1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm kinh tế vĩ mô - thất nghiệp ở Việt nam

19 652 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 106,26 KB
File đính kèm Bài tập nhóm môn Kinh tế vĩ mô.rar (115 KB)

Nội dung

Trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ về khoa học kỹ thuật, các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, lương thực thực phẩm sang các nước v.v...

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BÀI TẬP NHÓM KINH TẾ VĨ MÔ

Chủ đề số 4 : Thất nghiệp là gì? Nguyên nhân thất nghiệp? Các loại hình thất nghiệp hiện nay? Thất nghiệp tác động như thế nào đến tăng trưởng và phát triển kinh tế Hãy nêu và phân tích một số giải pháp cơ bản nhằm hạ thấy tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Nhóm thực hiện : Nhóm 3

1 Đào Minh Đức

2 Đinh Công Chỉnh

3 Đinh Thị Ngọc Anh

4 Phạm Thị Thu Hà

5 Nguyễn Thị Hà

6 Nguyễn Thanh Hằng

7 Hoàng Văn Hải

8 Nguyễn Danh Nam

9 Lê Văn Nam

Trang 2

I Lời nói đầu

Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã không ít tạo ra nhũng sự nhảy vọt về mọi mặt , đã đưa nhân loại tiến xa hơn nữa Trong những năm gần đây chúng ta đã đạt được một số thành tựu phát triển rực rỡ về khoa học kỹ thuật, các ngành như du lịch, dịch vụ, xuất khẩu, lương thực thực phẩm sang các nước v.v Đằng sau những thành tựu chúng ta đã đạt được, thì cũng

có không ít vấn đề mà Đảng và nhà nước ta cần quan tâm như: Tệ nạn xã hội, lạm phát, thất nghiệp… Song vấn đề được quan tâm hàng đầu ở đây có lẽ là thất nghiệp

Bên cạnh đó là công cuộc xây dưng và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh, trước hết là hướng đến mục tiêu Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển vào năm 2020 thì vấn đề thất nghiệp và các chính sách giải quyết việc làm đang là câu chuyện hết sức nóng bỏng và không kém phần bức bách đang được toàn xã hội quan tâm

Thất nghiệp, đó là vấn đề cả thế giới cần quan tâm Bất kỳ một quốc gia nào dù nền kinh tế có phát triển đến đâu đi chăng nữa thì vẫn tồn tại thất nghiệp đó là vấn đề không tránh khỏi chỉ có điều là thất nghiệp đó ở mức độ thấp hay cao mà thôi Với thời gian không cho phép chính vì thế mà bài viết này chúng ta chỉ đề cập đến tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam Thất nghiệp, nó còn kéo theo nhiều vấn đề đằng sau: Sẽ dẫn đến tình trạng làm giảm nền kinh tế, sự gia tăng của các tệ nạn xã hội như cờ bạc, trộm cắp, làm sói mòn nếp sống lành mạnh, phá vỡ nhiều mối quan hệ Tạo ra sự lo lắng cho toàn xã hội

Ở bài viết này chung tôi xin được chỉ ra thực trạng, nguyên nhân và giải pháp khắc phục về tình hình thất nghiệp của nước ta trong giai đoạn 2013- hết quí 2 năm 2016

Trang 3

II NỘI DUNG

1 Thất nghiệp là gì?

Trên thực tế có rất nhiều loại hình thất nghiệp, chúng ta không thể đưa ra một định nghĩa cụ thể nào về thất nghiệp, song đây là một vấn đề lan giải cần được thảo luận và trên thực tế đã đưa ra rất nhiều loại thất nghiệp khác nhau:

2 Các loại thất nghiệp

Thất nghiệp là một hiện tượng cần phải được phân loại để hiểu rõ về thất nghiệp được phân loại theo các tiêu thức chủ yếu sau đây:

2.1 Phân theo loại hình thất nghiệp

Thất nghiệp là một gánh nặng,nhưng gánh nặng đó rơi vào bộ phận dân cư nào,ngành nghề nào,giới tuổi nào Cần biết những điều đó để hiểu rõ đặc điểm, đặc tính, mức độ tác hại của nó đến nền kinh tế, các vấn đề liên quan:

- Thất nghiệp chia theo giới tính (nam, nữ)

- Thất nghiệp chia theo lứa tuổi (tuổi, nghề)

- Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)

- Thất nghiệp chia theo ngành nghề (ngành kinh tế, nông nghiệp…)

- Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc

2.2 Phân loại theo lý do thất nghiệp

- Do bỏ việc: Tự ý xin thôi việc vì những lý do khác nhau như cho rằng lương thấp, không hợp nghề, hợp vùng

- Do mất việc: Các hãng cho thôi việc do những khó khăn trong kinh doanh

- Do mới vào: Lần đầu bổ sung vào lực lượng lao động nhưng chưa tìm được việc làm (thanh niên đến tuổi lao động đang tìm kiếm việc, sinh viên tốt nghiệp đang chờ công tác…)

- Quay lại: Những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm

Như vậy thất nghiệp là con số mang tính thời điểm nó luôn biến đổi không ngừng theo thời gian.Thất nghiệp kéo dài thường xảy ra trong nền kinh tế trì trệ kém phát triển và khủng hoảng

2.3 Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp

2.3.1 Thất nghiệp tạm thời

Thất nghiệp tạm thời xảy ra khi có một số người lao động trong thời gian tìm kiếm công việc hoặc nơi làm việc tốt hơn,phù hợp với ý muốn riêng (lương cao hơn,gần nhà hơn )

2.3.2 Thất nghiệp cơ cấu

Trang 4

Thất nghiệp cơ cấu xảy ra khi có sự mất cân đối cung cầu giữa các thị trường lao động (giữa các ngành nghề, khu vực ) loại này gắn liền với sự biến động cơ cấu kinh tế và khả năng điều chỉnh cung của các thị trường lao động Khi sự lao động này là mạnh kéo dài,nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và kéo dài

2.3.3 Thất nghiệp do thiếu cầu

Do sự suy giảm tổng cầu.Loại này còn được gọi là thất nghiệp chu kỳ bởi ở các nền kinh tế thị trường nó gắn liền với thơì kỳ suy thoái của chu kỳ kinh doanh, xảy ra ở khắp mọi nơi mọi ngành mọi nghề

2.3.4 Thất nghiệp do yếu tố ngoài thị trường

Nó xảy ra khi tiền lương được ấn định không bởi các lực lượng thị trường và cao hơn mức cân bằng thực tế của thị trường lao động

3 Phân tích tình hình thực tế hiện nay ở Việt Nam

3.1 Những thành tựu đạt được trong 5 năm qua

- Kinh tế tăng trưởng khá Tổng sản phẩm trong nước (GDP) tăng bình quân hàng năm 7% Nông nghiệp phát triển liên tục,đặc biệt là sản xuất lương thực Giá trị công nghiệp bình quân hàng năm tăng 13,5% Hệ thống kết cấu hạ tầng: bưu chính viễn thông, đường sá, cầu, cảng, sân bay, điện, thuỷ lợi… được tăng cường.Các ngành xuất khẩu và nhập khẩu đều phát triển

- Mỗi năm tạo hơn 1,2 triệu việc làm mới Tỷ lệ hộ nghèo từ trên 30% giảm xuống còn 10% Ngưới có công với nước được quan tâm chăm sóc Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên hàng năm từ 2,3% xuống còn 1,4% Trong hoàn cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, những thành tựu và tiến bộ về văn hoá,xã hội là sự cố gắng rất lớn của toàn đảng, toàn dân

- Văn hoá xã hội có những tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện Giáo dục và đào tạo phát triển về quy mô và cơ sở vật chất Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên.Nước ta đã đạt chuẩn quốc gia về xoá mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học Khoa học và nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ chuyển biến tích cực, gắn bó hơn với phát triển kinh tế xã hội Những nhu cầu về ăn ở, sức khoẻ, nước sạch điện sinh hoạt, học tập, đi lại… được đáp ứng tốt hơn

Mỗi năm có hơn 1,2 triệu lao động có việc làm mới Công tác xoá đói giảm nghèo trên phạm

vi cả nước đạt kết quả nổi bật,được dư luận thế giới đánh giá cao Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình có nhiều thành tích được Liên hợp quốc tặng giải thưởng

Trang 5

- Tình hình chính trị - xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được tăng cường Các lực lượng vũ trang nhân dân làm tốt nhiệm vụ bảo vệ độc lập, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm an ninh quốc gia

- Công tác xây dựng chỉnh đốn đảng được chú trọng: hệ thống chính trị được củng cố.Theo nghị quyết trung ương 6 (lần2) khoá 8 nhà nước tiếp tục được xây dựng và hoàn thiện,nền hành chính được cải cách từng bước

Quyền làm chủ của nhân dân trên các lĩnh vực được phát huy:

- Quan hệ đối ngoại không ngừng được mở rộng, hội nhập kinh tế quốc tế được tiến hành chủ động và đạt nhiều kết quả tốt Nước ta tăng cường quan hệ hữu nghị hợp tác nhiều mặt với các nước xã hội chủ nghĩa, các nước láng giềng, các nước bạn bè truyền thống, tham gia tích cực các hoạt động thúc đẩy sự hợp tác cùng có lợi trong Hiệp hội các nước Đông Nam á Có quan hệ thương mại với hơn 170 nước, quan hệ đầu tư với gần 70 nước và vùng lãnh thổ, thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài

Những thành tựu 5 năm qua đã tăng cường sức mạnh tổng hợp, làm thay đổi bộ mặt của đất nước và của nhân dân, củng cố vững chắc độc lập dân tộc và chế độ xã hội chủ nghĩa, nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế

Đạt được những thành tựu nói trên là do Đảng ta có bản lĩnh chính trị vững vàng và đường lối lãnh đạo đúng đắn:Nhà nước có cố gắng lớn trong việc điều hành, quản lý: toàn dân và toàn quân phát huy lòng yêu nước và tinh thần dũng cảm, đoàn kết nhất trí, cần cù, năng động, sáng tạo, tiếp tục thực hiện đổi mới ra sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu đã đạt được trong những năm qua chúng ta còn có những yếu kém và khuyết điểm sau đây:

- Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp Nhìn chung, năng suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm chưa tốt, giá thành cao Nhiều sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp thủ công thiếu thị trường tiêu thụ cả ở trong nước và nước ngoài, một phần do thiếu sức cạnh tranh Rừng và tài nguyên khác bị xâm hại nghiêm trọng Nạn buôn lậu, làm hàng giả,gian lận thương mại tác động xấu đến tình hình kinh tế - xã hội Hệ thống tài chính ngân hàng còn yếu kém

và thiếu lành mạnh Cơ cấu kinh tế dịch chuyển chậm Cơ cấu đầu tư chưa hợp lý; đầu tư còn phân tán, lãng phí và thất thoát nhiều Nhịp độ thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài giảm, công tác quản lý, điều hành lĩnh vực này còn nhiều vướng mắc và thiếu sót Kinh tế nhà nước chưa được củng cố tương xứng với vai trò chủ đạo, chưa có chuyển biến đáng kể trong việc sắp xếp, đổi mới và phát triển doanh nghiệp nhà nước Kinh tế tập thể chưa mạnh

Trang 6

- Một số vấn đề văn hoá xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và thiếu việc làm ở nông thôn còn ở mức cao, đang là một trong những vấn đề nổi cộm nhất của xã hội Chất lượng giáo dục và đào tạo thấp so với yêu cầu Đào tạo chưa gắn với sử dụng, gây lãng phí Giáo dục ở miền núi, vùng sâu, vùng xa còn nhiều khó khăn Môi trường đô thị, nơi công nghiệp tập trung và một số vùng nông thôn bị ô nhiễm ngày càng nặng Công tác quản lý báo chí văn hoá, xuất bản nhiều mặt còn buông lỏng , để nảy sinh những khuynh hướng không lành mạnh Một số giá trị và văn hoá và đạo đức xã hội suy giảm Mê tín, hủ tục phát triển

Mức sống nhân dân, nhất là nông dân ở một số vùng quá thấp Chính sách tiền lương và phân phối trong xã hội còn thiếu hợp lý Sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn, giữa các tầng lớp dân cư tăng nhanh chóng

- Cơ chế cính sách không đồng bộ và chưa tạo động lực mạnh để phát triển Một số cơ chế, chính sách còn thiếu, chưa nhất quán, chưa sát với cuộc sống, thiếu tính khả thi Nhiều cấp nhiều ngành chưa thay thế, sửa đổi những quy định về quản lý nhà nước không còn phù hợp, chưa bổ sung những cơ chế, chính sách mới có tác dụng giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất

- Tình trạng tham nhũng, suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên rất là quan trọng Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thóng chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ đe doạ sự sống còn của chế độ ta

- Việc tổ chức thực hiện nghị quyết,chủ trương,chính sách của đảng chưa tốt, kỷ luật, kỷ cương chưa nghiêm

- Một số quan điểm chủ trương chưa rõ, chưa có sự nhận thức thống nhất và chưa được thông suốt ở các cấp, các ngành

- Cải cách hành chính tiến hành chậm, thiếu kiên quyết, hiệu quả thấp Công tác tư tưởng, công tác lý luận,công tác tổ chức,cán bộ có nhiều yếu kém, bất cập

3.2 Thực trạng thất nghiệp ở Việt Nam giai đoạn từ năm 2013 tới hết quí 2 năm 2016 3.2.1 Thực trạng thất nghiệp năm 2013

- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ước tính đến 01/10/2013 là 53,9 triệu người, tăng 446,1 nghìn người so với lực lượng lao động tại thời điểm 01/7/2013, trong đó lao động nam chiếm 51,5%; lao động nữ chiếm 48,5%

- Lực lượng lao động trong độ tuổi lao động tại thời điểm 01/10/2013 là 47,7 triệu người, tăng 366 nghìn người so với thời điểm 01/7/2013, trong đó nam chiếm 53,7%; nữ chiếm 46,3% Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2013 ước tính 52,4 triệu người, tăng 0,5% so với cùng kỳ năm 2012

Trang 7

- Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc chín tháng năm nay của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 47,4% tổng số, không biến động nhiều so với năm trước; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 20,7%, giảm 0,5 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ chiếm 31,9%, tăng 0,5 điểm phần trăm

- Tỷ lệ lao động phi chính thức trong tổng số lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc năm

2013 ước tính 33,7%, trong đó khu vực thành thị là 47,1%; khu vực nông thôn là 28% Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính là 2,22%, trong đó khu vực thành thị là 3,67%, khu vực nông thôn là 1,56% (Số liệu của chín tháng năm 2012 tương ứng là: 2,06%; 3,31%; 1,48%)

- Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi năm 2013 ước tính là 2,66%, trong đó khu vực thành thị là 1,50%, khu vực nông thôn là 3,18% (Số liệu của chín tháng năm 2012 tương ứng là: 2,75%; 1,46%; 3,33%)

- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên trong độ tuổi 15-24 năm 2013 ước tính là 5,97%, trong đó khu vực thành thị là 10,79%, tăng 1,27 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước; khu vực nông thôn là 4,49%, tăng 0,05 điểm phần trăm

- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2013 ước tính là 1,29%, trong đó khu vực thành thị là 2,45%, khu vực nông thôn là 0,77% Nhìn chung, tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng tăng lên do sản xuất vẫn gặp khó khăn làm ảnh hưởng đến việc làm của người lao động

3.2.2 Thực trạng thất nghiệp năm 2014

Ngày 27/12, tại Hà Nội, Tổng cục Thống kê vừa công bố các chỉ số về việc làm, năng suất lao động, thất nghiệp của năm 2014

- Ước tới cuối tháng 12/2014, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2014 là 2,08% Tỉ lệ này ở quý 1,2,3,4 lần lượt là: 2,21%; 1,84%; 2,17% và 2,1%

- Tỉ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15 - 24 tuổi) năm 2014 là 6,3%, cao hơn mức 6,17% của năm 2013; khu vực thành thị là 11,49%, cao hơn mức 11,12% của năm trước; khu vực nông thôn là 4,63%, xấp xỉ 2013

- Người lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế năm 2014 ước tính 53 triệu người, tăng 800.000 người so với năm 2013 Trong đó, người lao động đang làm việc của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,6% tổng số (giảm 00,2 % so với năm 2013), khu vực công nghiệp

và xây dựng chiếm 21,4% (tăng 00,2% so với năm 2013), khu vực dịch vụ chiếm 32,0% (năm 2013

là 32%)

- Ước tính tỷ lệ lao động phi chính thức của khu vực phi hộ nông nghiệp năm 2014 là 56,1%, giảm 1 điểm phần trăm so với năm 2013

Trang 8

3.2.3 Thực trạng thất nghiệp năm 2015

Theo thông tin từ Tổng cục thống kê cho biết, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 của cả nước là 2,31% (năm 2013 là 2,18%; năm 2014 là 2,10%)

- Trong đó, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 3,29% (năm 2013 là 3,59%; năm 2014 là 3,40%); khu vực nông thôn là 1,83% (năm 2013 là 1,54%; năm 2014 là 1,49%)

- Theo đánh giá của Tổng cục thống kê, nền kinh tế khởi sắc với sự phát triển mạnh của khu vực công nghiệp và dịch vụ là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm giảm tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị

- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi giảm dần theo quý (quý I là 2,43%; quý II là 2,42%; quý III là 2,35%; quý IV là 2,12%) và giảm chủ yếu ở khu vực thành thị (quý I là 3,43%; quý II là 3,53%; quý III là 3,38%, quý IV là 2,91%)

- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (từ 15-24 tuổi) năm 2015 là 6,85% (năm 2013 là 5,97%; năm 2014 là 6,26%), trong đó khu vực thành thị là 11,20% (năm 2013 là 11,12%; năm 2014 là 11,06%); khu vực nông thôn là 5,20% (Năm 2013 là 4,62%; năm 2014 là 4,63%)

- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động từ 25 tuổi trở lên năm 2015 là 1,27% (năm 2013 là 1,29%; năm 2014 là 1,15%), trong đó khu vực thành thị là 1,83% (năm 2013 là 2,29%; năm 2014 là 2,08%); khu vực nông thôn là 0,99% (năm 2013 là 0,72%; năm 2014 là 0,71%)

- Tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong độ tuổi lao động năm 2015 là 1,82% (năm 2013 là 2,75%; năm 2014 là 2,40%), trong đó khu vực thành thị là 0,82% (năm 2013 là 1,48%; năm 2014 là 1,20%); khu vực nông thôn là 2,32% (năm 2013 là 3,31%; năm 2014 là 2,96%)

- Theo Tổng cục thống kê, ước tính trong năm 2015 cả nước có 56% lao động có việc làm phi chính thức ngoài hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản có việc làm phi chính thức(năm 2013 là 59,3%; năm 2014 là 56,6%), trong đó thành thị là 47,1% (năm 2013 là 49,8%; năm 2014 là 46,7%) và nông thôn là 64,3% (năm 2013 là 67,9%; năm 2014 là 66,0%)

3.2.4 Thực trạng thất nghiệp hết quí 2 năm 2016

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê cho thấy, trong 6 tháng đầu năm 2016 tổng số người thất nghiệp của Việt Nam là 1,12 triệu người, chiếm khoảng 2.23% Trong đó tỷ lệ thất nghiệp của

Trang 9

lao động có trình độ đại học trở lên của cả nước là 3.96% và số liệu này đặc biệt cao ở khu vực thành thị

- Công bố tại họp báo ngày 25/3, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê –ông Nguyễn Bích Lâm cho biết trong quý đầu năm, cả nước có 53,3 triệu người có việc làm, trong đó khu vực thành thị chiếm 31,4% "Nguồn nhân lực của nước ta trẻ và dồi dào nhưng trình độ tay nghề và chuyên môn kỹ thuật còn thấp, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, nơi có tỷ trọng người có việc làm chiếm tới gần 70% lao động của cả nước”

- Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của cả nước đến thời điểm 01/9/2016 ước tính là 54.4 triệu người, tăng 1.4% so với cùng thời điểm năm 2015 Đến thời điểm trên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động ước tính 47.8 triệu người, tăng 0.2% so với cùng thời điểm năm trước Lao động 15 tuổi trở lên có việc làm trong quý 01/2016 ước tính là 53.3 triệu người

- Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi quý 2/2016 ước tính là 2.23% Tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi có trình độ đại học trở lên của cả nước là 3.96% (cao hơn 1.73 điểm phần trăm so với tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi)

- Tỷ lệ thất nghiệp của thanh niên (15 - 24 tuổi) quý 2/2016 ước tính là 6.47% Tỷ lệ thất nghiệp của người từ 25 tuổi trở lên quý 2/2016 là 1.27% Còn tỷ lệ thiếu việc làm của lao động trong

độ tuổi quý 2/2016 năm nay ước tính là 1.77% (quý 01/2015 tương ứng là 2.43%)

- Đặc biệt, thanh niên ở khu vực thành thị tìm kiếm việc làm khó hơn ở khu vực nông thôn

Ở nhóm thanh niên, tỷ lệ thất nghiệp trên toàn quốc là 6,47%, cao gấp 5 lần thống kê chung dành cho những người trên 25 tuổi Báo cáo chỉ rõ : “Tỷ lệ này đặc biệt cao ở khu vực thành thị với 9,51%, tức là cứ 10 thanh niên trong lực lượng lao động ở khu vực thành thị thì có gần một người thất nghiệp”

Trang 10

Tổng kết tình trạng thất nghiệp của Việt Nam trong giai đoạn 2013 – hết quí 2 năm 2016 như sau :

- Có thể thấy tình trạng thất nghiệp của nước ta đã được cải thiện trong 2 quí đầu năm 2016

Năm

2013

Năm

2014

Năm

2015

Quí 2

năm

2016

1.95

2

2.05

2.1

2.15

2.2

2.25

2.3

2.35

Column1

Biểu đồ thể hiện tình trạng thất nghiệp của Việt Nam

- Biểu đồ so sánh tỷ lệ thất nghiệp theo độ tuổi giữa các năm

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Quí 2 năm 2016 0

1 2 3 4 5 6 7 8

Tuổi từ 25 trở lên Column1

- Biểu đồ tỷ lệ thất nghiệp nhóm lao động có trình độ Cao đẳng trở lên

Ngày đăng: 26/09/2016, 13:19

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w