1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sự nhân đôi ADN (sinh học phân tử tế bào)

9 682 2

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 453,35 KB

Nội dung

Làm cách nào mà lượng DNA khổng lồ đó có thể gói lại thành các nhiễm sắc thể và chứa trong một nhân tế bào tí hon?. Các protein này được gọi là các histone, và phức hợp DNA-histone được

Trang 1

BIOLOGIE MOLECULAIRE FONDAMENTALE

CHAPITRE 1 : ADN-Réplication Học thuyết trung tâm : Dòng chảy của thông tin di truyền đi theo hướng từ ADN sang ARN tới

protein, mặc dù có một số trường hợp ngoại lệ

I) Structure ADN (Acide DésoxyriboNucléique) :

ADN là một polydesoxyribonuclotide được tạo nên từ nhiều desoxyribonucleotide nối với nhau bằng các liên kết phosphodiester

ADN có ba thành phần quan trọng :

a) Pentose 2'-désoxyribose, đường 5 carbone, thiếu một nhóm OH (désoxy), chính là sự khác biệt duy nhất này, so với việc trở thành một ribose bình thường hoàn hảo, désoxy ở vị trí 2'

b) Các base chứa nitơ :

- Gắn vào ribose

- Base chứa C, H, O và N

- Chúng gồm 4 loại : adenine (A), guanine (G), thymine (T), cytosine (C)

c) Triphosphate, đây là một monomer để tạo ra ADN

Chúng ta có một phân tử dương ở vị trí C 1' có một base, còn ở C 5' có 1 triphosphate

Triphosphate sẽ góp năng lượng cho phản ứng trùng hợp

Khi polymer hoá, ta có được base, CH2, phosphate và chiều polymer hoá đi từ C 5' đến C 3' Đó là

sự lặp lại của đường và phosphate, điều khác biệt duy nhất chỉ có các bases bao gồm purines (A và G), pyrimidine (T và C)

Notes :

Pentose* + Base = Nucleoside

Nucleoside + Phosphate = Nucleotide

ADN có cấu trúc xoắn kép theo chiều tay phải Hai mạch xoắn với nhau theo chiều ngược lại : một mạch từ 5' – 3', mạch kia từ 3' – 5'

Base ở mạch này nối với base ở mạch kia bằng liên kết hydrogen : A=T và C=G (một gạch là một liên kết H)

Các nucleotide trong cùng một mạch nối nhau bằng liên kết phosphodiester

ADN mang điện tích âm

DNA là một phân tử phân cực :

- Một nucleotide có một đầu 5' là gốc P và một đầu 3' là gốc OH

- Do đó, DNA có đầu 5'Pi và đầu 3'OH

Hình dạng và kích cỡ :

- Hình dạng :

+ Thẳng : hầu hết génome của tế bào eucaryotes và một số virus (phages)

+ Vòng : hầu hết plasmid, bộ gen vi khuẩn, bộ gen ti thể, bộ gen lạp thể và một số virus DNA + Siêu vòng (supercoil) : DNA vòng xoắn vào nhau

- Kích cỡ :

+ Chiều dài : 34A / xoắn 10.5bp

+ Khối lượng phân tử : 1bp = 660 Da

II) Condensation de l'ADN :

BỘ GENE CỦA PROCARYOTE :

Bộ gene của đa số các sinh vật procaryote đều là một phân tử ADN có dạng vòng và không gắn với protein để tạo thành nhiễm sắc thể như ở eucaryotes

Trang 2

Ở procaryote, ADN thường ở dạng siêu xoắn với ADN mạch kép xoắn vặn thành hình số 8 Đây là dạng tự nhiên trong tế bào vi khuẩn, sợi ADN được các phân tử ARN nối giúp cuộn xoắn và làm cho chiều dài phân tử được rút ngắn đáng kể Tình trạng siêu xoắn này có thể thay đổi thuận nghịc dưới tác động của các enzym ADNase hoặc ARNase Ngoài ra ADN có thể ở dưới dạng vòng tròn hoặc dạng thẳng

BỘ GENE CỦA EUCARYOTE :

Cách tổ chức của DNA trong nhân tế bào

DNA của eucaryote có kích thước rất lớn, ví dụ ở người tổng chiều dài của tất cả DNA có trong nhân tế bào có thể dài đến 2m Để có thể nằm gọn trong nhân tế bào, DNA phải được cuộn xoắn ở nhiều mức độ cấu trúc khác nhau

DNA trong mỗi người chúng ta dài gấp 600 lần khoảng cách từ Trái Đất tới mặt trời Làm cách nào

mà lượng DNA khổng lồ đó có thể gói lại thành các nhiễm sắc thể và chứa trong một nhân tế bào tí hon ? (http://vnbiology.blogspot.fr/2016/07/ong-goi-dna-nucleosome-va-chromatin.html)

Hệ gen đơn bội của người chứa khoảng 3,2 tỉ cặp base và được gói thành 23 NST Hầu hết tế bào trong cơ thể (trừ các tế bào giao tử đực và cái) là nhị bội, chứa 23 cặp NST Điều đó có nghĩa mỗi tế bào chứa 6 tỷ cặp base DNA Vì mỗi cặp base dài khoảng 0,34 nm nên mỗi tế bào nhị bội chứa : (0,34 x 10-9) x (6 x 109) = 2m Hơn nữa, người ta ước tính rằng cơ thể người chứa khoảng 50 nghìn

tỷ tế bào, có nghĩa là mỗi người có 100 nghìn tỷ mét DNA Khoảng cách từ Mặt Trời tới Trái Đất là

150 tỷ mét, có nghĩa rằng mỗi người chúng ta có lượng DNA dài hơn 600 lần khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trời Sao lại có thể như thế được ?

DNA, Histone và Chromatin (sợi nhiễm sắc)

Câu trả lời nằm ở chỗ sợi DNA được một số protein gói gọn lại Các protein này được gọi là các histone, và phức hợp DNA-histone được gọi là chromatin (sợi nhiễm sắc) Điều này cũng giống như khi ta quấn một sợi len rất dài quanh một lõi để tạo thành một cuộn len nhỏ gọn vậy

Histone là một họ gồm các protein nhỏ, tích điện dương có tên H1, H2A, H2B, H3 và H4 DNA tích điện âm do các gốc phosphate trong khung đường-phosphate nên histone có thể liên kết rất chặt vói nhau

Hình 1 Các nhiễm sắc thể được tạo thành từ DNA quấn chặt quanh các histone

DNA nhiễm sắc thể được gói gọn trong nhân nhờ sự hỗ trợ của các histone Histone là các protein tích điện dương liên kết chặt với DNA tích điện âm và tạo thành các phức hợp gọi là nucleosome Mỗi nucleosome gồm sợi DNA quấn 1,65 vòng quanh 8 protein histone Các nucleosome quấn lại thành sợi nhiễm sắc dày 30 nm, sợi này lại tạo thành các đoạn lặp lại trung bình khoảng 300 nm Sợi 300 nm này được nén và gấp lại thành sợi dày khoảng 250 nm Cuối cùng, sợi này cuộn xoắn chặt lại thành nhiễm sắc tử trong NST.

Trang 3

Nucleosome : Đơn vị cấu trúc của chất nhiễm sắc

Đơn vị cấu trúc của chất nhiễm sắc là nucleosome, tạo thành từ 8 protein histone và khoảng 146 cặp base DNA Dưới kính hiển vi điện tử, các nucleosome trông giống như các hạt trong một chuỗi hạt

Hình 2 Ảnh dưới kính hiển vi điện tử của chất nhiễm sắc

Trong ảnh này, các nucleosome (mũi tên) trông giống như các hạt trong một chuôi hạt

Ngày nay, các nhà khoa học biết được rằng cấu trúc của một nucleosome là như sau : 2 protein của mỗi loại histone (H2A, H2B, H3 và H4) kết hợp với nhau tạo thành bộ tám (octamer) histone, bộ tám này liên kết và quấn khoảng 1,65 vòng DNA, hay khoảng 146 cặp base Protein histone H1 được bổ sung thêm và quấn thêm 20 cặp base nữa, tạo thành hai vòng quấn hoàn chỉnh quanh bộ tám, và tạo thành một cấu trúc gọi là chromatosome Như vậy, quanh bộ tám histone có khoảng 166 cặp base, không dài lắm, vì mỗi NST chứa tới hơn 100 triệu cặp base Do đó, mỗi NST chứa hàng trăm ngàn nucleosome, và các nucleosome này được gắn với nhau bởi các đoạn DNA tự do nằm giữa chúng (dài khoảng 20 cặp base) Các DNA nằm giữa các nucleosome này được gọi là DNA liên kết (linker DNA)

Dưới đây là hình ảnh tinh thể cấu trúc của một nucleosome Khung phosphodiester của DNA chuỗi xoắn kép có màu nâu và xanh ngọc lam, các protein histone có màu xanh dương (H3), xanh lá cây (H4), vàng (H2A) và đỏ (H2B) Lưu ý rằng chỉ có các tế bào nhân chuẩn eucaryote mới có nucleosome, các tế bào procaryote không có

Hình 3 Cấu trúc của một nucleosome

Sợi nhiễm sắc được cuộn lại thành các cấu trúc bậc cao hơn

Việc gói gọn DNA thành các nucleosome rút ngắn chiều dài sợi DNA khoảng 7 lần Nói cách khác, đoạn DNA dài 1 m trở thành sợi nhiễm sắc dạng chuỗi hạt dài khoảng 14 cm Dù vậy, sợi nhiễm sắc vẫn còn quá dài để có thể chứa trong nhân, vốn chỉ có đường kính khoảng 10 đến 20 micromet Do

đó, chromatin còn được cuộn lại thành các sợi ngắn hơn, dày hơn gọi là sợi 30 nm do sợi này có đường kính khoảng 30 nm

Trang 4

Hình 4 Hình ảnh dưới kính hiển vi điện tử của sợi nhiễm sắc Sợi nhiễm sắc 30 nm Scale

bar = 50 nm.

Các quá trình như phiên mã và tái bản yêu cầu rằng hai sợi DNA phải tạm thời tách rời nhau, cho phép các polymerase tiếp cận sợi DNA khuôn Tuy nhiên, các nucleosome và sự cuộn gấp sợi NS thành các sợi 30 nm lại là hàng rào cho các enzyme này Do đó, tế bào phải có các cơ chế để giãn (giảm cuộn xoắn) sợi NST và/hoặc tạm thời loại bỏ các histone để cho phép sự phiên mã và tái bản xảy ra Nói chung, có hai cơ chế chính khiến sợi NS trở nên dễ tiếp cận hơn :

- Các histone có thể được bổ sung thêm các gốc acetyl, methyl hoặc phosphate

- Các histone có thể được dịch chuyển bởi phức hợp tái cấu trúc sợi nhiễm sắc (chromatin remodeling complex), qua đó các polymerase và các enzyme khác có thể tiếp cận được với trình tự DNA bao quanh

Các biến đổi này là thuận nghịch nên sợi nhiễm sắc có thể quay trở lại trạng thái nén gọn trước đó sau khi thực hiện xong phiên mã và/hoặc tái bản

Nhiễm sắc thể được gói gọn nhất trong trung kì (metaphase)

So sánh chiều dài của NST trong trung kì với DNA không cuộn nén thì tỷ số của DNA trong NST giai đoạn trung kì là khoảng 10000:1 (tùy vào NST) Điều này tương tự như cuộn một đoạn dây dài bằng cả sân bóng đá thành một khối ngắn hơn 1 cm Mức độ nén này đạt được là nhờ việc cuộn, gấp các sợi NS liên tục thành các vòng lặp và xoắn (Hình 1) Cơ chế chính xác của điều này vẫn chưa được rõ, nhưng phosphorylation của histone H1 có thể đóng vai trò nào đó

http://tailieu.tv/tai-lieu/cau-truc-sieu-vi-the-cua-nhiem-sac-the-10801/

Nucleosome và sợi 10nm

Ở trạng thái ngưng tụ ít nhất, NST có thể nhìn thấy được dưới kính hiển vi điện tử dưới dạng sợi mảnh có kích thước (bề dày) 10nm

Dưới KHVĐT, sợi này trông như một chuỗi cườm, gồm các hạt nhỏ đường kính khoảng 10nm nối với nhau bằng sợi ADN Hạt nhỏ nói trên gọi là nucleosome Nucleosome là đơn vị cấu trúc cơ bản của phức hợp ADN-histone Trong mỗi nucleosome, có 8 phân tử histone gồm 4 loại, kí hiệu H2A, H2B, H3 và H4, mỗi loại 2 phân tử Mỗi phân tử histon chứa từ 107 đến 135 gốc acid amin, tức là thuộc loại protein PTL tương đối nhỏ Histon có tính kiềm cao, vì

có nhiều các gốc acid amin như Lys, Arg tích điện dương Tám phân tử histon được xếp thành phức hợp lõi (octamer), có thể phân ly thành hai nửa (tetramer) Phức hợp lõi có đoạn ADN dài 146b cuốn khoảng hai vòng bên ngoài được gọi

là nucleosome Đó là một hạt khá dẹt có đường

Trang 5

kính 11nm Sợi ADN nối giữa 2 nucleosome kế tiếp dài chừng vài chục base nito được gọi là ADN nối (linker ADN) Tổng cộng hai vòng ADN cuốn quanh lõi histon và đoạn ADN nối tạo thành một chu kì lặp lại của các nucleosome trên ADN, dài vào khoảng 200b Như vậy, một gen cỡ trung bình dài chừng 10kb sẽ chứa khoảng 50 nucleosome Bên ngoài mỗi nucleosome có thể có thêm một phân tử histon( H1) được gắn một các lỏng lẻo (dễ phân ly) Sự liên kết đồng thời các phân tử histon H1 vào các nucleosome làm cho sợi 10nm ngưng tụ chặt hơn

Các histon lõi gắn rất chặt với ADN, ngay cả trong quá trình sao chép mã, cấu trúc nucleosome của NST vẫn không bị phân ly hoàn toàn

Người ta cho rằng khi tổng hợp ARN trên khuôn ADN, enzym ARN-polymeraza chạy đến nucleosome nào thì lõi histon của nucleosome đó có thể phân ly tạm thời thành 2 mảnh để cho enzyme « làm việc » Cơ chế « mở để làm việc tạm thời » đối các nucleosome có tính chất rất bảo tồn, không thay đổi trong suốt lịch sử tiến hóa của eucaryote, do đó cấu trúc bậc nhất của các histon hầu như không thay đổi nhiều giữa các loài

Sợi nhiễm sắc 30nm

Histone H1 liên kết vào mỗi nucleosome khiến cho sợi 10 nm bị ngưng tụ chặt chẽ hơn và có thể hình thành một sợi lớn hơn, gọi là sợi nhiễm sắc 30nm Mô hình cấu tạo trình bày trên hình, trong

đó ta thấy sợi 10 nm tạo thành một chuỗi xoắn (solenoid) có bề ngang chừng 30nm

Trong NST có những đoạn ADN tương đối dài không liên kết với histon và không ngưng tụ thành nucelosome Các đoạn này rất nhạy cảm với ADN-az

Ngưng tụ cấp cao hơn

Sau khi ngưng kết thành sợi 30nm, phân tử ADN có thể xếp gọn lại với độ dài còn chừng 0,1 cm Tuy nhiên, chiều dài này vẫn còn lớp gấp khoảng

100 lần đường kính của nhân ! Trong thực tế, trên các NST của nhân gian

kỳ, phần lướn các sợi nhiễm sắc 30nm còn ngưng tụ tiếp tục thành các sợi nhiễm sắc có kích thước chừng 100 nm (bề dày) Tuy nhiên, mô hình của cấu trúc còn chưa rõ

Ðối với nhân của tế bào đang phân chia, nhiễm sắc có thể được ngưng tụ một cách đậm đặc nhất Sợi 30nm uốn lượn thành các vòng, mỗi vòng chứa chừng 20-100kb Một dãy các vòng đó được nối với nhau bởi một trục protein Dãy vòng này có bề dày chừng 300nm, chúng có thể gấp lại ở những đoạn nhất định và xếp thành cấu trúc cao hơn nữa (700nm) Cấu trúc 700nm ngưng tụ vào nhiễm sắc thể của nhân gián phân, ở trung kỳ nhiễm sắc thể này có bề rộng cỡ 1400nm và chỉ dài vài micromet (10 -6 m) So với chiều dài lý thuyết của ADN ở trạng thái duỗi hoàn toàn (1cm =

10-2 m), kích thước nói trên được thu gọn cỡ 10000 lần với một trật tự hoàn hảo

III) Structure des chromosomes :

a) Centromère – Télomère :

- Khảo sát NST trong giai đoạn phân bào dưới KHV điện tử cho thấy NST được cấu tạo gồm 2 thành phần riêng biệt Mỗi thành phần có dạng hình que gọi là sợi nhiễm sắc Hai sợi nhiễm sắc của

mỗi NST liên kết với nhau một cách chắc chắn tại centromere (tâm động) Centromere là nơi chứa

những đoạn DNA có tính lặp lại rất cao (highly repeated DNA sequences) có chức năng như những

vị trí gắn kết của một số protein chuyên biệt như kinetochore Kinetochore là nơi các siêu ống của thoi phân bào gắn vào và đây cũng là nơi tập trung nhiều protein chuyển động như kinesin và dynein

Trang 6

- Télomère : https://hoctotsinhhoc.wordpress.com/2012/05/11/telomere/

http://thpt-nguyentatthanh-kontum.edu.vn/upload/Tailieu/Telomere.pdf

Là cấu trúc đặc thù nằm ở hai đầu mút của NST của sinh vật nhân chuẩn, không chứa gen, gồm những trình tự ngắn lặp lại nối tiếp cả ngàn lần và đặc trưng cho từng loài Chúng rất cần thiết cho

sự ổn định của hệ gen, bảo vệ NST trong quá trình phân bào và giữ cho chúng không bị dính vào nhau

b) Euchromatine – Hétérochromatine :

Đồng nhiễm sắc và dị nhiễm sắc

Dưới kính hiển vi quang học, tùy theo mức độ bắt màu kiềm ít hay nhiều mà chất nhiễm sắc được phân biệt thành đồng nhiễm sắc và dị nhiễm sắc Dị nhiễm sắc (hétérochromatine) là vùng có cấu trúc ngưng tụ đậm đặc (bắt màu rõ) ngay cả khi tế bào không phân chia (gian kì) Dị nhiễm sắc bao gồm dị nhiễm sắc vĩnh viễn và dị nhiễm sắc tạm thời

Dị nhiễm sắc vĩnh viễn (constitutive heterochromatin) là những đoạn NST chỉ ngưng tụ đậm đặc ở mọi loại tế bào trong cơ thể Phần lớn những đoạn này bao gồm ADN có chuỗi nucleotid lặp đi lặp lại một cách đơn giản (ADN đồng hành = satelite DNA) Chúng tạo thành tâm NST, tức là vị trí mà khi tế bào phân chia, NST sẽ gắn với siêu ống của thoi vô sắc Dĩ nhiên, mỗi NST bình thường chỉ

có một tâm Nói cách khác, heterochromatin ổng định, tức là phần cố định của bộ gen và không biến đổi được thành euchromatin, chúng được coi là bất hoạt về mặt di truyền

Dị NS tạm thời (facultative heterochromatin) là những đoạn NST chỉ ngưng tụ ở một số tế bào trong cơ thể, hoặc là ở những giai đoạn nào đó của sự biệt hóa tế bào Chúng cũng không được phiên mã, mặc dù ADN ở đây không phải là những chuỗi lặp lại đơn giản mà có thể chứa các gen thực thụ Tế bào càng biệt hóa thì tỷ lệ dị NS tạo thời càng lớn, hay nói cách khác càng có nhiều gen

bị khóa lại, không được thể hiện nữa NST X ở phụ nữ là một trường hợp đặc biệt mà tất cả các gen của nó bị khóa trong trạng thái dị NS tạm thời Nói một cách dễ hiểu hơn, heterochromatin không

ổn định bao gồm cả euchromatin là những vùng bắt giữ màu và cô đặc (theo nghĩa đóng xoắn chặt) đặc trưng của euchromatin trong một số giai đoạn phát triển, hay nói cách khác, đó thực chất là các vùng euchromatin nhưng chỉ biến đổi thành heterochromatin trong kì trung gian (interphase) ở một

số mô

Đồng NS (euchromatin) là phần còn lại của NST, nơi có chất NS ngưng tụ lỏng lẻo hơn, bắt màu kém hơn Đồng NS cũng có thể chứa một số ADN không hoạt động phiên mã Nhưng tất cả các đoạn ADN nào trên NST có phiên mã thì đều phải nằm ở trạng thái đồng NS Ở tế bào người và các động vật có xương sống, các gen có phiên mã thường chiếm chừng 1/10 tổng số bộ gen Ngay cả khi tế bào đang phân chia, NST ngưng tụ đậm đặc vẫn còn chứa những vùng chất NS hoạt động, vẫn nhạy cảm với tác dụng phân hủy của ADN-az Điều này chứng tỏ ADN ở đây liên kết lỏng lẻo hơn với histon

Tại vùng chất NS hoạt độgn phiên mã, thành phần protein có các đặc điểm khác với ở vùng không hoạt động :

- Histon H1 phân ly khỏi sợi 10nm

- Các histon khác bị khử bớt điện tích dương, do được gắn thêm các gốc acetyl và gốc phosphoryl

Trang 7

(acid) vào chuỗi bên của các gốc acid amin kiềm (ví dụ lysin) Do vậy, lực hút tĩnh điện giữa các histon (bazo) với các gốc phostphat (acid) của ADN bị giảm đi :

- Histon H2A bị thay thế bằng một tiểu phần phụ có cấu trúc bậc nhất khác với histon H2A thông thường

- Sự có mặt của các protein thuộc nhóm rất linh động (HMG protein)

http://thuvienso.daihocthudo.edu.vn/doc/ebook-mot-so-van-de-cua-sinh-hoc-phan-tu-vo-thi-huong-lan-328778.html

Điều hòa và biểu hiện gen bằng thay đổi cấu trúc NST hay cấu trúc phân tử DNA

- Chủ yếu là điều hòa cấu trúc của chất NS (chromatin)

- Trong vùng dị nhiễm sắc (heterochromatin) là nơi chất NS đóng xoắn chặt, các gen thường không biểu hiện

- Sự biến đổi hóa học của các histone và DNA của chromatin có ảnh hưởng đến cấu trúc của chromatin và sự biểu hiện gen

Hình 48.6 : các chế điều biến histone, AC : acetylation, Me : Methylation, Ub : ubiquitination

ubiquitin là một protein khi gắn vào một protein khác có khả năng giải xoắn protein đó thành một peptid bậc I, SU : sumoylation sumo là một phân tử ubiquitin có khối lượng nhỏ vì vậy có tên là small ubiquitin modification, P : phosphorylation

http://docsachysinh.com/dsys-ebook/Phan4/chuong48-daicuongngoaiditruyenhoc/index.html

https://www.sinhhoc.edu.vn/biology/ebook/giao-trinh/mot-so-van-de-cua-sinh-hoc-phan-tu-42.html

(tải về đổi đuôi HT thành ar) sau đó giải nén với mật khẩu sinhhoc.edu.vn

NST chuyển từ dạng không hoạt động (đóng) thành dạng hoạt động (mở) là bởi quá trình điều hòa sau dịch mã (postranslational modification) của histone Ngày nay, người ta đã biết rằng các quá trình điều hòa cộng hóa trị (covalent modification, còn được gọi là histone code) của histone bao gồm sự acetyl hóa lysine, methyl hóa lysine và arginines, phosphoryl hóa serine và threonines, ADP-ribosyl hóa acid glutamic, ubiquitin hóa và sumoyl hóa lysine Những quá trình điều hòa này xảy ra ở đầu N của protein histone vì nó là phần nằm ngoài nucleosome

a Sự acetyl hóa histone :

Nhóm acetyl được gắn vào lysine tích điện dương trong đuôi histone chromatin tháo xoắn ⇒ ⇒ phiên mã

b Sự methyl hóa DNA :

- Nhóm methyl được gắn vào chromatin Sự gắn thêm nhóm phosphate gần các acid amin bị metyl hóa sẽ làm cho chromatin tháo xoắn

Trang 8

- Trong các sinh vật đa bào, metyl hóa ADN là một dấu hiệu biểu hiện gen liên quan tới sự biệt hóa của mô tế bào Trình tự nhận biết cho sự metyl hóa rất ngắn, ở động vật thường là CG còn ở thực vật là CNG

http://documents.tips/documents/bao-cao-hoan-thin-epigeneticpptx.html

http://123doc.org/document/2046757-cac-nucleus-hat-nhan-la-dau-hieu-cua-te-bao-co-nhan-dien-hinh-pps.htm?page=4

Một số phân tử khác …

- Nucléase micrococcale : là enzyme nuclease cắt bên trong và bên ngoài ADN hay ARN ở dạng

mạch đơn hay mạch đôi, được sử dụng để cắt rời các nucléosome ra khỏi nhau

http://ambn.vn/product/29462/Tong-hop-mot-so-dan-chat-cua-glutaramid-mang-khung-benzothiazol-huong-uc-che-histon-deacetylase.html

http://luanvan-thacsi.blogspot.fr/2016/04/khoa-luan-tot-nghiep-duoc-sitong-hop-va_22.html

- Chromatin-modifying complexes : protein histone tạo thành lõi của thể nhân Tuy nhiên, các acid amin ở trình tự kết thúc của histone nhô ra ngoài Những phần nhô ra đó có thể sửa đổi được, bởi

các tiên tố, phosphoryl hóa và methyl hóa của các acid amin cụ thể (hình minh họa), và việc thay đổi đóng vai trò quan trọng trong quá trình phiên mã Mặc dù các đuôi đó không cần thiết để duy trì

sự toàn vẹn cấu trúc nucleosome,

nó không có vai trò trong cấu trúc NST bậc cao và trong các tương tác với các non-histone chromosomal proteins Sự acetyl hóa của histone được thực hiện bởi các enzyme histone acetyltransferases (HATs) trong khi các phản ứng ngược lại được xúc tác bởi enzyme histone

deacetylases (HDACs) Sự acetyl

của lysin trong việc loại bỏ các điện tích dương từ protein (hình b) Những đuôi histone acetyl hóa

có thể tương tác với DNA lỏng lẻo hơn để các phức histone-DNA linh động và có thể dễ dàng phân

ly để quá trình phiên mã xảy ra

HDAC : découvre une charge + sur les histones

Trang 9

QUESTION POUR LE PREMIER CHAPITRE 1

• Représentez les différents niveaux de compaction de l'ADN chez un procaryote

• Pourquoi obtient-on des fragments de 200 nucléotides après digestion par la nucléase de microccocus ?

• Pourquoi les protéines comme les histones liant l'ADN sont riches en acides aminés basiques ?

• Quelle est la structure chromatinienne d'un centromère ? Citez une caractéristique

• Quelles sont les modifications des histones provoquant un changement de compaction ?

Ngày đăng: 27/09/2016, 21:52

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w