Quyền tự

do cư trú của công dân còn được thể hiện bằng việc công dân có quyền yêu

Trang 7

cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, đăng ký tạm trúcho họ.

Điều 3:

“ Công dân có quyền tự do cư trú theo quy định của Luật này

và các quy định khác của pháp luật có liên quan Công dân có đủ điều kiện đăng ký thường trú, tạm trú, thì có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự thủ tục do pháp luật quy định”.

Để đảm bảo công dân thực hiện quyền tự do cư trú, Luật đãquy định rõ các nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú, đó là: Tuân thủ Hiếnpháp và pháp luật, bảo đảm hài hoà quyền, lợi ích của công dân, lợi ích củaNhà nước, cộng đồng xà xã hội, kết hợp giữa việc bảo đảm quyên tự do cưtrú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước vớinhiệm vụ xây dụng, phát triển kinh tế xã hội, cungr cố quốc kphòng, anninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội

Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú tương đối đơngiản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiềnhà; việc quản lý cư trú phải đảm bảo hiệu quả Mọi thay đổi về cư trú phảiđược đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú mộtnơi Đồng thời, Luật cũng quy định các điều kiện bảo đảm thực hiện quyền

tự do cư trú của công dân và hoạt động quản lý cư trú

2 Những quy định chung đảm bảo cho công dân thực hiện quyền tư

do cư trú

Trang 8

Tự do cư trú là một trong những quyền cơ bản của công dân, đãđược ghi nhận trong Hiến pháp và nhiều văn bản pháp luật khác Thời gianqua, việc quản lý cư trú đã góp phần vào cuộc đấu tranh phòng chống tộiphạm và nắm tình hình biến động của nhân khẩu, hộ khẩu.

Tuy nhiên, các quy định trước đây về đăng ký, quản lý cư trúđược ban hành trong thời kỳ bao cấp với thủ tục hành chính rườm rà, tạo ra

sự phân tán, thiếu tập trung, thống nhất trong quản lý cư trú; nhiều văn bảnpháp luật quy định về cư trú còn tản mạn, chồng chéo, không phù hợp vớiyêu cầu đổi mới hiện nay

Vì vậy, Luật Cư trú phải thể hiện rõ tinh thần cải cách hànhchính, tạo khuôn khổ pháp lý để quản lý nhà nước về cư trú đối với công dânViệt Nam và người nước ngoài, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp củacông dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam; bảo đảm tính hiệuquả, công khai minh bạch, thuận tiện trong công tác đăng ký, quản lý cư trú,tạo thuận lợi tối đa cho công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư ở nướcngoài, người nước ngoài tại Việt Nam trong cư trú, làm ăn sinh sống

Luật cư trú có những quy định cụ thẻ để đảm bảo cho công dânthực hiện quyền tự do cư trú Đó là:

- Điều 4 Luật cư trú đã khẳng định nguyên tắc cư trú và quản lý

cư trú, đó là: “ Phải tuân thủ Hiến pháp và Pháp luật; bảo đảm hài hoà

quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và

xã hội; kết hợp giữa việc đảm bảo quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm cụ xây dựng, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, giữ gìn trật

Trang 9

tự, an toàn xã hội” Thông qua công tác đăng ký, quản lý cư trú cũng như

đòi hỏi của quá trình thi hành Luật này để phục vụ tốt cho công dân thựchiện quyền tự do cư trú của mình…Theo đó, việc đăng ký, quản lý cư trúphải đáp ứng mạnh mẽ yêu cầu phải cải cách hành chính trong quản lý cư

trú, “Trình t, thủ tục trong đăng ký thường trú, tạm trú phải đơn giản, thuận

tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú phải đảm bảo hài hoà” trên tinh thần trách nhiệm cao của

những người được Nhà nước giao cho thực hiện nhiệm vụ quản lý cư trú

“Mọi thay đổi về cư trú phải được đăng k; môĩ người chỉ được đăng ký

thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi nhất định”.

- Tại Điều 5, Luật cư trú đã khẳng định: “ Nhầ nước đảm bảo

quyền tự so cư trú của công dân Cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền tự do cư trú của công dân phải bị xử lý nghiêm minh Nhà nước có chính sách và biện pháp đồng bộ để đảm bảo ngày càng tốt hơn quyền tự do

cư trú của công dân” Mọi hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân xâm phạm

đến quyền tự do cư trú của công dân đều bị xử lý nghiêm minh Cũng tạiđiều này đã thể hiện rõ sự quan tâm của Nhà nước đối với hoạt động quản lý

cư trú, bằng cách đảm bảo ngân sách, cơ sở vật chất, nguồn lực, đầu tư pháttriển công nghệ, kỹ thuật tiên tiến Việc quan tâm đến nguồn lực cũng như

về vật chất của Nhà nước cho hoạt động quản lý cư trú, cũng có nghĩa làphục vụ tốt cho việc thực hiện quyền tự do cư trú của công dân

- Điều 8, Luật cư trú quy định các hành vi bị nghiêm cấm: “Cản

trở công việc thực hiện quyền tự do cư trú; lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp công dân; nhận hối lộ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trong đăng ký quản lý cư trú; thu, sử dụng lệ

Trang 10

phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật; tự đặt ra thời gian, thủ tục giấy tờ, biểu mẫu với các quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về cư trú; cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của pháp luật; lợi dụng quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nướ, quyền, lợi ích jợp pháp cuat tổ chức, cá nhân….”.

Điếu này quy định cụ thể chín nhóm hành vi bị nghiêm cấm, để

áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân, nhằm đảm bảo quyền tự do cưtrú của công dân được thực hiện nghiêm chỉnh, không bị gây phiền hà trongkhi thực hiện việc đăng ký thường trú,tạm trú hoặc thông báo lưu trú; đồngthời, cũng bảo đảm cho công tác quản lý cư trú đạt hiệu quả cao

Cụ thể, các hành vi bị nghiêm cấm gồm: Cản trở công dân thựchiện quyền tự do cư trú ; Lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền,lợi ích hợp pháp của công dân; Nhận hối lộ, cửa quyền, hách dịch, sáchnhiễu, gây phiền hà trong việc đăng ký, quản lý cư trú Thu, sử dụng lệ phíđăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật; Tự đặt ra thời gian, thủ tục,giấy tờ, biểu mẫu trái với quy định của pháp luật hoặc làm sai lệch sổ sách,

hồ sơ về cư trú Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái pháp luật ;Lợi dụng quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợiích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, làmgiả, sử chữa, làm sai lệch nội dung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liênquan đến cư trú, sử dụng giấy tờ giả về cư trú; cung cấp thông tin, tài liệu sai

sự thật về cư trú; Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúpsức, cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú

Điều 9 Luật cư trú quy định rất cụ thể quyền của công dân về

cư trú:

Trang 11

“Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù

hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật khác có liên quan; Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú; Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quỳên thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật vè cư trú theo quy định của pháp luật”.

Để quyền tự do cư trú của mọi công dân thự sự đảm bảo thực hiệntrên thực tế, đảm bảo hài hoà quyền và lợi ích hợp pháp của công dân với lợiích của cộng đồng, xã hội; với trách nhiệm của nhà nước trong nhiệm vụphát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, giữ gìn trật

tự an toàn xã hội, song song với điều 9, thì tại Điều 11, Luật cư trú quy định

trách nhiệm của công dân về cư trú: “Chấp hành các quy định của pháp luật

về cư trú; cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của minh chơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp; nộp lệ phí đăng ký cư trú, xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy

tờ khác có liên quan đến cư trú khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu; bâo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú khi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú bị mất hoặc hư hỏng”.

Câu hỏi 3:

Luật cư trú quy định có bao nhiêu nhóm hành vi bị nghiêm cấm?

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gì trong việc chống lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trang 12

Trả lời:

3.1 Những hành vi bị nghiêm cấm

Điều 8, Luật cư trú quy định 9 nhóm hành vi bị nghiêm cấm:

- Cản trở công dân thực hiện quyền tự do cư trú

- Lạm dụng quy định về hộ khẩu để hạn chế quyền, lợi ích hợp phápcủa công dân

- Nhận hối lộ, cửa quyền, hách dịch, sách nhiễu, gây phiền hà trongđăng lý quản lý cư trú

- Thu, sử dụng lệ phí đăng ký cư trú trái với quy định của pháp luật

- Tự đặt ra thời gian, thủ tục giấy tờ, biểu mẫu trái với quy định củapháp luật hoặc làm sai lệch sổ sách, hồ sơ về cư trú

- Cố ý cấp hoặc từ chối cấp giấy tờ về cư trú trái với quy định của phápluật

- Lợi dụng quyền tự do cư trú để xâm phạm lợi ích của Nhà nước,quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân

- Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn, làm giả, sửa chữa, làm sai lệch nộidung sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú; cungcấp thông tin, tài liệu sai sự thật về cư trú

- Tổ chức, kích động, xúi giục, lôi kéo, dụ dỗ, môi giới, giúp sức,cưỡng bức người khác vi phạm pháp luật về cư trú

3.2 Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chống lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

Trang 13

- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính Phủ và Uỷ ban Nhân dâncác cấp có trách nhiệm:

+ Kiểm tra, rà soát các văn bản quy phạm pháp luật và các vănbản khác trong lĩnh vực quản lý của riêng mình liên quan đến quy định về hộkhẩu để sửa đổi, bãi bỏ hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bãi

bỏ những nội dung trái với Luật cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật cư trúlàm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

+ Khi ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản khácthuộc thẩm quyền có liên quan đến quy định về hộ khẩu phải đảm bảo đúngvới Luật cư trú và các văn bản hướng dẫn Luật cư trú; không được làm hạnchế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

+ Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát các cơ quan, tổ chức, cá nhânthuộc thẩm quyền quản lý trong việc thực hiện Luật cư trú Kịp thời pháthiện và xử lý nghiêm minh đối với những cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộcquyền quản lý có hành vi lạm dụng quy định về hộ khẩu làm hạn chế quyền,lợi ích hợp pháp của công dân

- Công dân có quyền phát hiện, thông báo kịp thời và giúp đỡ

cơ quan có thẩm quyền trong việc ngăn chặn, xử lý các hành vi lạm dụngquy định về hộ khẩu lạm hạn chế quyền, lợi ích hợp pháp của công dân

Câu hỏi 4:

Những điều nào trong Luật cư trú quy định quyền, trách nhiệm của công dân về cư trú; nơi cư trú của công dân; nơi cư trú của người chưa thành niên; nơi cư trú của người được giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; nơi cư trú của người làm nghề lưu động.

Trang 14

Trả lời:

4.1 Quyền và trách nhiệm của công dân về cư trú

Luật cư trú quy định về quyền tự do cư trú của công dân trênlãnh thổ nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trình tự, thủ tục đăng kýquản lý cư trú; quyền, trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổchức về đăng ký quản lý cư trú

Theo đó công dân có quyền tự mình lựa chọn quyết định nơithường trú, tạm trú phù hợp với quy định của pháp luật Công dân được cấp,cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến việc thực hiệnquyền cư trú và yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiệ biệnpháp bảo vệ quyền cư trú của mình; khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành

vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật

Quyền tự do cư trú của công dân chỉ bị hạn chế trong một sốtrường hợp sau: người bị cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng biện pháp cấm

đi khỏi nơi cư trú; bị tòa án áp dụng hình phạt cấm cư trú; người bị kết ánphạt tù nhưng chưa có quyết định thi hành án, được hưởng án treo hoặc đangđược hoãn, tạm đình chỉ thi hành án phạt tù; người đang bị quản chế; người

bị áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh, cơ sởgiáo dục nhưng đang được hoãn chấp hành hoặc tạm đình chỉ thi hành

Đi đôi với các quyền, công dân có trách nhiệm chấp hành cácquy định của pháp luật về cư trú; cung cấp đầy đủ chính xác thông tin, tàiliệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách

Trang 15

nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp; nộp lệ phí đăng ký cư trú; xuất trình

sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác có liên quan đến cư trú khi cơ quan,người có thẩm quyền yêu cầu; báo ngay với cơ quan đã đăng ký cư trú khi

sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác có liên quan đến cư trú bị mất hoặc hưhỏng

Một vấn đề có ý nghĩa rất quan trọng mà Luật Cư trú đã quyđịnh, đó là nơi cư trú của công dân Theo đó, nơi cư trú của công dân đượcquy định là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống Nơi cư trúcủa công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổnđịnh, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đãđăng ký tạm trú

Chổ ở hợp pháp là một trong những điều kiện cần thiết để côngdân đăng ký cư trú được quy định theo hướng rộng hơn bao gồm nhà ở,phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú, Chỗ ở hợp pháp

có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cánhân, cho thuê cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật

Luật cư trú ra đời đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho công dânthực hiện quyền tự do cư trú theo quy định của Hiến pháp đồng thời đáp ứngyêu cầu trong công tác đăng ký quản lý cư trú trong tiến trình hội nhập, mởrộng giao lưu hợp tác quốc tế

Trang 16

Tại chương II của Luật cư trú đã quy định tập trung, đầy đủ,

cụ thể quyền và trách nhiệm của công dân về cư trú

- Điều 9, Luật cư trú quy định cụ thể quyền của công dân về cư trú:+ Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợpvới quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật cóliên quan

+ Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liênquan đến cư trú

+ Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiệnquyền cư trú

+ Yêu cầu cơ quan Nhà Nước có thẩm quỳên thực hiện biện phápbảo vệ quyền cư trú của mình

+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về

cư trú

- Điều 11, Luật cư trú đã quy định rõ trách nhiệm của công dân về cưtrú

+ Chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú

+ Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mìnhcho cơ quan, người có thẩm quyền và chị trách nhiệm về thông tin,tài liệu đã cung cấp

Trang 17

4.2 Luật cư trú quy định vê nơi cư trú của công dân; nơi cư trú của người chưa thành niên; nơi cư trú của người đang được giám hộ; nơi cư trú của vợ, chồng; nơi cư trú của người làm nghề lưu động.

- Nơi cư trú của công dân:

Điều 12, Luật cư trú quy định nơi cư trú của công dân, cụ thể như sau:

Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyênsinh sống Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú

Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định,không thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đăng lý thường trú

Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi thường trú và đã đăng

ký tạm trú

Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quyđịnh nêu trên thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống

- Nơi cư trú của người chưa thành niên:

Nơi cư trú của người chưa thành niên quy định tại Điều 13 Luật cư trú

là nơi cư trú của cha mẹ; nếu cha mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trúcủa người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưathành niên thường xuyên chung sống

Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú củacha mẹ nếu được cha mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định

- Nơi cư trú của người được giám hộ

Nơi cư trú của người được giám hôj quy định tại Điều 14, Luật cư trú

là nơi cư trú của người gíam hộ

Trang 18

Người được giám hộ có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú củangười giám hộ nếu được người giám hộ đồng ý hoặc pháp luật có quy địnhkhác.

- Nơi cư trú của vợ, chồng:

Điều 15 Luật cư trú quy định cụ thể nơi cư trú của vợ, chồng, đó là:Nơi cư trú của vợ, chồng là nơi vợ chồng thường xuyên sinh sống

Vợ, chồng có thể có nơi cư trú khác nhau nếu có thoả thuận

- Nơi cư trú của người làm nghề lưu động

Nơi cư trú của người làm nghề lưu động trên tàu, thuyền, phươngtiện, hành nghề lưu động khác quy định tại Điều 17, Luật cư trú là nơi đăng

ký tàu, thuyền, phương tiện đó, trừ trường hợp họ có nơi cư trú theo quyđịnh tại Khoản 1 Điều 12 của Luật này

Theo Luật cư trú vừa được ban hành, ngoài nhà ở, đã có thêm haidạng chỗ ở được coi là hợp pháp là tàu, thuyền, phương tiện khác nhằm mụcđích để ở và phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân

Theo lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, Nghị định hướng dẫn một số điềucủa Luật sẽ ban hành trong tháng 6 này Theo đó, công dân có 3 quyền đăng

ký thường trú, tạm trú và lưu trú Tùy điều kiện, hoàn cảnh cụ thể mà họ cóthể thực hiện một trong 3 quyền trên

Khi công dân đặt ra yêu cầu thì công an phải có trách nhiệm giảiquyết Trong việc đăng ký lưu trú, nếu vướng mắc, người dân có quyềnthông báo qua điện thoại cho công an địa phương mà không nhất thiết phải

Trang 19

đến tận nơi khai báo như trước đây và không phải cấp giấy chứng nhận lưutrú Thời gian lưu trú bao lâu tùy theo đề nghị của công dân.

Câu hỏi 5:

Luật cư trú quy định như thế nào về đăng ký thường trú; điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh; điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thưộc Trung ưong; vì sao lại có sự khác nhau về điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh và điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ưong? So với quy định của pháp luật trước đây thì Luật cư trú có những điểm gì mới về đăng ký thường trú?

Trả lời:

5.1 Quy định về đăng ký thường trú trong Luật cư trú:

Điều 18, Luật cư trú quy định về đăng ký thường trú là việc côngdân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ

5.2 Quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại Tỉnh:

Điều 19, Luật cư trú quy định điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh rất

đơn giản và thuận tiện cho công dân, chỉ cần “Công dân có chỗ ở hợp pháp

ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó Trường hợp chỗ ở hợp pháp cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”.

5.3 Quy định về điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ưong.

Trang 20

Theo quy định tại Điều 20, Luật cư trú người đăng ký thường trú tại thànhphố trực thuộc Trung ưong phải có một trong 4 điều kiện sau:

5.3.1 Có chỗ ở hợp pháp và đã có tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một

năm trở lên Trường hợp có chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của một

cá nhân thò phải được người cho thuê, mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.

5.3.2 Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

- Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha mẹ; cha mẹ về ởvới con

- Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về

ở với anh, chị, em ruột

- Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnhkhác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh,chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ

- Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha mẹ nhưng cha mẹkhông còn khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, emruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột người giám hộ

- Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại

5.3.3 Người được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chứchưởng lương từ ngân sách Nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xácđịnh thời hạn và có chỗ ở hợp pháp Trường hợp chỗ ở hợp pháp cho thuê,mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, mượn, ở nhờ đồng ýbằng văn bản

Trang 21

5.4 Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ưong

và điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh có sự khác biệt bởi một số lý do sau:

- Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, khả năng cung ứng dịch vụcủa các thành phố như: giáo dục, y tế, điện, nước, giao thông, nhà ở, cácdịch vụ công…chưa thể đáp ứng kịp thời nếu số lượng dân cư chuyển vàothành phố quá lớn Một mặt không thể đáp ứng được yêu cầu, bảo đảm đượcquyền lợi cho những người chuyển vào thành phố, mà còn ảnh hưởng không

ít đến quyền lợi của những người đã có đăng ký thường trú tại thành phố đó

- Hiến pháp và pháp luật quy định công dân có quyền tự do cưtrú theo quy định của pháp luật Tuy nhiên quyền Trung ưong do cư trú củacông dân còn phải gắn với các quyền khác của công dân, đồng thời phải đảmbảo hài hoà quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước,cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, cácquyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụxây dựng phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng an ninh,giữ gìn trật tự an toàn xã hội

- Hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới đều có sựkhác biệt giữa điều kiện đăng ký thường trú vào thành phố, thị xã và điềukiện đăng ký thường trú ở tỉnh

5.5 So với quy định của pháp luật trước đây thì quy định về đăng ký thưòng trú trong luật cư trú có một số điểm mới sau:

Trang 22

Thứ nhất, về điều kiện đăng ký thường trú:

Luật cư trú quy định rõ điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh và điều kiệnđăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ưong

- Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh: Điều 19 Luật cư trú quy

định “Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú

tại tỉnh đó Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê,cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản”.

Theo quy định này thì hiện nay không có sự phân biệt giữa điều kiện đẻđăng ký hộ khẩu thường trú ở các thành phố, thị xã thuộc tỉnh với các địabàn khác như các quy định pháp luật trước đây

- Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thưộc Trung ưong: được mở rộng, có nhiều điểm mới, quy định rõ 4 nhóm đối tượng

được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ưong nhằm tạođiều kiện thuận lợi hơn cho công dân thực hiện quyền tự do cư trú

- Về thời hạn tạm trú để được đăng ký thường trú tại thành phốtrực thuộc Trung ưong cũng có sự khác rõ rệt Luật cư trú đã rút ngắn điềukiện về thời hạn tạm trú từ 03 năm xuống còn 01 năm đối với những côngdân có chỗ ở hợp pháp theo Khoản 1, Điều 20 Luật cư trú

Thứ hai, quy định về chỗ ở hợp pháp

Trang 23

Chỗ ở hợp pháp là điều kiện bắt buộc để đăng ký thường trú được mở

rộng hơn đó là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng

để cư trú Còn theo quy định của pháp luật trước đây thì chỗ ở hợp pháp phải là “nhà ở hợp pháp” với các quyền sở hữu hoặc sử dụng theo quy định

của pháp luật

Thứ ba, đối tượng đăng ký thường trú

Luật cư trú mở rộng đối tượng đăng ký thường trú đó là công dân ViệtNam và người Việt Nam định cư ở nước ngoài vãn còn quốc tịch Việt Namtrở về Việt Nam sinh sống

Đối với thành phố trực thuộc Trung ưong, đối tượng đăng ký thường trúcũng được mở rộng hơn

Thứ t ư, về thủ tục đăng ký thường trú

Về thủ tục đăng ký thường trú, so với các quy định pháp luật hiệnhành, Luật Cư trú quy định rõ nơi nộp hồ sơ, những giấy tờ cần thiết để đăng

ký thường trú

Theo đó, người đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trungưong thì nộp hồ sơ tại công an quận, huyện, thị xã; người đăng ký thường trútại tỉnh thì nộp hồ sơ tại công an xã, thị trấn thuộc huyện, công an thị xã,thành phố thuộc tỉnh

Về thủ tục giấy tờ khi đăng ký thường trú được áp dụng chung cho

cả trường hợp đăng ký thường trú tại tỉnh và đăng ký thường trú tại thành

Trang 24

phố trực thuộc Trung ưong Với người đăng ký thường trú lần đầu hoặc điềukiện thường trú nơi mới chuyển đến, hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm:

Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, bản khai nhân khẩu; Giấychuyển hộ khẩu (đối với các trường hợp phải cấp giấy chuyển hộ khẩu);Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ những trường hợp quy địnhtại Khoản 2 Điều 20 Luật Cư trú )

Khi nhận hồ sơ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ phải có trách nhiệm kiểmtra, phân loại; loại hồ sơ đủ thủ tục và điều kiện thì tiếp nhận; hồ sơ đủ điềukiện đăng ký thường trú nhưng thiếu thủ tục thì hướng dẫn bằng văn bản đểcông dân bổ sung; hồ sơ không đủ điều kiện điều kiện thường trú thì trả lạingay cho công dân

Trong thời hạn tối đa là 15 ngày, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơquan công an có thẩm quyền phải cấp sổ hộ khẩu cho công dân đã đăng kýthường trú ; trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý docho người nộp hồ sơ biết

Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú trong Luật cư trú đơn giản,thuận tiện, chính xác, công khai, minh bạch hơn so với pháp luật trước đây.Thủ tục đăng ký thường trú đã được cụ thể hoá trong luật (trước đây thủ tụcđăng ký chỉ được cụ thể hoá chi tiết trong các Thông Trung ưong của Bộcông an)

Điều 21, Luật cư trú quy định rõ nơi nộp hồ sơ đăng ký; hồ sơđăng ký bao gồm: phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; bản khai nhân

Trang 25

khẩu; giấy chuyển hộ khẩu, giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp Đối với cáctrường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ưong thì phải có thêm tàiliệu chứng minh thuộc Điều 20 của Luật cư trú.

Thứ năm, quy định về xoá đăng ký thường trú

- Trước đây, khi công dân làm thủ tục chuyển đi, cơ quan công

an nơi đi cấp giấy chứng nhận chuyển đi, đồng thời xoá tên trong hộ khẩuthường trú tại nơi ở cũ

- Hiện nay theo quy định của Luật cư trú thì cơ quan công annơi cấp giấy chuyển hộ khẩu không xoá đăng ký thường trú ngay mà sau khicông dân đã đăng ký thường trú, cơ quan làm thủ tục đăng ký có trách nhiệmthông báo cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để đăng ký thưòng trú ởnơi cư trú

- Pháp luật trước đây quy định xoá tên cả đối với những ngườiđược cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất cảnh từ 12 tháng trở lên

Luật cư trú quy định chỉ chỉ xoá tên trong những trường hợp ranước ngoài để định cư

- Theo pháp luật trước đâyđối tượng bị xoá tên trong sổ hộ khẩubao gồm cả những người chấp hành án phạt tù trong các trại giam; chấphành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở chữa bệnh; chấp hànhquyết định quản chế hành chính ở địa phương khác; những người khôngthường xuyên cư trú tại nơi đăng ký thường trú từ 6 tháng trở lên mà không

có lý do chính đáng hoặc không thể ở đó được

Trang 26

Luật cư trú không áp dụng việc xoá tên trong sổ hộ khẩu đốivới các trường hợp này mà quy định cụ thể các đối tượng bị xoá tên tại Điều

- Luật cư trú quy định có hai loại sổ khẩu: Sổ hộ khẩu cấp chogia đình và sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân Pháp luật trước đây chỉ cấp một loại

sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình Luật cư trú bỏ hình thức quản lý cư trú bằngviệc cấp giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và thay vào đó là hình thức quản

lý cư trú bừng hình thức sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân

- Về tách sổ hộ khẩu: So với Pháp luật trước, Luật cư trú cóđiểm mới là không hạn chế việc tách sổ hộ khẩu nhằm tạo điều kiện thuận

lợi hơn cho công dân “người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu

cầu tách sổ hộ khẩu” hoặc “người đã nhập vào sổ hộ khẩu được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản”

Câu hỏi 6

Luật cư trú quy định như thế nào về thủ tục đăng ký thường trú? Xoá đăng ký thường trứ?

Trang 27

Trả lời:

1 Quy định về thủ tục đăng ký thường trú trong Luật cư trú

1.1 Thủ tục áp dụng chung cho các trường hợp

Thủ tục áp dụng chung cho cả trường hợp đăng ký thường trú tại tỉnh

và đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc Trung ưong bao gồm:

+ Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

+ Bản sao nhân khẩu

+ Giấy chuyển hộ khẩu

+ Giấy chứng minh chỗ ở hợp pháp (trừ trường hợp được người có hộkhẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình)

Đối với trường hợp chỗ ở hợp pháp là nhà cho thuê, mượn, ở nhờ nhà

ở của cá nhân hoặc người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu củamình thì người cho thuê, mượn, cho ở nhờ nhà ở hoặc người có hộ khẩu phảighi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu,nhân khẩu, ký, ghi rõ họ tên và ngày, tháng, năm đồng ý

Đối với trường hợp có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ,chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột quy định tại Khoản 1, Đ25 củaLuật cư trú chuyển đến ở với nhau thì không phải xuất trình giấy tờ, tài liệuchứng minh chỗ ở hợp pháp, nhưng phải xuất trình giấy tờ chứng minh mốiquan hệ nêu trên để làm căn cứ ghi vào sổ hộ khẩu

Đối với các trường hợp chuyển đến thành phố trực thuộc Trung ưongthì phải có thêm tài liêun chứng minh thuộc Điều 20 của Luật cư trú

Trang 28

1.2 Thủ tục đăng ký thường trú đối với một trường hợp cụ thể.

Ngoài các giấy tờ chung có trong hồ sơ đăng ký thường trúhướng dẫn đối với tất cả các trường hợp, thì một số trường hợp phải cóthêm cácgiấy tờ khác

Người chưa thành niên nếu không đăng ký thường trú cùng cha,mẹ; cha hoặc mẹ mà đăng ký thường trú cùng với người khác thì phải có sựđồng ý bằng văn bản của cha, mẹ; cha hoặc mẹ

Người sống độc thân được cơ quan, tổ chức nuôi dưỡng, chămsóc tập trung khi đăng ký thường trú thì cơ quan, tổ chức đó có văn bản đềnghị Trường hợp được cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng tập trung thì cá nhân

đó có văn bản đề nghị có xác nhận của UBND cấp xã Văn bản đề nghị cầnnêu rõ các thông tin cơ bản của từng người như sau: Họ và tên, ngày, tháng,năm sinh, giới tính, quê quán, dân tộc, tôn giáo, số CMND, nơi thường trútrước khi chuyển đến, địa chỉ, chỗ ở hiện nay

- Trẻ em khi đăng ký thường trú phải có giấy khai sinh (bảnchính hoặc bản sao có công chứng hoặc chứng thực)

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài vẫn còn quốc tịch ViệtNam trở về nước sinh sống có một trong các giấy tờ sau:

+ Hộ chiếu Việt Nam hoặc giấy tờ thay hộ chiếu Việt Nam cóđóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của lực lượng kiểm soát xuất nhập cảnh tạicuẩ khẩu

Trang 29

+ Giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam do cơ quan đạidiện Việt Nam ở nước ngoài cấp, kèm theo giấy tờ chứng minh được về ViệtNam thường trú của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

+ Giấy tờ chứng nhận quốc tịch Việt Nam do UBND tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ưong, kèm theo giấy tờ chứng minh được vềnước thường trú của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền

1.3 Về thời hạn đăng ký thường trú

- Trong thời hạn 24 tháng,,kể từ ngày chuyển đến chỗ ở hợppháp mới, người thay đổi chỗ ở hợp pháp hoặc đại diện hộ gia đình có tráchnhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú tại chỗ ở mới

- Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có ý kiến của người có sổ

hộ khẩu, người được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ của mìnhhoặc đại diện hộ gai đình có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày trẻ em được đăng ký khaisinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gai đình, người nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em

có trách nhiệm làm thủ tục đăng ký thường trú cho trẻ em đó

1.4 Về thẩm quyền đăng ký thường trú

- Đối với thành phố trực thuộc Trung ưong thì nộp hồ sơ tại công anquận, huyện, thị xã

- Đối với các tỉnh thì nộp hồ sơ tại công an xã, thị trấn thuộc huyện,công an thĩ xã thành phố thuộc tỉnh

Trang 30

2 Quy định về thủ tục xoá đăng ký thường trú trong Luật cư trú.

- Thủ tuc xoá đăng ký thường trú đối với các trường hợp thuộccác Điểm a,b,c,d Khoản 1 Điều 22 của Luật cư trú quy định như sau:

Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xoáđăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm làm thủ tục xoáđăng ký thường trú, hồ sơ bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;

sổ hộ khẩu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được

hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký thường trú phái xoá đăng ký thường trútrong sổ đăng ký thường trú và xoá tên trong sổ hộ khẩu

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xoá đăng kýthường trú, công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trungưong; thị xã, thành phố thuộc tỉnh điều chỉnh hồ sơ đăng ký thường trú,thông báo cho tàng thư căn cước công dân và công an phường, xã, thị trấnnơi có người xoá đăng ký thường trú

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày xoá đăng kýthường trú, công an xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh có trách nhiệm thôngbáo công an huyện Sau khi điêù chỉnh tàng thư hồ sơ hộ khẩu, công anhuyện có trách nhiệm thông báo cho tàng thư căn cước công dân

- Thủ tục xoá tên đối với các trường hợp thuộc Điểm đ, Khoản 1, Điều

22 của Luật cư trú:

+ Đối với các xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh

Trang 31

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đượcthông báo đã đăng ký thường trú của cơ quan đăng ký cư trú nơi công dânchuyển đến; phải thông báo cho người bị xoá hoặc đại diện hộ gia đìnhmang sổ hộ khẩu đến làm thủ tục xoá tên trong sổ đăng ký thường trú, xoátên trong sổ hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ), thông báoviệc đã xoá đăng ký thường trú cho công an huyện.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc,kể từ ngày nhận đượcthông báo việc xoá đăng ký thường trú của công an xã, thị trấn; công anhuyện phải chuyển hồ sơ đăng ký thường trú cho công an cùng cấp nơi côngdân chuyển đến và thông báo cho tàng thư căn cước công dân

+ Đối với các huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ưong; thị

xã, thành phố thuộc tỉnh.

Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngà nhân được thôngbáo đã đăng ký thường trú cuả cơ quan đăng ký cư trú nơi công dân chuyểnđến, phải thông báo cho người bị xoá hoặc đại diện hộ gia đình mang sổ hộkhẩu đến làm thủ tuc xoá tên trong sổ đăng ký thường trú, xoá tên trong sổ

hộ khẩu (đối với trường hợp không chuyển cả hộ), thông báo việc đã xoáđăng kí thường trú cho tàng thư căn cước công dân và công an xã, phường,thị trấn; đồng thời phải chuyển hồ sơ đăng ký thường trú cho công an cùngcấp nơi công dân chuyển đến

Quá thời hạn 60 ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xoá đăng

ký thường trú mà đại diện hộ gia đình không làm thủ tục xoá đăng kýthường trú theo quy định thì công an xã, phường, thị trấn nơi có người thuộcdiện xoá đăng ký thường trú lập biên bản, yêu cầu hộ gia đình làm thủ tục

Trang 32

xoá đăng ký thường trú Sau thời hạn 30 ngày, kể từ ngày lập biên bản nếuđại diện họ gia đình không làm thủ tục xoá đăng ký thường trú thì công an

xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh, công

an quận, huyện, thị xã của thành phố trực thuộc Trung ưong tiến hành xoáđăng ký thường trú

Câu hỏi 7:

Luật cư trú quy định như thế nào về đối tượng cấp sổ hộ khẩu và giá trị pháp lý của sổ hộ khẩu; tách sổ hộ khẩu; giấy chuyển hộ khẩu; điều chỉnh, thay đổi sổ hộ khẩu?

Trả lời:

7.1 Luật cư trú quy định về đối tượng được cấp sổ hộ khẩu và

giá trị của sổ hộ khẩu:

Theo Luật cư trú, sổ hộ khẩu có giá trị xác định nơi thường trúcho công dân

Điều 24, Luật cư trú đã quy định cụ thể về đối tượng được cấp sổ

hộ khẩu là hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú Khoản 1, Điều

24, Luật cư trú cũng khẳng định giá trị duy nhất của sổ hộ khẩu là để xácnhận nơi thường trú của công dân

- Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình quy định tại Điều 25, Luật cư trú:

Sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình, thực chất là sổ hộ khẩu, đượccấp chung cho nhiều người trong một gia đình đã đăng ký thường trú (hay

Trang 33

nói cách khác nhiều người trong một gia đình thì được cấp chung một sổ hộkhẩu).

+ Những người ở chung một chỗ jở hợp pháp và có quan hệ gia đình

là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì

có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu

+ Nhiều hộ gia đình ở chung một chỗ ở hợp pháp thì mỗi hộ gia đìnhđược cấp một sổ hộ khẩu

+ Người không thuộc trường hợp nêu trên, nếu có đủ điều kiện quyđịnh tại Điều 19, 20 Luật cư trú và được chủ hộ đồng ý cho nhập vào

sổ hộ khẩu cấpcho hộ gia đình thì được nhập chung vào sổ hộ khẩuđó

- Sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân quy định tại tại điều 26, Luật cư trú:

Sổ hộ khẩu cấp cho cá nhân thực chất cũng là sổ hộ khẩu và cógiá trị như sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình, được cấp cho những người đãđăng ký thường trú Theo quy định tại Điều 26, Luật cư trú về nguyên tắc sổ

hộ khẩu cấp cho cá nhân chỉ được cấp cho những người sống độc lập với hộgia đình, người độc thân hoặc những người cô đơn không nơi nương tựađược chăm sóc, nuôi dưông tập trung và chức sắc tôn giáo

Trang 34

động, theo đó những trường hợp có cùng chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộkhẩu bao gồm:

- Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộkhẩu

- Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại Khoản 3, Điều 25 vàKhoản 2 Điều 26 của Luật cư trú mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ

hộ khẩu bằng văn bản

Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ

hộ khẩu, phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu, ý kiến đồng ý bằng văn bản cho chủ hộ nếu thuộc các trường hợp nêu trên.

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơquan có thẩm quyền cho tách sổ hộ khẩu phải trả kết quả giải quyết việc tách

sổ hộ khẩu, trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lờibằng văn bản và nêu rõ lý do

7.3 Quy định về giấy chuyển hộ khẩu:

Để tạo điều kiện thuận lợi cho công dân cũng như minh bạch,công khai trong đăng lý, quản lý cư trú, Điều 28 Luật cư trú quy định vềgiấy chuyển hộ khẩu như sau:

Giấy chuyển hộ khẩu được cấp cho công dân trong nhữngtrường hợp: Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn thuộc huyện của tỉnh(trường hợp này, thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu thuộc trưởng công an

xã, thị trấn);

Trang 35

Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trựcthuộc Trung ưong; thị xã, thành phố thuộc tỉnh (thẩm quyền cấp giấy chuyển

hộ khẩu thuộc trưởng công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộcTrung ưong, trưởng công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh)

Hồ sơ cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm sổ hộ khẩu và phiếubáo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngàynhận đủ hồ sơ, cơ quan công an có thẩm quyền phải cấp giấy chuyển hộkhẩu cho công dân

Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo tiếpnhận của cơ quan quản lý cư trú nơi công dân chuyển hộ khẩu đến, công anhuyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi có người chuyển đi phảichuyển hồ sơ đăng ký, quản lý hộ khẩu cho công an cùng cấp nơi người đóchuyển đến

Điều 28 Luật Cư trú cũng quy định các trường hợp không phảicấp giấy chuyển hộ khẩu, gồm: Học sinh, sinh viên, học viên học tại nhàtrường và các cơ sở giáo dục khác; Đi làm nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thờihạn trong Công an nhân dân;

Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ởtập trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể; Chấp hành hình phạt tù; Chấphành quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữabệnh; cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc, quản chế

Các trường hợp chuyển nơi thường trú sau đây được cấp giấy chuyển hộ khẩu:

Trang 36

- Chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh Trongtrường hợp này, Trưởng công an xã, thị trấn có thẩm quyền ký giấychuyển hộ khẩu cho cả các trường hợp chuyển ra ngoài phạm vi xã,thi trấn của huyện thuộc tỉnh và ngoài phạm vi tỉnh.

- Chuyển đi ngoài phạm vi huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộcTrung ưong; thị xã, thành phố thuộc tỉnh

Hồ sơ đề nghị cấp giấy chuyển hộ khẩu bao gồm:

- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu

- Sổ hộ khẩu

Thẩm quyền cấp giấy chuyển hộ khẩu như sau:

- Trưởng Công an xã, thị trấn cấp giáy chuyển hộ khẩu chotrường hợp chuyển đi ngoài phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh

- Trưởng công an huyện, quận, thị xã của thành phố trực thuộcTrung ưong; trưởng công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh cấp giấy chứngnhận chuyển đi cho những trường hợp chuyển đi ngoài phạm vi quận, huyện,thị xã của thành phố trực thuộc Trung ưong; thị xã, thành phố thuộc tỉnh

- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ,

cơ quan công an phải cấp giấy chuyển hộ khẩu cho công dân Trường hợpkhông giải quyết việc tách hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lýdo

Các trường hợp sau đây không phải làm thủ tục đăng ký thường trú, cụ thể là:

Trang 37

- Chuyển đi trong phạm vi xã, thị trấn của huyện thuộc tỉnh; chuyển đi

trong cùng một huyện, quận, thĩ xã của thành phố trực thuộc Trung ưong; chuyển đi trong cùng một thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Đi nghĩa vụ quân sự, phục vụ có thời hạn trong Công an Nhân dân.

- Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập

trung trong doanh trại hoặc nhà ở tập thể.

- Chấp hành hình phạt tù; chấp hành quyết định đưa vào trường giáo

dưỡng, cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh, cơ sở cai nghiện ma tuý bắt buộc, quản chế.

7.4 Quy định về việc điều chỉnh thay đổi trong sổ hộ khẩu

Theo Điều 29, Luật cư trú quy định một số nội dung khi có thayđổi hoặc cần điều chỉnh những nội dung ghi trong sổ hộ khẩu cấp cho hộ giađình, cá nhân, nhằm đảm bảo nội dung của sổ hộ khẩu luôn luôn phù hợpvới thay đổi trong thực tế Các trường hợp điều chỉnh thay đổi trong sổ hộkhẩu bao gồm:

- Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ

tục thay đổi chủ hộ Người dến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu

báo tthay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.

- Trường hợp thay đổi về họ, tên, chữ đệm, ngày,tháng, nămsinh hoặc các thay đổi khác về hộ tịch của người có tên trong sổ hộ khẩu thìchủ hộ hoặc người có thay đổi hoặc người được uỷ quyền phải làm thủ tụcđiều chỉnh Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu, giấy khai sinh

Ngày đăng: 28/09/2016, 14:04

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w