Bài thi liên môn giải quyết các vấn đề thực tiễn giành cho học sinh THPT ở Phú Thọ bài thi đạt giải nhì tỉnh và được chon đi thi quốc gia. Nói về thực trạng biến đổi khí hậu ở huyện Thanh Sơn từ đó tìm nguyên nhân và đề xuất giải pháp...
Trang 1SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ THỌ
TRƯỜNG THPT HƯƠNG CẦN
-o0o -BÀI DỰ THI
CUỘC THI VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC TÌNH
HUỐNG THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC
Trường THPT Hương Cần
Địa chỉ: xã Hương Cần – Thanh Sơn – Phú Thọ
Điện thoại: 02103614008
Email: C3huongcan.phutho@moet.edu.vn
Thông tin về thí sinh
1 Họ và tên: Trần Thị Bích Liên
Ngày sinh: 20/01/1998 Lớp 12A1
2 Họ và tên: Hoàng Phương Oanh
Ngày sinh: 27/06/1998 Lớp 12A1
Năm học 2015 - 2016
Trang 21 Tên tình huống
ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN CUỘC SỐNG
CỦA CON NGƯỜI Ở HUYỆN THANH SƠN, TỈNH PHÚ THỌ
2 Mục tiêu giải quyết tình huống.
- Tìm hiểu về những nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu ở địa phương
- Đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sự suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương em đặc biệt là tài nguyên rừng Thu thập và đánh giá những tác động bất lợi của biến đổi khí hậu đến cuộc sống của cộng đồng dân cư ở Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ
- Vận dụng kiến thức các môn học như Địa lí,
Hóa học, Sinh học, Vật lý, Toán học, Giáo dục công dân, công nghệ để nêu các giải pháp nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu như trồng cây gây rừng, sử dụng các năng lượng thay thế, bảo vệ môi trường sống và phù hợp với thực tiễn ở địa phương
- Vận dụng được các kiến thức đã học của các môn học trong nhà trường
và kiến thức tìm hiểu qua sách báo vào thực tiễn, nhằm gắn lý thuyết với thực tiễn, học đi đôi với hành
- Hiểu được tầm quan trọng của môi trường sống và tác động tích cực của con người lên môi trường ở địa phương
3 Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống.
Hiện nay chúng ta đang sống trong một thế giới có nhiều biến đổi lớn : Biến đổi khí hậu, nhiệt độ trái đất nóng lên, mực nước biển dâng, dân số tăng nhanh, sự xâm nhập của các loài ngoại lai ngày càng nhiều, sức ép của thương mại toàn cầu ngày càng lớn Tất cả những thay đổi đó đang ảnh hưởng đến cuộc sống của con người, trong đó có việc làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên và ô nhiễm môi trường Biến đổi khí hậu gây ra nhiều tác động nhưng ở đây em
muốn đề cập đến khía cạnh ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cuộc sống của con người ở Thanh Sơn, Phú Thọ.
Theo IPCC (Ủy ban liên quốc gia về biến đổi khí hậu ) thì biến đổi khí hậu là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm khí quyển, thủy quyển, sinh quyển,
Trang 3thạch quyển ở thời điểm hiện tại và trong tương lai bởi các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo Biến đổi khí hậu có thể hiểu là sự thay đổi của khí hậu diễn ra trong một khoảng thời gian dài, có thể ấm lên hoặc lạnh đi, lượng mưa có thể tăng hoặc giảm; các hiện tượng thời tiết khác có thể mạnh lên hoặc yếu đi trong một khoảng thời gian dài
Biến đổi khí hậu toàn cầu là một điều không thể tránh khỏi trong thời điểm hiện nay Tuy đã và đang được thế giới quan tâm và cải thiện nhưng chúng
ta vẫn không thể kiểm soát được những nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu
Nguyên nhân gây nên biến đổi khí hậu được chia thành 2 nguyên nhân là
do nhân tạo và tự nhiên (theo IPCC)
3.1 Nguyên nhân do con người
Theo dự đoán của ủy ban liên quốc gia về biến đổi khí hậu dến năm 2100 nhiệt độ trái đất sẽ tăng thêm từ 1,40C đến 5,80C, sự nóng lên của trái đất sẽ làm băng tan ở hai cực và các vùng núi cao làm nước biển dâng thêm khoảng 90cm,
sẽ nhấn chìm một số vùng đảo nhỏ và vùng đồng bằng ven biển có địa hình thấp Việt Nam là một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu hàng năm số cơn bão ngày càng tăng kéo theo dó là lượng mưa tăng gây ra hiện tượng ngập lụt ở nhiều nơi Nguyên nhân chính của hiện tượng trên là do sự gia tăng các hoạt động tạo ra khí nhà kính, các hoạt động khai thác quá mức các bể hấp thụ khí nhà kính như sinh khối, rừng, các hệ sinh thái biển, ven bờ và đất liền khác Những loại khí gây nên hiện tượng hiệu ứng nhà kính gồm:
- Khí CO2 phát thải khi đốt cháy nhiên liệu hóa thạch (than, dầu, khí) và là
nguồn khí nhà kính chủ yếu do con người gây ra trong khí quyển Lượng khí
CO2, rất lớn do cháy rừng, đốt nhiên liệu than, đốt củi, chất thải từ các xí nghiệp sản xuất gỗ, sắn, khai thác đá…đang diễn ra hàng ngày ở địa phương em nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và khí hậu
Trang 4Hình 1: Hoạt động khai thác đá ở xã Hương Cần làm không khí trong vùng bị ô nhiễm
- Khí CH4 sinh ra từ các bãi rác do người dân thải ra trên các tuyến đường
từ huyện, xã là một trong những tác nhân gây ra biến đổi khí hậu
- Khí N2O phát thải từ phân bón, thuốc trừ sâu; chăn nuôi, trồng trọt đang làm cho môi trường tại một số vùng quê ở địa phương em bị ô nhiễm nặng nề
Trang 5Hình 2,3: Mưa nhiều gây hiện tượng ngập, lụt rác thải trôi nổi.
Một số hoạt động của con người có thể gây ra biến đổi khí hậu ở địa phương em:
Huyện Thanh Sơn hiện tại nằm ở phía Tây Nam tỉnh Phú Thọ với dân số trên
vẫn còn có 08 xã đặc biệt khó khăn trong chương trình 135 của Chính Phủ Toàn huyện có 16 dân tộc, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 48%, dân tộc Kinh chiếm 51,7% còn lại là các dân tộc Dao, Tày, Nùng, Hoa, Thổ, Hmông, Khơme, Giáy, Cờ lao, Sán Chày, Sán Dìu, Sán Chi, Cao Lan
Với tổng diện tích tự nhiên là 62.177,06 ha trong đó đất lâm nghiệp của huyện
nguyên rừng ở huyện đang bị suy thoái đáng kể nguyên nhân chủ yếu là do:
Trang 6+ Do chuyển đổi mục đích sử dụng đất đó là sự mở rộng đất canh tác nông nghiệp, đất sản xuất bằng cách lấn sâu vào đất rừng của người dân
+ Do khai thác lâm sản quá mức cho phép đây chính là nguyên nhân quan trọng trực tiếp dẫn đến việc rừng bị suy thoái nghiêm trọng
+ Cháy rừng : Năm 2015 toàn huyện đã xảy ra 11 vụ cháy rừng, nguyên nhân chủ yếu là do người dân đốt lửa tìm mật ong, tìm rắn, tìm cây thuốc hoặc đốt nương làm rẫy đặc biệt là ở một số vùng có đồng bào dân tộc Mường, Dao, Tày, Nùng, sinh sống
Trang 7Hình 4,5: Người dân đốt rừng làm nương rẫy và khai thác gỗ
+ Đói nghèo : Đói nghèo luôn đi đôi với sự khan hiếm tài nguyên sản xuất dẫn đến tình trạng khai thác tài nguyên quá mức Với khoảng trên 80% người dân địa phương sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và đồi, rừng nên đời sống của người dân khá thấp có tới gần 50% gia đình thuộc diện nghèo, cận nghèo vì không có đất sản xuất, không có vốn đầu tư, buộc họ phải phá rừng để nuôi sống gia đình Tuy hoạt động này mang tính nhỏ lẻ, manh mún nhưng nó lại được lặp
Trang 8đi lặp lại trong thời gian dài nên chính quyền địa phương khó quản lý và gây nên tình trạng cạn kiệt tài nguyên rừng
Hình 6: Đói nghèo, gia đình đông con là hình ảnh thường hay gặp ở vùng cao.
3.2 Nguyên nhân tự nhiên
+ Thay đổi cường độ sáng của mặt trời
Nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do tự nhiên bao gồm thay đổi cường
độ sáng của Mặt trời, xuất hiện các điểm đen Mặt trời, các hoạt động núi lửa, thay đổi đại dương, thay đổi quỹ đạo quay của trái đất
+ Núi lửa phun trào
Núi lửa phun trào - Khi một ngọn núi lửa phun trào sẽ phát thải vào khí quyển một lượng cực kỳ lớn khối lượng sulfur dioxide (SO2), hơi nước, bụi và tro vào bầu khí quyển Khối lượng lớn khí và tro có thể ảnh hưởng đến khí hậu trong nhiều năm Các hạt nhỏ được gọi là các sol khí được phun ra bởi núi lửa, các sol khí phản chiếu lại bức xạ (năng lượng) mặt trời trở lại vào không gian vì vậy chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất
Có thể thấy rằng các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu do các yếu tố tự nhiên đóng góp một phần rất nhỏ vào sự biến đổi khí hậu và có tính chu kỳ kể từ xưa đến hiện nay
Trang 93.3 Ảnh hưởng đến đời sống của người dân
Là địa phương nằm ở vùng núi cao của tỉnh Phú Thọ, huyện Thanh sơn là huyện có địa hình chủ yếu là đồi núi đặc biệt là núi đá trong những năm gần đây việc đốt nương làm rẫy của người dân, hoạt động của các nhà máy chế biến tinh bột sắn, chế biến gỗ, khai thác đá đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến tài nguyên thiên nhiên và khí hậu ở địa phương
Hình 7: Chất thải từ nhà máy sắn và xưởng bóc gỗ ở xã Hương Cần khiến cho sông suối bị ô nhiễm
Ở địa phương em còn một số xã có điều kiện kinh tế khó khăn như : Hương Cần, Yên Lãng, Tân Minh, Tân lập… nhiều gia đình thuộc diện hộ nghèo, do điều kiện vật chất còn khó khăn, bữa ăn không cung cấp được đầy đủ các chất dinh dưỡng nên sức đề kháng của một số người dân còn yếu, biến đổi khí hậu và thiên tai diễn ra thường xuyên sẽ làm cho họ dễ mắc các bệnh truyền nhiễm cao, khi mắc bệnh thì không đủ điều kiện để chi trả cho việc điều trị đặc biệt là nhóm
xã hội dễ bị tổn thương như nhóm người già, phụ nữ, trẻ em và nhóm các hộ nghèo Thời tiết cực đoan gia tăng dẫn đến nhiều nguy cơ đột biến đối với người nhiều tuổi, người già, người mắc bệnh tim mạch, người mắc bệnh thần kinh
Ảnh hưởng đến các hoạt động khác
Tất cả những hoạt động nông nghiệp liên quan tới cây trồng, chăn nuôi, thủy sản ở địa phương em…đều phụ thuộc nhiều vào sự thay đổi của thời tiết Việc trồng lúa, trồng cây ăn trái, trồng hoa màu , nuôi con gà , con lợn, con vịt hay con cá của người dân đều cần tới nguồn nước Khi thời tiết trở nên bất thường hay là thiên tai xuất hiện nhiều hơn đã ảnh hưởng tới năng suất và sản lượng cây trồng Ở một số nơi do hoạt động sản xuất của một số xí nghiệp đã
Trang 10làm cho các dòng sông bị ô nhiễm gây ra hiện tượng cá chết hàng loạt, trâu, vịt của người dân uống phải nguồn nước này đều bị ngộ độc gây ra tổn thất lớn cho người dân như là xưởng sắn ở Hương Cần, Võ Miếu, Yên Lương
Trên đây là những kết quả chính mà chúng em điều tra, tìm hiểu được trong quá trình phỏng vấn và quan sát cuộc sống của người dân ở địa phương
4 Giải pháp giải quyết tình huống
Kết hợp kiến thức của các môn học để phân tích ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến đời sống của người dân ở địa phương từ đó tìm ra giải pháp khắc phục
Môn Hóa học: Tác hại của các chất khí hóa học gây ra hiện tượng hiệu
ứng nhà kính đối với con người, vật nuôi và môi trường
Môn Địa lý: Điều tra tình hình khí hậu, địa hình và đất đai ở địa phương
nhằm làm rõ tác động của biến đổi khí hậu tới điều kiện tự nhiên và nguồn tài nguyên thiên nhiên ở địa phương
Môn Sinh học: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với sức khỏe con
người và ứng phó với biến đổi khí hậu bằng biện pháp sinh học
Môn Vật lý:
+ Tìm hiểu và sử dụng một số thiết bị điện có ưu thế làm giảm tổn hao năng lượng trong thời gian dài
+ Đánh giá hiệu quả tiết kiệm năng lượng từ việc sử dụng bóng đèn Compact thay thế cho bóng đèn sợi đốt
Môn Toán:
Đánh giá khả năng hấp thụ khí CO2 của diện tích rừng keo lai được trồng
ở huyện Thanh Sơn.
Môn Giáo dục công dân: Tuyên truyền để người dân địa phương hiểu rõ
hậu quả của biến đổi khí hậu và hình thành thói quen sử dụng các thiết bị nhằm giảm thiểu lượng khí thải ra môi trường và trồng rừng để bảo vệ môi trường, các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu
Môn Công nghệ : Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây keo lai và một số loại
cây trồng khác
Trang 115 Thuyết minh tình huống.
Từ những kiến thức đã học được trong nhà trường và tìm hiểu trong thực tế,
em xin trình bày một số biện pháp nhằm khắc phục những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến cuộc sống con người và tài nguyên rừng ở địa phương
5.1 Trồng cây phủ xanh đồi trọc
Sau đây em xin đưa ra một số giải pháp chính để phủ xanh đồi trọc Cây xanh là
là đối tượng chính trong việc hấp thụ khí CO2 (CO2 là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng nhà kính làm trái đất nóng lên ) Vì vậy trồng rừng có tác dụng làm giảm lượng CO2 , giảm hiệu ứng nhà kính, đồng thời trồng rừng còn góp phần làm sạch không khí, bảo vệ nguồn nước, chống xói mòn, giảm lũ lụt
* Thứ nhất là tái sinh rừng tự nhiên
- Với 12.624,3 ha rừng tự nhiên và hơn 26.000 ha rừng trồng, Thanh Sơn
là địa phương có tiềm năng, thế mạnh tài nguyên rừng của tỉnh Phú Thọ Tuy nhiên diện tích rừng ở địa phương em có chất lượng còn thấp, khả năng phục hồi
tự nhiên chậm vì vậy cần làm tốt các biện pháp:
+ Điều tra phân loại chất lượng rừng tự nhiên
+ Với các rừng có khả năng tái sinh cao thì cần quy hoạch bảo vệ cho tái sinh tự nhiên
+ Các diện tích rừng có ít cây tái sinh tự nhiên cần bổ xung cây mới có giá trị kinh tế cao chủ yếu là cây bản địa như : Táu, Lim xanh, Đinh, Pơmu
Trang 12Hình 8: Trồng rừng là cách tốt nhất để phủ xanh đồi trọc
* Thứ hai là phủ xanh đồi trọc bằng cách trồng cây lâm nghiệp
Qua nghiên cứu thực tiễn và tiếp thu kiến thức của các bài học trên lớp
Em nhận thấy việc trồng cây keo lai và mỡ có rất nhiều lợi ích, dễ trồng, và rất phù hợp với đất Ferarit đỏ vàng ở địa phương Vì vậy chúng em đã giúp gia đình, tư vấn cho bà con ở địa phương trồng cây keo lai, cây mỡ, có sự kết hợp với trồng xen canh các cây ngắn ngày như cây băng xanh, cây ba kích, cây sắn, dứa Nhằm nâng cao hệ số sử dụng đất, tăng năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân Và quan trọng hơn là bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, chống lại sự biến đổi khí hậu toàn cầu Sau đây là một số kỹ thuật trồng keo lai mà chúng em muốn giới thiệu cho bà con :
- Thời vụ :
+ Vụ xuân trồng song trước tháng 4
+ Vụ thu trồng song trước tháng 11
- Mật độ trồng : Từ 1600 – 2000 cây/ha hàng cách hàng 3m, cây cách
cây 2m
- Chuẩn bị đất trồng :
Nơi đất dốc < 1500, nếu có điều kiện nên cày máy (cày ngầm) toàn diện tích sau đó đào hố kích thước 40 x 40 x 40 cm bón lót và san lấp hố Bón lót cho mỗi hố 3 kg phân chuồng loại +200 g NPK Đập đất tơi nhỏ, loại bỏ đá, rễ
Trang 13cây, tạp vật khác, lấp 1/2 hố Trộn đều phân chuồng với NPK, bỏ vào hố, dùng cuốc xáo trộn đất, sau đó lấp đất đầy hố San hố và bón lót phân phải hoàn thành ít nhất 15 ngày trước khi trồng cây.
- Trồng cây :
+ Đào ở chính tâm hố một lỗ sâu hơn chiều cao bầu, rạch nát vỏ bầu, đặt bầu cây giống keo lai vào đúng vị trí tâm hố sao cho thật ngay ngắn và cây con thẳng đứng Dùng đất tơi nhỏ lấp cao hơn bầu hom 2-3 cm và chèn vừa đủ chặt Các động tác trồng cây phải thực hiện hết sức nhẹ nhàng để tránh gãy cây, vỡ bầu, gập cổ rễ.
+ Trồng dặm: Sau khi trồng một tháng, tiến hành kiểm tra toàn bộ rừng trồng, nếu cây bị hư hỏng hoặc chết phải tiến hành trồng dặm lại, chỉnh sửa những cây nghiêng đổ Chăm sóc, nuôi dưỡng, bảo vệ rừng và
Cây khi mới trồng còn thấp dễ bị cỏ dại lấn áp, phải thực hiện phát cỏ, dây leo Rừng trồng keo lai phải chú ý chăm sóc cẩn thận trong 3 năm đầu.
- Chăm sóc nuôi dưỡng:
+ Chăm sóc năm thứ nhất :
Chăm sóc 2 lần trước mùa sinh trưởng Lần 1, tiến hành làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc sâu 15-20 cm, vun đất đầy gốc cao 5-10 cm, đường kính xung quanh gốc rộng 0,8-1m Phát dọn sạch dây leo, bụi rậm, đào hai rãnh sâu 20 cm, dài 30 cm đối diện nhau và cách gốc 25 cm Bón thúc 2kg phân chuồng + 100g NPK Trộn đều phân với đất nhỏ, bỏ đều hai rãnh rồi lấp đầy rãnh Lần 2, tiến hành tương tự lần một nhưng không bón phân.
+ Chăm sóc năm thứ 2 :
Lần 1, làm sạch cỏ, xới đất xung quanh gốc sâu 20cm, vun đất đắp đầy gốc Đào hai rãnh sâu 20 cm, dài 30 cm đối diện nhau, lệch với hai rãnh
đã đào lần trước và cách gốc cây 35 cm để bón thúc sinh trưởng cho cây Bón thúc 2 kg phân chuồng +100g NPK trộn đều phân với đất nhỏ, bỏ đều cho 2 rãnh rồi lấp đầy rãnh Lần 2, chăm sóc như lần một nhưng không bón phân, cần tránh xới xáo rãnh đã bón phân, phát sạch dây leo bụi rậm.